Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Bình luận về vai trò của Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc theo quy định của Hiến Chương và thực tiễn hoạt động của Liên Hợp Quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.95 KB, 11 trang )

BÀI TẬP LỚN HỌC KÌ MÔN CÔNG PHÁP QUỐC TẾ
LỜI MỞ ĐẦU
Chúng ta biết rằng xã hội loài người càng phát triển, thì mong muốn về
một thế giới hòa bình, ổn định và phát triển là một mong muốn thiết thực của
mọi người dân trên thế giới. Ngày 24 tháng 10 năm 1945 là một bước ngoặt lịch
sử của thế giới khi Hiến chương Liên Hợp Quốc bắt đầu có hiệu lực và kèm theo
đó là sự ra đời của Liên Hợp Quốc, một tổ chức quốc tế chung nhằm duy trì hòa
bình và an ninh thế giới, đây là mục đích ban đầu khi ra đời của tổ chức này. Và
tiếp theo đó là sự ra đời của các cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc, trong
đó Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc, là cơ quan chính trị quan trọng nhất và
hoạt động thường xuyên của Liên Hiệp Quốc, chịu trách nhiệm chính về việc
duy trì hoà bình và an ninh quốc tế. Chúng ta thấy rằng từ khi ra đời cho tới nay,
Liên Hợp Quốc và sáu tổ chức chính của mình đã góp vai trò không nhỏ vào hòa
bình, an ninh, ổn định và phát triển của toàn thế giới. Với vai trò to lớn như vậy
trong khuôn khổ đề tài “ Bình luận về vai trò của Hội Đồng Bảo An Liên Hợp
Quốc theo quy định của Hiến Chương và thực tiễn hoạt động của Liên Hợp
Quốc” chúng ta cũng tìm hiểu về vai trò cũng như thực tiễn hoạt động của
chúng.


SINH VIÊN: NGUYỄN TIẾN DŨNG_MSSV: 341557_LỚP:N02 _TL:1 _NHÓM:2 1
BÀI TẬP LỚN HỌC KÌ MÔN CÔNG PHÁP QUỐC TẾ
NỘI DUNG
I. CĂN CỨ PHÁP LÍ QUY ĐỊNH VỀ VAI TRÒ CỦA HỘI ĐỒNG BẢO AN VÀ
MỤC ĐÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA LIÊN HỢP QUỐC.
1. Mục đích hoạt động của Liên Hợp Quốc theo Hiến Chương.
Chúng ta thấy rằng Liên Hợp Quốc ra đời dựa trên thỏa thuận của 50 quốc
gia thành viên đầu tiên với căn cứ pháp lí là Hiến Chương Liên Hợp Quốc. Vì
vậy Hiến Chương là văn bản pháp lí quan trọng nhất mà tổ chức này đang lấy đó
là căn cứ hoạt động của mình. Chúng ta thấy rằng với tầm quan trọng của mình
thì những mục đích hoạt động của Liên Hợp Quốc đã được quy định một cách


chung nhất ngay tại lời mở đầu và Điều 1 của Hiến Chương. Điều 1 của Hiến
Chương đã khẳng định:
“Điều 1: Mục đích của Liên hợp quốc là:
1. Duy trì hoà bình và an ninh quốc tế, và để đạt được mục đích đó, thi hành
những biện pháp tập thể có hiệu quả để phòng ngừa và loại trừ các mối đe
dọa hoà bình, cấm mọi hành vi xâm lược và phá hoại hoà bình khác; điều
chỉnh hoặc giải quyết các vụ tranh chấp hoặc những tình thế có tính chất quốc
tế có thể đưa đến sự phá hoại hoà bình, bằng phương pháp hoà bình theo
đúng nguyên tắc của công lý và pháp luật quốc tế;
2. Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng nguyên
tắc bình đẳng và tự quyết của các dân tộc và áp dụng những biện pháp phù
hợp khác để củng cố hoà bình thế giới;
3. Thực hiện sự hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế về kinh
tế, xã hội, văn hoá và nhân đạo và khuyến khích phát triển sự tôn trọng các
quyền của con người và các tự do cơ bản cho tất cả mọi ngưòi không phân
biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ hoặc tôn giáo;
4. Trở thành trung tâm phối hợp mọi hành động của các dân tộc, nhằm đạt được
những mục đích chung nói trên.”
Chúng ta thấy rằng theo quy định này của Hiến Chương thì Liên Hợp Quốc
có một vai trò rất quan trọng trong mọi hoạt động của toàn thế giới. Ngoài quy
định này ra thì nhiệm vụ của Liên Hợp Quốc còn được quy định thông qua việc
quy định nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan chính thuộc Liên Hợp Quốc như sáu
cơ quan cơ bản của Liên Hợp Quốc là: Đại hội đồng, Hội đồng bảo an, Hội đồng
kinh tế và xã hội, Hội đồng quản thác, Toà án quốc tế và Ban thư ký. Đây chính
là căn cứ để xem xét thực tiễn hoạt động của Liên Hợp Quốc như thế nào, Liên
Hợp Quốc đã làm được gì trên thực tế và những hạn chế, tồn tại trong quá trình
hoạt động của Liên Hợp Quốc.
SINH VIÊN: NGUYỄN TIẾN DŨNG_MSSV: 341557_LỚP:N02 _TL:1 _NHÓM:2 2
BÀI TẬP LỚN HỌC KÌ MÔN CÔNG PHÁP QUỐC TẾ
2. Vai trò của Hội Đồng Bảo An theo Hiến Chương.

Chúng ta thấy rằng với việc ghi nhận Hội Đồng Bảo An là cơ quan giữ vai
trò chủ đạo trong việc giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế. Hiến Chương cũng
đã quy định cụ thể về vai trò của tổ chức này trong việc giữ gìn hòa bình và an
ninh quốc tế. Theo Hiến chương thì vai trò của Hội Đồng Bảo An Liên Hợp
Quốc được quy định ngay tại chương V và các chương khác với những nội dung
khác nhau như chương VI,VII,VIII: nhưng tóm lại vai trò của Hội Đồng Bảo An
thể hiện qua các nhiệm vụ sau:
- Hội đồng bảo an có quyền điều tra bất cứ vụ tranh chấp hoặc tình thế nào mà
có thể dẫn đến bất hòa giữa các quốc gia.
- Hội đồng bảo an có chức năng yêu cầu các bên tranh chấp giải quyết các
tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hòa bình. Phương pháp hòa bình được
Hiến chương Liên hợp quốc đề cập đến là đàm phán, điều tra, trung gian, hòa
giải, trọng tài, bằng con đường tư pháp, bằng việc sử dụng những cơ quan
hoặc những hiệp định khu vực, hoặc bằng các biện pháp hòa bình khác do
các bên lựa chọn.
- Hội đồng bảo an là cơ quan xác định sự đe dọa hòa bình, phá hoại hòa bình
hoặc hành vi xâm lược và đưa ra những kiến nghị hoặc quyết định những
biện pháp để duy trì hoặc khôi phục hòa bình và an ninh thế giới.
- Hội đồng bảo an là cơ quan đề nghị việc kết nạp thành viên mới của Liên hợp
quốc và đề nghị các điều kiện để các quốc gia có thể trở thành thành viên của
Qui chế Tòa án quốc tế.
- Hội đồng bảo an thực hiện chức năng bảo trợ của Liên hợp quốc đối với các
khu vực chiến lược.
- Hội đồng bảo an đề nghị Đại hội đồng bầu Tổng thư ký Liên hợp quốc và
cùng với Đại hội đồng bầu các thẩm phán của Tòa án quốc tế.
- Hội đồng bảo an còn đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển hoạt
động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.
Chúng ta thấy rằng trên các căn cứ nêu trên chúng ta sẽ đi bình luận cụ thể về
vai trò của Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc theo Hiến Chương.
SINH VIÊN: NGUYỄN TIẾN DŨNG_MSSV: 341557_LỚP:N02 _TL:1 _NHÓM:2 3

BÀI TẬP LỚN HỌC KÌ MÔN CÔNG PHÁP QUỐC TẾ
II. BÌNH LUẬN VAI TRÒ CỦA HỘI ĐỒNG BẢO AN THEO HIẾN CHƯƠNG.
Chúng ta thấy rằng trước khi bình luận vai trò của Hội Đồng Bảo An Liên
Hợp Quốc thì cũng cần nhìn lại cơ cấu thành phần của Hội Đồng Bảo An: Hội
đồng bảo an gồm 15 ủy viên, trong đó có 5 ủy viên thường trực là: Anh, Pháp,
Mỹ, CHND Trung Hoa, CHLB Nga và 10 ủy viên không thường trực được Đại
hội đồng bầu ra với nhiệm kỳ 2 năm. Khi bầu các ủy viên không thường trực,
Đại hội đồng phải đặc biệt tính đến sự đóng góp của thành viên Liên hợp quốc
vào việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới, vào các mục đích khác của Liên
hợp quốc cũng như lưu ý đến sự phân bố công bằng theo khu vực địa lý. Các
vấn đề quan trọng của Hội Đồng Bảo An đều phải được 5 thành viên thường
trực thông qua, nếu một thành viên bỏ phiếu trắng thì vấn đề cũng không được
thông qua. Trên đặc điểm này chúng ta cùng làm rõ vai trò của Hội Đồng Bảo
An như sau.
Thư nhất: Hội đồng bảo an có quyền điều tra bất cứ vụ tranh chấp hoặc
tình thế nào mà có thể dẫn đến bất hòa giữa các quốc gia. Chúng ta thấy rằng
bằng các quy định của Liên Hợp Quốc, Hội Đồng Bảo An có quyền điều tra làm
rõ bất cứ các vụ tranh chấp nào đe dọa hoặc có thể là nguyên nhân dẫn đến tranh
chấp hoặc xung đột giữa các quốc gia. Khi có các tranh chấp xảy ra giữa các
quốc gia thì Hội Đồng Bảo An đưa ra các biện pháp để giải quyết, trước đó có
thể là các hoạt động điều tra để làm rõ các nguyên nhân xảy ra tranh chấp và từ
đó có hướng giải quyết cụ thể.
Ví dụ: ngày 26/3/2010 vụ việc về tàu chiến của Hàn Quốc bị đánh gẫy đôi,
làm gia tăng mâu thuẫn vốn có giữa Triều Tiên và Hàn Quốc, hai bên đã có
những phản ứng rất mạnh về vụ việc trên, về phía Hàn Quốc đã khẳng định về
việc Triều Tiên đã bắn ngư lôi vào tầu chiến của họ. Vụ việc này có thể dẫn đến
những xung đột và chiến sự hai bên. Chính vì vậy để giải quyết vụ việc trên hội
đồng bảo an có thể đứng ra điều tra vụ việc này để giải quyết mâu thuẫn trên.
Chúng ta thấy rằng trên thực tế thì sau các hoạt động đều tra của Hội đồng
bảo an thì đó là các nghị quyết của hội đồng bảo an về giải quyêt các vụ việc,

dựa vào các căn cứ này Hội đồng bảo an có thể áp dụng các biện pháp trừng
phạt theo quy định của Hiến Chương.
Thứ hai: Hội đồng bảo an có chức năng yêu cầu các bên tranh chấp giải
quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hòa bình. Việc Hội đồng bảo an
yêu cầu các bên tranh chấp giải quyết bằng biện pháp hòa bình đó chính là việc
SINH VIÊN: NGUYỄN TIẾN DŨNG_MSSV: 341557_LỚP:N02 _TL:1 _NHÓM:2 4
BÀI TẬP LỚN HỌC KÌ MÔN CÔNG PHÁP QUỐC TẾ
yêu cầu các bên thực hiện các nguyên tắc của Luật quốc tế theo quy định tại
Hiến Chương. Với vai trò là cơ quan gìn giữ hòa bình an ninh thế giới Hội đồng
bảo an sẽ thực hiện vai trò của mình trên nguyên tắc giải quyết tranh chấp giữa
các quốc gia. Trên thực tiễn hoạt động thì chúng ta thấy rằng Hội đồng bảo an
liên hợp quốc đã rất nhiều lần đưa ra các yêu cầu đề nghị các bên tranh chấp
ngồi vào vòng đàm phán và giải quyết các tranh chấp trên việc tuân thủ các
nguyên tắc của Hiến Chương.
Ví dụ: Khi mà các mâu thuẫn giữa Triều Tiên và Hàn Quốc gia tăng qua việc
Triều Tiên liên tục bắn thử các tên lửa đẩy và thử vũ khí Hạt Nhân vào tháng 10
năm 2006, thì Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc đã đưa ra các yêu cầu đề nghị
Triều Tiên quay về vòng đàm phán để giải quyết các vấn đề liên quan đến mối
quan hệ bất ổn giữa Triều Tiên và Hàn Quốc.
Thứ ba: Hội đồng bảo an là cơ quan xác định sự đe dọa hòa bình, phá hoại
hòa bình hoặc hành vi xâm lược và đưa ra những kiến nghị hoặc quyết định
những biện pháp để duy trì hoặc khôi phục hòa bình và an ninh thế giới. Chúng
ta thấy rằng khi mà Hội đồng bảo an liên hợp quốc là cơ quan duy nhất có nhiệm
vụ xác định sự đe dọa hòa bình, phá hoại hòa bình an ninh thế giới. Hội đồng
bảo an có thể xác định đâu là các nguyên nhân có thể dẫn đến bất ổn an ninh hòa
bình thế giới để từ đó có các biện pháp giải quyết thích đáng.
Ví dụ: Việc xác định Iran xây dựng thêm 10 nhà máy làm dầu Urani có thể sẽ
là nguyên nhân gây đến việc leo thang về làm dầu urani trên toàn thế giới,
nguyên liệu chủ yếu để sản xuất bom nguyên tử. Hội đồng bảo an có thể áp dụng
các biện pháp trừng phạt theo quy định của Hiến Chương buộc Iran phải ngừng

hoạt động này. Theo đúng tinh thần của Liên hợp quốc về không phổ biến vũ khí
hạt nhân
Thứ tư: Hội đồng bảo an là cơ quan đề nghị việc kết nạp thành viên mới của
Liên hợp quốc và đề nghị các điều kiện để các quốc gia có thể trở thành thành
viên của Qui chế Tòa án quốc tế. Theo khoản 2 Điều 4 Hiến chương thì Hội
đồng bảo an liên hợp quốc đóng vai trò là người giới thiệu, kiến nghị thành viên
mới. “Việc kết nạp bất cứ một quốc gia nào nói trên vào Liên hợp quốc sẽ được
tiến hành bằng nghị quyết của Đại hội đồng, theo kiến nghị của Hội đồng bảo
an”
Thư năm: Hội đồng bảo an đề nghị Đại hội đồng bầu Tổng thư ký Liên
hợp quốc và cùng với Đại hội đồng bầu các thẩm phán của Tòa án quốc tế. Theo
SINH VIÊN: NGUYỄN TIẾN DŨNG_MSSV: 341557_LỚP:N02 _TL:1 _NHÓM:2 5

×