Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Logistics bài tiểu luận quản trị kho bãi, xử lý nguyên vật liệu và đóng gói hàng hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.31 MB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ – MARKETING

QUẢN TRỊ LOGISTICS
Đề tài :

“QUẢN TRỊ KHO BÃI, XỬ LÝ NGUYÊN
VẬT LIỆU VÀ ĐÓNG GÓI HÀNG HÓA”

Giảng viên : ThS. Nguyễn Thị Dược
Nhóm

: 01

Lớp

: LT22-FT001


Quản trị Logistics

MỤC LỤC
PHẦN 1: KHO BÃI VÀ VAI TRÒ CỦA KHO BÃI TRONG LOGISTICS ..........1
1.1.KHO BÃI ..................................................................................................................1
1.1.1. KHÁI NIỆM .........................................................................................................1
1.1.2. Ý NGHĨA .............................................................................................................1
1.2. VAI TRÒ CỦA KHO BÃI TRONG LOGISTICS ..................................................1
1.2.1. PHÂN LOẠI KHO ...............................................................................................1
1.2.2. TRUNG TÂM PHÂN PHỐI ................................................................................2
1.2.3. TẦM QUAN TRỌNG CỦA KHO BÃI TRONG LOGISTICS...........................6


1.2.4. QUẢN TRỊ KHO BÃI TRONG LOGISTICS .....................................................7
PHẦN 2: TỔNG QUAN CÁC LOẠI KHO ................................................................9
2.1. Cross Docking .........................................................................................................9
2.1.1. Khái niệm .............................................................................................................9
2.1.2. Lợi ích của Cross Docking ................................................................................. 10
2.1.3. Các phương thức Cross – Docking .................................................................... 10
2.1.4. Lựa chọn sản phẩm cho Cross Docking ............................................................. 11
2.2. Kho thuê theo hợp đồng ........................................................................................ 11
2.3. Các loại kho công cộng ......................................................................................... 12
2.3.1. Kho bảo thuế ....................................................................................................... 12
2.3.2. Kho ngoại quan ................................................................................................... 13
2.3.3. Kho CFS ............................................................................................................. 14
PHẦN 3: CÁC YẾU TỐ CẦN XEM XÉT KHI THIẾT KẾ KHO ........................ 16
PHẦN 4: ĐIỀU HÀNH HOẠT ĐỘNG KHO BÃI ................................................. 20
4.1. Receiving (nhận hàng) ........................................................................................... 20
4.1.1. Khái quát............................................................................................................. 20

i


Quản trị Logistics
4.1.2. Quy trình thực hiện ............................................................................................. 20
4.2. Put-Away (Cất hàng) ............................................................................................. 24
4.2.1. FIFO (First in First out – Vào trước Ra trước) ................................................... 25
4.2.2. LIFO (Last in First Out – Vào sau Ra trước) ..................................................... 26
4.3. Storage (lưu trữ) .................................................................................................... 27
4.3.1. Xác nhận phương án bố trí hàng hóa tại kho lưu trữ .......................................... 27
4.4. Order – Picking (Nhặt hàng) ................................................................................. 31
4.4.1. Nâng cao hiệu quả Order-Picking ...................................................................... 31
4.5. Shipping ................................................................................................................. 34

PHẦN 5: XỬ LÝ ĐÓNG GÓI HÀNG HÓA THÀNH MỘT THỂ HỢP NHẤT .. 37
PHẦN 6: ĐÓNG GĨI HÀNG HĨA.......................................................................... 42
6.1. Giới thiệu về đóng gói hàng hóa (Packaging) ....................................................... 42
6.2. Chức năng đóng gói ............................................................................................... 42
6.2.1. Chức năng bảo quản hàng hóa............................................................................ 42
6.2.2. Chức năng trong marketing ................................................................................ 43
6.2.3. Chức năng trong vận chuyển .............................................................................. 44
6.2.4. Chức năng trong chi phí ..................................................................................... 44
6.2.5. Chức năng trong rủi ro........................................................................................ 45
6.3. Đặc điểm và chức năng bao bì đóng gói ............................................................... 45
6.3.1. Khái niệm về bao bì ............................................................................................ 45
6.3.2. Đặc điểm bao bì .................................................................................................. 45
6.3.3. Chức năng của bao bì ......................................................................................... 46
6.4. Nhãn hiệu và ký mã hiệu bao bì ............................................................................ 47
6.4.1. Khái niệm về ký mã hiệu ................................................................................... 47
6.4.2. Nhãn hiệu, ký mã hiệu bao bì đóng gói hàng hóa ............................................. 47
6.5. Máy móc, phương tiện đóng gói hàng hóa ............................................................ 51
ii


Quản trị Logistics
6.5.1. Máy đóng gói ...................................................................................................... 51
6.5.2. Phương tiện đóng gói.......................................................................................... 52
6.6. Kỹ thuật, phương pháp đóng gói hàng hóa ........................................................... 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 64

iii


Quản trị Logistics


PHẦN 1: KHO BÃI VÀ VAI TRÒ CỦA KHO BÃI TRONG
LOGISTICS
1.1. KHO BÃI
Kho bãi hiện nay không chỉ là nơi để lưu giữ hàng hóa mà cịn là yếu tố ảnh hưởng
đến tính linh hoạt trong hoạt động của các công ty logistics tại Việt Nam.
1.1.1. KHÁI NIỆM
Kho bãi là nơi cất trữ và bảo quản nguyên vật liệu, bán thành phẩm hoặc thành phẩm
(hàng hóa) trong suốt quá trình chu chuyển từ điểm đầu cho đến điểm cuối của dây
chuyền cung ứng, đồng thời cung cấp các thơng tin về tình trạng, điều kiện lưu trữ và
vị trí của hàng hóa được lưu kho.
Kho bãi là một bộ phận không thể thiếu trong chuỗi cung ứng cũng như trong dịch vụ
logistics.
1.1.2. Ý NGHĨA
Quản trị kho hàng và các hàng hóa lưu kho là một khâu trong quản trị logistics. Việc
chọn vị trí để xây dựng nhà máy, kho tàng là việc làm mang tính chiến lược, nó khơng
chỉ ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển, mà cịn ảnh hương đến chất lượng dịch vụ
khách hàng, tốc độ lưu chuyển hàng hóa và ảnh hưởng đến tồn bộ dây chuyền
logistics.
1.2. VAI TRÒ CỦA KHO BÃI TRONG LOGISTICS
1.2.1. PHÂN LOẠI KHO
Một kho bãi hiện đại, đáp ứng được nhu cầu vận tải logistics thường bao gồm các kho
nhỏ như:
-

Kho nguyên vật liệu, phụ tùng: Cung ứng nguyên liệu đầu vào cho sản xuất.

-

Kho thành phẩm: phân phối hàng hóa cho đầu ra.


Nhóm: 01

Trang 1


Quản trị Logistics
Hệ thống các kho này phải đảm bảo thực hiện tốt những chức năng như:
-

Đảm bảo chất lượng hàng hóa được lưu trữ.

-

Hỗ trợ cho sản xuất, đáp ứng tốt khi có nhu cầu.

-

Gom hàng.

-

Tách hàng thành nhiều lô nhỏ hơn.

1.2.2. TRUNG TÂM PHÂN PHỐI
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã ý thức được tầm quan trọng của chuỗi
cung ứng. Khơng chỉ bởi vì chuỗi cung ứng đem lại những lợi thế mà bấy lâu nay
doanh nghiệp bỏ qua, đặc biệt trong việc cắt giảm chi phí và nâng cao chất lượng dịch
vụ, mà cịn vì chuỗi cung ứng đã lộ diện là một vũ khí sắc bén giúp doanh nghiệp có
thể cạnh tranh bền vững trong xu thế nhiều mặt hàng tiêu dùng nhanh và lâu bền đang

dần bị phổ thơng hóa, đó là trung tâm phân phối.
Định nghĩa: Trung tâm phân phối không chỉ là một kho chứa hàng thơng thường, nó
đảm bảo dịng chảy hàng hóa liên tục và gia tăng nhiều giá trị để hồn thành tốt đơn
hàng.
Vai trị của trung tâm phân phối ngày càng trở nên quan trọng hơn trong việc đảm bảo
một chuỗi cung ứng vận hành thông suốt và hoàn hảo. Đặc biệt, trung tâm phân phối
là điểm tiếp xúc nhạy cảm nhất giữa cung và cầu trong mỗi doanh nghiệp. Vì vậy, sứ
mạng chủ chốt của trung tâm phân phối là dung hòa được các yêu cầu từ cung và cầu.
Về cơ bản, chức năng chính của trung tâm phân phối là:
-

Xử lý và hoàn thành đơn hàng.

-

Quản lý việc vận chuyển hàng (trung tâm phân phối là đầu não điều tiết toàn bộ
hoạt động phân phối một cách nhịp nhàng).

Nhóm: 01

Trang 2


Quản trị Logistics
 SỰ KHÁC NHAU GIỮA TRUNG TÂM PHÂN PHỐI VÀ NHÀ KHO

Bảng so sánh tính chất của nhà kho và Trung tâm phân phối.
Ví dụ thực tiễn: Trung tâm Phân phối của Unilever tại Khu công nghiệp VSIP, Bình
Dương.


Nhóm: 01

Trang 3


Quản trị Logistics

Unilever VN hiện nay có hệ thống phân phối trên tồn quốc thơng qua hơn 350 nhà
phân phối lớn. Trung tâm phân phối hàng tiêu dùng lớn nhất tại Khu cơng nghiệp Việt
Nam Singapore (VSIP) tại tỉnh Bình Dương. Tổng kho Unilever rộng 65,000 m2, có
51 cửa xuất hàng, 21 cửa nhập hàng, kệ chứa 7 tầng, công suất xuất hàng 300-400
chuyến/ngày, sử dụng 710 công nhân viên.
Đại diện Unilever cho hay, trung tâm này sẽ giúp Unilever Việt Nam tăng cường khả
năng phục vụ tốt nhất cho khách hàng và người tiêu dùng, hỗ trợ kế hoạch tăng trưởng
kinh doanh của cơng ty. Cùng với đó, trung tâm sẽ đáp ứng sự tăng trưởng nhanh về
dịch vụ cung ứng hậu cần của Unilever trong 5 năm tới và cung cấp dịch vụ trong 3
lĩnh vực chính: phân phối sản phẩm cho khách hàng khu vực phía Nam, bổ sung hàng
hóa cho các trung tâm phân phối vệ tinh của Unilever Việt Nam và phục vụ xuất khẩu
đến 18 quốc gia trong khối ASEAN và trên tồn cầu.
Thơng số kỹ thuật cơ bản:
-

Diện tích khu đất: 100,000 mét vng.

-

Diện tích khu vực kho: 65,000 mét vng.

-


Có thể chứa đến 70 nghìn pallet.

-

Hệ thống cơng nghệ thơng tin: SAP WMS.

-

Hệ thống kệ: 7 tầng, selective & double deep. Nhà cung cấp: SCHAEFER.

-

Hệ thống vận chuyển nội bộ: Folk lift, Pallet mover, Reach truck. Nhà cung
cấp:CROWN.

-

Số lượng cửa xuất hàng: 51

-

Số lượng cửa nhập: 21

Nhóm: 01

Trang 4


Quản trị Logistics
-


Hệ thống ánh sáng và thơng gió: lấy ánh sáng và gió trời (tiết kiệm nănglượng).

-

Hệ thống báo cháy và chữa cháy tự động.

-

Hệ thống camera an ninh giám sát tồn bộ khu vực kho.

-

Có khu vực làm hàng khuyến mãi (mezzanine) riêng biệt.

-

Có khu vực xử lý chất thải, kho và khu vực xử lý hàng thu hồi riêng biệt.

-

Có khu vực văn phịng làm việc hiện đại.

-

Có khu vực nhà ăn, căn tin, nhà nghỉ nhân viên, nhà chờ cho tài xế, phòng y tế.

ƯU ĐIỂM:
-


Điểm nổi trội nhất của TTPP này là về sức chứa: 70 nghìn vị trí pallet. Điều
này sẽ giúp Unilever đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong vòng một vài
năm tới.

-

Điểm thứ hai là TTPP sử dụng thiết bị với giá trị cao: kệ 7 tầng của
SCHAEFER, đội xe reach truck của CROWN (giá của mỗi chiếc reach truck
ngang bằng với giá của xe Toyota Camry), hệ thống quản lý kho SAP WMS.
Đây là sự đầu tư để thể hiện đẳng cấp của Unilever Việt Nam.

-

Điểm thứ ba là TTPP được thiết kế theo tiêu chí tiết kiệm năng lượng, sử dụng
tối đa ánh sáng và gió trời. Đây là chủ trương của Unilever tồn cầu - xanh hóa
chuỗi cung ứng.

-

Điểm thứ tư, là TTPP được trang bị hệ thống chữa cháy tự động hiện đại nhất
hiện nay.

-

Và điểm thứ năm là TTPP có thể đảm đương chức năng của một nhà máy gia
công, phục vụ cho nhu cầu làm hàng khuyến mãi, đóng gói, dán nhãn.

-

Điểm cuối là TTPP này có đầy đủ cơ sở vật chất cho hơn 700 cán bộ công nhân

viên làm việc 24/7.

NHƯỢC ĐIỂM:
To, đẹp, hoành tráng, với chữ U đầy ý nghĩa, tuy nhiên thiết kế của TTPP khiến người
có chun mơn về khai thác có đơi điều băn khoăn:
* Một là, liệu thiết kế kho để thể hiện chữ U như vậy có ảnh hưởng đến bài tốn khai
thác kho hiệu quả?
Nhóm: 01

Trang 5


Quản trị Logistics
Lấy ví dụ về bài tốn đi lấy hàng: để đáp ứng được 1 đơn hàng hay một nhóm đơn
hàng, nhân viên đi lấy hàng sẽ phải đi một vịng của hình chữ U (phần lớn các trường
hợp nếu số lượng mặt hàng cần lấy là lớn). Nếu kho thiết kế theo hình chữ I (nhập ở
một phía và xuất ở phía đối diện), quãng đường đi lấy hàng sẽ ngắn hơn,đồng nghĩa
với thời gian đáp ứng đơn hàng sẽ giảm và năng suất sẽ tăng. Cụ thể với TTPP này
nếu đi một vòng chữ U, quãng đường đi tối đa sẽ là 1260m. Nếu thiết kế theo hình
chữ I, quãng đường đi tối đa sẽ chỉ là 960m. Có thể làm một phép tính suy luận đơn
giản để thấy tốc độ lấy hàng có thể tăng tới 20% nếu chuyển sang mơ hình kho chữ I
kinh điển (diện tích kho khơng đổi).
*Hai là, bố trí cửa xuất nhập có vẻ chưa được hợp lý: thơng thường với các TTPP, số
lượng xe lấy hàng, tập trung chờ lấy hàng cao gấp nhiều lần so với ở khu vực nhập
hàng. Lý do là xe nhập thường là xe lớn, chở một, hoặc một vài mặt hàng, nguyên
pallet. Trong khi xe lấy hàng thường là xe nhỏ (vì đơn hàng của khách hàng thường
nhỏ và cũng có thể là do cấm tải). Việc lấy hàng cũng phức tạp hơn rất nhiều so với
nhập hàng vào kho nên thông thường các xe phải chờ đợi. Nhìn vào bố trí mặt bằng
TTPP, ta dễ dàng nhận thấy khu vực xuất quá khiêm tốn so với khu vực nhập hàng.
Điều này tiềm ẩn nguy cơ tắc nghẽn giao thông, hạn chế quay trở tại khu vực xuất

hàng.

1.2.3. TẦM QUAN TRỌNG CỦA KHO BÃI TRONG LOGISTICS
Hoạt động kho bãi có ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề lưu trữ và quản lý hàng hóa của
doanh nghiệp. Quản trị kho bãi trong logistics tốt giúp doanh nghiệp:
-

Giảm thiểu chi phí sản xuất, vận chuyển, phân phối hàng hóa.

-

Chủ động trong việc sắp xếp, vận chuyển các lơ hàng có cùng kích thước, cùng
lộ trình vận tải. Từ đó giúp giảm giá thành trên mỗi đơn vị sản phẩm.

-

Duy trì nguồn cung ổn định. Sẵn sàng giao bất kỳ lúc nào khách hàng có nhu
cầu.

-

Cung cấp đến khách hàng dịch vụ tốt hơn do hàng hóa đúng u cầu về số
lượng, chất lượng và tình trạng.

Nhóm: 01

Trang 6


Quản trị Logistics

-

Góp phần giúp giao hàng đúng thời gian, địa điểm.

-

Tạo nên sự khác biệt và tăng vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

1.2.4. QUẢN TRỊ KHO BÃI TRONG LOGISTICS.
Quản trị kho bãi trong logistics được cấu thành từ việc quản trị từng hoạt động liên
quan đến kho bãi như:
-

Bố trí, thiết kế cấu trúc kho bãi và các phương tiên cất trữ, bốc xếp hàng trong
kho

-

Quản lý hàng hóa: bao gồm việc phân loại hàng, định vị, lập danh mục, dán
nhãn hoặc thanh lý hàng chất lượng kém.

-

Kiểm kê hàng hóa: điều chỉnh sự chênh lệch (nếu có), kiểm kê tồn kho, lưu giữ
hồ sơ.

-

Quản lý công tác xuất nhập hàng.


-

Đảm bảo an tồn cho hàng hóa, người lao động

-

Phịng ngừa trộm cắp, cháy nổ.

Ví dụ: Cơng tác bảo quản hàng hóa với kho của Unilever:
 Các cách bảo quản hàng hóa chính của Unilever:
Phương pháp xếp đống: là phương pháp sử dụng với hàng hóa ở dạng gói hoặc chiếc,
có 2 cách xếp đống là xếp hình lập phương và xếp hình kim tự tháp.
Phương pháp xếp hàng hóa trên giá : Đối với những hàng hóa có nhiều kiểu loại , quy
cách kích thước, trọng lượng tương đối nhẹ.
 Điều hòa nhiệt độ , độ ẩm trong kho:
Vì hàng hóa của Unilever là các loại hàng như bột giặt, dầu gội, kem đánh răng, sữa
tắm nên nhiệt độ, độ ẩm thích hợp cho các loại hàng hóa này là kho phải đảm bảo
thường xuyên nhiệt độ ở mức 18oC – 25oC, độ ẩm55±5%. Ngoài ra cần phải để ý đến
thơng hơi, thơng gió, sấy khơ.

Nhóm: 01

Trang 7


Quản trị Logistics
 Chăm sóc hàng hóa và vệ sinh kho:
Kiểm tra chăm sóc hàng hóa :
-


Nắm được lực lượng hàng hóa, tình trạng thực tế trong kho.

-

Chế độ chăm hàng hóa cho phù hợp.

-

Phát hiện thiếu sót và hạn chế.

-

Tìm ra ngun nhân và biện pháp khắc phục.

Phịng chống cơn trùng, vật gặm nhấm:
-

Phịng chống các loại cơn trùng bằng cách nghiên cứu , tìm hiểu quy luật hoạt
động , vệ sinh, kiểm tra xong tiếp nhận.

-

Chống sử dụng nhiệt độ, hóa chất cháy nổ, đảo hàng hóa.

Nhóm: 01

Trang 8


Quản trị Logistics


PHẦN 2: CÁC LOẠI KHO
Sự tồn tại của kho là một yếu tố khách quan. Có nhiều loại kho, nên khi có nhu cầu có
thể lựa chọn , sử dụng loại kho mang hiệu quả kinh tế cao nhất.
2.1. Cross Docking
2.1.1. Khái niệm
-

-

-

-

-

Cross docking tạm dịch là kho đa năng phân loại , tổng hợp, hồn thiện hang
hóa để phục vụ cho người tiêu dùng, có những chức năng như một “ Trung tâm
phân phối tổng hợp “.
Sản phẩm sẽ được chuyển từ nơi sản xuất đến Cross-docking theo những lô
hàng lớn, tại đây lô hàng sẽ được tách ra, chuẩn bị cho những yêu cầu cần thiết
của khách hàng rồi gửi đi cho khách.
Cross docking rất phát triển và phục vụ đắc lực cho hệ thống siêu thị và các nhà
bán lẻ.
Hầu hết các kho đa năng được bố trí trong khoảng giữa các nhà sản xuất và nơi
tiêu thụ. Các cơng ty có nhu cầu sử dụng các loại kho này có thể tự tổ chức tại
kho của mình, đi thuê kho, thuê chung kho hoặc thuê các công ty logictics.
Cross Docking là một kĩ thuật logistics nhằm loại bỏ chức năng lưu trữ và thu
gom đơn hàng của một kho hàng, mà vẫn cho phép thực hiện các chức năng
tiếp nhận và gửi hàng. Ý tưởng chính của kĩ thuật này là chuyển các lơ hàng

trực tiếp từ các trailer đến cho các trailer đi – bỏ qua q trình lưu trữ trung
gian. Các lơ hàng thông thường chỉ mất khoảng một ngày ở Cross dock và đơi
khi chưa tới 1 giờ. Do đó nó sẽ cắt giảm được chi phí cũng như gia tăng hiệu
quả khai thác hoặc nhận hàng hóa lưu trữ rồi ngay lập tức xếp lên xe tải để chở
đến nơi quy định.
Trong mơ hình truyền thống, các kho duy trì lượng hàng cho đến khi có đơn
hàng của khách, sau đó các sản phẩm được chọn, đóng gói và chuyển đi. Khi
các đơn hàng bổ sung đến kho, chúng được lưu trữ cho đến khi khách hàng
được xác định. Trong mơ hình Cross Docking, khách hàng được biết trước về
sản phẩm đến kho và sản phẩm này khơng có nhu cầu để lưu trữ. Vì vậy, nét
đặc trưng của Cross – Docking là thời gian hàng hóa chuyển đến kho và địa
điểm xuất hàng được biết trước.

Nhóm: 01

Trang 9


Quản trị Logistics
2.1.2. Lợi ích của Cross Docking:
-

-

-

Thứ nhất: Trong một vài trường hợp, hao phí được các nhà bán lẻ xác định gắn
liền với việc giữ hàng trong kho đối với các loại hàng có nhu cầu cao và ổn
định. Trong trường hợp này Cross Docking được xem như là một cách để giảm
chi phí giữ hàng tồn kho.

Thứ hai: Đối với một số nhà bán lẻ khác hay các nhà vận tải chuyên chở hàng
nhỏ, lẻ thì Cross Docking được xem như một cách làm giảm các chi phí vận tải.
Ví dụ, các cửa hàng bán lẻ có thể nhận lô hàng trực tiếp từ các nhà cung cấp sử
dụng dịch vụ vận tải không đầy xe (LTL) hay theo từng lô hàng lẻ. Tuy nhiên,
điều này làm cho chi phí vận tải hàng hóa đầu vào gia tăng quá mức (do số
lượng phương tiện cao kéo theo sự gia tăng của các chi phí như xăng dầu, chi
phí sửa chữa và nâng cấp phương tiện, chi phí nhân công…). Cross Docking là
cách để gom các lô hàng này lại với nhau nhằm đạt một số lượng phương tiện
nhất định nhằm làm giảm chi phí vận tải đầu vào và đơn giản hóa việc nhận
hàng tại các cửa hàng bán lẻ.
Kỹ thuật cross – docking giúp gia tăng tốc độ di chuyển hàng hóa từ nhà cung
cấp đến người tiêu dùng (như khuyến mãi – thực hiện sản xuất đúng hạn); giúp
giảm đáng kể các loại chi phí như: lưu kho, khai thác, nâng hạ container, diện
tích kho, giảm lượng tồn kho, tồn kho an toàn giảm hư hại trong quá trình khai
thác, tiết kiệm nhân lực, phương tiện vận tải… bảo đảm dịng chảy hàng hóa
nhanh chóng trong kho bãi.

2.1.3. Các phương thức Cross – Docking:
-

-

-

Cross – Docking trong sản xuất: Thành phẩm sẽ được chuyển thẳng đến vị trí
xuất hàng thay vì được chuyển vào kho lưu trữ. Cũng có thể đặt vào một khu
vực nào đó, chờ để xuất, sau một vài tiếng đồng hồ, hay được áp dụng theo
phương pháp là nguyên vật liệu nhận vào sẽ được chuyển thẳng đến sản xuất
thay vì nhập kho.
Cross – Docking trong phân phối: Thành phẩm được chở trong xe tải đầy hàng,

gồm những kiện hàng lẻ khác nhau. Những kiện hàng lẻ sẽ được phân loại
thông qua một hệ thống phân loại băng tải, rồi chuyển đến cửa xuất hàng. Hàng
hóa trong q trình phân loại có thể được chờ để chuyển đi như trong phương
pháp Cross – Docking trong sản xuất.
Cross – Docking gom hàng: Một hoạt động phổ biến trong phương pháp này là
dán nhãn hàng hóa để tiện lợi khi gom hàng (dịch vụ này do nhiều logistics
3PL cung cấp, có tên là Consolidation Service). Hàng hóa vận chuyển đến có
thể kết hợp với một số hàng hóa có ở trong kho hoặc có thể gom chung với
hàng hóa vận chuyển đến từ nơi khác.

Nhóm: 01

Trang 10


Quản trị Logistics
2.1.4. Lựa chọn sản phẩm cho Cross Docking
-

-

Nói chung, một sản phẩm là được xem phù hợp cho Cross Docking nếu nhu
cầu của nó đáp ứng hai tiêu chí: biến động đủ thấp và khối lượng đủ lớn. Nếu
nhu cầu là khơng chắc chắn Cross Docking rất khó để thực hiện vì khó khăn
trong việc cân đối giữa cung và cầu.
Bên cạnh có biến động thấp, nhu cầu cho sản phẩm phải đủ để đảm bảo các lô
hàng được giao thường xuyên vì nếu nhu cầu là quá thấp, việc giao hàng
thường xuyên sẽ dẫn đến gia tăng chi phí vận tải đầu vào, và các kho hàng sẽ
phải lưu trữ tốt hơn.


Dưới đây là danh sách một số loại sản phẩm phù hợp với Cross Docking:
-

Các mặt hàng dễ hư hỏng đòi hỏi việc vận chuyển ngay lập tức.
Mặt hàng chất lượng cao mà không cần phải kiểm tra chất lượng trong quá
trình nhận hàng.
Sản phẩm đã được gắn thẻ (bar coded, RFID), dán nhãn và sẵn sàng để bán cho
khách hàng.
Mặt hàng quảng cáo và các mặt hàng đang được tung ra thị trường.
Các loại sản phẩm bán lẻ chủ chủ lực với một nhu cầu ổn định và biến động
thấp.
Các đơn đặt hàng của khách hàng được chọn và đóng gói trước từ một nhà
máy sản xuất hoặc kho hàng.

2.2. Kho thuê theo hợp đồng
-

Hơp đồng thuê kho là sự thỏa thuận giữa bên cho thuê và kho và bên đi thuê
về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên, trong đó bên cho thuê kho sẽ cung cấp
những dịch vụ kho bãi theo theo thỏa thuận cho khách hàng và bên đi thuê sẽ
thanh toán tiền thuê kho cho bên cho thuê

-

Thuê kho theo hợp đồng là sự thỏa thuận về lợi ích dài hạn của các bên, các
bên sẽ cùng chia sẻ những rủi ro trong những hoạt động chung nhằm nâng cao
chất lượng, dịch vụ, năng suất và hiệu quả kinh doanh.

Nhóm: 01


Trang 11


Quản trị Logistics
2.3. Các loại kho cơng cộng
Có nhiều loại kho công công như: kho hàng tổng hợp , kho đông lạnh, kho hải quan,
kho gửi hàng cá nhân, kho đặc biệt,kho hàng rời, kho hàng lỏng.
2.3.1. Kho bảo thuế
a) Định nghĩa:
-

Là kho của chủ hàng dùng để chứa hàng hóa nhập khẩu đã được thơng quan
nhưng chưa nộp thuế.

-

Kho bảo thuế được thành lập để lưu giữ nguyên liệu nhập khẩu để cung ứng
cho sản xuất của chính doanh nghiệp có kho bảo thuế. Nguyên liệu nhập khẩu
đưa vào kho bảo thuế chưa phải nộp thuế nhập khẩu và các loại thuế khác.

b) Điều kiện thành lập kho bảo thuế:
-

Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.

-

Có tỷ lệ xuất khẩu ít nhất là 50% sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất từ
nguyên liệu nhập khẩu gửi kho bảo thuế.


-

Không nợ thuế thuộc diện phải cưỡng chế.

-

Có hệ thống sổ sách, chứng từ theo dõi việc xuất khẩu, nhập khẩu, xuất kho,
nhập kho đầy đủ, chặt chẽ theo quy định của pháp luật. Chấp hành tốt các quy
định của pháp luật; quan hệ về kinh doanh, tài chính, tín dụng rõ ràng.

-

Kho phải đặt ở khu vực thuận lợi cho việc quản lý, giám sát của Hải quan.

-

Thẩm quyền cấp phép : Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.

c) Các dịch vụ được thực hiện:
-

Hàng hóa đưa vào kho bảo thuế chỉ được sử dụng để sản xuất hàng xuất khẩu
của chủ kho bảo thuế.

-

Khi đưa nguyên liệu, vật tư vào sản xuất, doanh nghiệp phải quản lý, theo dõi
theo quy định của pháp luật kế tốn, thống kê.

-


Ngun tắc lưu hàng hóa trong kho bảo thuế:

-

Doanh nghiệp được lưu giữ cả nguyên phụ liệu nhập khẩu để sản xuất hàng
xuất khẩu và tiêu thụ trong nước trong kho bảo thuế, nhưng phải để tách riêng
từng loại, Hải quan quản lý riêng từng loại. Trong q trình sản xuất, doanh
nghiệp có thể chuyển một phần nguyên phụ liệu từ loại này sang loại khác,

Nhóm: 01

Trang 12


Quản trị Logistics
nhưng phải làm văn bản đề nghị Hải quan địa phương và chấp hành đúng tỷ lệ
xuất khẩu đã đăng ký.
-

Khi nhập khẩu nguyên phụ liệu, người gửi hàng khơng nhất thiết phải tách
chứng từ và hàng hố thành hai loại, mà có thể gửi một lơ chung cho cả hai loại
hình. Nhưng khi làm thủ tục nhập khẩu thì phải lập tờ khai riêng cho từng loại.

-

Hàng hố nhập khẩu đưa vào kho bảo thuế khơng được bán vào thị trường Việt
Nam. Trường hợp được Bộ Thương mại cho phép bán tại thị trường Việt Nam
thì doanh nghiệp phải nộp thuế nhập khẩu và các loại thuế khác theo quy định
của pháp luật.


d) Lợi ích :
-

Đối với doanh nghiệp có lưu lượng hàng hóa XNK lớn, nhập khẩu hàng hố
theo loại hình SXXK việc thành lập kho bảo thuế sẽ phục vụ kịp thời nhu cầu
lưu trữ nguyên liệu, vật tư (nhưng chưa phải nộp thuế khi nhập khẩu) đưa vào
phục vụ sản xuất.

2.3.2. Kho ngoại quan:
a) Khái niệm :
Kho ngoại quan là khu vực kho, bãi lưu giữ hàng hóa đã làm thủ tục hải quan được
gửi để chờ xuất khẩu; hàng hóa từ nước ngồi đưa vào gửi để chờ xuất khẩu ra nước
ngoài hoặc nhập khẩu vào Việt Nam.
b) Thủ tục hải quan:
Hàng hoá, phương tiện vận tải ra, vào hoặc lưu giữ, bảo quản trong kho ngoại quan
phải làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan.
c) Các dịch vụ được thực hiện:
-

Gia cố, chia gói, đóng gói bao bì; đóng ghép hàng hóa; phân loại phẩm cấp
hàng hóa, bảo dưỡng hàng hóa.

-

Lấy mẫu hàng hóa để phục vụ công tác quản lý hoặc làm thủ tục hải quan.

-

Chuyển quyền sở hữu hàng hóa.


-

Riêng đối với kho ngoại quan chuyên dùng chứa hóa chất, xăng dầu, nếu đáp
ứng yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan và yêu cầu quản lý nhà nước chuyên
ngành có liên quan được phép pha chế, chuyển đổi chủng loại hàng hóa

Nhóm: 01

Trang 13


Quản trị Logistics
d) Lợi ích :
-

Hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu từ nước ngoài chờ đưa vào
thị trường trong nước, chưa phải nộp thuế nhập khẩu;

-

Doanh nghiệp làm dịch vụ kho ngoại quan dễ bố trí sắp xếp hàng khoa học qua
đó giảm được chi phí và thời gian, doanh nghiệp gửi hàng tại kho ngoại quan
cũng dễ dàng theo dõi tình trạng hàng hóa của mình đang gửi tại kho.

2.3.3. Kho CFS
a) Khái niệm :
Địa điểm thu gom hàng lẻ (CFS) là khu vực kho, bãi dùng để thực hiện các hoạt động
thu gom, chia, tách hàng hóa của nhiều chủ hàng vận chuyển chung container.
b) Thủ tục hải quan:

Hàng hóa được đưa vào CFS bao gồm:
-

Hàng hoá nhập khẩu đưa vào CFS là hàng hoá chưa làm xong thủ tục hải quan,
đang chịu sự giám sát, quản lý của cơ quan hải quan.

-

Hàng hoá xuất khẩu đưa vào CFS là hàng hoá đã làm xong thủ tục hải quan
hoặc hàng hoá đã đăng ký tờ khai hải quan tại Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu
nhưng việc kiểm tra thực tế hàng hoá được thực hiện tại CFS.

c) Các dịch vụ được thực hiện:
-

Đóng gói, đóng gói lại, sắp xếp, sắp xếp lại hàng hóa chờ xuất khẩu.

-

Hàng quá cảnh, hàng trung chuyển được đưa vào các địa điểm thu gom hàng lẻ
trong cảng để chia tách, đóng ghép chung container xuất khẩu hoặc đóng ghép
chung với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

-

Chia tách các lô hàng nhập khẩu để chờ làm thủ tục nhập khẩu hoặc đóng ghép
container với các lơ hàng xuất khẩu khác để xuất sang nước thứ ba.

-


Chuyển quyền sở hữu đối với hàng hóa trong thời gian lưu giữ.

d) Lợi ích :
-

Trường hợp doanh nghiệp có nhiều lơ hàng lẻ, muốn bán cho nhiều khách hàng
tại cùng một nước đến thì CFS là nơi giúp các doanh nghiệp thu gom hàng lẻ
thành một lơ lớn đóng đầy container để làm thủ tục xuất khẩu, sẽ tiết kiệm
được chi phí.

Nhóm: 01

Trang 14


Quản trị Logistics
-

Là nơi nhiều chủ hàng nhập khẩu cùng khai thác chung một vận đơn vận tải
hàng nhập khẩu sẽ tiết kiệm chi phí vận chuyển, thuận tiện làm thủ tục nhập
khẩu.

Nhóm: 01

Trang 15


Quản trị Logistics
PHẦN 3: CÁC YẾU TỐ CẦN XEM XÉT KHI THIẾT KẾ KHO
Mục đích của việc thành lâp kho dùng để dự trữ, phân phối và cung cấp hàng hóa đến

nơi cần thiết, tùy vào tính chất hàng hóa, mục dích sử dụng đã hình thành nhiều loại
kho khác nhau. Việc này ảnh hưởng đến việc thiết kế kho để phù hợp với mục đích sử
dụng cũng như tối ưu hóa dịng lưu thơng hàng hóa, góp phần đem lại lợi nhuận cao
nhất với thời gian cũng như chi phí thấp nhất.
 Để thiết kế kho hàng cần xem xét đến các yếu tố sau đây:
-

Hiệu suất lưu trữ

-

An tồn

-

Cách sắp xếp hợp lí

-

Cơ khí hóa và tự động hóa

-

Năng suất xử lý hàng hóa

-

Linh động và có thể cải tiến

Qua những yếu tố trên có thể xác định những công cụ thực tiễn chọn để hướng đến

như:
a. Chỗ để cố định hoặc chỗ để lưu động cho các mặt hàng trong kho:
Cách lấy hàng và đóng gói tối ưu sẽ làm tăng tính hiệu quả trong việc tiết kiệm thời
gian xử lý đơn bằng từ khâu đặt hàng đến khâu giao hàng. Hiệu quả và hiệu suất của
cách lấy hàng và đóng gói có liên quan đến việc các kiện hàng được lưu trữ ở đâu
trong kho hoặc trung tâm phân phối. Kế hoạch phân chia nơi chứa hàng tồn diện giúp
giảm chi phí nhân cơng để di chuyển lấy hàng, tăng khả năng xử lý các đơn hàng vào
và ra đồng thời cả tính chính xác của đơn hàng.
Để xác định được nên đặt mặt hàng nào vào nơi chỗ để cố định trong kho và mặt hàng
nào có thể thay đổi chỗ để, cần xác định được thuộc tính của từng loại chỗ để.
+ Chỗ để cố định: mỗi đơn vị lưu kho (Stock-keeping unit - SKU) có một hoặc nhiều
chỗ cố định, điều này cung cấp tính ổn định cho hàng hóa khi doanh nghiệp ln biết
mặt hàng của mình chiếm SKU nào đặc trưng có thể dùng cho những mặt hàng có nhu
cầu cao với nhiều đơn đặt hàng cần chỗ để cố định trong kho giúp xác định được
nhanh chóng nơi lưu trữ hàng. Tuy nhiên, những SKU này có thể làm giảm khả năng
lưu trữ của kho, ví dụ với các mặt hàng theo mùa do thiếu khả năng linh hoạt để lưu
trữ các mặt hàng khác
Nhóm: 01

Trang 16


Quản trị Logistics
+ Chỗ để bất định: hàng hóa sẽ được lưu trữ dựa vào số chỗ trống dạng này trong kho
đến khi hết chỗ. Với loại chỗ bất định sẽ tối đa khả năng lưu trữ của kho. Để thực hiện
việc lưu trữ này kho hàng cần hệ thống kiểm sốt chính xác vị trí của từng mặt hàng
đưa vào kho để có thể lấy đúng mặt hàng khi nhận được đơn đặt hàng.
b. Sắp xếp hàng hóa theo hướng tận dụng chiều ngang hay tận dụng chiều dọc:
-


Tận dụng chiều chiều ngang: kho hàng sẽ cần nhiều diện tích mặt bằng để lưu

trữ hàng hóa. Lợi thế của hướng này nằm ở việc hàng hóa dễ dàng tiếp cận, không cần
nhiều phương tiện ,thiết bị vận chuyển hàng hóa vì sắp xếp ở vị trí thấp. Bên cạnh đó
chi phí cho việc th hoặc mua đất xây kho cũng gia tăng, chi phí thuê thêm lao động.
-

Tận dụng chiều dọc: lưu trữ hàng hóa ở càng cao càng tận dụng được thể tích

của kho hàng, vì hàng hóa đưa vào kho tính theo thể tích (m3) và số kilograms. Lưu
trữ theo cách này giúp giảm chi phí mặt bằng, nhân cơng nhưng đồng thời cũng phát
sinh chi phí cho các phương tiện ,thiết bị vận chuyển hàng hóa (chi phí bảo dưỡng,
bảo trì cùng nhân cơng biết sử dụng phương tiện)
c. Hoạt động nhận hàng và giao hàng
-

Cùng lúc, cùng nơi xử lý: bộ phận nhận hàng chuyển vào và sắp xếp nơi lưu trữ

đồng thời bộ phận chuyển hàng ra để giao từ nơi lưu trữ cùng thực hiện ở cùng một
nơi cùng thời điểm. Hoạt động cùng lúc giúp kho tối ưu hóa được diện tích sử dụng do
2 việc được làm tại một nơi và cùng thời điểm, tuy nhiên cần sự quản lí chặt chẽ cùng
hệ thống điều phối tối ưu.
-

Riêng lẻ tại 2 nơi khác nhau trong kho: theo chu trình thẳng từ đầu cửa kho

nhập, sắp xếp hàng trong kho và đến bước lấy hàng ra khỏi nơi lưu trữ, giao hàng. Hai
hoạt động thực hiện ở 2 nơi khác nhau trong kho nhằm đảm bảo tính chính xác tránh
nhầm lẫn và xung đột trong cách sắp xếp hàng hóa.
d. Hệ thống băng tải chuyển hàng

-

Hai hay nhiều dây chuyền: một băng tải nhận hàng vào và băng tải còn lại giao

hàng ra, ngồi ra có thể sắp xếp thêm nhiều băng tải tùy vào mục đích quản lí.
-

Một dây chuyền: một băng tải đảm nhiệm việc nhận hàng vào và giao hàng ra,

dây chuyền vận chuyển hàng này thường theo hình chữ U.

Nhóm: 01

Trang 17


Quản trị Logistics
e. Khoảng cách giữa các kệ hàng
Có 3 loại khoảng cách:
-

Chiều rộng thông thường (dài hơn 3.6 mét)

-

Hẹp (2.9-3.6 mét): nhà kho thiết kế chiều rộng hẹp có thể chứa được nhiều
hàng hơn từ 20-25% so với thông thường

-


Vô cùng hẹp (nhỏ hơn 2.4 mét): nhà kho thiết kế chiều rộng vơ cùng hẹp có thể
chứa được nhiều hàng hơn từ 40-50% so với thông thường

Tuy nhiên, khoảng cách giữa 2 kệ hàng càng hẹp khả năng di chuyển của phương tiện
lấy hàng càng khó khăn hoặc khơng khả thi,. Vdu: xe folklift chiều rộng nhỏ nhất của
xe là 1070mm (nguồn: ) khi xe quay đầu có thể làm hư hại rơi vỡ hàng.
f. Tăng mức độ tự động hóa của kho hàng:
Sử dụng các cơng nghệ tự động để tiến hành cơng việc chính xác, hiệu quả bao gồm:
-

Sử dụng xe folklift chuyên dụng cho cách bố trí kệ hẹp

-

Phương tiện tự vận chuyển

-

Hệ thống quản lí chỗ lưu trữ và thu hồi hàng hư

-

Hệ thống RFID

Hệ thống tự động giúp tăng cơ hội để giảm chi phí nhân cơng, tăng tính hiệu quả.
Đồng thời nên lựa chọn khâu nào nên tự động hóa vì những khâu cần sự đánh giá của
con người như kiểm tra hàng lỗi.
g. Những khơng gian cần thiết ngồi lưu trữ hàng hóa đơn thuần:
Bên cạch việc lưu trữ hàng hóa, việc thiết kế cho còn cần đảm bảo những khu vực cần
thiết như:

+ Bãi xe chở hàng
+ Lối đi đủ rộng cho phương tiện vận chuyển hàng hóa đến xe tải
+ Các phịng tiện ích phục vụ nhân viên
+ Khu vực quản lí (văn phịng, máy chủ xử lý,…)
+ Nơi để các pallet vận chuyển
+ Khu vực sửa chữa thiết bị tại chỗ trong lúc khẩn
Nhóm: 01

Trang 18


Quản trị Logistics
+ Khu vực đóng gói, ký mã hiệu
+ Kho chứa dụng cụ bảo trì thiết bị, máy móc
+ Khu vực chứa hàng đặc biệt (hóa chất dễ nổ, hàng giá trị cao, hàng đông lạnh,vv…)
+ Khu vực phân loại và xử lý hàng bị trả lại
Sau khi đánh giá được những công cụ cần thiết nhà quản trị sẽ thiết kế được kho dựa
trên những tính tốn cần thiết để hồn thiện thiết kế của kho.

Nhóm: 01

Trang 19


Quản trị Logistics

PHẦN 4: ĐIỀU HÀNH HOẠT ĐỘNG KHO BÃI
Sự sắp xếp hàng hóa vào kho là một hệ thống các hoạt động liên quan trong
việc nhận, lưu trữ hàng hóa và chuẩn bị hàng hóa để giao hàng.


4.1. Receiving (nhận hàng)
4.1.1. Khái quát
Nhận hàng từ hệ thống vận tải vào kho, người vận tải phải giao hàng theo lịch trình
nhằm nâng cao năng suất .Hàng được chuyển vào khu nhận hàng , và được kiểm tra
về những hư hỏng có thể . Phiếu nhập kho sẽ được nhập ở giai đoạn này.Là hoạt động
bắt nguồn và quan trọng nhất trong chuỗi chu trình xử lý hàng hóa vì tiếp nhận hàng là
cơ sở cho các hoạt động tiếp theo của nhà kho. Nhận hàng thường liên quan đến việc
dỡ hàng hóa được vận chuyển đến, kiểm tra đối với các đơn đặt hàng và ghi nhận vào
hệ thống quản lý kho.
Việc nhận hàng bao gồm các hoạt động tháo dỡ và đóng gói lại bao bì để thích hợp
cho các hoạt động khác trong quá trình lưu kho, kiểm tra số lượng và kiểm sốt chất
lượng hàng hóa là một phần của hoạt động nhận hàng, sau đó hàng hóa sẽ được đưa
vào kho lưu trữ.
4.1.2. Quy trình thực hiện
Trước khi xe chở hàng tới kho phải đặt chỗ trước để phân bổ các nguồn lực thích hợp
cho các hoạt động. Khi hàng hóa tới kho, tài xế phải thông báo với nhân viên kho và
họ sẽ kiểm tra chứng từ vận tải, hướng dẫn tài xế vị trí đậu xe hoặc trực tiếp dở hàng
tại khu vực dỡ hàng.
Khi hàng hóa, nguyên vật liệu đã được giao đến khu vực dỡ hàng, ban kiểm nghiệm
chất lượng QC sẽ đánh giá hàng trên các mặt số lượng, chất lượng và quy cách căn cứ
vào các quy chuẩn về sản phẩm và phiếu thông tin về hàng nhập. Căn cứ vào kết quả
kiểm nghiệm đó, bộ phận QC sẽ lập phiếu kiểm tra chất lượng. Phiếu này sẽ được lưu
trên hệ thống kho hàng và được trình lên lãnh đạo phê duyệt. Việc sử dụng hệ thống
sẽ giúp quá trình xin ý kiến từ cấp trên diễn ra nhanh gọn, đỡ tốn thời gian hơn. Đồng
thời thông tin tới được các phịng ban liên quan được nhanh chóng hơn.
Nhóm: 01

Trang 20



Quản trị Logistics
Sau khi quá trình kiểm tra chất lượng hồn tất và được duyệt, các thơng tin sẽ được
chuyển tới thủ kho để lập phiếu nhập kho và làm thủ tục nhập kho.
(QC là viết tắt "Quality Control" (Engineer) là kỹ sư thực hiện các quy chuẩn về
kiểm tra chất lượng trong các giai đoạn từ nghiên cứu thị trường, thiết kế cho đến sản
xuất và bán hàng, chăm sóc khách hàng. Cơng việc chính của những người làm bộ
phận QC này, trước hết là thiết lập và xây dựng sổ tay và các quy trình về các hệ
thống quản lý chất lượng tại nơi đang áp dụng.)
Mẫu phiếu nhập kho hàng hóa

 Cách lập phiếu nhập kho:
-

Đơn vị / bộ phận : kế tốn cơng ty (tên cơng ty)

-

Ghi đầy đủ thông tin ngày tháng năm và số phiếu nhập kho,họ tên người giao
vật tư,cơng cụ,hàng hóa,số hóa đơn hoặc lệnh nhập kho , ngày tháng năm theo
hóa đơn , tên kho và địa điểm nhập kho.

-

Cột A: ghi số thứ tự vật tư, dụng cụ,sản phẩm ,hàng hóa (thơng số này sẽ được
ghi theo hóa đơn)

-

Cột B: ghi tên vật tư, dụng cụ,sản phẩm,hàng hóa (thơng số này sẽ được ghi
theo hóa đơn)


Nhóm: 01

Trang 21


×