Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Chính sách phát triển bền vững kinh tế biển từ thực tiễn hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 67 trang )

BỘ NỘI VỤ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

NGUYỄN ĐỨC TUÂN

ĐỀ TÀI
CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
KINH TẾ BIỂN – TỪ THỰC TIỄN HẢI PHÒNG

BÁO CÁO TỔNG HỢP
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
CHUN NGÀNH: CHÍNH SÁCH CƠNG

HÀ NỘI – 2021


BỘ NỘI VỤ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

NGUYỄN DỨC TUÂN
ĐỀ TÀI
CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
KINH TẾ BIỂN – TỪ THỰC TIỄN HẢI PHÒNG

BÁO CÁO TỔNG HỢP
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
CHUN NGÀNH : CHÍNH SÁCH CƠNG
MÃ SỐ: 8340402

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THANH BÌNH


HÀ NỘI – 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu
thu thập, trích dẫn, xử lý từ các nguồn chính thức và/hoặc của riêng tác giả. Kết quả
nêu trong luận văn là trung thực, chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Đức Tuân


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AFTA

ASEAN Free Trade Area
Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN

CNH, HĐH

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

EU

European Union
Liên Minh Châu Âu

EVFTA


Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU

FDI

Foreign Direct Investment
Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP

Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm trong nước

GRDP

Gross Regional Domestic Product
Tổng sản phẩm trên địa bàn

HĐND

Hội đồng nhân dân

IAPH

International Association of Ports and Harbors
Hiệp hội Cảng và Cảng biển Quốc tế

IMC

International Maritime Center
Trung tâm Hàng Hải Quốc tế


KCN

Khu công nghiệp

KKT

Khu kinh tế

MPA

The Maritime and Port Authority of Singapore
Cơ quan Quản lý Biển và Cảng biển Singapore

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TPP

Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement
Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương

UBND

Uỷ ban nhân dân

WB

World Bank

Ngân hàng Thế giới

WTO

World Trade Organization
Tổ chức Thương mại thế giới


Danh mục bảng biểu

Bảng 2.1. Diễn biến khí hậu Hải Phòng giai đoạn 2014-2019………………………. 25
Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu kinh tế Hải Phòng giai đoạn 2014-2019 ………………. ...27
Bảng 2.3. Một số chỉ tiêu về xã hội Hải Phòng giai đoạn 2014- 2019 ………………28
Bảng 2.4: Đầu tư trực tiếp nước ngồi trong lĩnh vực đóng tàu .……………………..39
Bảng 2.5: Sản lượng thủy sản của Hải Phịng ………………………………………..41
Bảng 2.6: Diện tích ni trồng thủy sản của các Quận/Huyện ven biển và đảo ……..41
Bảng 2.7: Một số chỉ tiêu về du lịch của Hải Phịng 2015-2019 …………………… 42
Bảng 2.8: Một số khu cơng nghiệp theo quy hoạch trên địa bàn Hải Phòng ……….. 45
Bảng 3.1: Các dự án ưu tiên đầu từ trên địa bàn thành phố đến 2025………………. 53


Danh mục hình
Hình 2.1: Sơ đồ tuyến luồng cảng Hải Phịng……………………………………….. 37
Hình 2.2: Hàng hóa vận chuyển qua đường biển từ năm 2014-2019 ……………….. 38

Hình 2.3: Doanh thu du lịch lữ hành qua các năm …………….………………….43


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ....................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................... 4
3.1. Mục đích nghiên cứu:................................................................................. 4
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: ................................................................................ 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 5
4.1. Đối tượng nghiên cứu: ............................................................................... 5
4.2. Phạm vi nghiên cứu:................................................................................... 5
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 5
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài .............................................................. 5
7. Bố cục của luận văn .......................................................................................... 6
Chương 1:CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG KINH TẾ BIỂN ............................................................................... 7
1. 1. Phát triển bền vững kinh tế biển ............................................................... 7
1.1.1. Kinh tế biển ......................................................................................... 7
1.1.2. Chính sách phát triển bền vững kinh tế biển ...................................... 8
1.1.3. Vai trò kinh tế biển .............................................................................. 9
1.1.4. Vai trị chính sách phát triển bền vững kinh tế biển ......................... 10
1.2. Thực hiện chính sách phát triển bền vững kinh tế biển ........................... 11
1.2.1. Khái niệm thực hiện chính sách phát triển bền vững kinh tế biển.... 11
1.2.2. Vai trò của thực hiện chính sách phát triển bền vững kinh tế biển .. 11
1.2.3. Chủ thể tham gia thực hiện chính sách phát triển kinh tế biển ........ 13
1.2.4. Quy trình thực hiện chính sách phát triển bền vững kinh tế biển ..... 14
1.2.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến chính sách .......................................... 18
1.3. Kinh nghiệm thực hiện chính sách phát triển bền vững kinh tế biển tại
một số địa phương và bài học cho Hải Phịng ............................................... 18
1.3.1. Kinh nghiệm chính sách phát triển kinh tế biển tại một số địa phương
..................................................................................................................... 18
1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Hải Phòng ............................................... 21

Chương 2:THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN BỀN
VỮNG KINH TẾ BIỂN - TỪ THỰC TIỄN HẢI PHÒNG................................ 24
2.1. Khái qt về Hải Phịng ........................................................................... 24
2.1.1. Về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên ............... 24


2.1.2. Về đặc điểm kinh tế - xã hội .............................................................. 26
2.2. Tình hình thực hiện chính sách phát triển bền vững kinh tế biển Hải Phịng 28
2.2.1. Chính sách phát triển kinh tế biển .................................................... 28
2.2.2. Tổ chức thực hiện chính sách phát triển kinh tế biển ....................... 34
2.3.2. Những hạn chế .................................................................................. 45
2.3.3. Nguyên nhân hạn chế ........................................................................ 47
Chương 3: QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG
CƯỜNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ
BIỂN - TỪ THỰC TIỄN HẢI PHÒNG ............................................................. 49
3.1. Quan điểm và mục tiêu thực hiện chính sách về phát triển bền vững kinh
tế biển tại Hải Phòng ....................................................................................... 49
3.1.1. Quan điểm chỉ đạo thực hiện chính sách về phát triển bền vững kinh
tế biển Hải Phòng ........................................................................................ 49
3.1.2. Phương hướng hồn thiện thực hiện chính sách phát triển kinh tế biển
Hải Phịng .................................................................................................... 50
3.2.2. Giải pháp hồn thiện chính sách đầu tư, thu hút những nguồn lực lớn 51
3.2.3. Giải pháp đẩy mạnh phát triển và quản lý khu kinh tế, đô thị theo
hướng đô thị cảng biển thông minh và hiện đại ......................................... 52
3.2.4. Giải pháp về phát triển khoa học, công nghệ và nguồn nhân lực gắn
với phát triển kinh tế biển ........................................................................... 53
3.2.5. Giải pháp tăng cường tuyên truyền, gắn kết phát triển kinh tế biển
với giữ vững an ninh chính trị, bảo vệ chủ quyền biển, đảo....................... 55
3.2.6. Đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường biển ..................................... 55
3.2.7. Nâng cao hiệu quả đối ngoại và hội nhập quốc tế ........................... 56

3.3. Khuyến nghị ............................................................................................. 56
3.3.1. Với Chính phủ ................................................................................... 56
3.3.2. Với thành phố Hải Phịng ................................................................. 57
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 58


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế kỷ XXI là thế kỷ của “Biển và Đại dương”, “Biển và Kinh tế biển”, trong
đó biển có một vị trí đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia. Hội nghị lần 4 Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã ban hành Nghị quyết về Chiến lược biển Việt
Nam đến năm 2020. Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09/02/2007), với quan điểm chỉ
đạo “Nước ta phải trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, trên cơ sở phát
huy mọi tiềm năng từ biển, phát triển toàn diện các ngành, nghề biển”. Công tác tổng
kết triển khai thực hiện Nghị quyết 09 đã đề xuất xây dựng chiến lược, chính sách mới
về phát triển kinh tế biển của đất nước trong giai đoạn tiếp theo. Ngày 22 tháng 10
năm 2018 tại Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã ban
hành Nghị quyết số 36-NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt
Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Tiếp theo đó ngày 05 tháng 3 năm 2020,
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 26/NQ-CP về kế hoạch tổng thể và kế hoạch 5
năm, thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22 tháng 10 năm 2018.
Hải Phòng là thành phố có vị trí nằm ở ven biển với đường bờ biển dài khoảng
125 km, gần 400 hòn đảo lớn nhỏ ven bờ và 4.000 km2 mặt biển. Hải Phịng có vị trí
chiến lược, giữ vai trị đặc biệt của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, là địa phương hội
tụ của nhiều ngành kinh tế trọng yếu, có tiềm năng đa dạng, phong phú để phát triển
mạnh mẽ các lĩnh vực: kinh tế vận tải biển, công nghiệp ven biển, du lịch biển, thủy
sản,... Kinh tế biển Hải Phòng trong nhưng năm qua đã đóng góp vào GRDP tồn
thành phố khoảng 30% và kinh tế biển Hải Phòng cũng chiếm khoảng 30% GRDP
kinh tế biển - ven biển của cả nước.
Đứng trước thời cơ mới, kinh tế biển Hải Phòng vẫn chưa phát triển tương xứng

với tiềm năng, lợi thế về vị trí mà thiên nhiên ban tặng. Các chuyên gia cho rằng,
thành phố cần có một cơ chế, chính sách đặc thù, hấp dẫn và các giải pháp đồng bộ để
tạo ra những lợi thế ưu đãi, tranh thủ các nguồn lực đầu tư vào phát triển kinh tế biển
đáp ứng u cầu trong tình hình mới. Cần hồn thiện, xây dựng đầy đủ, đồng bộ hệ
thống luật pháp và cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư phát triển các lĩnh vực kinh
tế biển. Thúc đẩy mạnh mẽ các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế trong
1


nước cũng như nước ngoài để phát triển kinh tế biển, gồm cả các cơng trình thuộc kết
cấu hạ tầng lớn như đường giao thông, cảng biển, các khu đô thị, khu cơng nghiệp...
của mọi đối tượng, hình thức sở hữu. Tập trung nghiên cứu xây dựng, sửa đổi cơ chế,
chính sách cho việc phát triển các trung tâm kinh tế biển, các khu công nghiệp tập
trung, khu chế xuất gắn với bảo vệ môi trường biển, phát triển hệ thống cảng biển gắn
với hệ thống giao thông ven biển; có cơ chế, chính sách xây dựng nhà ở kiên cố cho
nhân dân vùng ven biển và chính sách khuyến khích ni trồng thuỷ sản trên biển,
đánh bắt khơi xa, vận tải biển...
Để góp phần luận giải q trình phát triển kinh tế biển Hải Phòng, đồng thời
khắc phục những tồn tại và hướng tới sự phát triển toàn diện, đáp ứng nhu cầu phát
triển bền vững kinh tế biển trong tình hình mới, do đó đề tài: “Chính sách phát triển
bền vững kinh tế biển - từ thực tiễn Hải Phòng” đã được chọn làm đối tượng nghiên
cứu nhằm nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả trong thực hiện các chính sách phát triển
bền vững kinh tế biển Hải Phịng, từ đó góp phần đẩy mạnh sự phát triển của kinh tế
biển, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững kinh tế - xã hội.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Những năm gần đây, phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển bền
vững kinh tế biển nói riêng là một trong những lĩnh vực được các nhà nghiên cứu cả
trong và ngoài nước quan tâm.
* Những cơng trình nghiên cứu nước ngồi
Trong nghiên cứu “Chiến lược khai thác biển của Trung Quốc” của các tác giả

Dương Kim Thâm, Lương Hải Tân, Hoàng Minh Lỗ (1990), các tác giả đã đưa ra khá
toàn diện đến các nội dung của quản lý kinh tế biển ở Trung Quốc như: Phát triển kinh
tế hàng hải, khai thác hải sản, phát triển du lịch biển, điều tra tài nguyên biển mơi
trường,... Ngồi những đánh giá, phân tích hiện trạng, các tác giả cịn có những nghiên
cứu mang tính dự báo dài hạn như dự báo trữ lượng, vạch ra chiến lược phát triển của
những ngành này trong trong thời gian tới, cũng như đưa ra một số kiến nghị chính
sách đối với lĩnh vực này. Đặc biệt, các tác giả cũng cho rằng phải có các cơ chế chính
sách quản lý phù hợp để phát triển một cách đồng bộ từ đánh bắt, nuôi trồng tới chế
biến và xuất khẩu hải sản của ngành khai thác hải sản.

2


Richard Burroughs (2010), Coastal Governance (Quản trị vùng ven biển) Bài
viết đã chỉ ra những thách thức đối với vùng ven biển trong quá trình phát triển KTXH. Những hoạt động SXKD gắn liền với kinh tế ven biển cũng được phân tích, chỉ ra
các yếu tố liên quan đến việc quản lý đối với sự phát triển của kinh tế ven biển như
khai thác dầu, đánh cá, quản lý vịnh, quản lý nước thải, chất thải ở vùng ven biển.
Nghiên cứu này cũng đề cập đến quá trình quản lý thực hiện chính sách và áp dụng đối
với việc PTKT ven biển.
Nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for
Economic Cooperation and Development - OECD), (2016): “The Ocean Economy in
2030 - Kinh tế biển năm 2030” đã khẳng định tầm quan trọng của kinh tế biển đối với
sự phát triển thịnh vượng của nhân loại trong tương lai. Thực tế trên thế giới những
năm qua đã cho thấy các chỉ tiêu như tạo việc làm, tăng trưởng kinh tế do bộ phận kinh
tế biển mang lại cho các quốc gia là rất ấn tượng. Nghiên cứu đã đánh giá khái quát
tình hình kinh tế biển của thế giới, phân tích xu hướng kinh tế tồn cầu, xu hướng biến
đổi mơi trường biển,... và chỉ ra tác động của chúng đến sự phát triển của các ngành
công nghiệp gắn với biển. Nghiên cứu cho rằng, đổi mới trong quản lý, sử dụng nhiều
hơn các công cụ kinh tế và cơ sở kiến thức khoa học mạnh là một trong những chiến
lược quan trọng mà các quốc gia có biển cần theo đuổi. Ngồi ra, nghiên cứu cũng đề

cao cách tiếp cận theo hướng phát triển bền vững đối với kinh tế biển của các quốc gia.
* Những cơng trình nghiên cứu trong nước
Luận án tiến sĩ: “Giải pháp chính sách phát triển kinh tế ven biển của Thanh
Hóa”, của tác giả Lê Minh Thơng, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, năm 2012. Phân
tích thực trạng chính sách phát triển kinh tế ven biển Thanh Hóa hiện nay, luận án đã
đề xuất các quan điểm phương hướng và giải pháp hồn thiện chính sách phát triển
kinh tế ven biển Thanh Hóa đến năm 2020. Luận án đã tổng hợp xây dựng khung
nghiên cứu về chính sách phát triển kinh tế ven biển trên cơ sở khái qt lý luận từ các
cơng trình của các nhà khoa học và từ kinh nghiệm thực tiễn một số nước cũng như
một số địa phương trong nước.
Luận án tiến sĩ: “Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường biển ven bờ trên địa
bàn Quảng Ninh”, của tác giả Hà Văn Hịa, Học viện Hành chính quốc gia Hà Nội
(2015). Luận án tập trung nghiên cứu các nội dung liên quan đến quản lý nhà nước về
3


bảo vệ môi trường biển ven bờ. Đồng thời luận án định hình một cách hệ thống về nội
dung, cơng cụ và phương thức quản lý trên cơ sở tập trung vào các điểm nghẽn, nút
thắt về thể chế, thiết chế, cách thức tổ chức thực hiện, làm rõ khía cạnh, góc độ tiếp
cận mới khi triển khai áp dụng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường biển trên địa
ban Quảng Ninh.
Luận án tiến sĩ: “Chính sách phát triển kinh tế biển và hải đảo Bà Rịa - Vũng
Tàu” của tác giả Lê Thanh Sơn, Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (2017).
Luận án này đã đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện chính sách phát triển
kinh tế biển và hải đảo Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Đồng thời luận án đã bổ sung, làm rõ khung lý thuyết nghiên cứu về chính sách phát
triển kinh tế biển và hải đảo cấp .
Có thể thấy các nghiên cứu trên đã đưa ra được một cách nhìn tổng quát về
chính sách phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển bền vững kinh tế biển nói
riêng trên thế giới và ở Việt Nam, các giải pháp hồn thiện hệ thống chính sách phát

triển bền vững kinh tế biển ... Tuy nhiên chưa có nghiên cứu, bài viết nào đi sâu vào
lĩnh vực thực hiện chính sách phát triển bền vững kinh tế biển - từ thực tiễn Hải
Phịng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu lý luận thực tiễn và đề xuất các giải pháp thực hiện chính sách phát
triển bền vững kinh tế biển - từ thực tiễn Hải Phòng trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu cơ sở khoa học về thực hiện chính sách phát triển bền vững kinh
tế biển.
- Nghiên cứu thực trạng thực hiện chính sách phát triển bền vững kinh tế biển từ thực tiễn Hải Phòng.
- Đề xuất các giải pháp tăng cường thực hiện chính sách phát triển bền vững
kinh tế biển tại Hải Phòng.

4


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Q trình thực hiện chính sách phát triển bền vững kinh tế biển.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn tập trung nghiên cứu quy trình thực hiện chính sách phát triển bền
vững kinh tế biển – từ thực tiễn Hải Phịng từ năm 2014 đến năm 2019, trong đó các
giải pháp tập trung đề xuất đến năm 2025 và tầm nhìn đến 2030.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tác giả sử dụng phương này để nghiên cứu
các tài liệu sẵn có (sách, báo khoa học, hội thảo khoa học, luận văn, luận án, văn bản
quản lý của Nhà nước, các báo cáo...) liên quan đến lý luận về chính sách cơng và thực
hiện chính sách phát triển bên vững kinh tế biển.
- Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp: Tác giả sử dụng phương pháp so

sánh để đối chiếu giữa thực tế và lý thuyết, so sánh số liệu thống kê phản ánh kết quả
thực hiện chính sách phát triển bền vững kinh tế biển – từ thực tiễn Hải Phòng, giữa
các năm khác nhau. Sử dụng phương pháp phân tích để xem xét và đánh giá thực trạng
thực hiện chính sách phát triển bền vững kinh tế biển, phân tích các quan điểm khoa
học. Sử dụng phương pháp tổng hợp để đưa ra những nhận định và kết luận khoa học.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Luận văn hệ thống hóa cơ sở lý luận về thực hiện chính sách phát triển bền
vững kinh tế biển. Luận văn cũng khái quát nội dung chính sách phát triển bền vững
kinh tế biển và đánh giá thực trạng thực hiện chính sách phát triển bền vững kinh tế
biển tại Hải Phòng.
Luận văn đánh giá những kết quả đạt được, nêu ra những tồn tại, hạn chế của
chính sách phát triển vững kinh tế biển tại Hải Phòng trong giai đoạn 2014-2019; để từ
đó đề xuất, kiến nghị một số giải pháp nhằm hồn thiện chính sách phát triển kinh tế
biển đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

5


7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của
luận văn được chia thành 03 chương như sau:
- Chương 1: Cơ sở khoa học về thực hiện chính sách phát triển bền vững kinh tế
biển
- Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách phát triển bền vững kinh tế biển –
từ thực tiễn Hải Phòng
- Chương 3: Quan điểm, mục tiêu và giải pháp nhằm tăng cường thực hiện
chính sách phát triển bền vững kinh tế biển – từ thực tiễn Hải Phòng

6



Chương 1:
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ BIỂN
1. 1. Phát triển bền vững kinh tế biển
1.1.1. Kinh tế biển
Khái niệm kinh tế biển
Hiện nay, trên thế giới khái niệm về kinh tế biển (hay còn được gọi là kinh tế
đại dương, kinh tế xanh - blue economy) của các quốc gia chưa hồn tồn có sự đồng
thuận vì mỗi quốc gia có vị trí địa lý khác nhau, có biển, vùng biển và ở mỗi thời kì
lịch sử khác nhau nên có cách nhìn nhận, khái niệm khác nhau về kinh tế biển. Do đó
khái niệm về kinh tế biển phụ thuộc vào cách nhìn nhận, giá trị kinh tế, chiến lược
mang lại của vùng biển đối với nền kinh tế quốc gia đó.
Các tác giả trên thế giới như: Yang Jinsen, Dương Kim Thâm, Lương Hải Tân
và Hoàng Minh Lỗ, Xu Zhibin (Trung Quốc); Charles S. Colgan, Brian Roach,
Jonathan Rubin và Charles Moris (Mỹ) có rất nhiều các khái niện khác nhau về kinh tế
biển. Tuy nhiên có thể hiểu kinh tế biển là những hoạt đông trực tiếp hoặc gián tiếp
trên, dưới biển đều được coi là các ngành nghề lien quan đến kinh tế biển.
Các tác giả ở Việt Nam như: Bùi Tất Thắng, Chu Đức Dũng, Nguyễn Văn
Hường, Đào Duy Quát, Phạm Văn Linh cũng có nhiều quan điểm khác nhau về kinh tế
biển.
Từ những phân tích, quan điểm trên, có thể hiểu: Kinh tế biển là hoạt động kinh
tế diễn ra trên biển hoặc có liên quan đến biển như khai thác dầu khí, du lịch biển, vận
tải biển, khai thác chế biến các sản phẩm có liên quan đến biển, để phục vụ đời sống
con người và đem lại lợi ích cho nền kinh tế biển, kinh tế quốc dân. Kinh tế biển bao
gồm các lĩnh vực: Hàng hải; Du lịch biển; Khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy, hải
sản; Cơng nghiệp dầu khí; Các khu kinh tế, các khu công nghiệp tập trung và khu chế
xuất ven biển gắn với các khu đô thị ven biển; Phát triển, nghiên cứu, ứng dụng,
chuyển giao khoa học - công nghệ về khai thác và quản lý kinh tế biển.


7


1.1.2. Chính sách phát triển bền vững kinh tế biển
- Khái niệm về phát triển bền vững: Là sự phát triển về mọi mặt trong xã
hội hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tương lai xa. Khái niệm
này hiện đang là mục tiêu hướng tới nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi quốc gia, địa
phương sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa... riêng để hoạch
định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó.
- Khái niệm về phát triển kinh tế biển:
Phát triển kinh tế biển là sự tăng trưởng kinh tế đi đôi với việc hoàn thiện cơ
cấu tổ chức, thể chế kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo đảm công bằng xã
hội. Phát triển kinh tế biển cụ thể là phát triển mạnh các ngành, lĩnh vực kinh tế liên
quan đến biển song song với việc bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia và đảm bảo
nâng cao đời sống kinh tế, nhận thức xã hội người dân vùng biển, đảo. Ngồi ra, phát
triển kinh tế cũng có thể được hiểu là sự tăng trưởng, sự chuyển dịch theo chiều hướng
đi lên như: tăng trưởng tỉ trọng các ngành công nghiệp, ngành dịch vụ và giảm tỉ trọng
ngành nơng nghiệp; xóa bỏ nghèo đói, lạc hậu, suy dinh dưỡng và tăng tuổi thọ bình
quân, tăng khả năng tiếp xúc với dịch vụ ý tế tiến bộ, tăng lĩnh vực đảm bảo phúc lợi
xã hội, tăng bình đẳng xã hội.
Từ đó, có thể rút ra khái niệm phát triển kinh tế biển: Là sự biến đổi kinh tế
biển theo chiều hướng tích cực dựa trên sự biến đổi cả về số lượng, chất lượng các yếu
tố cấu thành của nền kinh tế biển. Phát triển kinh tế bao gồm phát triển mọi mặt của
các ngành nghề, lĩnh vực liên quan đến kinh tế biển. Đó là một q trình, bao gồm sự
thay đổi về số lượng và chất lượng kinh tế - xã hội có liên quan đến kinh tế biển tương
đối ổn định và dần đi vào hiệu quả thể hiện qua cơ sở hạ tầng kinh tế biển, số lượng và
chất lượng sản phẩm kinh tế biển, nguồn nhân lực biển.
- Khái niệm chính sách phát triển kinh tế biển:
Khái niệm chính sách:
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, Chính sách là tập hợp các chủ trương và

hành động về phương diện nào đó của chính phủ nó bao gồm các mục tiêu mà chính
phủ muốn đạt được và cách làm để thực hiện các mục tiêu đó. Những mục tiêu này

8


bao gồm sự phát triển toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - văn hóa – xã hội – mơi
trường…[35]
Khái niệm chính sách cơng:
Từ các khái niệm của tác giả William Jenkins, B. Guy Peter, Lê Chi Mai, Đỗ
Phú Hải,… chính sách cơng ở Việt Nam được hiểu như sau: Chính sách cơng là tập
hợp các quyết định chính trị có liên quan của Nhà nước nhằm lựa chọn mục tiêu và
giải pháp, cơng cụ chính sách nhằm giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội theo mục
tiêu tổng thể đã xác định.
Khái niệm chính sách phát triển bền vững kinh tế biển:
Từ khái niệm chính sách, chính sách cơng và những phân tích của các tác giả
trên, chúng ta có thể hiểu và đưa ra khái niệm như sau: Chính sách phát triển bền vững
kinh tế biển là tổng thể các quan điểm, nguyên tắc, quyết định và định hướng của Nhà
nước nhằm khai thác kinh tế biển mơt cách có hiệu quả với mục đích đạt được về phát
triển kinh tế - xã hội của mục tiêu đã đề ra và tiếp tục phát triển trong tương lai xa.
1.1.3. Vai trò kinh tế biển
Kinh tế biển có vai trị rất quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội với những
biểu hiện chủ yếu sau:
Thứ nhất, kinh tế biển đóng góp một phần quan trọng vào tăng trưởng, phát
triển kinh tế đất nước thông qua khai thác: nguồn lợi hải sản, khoáng sản biển (dầu,
khi và nhiều loại khoáng sản khác tại vùng biển và thềm lục địa), tài nguyên sinh vật
biển (thảm cỏ, rạn san hô, rừng ngập măn…); tài nguyên du lịch biển, đảo; vị thế địa
lý biển, đảo.
Thứ hai, kinh tế biển (với công nghiệp, các ngành dịch vụ trong kinh tế biển và
nuôi, trồng, khái thác hải sản) là bộ phận cấu thành quan trọng trong cơ cấu kinh tế đất

nước.
Thứ ba, kinh tế biển góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người dân.
Thứ tư, kinh tế biển, đảo góp phần củng cố anh ninh, quốc phịng của đất nước,
góp phần bảo đảm vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển.

9


Chính vì vậy, phát triển kinh tế biển có vai trò đặc biệt quan trọng với Việt
Nam, cũng như các quốc gia biển trên thế giới. Phát triển kinh tế biển là nằm trong
chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, an ninh, quốc phòng của tất cả các kỳ Đại hội
Đảng và là ưu tiên trong chính sách điều hành của Chính phủ Việt Nam.
1.1.4. Vai trị chính sách phát triển bền vững kinh tế biển
- Chính sách phát triển kinh tế biển góp phần thực hiện chiến lược phát triển
kinh tế biển của đất nước, của địa phương. Tại Hội nghị lần thứ 8 của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa XII đã thơng qua Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22 tháng 10
năm 2018 của về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030,
tầm nhìn đến năm 2045 với mục tiêu đưa Việt Nam thành quốc gia mạnh về biển trên
các tiêu chí như: phát triển kinh tế biển, chủ động với biến đổi khí hậu, văn hóa sinh
thái biển, ngăn chặn ô nhiễm môi trường biển và bảo tồn các hệ sinh thái biển.
- Chính sách phát triển kinh tế biển đóng góp vào sự tăng trưởng phát triển kinh
tế quốc dân. Mặt khác kinh tế biển còn để giới thiệu với bạn bè quốc tế về đất nước,
con người Việt Nam thơng qua các hoạt động giao thương văn hóa, kinh tế quốc tế,
vận tải quốc tế và các hoạt động lĩnh vực du lịch biển,…
- Chính sách phát triển kinh tế biển đóng vai trị vào việc cải thiện đời sống vật
chất, tinh thần của người dân. Thực hiện các phát triển kinh tế biển sẽ tạo cơ hội và
điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh tạo điều kiện tiếp
cấn các dịch vụ đào tạo, cơ hội làm việc của người dân vùng ven biển, từ đó góp phần
tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống của người dân địa phương.
- Chính sách phát triển kinh tế biển nhằm nâng cao sức cạnh tranh của các địa

phương, các quốc gia. Mỗi quốc gia muốn thành công phụ thuộc vào lợi thế cạch tranh
năng suất quả lao động, sự hợp tác hiệu quả và được thể hiện ở sự phát triển của một
khu vực, một quốc gia, một địa phương. Phát triển kinh tế biển cịn góp phần quan
trọng vào việc nhanh chóng, dễ hòa nhập hơn với nền kinh tế trong khu vực và trên thế
giới.
- Chính sách phát triển kinh tế biển có vai trị định hướng việc phân bổ, sử dụng
nguồn các lực nhằm giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế biển kịp thời và hiệu quả.

10


- Chính sách phát triển kinh tế biển có vai trị điều tiết bình ổn cung cầu và làm
lành mạch hóa thị trường về lĩnh vực kinh tế biển.
- Chính sách phát triển kinh tế biển có vai trị tạo tiền đề cho sự phát triển kinh
tế biển.
- Chính sách phát triển kinh tế biển có vai trị khuyến khích sự phát triển của
kinh tế biển.
1.2. Thực hiện chính sách phát triển bền vững kinh tế biển
1.2.1. Khái niệm thực hiện chính sách phát triển bền vững kinh tế biển
Thực hiện chính sách cơng là giai đoạn thứ tư của chu trình chính sách cơng
trong năm giai đoạn, đây là bước đưa chính sách cơng vào thực hiện trong đời sống xã
hội nên bước này có có ý nghĩa quan trọng đến thành cơng hay thất bại của một chính
sách. Do đó, trên thế giới cũng như ở Việt Nam có rất nhiều định nghĩa khác nhau thực
hiện chính sách công.
Các quan điểm của Mazmanian và Sabatier, Amy DeGroff, Margaret Cargo,
Thomas Dye, William N.Dunn thì thực hiện chính sách cơng bao gồm: (1) Ban hành
các văn bản quy định chi tiết, đưa ra các biện pháp, các thủ tục để thực hiện chính sách
cơng và thi hành các văn bản đó; (2) Thiết lập, tổ chức các chương trình, dự án để thực
hiện chính sách cơng. Từ những lập luận này có thể hiuan điểm trên ta có thể hiểu:
Thực hiện chính sách cơng là q trình đưa chính sách vào thực tiễn đời sống xã hội

thông qua việc ban hành các văn bản và tổ chức thực hiên các chương trình, dự án của
chính sách cơng đó nhằm hiện thực hóa những mục tiêu chính sách cơng đưa ra.
Do vậy ta có thể hiểu thực hiện chính sách phát triển bền vững kinh tế biển là
quá trình đưa các chính sách về biển vào thực tiễn đời sống thơng qua việc ban hành
các văn bản quy phạm pháp luật đồng và tổ chức, thực hiện thực hiện các chương
trình, dự án của chính sách về kinh tế biển nhằm hiện thực hóa mục tiêu và tăng
trưởng ổn định.
1.2.2. Vai trị của thực hiện chính sách phát triển bền vững kinh tế biển
- Từng bước hiện thực hóa mục tiêu của chính sách cơng: Các mục tiêu chính
sách cơng chỉ có thể đạt được thơng qua q trình thực thi chính sách cơng, bởi thực

11


thi chính sách cơng bao gồm các hoạt động có tổ chức được thực hiện bởi các cơ quan
nhà nước và các đối tác xã hội hướng tới đạt được các mục tiêu và mục đích đã tuyên
bố trong chính sách cơng. Trong q trình thực thi, các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền phải thiết lập các văn bản, hoặc chương trình, dự án để hiện thực hóa các mục
tiêu và mục đích chính sách cơng; và tiến hành các hoạt động để thực hiện các văn
bản, chương trình, dự án đó.
- Khẳng định tính đúng đắn của chính sách cơng: Q trình hoạch định chính
sách cơng cho ra đời một chính sách cơng. Tuy nhiên, chính sách cơng đó có thực sự
đúng đắn hay khơng chỉ có thể được nhận thức đầy đủ hơn trong giai đoạn thực thi
chính sách cơng. Thực thi chính sách cơng cung cấp những bằng chứng thực tiễn về
mục tiêu chính sách cơng có thích hợp hay khơng và các giải pháp chính sách cơng có
thực sự phù hợp với vân để mà nó hướng tới giải quyết hay khơng, về phương diện lý
thuyết, một chính sách cơng được ban hành đã phải đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn
của một chính sách công tốt và mới chỉ được thừa nhận bởi các chủ thể ban hành,
nhưng khi triển khai vào thực tiễn đời sống xã hội, thì tính đúng đắn của chính sách
công mới được khẳng định một cách chắc chắn bởi xã hội và đối tượng thụ hưởng

chính sách cơng.
- Thực hiện chính sách cơng giúp cho chính sách cơng đó hồn thiện hơn:
Chính sách cơng được ban hành ban đầu hay chính sách cơ sở thường chỉ mang tính
định hướng về mục tiêu và giải pháp để giải quyết vấn đề cơng. Chính sách cơng này
sẽ được cụ thể hóa cho phù hợp với bối cảnh và điều kiện cụ thể trong quá trình thực
thi của các cơ quan nhà nước các cấp. Căn cứ vào mục tiêu và giải pháp chính sách
cơng ban đầu, các cơ quan nhà nước các cấp theo thẩm quyền thiết kế và ban hành các
quy định, thủ tục hoặc chương trình, dự án để cụ thể hóa các mục tiêu và giải pháp cho
phù hợp với bối cảnh, điều kiện thực thi chính sách cơng cụ thể. Hơn nữa, thơng qua
thực thi chính sách công, những người thực thi đưa ra những đề xuất điều chỉnh chính
sách cơng cho phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội và rút ra những bài học kinh
nghiệm cho thiết kế chính sách cơng trong tương lai.
- Thực hiện chính sách cơng góp phần thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển: Mặt
khác, kinh tế biển cũng góp phần giới thiệu hình ảnh đất nước, con người Việt Nam
với bạn bè quốc tế qua hoạt động giao thương, vận tải, du lịch biển...
12


- Thực hiện chính sách cơng góp vào việc cải thiện đời sống vật chất, tinh thần
của nhân dân vùng ven biển. Trên quan điểm kinh tế, việc thực hiện các chính sách
phát triển kinh tế biển sẽ tạo cơ hội, điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng hoạt động
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hậu cần nghề biển; tạo điều kiện nhân dân vùng ven biển
tiếp cận với các ngành nghề kinh tế biển vàmở cơ hội làm việc của người dân trong
vùng; từ đó, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân.
- Thực hiện chính sách cơng góp phần bảo đảm an ninh – quốc phòng, giữ vững
chủ quyền quốc gia biển, đảo của Tổ quốc. Phát triển kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền
quốc gia là một trong những những chiến lược được ưu tiên hàng đầu của các quốc gia
có biển.
1.2.3. Chủ thể tham gia thực hiện chính sách phát triển kinh tế biển
Mỗi quốc gia có những quy định về chính trị, hiến pháp, nguyên tắc, cách thức

tổ chức bộ máy nhà nước, quản lý nhà nước, mức độ phát triển kinh tế - xã hội khác
nhau nên chủ thể cũng như số lượng tham gia vào quá trình thực hiện chính sách nói
chung và chính sách phát triển kinh tế biển nói riêng ở các nước khác nhau.
Trên thế giới có nhiều quan điểm về chủ thể tham gia vào q trình thực hiện
chính sách cơng và các chủ thể này có mối quan hệ tương tác, hỗ trợ cho nhau trong
q trình thực hiện chính sách; số lượng chủ thể và vai trò của từng chủ thề tham gia
tùy thuộc vào từng chính sách cụ thể và bối cảnh của từng nước.
Tuy nhiên ở Việt Nam, có thể nhóm các chủ thể tham gia và thực hiện chính
sách cơng như sau:
(1) Chủ thể thực hiện là các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương
và nhân sự của các cơ quan nhà nước, đây cũng chính là chủ thể chịu trách nhiệm thực
thi chính sách cơng.
(2) Chủ thể tham gia là các đối tượng không phải nhà nước, đó là các doanh
nghiệp, các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước.
(3) Chủ thể tham gia là các đối tượng được thụ hưởng chính sách, đó là các
cộng đồng dân cư và mọi người dân.

13


1.2.4. Quy trình thực hiện chính sách phát triển bền vững kinh tế biển
Quy trình thực hiện chính sách là tồn bộ q trình chuyển đổi ý tưởng, mục
tiêu của chủ thể trong chính sách thành hiện thực và đạt được nhưng mục tiêu định
hướng trước đó. Thực hiện chính sách là khâu rất quan trọng trong chu trình chính
sách, nếu thiếu bước này thì chu trình chính sách khơng thực hiện được vì bước này là
trung tâm kết nối để chu trình chính sách thành một hệ thống. Đặc biệt, bước thực hiện
chính sách sẽ quyết định đến thành cơng hoặc thất bại của chính sách vì đây là bước
hiện thực hóa chính sách để áp dụng vào đời sống, xã hội. Trong thực hiện chính sách
phát triển kinh tế biển gồm các bước sau đây:
1.2.4.1. Lập kế hoạch triển khai thực hiện chính sách

Thực hiện chính sách là quá trình rất phức tạp, diễn ra trong thời gian dài nên
việc lập kế hoạch triển khai rất quan trọng và cần thiết. Kế hoạch phải được lập trước
khi đưa chính sách vào thực tế để các cơ quan nhà nước triển khai thực hiện từ Trung
ương đến địa phương, lập kế hoạch gồm những nội dung sau:
- Kế hoạch thiết lập về bộ máy tổ chức điều hành gồm: cơ chế thực thi, nguồn
nhân lức và các cơ quan nhà nước tham gia.
- Kế hoạch về nguồn cung cấp như tài chính, trang thiết bị.
- Kế hoạch về thời điểm triển khai thực hiện và thực hiện bao nhiêu thời gian.
- Kế hoạch phương án, quy trình kiểm tra đơn đốc thực thi chính sách.
- Những dự kiến nội quy, quy chế về tổ chức và điều hành thực hiện chính sách.
Cụ thể là các cơ quan chủ trì, các chủ thể tham gia phải phối hợp lập kế hoạch
đưa ra được số lượng và chất lượng nguồn nhân lực, đưa ra những dự kiến về yếu tố
trách nhiệm của cán bộ quản lí và cơng chức tham gia; các nguồn lực; về thời gian
thực hiện; kiểm tra đôn đốc thực thi chính sách phát triển kinh tế biển.
1.2.4.2. Tuyên truyền, phổ biến chính sách thực hiện chính sách
Tuyên truyền, phổ biến là bước tiếp theo sau khi việc lập kế hoạch triển khai
được thông qua. Đây là bước cần thiết giúp các cấp chính quyền, người dân hiểu được
về mục tiêu, quyền lợi của chính sách và từ đó giúp cho chính sách được triển khai
thuận lợi và hiệu quả cao.
14


Cơ quan truyền thông phải đẩy mạnh công tác truyền thông về các chủ trương
của Đảng, Nhà nước đối với việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế biển. Cần chú ý
đến những chương trình, chiến dịch truyền thơng mang tính dài hạn, đồng thời chú trọng
nêu gương tốt, xây dựng các gương điển hình trong cơng việc, là người lãnh đạo giỏi có
đóng góp cho sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương và quốc gia. Việc phát triển
kinh tế biển gắn liền với bảo vệ an ninh, quốc phòng hướng tới việc quản lý khai thác
bảo vệ biển bền vững. Để thực hiện được công tác tuyên truyền chính sách này chúng ta
phải cấn cán bộ có trình độ chun mơn, phẩm chất chính trị, đồng thời phải đầu tư

trang thiết bị kỹ thuật vì vẫn đề này cần thực tế và khách quan.
Tuyên truyền phổ biến tới các đối tượng chính sách, các cơ quan địa phương,
mọi người dân được hiểu về việc thực thi chính sách.
Tuyên truyền phổ biến cho các cán bộ quản lý, cơng chức có liên quan và trách
nhiệm thực thi chính sách.
Đối tượng tun truyền phổ biến: Những cơng dân được chính sách tác động
trực tiếp và các tổ chức bị tác động gián tiếp
Cơng tác tun truyền chính sách phải được thực hiện thường xuyên tới mọi đối
tượng ngay cả khi chính sách đang được thực hiện hoặc đã thực hiện xong. Khi tuyên
truyền phải sự dụng nhiều hình thức khác nhau như tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp,...
Thiếu năng lực tuyên truyền, vận động có thể làm cho chính sách bị biến dạng dẫn đến
lịng tin của nhân dân vào Nhà nước, vào chính sách bị giảm sút.
1.2.4.3. Phân cơng, phối hợp thực hiện chính sách
Thực hiện chính sách phát triển kinh tế biển thường được áp dụng, thực thi trên
địa bàn rộng tối thiểu cũng là một địa phương và có sự tham ra của nhiều cá nhân, tôt
chức khác nhau, do vậy khi thực hiện phải có sự phối hợp chặt chẽ linh hoạt, có sự
phân công hợp lý.
Các hoạt động thực hiện mục tiêu của chính sách cũng rất phức tạp nhưng lại vơ
cùng phịng phú về mặt không gian cũng như thời gian. Do đó muốn tổ chức thực hiện
chính sách phải phối hợp, phân công giữa các cơ quan quản lý, các cấp chính quyền
địa phương, các nhân tố tham gia thực hiện chính sách có hiệu quả có.

15


Trong phân công phối hợp phải quan tâm đến lợi ích của các đối tượng, của các
bộ phận dân cư khi thực thi chính sách tác động đến. Có bộ phận được lợi nhiều, bộ
phận được lợi ít, bộ phận khơng được hưởng và có bộ phận cịn bị tác động tiêu cực.
Phân công phối hợp phải diễn ra theo đúng trình tự, chủ động và sáng tạo đồng
thời ln duy trì ổn định góp phần nâng cao hiệu quả của việc thực hiện chính sách đó.

Phân cơng phối hợp thực hiện chính sách cung phải đảm bảo phát huy vai trị,
tính năng động và sáng tạo của các bộ phận, yếu tố cấu thành.
1.2.4.4. Duy trì, điều chỉnh thực hiện chính sách
- Duy trì chính sách là khâu ảnh hưởng tới sự tồn tại của chính sách, khâu này
phát huy được hết tác dụng trong môi trường thực tế đồng thời phải có sự nhất trí
thống nhất và đặc biệt quan tâm của các tổ chức và cá nhân thực thi chính sách.
Các cơ quan quản lý nhà nươc, bộ phận chủ động tổ chức thực hiện chính sách
phải thường xuyên quan tâm, vận động, tuyên truyền các đối tượng chính sách tích cự
tham gia thực thi chính sách.
Để đảm bảo lợi ích chung của tồn xã hội, mọi lĩnh vực thì các cơ quan nhà
nước có thể kết hợp sử dụng các phương pháp về hành chính để duy trì chính sách.
- Điều chỉnh chính sách khi ban hành mà đang hoặc đã thực hiện việc là cần
thiết để thuận lợi hơn cho việc thực hiện chính sách theo các thời gian cụ thể (cơ quan
nào xây dựng chính sách thì cơ quan đó sẽ điều chỉnh).
Nội dung điều chỉnh chính sách bảo bảo được phải giữ nguyên được mục tiêu
ban đâu mà chính sách đưa ra chỉ nên điều chỉnh một số biện pháp, cơ chế thực hiện
mục tiêu nhưng phải cẩn thận và chính xác khơng làm biến dạng chính sách ban đầu.
1.2.4.5. Giám sát, kiểm tra, chỉ đạo thực hiện chính sách
Giám sát, kiểm tra, chỉ đạo thực hiện chính sách cơng là hoạt động của cơ quan,
cán bộ, cơng chức có thẩm quyền thực hiện thơng qua các cơng cụ hữu ích nhằm làm
cho các chủ thể thực thi nêu cao ý thức trách nhiệm trong thực hiện các biện pháp theo
định hướng chính sách. Thực tế, khi triển khai thực hiện chính sách, không phải bộ
phận nào cũng làm tốt, làm nhanh như nhau, vì thế cần có hoạt động đơn đốc để vừa

16


thúc đẩy các chủ thể nỗ lực nhiều hơn để hồn thành nhiệm vụ, vừa phịng, chống
những hành vi vi phạm quy định trong thực hiện chính sách cơng.
Cơng tác kiểm tra, giám sát giúp cho các đối tượng thực hiện chính sách biết

được những mặt hạn chế để điều chỉnh bổ sung, hoàn thiện để nâng cao hiệu quả của
chính sách.
Các cơ quan quản lý thương xuyên kiểm tra giám sát việc thực hiện chính sách
sẽ giúp họ nắm bắt được tình hình q trình thực hiện chính sách và có những kết luận
chính xác việc thực hiện chính sách đó hơn.
Tạo đều kiện phối hợp nhịp nhàng các hoạt động độc lập của các cơ quan, đối
tượng thực thi chính sách.
Kịp thời khuyến khích những nhân tố tích cực trong thực thi chính sách để tạo
ra những phong trào thiết thực cho việc thực hiện mục tiêu.
1.2.4.6. Đánh giá kết quả thực hiện chính sách
Đây là khâu được tiến hành liên tục trong thời gian thực hiện chính sách. Ta có
thể đánh giá từng phần hoạch tồn bộ chính quan trình thực hiện chính sách, nếu đánh
giá được tồn bộ thực hiện chính sách chỉ khi chính sách đó đã kết thúc.
Giai đoạn đánh giá tổng kết trong thực hiện chính sách là q trình xem xét, kết
luận chỉ đạo, điều hành và chấp hành của các đối tượng thực hiện chính sách. Các cơ
quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương được xem xét, đánh giá tổng kết về chỉ
đạo điều hành thực hiện chính sách. Đông thời các cơ quan này xem xét chức năng, vai
trị của các tổ chức chính trị, xã hội tham gia thực hiện chính sách cơng.
Để đánh gia tổng kết cơng tác chỉ đạo điều hành việc thực hiện chính sách ở cơ
quan nhà nước đó là các nội quy, quy chế, những kế hoạch được xây dựng ở bước đầu
tiên của quy trình thực hiện chính sách.
Việc đánh giá kết quả thực thi chính sách của các đối tượng là tinh thần hưởng
ứng với mục tiêu và ý thức chấp hành nội quy, cơ chế được ban hành để thực hiện các
mục tiêu chính sách trong từng điều kiện thời gian và không gian.

17


×