Tải bản đầy đủ (.docx) (90 trang)

(Luận văn thạc sĩ) hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh mộc hóa, tỉnh long an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (491.22 KB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN

TRẦN THỊ TUYẾT MAI

HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN
ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CHI NHÁNH MỘC HÓA, TỈNH LONG AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài
chính – Ngân hàng Mã số: 8 34 02 01

Long An, năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN

TRẦN THỊ TUYẾT MAI

HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN
ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CHI NHÁNH MỘC HÓA, TỈNH LONG AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân
hàng Mã số: 8 34 02 01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. ĐÀO LÊ KIỀU OANH



Long An, năm 2020


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số
liệu và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được cơng bố trong các tạp chí
khoa học và cơng trình nào khác.
Các thơng tin số liệu trong luận văn này đều có nguồn gốc và được ghi chú rõ
ràng./.
Học viên

Trần Thị Tuyết Mai


ii

LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đối với các Thầy, Cô của
Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An đã giảng dạy trong chương trình Cao
học Kinh tế, Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng; những người đã truyền đạt cho
tác giả kiến thức hữu ích trong ngành Tài chính - Ngân hàng, làm cơ sở cho tác giả
hoàn thành tốt luận văn thạc sĩ này.
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn; tác giả đã nhận
được sự giúp đỡ tận tình của các Thầy, Cơ; đặc biệt là Cô TS. Đào Lê Kiều Oanh đã
tận tâm, nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo cho tác giả trong suốt thời gian thực hiện
luận văn.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo cũng như các anh chị đồng

nghiệp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi
nhánh Mộc Hóa, tỉnh Long An đã hỗ trợ, giúp đỡ tác giả trong việc thu thập các số
liệu về tình hình hoạt động kinh doanh và hoạt động huy động vốn cùng các dữ liệu
có liên quan tại Chi nhánh để tác giả có thể hồn thành luận văn của mình một cách
tốt nhất.
Do thời gian làm luận văn có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa
nhiều nên không tránh khỏi những hạn chế, rất mong nhận được ý kiến đóng góp
của q Thầy, Cơ.
Tác giả xin chân thành cảm ơn!
Tác giả

Trần Thị Tuyết Mai


iii

NỘI DUNG TÓM TẮT
Với đề tài “Hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Mộc Hóa, tỉnh Long An”. Nội dung
luận văn được tóm tắt như sau:
 Về mặt lý luận: Luận văn đã phản ánh các vấn đề lý luận cơ bản về hoạt

động huy động vốn của NHTM. Phần lý luận tập trung trình bày khái niệm, các
hình thức huy động vốn; vai trị của hoạt động huy động vốn; rủi ro trong hoạt động
huy động vốn; các tiêu chí đánh giá hoạt động huy động vốn của NHTM; các nhân
tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của NHTM.
 Về mặt thực tiễn: Phân tích thực trạng hoạt động huy động vốn tại Ngân

hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Mộc Hóa,
tỉnh Long An. Trong đó đã phân tích các hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong

thời gian từ năm 2017 đến năm 2019; phân tích thực trạng hoạt động huy động vốn
tại Chi nhánh; trên cơ sở đó nêu ra những mặt đạt được, những mặt còn hạn chế và
nguyên nhân của hạn chế đó.
Luận văn đã trình bày giải pháp nhằm mở rộng hoạt động huy động vốn tại
BIDV – Chi nhánh Mộc Hóa, tỉnh Long An. Các giải pháp này gồm: Cơ cấu lại
nguồn vốn huy động; Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt; Nâng cao chất lượng
phục vụ và chăm sóc khách hàng; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Đẩy mạnh
chính sách truyền thơng; Tăng cường sự phối hợp giữa hoạt động huy động và cho
vay; Đẩy mạnh dịch vụ đi kèm với tiền gửi thanh toán và bán chéo sản phẩm; ....
Luận văn cũng đã đề xuất được một số kiến nghị góp phần mở rộng hoạt động huy
động vốn tại đơn vị. Nếu các giải pháp đề xuất và kiến nghị được thực hiện đồng bộ
sẽ góp phần tăng cường hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh trong thời gian tới.


iv

ABSTRACT
With the topic “Capital mobilization activities at Joint Stock Commercial
Bank for Investment and Development of Vietnam - Branch Moc Hoa, Long An
Province”. The content of the thesis is summarized as follows:
 In theory: The thesis reflects the basic theoretical issues of capital

mobilization activities of commercial banks. The centralized section presents
concepts, forms of capital mobilization; the role of capital mobilization; risks in
capital mobilization activities; criteria for evaluating the effectiveness of capital
mobilization activities of commercial banks; factors affecting the efficiency of
capital mobilization of commercial banks.
 In terms of practicality: Analyzing the efficiency of capital mobilization at

Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam Branch Moc Hoa, Long An Province. Which analyzed the business activities of the

Branch during the period from 2017 to 2019; analyze the status of capital
mobilization activities at the Branch; On that basis, the achievements, limitations
and causes of such limitations are raised.
Thesis presented solutions to expand capital mobilization activities in Joint
Stock Commercial Bank for nvestment and Development of Vietnam - Branch Moc
Hoa, Long An Province. These solutions include: Restructuring mobilized capital;
Implement flexible interest rate policy; Improve the quality of service and customer
care; Improving the quality of human resources; Promote communication policies;
Strengthening coordination between mobilization and lending activities; Promote
services associated with payment deposits and cross-selling product;…. The thesis
also has some recommendations to improve the efficiency of capital mobilization at
the Branch.


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................... ii
MỤC LỤC..............................................................................................................iii
ABSTRACT............................................................................................................ iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.........................................................................x
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU, HÌNH ẢNH............................................... xi
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1.

SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI..................................................................1

2.


MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.......................................................................2
2.1. Mục tiêu chung.......................................................................................... 2
2.2. Mục tiêu cụ thể.......................................................................................... 2

3.

ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU...................................................................3

4.

PHẠM VI NGHIÊN CỨU..........................................................................3
4.1. Phạm vi về không gian địa điểm................................................................ 3
4.2. Phạm vi về thời gian.................................................................................. 3

5.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU..........................................................................3

6.

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................3

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VÀ
HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI...........5
1.1. Những vấn đề lý luận về huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại........5
1.1.1. Ngân hàng thương mại và nguồn vốn của chi nhánh ngân hàng thương
mại.................................................................................................................... 5
1.2. Hoạt động huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại...............................6
1.2.1. Khái niệm hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại.............6
1.2.2. Phân loại hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại...............6

1.2.2.1. Phân loại theo mục đích..................................................................6
1.2.2.2. Phân loại theo đối tượng.................................................................8
1.2.2.3. Phân loại theo loại tiền...................................................................8
1.2.2.4. Phân loại theo kỳ hạn......................................................................9
1.2.3. Vai trò của hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại.............9


vi
1.2.3.1. Đối với nền kinh tế..........................................................................9
1.2.3.2. Đối với ngân hàng......................................................................... 10
1.2.4. Các nguyên tắc huy động vốn............................................................... 11
1.2.5. Các tiêu chí đánh giá hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương
mại.................................................................................................................. 11
1.2.5.1. Quy mô nguồn vốn huy động......................................................... 11
1.2.5.2. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn....................................................... 12
1.2.5.3. Cơ cấu nguồn vốn huy động.......................................................... 13
1.2.5.4. Chi phí huy động vốn..................................................................... 14
1.2.5.5. Sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn.............................15
1.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng
thương mại..................................................................................................... 16
1.2.6.1. Nhóm nhân tố bên ngồi................................................................ 16
1.2.6.2. Nhóm nhân tố bên trong................................................................ 18
1.2.7. Sự cần thiết mở rộng huy động vốn tại ngân hàng thương mại............20
1.3. Kinh nghiệm huy động vốn từ các ngân hàng thƣơng mại trong nƣớc và
bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Đầu tƣ và Phát
triển Việt Nam – Chi nhánh Mộc Hóa, tỉnh Long An..................................... 21
1.3.1. Kinh nghiệm của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam
– Chi nhánh Tiền Giang.................................................................................. 21
1.3.2. Kinh nghiệm của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu – Chi nhánh
Long An.......................................................................................................... 22

1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và
Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Mộc Hóa, tỉnh Long An.............................23
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1..................................................................................... 24
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẨN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM –
CHI NHÁNH MỘC HÓA, TỈNH LONG AN...................................................... 25
2.1. Tổng quan về Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Đầu tƣ và Phát triển
Việt Nam - Chi nhánh Mộc Hóa, tỉnh Long An............................................... 25


vii
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Mộc Hóa, tỉnh Long An.............25
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Mộc Hóa, tỉnh Long An.............26
2.1.3. Hoạt động kinh doanh chủ yếu tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu
tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Mộc Hóa, tỉnh Long An....................27
2.1.4. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Mộc Hóa, tỉnh Long An....28
2.1.4.1. Hoạt động huy động vốn................................................................ 28
2.1.4.2. Tình hình sử dụng nguồn vốn......................................................... 30
2.1.4.3. Kết quả hoạt động kinh doanh....................................................... 31
2.2. Thực trạng hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần
Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Mộc Hóa, tỉnh Long An 31

2.2.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Mộc Hóa,
tỉnh Long An.................................................................................................. 31
2.2.1.1. Nhân tố bên ngồi.......................................................................... 31
2.2.1.2. Những nhân tố bên trong............................................................... 33

2.2.2. Chính sách huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và
Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Mộc Hóa, tỉnh Long An.............................. 34
2.2.2.1. Về lãi suất...................................................................................... 34
2.2.2.2. Về quy định tiền gửi....................................................................... 35
2.2.2.3. Về phân phối mạng lưới................................................................. 36
2.2.2.4. Hoạt động quảng bá và truyền thông............................................. 36
2.2.3. Kết quả hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Mộc Hóa, tỉnh Long An.............37
2.2.3.1. Quy mơ huy động vốn.................................................................... 37
2.2.3.2. Cơ cấu huy động vốn..................................................................... 39
2.2.3.3. Lãi suất huy động vốn.................................................................... 43
2.2.3.4. Chi phí huy động vốn..................................................................... 44
2.2.3.5. Mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn............................ 45


viii
2.3. Đánh giá chung về hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Thƣơng mại
Cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Mộc Hóa, tỉnh Long
An....................................................................................................................... 46
2.3.1. Những kết quả đạt được........................................................................ 46
2.3.2. Những mặt còn hạn chế........................................................................ 48
2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế..................................................................... 48
2.4. Đánh giá của khách hàng về hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng
Thƣơng mại Cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Mộc Hóa,

tỉnh Long An...................................................................................................... 50
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2..................................................................................... 54
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT
NAM – CHI NHÁNH MỘC HÓA, TỈNH LONG AN......................................... 55

3.1. Định hƣớng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần

Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam và mục tiêu thực hiện của Chi nhánh Mộc
Hóa, tỉnh Long An............................................................................................. 55
3.1.1. Định hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Đầu tư và Phát triển Việt Nam........................................................................ 55
3.1.2. Mục tiêu thực hiện hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Mộc Hóa, tỉnh Long An....56
3.2. Giải pháp mở rộng hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Thƣơng mại
Cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Mộc Hóa, tỉnh Long
An....................................................................................................................... 57
3.2.1. Cơ cấu lại nguồn vốn huy động............................................................ 57
3.2.2. Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt................................................. 57
3.2.3. Nâng cao chất lượng phục vụ và chăm sóc khách hàng........................58
3.2.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực................................................... 60
3.2.5. Đẩy mạnh chính sách truyền thơng....................................................... 62
3.2.6. Tăng cường sự phối hợp giữa hoạt động huy động và cho vay.............63
3.2.7. Đẩy mạnh dịch vụ đi kèm với tiền gửi thanh toán, bán chéo sản phẩm 64
3.2.8. Việc đánh giá thi đua khen thưởng nhằm để tạo động lực....................65


ix
3.2.9. Thực hiện chiến lược cạnh tranh huy động vốn năng động và hiệu quả 65

3.2.10. Chi nhánh cần có giải pháp gia tăng nguồn tiền gửi không kỳ hạn từ
các tổ chức kinh tế ............................................................................................
3.3. Một số kiến nghị ............................................................................................
3.3.1. Đối với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
..........................................................................................................................
3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Long An .....

KẾT LUẬN ..............................................................................................................
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................
PHỤ LỤC ...................................................................................................................
/


x

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15


xi

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU

Số hiệu
sơ đồ
1.1.

Sơ đồ bộ máy
Long An

Số hiệu
bảng
biểu
2.1.

2.2.

2.3.

2.4.

2.5.

2.6.

2.7.

2.8.

2.9.

2.10.


Huy động vốn

An giai đoạn 2

Tình hình sử d

Hóa, tỉnh Long

Kết quả hoạt đ

Hóa, tỉnh Long

Lãi suất tiền gử
Hóa

Số lượng khác

Hóa, tỉnh Long

Số dư huy độn

Long An giai đ

Cơ cấu huy độ

Hóa, tỉnh Long

Cơ cấu huy độ

Mộc Hóa, tỉnh


Cơ cấu huy độ

Mộc Hóa, tỉnh

Cơ cấu huy độ

Mộc Hóa, tỉnh


2.11.

Chi phí huy độ

Long An giai đ


2.12.

2.13.

Hiệu quả sử dụ

Long An giai đ

Kết quả khảo s

vốn tại BIDV –



1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Ngân hàng thương mại (NHTM) là kênh dẫn vốn quan trọng trong nền kinh tế.
NHTM là cầu nối giữa người có nhu cầu sử dụng vốn và người có vốn tạm thời
nhàn rỗi. Huy động vốn là một trong những nghiệp vụ trọng yếu của NHTM.
Nghiệp vụ huy động vốn tuy không mang lại lợi nhuận trực tiếp cho ngân hàng
nhưng lại rất quan trọng. Khơng có nghiệp vụ huy động vốn coi như khơng có hoạt
động của ngân hàng. Khi thành lập, ngân hàng phải có một số vốn điều lệ, nhưng số
vốn này chỉ đủ để đầu tư cho các tài sản cố định, như: trụ sở, văn phòng, máy móc
thiết bị, chứ chưa đủ vốn để ngân hàng có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh
như cấp tín dụng và các hoạt động sinh lời khác của ngân hàng. Để có vốn thực hiện
các hoạt động này, ngân hàng phải huy động vốn từ khách hàng. Mặt khác, thơng
qua hoạt động huy động tiền gửi, ngân hàng có thể đo lường được sự tín nhiệm của
khách hàng đối với ngân hàng, cũng như uy tín, năng lực cạnh tranh của ngân hàng
trên thị trường. Quy mô nguồn tiền gửi của một ngân hàng có thể được xem là một
trong các yếu tố để đánh giá xếp hạng ngân hàng đó. Vì vậy, ngân hàng ln coi
trọng hoạt động huy động vốn. Đồng thời, huy động vốn là yếu tố quyết định sự tồn
tại và phát triển của mỗi ngân hàng và thực tiễn cho thấy cạnh tranh trên lĩnh vực
huy động vốn đã và đang diễn ra rất mạnh mẽ giữa các NHTM. Tuy nhiên để huy
động được khối lượng vốn lớn từ nền kinh tế trong nước là một thách thức đối với
các NHTM Việt Nam. Trên thực tế, ở nước ta có hơn 75% lượng vốn trong nền kinh
tế là do hệ thống ngân hàng cung cấp. Điều này cho thấy, việc mở rộng huy động
vốn, tăng quy mô, tăng thị phần trên cơ sở kiểm sốt chi phí, đảm bảo cơ cấu nguồn
vốn hợp lý và chất lượng để phục vụ cho chiến lược kinh doanh của ngân hàng luôn
là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong quá trình hoạt động của bất kỳ NHTM nào.
Là đợn vị trực thuộc của hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam – chi nhánh Mộc Hoá, tỉnh Long An phải chung sức thực hiện nhiệm

vụ chung của ngành, làm thế nào để huy động được nguồn vốn đáp ứng cho sự
nghiệp phát triển kinh tế địa phương là một vấn đề đang được Ngân hàng rất quan
tâm.


2
Trên cơ sở đó, trong thời gian tới, BIDV – chi nhánh Mộc Hố cần phải có
một số giải pháp thiết thực và mang tính cụ thể để có thể phát huy có hiệu quả chức
năng là cầu nối giữa nơi thừa vốn và nơi thiếu vốn, đáp ứng được nhu cầu vốn cho
sự phát triển kinh tế địa phương.
Ngoài ra, trong thời gian gần đây, các ngân hàng thương mại Việt Nam phải
đương đầu với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn trong hoạt động huy động vốn
khi mà nguồn vốn nhàn rỗi của dân cư và các tổ chức hiện nay đã và đang được
phân tán qua nhiều kênh huy động khác với hình thức ngày càng đa dạng và mang
lại lợi nhuận hấp dẫn. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói chung
và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Mộc Hóa, tỉnh
Long An nói riêng cũng khơng tránh khỏi tình hình chung là ngày càng gặp khó
khăn hơn trong hoạt động huy động vốn. Riêng đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Mộc Hóa, tỉnh Long An, ngồi việc chịu ảnh
hưởng mạnh bởi các yếu tố cạnh tranh nêu trên do hoạt động trên địa bàn kinh tế
năng động, chính sách điều hành hoạt động huy động vốn của Chi nhánh còn bị chi
phối bởi các qui định từ phía Ngân hàng Nhà nước và từ phía Ngân hàng TMCP
Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Nhận thức được những vấn đề trên, tác giả đã chọn đề tài: “Hoạt động huy
động vốn tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam –

Chi nhánh Mộc Hóa, tỉnh Long An” nghiên cứu thực hiện luận văn thạc sĩ kinh tế
chuyên ngành Tài chính Ngân hàng.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU


2.1. Mục tiêu chung
Phân tích, đánh giá thực trạng và đề ra giải pháp nhằm mở rộng huy động vốn
tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh
Mộc Hóa, tỉnh Long An trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Phân tích, đánh giá thực trạng về huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Mộc Hóa, tỉnh Long An để làm rõ
những mặt đạt được, những mặt còn hạn chế và nguyên nhân của chúng.
Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng huy động vốn tại Ngân hàng


3
Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Mộc Hóa, tỉnh
Long An.
3. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động huy động vốn của Ngân hàng
thương mại và thực tiễn huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư
và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Mộc Hóa, tỉnh Long An.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

4.1. Phạm vi về không gian địa điểm
Đề tài nghiên cứu tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển
Việt Nam – Chi nhánh Mộc Hóa, tỉnh Long An.
4.2. Phạm vi về thời gian
Số liệu thông tin trong luận văn được thu thập trong 03 năm (từ năm 2017 đến
năm 2019).
5. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
 Thực trạng hoạt động huy động vốn tại BIDV Mộc Hóa, tỉnh Long An giai


đoạn 2017 - 2019 như thế nào?
 Cần có những giải pháp gì nhằm mở rộng hoạt động huy động vốn tại

BIDV Mộc Hóa, tỉnh Long An giai đoạn 2020 - 2025?.
6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu đặt ra, luận văn sử dụng phương pháp
nghiên cứu định tính, cụ thể:
 Luận văn sử dụng phương pháp tổng hợp các cơ sở lý thuyết để hệ thống

hóa các khái niệm, nội dung liên quan đến huy động vốn và hiệu quả huy động vốn
của ngân hàng thương mại. Đồng thời luận văn cũng sử dụng phương pháp thu thập
lại các bài báo, cơng trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài liên quan đến đề tài
để làm cơ sở tham khảo.
 Phuong pháp thống kê: Số liẹu được thu thạp từ báo cáo hoạt động kinh

doanh của BIDV Mộc Hố, báo cáo tài chính, bản cơng bố thông tin, báo cáo
thường niên mọt số NHTM, tạp chí chuyên ngành kinh tế, tài chính ngân hàng và
xử lý thông tin về thực trạng hiệu quả huy động vốn tại BIDV Mộc Hố.
 Phuong pháp phân tích số liẹu thứ cấp: Trong quá trình nghiên cứu, các


4
thơng tin báo cáo về tình hình kinh doanh dịch vụ của ngân hàng được tác giả thu
thạp dưới dạng các báo cáo tổng hợp được ngân hàng công bố. Trong đó có các nọi
dung về doanh thu, chi phí, lợi nhuạn của từng loại hình dịch vụ. Các số liẹu được
tác giả chọn lọc, xử lý và đưa vào nghiên cứu này dưới dạng các bảng thống kê. Nọi
dung phân tích các số liẹu này bao gồm phân tích so sánh giá trị giữa các giai đoạn,
ở đây là theo từng na m.
 Phương pháp tổng hợp, so sánh được sử dụng viẹc phân tích thực trạng và


đánh giá hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh từ đó tổng hợp, rút kinh nghiẹm làm
tiền đề, co sở để đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn cho chi
nhánh trong thời gian tới.


5

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VÀ

HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1. Những vấn đề lý luận về huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại
1.1.1. Ngân hàng thƣơng mại và nguồn vốn của chi nhánh ngân hàng thƣơng
mại
NHTM tại khoản 3, Điều 4, Luật các tổ chức tín dụng (TCTD) hiện hành của
Việt Nam được định nghĩa như sau: “NHTM là loại hình ngân hàng được thực hiện
tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của
Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”. NHTM ln được xem là loại hình ngân hàng
quan trọng nhất trong các ngân hàng trung gian. Trong đó, “Hoạt động NHTM là
việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ như: nhận
tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh tốn qua tài khoản” (Nguyễn Minh
Kiều, 2015).
Nguồn vốn của chi nhánh NHTM gồm:
 Vốn điều chuyển từ trụ sở chính: Ngày nay các NHTM được tổ chức theo

mơ hình gồm ngân hàng mẹ và hệ thống các chi nhánh trực thuộc. Có một phương
thức huy động vốn hiệu quả hiện nay là chu chuyển vốn điều hồ. Do tình hình hoạt
động của các chi nhánh tại các địa bàn là khác nhau (do ảnh hưởng của điều kiện
phát triển kinh tế của từng vùng, do phong tục tập quán…) nên những chi nhánh mà
hoạt động sử dụng vốn vượt quá khả năng huy động vốn thì đầu kỳ lập kế hoạch lên

ngân hàng mẹ và xin được nhận một lượng vốn điều hồ cần thiết cho hoạt động của
mình.
 Nguồn vốn huy động: Ở nước ta, đây là nguồn vốn chủ yếu để các NHTM

hoạt động kinh doanh. NHTM huy động nguồn vốn này dưới hình thức sau: Vốn từ
huy động tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm của cá nhân và tổ chức kinh tế; Vốn
đi vay của các đơn vị, tổ chức tài chính – tín dụng; Vốn từ phát hành giấy tờ có giá;
Vốn huy động khác: từ hoạt động dịch vụ ủy thác, chẳng hạn thu tiền điện, thu thuế
Ngân sách nhà nước hoặc tiền gửi từ các hoạt động tài trợ…
NHTM sử dụng các nguồn vốn này để phục vụ mục đích kinh doanh của
mình. Lãi suất huy động tùy theo quan hệ cung cầu vốn trên thị trường vốn.


6
1.2. Hoạt động huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại
1.2.1. Khái niệm hoạt động huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại
Nguồn vốn của ngân hàng thương mại là những giá trị tiền tệ do bản thân ngân
hàng thương mại tạo lập hoặc huy động được dùng để cho vay, đầu tư hoặc thực
hiện các dịch vụ kinh doanh khác.
Huy động vốn là việc các Ngân hàng thương mại sử dụng các phương pháp
khác nhau nhằm thu hút nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội để phục vụ mục
đích kinh doanh của mình.
Trong phạm vi luận văn, tác giả nghiên cứu hoạt động huy động của NHTM
vốn giới hạn trong phạm vi hoạt động nhận tiền gửi của NHTM. Theo Khoản 13
Điều 4 Luật TCTD 2010: “Nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá
nhân dưới hình thức tiền gửi khơng kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm,
phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi
khác theo ngun tắc có hồn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa
thuận.”
1.2.2. Phân loại hoạt động huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại

1.2.2.1. Phân loại theo mục đích
 Tiền gửi thanh tốn
Tiền gửi thanh tốn là loại tiền gửi có tính ổn định khơng cao, do khách hàng
là các tổ chức, cá nhân gửi vào nhằm mục đích đảm bảo an toàn về tài sản và thực
hiện các giao dịch thanh toán. Với tài khoản tiền gửi này, khách hàng có thể sử dụng
một cách chủ động và linh hoạt, đáp ứng các nhu cầu thanh toán, chi trả trong các
hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ và các khoản phí phát sinh một cách an tồn,
thuận tiện. Nguồn vốn này được huy động với chi phí thấp, tuy nhiên ngồi chi phí
lãi cịn có chi phí phát sinh trong hoạt động phục vụ thanh toán nhưng được bù đắp
bới nguồn thu từ phí dịch vụ. Đểt gia tăng nguồn vốn này thì ngân hàng thương mại
cần phải nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như hoạt động phục vụ, chăm sóc khách
hàng, mạng lưới rộng khắp và dịch vụ thanh tốn đa dạng. Bên cạnh đó, ngân hàng
cịn cần phải chú trọng đến việc huy động nguồn tiền này từ khách hàng là các tổ
chức vì số dư tài khoản thanh toán của các tổ chức thường lớn hơn nhiều so với của
cá nhân và có tính ổn định hơn. [4]


7
 Tiền gửi có kỳ hạn

Tiền gửi có kỳ hạn là loại tiền mà khách hàng gửi vào ngân hàng có sự thỏa
thuận về lãi suất và thời gian rút tiền cụ thể. Đối tượng sử dụng loại hình này
thường là các doanh nghiệp, cơ quan, công ty, các tổ chức có lượng tiền nhàn rỗi
trong một khoảng thời gian nhất định, mà chưa có nhu cầu sử dụng đến. Nếu để tại
quỹ của đơn vị thì nguồn tiền này sẽ khơng sinh lời, do đó họ sẽ ký kết một hợp
đồng tiền gửi ngân hàng trong khoảng thời gian nhất định, có thể là một tuần, hai
tuần, hoặc một hay hai tháng… Tùy vào kỳ hạn và số tiền gửi mà khách hàng có thể
đàm phán với ngân hàng để có được mức lãi suất cao nhất.
Loại tiền này có tính ổn định và thường có số dư cao, tạo lập nguồn vốn tương
đối lớn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhưng lại gây áp lực thanh toán

cho ngân hàng khi đến hạn.
 Tiền gửi tiết kiệm

Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền của cá nhân được gửi vào tài khoản tiền gửi
tiết kiệm, được xác nhận trên thẻ tiết kiệm được hưởng lãi theo quy định của tổ
chức nhận tiền gửi tiết kiệm và được bảo hiểm theo quy định của pháp luật về bảo
hiểm tiền gửi. Có hai hình thức gửi tiết kiệm:
Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền gửi của tầng lớp dân cư vào tài khoản tiết
kiệm tại ngân hàng, nhằm mục đích tích lũy, sinh lời và an tồn tài sản.
 Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn

Tiết kiệm không kỳ hạn là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền có thể rút tiền
mà không phải theo định kỳ nhất định theo thỏa thuận với tổ chức nhận tiền gửi tiết
kiệm. Do đó ngân hàng khơng chủ động trong việc sử dụng tền gửi để cấp tín dụng
vì phải đảm bảo tồn quỹ để chi trả khi khách hàng có nhu cầu, vì vậy lãi suất thường
rất thấp. Cho nên đối tượng của loại hình tiết kiệm này là khách hàng cá nhân có
một lượng tiền tạm thời nhàn rỗi do không thết lập được kế hoạch sử dụng tiền
trong tương lai nên muốn gởi vào ngân hàng vì mục tiêu an tồn và sinh lời
 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

Tiết kiệm có kỳ hạn là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền chỉ có thể rút tiền
sau một kỳ hạn gửi tiền nhất định theo thỏa thuận với tổ chức nhận tiền gửi tiết
kiệm. Tiền gửi tiết kiệm định kỳ được thiết kế dành cho khách hàng cá nhân có nhu


8
cầu gửi tiền vì mục tiêu an tồn, sinh lợi và thiết lập được kế hoạch sử dụng tiền
trong tương lai. Đối tượng khách hàng chủ yếu của loại tiền gửi này là các cá nhân
muốn có thu nhập ổn định và thường xuyên, đáp ứng cho việc chi tiêu hàng tháng
hoặc hàng quýMục tiêu quan trọng của họ khi chọn lựa hình thức tiền gửi này là lợi

tức có được theo định kỳ. Do vậy, lãi suất đóng vai trò quan trọng để thu hút được
đối tượng khách hàng này. [4]
1.2.2.2. Phân loại theo đối tượng
 Huy động vốn từ dân cƣ
Để đảm bảo an toàn và sinh lời hay phục vụ cho mục đích thanh tốn thì người
dân có thể lựa chọn sử dụng nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi của mình gửi vào ngân
hàng. Đây là nguồn huy động vốn tiền tạm thời nhàn rỗi của mình gửi vào ngân
hàng nên để khai thác nguồn vốn này thì ngân hàng cần chú trọng đến việc đa dạng
các sản phẩm huy động cũng như đưa ra mức lãi suất cạnh tranh hấp dẫn.
 Huy động vốn từ các tổ chức kinh tế

Do nhu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh nên các doanh nghiệp thường
gửi một khối lượng lớn tiền vào ngân hàng để hưởng các tiện ích thanh tốn. Do có
sự đan xen giữa các khoản phải thu và các khoản phải trả nên luôn tồn tại số dư tiền
gửi trên tài khoản của doanh nghiệp. Nhờ đó mà ngân hàng có thể tận dụng nguồn
vốn có chi phí thấp này để cho vay. Tuy nhiên, nguồn vốn này có tính ổn định
khơng cao nên ngân hàng cần phải cân nhắc khi sử dụng.
1.2.2.3. Phân loại theo loại tiền
 Huy động vốn nội tệ
Đây là nguồn vốn huy động từ các cá nhân, tổ chức kinh tế bằng đồng Việt
Nam. Nguồn này chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn huy động và đóng vai trị
quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng
 Huy động vốn ngoại tệ

Bên cạnh việc huy động vốn bằng nội tệ thì ngân hàng cịn huy động nhiều
loại ngoại tệ khác nhau và chủ yếu là các ngoại tệ mạnh như USD, EUR, GBP,… từ
các cá nhân, tổ chức kinh tế. Những khoản ngoại tệ này tuy chiếm tỷ trọng nhỏ
nhưng đóng vai trị rất quan trọng đối với ngân hàng trong các hoạt động kinh
doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế, tài trợ xuất nhập khẩu,…



9
1.2.2.4. Phân loại theo kỳ hạn
 Không kỳ hạn
Đây là khoản tiền gửi có thời gian khơng xác định, khách hàng có thể rút ra
bất kỳ lúc nào. Mục đích của khách hàng gửi là hưởng những tiện ích trong thanh
tốn khi có nhu cầu chi trả trong hoạt động sản xuất và tiêu dùng.
 Có kỳ hạn

Đây là khoản tiền gửi có thời gian xác định với kỳ hạn cụ thể tùy theo lựa
chọn của khách hàng. Với khoản tiền gửi này thì khách hàng chỉ được rút khi đến
hạn, nếu khơng thì khách hàng khơng được hưởng lãi suất hoặc rất thấp .Ngân hàng
thường đưa ra rất nhiều kỳ hạn khác nhau ở các khoản ,mục ngắn hạn, trung và dài
hạn để khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn phù hợp với nhu cầu của mình.
1.2.3. Vai trò của hoạt động huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại
1.2.3.1. Đối với nền kinh tế
Tiết kiệm và đầu tư là những cơ sở nền tảng của nền kinh tế. Tiết kiệm và đầu
tư có mối quan hệ nhân quả, tiết kiệm góp phần thúc đẩy, mở rộng phát triển sản
xuất kinh doanh, tăng cường đầu tư và đầu tư cũng góp phần khuyến khích tiết
kiệm. Nhưng trong nền kinh tế các khoản tiết kiệm thường nhỏ, lẻ và người tiên
phong trong việc tập hợp vốn hiệu quả nhất chính là các ngân hàng thương mại.
Thơng qua các kênh huy động vốn, các khoản tiết kiệm chuyển thành đầu tư góp
phần làm tăng hiệu quả của nền kinh tế.
Đối với những người có vốn nhàn rỗi: Việc huy động vốn của ngân hàng trước
hết sẽ giúp cho họ những khoản tiền lãi hay có được các dịch vụ thanh tốn đồng
thời các khoản tiền khơng bị chết, ln được vận động, quay vòng.
Đối với những người cần vốn: Họ sẽ có cơ hội mở rộng đầu tư, phát triển sản
xuất kinh doanh từ chính nguồn vốn huy động của ngân hàng.
Việc huy động vốn của ngân hàng giúp cho nền kinh tế có được sự cân đối về
vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Các cơ hội đầu tư ln có điều kiện để thực

hiện. Q trình tái sản xuất mở rộng sẽ được thực hiện dễ dàng hơn với việc huy
động vốn của các ngân hàng thương mại. Tuy việc huy động vốn có thể thực hiện
bằng nhiều kênh: thị trường chứng khoán, ngân sách nhà nước...nhưng trong điều
kiện nước ta hiện nay thì huy động vốn qua các ngân hàng thương mại vẫn là hình


10
thức chủ yếu và quan trọng nhất.
1.2.3.2. Đối với ngân hàng
Vốn là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh. Để bước vào
hoạt động kinh doanh thì đầu tiên ngân hàng phải cần có vốn. Ngồi lượng vốn bắt
buộc phải có, ngân hàng phải huy động từ các nguồn khác. Ngân hàng đi vay để cho
vay. Vậy để có hoạt động cho vay thì phải có thứ để mà cho vay. Nguồn vốn phản
ánh tiềm năng và sức mạnh của ngân hàng. Đối với những ngân hàng lớn, việc tham
gia tài trợ cho những dự án lớn luôn dễ dàng hơn các ngân hàng nhỏ. Vốn khơng chỉ
là phương tiện kinh doanh mà cịn là đối tượng kinh doanh chủ yếu của NHTM. Nói
cách khác, khơng có vốn thì ngân hàng khơng thể thực hiện được các nghiệp vụ
kinh doanh của mình.
Vốn quyết định quy mơ hoạt động tín dụng và các hoạt động khác của ngân
hàng. Hoạt động tín dụng của ngân hàng phụ thuộc vào vốn của ngân hàng. Ngân
hàng có nhiều vốn sẽ có ưu thế cạnh tranh hơn so với ngân hàng ít vốn. Có được
nhiều vốn ngân hàng sẽ có điều kiện để đưa ra các hình thức tín dụng linh hoạt, có
điều kiện để hạ lãi suất từ đó sẽ làm tăng quy mơ tín dụng. Các ngân hàng lớn,
nhiều vốn thường có rất nhiều các dịch vụ ngân hàng. Phạm vi hoạt động kinh
doanh của họ sẽ rộng hơn nhiều các ngân hàng nhỏ. Chính vì vậy càng khẳng định
tầm quan trọng của vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Vốn quyết định khả năng thanh toán và đảm bảo uy tín của ngân hàng trên
thương trường. Các ngân hàng lớn trên thế giới là các ngân hàng có uy tín, ln
được ca ngợi và nể trọng. Điều kiện đầu tiên để xây dựng được uy tín của ngân hàng
chính là vốn của ngân hàng. Có nhiều vốn, khả năng thanh tốn của ngân hàng ln

được đảm bảo, các khách hàng luôn cảm thấy yên tâm khi giao dịch với ngân hàng.
Trong nền kinh tế bất ổn hiện nay, khả năng thanh tốn ln được các ngân hàng ưu
tiên hàng đầu và để được như vậy thì các ngân hàng ln tìm cách huy động được
nhiều vốn hơn.
Vốn quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Trong thời đại kinh tế
cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, vốn là điều kiện để các ngân hàng tham gia cạnh
tranh. Nó giúp cho ngân hàng mở rộng quy mơ hoạt động, tăng cường quan hệ với
các đối tác. Đồng thời nó lơi kéo khách hàng mới, giữ chân các khách hàng truyền


×