Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

BTL CPQT Những vấn đề pháp lý về xác định đường cơ sở theo quy định của Công ước viên Luật Biển năm 1982 và thực thiễn xác định của Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu để làm sáng tỏ nội dung.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.29 KB, 16 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP LỚN
MƠN:

Cơng pháp Quốc Tế
ĐỀ BÀI 12
Họ và tên

:

Mã số sinh viên

:

Nhóm

:

Lớp

:

Hà Nội, 2021


Mục lục


LỜI MỞ ĐẦU


Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải (gọi tắt là đường cơ sở) có vai
trị đặc biệt quan trọng trong việc xác định vị trí và chiều rộng của các vùng biển
theo quy định của UNCLOS 1982. Hầu hết các vùng biển đều được xác định căn
cứ vào đường cơ sở. Vùng biển duy nhất có thể được xác định mà khơng cần dựa
vào đường cơ sở là vùng thềm lục địa vượt quá 200 hải lý. Việc xác định đường cơ
sở theo quy định của Công ước viên Luật Biển năm 1982 là cơ sở rất quan trọng
trong việc giải quyết những tranh chấp vì vậy em chọn đề tài số 12: “Những vấn đề
pháp lý về xác định đường cơ sở theo quy định của Công ước viên Luật Biển năm
1982 và thực thiễn xác định của Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu để làm sáng tỏ
nội dung.

3


NỘI DUNG
I. Những vấn đề pháp lý về xác định đường cơ sở theo quy định của Công ước
viên Luật Biển năm 1982
1. Các loại đường cơ sở
UNCLOS quy định có 03 loại đường cơ sở chính: đường cơ sở thông thường
(normal baselines), đường cơ sở thẳng (straight baselines), và đường cơ sở quần
đảo (archipelagic baselines). Ngồi ra, cịn có một số loại đường cơ sở khác áp
dụng cho một số dạng địa hình, cấu trúc bờ biển đặc biệt khác như đường cơ sở ở
khu vực cảng biển, bãi lúc nổi lúc chìm, bãi san hơ, cửa sơng, và cửa vịnh. Trong
03 loại đường cơ sở chính trên, về nguyên tắc các quốc gia bắt buộc phải vạch
đường cơ sở thơng thường. Chỉ trong trường hợp địa hình hay cấu trúc bờ biển có
yếu tố đặc biệt thỏa mãn các điều kiện nhất định của UNCLOS thì các quốc gia
mới được phép vạch đường cơ sở thẳng và đường cơ sở quần đảo. Đường cơ sở
thẳng và đường cơ sở quần đảo là hai ngoại lệ của quy định phải vạch đường cơ sở
thông thường. Đường cơ sở của một quốc gia ven biển có thể kết hợp áp dụng
nhiều hơn một loại đường cơ sở miễn sao tại việc áp dụng này đúng theo quy định

của Công ước về hoàn cảnh được vạch và cách thức vạch.
2. Điều kiện và Cách thức vạch các loại đường cơ sở
.

a.Đường cơ sở thông thường

Cơ sở pháp lý: Điều 5 UNCLOS; Điều 3 Công ước Geneva về Lãnh hải và Tiếp
giáp lãnh hải 1958 (CTS). Điều 5 UNCLOS và Điều 3 CTS có câu chữ hồn tồn
giống nhau.
Hồn cảnh được phép áp dụng: đường bờ biển có địa hình, cấu trúc thơng
thường, đơn giản, khơng có các đặc điểm gây khó khăn cho việc vạch đường cơ sở
thông thường. Ở đây có thể có câu hỏi đặt ra là liệu quốc gia ven biển có được
phép vạch được cơ sở thơng thường trong khi thỏa mãn điều kiện để vạch đường
4


cơ sở thẳng hay khơng. Mục đích của đường cơ sở thẳng là nhằm bảo đảm quốc
gia ven biển có được một bản đồ đường cơ sở đơn giản, không quá phức tạp đến
mức gây khó khăn cho hoạt động hàng hải cũng như bảo đảm an toàn hàng hải
trong trường hợp bờ biển khơng ổn định. Do đó, nếu các quốc gia vẫn lực chọn
vạch đường cơ sở thông thường cho đoạn bờ biển phức tạp như thế có thể đi ngược
lại mục đích của việc quy định đường cơ sở thẳng của UNCLOS. Tuy nhiên cũng
cần lưu ý là Cơng ước sử dụng từ “có thể” khi quy định về khả năng áp dụng
đường cơ sở thẳng. Câu hỏi tương tự cũng có thể xảy ra với đường cơ sở quần đảo.
Cách thức vạch: Điều 5 UNCLOS quy định đường cơ sở thông thường “là đường
ngấn nước thủy triều thấp nhất dọc theo bờ biển như được vạch trên bản đồ có tỷ lệ
lớn được quốc gia ven biển cơng nhận chính thức.” Có ba u cầu cần phải chú ý.
Thứ nhất, do đường cơ sở thông thường là đường ngấn nước thủy triều thấp nhất
nên cần thiết phải xác định phương pháp tính mức thủy triều thấp nhất, hay mức
mực nước biển khi thủy triều xuống thấp nhất. Cơng ước khơng có quy định về

phương pháp xác định thủy triều, và thực tế các quốc gia thường sử dụng 02
phương pháp Mean Low-Water Springs (MLWS) và Lowest Astronomical Tide
(LAT). Tuy nhiên, không phải xác định được đường ngấn nước thủy triều thấp nhất
là có thể vạch đường cơ sở thơng thường, bởi vì mặc dù câu chữ của Điều 5 viết rõ
“đường cơ sở thông thường là đường ngấn nước…” nhưng đường ngấn nước chỉ là
căn cứ thực tế để quốc gia ven biển vạch đường cơ sở thơng thường của mình.
Đường ngấn nước cần phải được vạch lên bản đồ cỡ lớn, điều này thực tế dẫn đến
một kết luận khá đường nhiên là đường cơ sở thơng thường chỉ có thể là một
đường đơn giản hóa dựa trên những nét chính của đường ngấn nước. Việc vạch
đường ngấn nước vào bản đồ cỡ lớn để làm đường cơ sở là một việc không tưởng.
Điểm cần chú ý cuối cùng là “được quốc gia ven biển cơng nhận chính thức”, theo
đó việc vạch đường cơ sở thuộc thẩm quyền riêng của quốc gia ven biển và chỉ có
quốc gia ven biển mới có quyền vạch đường cơ sở của mình. Tuy nhiên điều này
5


khơng có nghĩa là các quốc gia khác khơng được phép lên tiếng phản đối việc vạch
đường cơ sở thông thường của một quốc gia ven biển mà họ cho rằng không phù
hợp với quy định của Công ước.
b.Đường cơ sở thẳng
Cơ sở pháp lý: Điều 7 UNCLOS; Điều 4 CTS. Bên cạnh các khoản gần như giống
nhau, Điều 7 UNCLOS bổ sung thêm khoản 2 về bờ biển không ổn định và bỏ
khoản 6 Điều 4 CTS về công bố đường cơ sở thẳng.
Hoàn cảnh được phép áp dụng: Điều 7(1) và (2) quy định ba trường hợp được
vạch đường cơ sở thẳng: đường bờ biển khúc khuỷu, lòi lỏm; đường bờ biển có
chuỗi đảo chạy dọc và gần bờ và đường bờ biển khơng ổn định do có đồng bằng
châu thổ hay các điều kiện tự nhiên khác. Giả sử Công ước không cho phép vạch
đường cơ sở thẳng cho ba trường hợp trên và buộc các quốc gia ven biển phải vạch
đường cơ sở thơng thường thì đường cơ sở sẽ thực sự rất phức tạp do phải dựa vào
một đường ngấn nước thủy triều phức tạp. Đường cơ sở thẳng bảo đảm loại trừ tính

phức tạp này. Tuy nhiên, với quy định như trên không phải dễ để xác định nội hàm
chính xác của các từ ngữ mang tính định tính như “khúc khuỷu”, “lồi lõm”, “chuỗi
đảo”, “gần bờ” hay “không ổn định”. Cho đến hiện nay chưa có bất kỳ án lệ nào
giải thích rõ hơn Điều 7(1) và (2) này.
Cách thức vạch: các quốc gia ven biển sẽ lựa chọn các điểm cơ sở (basepoints)
vào nối các điểm cơ sở đó lại và tạo thành đườn cơ sở thẳng. Các điểm cơ sở có thể
là điểm nhô ra xa bờ nhất của bờ biển đất liền (trong trường hợp bờ biển khúc
khuỷu, lồi lõm) hay của các đảo (trong trường hợp có chuỗi đảo gần bờ), hay là
điểm đã từng là điểm xa bờ nhất (trong trường hợp bờ biển không ổn định), hay
điểm thuộc một bãi lúc nổi lúc chìm gần bờ,… Khi vạch đường cơ sở thẳng, quốc
gia ven biển phải tuân thủ bốn điều kiện sau, được quy định tại Điều 7(3), (4), (5)
và (6):

6


-“Việc vạch đường cơ sở thẳng phải không đi xa một cách đáng kể từ xu hướng
chung của bờ biển và khu vực biển bên trong đường cơ sở phải liên kết đủ chặt chẽ
với đất liền để được xem có quy chế nội thủy.” Đường cơ sở phải đi theo xu hướng
chung của bờ biển, bảo đảm đường cơ sở bám sát và những nét, hướng lớn của bờ
biển. Hơn nữa khi bám sát vào xu hướng bờ biển, đường cơ sở cũng không được
phé vạch quá xa bờ, bao trọn một vùng biển quá rộng lớn đến mức khơng thể xem
là nội thủy. Khơng có bất kỳ tiêu chí nào để xác định như thế nào là “liên kết đủ
chặt chẽ với đất liền để được xem có quy chế nội thủy.” Tuy nhiên nếu so sánh với
nội thủy do đường cơ sở thơng thường tạo ra có thể rút ra một số gợi ý. Đường cơ
sở thông thường vạch dựa trên đường ngấn nước thủy triều thấp nhất do đó nếu
thủy triều xuống thì thực chất bên trong đường sơ sở thơng thường sẽ là đất liền.
Có thể đây là tiêu chí để xác định mức độ liên kết chặt chẽ khi vạch đường cơ sở
thẳng, mặc dù đương nhiên nội thủy tạo ra bởi đường cơ sở thẳng sẽ xa bờ và do
đó ít liền kết chặt chẽ hơn với đất liền so với nội thủy do đường cơ sở thơng

thường vạch. Tóm lại tiêu chí có thể là khoảng cách giữa đường cơ sở thẳng và đất
liền (bên cạnh những tiêu chí khác có thể có). Hoa Kỳ có quan điểm gần tương tự
khi cho rằng Điều 7 UNCLOS hàm ý một cách khá rõ ràng rằng vung nước bên
trong đường cơ sở thẳng đáng nhẽ ra sẽ là lãnh hải nếu vạch theo đường cơ sở
thơng thường và do đó khơng thể có vùng nội thủy nào rộng vượt quá 12 hải lý từ
đường ngấn nước thủy triều thấp nhất. Như vậy, Hoa Kỳ cho rằng trong mọi
trường hợp đường cơ sở thẳng không thể được vạch vượt quá ranh giới ngoài của
lãnh hải tính từ đường ngấn nước thủy triều thấp nhất, để bảo đảm vùng nước bên
trong không vượt quá 12 hải lý.
-“Đường cơ sở thẳng không thể được vạch từ hoặc đến các bãi lúc nổi lúc chìm, trừ
khi có hải đăng hay các cơng trình tương tự được xây dựng luôn nổi trên mực nước
biển hoặc trừ trường hợp việc vạch đường cơ sở thẳng từ và đến các bãi lúc nổi lúc
7


chìm này được cơng nhận quốc tế rộng rãi.” Thơng thường các điểm cơ sở được
lựa chọn trên đất liền hoặc đảo, nhưng Công ước cho phép được lựa chọn trên các
bãi lúc nổi lúc chìm với điều kiện thỏa mãn một trong hay điều kiên nêu trên. Ở
đây có hai câu chữ mù mờ: như thế nào là “công trình tương tự” và như thế nào để
được xem là “được cơng nhận quốc tế rộng rãi”. Cơng trình tương tự phải là các
cơng trình có tính chất hay chức năng tương tự như hải đăng hay chỉ là các cơng
trình cố định ln nổi trên mực nước biển?
-“Khi áp dụng phương pháp đường cơ sở thẳng theo khoản 1, quốc gia ven biển
cần xem xét đến lợi ích kinh tế đối với khu vực, thực tế và tầm quan trọng được thể
hiện rõ ràng thông qua việc sử dụng lâu dài khi quốc gia ven biển quyết định các
đoạn cơ sở cụ thể.”
-“Hệ thống các đoạn cơ sở thẳng có thể khơng được một quốc gia áp dụng theo
cách thức mà sẽ tách lãnh hải của một quốc gia khác khỏi biển cả hay vùng đặc
quyền kinh tế.”
Ngoài các điều kiện trên, có thể có ý kiến đề xuất các điều kiện khác. Ví dụ như

Hoa Kỳ cho rằng từng đoạn cơ sở thẳng khơng được phép có chiều dài vượt q 24
hải lý. Tuy nhiên, khơng có bất kỳ sự thống nhất nào về các điều kiện như thế.
Hầu hết các quốc gia ven biển trong khu vực Đông Á đều vạch đường cơ sở thẳng,
như Myanmar, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc, Malaysia,
Philippines, Nga, Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan và Việt Nam. Để biết thêm
thông tin xin đọc bài viết của Sam Bateman và Clive Schofield.
c.Đường cơ sở quần đảo
Cơ sở pháp lý: Điều 46, 47 UNCLOS. Đường cơ sở quần đảo được ghi nhận duy
nhất ở UNCLOS; CTS khơng có quy định.
Hồn cảnh được phép áp dụng: Đường cơ sở quần đảo chỉ có thể áp dụng đối với
quốc gia quần đảo. “Quốc gia quần đảo” (archipelagic states) và “quần đảo” được
8


định nghĩa ở Điều 46. Đường cơ sở quần đảo không áp dụng cho các quần đảo
thuộc quốc gia đất liền, ví dụ như Việt Nam khơng thể vạch đường cơ sở quần đảo
cho hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa do Việt Nam không phải là quốc gia
quần đảo. Trong khu vực Đông Nam Á, Philippines và Indonesia là hai quốc gia
quần đảo đã áp dụng loại đường cơ sở này.
Cách thức vạch: Quốc gia quần đảo lựa chọn các điểm cơ sở tại những điểm xa
nhất của những đảo và bãi cạn xa nhất của quần đảo và nối các điểm cơ sở lại với
nhau. Đường cơ sở quần đảo phải thỏa mãn các điều kiện ở Điều 47:
-Tỷ lệ diện tích vùng biển bên trong đường cơ sở quần đảo và diện tích đất liền
phải nằm trong khoảng 1:1 đến 9:1. Diện tích đất liền có thể bao gồm cả diện tích
nước nằm bên trong các bãi san hơ dạng vịng bao quanh các đảo hay rạn san hô,
bao gồm cả phần đáy biển được bao quanh hoặc gần như bao quanh bởi các mỏm
đá hay bãi cạn (khoản 1 và 7);
-Chiều dài của từng đoạn cơ sở không được vượt quá 100 hải lý, nhưng Cơng ước
cho phép có tối đa 3% số đoạn cơ sở được vượt quá 100 hải lý nhưng không được
vượt quá 125 hải lý (khoản 2);

-Đường cơ sở quần đảo khơng được đi xa đến mức độ đáng kể hình dạng chung
của quần đảo;
-Các đoạn cơ sở không được vạch từ hoặc đến các bãi lúc nổi lúc chìm, trừ khi có
hải đăng hay các cơng trình tương tự được xây dựng luôn nổi trên mặt nước biển,
hoặc khi bãi lúc nổi lúc chìm nằm hồn tồn hay một phần trong phạm vi không
vượt quá chiều rộng của lãnh hải tính từ đất liên;
Hệ thống các đường cơ sở sẽ không được vạch theo cách thức làm tách biển cả hay
vùng đặc quyền kinh tế khỏi lãnh hải của quốc gia khác;

9


-Đường cơ sở phải được thể hiện trên bản đồ (khoản 8) và được công khai (khoản
9).
II. Thực tiễn xác định của Việt Nam và một số kiến nghị
1.Thực tiễn xác định của Việt Nam
a. Đường cơ sở của Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Tuyên bố
của Chính phủ ngày 12/11/1982
Nước ta ra Tuyên bố về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải vào ngày
12/11/1982. Theo Tuyên bố này, đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của
lục địa Việt Nam là hệ thống đường cơ sở thẳng đường thẳng gãy khúc nối liền các
đảo, mũi nhô ra xa nhất dọc theo bờ biển qua 11 điểm thành 10 đoạn thẳng xuất
phát từ đường thẳng nối liền đảo Thổ Chu và đảo Poulo Wai (Căm-pu-chia) .
Tuyên bố về đường cơ sở Việt Nam chủ yếu được xác định theo phương pháp
đường thẳng gãy khúc, trong 11 điểm xác định, chỉ có 1 điểm duy nhất chúng ta
xác định theo phương pháp đường cơ sở thông thường, điểm A8 (mũi Đại Lãnh).
Hệ thống đường cơ sở của Việt Nam chưa bao qt hết chiều dài bờ biển vì cịn có
2 vị trí chưa xác định, đó là điểm số 0 nằm trên vùng nước lịch sử của CHND
Căm-pu-chia và CHXHCN Việt Nam và phần còn lại từ đảo Cồn Cỏ cho tới hết
vùng biển phía Bắc của chúng ta. Tuyên bố về đường cơ sở của chúng ta đưa ra

trong bối cảnh tranh chấp rất phức tạp trên biển Đông, tất cả các vùng chồng lấn
giữa Việt Nam và các quốc gia trong khu vực chưa được giải quyết hoặc đang
trong giai đoạn đàm phán, do vậy nên chúng ta chưa thể xác định hệ thống đường
cơ sở hoàn chỉnh, khép kín vào thời điểm đó. Chính vì vậy, tại Tun bố nói trên,
chúng ta đã nêu rõ, đoạn đường cơ sở từ đảo Cồn Cỏ đến cửa vịnh Bắc bộ sẽ được
công bố sau khi vấn đề của vịnh được giải quyết 1.
1 />
10


Khi chúng ta đưa ra Tuyên bố về đường cơ sở nói trên đã có 10 quốc gia phản đối,
gồm: Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Anh, Pháp, CHLB Đức, Mỹ,
Nhật Bản, Úc, tập trung vào các điểm từ A1 đến A7 2.
Thực tế khi nghiên cứu Công ước 1982, khuyến cáo của Văn phòng pháp luật quốc
tế của Liên hiệp quốc về vạch đường cơ sở và Tuyên bố ngày 12/11/1982 Chính
phủ nước CHXHCN Việt Nam, chúng tơi thấy rằng đường cơ sở của Việt Nam có
một vài điểm chưa phù hợp với tinh thần của Công ước 1982 như sau: Thứ nhất:
Điểm số 0, điểm đầu tiên trên tuyến đường cơ sở của chúng ta là một điểm không
phải là một điểm vật chất thực tế (theo Công ước 1982 các điểm để xác định đường
cơ sở phải là những điểm vật chất cụ thể). Thứ hai: Độ dài trung bình của các đoạn
đường cơ sở trên tồn tuyến từ điểm A0 đến A11 là quá dài (tổng chiều dài toàn
tuyến đường cơ sở của chúng ta là 846 hải lý, trung bình mỗi đoạn dài 84,6 hải lý.
Cụ thể, đoạn từ điểm A0 đến điểm A1 là 99,28 hải lý; đoạn từ điểm A1 đến điểm A
2 là 105, 1 hải lý; đoạn từ điểm A4 đến điểm A5 là 161, 4 hải lý; đoạn từ điểm A5
đến điểm A6 là 162,7 hải lý; đoạn từ điểm A7 đến điểm A8 là 60, 54 hải lý; đoạn từ
điểm A8 đến điểm A9 là 89 hải lý; đoạn từ điểm A10 đến điểm A11 là 149,3 hải
lý4) so với khuyến cáo của Văn phòng pháp luật quốc tế của Liên hiệp quốc là 60
hải lý. Thứ ba: Đoạn đường cơ sở của chúng ta từ điểm A0 đến A7 chệch quá xa so
với chiều hướng chung của bờ biển vì chúng ta đã xác định dựa vào các đảo có
khoảng cách quá xa bờ. Cụ thể, từ điểm A1 (đảo Hòn Nhạn) đến bờ là 56 hải lý;

điểm A3 (đảo Hịn Tài Lớn - Cơn Đảo) đến bờ là 52 hải lý; điểm A4 (đảo Hịn
Bơng Lang - Côn Đảo) đến bờ là 53 hải lý; điểm A5 (đảo Hịn Bảy Cạnh - Cơn
Đảo) đến bờ là 53 hải lý; điểm A6 (đảo Hòn Hải) đến bờ là 74 hải lý (4).
Từ phân tích ở trên, theo chúng tôi, là thành viên của Công ước 1982 (Quốc hội
nước CHXHCN Việt Nam đã phê chuẩn Công ước ước 1982 ngày 23/6/1994) nên
2 Nguyễn Hồng Thao, Những điều cần biết về Luật Biển - NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 1997, tr. 93.

11


trong tương lai gần chúng ta phải xem xét để điều chỉnh đường cơ sở thẳng ven bờ
của nước ta cho phù hợp với tinh thần của Công ước 1982, nhằm khắc phục những
điểm chưa phù hợp trong Tuyên bố ngày 12/11/1982 theo hướng lùi đường cơ sở
vào phía bên trong bờ. Đối với các đảo nằm cách xa bờ chúng ta nên hoạch định và
tuyên bố các vùng biển là nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục
địa riêng của các đảo đó. Đồng thời, xác định phần còn lại của tuyến đường cơ sở
của chúng ta từ đảo Cồn Cỏ đến điểm cuối cùng trên biển phía Bắc của nước ta để
tạo thành một đường cơ sở hồn chỉnh.
Cụ thể, Việt Nam có quyền xác định các vùng biển và thềm lục địa theo UNCLOS
nhưng đồng thời cũng có nghĩa vụ tiến hành phân định các vùng biển và thềm lục
địa ở những khu vực chồng lấn với các nước láng giềng.
b. Sự thay đổi của Việt Nam hiện nay sau Tuyên bố của Chính phủ ngày
12/11/1982
Việt Nam là một trong 130 nước bỏ phiếu thơng qua và sau đó cùng 118 nước khác
ký UNCLOS năm 1982 tại Vịnh Montego (Jamaica). Ngày 23/6/1994, Quốc hội
Việt Nam đã chính thức phê chuẩn và trở thành thành viên thứ 63 của UNCLOS;
Điểm 1 trong Nghị quyết nêu rõ: "Bằng việc phê chuẩn Công ước của LHQ về
Luật Biển 1982, nước CHXHCN Việt Nam biểu thị quyết tâm cùng cộng đồng
quốc tế xây dựng một trật tự pháp lý cơng bằng, khuyến khích sự phát triển và hợp
tác trên biển". Quốc hội khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với các vùng nội

thủy, lãnh hải, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng tiếp giáp lãnh hải,
vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam trên cơ sở các quy định của Công
ước và các nguyên tắc của pháp luật quốc tế, u cầu các nước khác tơn trọng các
quyền nói trên của Việt Nam. Quốc hội một lần nữa khẳng định chủ quyền của Việt
Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời cũng tuyên bố rõ lập
trường của Nhà nước ta là giải quyết hịa bình các bất đồng liên quan đến Biển
12


Đơng trên tinh thần bình đẳng, hiểu biết và tơn trọng lẫn nhau, tôn trọng pháp luật
quốc tế, đặc biệt là Công ước Luật Biển năm 1982, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ
quyền và quyền tài phán của các nước ven Biển Đông đối với vùng đặc quyền kinh
tế và thềm lục địa; Trong khi nỗ lực thúc đẩy đàm phán để tìm giải pháp cơ bản lâu
dài, các bên liên quan cần duy trì hịa bình, ổn định trên cơ sở giữ ngun hiện
trạng, khơng có hành động làm phức tạp thêm tình hình, khơng sử dụng vũ lực
hoặc đe dọa sử dụng vũ lực..
Công ước Luật Biển 1982 đã trở thành cơ sở pháp lý quốc tế vững chắc, quan
trọng, được thừa nhận và luôn được viện dẫn trong cuộc đấu tranh cam go, phức
tạp để bảo vệ các vùng biển và thềm lục địa, các quyền và lợi ích chính đáng của
nước ta trên biển. Trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, bên cạnh những chứng cứ lịch sử, pháp lý
chứng minh chủ quyền của Việt Nam đã được xác lập liên tục, hịa bình từ lâu đời
đối với hai quần đảo, Công ước là công cụ pháp lý để phản bác những yêu sách phi
lý của Trung Quốc đối với cái gọi là "đường lưỡi bị" chiếm đến 80% diện tích
Biển Đơng, vốn là vùng biển nửa kín được bao bọc bởi 9 quốc gia, trong đó có Việt
Nam. Cơng ước Luật Biển 1982 cũng là cơ sở pháp lý chung cho việc phân định
vùng biển và thềm lục địa chồng lấn giữa nước ta với các nước xung quanh Biển
Đông như Cam-pu-chia, Thái Lan, Trung Quốc, In-đơ-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a… góp
phần tạo dựng sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau, tạo môi trường ổn định, hịa bình, hợp
tác và phát triển trong Biển Đơng.

2. Kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về đường cơ sở
Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 có ý nghĩa hết sức quan
trọng đối với các quốc gia thành viên, đặc biệt nó là cơ sở pháp lý quốc tế giằng
buộc các quốc gia thành viên.Dựa trên các phân tích, căn cứ vào bối cảnh địa

13


chính trị trong khu vực và tình hình chung có liên quan tới Công ước Luật biển
1982, một số kiến nghị đề xuất như sau:
Một là, cần sớm đưa ra quyết định sửa đổi, bổ sung hệ thống đường cơ sở thẳng
của Việt Nam cho phù hợp với Công ước 1982 và tập quán quốc tế.
Hai là, sớm hoàn thiện xây dựng hoàn thiện hơn Luật các vùng biển Việt Nam tạo
cơ sở pháp lý thống nhất cho hệ thống các văn bản pháp quy về biển của Việt
Nam.
Ba là, tích cực tiến hành nghiên cứu, chuẩn bị thêm các tài liệu, tư liệu, số liệu
khoa học tự nhiên và pháp lý liên quan đến việc xác định đường cơ sở. Thực hiện
các đề tài nghiên cứu nhiều hơn nữa và có tính áp dụng cao về biển cũng như việc
xác định đường cơ sở biển -biên giới biển; đặc biệt là những đề tài nghiên cứu
này sẽ giúp cho việc giải quyết các tranh chấp đang xảy ra về phân định biên giới
biển giữa Việt Nam với các nước trong khu vực Biển Đông.

14


KẾT LUẬN
Đến nay, UNCLOS đã trở thành cơ sở pháp lý quốc tế vô cùng quan trọng cho
Việt Nam, trong việc xác lập cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình
phù hợp với quy định của luật quốc tế. Trong bối cảnh phức tạp như hiện nay,
UNCLOS cịn là một cơng cụ pháp lý chính thống và hữu hiệu trong việc kiềm

chế, quản lý các mối đe dọa với an ninh, an tồn ở Biển Đơng cũng như bảo vệ chủ
quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên biển. Vì vậy việc xác
định đường cơ sở là hết sức quan trọng.

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Quốc tế, 2021, 2021, NXB Cơng
An Nhân Dân.
2.Cơng ước của liên hợp quốc về luật biển 1982.
3. TS Nguyễn Thị Hồng Yên - TS. Lê Thị Anh Đào, Hướng dẫn môn học Công
pháp Quốc tế, 2021, NXB Lao Động.
4.Nguyễn Hồng Thao, Những điều cần biết về Luật Biển - NXB Công an nhân dân,
Hà Nội.
5. />6. />
16



×