Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường: Đánh giá tác động của quá trình đô thị hóa đến việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất tại thị trấn Quán Hàu, huyện Quảng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 94 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Tất cả các số liệu
trong vùng nghiên cứu của luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ luận văn nào khác.
Tôi xin cảm ơn mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này và tôi xin cam
đoan các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn

Đinh Ngân Hà

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn “Đánh giá tác động của q trình đơ thị hóa đến
việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất tại thị trấn Qn Hàu, huyện Quảng
Ninh, tỉnh Quảng Bình” tơi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến quý Thầy Cô của Khoa
Tài Nguyên Đất và Môi trường Nông Nghiệp đã cho tôi những kiến thức quý báu, các
Thầy Cô của phịng Đạo tạo sau Đại Học đã tận tình giúp đỡ.
Đặc biệt, xin cảm ơn Thầy giáo GS.TS Trần Văn Minh người hướng dẫn khoa
học đã tận tình, chu đáo giúp đỡ và hướng dẫn để tơi có thể hồn thành tốt bài luận văn
của mình.
Đồng thời, xin chân thành cám ơn các anh (chị) trong Phòng Tài nguyên và Môi
trường huyện Quảng Ninh và chị Trần Thị Trang cán bộ địa chính thị trấn Quán Hàu,
Chi cục thống kê huyện Quảng Ninh đã cung cấp số liệu, tài liệu liên quan và nhiệt
tình giúp đỡ để tơi hồn thành luận văn này.


Cuối cùng tơi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn ở bên cạnh cổ vũ, động viên
tơi để có thể làm tốt luận văn.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!
Huế, ngày

tháng năm 2016

Đinh Ngân Hà

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


iii

TĨM TẮT
Đơ thị hóa là một q trình tất yếu của sự phát triển, một quy luật mang tính
khách quan với những sự thay đổi mạnh mẽ và sâu sắc, toàn diện về tất cả các lĩnh
vực của đời sống xã hội như: kinh tế, văn hóa, cở sở hạ tầng, lối sống, lĩnh vực sản
xuất. Ở nước ta hiện nay, đơ thị hóa là xu hướng chung và phù hợp với bối cảnh kinh
tế - xã hội công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và tiến trình hội nhập vào nền
kinh tế Thế Giới và thị trấn Quán Hàu cũng khơng nằm ngồi quy luật đó. Cùng với
sự phát triển của đơ thị thì quyền của người sử dụng đất cũng được quan tâm và ngày
càng hoàn thiện trong các bộ luật đất đai đã ban hành. Vì vậy, nghiên cứu được thực
hiện tại thị trấn Quán Hàu với tên đề tài là “Đánh giá tác động của q trình đơ thị
hóa đến việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất tại thị trấn Quán Hàu,
huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình”.
Đề tài đã sử dụng các phương pháp: phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ
cấp; phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp; phương pháp đánh giá nơng thơn
có sự tham gia; phương pháp xử lý, phân tích, tổng hợp số liệu; phương pháp dự báo.
Đề tài áp dụng phương pháp điều tra, phỏng vấn 90 người sử dụng đất tại các tiểu

khu: tiểu khu 04, tiểu khu 05, tiểu khu 07.
Thị trấn Qn Hàu có các tuyến giao thơng đường bộ rất thuận tiện để đi vào
Nam ra Bắc, về thành phố Đồng Hới và các nơi khác, sông Nhật Lệ là tuyến giao
thông đường thủy quan trọng và là nơi khai thác nguồn lợi thủy sản cung cấp cho thị
trường. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực phù hợp với yêu cầu chuyển
đổi theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an
toàn xã hội khá ổn định, số tiểu khu văn hóa, gia đình văn hóa ngày càng nhiều,
người dân có nhiều điều kiện làm ăn kinh tế, bn bán hàng hóa, vươn lên làm giàu,
xây dựng cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
Theo thống kê đất đai 2014, thị trấn có 325,74 ha tự nhiên, bình qn đầu
người đạt 0,07 ha, được phân bố theo mục đích sử dụng. Với diện tích đất nơng
nghiệp là 325,74 ha, đất phi nông nghiệp 177,64 ha, đất chưa sử dụng là 6,57 ha.
Về hiện trạng quản lý nhà nước về đất đai tại thị trấn Quán Hàu hầu như đã
thực hiện đầy đủ 15 nội dung quản lý nhà nước về đất đai.
Về quyền của người sử dụng đất chia làm 02 nhóm quyền chính là quyền
chung của người sử dụng đất và quyền giao dịch. Về quyền chung có 02 quyền chính
là quyền được cấp GCNQSDĐ lần đầu và quyềnbồi thường, hỗ trợ tái định cư khi
nhà nước thu hồi đất. Và quyền giao dịch thì ở thị trấn thực hiện 05 quyền là quyền
chuyển nhượng, quyền cho thuê, cho thuê lại, quyền thừa kế, quyền tặng cho và
quyền thế chấp, góp vốn. Tình hình thực hiện các quyền giao dịch tại thị trấn Quán
Hàu diễn ra ở những nơi khác nhau thì thực hiện các quyền giao dịch khác nhau, các
tiểu khu trung tâm như tiểu khu 4, tiểu khu 5 thì tình hình thực hiện các quyền
chuyển nhượng và quyền cho thuê, cho thuê lại còn vùng xa trung tâm như tiểu khu 7
chủ yếu thực hiện các quyền tặng cho, thừa kế và quyền thế chấp, góp vốn.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. vii
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH VẼ ĐỒ THỊ .................................................................................. ix
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ...............................................................................1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................................2
2.1. Mục tiêu chung .........................................................................................................2
2.2. Mục tiêu cụ thể .........................................................................................................2
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ........................2
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài .....................................................................................2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ......................................................................................2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..............................................................3
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................3
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, chức năng và vai trị của đơ thị .........................................3
1.1.2. Khái niệm và các vấn đề đơ thị hóa .......................................................................9
1.1.3. Tác động của q trình đơ thị hóa .......................................................................11
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...........................................12
1.2.1. Đơ thị hóa ở các nước trên Thế giới ....................................................................12
1.2.2. Đơ thị hóa ở Việt Nam .......................................................................................14
1.2.3. Các quyền của người sử dụng đất........................................................................16
1.2.4. Các cơng trình nghiên cứu có liên quan ..............................................................19
Chương 2 .......................................................................................................................20
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................20

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma



v

2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .......................................................20
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .........................................................................................20
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................20
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..................................................................................20
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................................20
2.3.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp ...................................................20
2.3.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp cấp ..............................................21
2.3.3. Phương pháp đánh giá nơng thơn có sự tham gia................................................21
2.3.4. Phương pháp xử lý, phân tích, tổng hợp số liệu ..................................................21
2.3.5. Phương pháp dự báo ............................................................................................21
Chương 3 .......................................................................................................................22
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.............................................................22
3.1. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA THỊ TRẤN
QUÁN HÀU ..................................................................................................................22
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ...............................................................................................22
3.1.2. Các nguồn tài nguyên ..........................................................................................25
3.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................................................26
3.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Thị trấn Quán Hàu ......30
3.2. ĐÁNH GIÁ CƠNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TRONG Q TRÌNH ĐƠ THỊ
HÓA TẠI THỊ TRẤN QUÁN HÀU .............................................................................31
3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất ..........................................................................................31
3.2.2. Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất của thị trấn Quán Hàu .....................................36
3.2.3. Biến động đất đai .................................................................................................37
3.2.4. Ảnh hưởng của q trình đơ thị hóa đến việc quản lý nhà nước về đất đai tại thị
trấn Qn Hàu ................................................................................................................41
3.3. ẢNH HƯỞNG CỦA Q TRÌNH ĐƠ THỊ HÓA ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN CÁC

QUYỀN CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT TẠI THỊ TRẤN QUÁN HÀU ....................49
3.3.1. Tình hình thực hiện các quyền chung của người sử dụng đất .............................49
3.3.2. Tình hình thực hiện các quyền giao dịch.............................................................55

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


vi

3.3.3. Những mặt đạt được và chưa đạt được................................................................63
3.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT VÀ
THỰC HIỆN CÁC QUYỀN CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT .....................................66
3.4.1. Dự báo sự phát triển không gian đô thị ...............................................................66
3.4.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước để thực hiện tốt hơn
các quyền của người sử dụng đất ..................................................................................68
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...........................................................................................71
4.1. KẾT LUẬN ............................................................................................................71
4.2. ĐỀ NGHỊ ................................................................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................73

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Giải nghĩa

Từ viết tắt


CN-XD

Công nghiệp - Xây dựng

DV-TM

Dịch vụ - Thương mại

ĐT

Đơ thị

ĐTH

Đơ thị hóa

ĐGHC

Địa giới hành chính

GNP

Tổng sản lượng quốc gia

GCN

Giấy chứng nhận

GCNQSDD


Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

KCN

Khu công nghiệp

KT-XH

Kinh tế - Xã hội

LĐĐ

Luật đất đai

QSDĐ

Quyền sử dụng đất

SDĐ

Sử dụng đất

TP

Thành phố

UBND

Ủy ban nhân dân


PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Dân số thị trấn qua các năm ..........................................................................28
Bảng 3.2. Diện tích, cơ cấu các loại đất trên địa bàn thị trấn Quán Hàu ......................31
Bảng 3.3. Diện tích, cơ cấu các loại đất nơng nghiệp tại thị trấn Quán Hàu ...............32
Bảng 3.4. Diện tích, cơ cấu các loại đất phi nông nghiệp tại thị trấn............................34
Bảng 3.5. Cơ cấu sử dụng đất thị trấn Quán Hàu giai đoạn 2005 -2014 .......................36
Bảng 3.6. Biến động diện tích đất đai của thị trấn giai đoạn 2005 -2014 .....................37
Bảng 3.7. Biến động diện tích đất nơng nghiệp thị trấn giai đoạn 2005 – 2014 ...........38
Bảng 3.8. Bảng diện tích đất phi nông nghiệp thị trấn Quán Hàu giai đoạn 2005 -2014 ..... 39
Bảng 3.9. Bảng diện tích đất chưa sử dụng thị trấn Quán Hàu giai đoạn 2005 -2014 .......40
Bảng 3.10. Diện tích tự nhiên của thị trấn Quán Hàu so với các đơn vị hành chính
trong tồn huyện Quảng Ninh .......................................................................................42
Bảng 3.11. Số lượng, diện tích các bản đồ địa chính của huyện Quảng Ninh ..............43
Bảng 3.12. Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của thị trấn Quán Hàu ...46
Bảng 3.13. Kết quả cấp GCN quyền sử dụng đất lần đầu tại thị trấn Quán Hàu ..........51
Bảng 3.14. Tình hình thu hồi đất tại thị trấn Quán Hàu ................................................53
Bảng 3.15. Tình hình chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại thị trấn Quán Hàu ..........56
Bảng 3.16. Tình hình thực hiện quyền cho thuê, cho thuê lại .......................................58
Bảng3.17. Tình hình thực hiện quyền thừa kế ..............................................................59
Bảng 3.18. Tình hình thực hiện quyền tặng cho quyền sử dụng đất .............................60
Bảng 3.19. Tình hình thực hiện quyền thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất .....61
Bảng 3.20. Tình hình thực hiện quyền thế chấp, góp vốn bằng QSDĐ ........................62


PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


ix

DANH MỤC HÌNH VẼ ĐỒ THỊ

Hình 3.1. Vị trí địa lý vùng nghiên cứu .........................................................................23
Hình 3.2. Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất năm 2014...........................................................32
Hình 3.3. Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp thị trấn ..........................................33

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


x

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


1

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đơ thị hóa là một quá trình tất yếu của sự phát triển, một quy luật mang tính
khách quan với những sự thay đổi mạnh mẽ và sâu sắc, toàn diện về tất cả các lĩnh vực
của đời sống xã hội như: kinh tế, văn hóa, cở sở hạ tầng, lối sống, lĩnh vực sản xuất…
Nó làm cho dân số đơ thị tăng lên do lao động từ nông thôn lên thành thị để kiếm
sống. Ở nước ta hiện nay, đơ thị hóa là xu hướng chung và phù hợp với bối cảnh kinh tế
- xã hội cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và tiến trình hội nhập vào nền kinh tế Thế
Giới. Mặc dù q trình đơ thị hố tại Việt Nam diễn ra khá sớm và tăng nhanh những

năm gần đây, nhưng tốc độ đơ thị hố vẫn thuộc trong nhóm thấp của thế giới. Bên
cạnh những ưu điểm do đơ thị hóa mang lại như tăng trưởng kinh tế, thay đổi bộ mặt
nông thôn, mang lại cho dân cư ở đó lối sống đơ thị, lối sống cơng nghiệp, thì nó cũng
đang bộc lộ nhiều hạn chế cũng như tiêu cực như thất nghiệp, tệ nạn xã hội, tăng
khoảng cách giàu nghèo, di dân, gây áp lực cho việc giải quyết nhà ở, đền bù hỗ trợ tái
định cư... Do vậy, trước tình hình đó cần phải có các biện pháp để phát huy được mặt
tiêu cực và hạn chế các mặt tiêu cực của đơ thị hóa để đảm bảo việc phát triển của
nước ta là phát triển bền vững. Tại Việt Nam q trình đơ thị hóa được gắn liền với
cơng cuộc cơng nghiệp hóa đất nước. Do chú trọng q nhiều vào việc “cơng nghiệp
hóa” cộng với chất lượng quy hoạch không cao, nên quá trình này đang bộc lộ nhiều
bất cập đáng lo ngại.
Cùng với sự phát triển đó của đất nước thì Thị trấn Quán Hàu là trung tâm
chính trị, kinh tế, văn hóa của huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình đã và đang trên đà
phát triển kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ.
Với những thuận lợi để phát triển như: liền kề với thành phố Đồng Hới, gần tuyến giao
thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy lẫn đường sắt… thì tin rằng trong thời
gian tới thị trấn sẽ thu hút đầu tư, chuyển mình trong thời gian tới. Việc thực hiện các
quyền của người sử dụng đất ngày càng được quan tâm hơn và quản lý chặt chẽ hơn.
Đây là đề tài được thực hiện trên địa bàn hoàn toàn mới theo tìm hiểu thì chưa có đề
tài nào trên hiện trên địa bàn.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, đề tài được tiến hành nghiên cứu tại thị
trấn Quán Hàu với tên: “Đánh giá tác động của q trình đơ thị hoá đến việc thực
hiện các quyền của người sử dụng đất tại Thị trấn Quán Hàu, huyện Quảng Ninh,
tỉnh Quảng Bình”.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


2


2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá tác động của q trình đơ thị hóa đến việc thực hiện các
quyền của người sử dụng đất tại Thị trấn Quán Hàu để đề xuất các biện pháp nhằm
thực hiện tốt hơn các quyền của người sử dụng đất.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu đánh giá được tình hình sử dụng đất trên địa bàn.
- Nghiên cứu và đánh giá được ảnh hưởng của quá trình đơ thị hóa đến việc
thực hiện các quyền của người sử dụng ở thị trấn Quán Hàu.
- Đề xuất các biện pháp nhằm thực hiện tốt hơn các quyền của người sử dụng đất.
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Kết quả nghiên cứu đề tài góp phần xây dựng cơ sở lý luận cho công tác quản lý
nhà nước về đất đai, các yếu tố ảnh hưởng và xác định những hướng tác động của q
trình đơ thị hoá đến sự phát triển kinh tế xã hội, thực hiện các quyền của người sử
dụng đất tại thị trấn Quán Hàu.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp nhằm tạo điều kiện để
người sử dụng đất được thực hiện một cách đầy đủ các quyền sử dụng đất tại các
thửa đất.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


3

Chương 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, chức năng và vai trị của đơ thị

1.1.1.1. Khái niệm đô thị
Đô thị là điểm tập trung dân cư với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nơng
nghiệp, có hạ tầng cơ sở thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chun ngành,
có vai trị thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của cả nước, của một miền lãnh
thổ, của một tỉnh, của một huyện hoặc một vùng trong tỉnh, trong huyện [10].
Theo khái niệm tại Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009:
“Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt
động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh
tế, văn hóa hoặc chun ngành, có vai trị thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của
quốc gia hoặc một vùng lãnh thỗ một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của
thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã, thị trấn” [13].
Trong khoa học về đô thị, người ta dùng hai tiêu chí để xác định một khu vực là
dân cư đơ thị, đó là độ kết tủa và ngưỡng dân số. Độ kết tụ biểu hiện mức độ tập trung
các cơng trình nhà ở. Một khu vực nào đó được gọi là đơ thị khi các cơng trình và nhà
ở nằm kề nhau. Tuy nhiên mức độ kề nhau như thế nào là tùy vào điều kiện của mỗi
nước. Ví dụ: Ở Pháp, một ngơi nhà được coi là thuộc đơ thị loại A nếu nó cách ngơi
nhà gần nhất thuộc A không quá 200m. Ngưỡng dân số là số dân tối thiểu cư trú trong
ranh giới đô thị (được xác định bằng độ kết tụ nêu trên). Cũng ở Pháp, một điểm dân
cư được coi là đô thị khi số dân ≥ 2000 người [4].
Trên góc độ quản lý kinh tế - xã hội, đô thị là điểm tập trung dân cư với mật độ
cao, chủ yếu là hoạt động phi nơng nghiệp, có cơ sở hạ tầng thích hợp, là trung tâm
tổng hợp hay trung tâm chun ngành có vai trị thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội
của cả nước, của một miền lãnh thổ, một tỉnh, một huyện hoặc một vùng trong tỉnh
hoặc trong huyện [15].
Nói tóm lại, về mặt xã hội, đơ thị là một khu vực có mật độ gia tăng các cơng
trình kiến trúc và dân số, mức sống cao hơn, các cở sở vật chất hạ tầng tiện nghi đầy
đủ hơn khác với khu vực xung quanh nó. Về mặt kinh tế, đơ thị có hoạt động sản xuất
chính là cơng nghiệp và dịch vụ. Vì vậy, khi nói đến đơ thị là đề cập đến các vấn đề cơ

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma



4

bản cấu thành nên đô thị như quy mô, mật độ dân số, sự phát triển kinh tế - xã hội,
hình thức lao động và tính hiện đại của cơ sở hạ tầng và vai trị của đơ thị đối với vùng
và cả nước.
1.1.1.2. Chức năng của đô thị
Chức năng của đô thị là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành, cấp
quốc gia, cấp vùng liên tỉnh, cấp tỉnh, cấp huyện hoặc là một trung tâm của vùng trong
tỉnh, có vai trị thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh
thổ nhất định.
Các chỉ tiêu thể hiện chức năng của một đơ thị gồm:
* Vị trí của đơ thị trong hệ thống đơ thị cả nước
Vị trí của một đơ thị trong cả nước phụ thuộc vào cấp quản lý đô thị và phạm vi
ảnh hưởng của đô thị như: đô thị là trung tâm cấp quốc gia (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh), đơ
thị là trung tâm cấp vùng (Vinh là đô thị trung tâm của Bắc Trung Bộ, Đà Nẵng là đô thị
trung tâm của Nam Trung Bộ, Cần Thơ là đô thị trung tâm của Đồng bằng Sông Cửu
Long,...), đô thị là trung tâm cấp tỉnh (Huế là đô thị trung tâm của tỉnh Thừa Thiên Huế,
Biên Hịa là đơ thị trung tâm của tỉnh Đồng Nai, Thanh Hóa là đơ thị trung tâm của tỉnh
Thanh Hóa,...), đô thị là trung tâm cấp huyện (Phú Bài là đô thị trung tâm của huyện
Hương Thủy - Thừa Thiên Huế,...) hoặc đô thị là trung tâm cấp tiểu vùng (trong huyện).
Ngồi ra, theo tính chất một đơ thị có thể là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm
chuyên ngành của một hệ thống đô thị.
Đô thị là trung tâm tổng hợp khi có chức năng tổng hợp về nhiều mặt như:
Hành chính - chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, khoa học, công nghệ, an ninh - quốc
phịng,... Ví dụ: TP Hồ Chí Minh, Hà Nội.
Đơ thị là trung tâm chuyên ngành khi có một vài chức năng nào đó nổi trội hơn
so với các chức năng khác và giữ vai trị quyết định tính chất của đơ thị đó như: đơ thị
du lịch - nghỉ mát (Huế, Nha Trang, Hạ Long), đô thị công nghiệp (Thái Ngun, Biên

Hịa), đơ thị cảng (Hải Phịng),...
Xét về yếu tố điều kiện tự nhiên, vị trí phân bố khơng gian của đơ thị thường là
những nơi có nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của đơ thị đó như: vị trí địa lý
thuận lợi, ít có thiên tai, hệ thống giao thông thuận lợi,...
* Các chỉ tiêu về kinh tế - xã hội của đô thị
Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của một đô thị gồm:
Tổng thu ngân sách trên địa bàn (tỷ đồng/năm), không kể ngân sách của Trung
ương trên địa bàn và ngân sách của cấp trên cấp cho.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


5

Thu nhập bình quân đầu người: GNP/người/năm.
Cân đối thu - chi ngân sách.
Mức tăng trưởng kinh tế trung bình năm (%).
Mức tăng dân số trung bình hàng năm (%).
Tỷ lệ các hộ nghèo (%).
Các chỉ tiêu về kinh tế của một đô thị cao gấp nhiều lần so với khu vực nơng
thơn và chiếm vị trí chủ đạo trong nền kinh tế của cả địa bàn lãnh thổ đó.
* Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp
Lao động phi nông nghiệp của đô thị: là lao động trong khu vực nội thị thuộc các
ngành kinh tế quốc dân như: công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, bưu điện, thương
nghiệp, cung ứng vật tư, dịch vụ công cộng, du lịch, khoa học, giáo dục (học sinh, sinh
viên khơng tính trong lực lượng lao động), văn hoá, nghệ thuật, y tế, bảo hiểm, thể thao,
tài chính, tín dụng, ngân hàng, quản lý nhà nước và lao động khác không thuộc ngành sản
xuất nơng nghiệp, ngư nghiệp.
* Hệ thống cơng trình hạ tầng đơ thị
a) Hệ thống cơng trình hạ tầng xã hội gồm: nhà ở, các cơng trình dịch vụ, thương

mại, y tế, văn hoá, giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, thể dục thể thao và các cơng
trình phục vụ lợi ích cơng cộng khác.
b) Hệ thống cơng trình hạ tầng kỹ thuật gồm: giao thông, cấp điện và chiếu
sáng cơng cộng, hệ thống cấp nước, hệ thống thốt nước, công viên cây xanh, xử lý
các chất thải, nghĩa trang, thơng tin, bưu chính viễn thơng.
Khi xây dựng các trục giao thơng chính của đơ thị phải đảm bảo đầu tư đồng
bộ các cơng trình hạ tầng kỹ thuật khác như: cấp nước, thốt nước, thơng tin, bưu
chính viễn thơng, cấp điện, chiếu sáng, cây xanh.
Khu vực ngoại thị phải được đầu tư xây dựng theo quy hoạch được duyệt đảm
bảo sự đồng bộ các cơng trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tại các khu dân cư;
mạng hạ tầng khung kết nối nội, ngoại thị và vùng xung quanh; các cơng trình hạ tầng
kỹ thuật đầu mối; bảo vệ cảnh quan sinh thái và vùng ưu tiên phát triển nông nghiệp.
* Kiến trúc, cảnh quan đô thị
Kiến trúc, cảnh quan đô thị được đánh giá căn cứ các chỉ tiêu sau:
- Đã có quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị hoặc quy chế quản lý quy
hoạch, kiến trúc từng khu vực đô thị được duyệt. Việc xây dựng phát triển đô thị phù
hợp và tuân thủ quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


6

- Có khu đơ thị mới đã xây dựng đồng bộ; có khu đơ thị mới được cơng nhận là
khu đô thị mới kiểu mẫu, khu cải tạo chỉnh trang đơ thị có các khu nhà ở, khu phố.
- Có các tuyến phố văn minh đơ thị.
- Có các khơng gian cơng cộng của đơ thị.
- Có cơng trình kiến trúc tiêu biểu, cơng trình lịch sử văn hóa, di sản, danh
thắng có ý nghĩa quốc gia, quốc tế hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hội
nghề nghiệp hoặc các tổ chức quốc tế công nhận [3].

1.1.1.3. Vai trị của đơ thị
Đơ thị tượng trưng cho thành quả kinh tế, văn hóa của một quốc gia, là sản
phẩm mang tính kế thừa của nhiều thế hệ cả về cơ sở vật chất kỹ thuật và văn hóa.
Đơ thị là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân có vai trị thúc đẩy sự phát triển
kinh tế - xã hội của cả nước, có khả năng tiếp nhận các thành tựu khoa học kỹ thuật
của khu vực và trên thế giới.
1.1.1.4. Phân loại đô thị
Ở Việt Nam đô thị được chia làm 6 loại với các chức năng khác nhau như sau:
* Đô thị loại đặc biệt
Đô thị là Thủ đơ hoặc có chức năng là trung tâm kinh tế, tài chính, hành chính,
khoa học - kỹ thuật, giáo dục - đào tạo, du lịch, y tế, đầu mối giao thông, giao lưu
trong nước và quốc tế, có vai trị thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.
Quy mơ dân số tồn đô thị từ 5 triệu người trở lên.
Mật độ dân số khu vực nội thành từ 15.000 người/km2 trở lên.
Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tối thiểu đạt 90% so với tổng số lao động.
Hệ thống các cơng trình hạ tầng đô thị:
Khu vực nội thành: được đầu tư xây dựng đồng bộ và cơ bản hoàn chỉnh, bảo đảm
tiêu chuẩn vệ sinh môi trường đô thị, 100% các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải áp dụng
công nghệ sạch hoặc được trang bị các thiết bị giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường.
Khu vực ngoại thành: được đầu tư xây dựng cơ bản đồng bộ mạng lưới hạ tầng
và các cơng trình hạ tầng kỹ thuật đầu mối phục vụ đô thị, hạn chế tối đa việc phát
triển các dự án gây ô nhiễm môi trường; mạng lưới cơng trình hạ tầng tại các điểm dân
cư nơng thôn phải được đầu tư xây dựng đồng bộ, phải bảo vệ những khu vực đất đai
thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, vùng xanh phục vụ đô thị và các vùng cảnh
quan sinh thái.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


7


Kiến trúc, cảnh quan đô thị: thực hiện xây dựng phát triển đô thị theo quy chế
quản lý kiến trúc đô thị. Các khu đô thị mới phải đạt tiêu chuẩn đô thị kiểu mẫu và trên
60% các trục phố chính đơ thị phải đạt tiêu chuẩn tuyến phố văn minh đơ thị, có các
khơng gian cơng cộng, phục vụ đời sống tinh thần nhân dân, có các tổ hợp kiến trúc
hoặc cơng trình kiến trúc tiêu biểu mang ý nghĩa quốc tế và quốc gia.
* Đô thị loại I
Là đơ thị lớn, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật, du
lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong cả nước và quốc tế, có vai trị thúc
đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc cả nước. Quy
mô dân số đô thị trực thuộc Trung ương có quy mơ dân số tồn đơ thị từ 1 triệu người
trở lên. Đô thị trực thuộc tỉnh có quy mơ dân số tồn đơ thị từ 500 nghìn người trở
lên. Mật độ dân số bình quân đô thị trực thuộc Trung ương từ 12.000 người/km2 trở
lên. Đô thị trực thuộc tỉnh từ 10.000 người/km2 trở lên. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp
khu vực nội thành ≥ 85% so với tổng số lao động. Hệ thống các cơng trình hạ tầng đơ
thị được đầu tư xây dựng đồng bộ và cơ bản hoàn chỉnh, bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh
môi trường, 100% các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải áp dụng công nghệ sạch hoặc
được trang bị các thiết bị giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường. Kiến trúc, cảnh quan đô
thị được xây dựng phát triển đô thị theo quy chế quản lý kiến trúc đô thị. Các khu đô
thị mới phải đạt tiêu chuẩn đô thị kiểu mẫu và trên 50% các trục phố chính đơ thị phải
đạt tiêu chuẩn tuyến phố văn minh đơ thị. Phải có các khơng gian cơng cộng, phục vụ
đời sống tinh thần nhân dân và có các tổ hợp kiến trúc hoặc cơng trình kiến trúc tiêu
biểu mang ý nghĩa quốc gia.
* Đô thị loại II
Là đơ thị lớn, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, du lịch,
dịch vụ đầu mối giao thông, giao lưu vùng trong tỉnh, vùng liên tỉnh hoặc cả nước, có
vai trị thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc một
số lĩnh vực đối với cả nước. Mật độ dân số đô thị trực thuộc tỉnh từ 8.000 người/km2
trở lên. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành ≥ 80% so với tổng số lao
động. Hệ thống các cơng trình hạ tầng đơ được đầu tư xây dựng đồng bộ và tiến tới cơ

bản hoàn chỉnh, 100% các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải được áp dụng công nghệ
sạch hoặc được trang bị các thiết bị giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường. Kiến trúc,
cảnh quan đô thị: Thực hiện xây dựng phát triển đô thị theo quy chế quản lý kiến trúc đô
thị. Các khu đô thị mới phải đạt tiêu chuẩn đô thị kiểu mẫu và trên 40% các trục phố
chính đơ thị phải đạt tiêu chuẩn tuyến phố văn minh đơ thị. Phải có các khơng gian cơng
cộng, phục vụ đời sống tinh thần nhân dân và có tổ hợp kiến trúc hoặc cơng trình kiến trúc
tiêu biểu mang ý nghĩa quốc gia .

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


8

* Đơ thị loại III
Là đơ thị trung bình lớn, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ
thuật, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh hoặc vùng liên tỉnh, là nơi sản
xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tập trung, dịch vụ, có vai trị thúc đẩy sự phát
triển kinh tế - xã hội của một tỉnh hoặc một lĩnh vực đối với vùng liên tỉnh. Quy mơ
dân số tồn đơ thị từ 150 nghìn người trở lên. Mật độ dân số khu vực nội thành, nội thị
từ 6.000 người/km2 trở lên. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành, nội thị
≥ 75% tổng số lao động. Hệ thống các cơng trình hạ tầng đơ thị từng mặt được đầu tư
xây dựng đồng bộ và tiến tới cơ bản hoàn chỉnh, 100% các cơ sở sản xuất mới xây
dựng phải được áp dụng công nghệ sạch hoặc được trang bị các thiết bị giảm thiểu gây
ô nhiễm môi trường. Kiến trúc, cảnh quan đô thị được thực hiện xây dựng phát triển
đô thị theo quy chế quản lý kiến trúc đô thị. Các khu đô thị mới phải đạt tiêu chuẩn đô
thị kiểu mẫu và trên 40% các trục phố chính đơ thị phải đạt tiêu chuẩn tuyến phố văn
minh đơ thị, có các khơng gian cơng cộng, phục vụ đời sống tinh thần nhân dân và có
cơng trình kiến trúc tiêu biểu mang ý nghĩa vùng hoặc quốc gia.
* Đơ thị loại IV
Là đơ thị trung bình nhỏ, là trung tâm tổng hợp chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa

học kỹ thuật, dịch vụ, đầu mối giao thơng, giao lưu trong tỉnh hoặc trung tâm chuyên
ngành sản xuất cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp, thương nghiệp, có vai trò thúc đẩy
sự phát triển kinh tế - xã hội của một tỉnh hay một vùng trong tỉnh. Mật độ dân số khu
vực nội thị từ 4.000 người/km2 trở lên. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thị
tối thiểu đạt 70% tổng số lao động. Hệ thống các cơng trình hạ tầng đơ thị đã hoặc
đang được xây dựng từng mặt tiến tới đồng bộ và hoàn chỉnh, các cơ sở sản xuất mới
xây dựng phải được áp dụng công nghệ sạch hoặc được trang bị các thiết bị giảm thiểu
gây ô nhiễm môi trường. Kiến trúc, cảnh quan đô thị: từng bước thực hiện xây dựng
phát triển đô thị theo quy chế quản lý kiến trúc đô thị.
* Đô thị loại V
Là những đô thị loại nhỏ, là trung tâm tổng hợp về chính trị, kinh tế, văn hóa và
dịch vụ hoặc trung tâm chuyên ngành sản xuất tiểu thủ cơng nghiệp... có vai trị thúc đẩy
sự phát triển kinh tế - xã hội của một huyện hoặc một cụm xã. Quy mơ dân số tồn đơ
thị từ 4 nghìn người trở lên. Mật độ dân số bình quân từ 2.000 người/km2 trở lên. Tỷ lệ
lao động phi nông nghiệp tại các khu phố xây dựng ≥ 65% tổng số lao động. Hệ thống
các cơng trình hạ tầng đô thị từng mặt đã hoặc đang được xây dựng tiến tới đồng bộ, các
cơ sở sản xuất mới xây dựng phải được áp dụng công nghệ sạch hoặc được trang bị các
thiết bị giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường. Kiến trúc, cảnh quan đô thị từng bước thực
hiện xây dựng phát triển đô thị theo quy chế quản lý kiến trúc đô thị [7].

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


9

1.1.2. Khái niệm và các vấn đề đơ thị hóa
1.1.2.1. Khái niệm đơ thị hóa
Đơ thị hóa là một xu thế tất yếu, đó là một q trình phát triển của xã hội mang
tính chất tồn cầu và diễn ra ngày càng mạnh mẽ ở tất cả các quốc gia trên tồn thế giới,
khơng một quốc gia nào đạt mức tăng trưởng cao mà khơng trải qua q trình đơ thị hóa.

Khái niệm đơ thị hóa được dùng phổ biến hiện nay là: Đơ thị hóa (Urbanization) là
q trình tập trung dân số vào các đơ thị, là sự hình thành nhanh chóng các điểm dân cư
đơ thị trên cơ sở phát triển sản xuất và đời sống [10].
Đô thị hóa được hiểu khái qt là q trình hình thành và phát triển của thành phố.
Nhiều thành phố mới xuất hiện và khơng ít thành phố có lịch sử hàng ngàn năm đang tồn
tại và phát triển. Sự gia tăng số lượng và quy mô các thành phố về diện tích cũng như dân
số. Và do đó làm thay đổi tương quan dân số thành thị và nông thôn, vai trị chính trị kinh tế - văn hóa của thành phố, môi trường sống... là những vấn đề được các nhà nghiên
cứu quan tâm.
Trên quan điểm của kinh tế quốc dân, đơ thị hóa là một q trình biến đổi về phân
bố các lực lượng sản xuất trong nền kinh tế quốc dân, bố trí dân cư những vùng khơng
phải đô thị thành đô thị, đồng thời phát triển các đơ thị hiện có theo chiều sâu [22].
Theo bách khoa tồn thư “Đơ thị hóa là sự mở rộng của đơ thị, tính theo tỉ lệ phần
trăm giữa số dân đơ thị hay diện tích đơ thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng
hay khu vực. Nó cũng có thể tính theo tỉ lệ gia tăng của hai yếu tố đó theo thời gian. Nếu
tính theo cách đầu thì nó cịn được gọi là mức độ đơ thị hóa; cịn theo cách thứ hai, nó có
tên là tốc độ đơ thị hóa. Đơ thị hóa là q trình phát triển rộng rãi lối sống thị thành thể
hiện qua các mặt dân số, mật độ dân số, chất lượng cuộc sống,...” [24].
Trên quan điểm xã hội học đô thị, đơ thị hóa là q trình kinh tế - xã hội diễn ra
trong mối quan hệ qua lại mật thiết với cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật, làm nảy sinh
ra nhiều vấn đề phức tạp của đời sống kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa của xã hội, đặc
biệt đưa đến những hậu quả xã hội to lớn khác nhau trong một hệ thống xã hội thế giới
cũng như mỗi nước [5].
Đơ thị hóa góp phần làm gia tăng dân số ở đô thị mà nguồn cung cấp chủ yếu là
khu vực nông thôn, cho nên người ta xem đơ thị hóa là một hiện tượng nhập cư làm
cho dân cư đô thị tăng nhanh về số lượng, dẫn đến sự mở rộng không gian đô thị: “Đơ
thị hóa là q trình tập trung dân cư vào các đơ thị và sự hình thành nhanh chóng các
điểm dân cư cho đô thị do yêu cầu của cơng nghiệp hóa” [18].
Dân số đơ thị tăng lên nhanh chóng đã ảnh hưởng khơng nhỏ tới nhiều hoạt
động kinh tế và văn hóa truyền thống nhưng quan trọng hơn cả là ảnh hưởng mạnh mẽ


PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


10

tới mơi trường sống của người dân: “Đơ thị hóa là quá trình biến đổi liên tục của đời
sống vật chất và đời sống tinh thần theo hướng tăng cường tiêu thụ các giá trị vật chất
và giá trị tinh thần do chính người lao động làm ra với tư cách là một cá thể và bằng
sức lao động của mình” [18].
Theo Tác giả Guoming Wen, đơ thị hóa là một q trình chuyển đổi mang tính
lịch sử tư liệu sản xuất và lối sống của con người từ nông thơn vào thành phố. Thường
q trình này được nhìn nhận như là sự di cư của nông thôn đến các đơ thị và q trình
tiếp tục của bản thân các đơ thị. Ơng cũng cho rằng, trong thực tế đơ thị hóa tình trạng
q nóng và những vấn đề tiềm ẩn, như áp lực gia tăng đối với việc làm và an ninh xã
hội, tình trạng bong bóng xà phịng trong lĩnh vực bất động sản buộc Chính phủ Trung
Quốc phải hãm phanh xu hướng này thông qua việc xem xét một cách cẩn trọng và
từng bước kiểm soát đối với q trình đơ thị hóa [16].
Đơ thị hóa là một q trình chuyển hóa, vận động phức tạp, có quy luật về mặt
kinh tế - văn hóa, xã hội. Theo nghĩa rộng, ĐTH được hiểu là quá trình nâng cao vai
trị, vị trí, chức năng của các thành phố, các đô thị trong sự vận động phát triển xã hội.
Quá trình này bao quát những thay đổi trong sự phân bố lực lượng sản xuất, trước hết
là trong quần cư, trong cơ cấu nghề nghiệp xã hội, cơ cấu lao động, cấu trúc tổ chức
không gian môi trường sống của cộng đồng [22].
Tóm lại, đơ thị hóa là q trình biến đổi và phân bố các lực lượng sản xuất trong
nền kinh tế quốc dân, bố trí dân cư, hình thành phát triển các hình thức và điều kiện sống
theo kiểu đô thị đồng thời phát triển đô thị hiện có theo chiều sâu trên cơ sở hiện đại hóa
cơ sở vật chất kỹ thuật và tăng quy mơ dân số.
1.1.2.2. Đặc trưng của đơ thị hóa
Một là, số lượng các thành phố, kể cả các thành phố lớn ngày càng tăng nhanh,
đặc biệt là từ sau chiến tranh thế giới II.

Hai là, quy mô dân số tập trung trong mỗi thành phố ngày càng lớn do quá trình
di cư từ các vùng nông thôn vào thành thị ngày càng tăng, điều này đã làm thay đổi
tương quan dân số thành thị và nông thôn. Đồng thời số lượng thành phố có trên 1
triệu dân ngày càng nhiều.
Ba là, cơ cấu lao động ngày càng thay đổi trong quá trình đơ thị hóa thể hiện ở
sự chuyển giao lao động xã hội từ khu vực kinh tế này sang khu vực kinh tế khác. Xu
hướng chung của sự thay đổi cơ cấu lao động này là tăng dần tỷ lệ lao động phi nông
nghiệp và giảm dần tỷ lệ lao động nơng nghiệp.
Bốn là, việc hình thành và phát triển nhiều thành phố gần nhau về mặt địa lí,
liên quan chặt chẽ với nhau do phân công lao động đã tạo nên các vùng đô thị.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


11

Năm là, q trình đơ thị hóa biểu thị trình độ phát triển xã hội nói chung, song
vẫn có các đặc thù riêng cho mỗi nước. Đối với các nước phát triển, đơ thị hóa chủ yếu
diễn ra theo chiều sâu, chất lượng cuộc sống, đặc biệt là cơ sở hạ tầng và cơ sở vật
chất kĩ thuật ở các thành phố ngày càng hoàn thiện. Ở các nước đang phát triển, tốc độ
đơ thị hóa rất cao, đặc biệt là trong thời gian gần đây. Tuy nhiên quá trình đơ thị hóa
diễn ra theo chiều rộng đang đặt ra nhiều vấn đề khó khăn cần giải quyết như thất
nghiệp, nghèo đói, ơ nhiễm mơi trường và các tệ nạn xã hội.
1.1.2.3. Xu hướng đơ thị hóa
Hiện nay q trình đơ thị hóa diễn ra theo hai xu hướng sau:
- Đơ thị hóa tập trung: là tồn bộ cơng nghiệp và dịch vụ công cộng tập trung
vào các thành phố lớn và xung quanh, hình thành các đơ thị khổng lồ như New York,
Mehico City,..., tạo ra sự đối lập giữa thành thị với nông thôn, đồng thời gây ra sự mất
cân bằng sinh thái.
- Đơ thị hóa phân tán: là hình thái mạng lưới điểm dân cư đơ thị có tầng bậc,

phát triển cân đối cơng nghiệp, nơng nghiệp và dịch vụ công cộng, bảo đảm cân bằng
sinh thái, tạo điều kiện làm việc, sinh hoạt và nghĩ ngơi tốt cho dân cư đô thị và nông
thôn. Hiện nay đây là xu hướng chủ đạo nhất trong quá trình đơ thị hóa mà đa số các
nước đang phát triển lựa chọn vì thực chất của q trình đơ thị hóa cũng là q trình
cơng nghiệp hóa, xu hướng này giúp phát triển cơng nghiệp đồng đều giữa các vùng,
góp phần giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương, hạn chế luồng di cư vào đô
thị của các vùng lân cận [21].
1.1.3. Tác động của q trình đơ thị hóa
Đơ thị hóa làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa với xu thế giảm tỷ trọng nông nghiệp tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ. Thúc
đẩy kinh tế đô thị tăng trưởng nhanh hơn: với cơ cấu ngành đa dạng, trong đó các
ngành sử dụng nhiều chất xám, vốn tăng lên tạo ra nhiều giá trị gia tăng hơn, cùng với
việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất làm nâng cao năng suất lao
động, gia tăng khối lượng sản phẩm làm ra thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Góp phần cải
tạo kết cấu hạ tầng đời sống của dân cư đô thị và các vùng lân cận. Làm chất lượng
cuộc sống ngày càng được nâng lên, phúc lợi xã hội và các dịch vụ công cộng ngày
càng được cải thiện, thay đổi lối sống của con người thuần nông sang con người thành
thị và lan tỏa đến các vùng lân cận. Góp phần sử dụng đất đai hiệu quả và hợp lý hơn.
Bên cạnh đó đơ thị hóa làm cho xã hội ngày càng có khoảng cách giàu nghèo,
gia tăng tình trạng di dân từ nơng thơn ra đơ thị để tìm việc làm hoặc tìm lối sống tiến
bộ nơi thành thị, cơ cấu lao động nông thôn ngày càng thay đổi theo hướng suy giảm

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


12

nguồn nhân lực lao động, đồng thời lao động thành thị bị ứ động, làm giảm quỹ đất
nông nghiệp, dẫn đến tình trạng những người phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất
rơi vào thiếu việc làm, môi trường bị ô nhiễm, phát sinh tệ nạn xã hội, chất lượng các

cơng trình cơng cộng ngày càng xuống cấp.
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2.1. Đơ thị hóa ở các nước trên Thế giới
1.2.1.1. Đơ thị hóa ở Trung Quốc
Hiện tại, có khoảng 40% dân số Trung Quốc sống ở các thành phố. Theo ước
tính, sẽ có khoảng 350 triệu người Trung Quốc sống ở khu vực đô thị vào năm 2025,
nâng số người dân đô thị của Trung Quốc lên con số một tỷ. Như vậy, chính phủ nước
này sẽ phải tiến hành công cuộc xây dựng quy mơ lớn chưa từng có mà thế giới sẽ
được chứng kiến.
Nếu vào năm 1949, Trung Quốc có 136 thành phố với số dân khoảng 54 triệu
người, chiếm khoảng 10,6% dân số cả nước thì đến năm 2005, dân số đô thị nước này
đã đạt tới 800 triệu người sống ở trên 700 thành phố, tỷ lệ bằng 37%. Có những dự
đoán cho rằng đến năm 2050, tỷ lệ đ ô t h ị h o á sẽ đạt 75%. Tính trung bình mỗi
năm có 12 triệu người ở nơng thôn vào sinh sống ở đô thị [2].
Trong 20 năm đầu của cuộc cách mạng kinh tế của Trung Quốc (thời của Đặng
Tiểu Bình), Trung Quốc đã xây dựng khoảng 6,5 tỉ m2 khu ở mới - tương đương với hơn
150 triệu nhà ở với kích thước trung bình. Tại Thượng Hải vào năm 1980 khơng có tịa
nhà chọc trời. Ngày nay, Thượng Hải có số nhà chọc trời nhiều gấp đơi so với New York.
Trên tồn quốc, ngành xây dựng của Trung Quốc sử dụng một lực lượng lao
động khoảng 37 triệu người. Tình trạng di dân ở Trung Quốc cũng đã nhiều hơn bất kỳ
quốc gia nào. Các thành phố của Trung Quốc phát triển cả chiều ngang lẫn chiều dọc,
q trình đơ thị hóa làm mất đi diện tích đáng kể của vùng q nơng thơn. Sự tăng
trưởng đô thị ở Trung Quốc đã ngốn hàng ngàn diện tích đất nơng nghiệp trong 30
năm qua. Bắc Kinh và Thượng Hải trung bình mỗi ngày có 1000 xe đăng ký mới.
Cùng với ô tô và đường cao tốc là tất cả các không gian nhà hàng, các trung tâm mua
sắm lớn, nhà nghỉ... mọc lên như nấm [26].
Vùng đơ thị Bắc Kinh có diện tích khoảng 17.000 km2, bao gồm thành phố trung
tâm (7 triệu người) được bao bọc bởi vành đai xanh và 12 thành phố vệ tinh cách đều 40
km và các thị trấn xóm. Kiến trúc phát triển ồ ạt từ khi đổi mới, song trật tự hình phiểu
cao dần ra ngồi, dễ thấy so với khuynh hướng tự do phương tây ở Thượng Hải và

Thâm Quyến. Tuy đã đạt ở mức trung bình của các nước đang phát triển, các khu đô thị
nhỏ chất lượng thấp những năm 60 - 70 dần được bổ sung bởi các nhà mới xây dựng

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


13

theo thị trường. Các thành phố vệ tinh có hạ tầng tốt đang trở nên sống động với 10 - 50
vạn người. Tuy nhiên, Bắc Kinh cũng đang đối mặt với sức ép dân số, cây xanh, đất
nông nghiệp, việc làm... Thành phố vệ tinh, khu ven đô trở thành nơi dày đặc các hoạt
động đường cao tốc, xây dựng khu cơng nghiệp xen lẫn làng xóm, cây cối.
1.2.1.2. Đơ thị hóa ở Singapore
Trong các cuộc điều tra khác nhau từ nhỏ đến lớn, Singapore đã liên tục được
các chuyên gia hàng đầu thế giới xếp hạng là đô thị năng sống, phát triển bền vững và
sống tốt trên toàn cầu. Ông Khaw Boon Wan - Bộ trưởng Bộ Phát triển Quốc gia
Singapore đã từng khẳng định: Xây dựng đô thị bền vững phải tập trung vào yếu tố
con người - người dân phải xem Singapore là một môi trường tốt mà họ khơng tìm
thấy ở bất cứ nơi nào. Các nhà quản lý đô thị Singapore quan niệm “đô thị hóa là q
trình tất yếu, chúng ta khơng nên lảng tránh mà phải xem đó là những thách thức cho
các doanh nghiệp tạo dựng nên hình ảnh đơ thị thịnh vượng, sống tốt nhưng vẫn phải
đảm bảo yếu tố bền vững với thời gian”. Để có được kết quả tốt đẹp như vậy, các
chuyên gia, các nhà quản lý vừa qua đã đúc kết ra 10 nguyên lý cơ bản nhất mà
Singapore đã ứng dụng như sau: một là: Quy hoạch dài hạn và đổi mới; hai là: Khuyến
khích sự đa dạng, phát triển toàn diện; ba là: Đưa thiên nhiên gần gũi với con người;
bốn là: Tạo nên khu dân cư có mức sống giá cả phải chăng; năm là: Tối ưu hóa khơng
gian cơng cộng; sáu là: Ứng dụng giao thông xanh và kiến trúc xanh; bảy là: Tạo cảm
giác bớt đông đúc; tám là: Tạo cảm giác an tồn; chín là: Ứng dụng giải pháp/cơng
nghệ sáng tạo; mười là: Kết hợp chặt chẽ giữa các đối tác.
Trên đây là bài học q giá từ mơ hình phát triển đô thị của Singapore mà các

nhà quản lý đơ thị Việt Nam có thể tham khảo để có cái nhìn thiện cảm hơn về q trình
đơ thị hóa - một quá trình tất yếu trước khi tiến tới là một quốc gia phát triển [27].
1.2.1.3. Đơ thị hóa ở Nhật Bản
Nhật Bản là nước có trình độ phát triển cao, đơ thị hóa mạnh mẽ, tập trung ở
nhiều thành phố lớn bậc nhất thế giới.
Nhật Bản là nước tư bản duy nhất ở Châu Á có trình độ phát triển kinh tế cao.
Đơ thị hóa ở Nhật diễn ra mạnh mẽ gắn liền với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành
công nghiệp, các thành phố mọc lên nhanh chóng, đặc biệt là các thành phố lớn có mật
độ dày đặc ở đảo Honxu, trong đó thành phố lớn nhất Nhật Bản đồng thời cũng là
thành phố lớn nhất thế giới là Tokyo đã đạt 25 triệu dân năm 1990. Ngay từ năm 1960
Tokyo đã trở thành trung tâm kinh tế của Nhật Bản và của thế giới.
Vùng Tokyo kể cả vùng ngoại ơ có sức mạnh kinh tế rất lớn, lớn hơn tiềm lực
kinh tế của toàn nước Ý hay nước Anh. Vùng Tokyo chiếm 33% GNP của toàn nước

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


14

thời kì 1987 - 1988. Osaca là thành phố lớn thứ hai của Nhật Bản có tốc độ tăng
trưởng 25%/năm trong những năm 1985 - 1990 ngược lại Tokyo lại có tốc độ phát
triển đơ thị giảm đi 0,6%. Từ năm 1960, kinh tế Tokyo thịnh vượng và đô thị phát
triển chóng mặt, chứa hơn nửa tổng các hoạt động kinh tế - xã hội của Nhật Bản. Cùng
với dân số tăng nhanh, Tokyo nhanh chóng thành vùng đơ thị rộng lớn. Tokyo có cấp
hành chính tương đương cấp tỉnh rộng 2.187 km2, dân số 12 triệu người. Cấu trúc
Tokyo gồm đơ thị với các chức năng hành chính kinh tế trung tâm, vùng Tama với
chức năng nhà ở và phục vụ công cộng (27 thành phố, 3 thị trấn và 7 làng) và 2 đảo
LZU và Ogasawara [28].
Tóm lại, kinh nghiệm ở một số nước cho thấy ĐTH không được bó hẹp trong
phạm vi đơ thị mà phải bao gồm cả địa bàn nơng thơn. Chúng ta cịn phải phát triển

mạng lưới đô thị hợp lý, xây dựng các đơ thị có quy mơ vừa phải, gắn kết với hệ thống
đô thị vệ tinh. Khi làm quy hoạch phát triển 1 thành phố cụ thể cần có kế hoạch xây
dựng đồng bộ về nhà ở, kết cấu hạ tầng, hệ thống dịch vụ, hệ thống xử lý nước thải…
1.2.2. Đơ thị hóa ở Việt Nam
1.2.2.1. Giai đoạn trước năm 1954
Sự phát triển đô thị trong thời kỳ này mang đặc trưng của chế độ phong kiến,
thuộc địa. Đô thị nhỏ về quy mô, thấp kém về cơ sở vật chất hạ tầng.
Trước khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, các đô thị chủ yếu là các trung tâm
hành chính thương mại được hình thành trên cơ sở những thành lũy lâu đài của vua
chúa. Lúc này các đô thị có vai trị về địa lý kinh tế quan trọng đối với tồn xã hội, nó
bị chi phối bởi nền kinh tế tiểu nông tự nhiên và tự cung tự cấp, những nhân tố thúc
đẩy sản xuất hàng hóa và giao lưu bn bán cịn rất thấp. Điều này có ảnh hưởng quyết
định tới sự phát triển đơ thị.
Khi Pháp xâm lược nước ta, để phục vụ cho mục đích khai thác, chúng đã xây
dựng lên những điểm giao thông quan trọng, mở mang và cũng cố các đô thị cũ, xây
dựng thành phố mới. Các đô thị Việt Nam giai đoạn này chủ yếu giữ vai trò là các
trung tâm hành chính, nơi trú ngụ của bộ máy chính quyền thực dân phong kiến. Cơng
nghiệp đã phát triển nhưng cịn yếu ở các đơ thị. Do vậy, nó đã khơng thể làm thay đổi
tính chất sản xuất nơng nghiệp truyền thống của Việt Nam. Chính sự đầu tư cơ sở hạ
tầng đã dẫn đến nhiều thành phố được mở rộng.
1.2.2.2. Giai đoạn 1955 - 1975
Do chiến tranh nên số đô thị cũng không phát triển hơn so với thời kì Pháp thuộc.
Năm 1954 hịa bình lập lại đất nước chia thành 2 miền: Miền Bắc và Miền Nam:

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


15

Miền Bắc, sự phát triển kinh tế ở miền Bắc được tiến hành theo hướng “ưu tiên

phát triển công nghiệp nặng, đồng thời phát triển công nghiệp nhẹ...”. Thời kỳ này tại
các đơ thị, hệ thống cơng trình phúc lợi cơng cộng tương đối hồn chỉnh như trường
học, bệnh viện, công viên, nhà máy sản xuất nước sạch, viện bảo tàng, nhà hát....
Những thành phố mới được xây dựng trong thời kỳ chống Mỹ như Việt Trì, Thái
Ngun, ng Bí... Các đô thị phát triển, 1960 dân số đô thị chiếm 8.9%. Từ năm
1965 - 1972, Mỹ leo thang chiến tranh đánh phá, q trình đơ thị hóa chững lại.
Miền Nam, các đơ thị miền Nam hình thành nhanh chóng nhờ có sự viện trợ
của Mỹ cùng với những căn cứ quân sự, các thị tứ hình thành cùng với các ấp chiến
lược. Mục tiêu chủ yếu của các đô thị là phục vụ cho bộ máy quân sự của Mỹ. KCN
duy nhất là KCN Biên Hòa. Thành phố được đầu tư chủ yếu là Sài Gòn với đầy đủ các
cơng trình phúc lợi.
Các đơ thị khác thực chất là các đơ thị qn sự và hành chính.
Tóm lại: Đến trước năm 1975 q trình đơ thị hóa đã bắt đầu phát triển nhưng
có sự khác nhau giữa 2 miền Bắc - Nam [29].
1.2.2.3. Thời kỳ sau 1975 đến nay
Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước số dân đơ thị nước ta tăng chậm do
hậu quả của chiến tranh và kinh tế trong giai đoạn cải tạo tư sản và chính sách di dân từ
Sài Gịn về q cũ. Năm 1986 đổi mới KT-XH: phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều
thành phần, tăng cường hợp tác và thu hút vốn đầu tư nước ngồi… Đơ thị phát triển
mạnh mẽ cả về số lượng đô thị và số dân đơ thị với đủ các loại hình: đơ thị cơng nghiệp,
đơ thị cảng, đơ thị hành chính, đơ thị du lịch, đơ thị tổng hợp, song quy mơ cịn nhỏ
bé. Hình thành nhiều loại đơ thị: đơ thị đặc biệt và đô thị loại I, loại II là những đô thị đa
chức năng. Các đô thị loại III và IV đa số là các đơ thị trung tâm hành chính của một
tỉnh hay một huyện và thường kèm chức năng công nghiệp. Năm 1990 các đô thị Việt
Nam bắt đầu phát triển, lúc đó cả nước mới có khoảng 500 đơ thị (tỷ lệ đơ thị hố vào
khoảng 17 - 18%). Đến năm 2000 con số này lên 649 và năm 2003 là 656 đơ thị. Tính
đến nay, cả nước có khoảng 700 đơ thị, trong đó có 5 thành phố trực thuộc trung ương,
44 thành phố trực thuộc tỉnh, 45 thị xã và trên 500 thị trấn. Nước ta đã hình thành các
chuỗi đơ thị trung tâm quốc gia: Các đô thị trung tâm quốc gia gồm Hà Nội, Thành phố
Hồ Chí Minh, Hải Phịng, Đà Nẵng, Cần Thơ. Các đô thị trung tâm vùng gồm các thành

phố như: Cần Thơ, Biên Hồ, Vũng Tàu, Bn Ma Thuột, Nha Trang, Nam Định, Thái
Ngun, Việt Trì, Hạ Long, Hồ Bình… [29].
Tóm lại, nước ta có mạng lưới đơ thị rải tương đối đều khắp cả nước. Mạng lưới
đô thị này được kết lại bằng hệ thống giao thông vận tải và thơng tin liên lạc, đang góp
phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của các vùng lãnh thổ, là các trung tâm

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


×