Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

luat canh tranh va bao ve nguoi tieu dung Phân tích những điểm mới của Luật Cạnh tranh 2018 về thoả thuận hạn chế cạnh tranh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (347.1 KB, 16 trang )

1

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP HỌC KỲ
MÔN:

Pháp luật về cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng
ĐỀ BÀI: 10

HỌ TÊN
MSSV
LỚP
NHÓM

Hà Nội, 2021


2

MỤC LỤC
NỘI DUNG.......................................................................3
I. Những vấn đề lý luận chung về thoả thuận hạn chế
cạnh tranh...................................................................3
1. Khái niệm..............................................................3
2. Đặc điểm của thoả thuận hạn chế cạnh tranh..........4
II. Những điểm mới của Luật Cạnh tranh 2018 về thoả
thuận hạn chế cạnh tranh.............................................6
1. Luật bổ sung về các thoả thuận hạn chế cạnh tranh. 6
2. Luật cạnh tranh 2018 thay đổi về các hành vi hạn chế


cạnh tranh bị cấm theo quy định tại Điều 12................7
3. Các trường hợp hạn chế cạnh tranh bị cấm tuyệt đối 8
4. Thỏa thuận hạn chế bị cấm có điều kiện và việc
hưởng miễn trừ.........................................................10
5. Đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn
chế cạnh tranh một cách đáng kể của thoả thuận hạn
chế cạnh tranh.........................................................11
KẾT LUẬN.....................................................................13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................14


3

MỞ ĐẦU
Lịch sử kinh tế của loài người được đánh dấu khởi nguyên là hoạt động
săn bắn hái lượm chiếm đoạt sản phẩm tự nhiên, tiến dần lên nền kinh tế sản xuất
tự túc tự cấp, sau này lại được thay bằng nền kinh tế thị trường xen lẫn nền kinh tế
kế hoạch tập trung trong khoảng thời gian ngắn ngủi. Thực tế lịch sử cho thấy chưa
có một nền kinh tế nào ưu việt hơn nền kinh tế thị trường bởi sự đa dạng hóa sở
hữu, đa thành phần kinh tế, đa chủ thể kinh doanh và đa lợi ích kinh tế ẩn chứa sự
sáng tạo vô tận của con người, nuôi dưỡng sự cạnh tranh để trở thành nguồn năng
lượng không bao giờ vơi cạn thúc đẩy kinh tế phát triển không ngừng càng làm cho
cạnh tranh trở thành quy luật tất yếu và là nguồn động lực khơng thể thay thế. Luật
cạnh tranh ra đời đã có những quy định rất rõ về các hành vi trong cạnh tranh và
đặc biệt là thoả thuận cạnh tranh. Do đó em xin chọn đề tài sau để đi sâu vào tìm
hiểu “Phân tích những điểm mới của Luật Cạnh tranh 2018 về thoả thuận hạn che
cạnh tranh”
NỘI DUNG
I.
Những vấn đề lý luận chung về thoả thuận hạn chế cạnh tranh

1. Khái niệm
Luật Cạnh tranh (sửa đổi) được Quốc hội khóa XIV thơng qua tại kỳ họp
thứ 5 với 95,28% đại biểu biểu quyết tán thành. So với Luật Cạnh tranh năm 2004,
Luật Cạnh tranh năm 2018 được xây dựng dựa trên sự kết hợp chặt chẽ giữa tư duy
kinh tế và tư duy pháp lý, trong đó nhấn mạnh yêu cầu tăng cường hiệu quả thực
thi, trong đó nổi bật là sự thay đổi về phương thức kiểm soát hành vi thoả thuận
hạn chế cạnh tranh.
Thỏa thuận theo được định nghĩa là “hoạt động giữa hai hay nhiều
người với nhau bằng hành vi hoặc không bằng hành vi để nhằm đạt được một
cùng mục đích nhất định”


4

Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được coi là hành vi giữa các các chủ thể
thống nhất ý chí để nhằm đạt được mục đích kinh doanh nhất định. Khái niệm thỏa
thuận hạn chế cạnh tranh được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau, cho ta cái
nhìn tồn diện về thuật ngữ này:Dưới góc độ kinh tế học, thỏa thuận hạn chế cạnh
tranh được nhìn nhận là sự thống nhất cùng hành động của nhiều doanh nghiệp
nhằm giảm bớt hoặc loại bỏ sức ép của cạnh tranh hoặc hạn chế khả năng hành
động một cách độc lập giữa các đối thủ cạnh tranh.Dưới góc độ khoa học pháp lý
có thể hiểu thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là sự thống nhất ý chí của từ 2 chủ thể
kinh doanh trở lên được thể hiện dưới bất kỳ hình thức nào, có hậu quả làm giảm,
sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường.
Như vậy, có thể hiểu, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là sự thống nhất
cùng hành động của nhiều doanh nghiệp nhằm giảm bớt hoặc loại bỏ sức ép của
cạnh tranh hoặc hạn chế khả năng hành động một cách độc lập giữa các đối thủ
cạnh tranh. Pháp luật Việt Nam chưa có một định nghĩa cụ thể thế nào là thỏa
thuận hạn chế cạnh tranh mà chỉ liệt kê các hành vi được coi là thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh tại điều 11 Luật cạnh tranh 2018.

2. Đặc điểm của thoả thuận hạn chế cạnh tranh
Thứ nhất, về chủ thể tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là các
doanh nghiệp hoạt động độc lập.
Theo Luật Cạnh tranh 2018 thì thỏa thuận hạn chế cạnh tranh diễn ra
giữa các doanh nghiệp. Doanh nghiệp theo quy định của luật doanh nghiệp
2014 thì được hiểu là tổ chức kinh tế có tên riêng, tài sản riêng, có trụ sở giao dịch
ổn định và được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích
thực hiện các hoạt động kinh doanh. Còn trong pháp luật cạnh tranh thì doanh
nghiệp bao gồm tổ chức, cá nhân kinh doanh. Các doanh nghiệp tham gia thỏa
thuận phải hoạt động độc lập với nhau và hồn tồn khơng phụ thuộc với nhau về
tài chính. Ý chí của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận cũng phải là ý chí độc


5

lập của mối bên, không thể bị ép buộc. Thỏa thuận hạn chế cạnh trang có thể diễn
ra giữa các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh của nhau trên một thị trường liên
quan hoặc giữa các bên không phải đối thủ của nhau.Như vậy, trường hợp công ty
mẹ – công ty con, hay giữa công ty với đại lý của mình có sự thỏa thuận thì khơng
coi là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
Thứ hai, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh chỉ được hình thành khi có sự
thống nhất ý chí của các bên tham gia thỏa thuận. Sự thống nhất cùng hành động
giữa các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận được thể hiện công khai hoặc không
công khai. Đây là dấu hiệu quan trọng nhất của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, các
hành vi giống nhau của các doanh nghiệp chưa đủ để chứng minh là đã có thỏa
thuận giữa họ, mà phải có sự thống nhất ý chí cùng hành động của các bên tham
gia thỏa thuận. Ở dấu hiệu này, chúng ta cần phân biệt sự thống nhất ý chí của các
doanh nghiệp với sự thống nhất về mục đích của doanh nghiệp khi tham gia thỏa
thuận hạn chế cạnh tranh. Khi thống nhất thực hiện hành vi thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh, các doanh nghiệp có thể cùng hoặc khơng cùng một mục đich theo

đuổi.
Ví dụ: Đều cùng tham gia một thỏa thuận nhưng doanh nghiệp A có mục
đích mở rộng thị trường nhưng doanh nghiệp B lại muốn loại bỏ một doanh nghiệp
khác là đối thủ cạnh tranh
Nội dung thỏa thuận thường là về việc ấn định giá, phân chia thị trường
tiêu thụ, hạn chế nguồn cung. Pháp luật Việt Nam chỉ ghi nhận một thỏa thuận vi
phạm một trong các hình thức vi phạm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh khi đã có đủ
bằng chứng kết luận giữa họ đã tồn tại một hợp đồng chính thức bằng văn bản (hợp
đồng, bản ghi nhớ…); hoặc có thể bằng hình thức khơng thành văn bản như: các
cuộc gặp mặt, họp bàn… nhưng phải có sự ghi nhận ở những tài liệu liên quan.
Các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có thể nhằm
cùng một mục đích hoặc nhiều mục đích khác nhau. Tuy nhiên, dù với mục đích


6

nào thì doanh nghiệp đã có sự thống nhất ý chí về cùng thực hiện một hành động
nào đó đều bị coi là hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Yếu tố hành vi được coi
là điều kiện cơ bản, bởi nếu mới chỉ dừng lại ở ý định, ý tưởng những chưa có sự
thỏa thuận trên thực tế thì khơng thể coi là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.
Thứ ba, hậu quả của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là làm giảm sức ép
cạnh tranh, làm sai lệch hoặc cản trở cạnh tranh trên thị trường. Thỏa thuận cạnh
tranh gây ra cho thị trường sự xóa bỏ cạnh tranh, các đối thủ trên thị trường sẽ
khơng cịn cạnh tranh nữa. Hậu quả của nó có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi
của người tiêu dùng và gây thiệt hại cho các doanh nghiệp không tham gia việc
thỏa thuận.
II. Những điểm mới của Luật Cạnh tranh 2018 về thoả thuận hạn
chế cạnh tranh
1. Luật bổ sung về các thoả thuận hạn chế cạnh tranh
Nếu như ở Luật cạnh tranh 2004 quy định về 8 hành vi thoả thuận hạn

chế cạnh tranh ( 8 hành vi đầu ) thì Luật cạnh tranh 2018 đã liệt kê thêm 3 hành vi
nữa thành 11 hành vi. Theo quy định tại Điều 11 Luật cạnh tranh 2018, các hành vi
thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bao gồm:


Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.



Thỏa thuận phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung
cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ.



Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán
hàng hóa, cung ứng dịch vụ.



Thỏa thuận để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu khi tham gia
đấu thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ.



Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, khơng cho doanh nghiệp khác tham gia thị
trường hoặc phát triển kinh doanh.


7




Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các
bên tham gia thỏa thuận.



Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư.



Thỏa thuận áp đặt hoặc ấn định điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng
hóa, cung ứng dịch vụ cho doanh nghiệp khác hoặc thỏa thuận buộc doanh
nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của
hợp đồng.



Thỏa thuận không giao dịch với các bên không tham gia thỏa thuận.



Thỏa thuận hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp hàng hóa,
cung ứng dịch vụ của các bên khơng tham gia thỏa thuận.



Thỏa thuận khác gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh
tranh.
Ba thoả thuận được bổ sung bao gồm: Thỏa thuận không giao dịch với

các bên không tham gia thỏa thuận; Thỏa thuận hạn chế thị trường tiêu thụ sản
phẩm, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ của các bên không tham gia
thỏa thuận; Thỏa thuận khác gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế
cạnh tranh.
2. Luật cạnh tranh 2018 thay đổi về các hành vi hạn chế cạnh tranh
bị cấm theo quy định tại Điều 12
Nếu như luật cạnh tranh 2004 quy định các thoả thuận
cạnh tranh bị cấm ở điều 9 với 2 khoản :
Điều 9. Các thoả thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm
1. Cấm các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại
các khoản 6, 7 và 8 Điều 8 của Luật này.


8

2. Cấm các thoả thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại
các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 8 của Luật này khi các bên tham
gia thoả thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ
30% trở lên.
Thì sang đến luật cạnh tranh 2018 đã được bổ sung thêm
2 khoản 3 và 4
Điều 12. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm
1. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
trên cùng thị trường liên quan quy định tại các khoản 1, 2 và 3
Điều 11 của Luật này.
2. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 11 của Luật này.
3. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
trên cùng thị trường liên quan quy định tại các khoản 7, 8, 9, 10
và 11 Điều 11 của Luật này khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc

có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể
trên thị trường.
4. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
kinh doanh ở các công đoạn khác nhau trong cùng một chuỗi sản
xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất
định quy định tại các khoản 1, 2, 3, 7, 8, 9, 10 và 11 Điều 11 của
Luật này khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây
tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường.
Trong đó, nổi bật là thỏa thuận giữa các doanh nghiệp
trên cùng một thị trường liên quan gây tác động hoặc có khả năng
gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị


9

trường và thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kinh doanh ở
các công đoạn khác nhau trong cùng một chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối
với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định.
Theo quan điểm xử lí được quy định trong điều 12, Luật cạnh tranh thì
khơng phải tất cả các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đều bị cấm một cách tuyệt đối
khơng có miễn trừ, khơng có ngoại lệ chỉ áp đối với những loại thỏa thuận về ngăn
cấm, kìm hãm, khơng cho đối thủ tiềm năng tham gia thương trường, không được
phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh; thỏa thuận loại bỏ các doanh nghiệp
không phải là thành viên của thỏa thuận hoặc thống nhất để một hoặc các bên
thắng thầu trong cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
3. Các trường hợp hạn chế cạnh tranh bị cấm tuyệt đối
– Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên cùng thị
trường liên quan bao gồm: Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực
tiếp hoặc gián tiếp; Thỏa thuận phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu
thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ; Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm

soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
– Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bao gồm: Thỏa
thuận để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu khi tham gia đấu thầu
trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ; Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm,
khơng cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh; Thỏa
thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên tham gia
thỏa thuận
– Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên cùng thị
trường liên quan bao gồm: Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn
chế đầu tư; Thỏa thuận áp đặt hoặc ấn định điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán
hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho doanh nghiệp khác hoặc thỏa thuận buộc doanh
nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của


10

hợp đồng; Thỏa thuận không giao dịch với các bên không tham gia thỏa thuận;
Thỏa thuận hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp hàng hóa, cung
ứng dịch vụ của các bên không tham gia thỏa thuận; Thỏa thuận khác gây tác động
hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh khi các thỏa thuận này gây tác
động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị
trường.
– Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kinh doanh ở các
công đoạn khác nhau trong cùng một chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với
một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định bao gồm: Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa,
dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp; Thỏa thuận phân chia khách hàng, phân
chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ; Thỏa thuận
hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung
ứng dịch vụ; Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư;
Thỏa thuận áp đặt hoặc ấn định điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa,

cung ứng dịch vụ cho doanh nghiệp khác hoặc thỏa thuận buộc doanh nghiệp khác
chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của
hợp đồng; …
4. Thỏa thuận hạn chế bị cấm có điều kiện và việc
hưởng miễn trừ
Ta có thể thấy trong luật cạnh tranh 2004 đã quy định về
các trường hợp miẽn trừ đối với thuận thuận hạn chế cạnh tranh
bị cấm tại điều 10 như sau :
1. Thoả thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại khoản 2
Điều 9 của Luật này được miễn trừ có thời hạn nếu đáp ứng một
trong các điều kiện sau đây nhằm hạ giá thành, có lợi cho người
tiêu dùng:


11

a) Hợp lý hố cơ cấu tổ chức, mơ hình kinh doanh, nâng
cao hiệu quả kinh doanh;
b) Thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, cơng nghệ, nâng cao chất
lượng hàng hố, dịch vụ;
c) Thúc đẩy việc áp dụng thống nhất các tiêu chuẩn chất
lượng, định mức kỹ thuật của chủng loại sản phẩm;
d) Thống nhất các điều kiện kinh doanh, giao hàng, thanh
tốn nhưng khơng liên quan đến giá và các yếu tố của giá;
đ) Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và
vừa;
e) Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam
trên thị trường quốc tế.
2. Trình tự, thủ tục, thời hạn miễn trừ được thực hiện theo
quy định tại Mục 4 Chương này.

Tuy nhiên thì sang đến năm 2018 luật cạnh tranh đã sửa
đổi và thay thế tên điều luật thành miễn trừ đối với thỏa thuận
hạn chế cạnh tranh bị cấm và được quy định tại điều 14 luật cạnh
tranh năm 2018. Nếu như tại điểm a khoản 1 luật cạnh tranh
2004 quy định “1. Thoả thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại
khoản 2 Điều 9 của Luật này được miễn trừ có thời hạn nếu đáp
ứng một trong các điều kiện sau đây nhằm hạ giá thành, có lợi
cho người tiêu dùng: a) Hợp lý hố cơ cấu tổ chức, mơ hình kinh
doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh “ thì sang đến năm 2018 tại
khoản 1 điều này đã sủa đổi thành :’
1. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại các khoản
1, 2, 3, 7, 8, 9, 10 và 11 Điều 11 bị cấm theo quy định tại Điều 12


12

của Luật này được miễn trừ có thời hạn nếu có lợi cho người tiêu
dùng và đáp ứng một trong các điều kiện sau đây…
a) Tác động thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, cơng nghệ, nâng
cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ;
b) Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam
trên thị trường quốc tế;
c) Thúc đẩy việc áp dụng thống nhất tiêu chuẩn chất
lượng, định mức kỹ thuật của chủng loại sản phẩm;
d) Thống nhất các điều kiện thực hiện hợp đồng, giao
hàng, thanh tốn nhưng khơng liên quan đến giá và các yếu tố
của giá.
2. Thỏa thuận lao động, thỏa thuận hợp tác trong các
ngành, lĩnh vực đặc thù được thực hiện theo quy định của luật
khác thì thực hiện theo quy định của luật đó. “

Như vậy khoản 2 ở điều này đã được thay thế từ “trình tự,
thủ tục, thời hạn miễn trừ được thực hiện theo quy định tại Mục 4
Chương này “ sang “Thỏa thuận lao động, thỏa thuận hợp tác
trong các ngành, lĩnh vực đặc thù được thực hiện theo quy định
của luật khác thì thực hiện theo quy định của luật đó” điểm mới
này mang lại vai trị to lớn đối với luật cạnh tranh.
5. Đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động
hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của thoả thuận hạn
chế cạnh tranh
Không chỉ vậy mà cạnh tranh 2018 đã bổ sung điều 13 về
đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh


13

tranh một cách đáng kể của thoả thuận hạn chế cạnh tranh như
sau :
1. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đánh giá tác động hoặc
khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của
thỏa thuận hạn chế cạnh tranh căn cứ vào một số yếu tố sau đây:
a) Mức thị phần của các doanh nghiệp tham gia thỏa
thuận;
b) Rào cản gia nhập, mở rộng thị trường;
c) Hạn chế nghiên cứu, phát triển, đổi mới công nghệ
hoặc hạn chế năng lực công nghệ;
d) Giảm khả năng tiếp cận, nắm giữ cơ sở hạ tầng thiết
yếu;
đ) Tăng chi phí, thời gian của khách hàng trong việc mua
hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hoặc khi
chuyển sang mua hàng hóa, dịch vụ liên quan khác;

e) Gây cản trở cạnh tranh trên thị trường thông qua kiểm
soát các yếu tố đặc thù trong ngành, lĩnh vực liên quan đến các
doanh nghiệp tham gia thỏa thuận.
2. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này.
Việc bổ sung thêm điều luật giúp cho quá trình giám sát
thi hành bộ luật được chặt chẽ, đảm bảo hơn, đem lại lợi ích cho
con người hơn.
Bên cạnh nhưng nội dung ở trên, luật cạnh tranh 2018 đã
có nhiều thay đổi, bổ sung, thay thế các điều luật của luật cạnh
tranh về các vấn đề liên quan đến thoả thuận hạn chế cạnh tranh
nhưng không đáng kể mà trong phần trên em không nêu cụ thể


14

như : điều 28, điều 30, điều 31, điều 32, điều 33, điều 34, điều 35,
điều 36, điều 37 tại luật cạnh tranh 2004 được thay thế, bổ sung
các khoản và nội dung thành các điều luật tương ứng như điều 15,
điều 16, điều 17, điều 18, điều 19, điều 20, điều 21, điều 22, điều
23.
Tóm lại, với những thay đổi, những điểm mới về thuận
hạn chế cạnh tranh, Luật cạnh tranh 2018 đã hoàn thiện quy định
về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và bổ sung quy định về chính
sách khoan hồng để tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật cạnh
tranh.
Trước đây chúng ta cấm các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh dựa
trên một số tiêu chí, ví dụ dựa trên mức thị phần kết hợp giữa các doanh nghiệp
tham gia khi cạnh tranh, thì Luật Cạnh tranh lần này quy định các tiêu chí đánh giá
tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.
Bên cạnh đó, điểm mới của luật cũng đưa ra quy định chính sách khoan

hồng để tăng cường khả năng phát hiện điều tra các hành vi thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh hiện đang có xu hướng ngầm hóa và rất tinh vi, khiến việc tìm ra các
chứng cứ thực sự là không dễ dàng.

KẾT LUẬN
Như vậy từ những phân tích trên chúng ta có thể thấy rõ sự thay đổi,
những điểm mới của luật cạnh tranh 2018 về thoả thuận hạn chế cạnh tranh, những
thay đổi này góp phần rất lớn tạo nên một bộ luật mới hoàn thiện hơn, đem lại
được lợi ích cho các bên hơn và nhằm giảm thiểu các rủi ro trong cạnh tranh. Trên
đây là phần trình bày của em về bài của mình, do hiểu biết cịn hạn chế nên khơng


15

tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong thầy cơ xem xét, góp ý để bài của em được
hồn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn !


16

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật cạnh tranh, Nxb. Cơng
an nhân dân, Hà Nội, 2011.
2. Tăng Văn Nghĩa, Giáo trình luật cạnh tranh, Nxb. Giáo dục Việt
Nam, 2009.
3. Trường đại học kinh tế - luật, Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh,
Giáo trình luật cạnh tranh, 2010.
4. Cục quản lí cạnh tranh - Bộ công thương, Hỏi đáp về Luật cạnh tranh
Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006.
5. Nguyễn Thị Vân Anh, “Một số bất cập trong pháp luật điều chỉnh

hành vi hạn chế cạnh tranh của Việt Nam”, Tạp chí luật học, số 4/20011, tr. 3 9.
6. Luật cạnh tranh năm 2004
7. Luật cạnh tranh năm 2018



×