Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

“tư cách pháp lí của doanh nghiệp tư nhân và chế độ trách nhiệm của chủ sở hữu trong hoạt động của doanh nghiệp tư nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.05 KB, 14 trang )

Chủ thể kinh doanh
LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, việc xây dựng một
khung pháp lý hoàn thiện để điều chỉnh các quan hệ trong hoạt động kinh tế là một yêu
cầu bức thiết. Song song với việc công nhận sự tồn tại của các loại hình doanh nghiệp
trong nền kinh tế thì nhà nước cũng ban hành các văn bản pháp luật quy định về tổ
chức và hoạt động của chúng. Luật doanh nghiệp năm 2005 ra đời trên cơ sở hợp nhất
Luật doanh nghiệp 1999 và Luật doanh nghiệp nhà nước 2003 nhìn chung đã quy định
tương đối đầy đủ về các loại hình doanh nghiệp tại nước ta, trong đó có cả doanh
nghiệp tư nhân. Để phục vụ yêu cầu học tập của môn “Chủ thể kinh doanh” và góp
phần tìm hiểu một số vấn đề về doanh nghiệp tư nhân, nhóm chúng tôi đã thực hiện bài
tiểu luận với đề tài “tư cách pháp lí của doanh nghiệp tư nhân và chế độ trách nhiệm
của chủ sở hữu trong hoạt động của doanh nghiệp tư nhân”. Phần lớn nội dung của bài
tiểu luận sẽ tập trung phân tích một số điểm đặc trưng của loại hình doanh nghiệp tư
nhân, hi vọng qua đó góp phần hiểu thêm về những quy định của pháp luật về doanh
nghiệp tại Việt Nam.
Nội dung của tiểu luận sẽ bao gồm các phần chính:
1. Khái quát chung về doanh nghiệp tư nhân
2. Tư cách pháp lý của doanh nghiệp tư nhân và chế độ trách nhiệm của chủ sở
hữu doanh nghiệp tư nhân trong hoạt động của doanh nghiệp.
3. Lời kết
Trong quá trình thực hiện đề tài, còn nhiều hạn chế,thiếu sót.Mong nhận được
sự góp ý của giáo viên!
1
Chủ thể kinh doanh
MỤC LỤC
Lời mở đầu
Mục lục
1. Khái quát chung về doanh nghiệp tư nhân……………………..…….………….3
1.1 Quá trình hình thành và từng bước hoàn thiện khung pháp lý về doanh nghiệp tư
nhân tại Việt Nam………………………………………….……………...………….3


1.2 Khái niệm về doanh nghiệp tư nhân………………………….….……………....4
1.3 Một số đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân…………………………..........……4
1.3.1 Doanh nghiệp tư nhân chỉ do một cá nhân làm chủ………………..………...4
1.3.2 Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân……………..…………..5
1.3.3 Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn trước mọi khoản nợ phát
sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp……………..……………………...5
2. Tư cách pháp lý của doanh nghiệp tư nhân và trách nhiệm của chủ sở hữu trong hoạt
động của doanh nghiệp……………………….………………………………….5
2.1 Tư cách pháp lý của doanh nghiệp tư nhân……………………...………………5
2.1.1 Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân……………...…………..6
2.1.2 Hạn chế trong hoạt động của doanh nghiệp tư nhân xuất phát từ việc không
được công nhận tư cách pháp nhân…………………………………………………...6
2.2 Trách nhiệm của chủ sở hữu trong hoạt động của doanh nghiệp tư nhân……….8
2.2.1 Trách nhiệm của chủ sở hữu trong hoạt động doanh nghiệp trong hoạt động của
doanh nghiệp………………………………………………...................................8
2.2.2 Trách nhiệm của chủ doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp được cho
thuê hoặc được bán…………………………………………………………….…….10
2.2.3 Thuận lợi và hạn chế của doanh nghiệp tư nhân xuất phát từ chế độ trách nhiệm
của chủ sở hữu doanh nghiệp………………………………………………...11
2
Chủ thể kinh doanh
1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
1.1 Quá trình hình thành và từng bước hoàn thiện khung pháp lý về doanh nghiệp
tư nhân tại Việt Nam.
Sau giải phóng phải mất một thời gian khá dài để hình thức sở hữu tư nhân
trong sản xuất kinh doanh được pháp luật công nhận sự tồn tại trong nền kinh tế Việt
Nam . Sau đại hội VI của đảng, nhà nước đã ban hành hàng loạt văn bản pháp luật thừa
nhận và tạo thành khung pháp lý cho sự phát triển của kinh tế tư nhân nói chung và
doanh nghiệp tư nhân nói riêng. Nghị định số 27/HĐBT-1988 của hội đồng bộ trưởng
ban hành ngày 9/3/1988 đã cho phép các cá thể kinh doanh đạt mức lợi nhuận cao

được mở rộng thêm quy mô kinh doanh trở thành doanh nghiệp tư nhân hoặc kết hợp
với nhau thành đơn vị lớn là công ty tư danh.
Luật doanh nghiệp nhà nước ban hành ngày 21/12/1990 quy định: “Nhà nước
công nhận sự tồn tại lâu dài và sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân, thừa nhận sự
bình đẳng trước pháp luật với các doanh nghiệp khác” (điều 1). Hiến pháp năm1992
của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng ghi nhận: “Nhà nước phát triển
nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh
đa dạng, dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân” (điều 19);
“Các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng trước
pháp luật” (điều 22).
Như vậy, tại nước ta,từ những năm 90 của thế kỉ XX, hình thức doanh nghiệp
tư nhân đã được pháp luật thừa nhận. Tuy nhiên phải gần 10 năm sau đó mới có những
quy định pháp luật quy định rõ ràng về tư cách pháp lý của doanh nghiệp tư nhân. Luật
doanh nghiệp 1999 ra đời đã bổ sung và cơ cấu lại các quy định về doanh nghiệp tư
nhân trên mọi phương diện, từ cơ cấu tổ chức, trình tự thành lập, các quyền và nghĩa
vụ cơ bản của doanh nghiệp cũng như của chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân, qua đó
góp phần hoàn thiện khung pháp lý về doanh nghiệp tư nhân nói riêng và doanh nghiệp
tư nhân nói chung.
3
Chủ thể kinh doanh
Ngày 29/11/2005, Luật doanh nghiệp năm 2005 được Quốc hội thông qua thay
thế cho Luật doanh nghiệp năm 1999, Luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003 và Luật
đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 (sửa đổi bổ sung năm 2000). Luật doanh
nghiệp 2005 ra đời thể hiện sự thống nhất trong việc điều chỉnh địa vị pháp lý của các
doanh nghiêp ở Việt Nam, điều này một lần nữa khẳng định vị trí, vai trò của doanh
nghiệp tư nhân bên cạnh các loại hình doanh nhgiệp khác trong nền kinh tế.
1.2 Khái niệm về doanh nghiệp tư nhân
Giống như các loại hình doanh nghiệp khác, doanh nghiệp tư nhân cũng có các
đặc điểm chung của một doanh nghiệp được quy định tại khoản 1 điều 4 Luật doanh
nghiệp 2005 : “ doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn

định, được đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện
các hoạt động kinh doanh”.
Bên cạnh đó, Luật còn định nghĩa về doanh nghiệp tư nhân tại điều 141:
“Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách
nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về hoạt động của doanh nghiệp; Doanh nghiệp tư
nhân không được phát hành bất kì loại chứng khoán nào; Mỗi cá nhân chỉ được thành
lập một doanh nghiệp tư nhân”. Các khái niệm này sẽ được phân tích cụ thể hơn trong
các phần sau.
1.3 Một số đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân với tư cách là một doanh nghiệp nên nó có đầy đủ những
đặc điểm chung của một doanh nghiệp về việc thành lập và đăng kí kinh doanh,
1.3.1 Doanh nghiệp tư nhân chỉ do một cá nhân làm chủ.
Trong doanh nghiệp tư nhân không xuất hiện sự góp vốn giống như các công ti
nhiều chủ sở hữu mà nguồn vốn của doanh nghiệp xuất phát từ một cá nhân duy nhất.
Đặc điểm này tạo cho doanh nghiệp tư nhân một số đặc trưng:
• Về quan hệ sở hữu vốn trong doanh nghiệp: nguồn vốn ban đầu của doanh
nghiệp tư nhân chủ yếu xuất phát từ tài sản cá nhân chủ doanh nghiệp.Phần vốn này sẽ
do chủ doanh nghiệp khai báo với cơ quan đăng kí kinh doanh và dược ghi chép đầy
4
Chủ thể kinh doanh
đủ vào sổ sách kế toán của doanh nghiệp.Trong quá trình hoạt động chủ doanh nghiệp
tư nhân có thể tăng giảm vốn đầu tư theo ý mình mà không phải khai báo với cơ quan
đăng kí kinh doanh trừ khi giản vốn xuống dưới mức đã đăng kí ban đầu.
• Quan hệ sở hữu quyết định quan hệ quản lý
Doanh nghiệp tư nhân chỉ có một chủ đầu tư duy nhất,vì vậy cá nhân có quyền quyết
định mọi vấn đề liên quan đến tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp.chủ doanh
nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân.Một trong những
ưu điểm của việc lựa chọn mô hình doanh nghiệp tư nhân để kinh doanh đó là chủ
doanh nghiệp tư nhân không phải chia sẻ quyền quản lý doanh nghiệp với bất kì đối
tượng nào khác.Chủ doanh nghiệp có quyền định doạt đối với tài sản của doanh nghiệp

cũng như có toàn quyền quyết định việc tổ chức quản lý doanh nghiệp để doanh nghiệp
hoạt động có hiệu quả.
• Về việc phân phối lợi nhuận
Vấn đề phân chia lợi nhuận không áp dụng với doanh nghiệp tư nhân,bởi doanh nghiệp
tư nhân chỉ có một chủ sở hữu và toàn bộ lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh
sẽ thuộc về một mình chủ doanh nghiệp. Đây cũng là ưu điểm khi kinh doanh dưới
hình thức một chủ.
1.3.2 Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.
1.3.3 Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn trước mọi khoản nợ phát
sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Các đặc điểm 1.3.2 và 1.3.3 sẽ được tìm hiểu cụ thể trong phần sau của bài tiểu
luận.
2. Tư cách pháp lý của doanh nghiệp tư nhân và chế độ trách nhiệm của chủ sở
hữu doanh nghiệp tư nhân đối với hoạt động của doanh nghiệp
2.1 Tư cách pháp lý của doanh nghiệp tư nhân
2.1.1 Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân
Theo điều 84 Bộ luật dân sự 2005 thì một tổ chức được công nhận là pháp nhân
khi có đủ những điều kiện :
5

×