Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

BTL LTM1 de 10 Phân tích và bình luận về vai trò và tư cách pháp lý của doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.95 KB, 14 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP HỌC KỲ
MƠN:
LUẬT THƯƠNG MẠI I
ĐỀ BÀI: 10
“Phân tích và bình luận về vai trò và tư cách
pháp lý của doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài
sản ”
HỌ TÊN
MSSV
LỚP


Hà Nội, 2021


MỤC LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO

MỞ ĐẦU
19 tháng 06 năm 2014, Quốc hội khóa XIII đã thơng qua Phá sản số
51/2014/QH13 và chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2015. So
với Luật Phá sản 2004, Luật Phá sản 2014 chứa nhưng quy định mới hơn, phù hợp
với thực tế hơn, hợp lý hơn khi áp dụng. Trong suốt thời gian thực hiện đến nay,
Quản tài viên và doanh nghiệp quản lý thanh lý tài sản đóng vai trị quan trọng
trong quá trình giải quyết các thủ tục về phá sản của doanh nghiệp. Để làm rõ vấn
đề đó, em xin chọn đề bài số 13: “Phân tích và bình luận về vai trị và tư cách
pháp lý của doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản”


3


NỘI DUNG
I. Khái quát chung về doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, ở bình diện tình hình tài chính tuyệt
vọng của doanh nghiệp, phá sản là khái niệm dùng để chỉ doanh nghiệp lâm vào
tình trạng phá sản với dấu hiệu đặc trưng nhất là mất khả năng thanh toán nợ đến
hạn. Tuy nhiên, doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản hay doanh nghiệp mất
khả năng thanh toán chưa hẳn đã bị phá sản. Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá
sản chỉ được coi là bị phá sản khi đã tiến hành thủ tục giải quyết yêu cầu và có
quyết định tuyên bố phá sản của Tòa án. Dấu hiệu này của khái niệm phá sản được
Luật Phá sản 2014 ghi nhận, theo đó: “Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp,
hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân gia quyết định tuyên
bố phá sản” (khoản 2, điều 4).
Pháp luật phá sản có thể hiểu là tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà
nước ban hành, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình giải quyết
yêu cầu phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. Nội dung của pháp luật phá sản hiện
hành ở Việt Nam được ghi nhận trong Luật Phá sản năm 2014 và các văn bản
hướng dẫn thi hành. Tương tự như nội dung của pháp luật phá sản của nhiều nước
trên thế giới, pháp luật phá sản Việt Nam có nội dung cơ bản, trong đó có nội dung
liên quan tới thủ tục giải quyết yêu cầu phá sản. Chủ thể tham gia quá trình giải
quyết yêu cầu phá sản bao gồm 05 chủ thể, quản tài viên và doanh nghiệp quản lý
thanh lý tài sản là 01 trong 05 chủ thể có vai trị quan trọng trong việc thực hiện
thủ tục phá sản.
Trước Luật Phá sản năm 2014, để hỗ trợ Tòa án trong quản lý, thanh lý tài
sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu giải quyết phá sản, Luật Phá sản
doanh nghiệp năm 1993 và Luật Phá sản năm 2004 có những quy định về việc
quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp yêu cầu giải quyết phá sản, trong đó quy
định về cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ quản lý tài sản và tổ thanh lý


4


tài sản (căn cứ điều 15, điều 42 Luật Phá sản doanh nghiệp năm 1993) hay tổ quản
lý, thanh lý tài sản (căn cứ điều 9, 10, 11 Luật Phá sản năm 2004).
Tổ quản lý, thanh lý tài sản do Thẩm phán quyết định thành lập đồng thời
với việc ra quyết định mở thủ tục phá sản với cơ cấu bao gồm: Chấp hành viên cơ
quan thi hành án cùng cấp làm tổ trưởng, cán bộ Tòa án, đại diện chủ nợ, đại diện
hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã bị mở thủ tục phá sản và trường hợp cần
thiết có đại diện cơng đồn, đại diện người lao động v.v.. (căn cứ điều 9 Luật Phá
sản năm 2004). Tuy nhiên, các thành viên Tổ quản lý, thanh lý tài sản đều là những
người thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm, sau đó khi tham gia quản lý và thanh lý tài
sản thường lúng túng, không chủ động về thời gian và công việc. Nhận thức của
các thành viên trong tổ chưa đồng đều, nhiều khi dẫn đến mâu thuẫn nội bộ, khó
thống nhất, gây khó khăn trong q trình nhận và xử lý vấn đề trên phương diện
tập thể.
Khắc phục những bất cập của chế định quản lý, thanh lý tài sản doanh
nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản của luật cũ, Luật Phá sản năm 2014
có quy định mới về doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
Theo khoản 7, điều 4 Luật Phá sản 2014 định nghĩa: “Doanh nghiệp quản
lý, thanh lý tài sản là doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản của doanh
nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh tốn trong q trình giải quyết phá sản.”
Căn cứ điều 13 Luật Phá sản 2014, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư
nhân là 02 loại doanh nghiệp được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trong quá
trình giải quyết phá sản. Về điều kiện để doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý
tài sản gồm: thứ nhất, công ty hợp danh có tối thiểu hai thành viên hợp danh là
Quản tài viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc của công ty hợp danh là Quản tài
viên; thứ hai, doanh nghiệp tư nhân có chủ doanh nghiệp là Quản tài viên, đồng
thời là Giám đốc.


5


Chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Doanh
nghiệp quản lý, thanh lý tài sản cử ít nhất 01 Quản tài viên hành nghề trong doanh
nghiệp mình hành nghề tại chi nhánh. Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quản
lý, thanh lý tài sản không được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận
đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, doanh nghiệp quản lý, thanh lý
tài sản gửi văn bản thông báo cho Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương nơi doanh nghiệp có trụ sở chính; trong trường hợp doanh nghiệp thành lập
chi nhánh, văn phòng đại diện tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với
nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính thì doanh nghiệp gửi văn bản thông báo cho Sở
Tư pháp nơi chi nhánh, văn phịng đại diện đó có trụ sở.
Sở Tư pháp lập danh sách chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp
quản lý, thanh lý tài sản tại địa phương, công bố trên Cổng thông tin điện tử của Sở
Tư pháp và gửi báo cáo Bộ Tư pháp.
II. Vai trò của doanh nghiệp quản lý thanh lý tài sản trong thủ tục phá sản
theo pháp luật hiện hành
1. Quản lý tài sản, giám sát hoạt động kinh doanh, thanh lý tài sản của doanh
nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán
Việc thực hiện quản lý tài sản, giám sát hoạt động kinh doanh, thanh lý tài
sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán đã thể hiện rằng Quản
tài viên, doanh nghiệp quản lý thanh lý tài sản có vai trị đảm bảo cho tài sản khơng
bị thất thoát khi nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã có dấu hiệu của phá sản và
bảo đảm một cách tốt nhất quyền và lợi ích của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả
năng thanh toán, của các chủ nợ, người lao động… khi bán, thanh lý tài sản.
Không những thế, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý thanh lý tài sản cịn đảm

bảo cho mọi thơng tin được ghi nhận một cách chính xác, tạo sự cơng bằng giữa
hai bên là chủ nợ và con nợ. Cụ thể:
6


Thứ nhất, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có thực hiện hoạt động xác
minh, thu thập, quản lý tài liệu, chứng cứ liên quan đến hoạt động của doanh
nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, tài sản nợ và giao dịch trước đây của
doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán. Đặc biệt ở đây là những giao
dịch diễn ra trong giai đoạn 18 tháng trước khi Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá
sản, bởi đây là giai đoạn mà pháp luật quy định giao dịch của doanh nghiệp, hợp
tác xã mất khả năng thanh tốn bị coi là vơ hiệu. Họ cũng phải thu thập tài liệu,
thông tin, xem xét bất kỳ bên thứ ba nào đã giao dịch với con nợ, đặc biệt trong
thời gian nêu trên để phát hiện giao dịch thuộc trường hợp bị tuyên bố vô hiệu để
đề nghị Tịa án tun bố vơ hiệu.
Tuy nhiên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản cũng phải bảo mật thông
tin thu thập liên quan đến các mối quan hệ của doanh nghiệp, hợp tác xã có tính
chất nhạy cảm về mặt thương mại, riêng tư hay liên quan đến các đối tác khác và
do đó những thơng tin này không được phép tiết lộ cho bên thứ ba nhằm đảm bảo
những thông tin này không bị lợi dụng để gây thiệt hại cho các bên. Trường hợp
những thông tin, tài liệu, chứng cứ mà doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
khơng thể tự mình thu thập được thì có thể đề nghị Thẩm phán tiến hành thu thập
tài liệu, chứng cứ.
Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp, hợp tác xã vẫn tiếp
tục hoạt động kinh doanh, nhưng phải chịu sự giám sát của Thẩm phán và Quản tài
viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản. Trường hợp xét thấy người đại diện
theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng điều hành, doanh
nghiệp, hợp tác xã có dấu hiệu vi phạm khoản 1, điều 48 của Luật Phá sản năm
2014:
“Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, cấm doanh nghiệp, hợp tác xã

thực hiện các hoạt động sau:
- Cất giấu, tẩu tán, tặng cho tài sản;
7


- Thanh tốn khoản nợ khơng có bảo đảm, trừ khoản nợ khơng có bảo đảm
phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản và trả lương cho người lao động trong doanh
nghiệp, hợp tác xã quy định tại điểm c khoản 1 Điều 49 của Luật này;
- Từ bỏ quyền địi nợ;
- Chuyển khoản nợ khơng có bảo đảm thành nợ có bảo đảm hoặc có bảo
đảm một phần bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.”
thì Thẩm phán ra quyết định thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh
nghiệp, hợp tác xã đó theo đề nghị của Hội nghị chủ nợ hoặc doanh nghiệp quản
lý, thanh lý tài sản
Thứ hai, trong thủ tục phá sản, doanh nghiệp quản lý thanh lý tài sản lập
bảng kê, danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ theo quy định của pháp luật
(điều 65, 67, 68 của Luật Phá sản năm 2014).
Qua đó, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thực hiện xây dựng, cập nhật
thông tin, đính chính thơng tin, kiểm tra và đảm bảo độ chính xác của thơng tin về
tài sản, về chủ nợ, người mắc nợ… doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thơng
báo cho Hội nghị chủ nợ tình hình kinh doanh, thực trạng tài chính của doanh
nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán; kết quả kiểm kê tài sản, danh sách chủ
nợ, danh sách người mắc nợ và các nội dung khác tại Hội nghị chủ nợ.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định mở thủ tục phá
sản, doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán phải tiến hành kiểm kê tài
sản và xác định giá trị tài sản đó; trong trường hợp cần thiết thì phải có văn bản đề
nghị Thẩm phán gia hạn, nhưng không quá hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày.
Việc xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã phải được thực hiện theo
quy định của pháp luật.
Trường hợp đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã vắng mặt thì

người được doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản chỉ định làm đại diện của doanh
nghiệp, hợp tác xã thực hiện công việc kiểm kê và xác định giá trị tài sản của
8


doanh nghiệp, hợp tác xã. Bảng kiểm kê tài sản đã được xác định giá trị phải gửi
ngay cho Tòa án nhân dân tiến hành thủ tục phá sản.
Trường hợp xét thấy việc kiểm kê, xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp,
hợp tác xã quy định tại khoản 1 Điều này là khơng chính xác thì Tịa án nhân dân
yêu cầu doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản tổ chức kiểm kê, xác định lại giá trị
một phần hoặc toàn bộ tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã. Giá trị tài sản được
xác định, định giá theo giá thị trường tại thời điểm kiểm kê.
Trường hợp đại diện doanh nghiệp, hợp tác xã và những người khác không
hợp tác về việc kiểm kê tài sản hoặc cố tình làm sai lệch việc kiểm kê tài sản thì bị
xử lý theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thực hiện tất cả các hoạt
động cần thiết để bảo vệ tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh
toán, ngăn chặn việc bán, chuyển giao tài sản mà không được phép của Thẩm
phán; ngăn chặn việc tẩu tán tài sản.
Doanh nghiệp quản lý thanh lý tài sản có nghĩa vụ tối đa hóa giá trị tài sản
của doanh nghiệp, hợp tác xã khi bán, thanh lý tài sản, bảo đảm tốt nhất quyền và
lợi ích của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, của các chủ nợ,
người lao động…Trường hợp phát hiện việc bán, chuyển giao tài sản mà không
được phép của Thẩm phán; việc tẩu tán tài sản thì Quản tài viên đề nghị Thẩm
phán tuyên bố giao dịch vô hiệu và quyết định thu hồi tài sản của doanh nghiệp,
hợp tác xã bị bán hoặc chuyển giao bất hợp pháp.
Các biện pháp bảo toàn tài sản được quy định trong Luật phá sản 2014 bao
gồm: (i) Tuyên bố giao dịch vô hiệu (Điều 60); (ii) Tạm đình chỉ, đình chỉ thực
hiện Hợp đồng đang có hiệu lực (Điều 61); (iii) Bù trừ nghĩa vụ (Điều 63); (iv) Gửi
giấy đòi nợ (Điều 66); (v) Lập danh sách chủ nợ (Điều 67); (vi) Lập danh sách

người mắc nợ (Điều 68); (vii) Đăng ký giao dịch bảo đảm của doanh nghiệp, hợp

9


tác xã mất khả năng thanh toán; (viii) Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (Điều
70).
Thứ tư, doanh nghiệp quản lý thanh lý tài sản giám sát hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định của pháp luật.
Để thực hiện chức năng quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác
xã lâm vào tình trạng phá sản, điều 49, Luật Phá sản năm 2014 quy định doanh
nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được quyền giám sát hoạt động của doanh nghiệp,
hợp tác xã. Theo đó, sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp, hợp
tác xã phải báo cáo doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trước khi thực hiện các
hoạt động liên quan đến việc vay, cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, mua bán, chuyển
nhượng, cho thuê tài sản; bán, chuyển đổi cổ phần; chuyển quyền sở hữu tài sản;
chấm dứt thực hiện hợp đồng có hiệu lực; thanh toán khoản nợ phát sinh sau khi
mở thủ tục phá sản; trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã.
Hình thức báo cáo gồm báo cáo trực tiếp, thư bảo đảm, thư thường, thư điện tử,
fax, telex.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của doanh
nghiệp, hợp tác xã thì họ có trách nhiệm trả lời cho doanh nghiệp, hợp tác xã việc
được thực hiện hoặc không được thực hiện các hoạt động trên và phải chịu trách
nhiệm về việc trả lời của mình. Sau đó, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản phải
báo cáo Thẩm phán về nội dung trả lời của mình. Trường hợp doanh nghiệp, hợp
tác xã thực hiện các hoạt động trên mà không có sự đồng ý của họ thì bị đình chỉ
thực hiện, khơi phục lại tình trạng ban đầu và giải quyết hậu quả theo quy định của
pháp luật.
Thứ năm, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản tham gia vào quá trình
thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.

Theo khoản 3, điều 23 Luật Phá sản năm 2014, thì: “Tịa án nhân dân giao
cho quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản bán một số tài sản của
10


doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán để bảo đảm chi phí phá sản.
Việc định giá, định giá lại và bán tài sản được thực hiện theo quy định tại các điều
122, 123 và 124 của Luật này”. Họ được thuê cá nhân, tổ chức thực hiện công việc
theo quy định của pháp luật, đề xuất với Thẩm phán về việc bán tài sản của doanh
nghiệp, hợp tác xã để bảo đảm chi phí phá sản và bán tài sản theo quyết định của
Thẩm phán để đảm bảo chi phí phá sản. Doanh nghiệp quản lý tổ chức việc định
giá, thanh lý tài sản theo quy định của Luật Phá sản 2014 và báo cáo cơ quan thi
hành án dân sự, thông báo đến người tham gia thủ tục phá sản có liên quan về việc
giao cho cá nhân, tổ chức thực hiện thanh lý tài sản. Sau đó họ phải gửi các khoản
tiền thu được vào tài khoản do Tòa án nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự có
thẩm quyền mở tại ngân hàng.
Như vậy, có thể nói doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản chịu trách nhiệm
chính đối với tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
2. Đại diện cho doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp
tác xã khơng có người đại diện theo pháp luật
Theo khoản 2, điều 16 Luật Phá sản 2014 quy định doanh nghiệp quản lý
thanh lý tài sản “đại diện cho doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh
nghiệp, hợp tác xã khơng có người đại diện theo pháp luật”. Điều đó xuất phát từ
mục đích của phá sản không chỉ bảo vệ quyền lợi cho chủ nợ mà cịn bảo đảm tính
cơng bằng, nhân đạo, giúp cho con nợ thốt khỏi tình trạng nợ nần với sự bảo đảm
pháp lý, qua đó, bảo đảm sự ổn định của nền kinh tế.
Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thay mặt cho con nợ để thực hiện
việc thanh toán với các chủ nợ theo quy định của pháp luật, tránh được tình trạng
xiết nợ hoặc phân chia nợ không công bằng và bất hợp pháp. Các con nợ hồn tồn
có quyền n tâm về các khoản nợ của mình, bởi doanh nghiệp quản lý, thanh lý

tài sản không chỉ giúp họ thanh lý, phân chia tài sản một cách công bằng và đúng
luật, kể cả trong trường hợp tài sản cịn lại của họ khơng đủ để thanh toán hết các

11


khoản nợ mà còn giúp họ thực hiện việc phục hồi lại hoạt động sản xuất, kinh
doanh.
Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thực hiện các quyền và nghĩa vụ của
doanh nghiệp, hợp tác xã, đại diện khi thay mặt cho con nợ thực hiện việc thanh
toán với các chủ nợ theo quy định của pháp luật.Doanh nghiệp quản lý còn đại diện
cho con nợ đàm phán thỏa thuận với chủ nợ về phương án phục hồi lại hoạt động
sản xuất, kinh doanh, giúp con nợ vượt qua khó khăn, thanh tốn được các khoản
nợ, tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh. Chính điều này khẳng định ưu
điểm của tố tụng phá sản là có tác dụng "khai tử" cho các doanh nghiệp mắc nợ
một cách hịa bình và có trật tự.
Trong q trình thực hiện thủ tục phá sản, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài
sản được hưởng thù lao và thực hiện trách nhiệm bảo hiểm nghề nghiệp theo quy
định của pháp luật. Để thực hiện được quy định này thì cần có quy định về bảo
hiểm có trách nhiệm chi trả cho tổn hại gây ra bởi sự không cẩn thận của họ khi
thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình và chủ nợ được phép khởi kiện Quản tài
viên đối với bất kỳ tổn hại nào gây ra bởi sự cẩu thả của họ khi thực hiện quyền và
nghĩa vụ được giao.
3. Báo cáo về tình trạng tài sản, cơng nợ và hoạt động của doanh nghiệp, hợp
tác xã, tham gia xây dựng kế hoạch phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán
Thẩm quyền của Tòa án trong quản lý, thanh lý tài sản được thực hiện gián
tiếp thông qua Quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản – giám
sát, quản lý toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từ thời điểm
mở thủ tục phá sản cho đến khi tuyên bố phá sản. Quan hệ giữa Thẩm phán và

doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản là quan hệ giữa người phụ trách và người
thừa hành, thực thi nhiệm vụ được giao. Quản tài viên phải báo cáo toàn bộ hoạt
động với Thẩm phán, trên cơ sở đó Thẩm phán đưa ra các quyết định pháp lý nhằm
quản lý và thanh lý tài sản của doanh nghiệp; ngược lại Thẩm phán giám sát, kiểm
12


hoạt động của doanh nghiệp quản lý thanh lý tài sản. Kết quả hoạt động của chủ
thể này là rất quan trọng, nó ảnh hưởng tới tiến độ và chất lượng giải quyết vụ việc
phá sản của Tòa án, Tòa án dựa vào báo cáo của doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài
sản để quyết định các vấn đề pháp lý căn bản.
Số lượng doanh nghiệp phá sản tăng khiến cho khối lượng cơng việc tại Tịa
chun trách cũng tăng theo. Việc báo cáo về tình trạng tài sản, cơng nợ và hoạt
động của doanh nghiệp, hợp tác xã là cách thể hiện vai trò của doanh nghiệp quản
lý, thanh lý tài sản là sự hỗ trợ đắc lực cho Tịa án. Với những cơng việc được giao,
cùng với Tịa án, họ đang góp phần triển khai Luật Phá sản đi vào thực tiễn đời
sống một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Về phía doanh nghiệp có nhu cầu phá sản, khi khơng cịn khả năng phục hồi,
doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản cung cấp dịch vụ thực hiện các bước trong
thủ tục phá sản. Cam kết thực hiện một cách nhanh chóng, hiệu quả, giải phóng nợ
để doanh nghiệp có thể rút lui khỏi thị trường, tạo cho mình một sản nghiệp mới.
Hơn thế nữa, Quản tài viên cịn đóng vai trị là người bảo trợ cho các Doanh
nghiệp mất khả nảng thanh toán. Sự xuất hiện của các doanh nghiệp quản lý thanh
lý tài sản nhằm góp phần nâng cao hiệu quả xử lý doanh nghiệp mất khả năng
thanh toán ở Việt Nam.

KẾT LUẬN
Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đóng vai trị rất lớn trong quá trình
giải quyết thủ tục phá sản. Sự ra đời của đội ngũ doanh nghiệp quản lý thanh lý tài
sản sẽ giúp quá trình thanh lý và xử lý tài sản của Doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá

sản nhanh gọn hơn. Tuy nhiên, đây còn là một ngành nghề rất mới tại Việt Nam.
Số lượng các doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản cịn ít. Bởi vậy, cần có những
quy định hồn thiện thể chế doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, tạo hành lang
pháp lý đồng bộ. Cũng như có những giải pháp quản lý, điều hành hiệu quả, tạo
13


điều kiện để họ thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, góp phần phát huy
hiệu lực, hiệu quả của Luật Phá sản trong thực tiễn, đóng góp tích cực vào sự phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước thời gian tới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.

4.
5.

Giáo trình Luật Thương mại Việt Nam tập I, Trường Đại học Luật Hà Nội,
NXB Công an Nhân dân, Hà Nội 2017;
Luật Phá sản 2014, NXB Chính trị Quốc gia;
Nghị định số 22/2015/NĐ-CP, ngày 16 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ,
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phá sản về Quản tài viên và
hành nghề quản lý, thanh lý tài sản:
/> />
14




×