Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

BTL CPQT Phân tích các phương thức xác lập chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ và cho hai ví dụ cụ thể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (281.5 KB, 11 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP HỌC KỲ
MƠN: CƠNG PHÁP QUỐC TẾ
Bài tập số 5:
Phân tích các phương thức xác lập chủ quyền quốc gia đối với
lãnh thổ và cho hai ví dụ cụ thể

Họ và tên:
MSSV:
Lớp :
Nhóm:

1

Hà Nội, 2021


MỤC LỤC
A. MỞ BÀI……….…….…………………………………………………..…1
B. NỘI DUNG...…….………………………………………………………...1
1. Chiếm cứ hữu hiệu........................................................................................1
1.1. Khái niệm...................................................................................................1
1.2. Chủ thể.......................................................................................................2
1.3. Đối tượng...................................................................................................2
1.4. Nội dung phương thức chiếm cứ hữu hiệu.................................................3
1.5. Ví dụ cụ thể ...............................................................................................3
2. Chuyển nhượng tự nguyện............................................................................4
2.1. Khái niệm...................................................................................................4
2.2. Điều kiện pháp lý ......................................................................................4


2.3. Ví dụ cụ thể................................................................................................5
C. KẾT LUẬN...……………………………………………………….……..5
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...……………………….……….6


A. MỞ BÀI
Lãnh thổ đóng vai trị đặc biệt quan trọng trong quan hệ giữa các quốc
gia, là cơ sở vật chất cho sự tồn tại của quốc gia, duy trì ranh giới quyền lực
nhà nước đối với một cộng đồng dân cư nhất định, góp phần tạo dựng một trật
tự pháp lý quốc tế hịa bình và ổn định. Mỗi quốc gia có chủ quyền hồn tồn,
đầy đủ và tuyệt đối đối với lãnh thổ của mình. Việc xác lập chủ quyền lãnh
thổ chỉ được coi là hợp pháp khi dựa trên những cơ sở và phương thức do luật
quốc tế quy định. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này em xin chọn đề 5 làm đề
tài nghiên cứu.

3


B. NỘI DUNG
Trong giai đoạn chiến tranh được coi là phương tiện hợp pháp để giải
quyết các tranh chấp quốc tế thì cơ sở xác lập chủ quyền lãnh thổ và thay đổi
lãnh thổ quốc gia chủ yếu thông qua chiến tranh xâm chiếm lãnh thổ. Ngày
nay, luật quốc tế hiện đại thừa nhận và khẳng định nguyên tắc cấm dùng vũ
lực và đe dọa dùng vũ lực trong việc xác lập chủ quyền lãnh thổ. Theo đó,
việc xác lập chủ quyền lãnh thổ phải dựa vào các phương thức thụ đắc lãnh
thổ hợp pháp.
Trên cơ sở tham khảo phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế, có
thể hiểu thụ đắc lãnh thổ là việc quốc gia xác lập quyền đối với một vùng lãnh
thổ mới theo những phương thức phù hợp với quy định của pháp luật quốc tế.
Trong thực tiễn có hai phương thức thụ đắc lãnh thổ.

1. Chiếm cứ hữu hiệu
1.1. Khái niệm
Theo quan điểm khoa học pháp lý hiện đại, chiếm cứ hữu hiệu được
hiểu là hành động của một quốc gia nhằm mục đích thiết lập và thực hiện
quyền lực của mình trên một lãnh thổ vốn không phải là bộ phận lãnh thổ
quốc gia với ý nghĩa thụ đắc lãnh thổ đó.
Tại Hội nghị Berlin về Châu Phi (1885), các quốc gia thống nhất thực
hiện thụ đắc lãnh thổ bằng nguyên tắc chiếm hữu thật sự. Các hành vi được
coi là chiếm hữu thực sự cần phải thỏa mãn những điều kiện sau đây: Hành vi
chiếm cứ là của các cơ quan Nhà nước, các nhân viên nhà nước hoặc một tổ
chức cơng được nhà nước ủy quyền; phải mang tính thực sự, lâu dài; phải hịa
bình, đúng ngun tắc của Luật Quốc tế.
Do tính hợp lý và chặt chẽ của nguyên tắc này, nên mặc dù Công ước
4

Saint Germain ra đời ngày 10.9.1919 tuyên bố hủy bỏ Định ước Berlin năm
1885 vì lý do thế giới khơng cịn lãnh thổ vơ chủ nữa, các luật gia và cơ quan


tài phán quốc tế vẫn vận dụng nguyên tắc này để giải quyết tranh chấp chủ
quyền trên các hải đảo.
1.2. Chủ thể
Chủ thể trong chiếm hữu lãnh thổ phải là hành động nhân danh quốc
gia, được quốc gia uỷ quyền, không phải là hành động của tư nhân. Mọi hành
động mang danh nghĩa cá nhân đều không phải là cơ sở pháp lý để khẳng định
chủ quyền lãnh thổ và cũng không làm thay đổi bản chất của chủ quyền ngay
cả khi các tư nhân đó hợp thành một tập thể hoặc một công ty, trừ những
trường hợp khi tập thể đó hoặc cơng ty đó được Nhà nước ủy quyền xác lập
chủ quyền lãnh thổ thay mặt cho Nhà nước.
1.3. Đối tượng

Đối tượng của phương thức thụ đắc lãnh thổ bằng chiếm cứ hữu hiệu
là: Lãnh thổ vô chủ hoặc lãnh thổ bị bỏ rơi.
Lãnh thổ vô chủ phải khơng có người ở vào thời điểm quốc gia thực
hiện việc chiếm cứ. Lãnh thổ này chưa từng thuộc quyền sở hữu của bất cứ
một quốc gia nào vào thời điểm quốc gia chiếm cứ thực hiện việc chiếm cứ
lãnh thổ đó.
Lãnh thổ bị bỏ rơi khơng cịn là đối tượng điều chỉnh áp dụng pháp luật
của quốc gia nữa. Quốc gia từ bỏ sự duy trì đời sống kinh tế, khai thác tiềm
năng kinh tế hoặc trong lãnh thổ nhưng khơng tiến hành thu thuế, khai thác tài
ngun, khống sản,... Đồng thời, quốc gia xóa bỏ các thiết chế quản lý trên
lãnh thổ và không thực hiện các hoạt động bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, từ bỏ
việc bảo vệ lợi ích của các cư dân sống trên lãnh thổ.
1.4. Nội dung phương thức chiếm cứ hữu hiệu
- Đó phải là sự chiếm cứ hợp pháp (đúng đối tượng và bằng biện pháp
5

hịa bình). Mọi hành vi sử dụng vũ lực chiếm cứ một lãnh thổ đã có chủ đều
bị coi là vi phạm pháp luật quốc tế;


- Phải có sự chiếm cứ thực sự. Biểu hiện cụ thể của hành vi chiếm cứ
thực sự là đưa cơng dân của nước mình tới định cư trên lãnh thổ mới, thiết lập
trên đó bộ máy quản lý hành chính, chính thức đưa vào bản đồ quốc gia vùng
lãnh thổ đó;
- Chiếm cứ phải liên tục, hịa bình trong một thời gian dài khơng có
tranh chấp;
- Việc chiếm cứ lãnh thổ phải được thực hiện với mục đích nhằm tạo ra
một danh nghĩa chủ quyền lãnh thổ.
1.5. Ví dụ cụ thể
Vụ tranh chấp đảo Pulau Ligitan và Pulau Sipadan giữa Malaysia và

Indonesia năm 2002. Pulau Ligitan và Pulau Sipadan là hai đảo nhỏ khơng có
dân cư sinh sống, giá trị kinh tế không lớn, hai nước đã viện dẫn chiếm hữu
thật sự trước năm 1969 để khẳng định chủ quyền.
Indonesia viện dẫn báo cáo của tàu Hà Lan khẳng định hai đảo thuộc
quyền sở hữu của Hà Lan, các cuộc điều tra thủy văn xung quanh hai đảo,
cuộc viếng thăm của hải quân, ngư dân có truyền thống đánh bắt xung quanh
hai đảo.
Malaysia cho rằng thời thuộc địa, Anh đã thu thập, quản lý, kiểm soát
trứng rùa trên đảo từ năm 1914, có pháp lệnh bảo tồn rùa, giải quyết tranh
chấp liên quan đến thu thập trứng rùa, cấp phép cho tàu đánh cá xung quanh
đảo, xây hải đăng và trợ giúp đường biển cho hai đảo mà Indonesia không
phản đối; sau thời thuộc địa, Malaysia đã luôn khẳng định chủ quyền trong
quá trình đàm phán với Indonesia về thềm lục địa trong khi Indonesia khơng
quan tâm địi chủ quyền hai đảo, Malaysia cũng đã khai thác du lịch, giữ an
ninh, môi trường cho Sipidan đến hiện tại, năm 1997, hai đảo là khu bảo tồn
của Malaysia.

6

Tòa đã phán quyết rằng Indonesia khơng có hoạt động lập pháp đối với
đảo, đạo luật năm 1960 và bản đồ kèm theo không đề cập đến hai đảo.


Chuyến đi của tàu Hà Lan được xác định là hoạt động chung của Hà Lan và
Anh để chống cướp biển, việc đánh bắt cá chỉ là hoạt động tư nhân vì khơng
có quy định của Chính phủ, Indonesia đã khơng thể hiện có ý định thiết lập
chủ quyền. Malaysia đã điều tiết, kiểm soát trứng rùa, thực hiện kế hoạch dự
trữ gia cầm cho quốc gia là hoạt động thẩm quyền hành chính nhà nước trên
các đảo. Malaysia kế thừa đảo từ Anh và đã tiến hành các hoạt động lập pháp,
hành pháp và tư pháp, diễn ra trong thời gian dài, thể hiện ý định thực thi

quyền lực nhà nước đối với hai đảo. Malaysia thắng kiện.
2. Chuyển nhượng tự nguyện
2.1. Khái niệm
Chuyển nhượng lãnh thổ giữa các quốc gia là một cách thức hợp pháp
và hịa bình, qua đó một quốc gia chuyển nhượng một phần lãnh thổ thuộc
chủ quyền của mình cho một quốc gia khác thơng qua nhiều hình thức như
qua điều ước quốc tế, qua mua bán, qua trao đổi. Phương thức này chuyển
cho người chủ mới một danh nghĩa hợp pháp.
Thực tế, chuyển nhượng lãnh thổ chỉ xuất hiện trong quá khứ và rất
hiếm (hoặc gần như không) xuất hiện trong giai đoạn hiện nay do tính chất
nhạy cảm và thiêng liêng của lãnh thổ quốc gia trong tâm lý dân tộc và dư
luận xã hội các nước.
2.2. Điều kiện pháp lý
Chuyển nhượng tự nguyện được thực hiện bởi cơ quan, tổ chức có
thẩm quyền đại diện cho quốc gia. Được thực hiện trên cơ sở tự nguyện bình
đẳng của tất cả các quốc gia có liên quan. Thỏa thuận của các bên có thể bị
xác định là vơ hiệu nếu thỏa thuận đó là kết quả của sự nhầm lẫn man trá, có
sự mua chuộc, nhận hối lộ của vị đại diện quốc gia hoặc có sự cưỡng ép đối
7

với người đại diện đó. Thỏa thuận được xác lập một cách rõ ràng, chắc chắn.
Quốc gia chuyển nhượng không thể chuyển giao nhiều hơn những
quyền mà bản thân nó có.


2.3. Ví dụ cụ thể
Cơng ước Pháp - Thanh 1887 được thực hiện giữa Pháp và nhà Thanh,
nhằm thi hành Điều khoản 3 của Hòa ước Thiên Tân 1885 mà hai bên đã ký
năm 1885. Nội dung của công ước này nhằm phân chia lại đường biên giới
giữa Bắc Kỳ và Trung Quốc. Trong quá trình hai bên tiến hành phân chia

đường biên giới; đại diện nhà Thanh là Lý Hồng Chương đã nói với đơ đốc
Pháp Rieunier: nước Pháp đã đạt được nhiều quyền lợi khi chiếm được Bắc
Kỳ, một nước chư hầu của Trung Hoa 600 năm nay; việc này là nhờ trung
gian của tơi. Nó đã gây cho tôi nhiều phiền phức; tôi nghĩ rằng một sự đền bồi
dưới dạng nhượng vài vùng đất nhỏ trên vùng biên giới là cần thiết.
Pháp nghe nói và cũng muốn để cho Trung Hoa cơng nhận sự chiếm
đóng Bắc Kỳ của Pháp và khơng gây khó khăn nên đã nhân nhượng và thực
hiện cắt một số đất đai ở Hà Giang và Quảng Yên giao cho nhà Thanh.

8


C. KẾT LUẬN

Việc tìm hiểu và phân tích các phương thức xác lập chủ quyền quốc gia
đối với lãnh thổ có ý nghĩa to lớn và vơ cùng quan trọng đối với xác định chủ
quyền quốc gia cũng như làm căn cứ pháp lý giải quyết các tranh chấp quốc
tế. Trên đây là những tìm hiểu của em về đề tài, vì trình độ hiểu biết và kiến
thức cịn hạn hẹp nên bài viết có thể sẽ tồn tại những thiếu sót. Em rất mong
nhận được sự đánh giá của thầy cô. Em xin cảm ơn!

9


D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật quốc tế, Đại học Luật Hà Nội, Nxb.CAND, Hà Nội,

2019
2. Luật Quốc tế về thụ đắc lãnh thổ và áp dụng với quần đảo Hoàng Sa của


Việt Nam : luận văn thạc sĩ Luật học / Ngô Mai Anh ; TS. Nguyễn Toàn
Thắng hướng dẫn, Hà Nội, 2018
3. />4. />
su-de-giai-quyet-cac-tranh-chap-bien-gioi-lanh-tho-giua-cac-quoc-giatrong-quan-he-quoc-te-133860.html
5. />
phuong-thuc-chiem-cu-huu-hieu-de-xac-lap-va-bao-ve-chu-quyen-lanhtho-tren-bien-cua-viet-nam-8-diem.htm
6. />
so-an-le-ve-tranh-chap-chu-quyen-bien-dao-420509.html

10


E. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
7. Giáo trình Luật quốc tế, Đại học Luật Hà Nội, Nxb.CAND, Hà Nội,

2019
8. Luật Quốc tế về thụ đắc lãnh thổ và áp dụng với quần đảo Hoàng Sa của

Việt Nam : luận văn thạc sĩ Luật học / Ngô Mai Anh ; TS. Nguyễn Toàn
Thắng hướng dẫn, Hà Nội, 2018
9. />10. />
su-de-giai-quyet-cac-tranh-chap-bien-gioi-lanh-tho-giua-cac-quoc-giatrong-quan-he-quoc-te-133860.html
11. />
phuong-thuc-chiem-cu-huu-hieu-de-xac-lap-va-bao-ve-chu-quyen-lanhtho-tren-bien-cua-viet-nam-8-diem.htm
12. />
so-an-le-ve-tranh-chap-chu-quyen-bien-dao-420509.html

11




×