Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO tâm lý học PHƯƠNG PHÁP TIẾP cận các THUỘC TÍNH tâm lý của NHÂN CÁCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.63 KB, 19 trang )

1

Chuyên đề
PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN
CÁC THUỘC TÍNH TÂM LÍ CỦA NHÂN CÁCH
I. Các phương pháp tiếp cận thuộc tính nhân cách
Đời sống tâm lí của con người vơ cùng phong phú, đa dạng và sinh
động, được thể hiện ra bằng những hiện tượng tâm lí. Để nghiên cứu những
hiện tượng tâm lí, nhiều nhà khoa học đã chia chúng thành 3 loại:
- Các q trình tâm lí
- Các trạng thái tâm lí
- Các thuộc tính tâm lí.
Thuộc tính tâm lí xuất hiện là do tác động qua lại của các q trình và
trạng thái tâm lí nào đó sau khi đã được lặp đi lặp lại nhiều lần và một khi đã
hình thành thì các thuộc tính tâm lí sẽ có ảnh hưởng trở lại tới các q trình và
trạng thái tâm lí một cách đáng kể. Mỗi người trưởng thành, mỗi nhân cách
đều đã hình thành được nhiều thuộc tính tâm lí, trong số đó có vài thuộc tính
tâm lí điển hình, có ảnh hưởng to lớn tới bộ mặt tâm lí của mỗi người.
Thuộc tính tâm lí điển hình của nhân cách là những thuộc tính tâm lí
tương đối ổn định của một cá nhân và những đặc điểm này đem lại cho những
hành vi và hoạt động của cá nhân đó một sắc thái cá nhân. Tạo nên các thuộc
tính nhân cách: Do tính nhiều vẻ của các cá nhân, nhóm xã hội khác nhau, với
những thể chế xã hội khác nhau quy định, do cấu trúc quan hệ liên nhân cách.
Có nhiều tiếp cận khác nhau về các thuộc tính tâm lí của nhân cách:
Cách tiếp thứ nhất: Tiếp cận cấu trúc - hệ thống.
- Nguyên tắc cơ bản của cấu trúc - hệ thống là quan niệm nhân cách
như là con người với hệ thống mở và đóng.
+ Khi gọi nhân cách là hệ thống mở có nghĩa là các thuộc tính phẩm
chất của nhân cách được qui định bởi các tác động bên ngoài.
+ Nói tới hệ thống đóng của con người là nói đến kết quả của các mối
quan hệ bên trong giữa các thuộc tính, phẩm chất của con người vừa như nhân


cách, vừa như là cá thể và chủ thể. Nhờ có ý thức và tự ý thức mà con người
mang tính chất hệ thống đóng này.


2

- Nhiệm vụ cơ bản của cách tiếp cận cấu trúc - hệ thống là nghiên cứu
những đặc điểm cơ bản của con người với tư cách là chủ thể của hoạt động
- Cách tiếp cận thứ hai: Xem xét nguồn gốc các thuộc tính tâm lí của
nhân cách? nền tảng khách quan của chúng là gì? những gì quyết định việc
hình thành, phát triển chúng? do những nguyên nhân nào và trong những
hoàn cảnh nào mà một cấu trúc các thuộc tính nhân cách nhất định của cá
nhân này hay cá nhân khác được hình thành, và do đâu nó lại bị biến đổi?
Ngồi ra, từng thuộc tính nhân cách khác nhau cũng có cách tiếp cận
riêng của nó.
1. Phương pháp tiếp cận các thuộc tính nhân cách của TLH phi
Mác xít.
Với cách tiếp cận thứ nhất, đề cập vấn đề cấu trúc nhân cách không thể
không đề cập tới học thuyết Phân tâm học của S. Freud về nhân cách.
- Theo S. Freud, con người được tạo bởi ba khối:
+ Vơ thức (cái nó)(Id)
+ Tiền ý thức (cái tơi)( Ego)
+ Y thức (siêu tơi)(SuperEgo).
Vai trị:
. Khối vơ thức là khối bản năng, trong đó bản năng tình dục giữ vị trí
trung tâm. Nguồn năng lượng libiđơ chi phối toàn bộ hoạt động đời sống tinh
thần.
. Khối tiền ý thức giữ vai quá độ từ khối vô thức tới khối ý thức.
. Khối ý thức bao gồm những cái mà con người biết được một cách công
khai, rõ ràng. Nó bao gồm những thể chế chuẩn mực xã hội, đòi hỏi con người

phải tuân theo, phải thực hiện.
Tương ứng với ba khối này cấu trúc nhân cách có ba thành phần: cái
nó( Id), cái tơi( Ego), siêu tơi( SuperEgo).
+ Id là cái thùng chứa năng lượng tâm thần, là cái chảo sục sôi những
khát vọng, bản năng, hoạt động theo nguyên tắc khoái cảm, nghĩa là yêu cầu
được thoả mãn ngay lập tức những khát vọng bản năng.
+ Ego được hình thành do áp lực của thực tại bên ngoài tới toàn bộ khối
bản năng và ham mê. Ego tuân theo nguyên tắc của nhu cầu thực tại. Con


3

người phải dùng một năng lượng đáng kể để kiềm chế và kiểm sốt những phi
lí của Id.
+ SuperEgo được hình thành do kết quả nhập tâm của những lời dạy bảo
của gia đình, những ảnh hưởng của nền giáo dục, nền văn hố. Siêu tơi hoạt
động theo ngun tắc “phê phán và kiểm duyệt”.
Cả ba khối này nếu được chuẩn mực phải ở trạng thái cân bằng tương
đối. Lúc ấy nhân cách phát triển bình thường. Nhưng cả ba khối này luôn luôn
xung đột và mâu thuẫn với nhau. Sự xung đột này chính là cơ chế hoạt động tinh
thần con người. Từ đó, ơng nêu ra 4 cơ chế hoạt động tâm lí con người, đó là:
1 - Cơ chế kiểm duyệt, chèn ép
2 - Cơ chế biến dạng
3 - Cơ chế bốc hơi (siêu thăng)
4 - Cơ chế suy thối (siêu giáng).
Nhận xét:
Về mặt tâm lí học, S.Freud đã nêu ra các thành phần vô thức, tiền ý thức,
ý thức là những mặt đời sống tâm hồn của con người. Tuy nhiên, phân tâm học
đã đối lập hồn tồn với các ngun tắc của tâm lí học Mác xít. Nó tách rời điều
kiện xã hội với việc hình thành nhân cách. S.Freud đã tuyệt đối hố bản năng

tình dục của con người, coi sự thoả mãn tình dục là động cơ của hoạt động, động
lực của nhân cách. Cách sắp xếp các thành phần của nhân cách như vậy và đặc
biệt là coi trọng thành phần vô thức, coi nó là thành phần quyết định trong đời
sống tâm hồn con người là không phù hợp thực tế những hiểu biết thơng thường
của chúng ta.
- TLH phân tích của C. Jung.
TLH phân tích của C. Jung đã chia nhân cách thành: Cái tôi (nguyên
ngã) và vô thức tập thể.
- Lý thuyết nét nhân cách của G.Allport.
Nét nhân cách là một hệ thống tâm lý thần kinh khái quát và tập trung
tạo điều kiện đáp lại nhiều kích thích như nhau về mặt chức năng, gây ra và
định hướng các hình thức thích nghi và hành vi biểu hiện tương ứng. Có 3
loại nét nhân cách:
+ Nét nhân cách chủ yếu
+ Nét nhân cách trọng tâm


4

+ Nét nhân cách thứ yếu.
Các nét nhân cách được tổ chức trong một cấu trúc thứ bậc. Đó là,
trình độ tích hợp cao nhất (Triết lý sống duy nhất, cái tơi, các nét nhân cách,
tâm thế, thói quen), trình độ tích hợp thống nhất (Phản xạ).
- Thuyết hành vi (J.Watson)
Nhân cách là tập hợp các phản ứng hành vi của một người, là một hệ
thống có tổ chức và tương đối bền vững của các kĩ xảo.
- Lý thuyết nhận thức về nhân cách (J.Piaget, Zimbardo…).
Hành vi con người gồm: tự hành động - ý nghĩ - những cảm xúc được
trải nghiệm thông qua việc thực hiện những hành động xác định.
- TLH nhân văn và thứ bậc các nhu cầu của A.Maslow

Theo A.Maslow, cấu trúc của nhân cách là cấu trúc thứ bậc của các nhu
cầu, bao gồm:
- Nhu cầu sinh lý cơ bản
- Nhu cầu an toàn
- Nhu cầu tự khảng định
- Nhu cầu ngưỡng mộ
- Nhu cầu phát huy bản ngã.
Ngồi những lí thuyết trên, trong TLH phi Mác xít, cấu trúc nhân cách
cịn được thể hiện trong lí luận hai thành phần trong sự phát triển tâm lí.
Trong cấu trúc nhân cách hai thành phần này bao gồm hai cấu trúc nhỏ:
- Nội tâm lí.
- Ngoại tâm lí.
+ Những yếu tố sinh vật là cơ chế nội tâm lí. Cơ chế bên trong của các
thành phần tâm lí bao gồm: các q trình, các chức năng và trạng thái. Đây là cái
khung bên trong của cấu trúc nhân cách.
+ Tất cả các quan hệ bên ngồi của nhân cách, tất cả các hình thức của
mối quan hệ này tác động với thế giới bên ngoài, với hồn cảnh xã hội thuộc
ngoại tâm lí. Tiểu cấu trúc này có tất cả nội dung xã hội của nhân cách.
Nếu như nội tâm lí mang những đặc điểm của các q trình tâm lí như tri
giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng thì trong thành phần của ngoại tâm lí bao gồm
tình cảm, lí tưởng, năng lực, hứng thú, khuynh hướng. Đây là quan điểm siêu
hình về nhân cách. Sự thật, việc phân chia hai thành phần sinh vật và xã hội


5

trong cấu trúc nhân cách song song tồn tại là khơng hợp lí, bởi vì ngay cả yếu tố
sinh vật của con người cũng mang tính xã hội.
Ở cách tiếp cận thứ hai thì nghiên cứu của các nhà tâm lí học phi Mác
xít cũng được coi là tự nhiên chủ nghĩa. Ở đây họ cố gắng tìm hiểu nền tảng

các thuộc tính tâm lí nhân cách cũng như nền tảng các hiện tượng tâm lí xã
hội trong một số đặc điểm riêng là thuộc tính tự nhiên phát sinh từ cấu trúc
sinh học của cá nhân hay là đặc điểm bị chế định bởi cá nhân thuộc về sinh
học.
- Chẳng hạn trong cuốn sách “Cẩm nang tâm lí học” xuất bản ở Mĩ, bao
gồm 5 tập, do G.Lindsley và E.Aronson chủ biên, đã khảng định rằng nhiệm
vụ cơ bản của TLHXH là ở chỗ hiểu và giải thích được sự có mặt của những
người khác ảnh hưởng đến tư duy, tình cảm và hành vi cá nhân…như là một
tập hợp các tác nhân kích thích mang tính xã hội bao quanh mỗi người và tác
động lên người đó. Nhưng thế nào là “các tác nhân kích thích có tính chất xã
hội bao quanh cá nhân”? “ảnh hưởng” và “tác động” có nghĩa gì? Mỗi thuật
ngữ này trong tâm lí học Mĩ có một ý nghĩa nhất định được hình thành trong
lịch sử, một quan niệm và phương pháp phân tích nhất định về mối quan hệ “
cá nhân - xã hội” và tương ứng là phương diện tâm lí của vấn đề nhân cách.
- Sơ đồ chung của cách tiếp cận này (được hình thành chủ yếu ảnh
hưởng của thuyết hành vi đã được biến thể) tổng thể như sau:
+ Mỗi cá nhân phát triển trong một môi trường nào đó bằng cách thích
nghi với nó. Đối với cá nhân, môi trường này là tập hợp các tác nhân kích
thích: mang tính vật lí, kĩ thuật, xã hội. Trong mối quan hệ cá nhân, những
người khác cũng được coi như là các yếu tố của môi trường, về thực chất, mối
liên hệ “cá nhân - xã hội” khơng có gì khác biệt với liên hệ “cơ thể - mơi
trường”. Ở đây cũng có các qui luật và các nguyên tắc: thích nghi, cân bằng,
củng cố…
+ Quan niệm được phổ biến sâu rộng nhất trong TLH của Mĩ là quan
niệm: nhân cách là tập hợp các hình thức ổn định của hành vi và các phương
pháp tư duy, tập hợp này tạo nên sự thích nghi của cá nhân với môi trường.
Quan hệ “cá nhân - xã hội” theo cách tiếp cận này, được đề cập đến như là
mối liên hệ “hệ thống - môi trường”, mà không phải là “thành phần - hệ thống
mà cá nhân bị lệ thuộc”.



6

Với quan niệm này thì đặc thù đời sống xã hội của cá nhân với tư cách
là thành viên của xã hội bị xoá mờ, các nhân tố quyết định xã hội được qui về
các tác nhân kích thích để tạo nên các phản ứng khác nhau của cá nhân, vấn
đề tính tích cực xã hội của cá nhân bị xoá bỏ. Hơn nữa cách tiếp cận trên
khẳng định sự đối lập giữa cá nhân và xã hội.
+ Phương pháp tiếp cận vấn đề nhân cách và nhóm theo chủ nghĩa tự
nhiên thể hiện qua các thuyết cho rằng: xã hội là kết quả rút gọn của những
hành vi của các cá nhân. Mối tương tác đó được xem như kết quả sự phối hợp
khác thường các “nhân tố” tâm lí và các đơn vị, về thực chất là phủ định các
qui luật khách quan của phát triển xã hội. Mặt xã hội được suy ra từ mặt tâm
lí: các đặc điểm xã hội được suy diễn từ đặc điểm của nhóm nhỏ, mà đặc điểm
của nhóm thì lại từ đặc điểm của các cá nhân. Việc phân tích đi từ cá nhân tới
nhóm nhỏ, rồi mở rộng ra xã hội là khơng khoa học.
Tóm lại, có các khảo sát khá hấp dẫn, tinh tế và một loạt phương pháp
tương đối chuẩn mực được soạn thảo trong nhiều cơng trình TLHXH phương
Tây, nhưng các quan điểm lí thuyết (dựa trên công thức “cơ thể - môi
trường”) không làm sáng tỏ được những cơ sở khách quan thực sự của các
hiện tượng tâm lí nói chung, thuộc tính tâm lí của nhân cách nói riêng.
2. Phương pháp tiếp cận các thuộc tính nhân cách của TLH Mác
xít.
* Cơ sở xuất phát:
- Xem xét nhân cách trong quá trình hoạt động hiện thời thì cấu trúc
của nhân cách với tư cách là yếu tố chủ thể hoạt động có tính quyết định ảnh
hưởng đến sự thúc đẩy hành vi, hình thức giao tiếp, đến hoạt động nói chung
và ảnh hưởng đến các trạng thái của nhân cách.
- Xác lập cấu trúc nhân cách trên cơ sở cuộc sống thực và hoạt động
thực của con người. Cấu trúc của nhân cách không phải là tổng hợp những

q trình, trạng thái, thuộc tính tâm lí mà là sự hình thành trọn vẹn những
thành phần tâm lí trong mối quan hệ lẫn nhau. Nghiên cứu về cấu trúc nhân
cách đã trở thành nhiệm vụ trung tâm của TLH Xô viết.
* Quan điểm của TLH Xô viết, tiêu biểu là các nhà TLH sau:


7

Trong lịch sử phát triển của tâm lí học Xơ viết, một số nhà tâm lí học đã
hiểu và nghiên cứu nhân cách theo cách tiếp cận cấu trúc - hệ thống. Điển
hình theo kiểu cấu trúc - hệ thống là các nhà tâm lí học tiêu biểu sau đây:
- Ananhiev đã dày công xây dựng những tiền đề phương pháp luận
-phương pháp nghiên cứu về cấu trúc nhân cách.
- B.Ph.Lomov đi sâu nghiên cứu nền tảng cơ bản của các thuộc tính
tâm lí nhân cách.
- Norakie cho rằng, ngay khi xuất hiện khoa học tâm lí đã nhận ra nhân
cách không chỉ biểu hiện một số lượng mà đồng thời còn biểu hiện một cấu
trúc. Cấu trúc này chứa đựng những quy luật chung, điều mà TLH phương
Tây không thể đạt tới.
- A.G.Côvaliov: Nhân cách là sự liên kết của những tiểu cấu trúc phức
hợp:
+ Khí chất (Tiểu cấu trúc các thuộc tính tự nhiên)
+ Xu hướng theo nghĩa tính định hướng (Hệ thống nhu cầu, hứng thú,
lý tưởng)
+ Năng lực (Hệ thống các thuộc tính trí tuệ, ý chí, xúc cảm)
+ Tính cách (Hệ thống thái độ).
- V.N.Miasisep: Vấn đề cấu trúc, đó là vấn đề phù hợp của những
khuynh hướng nội dung, được thực hiện trong những dạng hoạt động khác
nhau gắn liền với điều kiện sống trong thời gian lịch sử phù hợp xuất phát từ
những thái độ cơ bản như: nguyện vọng, những yêu cầu, những nguyên tắc,

nhu cầu.v.v. Cấu trúc được thể hiện chính xác hơn trong những vai trò nhất
định của các nhu cầu khác nhau.
- K.K.Platônov: Tiếp cận phức hợp đến cấu trúc nhân cách, ông đã
nêu lên 4 tiểu cấu trúc của nhân cách như sau:
+ Tiểu cấu trúc có nguồn gốc sinh học (bao gồm khí chất, giới tính, lứa
tuổi và đơi khi cả những thuộc tính bệnh lí)
+ Tiểu cấu trúc về đặc điểm của các quá trình tâm lí (cảm giác, tri giác,
trí nhớ, tư duy…)
+ Tiểu cấu trúc về vốn kinh nghiệm, tri thức, KN, KX, năng lực…
+ Tiểu cấu trúc xu hướng nhân cách: nhu cầu, hứng thú, lí tưởng, thế
giới quan, niềm tin…


8

- B.X.Merlin cho rằng:
+ Trong tâm lí học Xơ viết thường chia ra 3 nhóm thuộc tính nhân
cách: Khí chất, tính cách, năng lực. Đơi khi người ta thêm thuộc tính thứ tư,
đó là xu hướng”. Theo Ơng, khí chất khơng phải là thuộc tính nhân cách. Các
thuộc tính cịn lại của nhân cách là những bộ phận hợp thành khơng thể tách
rời.
+ Mỗi một thuộc tính của nhân cách đồng thời là biểu hiện của xu
hướng, vừa là biểu hiện của tính cách và năng lực. Nó được hình thành trong
hoạt động và ở mức độ nào đó tuỳ thuộc vào tư chất di truyền. Vì thế khi nói
đến cấu trúc của nhân cách thì phải hiểu đó là mối liên hệ qua lại và việc tổ
chức các thuộc tính nhân cách.
- B.G.Ananhiev xây dựng cấu trúc nhân cách theo hai nguyên tắc:
nguyên tắc thứ bậc và nguyên tắc phối hợp.
+ Nguyên tắc thứ bậc có nghĩa là những thuộc tính tâm sinh lí, những
thành phần xã hội phục tùng thuộc tính xã hội chung nhất, phức tạp nhất.

+ Nguyên tắc phối hợp có nghĩa là nhiều mức độ của các thuộc tính tác
động qua lại lẫn nhau, phối hợp lẫn nhau.
Theo ơng, cấu trúc nhân cách ngồi ba thành phần cơ bản của hiện
tượng tâm lí, cụ thể là các chức năng tâm sinh lí (cảm giác, trí nhớ…) và quá
trình chung của sự hình thành động cơ hành động. Trong nhóm cuối cùng này
có nhu cầu và tâm thế.
- J. Stêfanovic (Tiệp Khắc) : Cấu trúc nhân cách phải được hiểu như là
sự sắp xếp những đặc điểm của nhân cách vào cái toàn bộ trong mối tác động
qua lại giữa chúng, từ đó ơng đưa ra các đặc điểm của cấu trúc nhân cách như
sau:
+ Đặc điểm tính tích cực - động cơ của nhân cách. Đặc điểm này
thể hiện tính chất xu hướng của nhân cách bao gồm hứng thú, khuynh hướng,
nguyện vọng, kế hoạch sống.
+ Đặc điểm lập trường - quan hệ của nhân cách. Đặc điểm này thể
hiện giá trị của nhân cách, bao gồm lập trường, lí tưởng, và quan hệ sống.
+ Đặc điểm về mặt hành động của nhân cách. Đặc điểm này thể
hiện khả năng hoạt động có thành tích của nhân cách, bao gồm tri thức, kĩ
xảo, thói quen.


9

+ Đặc điểm về tự điều chỉnh của nhân cách. Đặc điểm này thể hiện
sự điều chỉnh và kiểm tra những rung cảm và hành vi của mình, bao gồm tự ý
thức, tự đánh giá, tự phê bình của nhân cách.
+ Đặc điểm về động thái nhân cách. Đặc điểm này thể hiện ở khí
chất của nhân cách.
- A.I.Serbakov, cấu trúc nhân cách là tổng hồ những thuộc tính tâm lí
có ý nghĩa xã hội, thái độ và hành động của cá nhân thể hiện trong quá trình
phát triển cá thể và quy định hành vi, hoạt động của cá thể. Cấu trúc động lực

chức năng của nhân cách gồm 4 hệ thống:
+ Hệ thống điều hoà, bao gồm cơ quan thụ cảm như: nghe, nhìn, sờ
mó..v.v.
+ Hệ thống kích thích, gồm: khí chất, trí tuệ, nhận thức, thái độ. Đó là
những cơ cấu tâm lí bền vững, là sản phẩm của hoạt động với tư cách là chủ
thể của nhận thức.
+ Hệ thống ổn định của nhân cách, bao gồm: xu hướng, năng lực, tính
cách, tính tự chủ.
+ Hệ thống mệnh lệnh, gồm những phẩm chất có ý nghĩa xã hội của
nhân cách qui định hành vi và hành động của con người cùng ý thức cao về sự
phát triển xã hội. Hệ thống này bao gồm: chủ nghĩa nhân đạo, chủ nghĩa tập
thể, chủ nghĩa lạc quan và tình yêu lao động.
- A.V.Peterovxiki cho rằng:
+ Với quan điểm hoạt động, nhân cách có thể hiểu chỉ trong hệ thống
của mối liên hệ nhân cách bền vững. Những mối liên hệ này tạo thành phẩm
chất riêng của bản thân nhóm hoạt động. Những hoạt động nhóm qui định
những biểu hiện nhân cách, vị trí riêng của mỗi người trong hệ thống mối liên
hệ cá nhân và nói rộng trong hệ thống mối quan hệ xã hội.
+ Những mối liên hệ liên nhân cách diễn ra vừa như mối quan hệ chủ
thể - chủ thể (giao tiếp) hoặc như mối quan hệ chủ thể - khách thể (hoạt động
có đối tượng) và nhân cách là chủ thể của những mối liên hệ này. Hoạt động
và giao tiếp với tư cách là hệ thống trọn vẹn của mối liên hệ cá nhân và hồn
cảnh xã hội của cá nhân đó thể hiện trong mối liên hệ nhân cách. Trên cơ sở
phân tích mối liên hệ liên nhân cách.


10

A.V.Peterovxiki hiểu nhân cách là chủ thể của hệ thống bền vững tương
đối của mối quan hệ chủ thể - khách thể - chủ thể và chủ thể - khách thể, thể

hiện trong hoạt động và giao tiếp và có ảnh hưởng đến người khác. Với quan
niệm nhân cách như trên, A.V.Peterovxiki đã chia ra 3 loại tính chất của tồn
tại cá nhân do thành phần khái quát xã hội, bản thân cá nhân và mối liên hệ
giữa chúng đó là:
+ Thuộc tính nhân cách bên trong. Nhân cách được xem xét với tư
cách là tồn tại cho bản thân của chủ thể, trong không gian bên trong của tồn
tại cá nhân.
+ Thuộc tính nhân cách ngồi cá nhân. Hình thức tồn tại của nhân
cách và qui định nhân cách là không gian của mối liên hệ liên nhân cách.
Nhân cách diễn ra trong nhóm và phẩm chất nhóm diễn ra thông qua từng cá
nhân. Mặt này bao gồm những hoạt động và giao tiếp của cá nhân đối với sự
vật và đối với người khác.
+ Thuộc tính hệ thống cá nhân của nhân cách. Hình thức tồn tại của
nhân cách cũng ở ngoài cá nhân, thể hiện sự đánh giá của xã hội, của người
khác đối với nhân cách. Ở mặt này, cá nhân dù chết đi nhân cách vẫn còn.
Như vậy, với cách tiếp cận như trên, các tác giả cho rằng, việc nghiên
cứu nhân cách nói chung, các thuộc tính nhân cách nói riêng phải nghiên cứu
hệ thống mối quan hệ bên trong, bên ngoài cá nhân và mối quan hệ giữa các
cá nhân, trong nhóm, trong tập thể, trong xã hội, trong giai cấp, dân tộc, trong
giới xã hội mà cá nhân sống, hoạt động và giao tiếp.
Chú ý:
Ngoài cách tiếp cận cấu trúc - hệ thống, theo B.Ph.Lomov, để khắc
phục khuynh hướng “tự nhiên chủ nghĩa” của TLH phi Mác xít khi bàn về
nhân cách và nền tảng các thuộc tính tâm lí của nhân cách thì cần phải có
phương pháp phân tích duy vật, khoa học triệt để, địi hỏi hướng đi hồn tồn
ngược lại với tâm lí học phi Mác xít, tức là:
- Đi từ qui luật khách quan của sự phát triển xã hội tới việc làm sảng tỏ
đặc điểm tâm lí xã hội của nhóm, rồi tới hành vi xã hội của cá nhân và thuộc
tính nhân cách. Ơng cho rằng, nghiên cứu nhân cách đòi hỏi cần phải hiểu rõ
xã hội là gì? việc tâm lí học hiểu xã hội như thế nào thì sẽ có cách phân tích

nhân cách tương ứng.


11

- Nếu coi xã hội là một phép tính cộng giản đơn các cá nhân, là kết quả
đơn giản của sự tác động qua lại, thì nó chỉ có nhiệm vụ tìm ra cơ sở các
thuộc tính nhân cách và các hiện tượng tâm lí xã hội dựa vào bản chất vĩnh
cửu, khơng đổi của con người. Cịn nếu xuất phát từ quan điểm duy vật nhất
quán về xã hội, dựa trên sự hiểu biết qui luật khách quan phát triển lịch sử xã
hội, thì lại có phương pháp hồn tồn khác để phân tích và giải thích q trình
hình thành và phát triển nhân cách.
- B.Ph.Lomov cho rằng, để hiểu nền móng của các thuộc tính nhân
cách khác nhau, cần phải xem xét đời sống cá nhân trong xã hội, sự vận động
của nó trong hệ thống quan hệ xã hội. Mối quan hệ này thể hiện trước tiên ở
chỗ các cộng đồng nào, do những nguyên nhân khách quan ra sao mà trong
quá trình sống một cá nhân này hay một cá nhân khác tham dự vào. Suy cho
cùng là các thuộc tính nhân cách được hình thành và phát triển tuỳ việc cá
nhân thuộc về một giai cấp nhất định, một dân tộc, một nhóm người, một loại
nghề nghiệp, một kiểu gia đình; phụ thuộc vào trình độ học vấn, vào việc là
thành viên trong các tổ chức chính trị và xã hội.v.v. Việc tham gia của cá nhân
vào các cộng đồng nhất định tạo nên nội dung, tính chất các hoạt động mà cá
nhân cần thực hiện, phạm vi và cách giao tiếp với người khác, nghĩa là các
đặc điểm tồn tại xã hội, lối sống của cá nhân đó. Điều đó hoặc có tác dụng
thúc đẩy sự phát triển của cá nhân hoặc kìm hãm và làm nhân cách bị què
quặt.
- Với cách tiếp cận ở trên, B.Ph.Lomov cho rằng, nền tảng khách
quan cơ bản của những thuộc tính nhân cách là hệ thống các mối quan hệ
xã hội. Với nghĩa này xã hội đã sản sinh ra nhân cách. Nhân cách và xã hội
không mâu thuẫn nhau như là hai lực lượng tác động trái ngược nhau. Nhân

cách đó là thành viên và là sản phẩm của xã hội. Mối quan hệ “cá nhân - xã
hội” là quan hệ phát sinh, hình thành nhân cách bởi xã hội.
* Quan điểm của các nhà TLH Việt Nam
Ở Việt Nam cũng có nhiều quan điểm khác nhau khi tiếp cận các thuộc
tính tâm lí của nhân cách, trong đó nổi lên là cách tiếp cận cấu trúc - hệ thống.
Tiêu biểu là một số quan niệm cơ bản sau:
- Có quan điểm cho rằng nhân cách bao gồm 3 lĩnh vực cơ bản:
+ Nhận thức (tri thức, năng lực trí tuệ)


12

+ Rung cảm (tình cảm, thái độ)
+ ý chí (phẩm chất ý chí, kĩ năng, kĩ xảo, thói quen)
- Quan điểm coi nhân cách gồm 4 thuộc tính tâm lí điển hình của cá
nhân: xu hướng, tính cách, khí chất và năng lực.
- Quan điểm coi nhân cách có nhiều tầng:
+ Tầng nổi (ý thức, tự ý thức, ý thức nhóm),
+ Tầng sâu (tiềm thức, vơ thức)
- Quan điểm đi sâu nghiên cứu các mặt đào tạo của nhân cách, gồm 3
mặt cơ bản: đức, trí, thể mĩ
- Theo GS,TS Nguyễn Quang Uẩn, cấu trúc nhân cách gồm 2 mặt
thống nhất với nhau là: đức và tài (phẩm chất và năng lực) hay Tâm và Tài,
Hồng và Chun. Đó khơng phải là những ý niệm mơ hồ mà là quá trình hiện
thực hố những phẩm chất và năng lực định hình, kết tinh lại, được thừa nhận
thành các giá trị xã hội, trong đó:
Đức( phẩm chất) gồm:
+ Phẩm chất xã hội( hay đạo đức - chính trị): thế giới quan, niềm tin, lí
tưởng, lập trường, thái độ chính trị, thái độ lao động.
+ Phẩm chất cá nhân( hay đạo đức tư cách): các nết, các thói, các

thú( ham muốn)
+ Phẩm chất ý chí: tính kỉ luật, tính tự chủ, tính mục đích, tính quả
quyết, tính phê phán.v.v.
+ Cung cách ứng xử: tác phong, lễ tiết, tính khí.v.v.
Tài (năng lực)gồm:
+ Năng lực xã hội hố: khả năng thích ứng, năng lực sáng tạo, cơ động,
mềm dẻo, linh hoạt trong toàn bộ cuộc sống xã hội
+ Năng lực chủ thể hoá: khả năng biểu hiện tính độc đáo, đặc sắc, khả
năng biểu hiện cái riêng, cái “ bản lĩnh của cá nhân”
+ Năng lực hành động: khả năng hành động có mục đích, có điều
khiển, chủ động, tích cực
+ Năng lực giao tiếp: khả năng thiết lập và duy trì mối quan hệ với
người khác.
- GS,VS Phạm Minh Hạc nhấn mạnh đạo đức và tay nghề cũng có ý
cụ thể hố nhân cách, gắn với đời sống hơn.


13

- PGS, TS Mạc Văn Trang đưa ra phác đồ nhân cách trong cơ chế thị
trường
- GS,TS Nguyễn Quang Uẩn, PGS,TS Nguyễn Ngọc Bích phác thảo
mơ hình cấu trúc nhân cách dựa trên hệ thống phẩm giá xã hội của cá nhân,
bao gồm:
Phẩm chất xã hội (Đạo đức, năng lực), trong đó:
. Đạo đức gồm: thế giới quan, lí tưởng cá nhân( quan điểm chính trị, lập
trường, vai trị xã hội của cá nhân); thái độ và ứng xử xã hội của cá
nhân( Thái độ và hành vi đối với người khác, đối với gia đình, với xã hội,
đồn thể, nhân dân, Tổ quốc; thái độ với lao động); tình cảm( tình cảm đạo
đức, tình cảm trí tuệ, tình cảm thẩm mĩ) và ý chí( tính tự chủ, tính cân bằng,

tính mục đích, tính dũng cảm, tính hồ nhập).
. Năng lực gồm: năng lực trí tuệ, năng khiếu; năng lực thể chất - Tâm lí;
năng lực chun mơn, tài năng.
. Giá trị xã hội (Lợi, thiện, mĩ)
Gần đây, trong một số tài liệu tâm lí học, các tác giả trong nước cho rằng
nhân cách gồm 4 khối (hay 4 bộ phận) sau:
+ Xu hướng nhân cách
+ Những khả năng của nhân cách
+ Phong cách hành vi của nhân cách
+ Hệ thống “cái tôi” (cấu tạo ý thức) - hệ thống điều khiển điều chỉnh hành
vi của nhân cách.
II. Phương hướng tiếp cận các thuộc tính nhân cách của tâm lí học
quân sự Việt Nam.
Các nhà tâm lí học quân sự Việt Nam đã tiếp thu thành tựu nghiên cứu
của các nhà tâm lí học Mác xít trong nước và nước ngồi để đưa ra cách tiếp
cận các thuộc tính tâm lí của nhân cách người qn nhân trong mơi trường
hoạt động quân sự.
Trong nhiều sách giáo khoa tâm lí học quân sự, phần lớn các nhà tâm lí
học cho rằng, nhân cách quân nhân bao gồm 4 thuộc tính tâm lí điển hình là:
xu hướng, tính cách, khí chất và năng lực. Cũng giống như một véc tơ lực có
phương, chiều, cường độ và tính chất của nó.


14

- Xu hướng nói lên phương hướng phát triển của nhân cách, thể hiện ở
hệ thống động cơ, mục đích định hướng thúc đẩy con người tích cực hoạt
động
- Tính cách, khí chất nói lên tính chất phong cách của nhân cách. Thể
hiện ở hệ thống thái độ, hành vi với xung quanh, với người khác và với chính

bản thân. Thể hiện hình thức của hoạt động động tâm lí.
- Năng lực nói lên cường độ của nhân cách. Thể hiện ở tốc độ, hiệu quả
của công việc
Đây là các phẩm chất cơ bản của nhân cách người quân nhân. Có tính
ổn định, bền vững, phản ánh rõ bản chất nhân cách quân nhân.
Đối với từng thuộc tính tâm lí của nhân cách quân nhân, các nhà tâm lí
học quân sự đã tập trung khai thác như sau:
1. Xu hướng nhân cách quân nhân
Xu hướng nhân cách quân nhân là tổng hồ những động cơ bền vững,
những mục đích quan trọng nhất, định hướng, thúc đẩy người quân nhân tích
cực hoạt động nhằm thoả mãn những nhu cầu trong cuộc sống.
Xu hướng nhân cách có thể được xem như thuộc tính giữ vị trí trung
tâm, đóng vai trị chủ đạo trong cuộc sống cá nhân, chi phối mọi suy nghĩ,
hành động, lối sống, quyết định đường hướng căn bản của tồn bộ cuộc đời
con người. Trong đó, hệ thống những động cơ bền vững, những mục đích
quan trọng là những hạt nhân cơ bản của xu hướng nhân cách.
Theo hình thức phản ánh và nội dung thể hiện chiều hướng vận động,
xu hướng nhân cách quân nhân được chia ra ba bộ phận:
- Xu hướng chính trị - đạo đức
- Xu hướng nghề nghiệp quân sự
- Xu hướng sinh hoạt
Ba loại xu hướng nói trên có tác động, ảnh hưởng lẫn nhau, chi phối
mọi hành vi, hoạt động hàng ngày của quân nhân theo những chiều hướng
nhất định. Mỗi loại xu hướng có vai trị, vị trí khác nhau trong đời sống con
người. Trong đó, xu hướng chính trị - đạo đức giữ vai trị chủ đạo, nó chi phối
mạnh mẽ xu hướng nghề nghiệp quân sự và xu hướng sinh hoạt. Vì vậy, trên
cơ sở bồi dưỡng xu hướng chính trị - đạo đức đúng đắn mà hình thành xu


15


hướng nghề nghiệp quân sự vững chắc và đồng thời làm cho xu hướng sinh
hoạt phù hợp với thực tiễn hoạt động quân sự của từng quân nhân.
Nhu cầu là cơ sở khách quan của xu hướng nhân cách, cùng với nhu
cầu, động cơ và mục đích được coi là những thành phần cơ bản của xu hướng
nhân cách. Trong hệ thống động cơ hoạt động của người quân nhân, quan
trọng hơn cả là hứng thú, khuynh hướng, lí tưởng, thế giới quan, niềm tin…
Đó chính là các thành phần trong hệ thống động cơ của nhân cách, chúng là
động lực của hành vi, của hoạt động. Các thành phần trong hệ thống động cơ
của nhân cách có quan hệ chi phối lẫn nhau theo thứ bậc, trong đó có những
thành phần giữ vai trò chủ đạo, vai trò chủ yếu quyết định hoạt động của cá
nhân, có thành phần giữ vai trò phụ, vai trò thứ yếu tuỳ theo từng hồn cảnh
cụ thể của hoạt động.
2. Tính cách qn nhân
Tính cách là một thuộc tính tâm lí nhân cách, được tạo nên bởi sự kết
hợp độc đáo những đặc trưng tâm lí điển hình, ổn định của các hiện tượng tâm
lí ở cá nhân, qua đó biểu hịên sắc thái, cách thức riêng về thái độ, hành vi của
từng người. Hiểu được tính cách của qn nhân có nghĩa là nắm được khả
năng của các diễn biến tâm lí và thái độ hành vi của họ trong tiến hành công
việc và giải quyết các mối quan hệ khi gặp những hồn cảnh, tình huống nào
đó. Điều đó cho phép người cán bộ dự báo một cách đáng tin cậy về thái độ,
hành vi có thể diễn ra ở quân nhân, từ đó tìm giải pháp điều chỉnh, điều khiển
thái độ hành vi theo hướng có lợi chi việc thực hiện chức trách nhiệm vụ của
họ.
Tính cách khơng phải là tổng số giản đơn của nhiều nét tính cách, phần
lớn các nhà tâm lí học quân sự cho rằng, tính cách có một cấu trúc trọn vẹn,
hồn chỉnh, trong đó các nét tính cách có liên quan mật thiết, tác động qua lại
với nhau. Trong tính cách quân nhân thường bao gồm hai nhóm nét tính cách:
- Nhóm nét tính cách thuộc thái độ, hành vi của quân nhân trong hoạt
động và giao tiếp được biểu hiện ở thái độ của quân nhân đối với xã hội, đối

với lao động quân sự, đối với bản thân và đối với người khác trong hoạt động
cũng nhơ trong giao tiếp hàng ngày.


16

- Nhóm nét tính cách thuộc các phẩm chất tâm lí của quân nhân, bao
gồm: đặc điểm về phẩm chất trí tuệ; về cảm xúc, tình cảm; về phẩm chất ý
chí.
Ngồi cách hiểu như trên, một số tác giả cịn cho rằng, tính cách có cấu
trúc rất phức tạp bao gồm: hệ thống thái độ và hệ thống hành vi, cử chỉ, cách
nói năng tương ứng. Trong đó, hệ thống hành vi, cử chỉ, cách nói năng của cá
nhân là sự thể hiện ra bên ngoài của hệ thống thái độ nói trên. Hệ thống hành
vi, cử chỉ, cách nói năng rất đa dạng, chịu sự chi phối của hệ thống thái độ.
Người có tính cách tốt, nhất qn thì hệ thống thái độ sẽ tương ứng với hệ
thống hành vi, cử chỉ, cách nói năng, trong đó thái độ là mặt nội dung, mặt
chủ đạo, còn hành vi, cử chỉ, cách nói năng là hình thức biểu hiện của tính
cách khơng tách dời nhau, thống nhất hữu cơ với nhau. Cả hai hệ thống trên
đều có quan hệ chặt chẽ với các thuộc tính khác của nhân cách như: xu
hướng, tình cảm, khí chất, kĩ xảo, thói quen và vón sống, kinh nghiệm của cá
nhân.
Do có cấu trúc phức tạp với sự tham gia của nhiều yếu tố nên tính cách
quân nhân nổi lên một số đặc điểm cơ bản là: Tính phong phú; tính thuần
nhất; tính độc đáo và tính cân bằng. Những đặc điểm này của tính cách quân
nhân có mối quan hệ tác động lẫn nhau tạo nên sự thống nhất và hồn chỉnh
của tính cách.
3. Khí chất quân nhân
Khí chất là thuộc tính tâm lí phức hợp của cá nhân, biểu hiện cường độ,
tốc độ, nhịp độ của các hoạt động tâm lí thể hiện sắc thái hành vi, cử chỉ, cách
nói năng của cá nhân.

Ngay từ thời cổ đại, Hypocrat( 460 - 356 TCN) - danh y Hy Lạp đã cho
rằng trong cơ thể con người có 4 chất nước với những đạc tính khác nhau:
- Máu ở tim có đặc tính nóng
- “ Nước nhờn” ở bộ não có thuộc tính lạnh lẽo
- “ Nước mật vàng” ở trong gan thì khơ ráo
- “ Nước mật đen” trong dạ dày thì ẩm ướt
Tuỳ theo chất nào chiếm ưu thế mà cá nhân có loại khí chất tương ứng:
Chất nước ưu thế
Loại khí chất tương ứng
- Máu
- “ Hăng hái” (sanguine)


17

- Nước nhờn
- “ Bình thản” (flêmatique)
- Mật vàng
- “ Nóng nảy” (cholerique)
- Mật đen
- “ Ưu tư” (melancolique)
I.P.Pavlov đã khám phá ra 2 quá trình thần kinh cơ bản là hưng phấn và
ức chế có 3 thuộc tính cơ bản: cường độ, tính cân bằng, tính linh hoạt. Sự kết
hợp theo các cách khác nhau giữa 3 thuộc tính này tạo ra 4 kiểu loại thần kinh
là cơ sở cho 4 loại khí chất tương ứng:
+ Kiểu mạnh mẽ, cân bằng, linh hoạt - “Hăng hái”
+ Kiểu mạnh mẽ, cân bằng, khơng linh hoạt - “Bình thản”
+ Kiểu mạnh mẽ, khơng cân bằng - “Nóng nảy”
+ Kiểu yếu - “Ưu tư”
Mỗi kiểu khí chất trên có mặt mạnh, mặt yếu. Trên thực tế, ở con người

có những loại khí chất trung gian bao gồm nhiều đặc tính của bốn kiểu khí
chất trên. Khí chất của cá nhân cớ cơ sở sinh lí thần kinh nhưng khí chất
mang bản chất xã hội, chịu sự chi phối của các đặc điểm xã hội, biến đổi do
rèn luyện và giáo dục.
4. Năng lực quân nhân
Năng lực là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân, phù hợp với yêu
cầu của một hoạt động nhất định, bảo đảm cho hoạt động đó có kết quả.
Năng lực có thể chia thành 2 loại: Năng lực chung và năng lực riêng
bịêt.
- Năng lực chung là năng lực cần thiết cho nhiều lĩnh vực hoạt động
khác nhau, chẳng hạn những thuộc tính về thể lực, về trí tuệ( quan sát, trí nhớ,
tư duy, tưởng tượng, ngôn ngữ…) là những điều kiện cần thiết để giúp cho
nhiều lĩnh vực hoạt động có kết quả.
- Năng lực riêng biệt( năng lực chuyên biệt, chuyên môn) là sự thể hiện
độc đáo các phẩm chất riêng biệt, có tính chun mơn, nhằm đáp ứng u cầu
của một lĩnh vực hoạt động chuyên biệt, với kết quả cao chẳng hạn: năng lực
toán học, năng lực thơ, năng lực âm nhạc….
Năng lực cũng có thể chia thành: năng lực tái tạo và năng lực sáng tạo.
Các loại năng lực chung, năng lực riêng, năng lực tái tạo và năng lực sáng tạo
luôn bổ sung, hỗ trợ cho nhau.


18

Phần lớn các nhà tâm lí học quân sự cho rằng, năng lực biểu hiện ở bốn
trình độ: Thiên hướng, năng khiếu, tài năng, thiên tài. Tuy nhiên, một số nhà
tâm lí học lại cho rằng, năng lực biểu hiện ở ba mức độ khác nhau đó là:
Năng lực, tài năng, thiên tài.
Năng lực hình thành và phát triển phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Những
người đứng trên quan điểm về sự di truyền năng lực thuộc những học thuyết

khác nhau như “ di truyền sinh học”, “ Phân tâm học”, “ tâm lí học phát
sinh”… cho rằng năng lực là thuộc tính mang tính bẩm sinh, di truyền. Yếu tố
chi phối năng lực hoặc do sự thăng hoa của năng lượng Libiđô, hoặc do hệ số
thông minh của cá nhân.
Những người đứng trên quan điểm “ xã hội hoá” lại cho rằng năng lực
của con người do môi trường xã hội như điều kiện nuôi dưỡng, dạy dỗ, địa vị
xã hội…quyết định, còn các yếu tố bẩm sinh, di truyền khơng liên quan gì đến
sự phát triển năng lực cá nhân.
Tâm lí học Mác xít khẳng định, sự hình thành và phát triển năng lực của
cá nhân là một quá trình phức tạp, bị qui định bởi các yếu tố cơ bản như: bẩm
sinh, di truyền; giáo dục, đào tạo và hoạt động thực tiễn của con người. Trong
đó yếu tố bẩm sinh, di truyền chỉ là điều kiện cần thiết, tiền đề vật chất cho sự
phát triển năng lực, còn yếu tố giáo dục, đào tạo và điều kiện xã hội - lịch sử
có ý nghĩa quyết định đối với sự hình thành phát triển năng lực.
Nghiên cứu năng lực cần chú ý tới các mối quan hệ:
- Năng lực với tư chất
- Năng lực và thiên hướng
- Năng lực và tri thức, kĩ xảo, kĩ năng
Vấn đề phát hiện và bồi dưỡng năng lực, năng khiếu là một trong những
vấn đề cơ bản của chíên lược giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân
lực, bồi dưỡng nhân tài.
Năng lực của mỗi người dựa trên cơ sở tư chất, những điều chủ yếu là
năng lực hình thành, phát triển và thể hiện trong hoạt động tích cực của con
người dưới sự tác động của èn luyện, dạy học và giáo dục. Cần tiếp cận vấn
đề phát triển năng lực theo cách tiếp cận của nhân cách. Việc hình thành và
phát triển các phẩm chất nhân cách là phương tiện có hiệu quả nhất để phát
triển năng lực.


19


Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Ngọc Bích, TLH nhân cách - một số vấn đề lý luận thực tiễn.
NxbGD, H.1998.
2. Phạm Minh Hạc, Lê Đức Phúc (chủ biên), Một số vấn đề nghiên cứu
nhân cách, NxbGD, H.2004.
3. B.Ph. Lômov, Những vấn đề lí luận và phương pháp luận tâm lí học,
NxbĐại học quốc gia, HN, 2000.
4. Pierre Daco, Những thành tựu lẫy lừng trong TLH hiện đại, Nxb
Thống kê 2004.
5. Trần Kiều, trí tuệ và đo lường trí tuệ, Nxb CTQG, H. 2005.
6. Phạm Minh Hạc (chủ biên), Tuyển tập tâm lý học J.Piaget, NxbGD,
H.1996.
7. Đào Thị Oanh (chủ biên), Vấn đề nhân cách trong TLH ngày nay,
NxbGD, H.2007.
8. Trần Trọng Thuỷ (chủ biên), Bài tập thực hành TLH



×