Tải bản đầy đủ (.pdf) (147 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đánh giá khả năng thích ứng của nông hộ trong quản lý rừng bền vững tại huyện phù cát, tỉnh bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 147 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được cơng bố trong bất kỳ cơng
trình nào. Những số liệu kế thừa đã được chỉ rõ nguồn và được sự cho phép sử dụng
của tác giả.

Huế, tháng 3 năm 2016
Tác giả luận văn

Trần Quang Hải

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


ii

LỜI CẢM ƠN

Để hồn thành chương trình đào tạo Cao học Lâm học khóa 20 (2014 - 2016),
được sự đồng ý của thầy giáo hướng dẫn, khoa Lâm nghiệp, khoa Sau Đại học Trường Đại học Nông Lâm Huế, tôi thực hiện bảo vệ luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp:
“Đánh giá khả năng thích ứng của nơng hộ trong quản lý rừng bền vững tại huyện
Phù Cát, tỉnh Bình Định”.
Tơi xin chân thành cảm ơn đến thầy giáo TS. Trần Nam Thắng đã hướng dẫn,
chỉ bảo, truyền đạt kinh nghiệm q báu và giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo bộ môn, khoa Lâm nghiệp, khoa
Sau Đại học - Trường Đại học Nông Lâm Huế, Lãnh đạo và cán bộ Ban Quản lý Dự
án Phát triển ngành Lâm nghiệp (FSDP) tỉnh Bình Định, chuyên gia Tư vấn của Dự
án, Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Bình Định, Trung tâm Quy hoạch Nơng nghiệp Nơng


thơn Bình Định, Ban quản lý Dự án huyện Phù Cát, Tổ công tác Dự án xã Cát Lâm và
Cát Hiệp - huyện Phù Cát, các nông hộ trồng rừng ở hai xã Cát Lâm và Cát Hiệp, cùng
gia đình, đồng nghiệp đã giúp đỡ tơi trong q trình thu thập và thực hiện luận văn.
Do thời gian nghiên cứu hạn chế, bản thân mới bước đầu làm quen với công tác
nghiên cứu khoa học, nên trong quá trình thực hiện luận văn sẽ có nhiều điểm chưa
thật sự hồn hảo. Kính mong q thầy, cơ giáo và bạn bè đồng nghiệp quan tâm góp ý
để đề tài được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

Huế, tháng 3 năm 2016
Tác giả luận văn

Trần Quang Hải

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


iii

TĨM TẮT

Nghiên cứu nhằm mục đích phân tích và đánh giá khả năng thích ứng của nơng
hộ quản lý rừng bền vững làm cơ sở đề xuất cải tiến quy trình quản lý rừng trồng keo
lai quy mơ nơng hộ để phát triển vùng sản xuất gỗ nguyên liệu ổn định. Nghiên cứu
thực hiện tại hai xã Cát Lâm và Cát Hiệp, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.
Nghiên cứu áp dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như (1) Phương pháp
kế thừa tài liệu: Các tài liệu liên quan đến q trình quản lý rừng trồng của nơng hộ
được thu thập và phân tích; (2) Phương pháp đánh giá có tham gia: Thảo luận nhóm
nơng dân trồng rừng, nhóm các bên liên quan địa phương, Phỏng vấn những người đưa
tin then chốt kỳ vọng có thể trả lời những câu hỏi về kiến thức và hành vi của các

thành viên FFG trong quản lý rừng bền vững, Phỏng vấn nông dân, Dùng công cụ tự
sự của nông dân để có thơng tin về quản lý rừng bền vững; và (3) Thu thập các chỉ tiêu
sinh trưởng lâm phần keo lai: Các chỉ tiêu sinh trưởng của lâm phần keo lai được thu
thập trên 21 ô tiêu chuẩn (10 m x 10 m) trên các lâm phần keo lai tuổi 7 và tuổi 5 của
các nông hộ là thành viên FFG có và khơng có FSC, của nơng hộ khơng là thành viên
FFG để đánh giá và so sánh năng suất các lâm phần keo lai. Trên cơ sở đó, đánh giá
hiệu quả kinh tế qua các chỉ tiêu NPV và IRR.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, hầu hết nông hộ là thành viên FSC (có hay khơng
có FSC) đều tuân thủ quản lý rừng bền vững qua các chỉ tiêu của Đánh giá ban đầu và
các Nguyên tắc và tiêu chí của FSC trong khn khổ rừng có quy mô nhỏ và mức độ
quản lý thấp (SLIMF).
- Về môi trường bền vững:
Với mức độ tham gia cao, sử dụng các biện pháp quản lý thân thiện với môi trường,
trong quy hoạch cảnh quan cấp xã, thiết kế lô trồng rừng, bảo tồn đa dạng sinh học.
- Về kinh tế bền vững:
Năng suất lâm phần keo lai của nông hộ là thành viên FFG có hay khơng có
FSC khơng có sự khác biệt (32,29 m3/ha/năm và 31,56 m3/ha/năm lâm phần 5 tuổi) và
cao hơn năng suất lâm phần keo lai của nông hộ không là thành viên FFG (12,72
m3/ha/năm).
Giá trị thu nhập rịng (NPV) cũng như hệ số nội hồn (IRR) của lâm phần của
nông hộ là thành viên FFG có hay khơng có FSC khơng có sự khác biệt, nhưng NPV
và IRR của nông hộ không là thành viên FFG thấp hơn nhiều so với thành viên FFG.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


iv

NPV của lâm phần keo lai của nông hộ là thành viên FFG có FSC là 24.017.745
đồng và khơng có FSC là 22.183.469 đồng, của nông hộ không là thành viên FFG là

3.856.379 đồng.
IRR của lâm phần keo lai của nơng hộ thành viên FFG có FSC là 44% và khơng
có FSC là 42%, của nơng hộ khơng là thành viên FFG là 23%.
- Về xã hội:
Các hoạt động quản lý rừng của các nơng hộ có tính nhân văn cao, quan tâm
giới, tơn trọng giá trị văn hóa và tâm linh của địa phương, tạo điều kiện nông dân có
thu nhập, ổn định trật tự xã hội của địa phương.
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu đạt được, nghiên cứu mạnh dạn đề xuất một
số giải pháp cụ thể như (1) Quy hoạch cảnh quan cấp xã và thiết kế trồng rừng có tham
gia của nơng hộ; (2) Quy định chặt chẽ về chất lượng di truyền và chất lượng sinh lý
của cây giống; và (3) Lập hồ sơ quản lý rừng của nông hộ.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


v

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU..................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................................. x
DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ, SƠ ĐỒ ...........................................................................xi
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................... 1
2. Mục đích của đề tài ......................................................................................................2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .....................................................................................2

4. Tính mới của đề tài ......................................................................................................2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................3
1.1. Trên thế giới .............................................................................................................3
1.1.1. Diện tích rừng trồng trong các nước nhiệt đới ......................................................3
1.1.2. Kỳ vọng từ rừng trồng tại các vùng nhiệt đới .......................................................4
1.1.3. Chứng chỉ rừng trồng tại các vùng nhiệt đới ......................................................... 5
1.1.4. Chính sách về rừng trồng ......................................................................................5
1.1.5. Động lực phát triển rừng trồng ..............................................................................5
1.2. Trong nước ...............................................................................................................6
1.3. Trồng rừng thương mại tiểu điền của Dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp.............7
1.4. Diện tích rừng trồng thương mại chu kỳ ngắn tại tỉnh Bình Định ........................... 8
1.5. Diện tích rừng trồng thương mại chu kỳ ngắn tại huyện Phù Cát ............................ 9
1.6. Diện tích rừng trồng thương mại hai xã Cát Lâm và Cát Hiệp ................................ 9
1.7. Đánh giá rừng trồng cung cấp gỗ nguyên liệu bột giấy và ván dăm ......................10
1.7.1. Kết quả sinh trưởng của keo lai ở Bầu Bàng (Bình Dương) ............................... 10
1.7.2. Kết quả sinh trưởng bạch đàn và keo lai ở Pleiku (Gia Lai) ............................... 11

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


vi

1.7.3. Sinh trưởng của keo lai và các loại cây trồng khác .............................................11
1.7.4. Đánh giá hiệu quả rừng trồng keo lai tại một số vùng sinh thái .......................... 12
1.7.5. Đánh giá sinh trưởng keo lai tại tỉnh ĐăkLăk và ĐăkNông ................................ 12
1.8. Đánh giá nội bộ rừng trồng của dự án ....................................................................12
1.9. Thảo luận ................................................................................................................14
CHƯƠNG 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........16
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 16
2.1.1. Mục tiêu chung ....................................................................................................16

2.1.2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................................16
2.2. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu...............................................................................16
2.2.1. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 16
2.2.2. Đối tượng nghiên cứu và không gian nghiên cứu ...............................................16
2.3. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 17
2.3.1. Phân tích sự thích ứng tính thân thiện với mơi trường và mức độ tham gia .......17
2.3.2. Phân tích và đánh giá quyền ra quyết định .......................................................... 18
2.3.3. Đánh giá sinh trưởng lâm phần keo lai và thu nhập của nông hộ ....................... 18
2.3.4. Điểm mạnh, điểm yếu của quá trình thực hiện tạo rừng và quản lý rừng ...........18
2.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 18
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu ..............................................................................18
2.4.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin và số liệu ...........................................21
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................................23
3.1. Đặc điểm cơ bản khu vực nghiên cứu ....................................................................23
3.1.1. Xã Cát Lâm..........................................................................................................23
3.1.2. Xã Cát Hiệp .........................................................................................................31
3.2. Kết quả nghiên cứu .................................................................................................37
3.2.1. Các động lực bên ngoài và bên trong ..................................................................37
3.2.2. Chất lượng rừng trồng ......................................................................................... 55
3.2.3. Những chủ trương, chính sách thúc đẩy phát triển trồng rừng sản xuất .............66
3.2.4. Đề xuất một số điểm trong quản lý rừng trồng thương mại tiểu điền .................71

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


vii

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................81
4.1. Kết luận...................................................................................................................81
4.1.1. Thích ứng của nơng hộ và sự tham gia trong quản lý rừng trồng ....................... 81

4.1.2. Nông dân có quyền ra quyết định trong quản lý rừng .........................................81
4.1.3. Hiệu quả của quản lý rừng trồng tiểu điền bền vững ..........................................81
4.1.4. Hướng phát triển rừng trồng thương mại và quản lý rừng trồng bền vững .........82
4.1.5. Đề xuất cải tiến trong quản lý và phát triển rừng trồng thương mại ...................83
4.2. Tồn tại .....................................................................................................................83
4.3. Khuyến nghị ...........................................................................................................84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 85
PHỤ LỤC ......................................................................................................................87

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


viii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
Viết tắt/ký hiệu

Nội dung diễn giải

BDPDATU

Ban điều phối dự án trung ương

BQLDAT

Ban quản lý dư án tỉnh

BQLDAH

Ban quản lý dự án huyện


Bt

Thu nhập tại năm thứ t

BV10

Cây giống quốc gia Ba Vì

CBKL

Cán bộ khuyến lâm

CCR

Chứng chỉ rừng

Ct

Đầu tư tại năm thứ t

CWG

Tổ cơng tác xã

1.3

Đường kính tầm cao 1,3 m cây trung bình của lâm phần

DIU


Ban thực hiện dự án huyện

DPMU

Ban quản lý dự án huyện

FAO

Tổ chức lương nơng

FFG

Nhóm hộ nơng dân trồng rừng

FSC

Hội đồng quản lý rừng

FSDP

Dự án Phát triển ngành lâm nghiệp

F.FSC

Lâm phần của nông hộ là thành viên FFG, có chứng chỉ rừng

F.K.FSC

Lâm phần của nơng hộ là thành viên FFG, khơng có chứng chỉ rừng


vn

Chiều cao vút ngọn của cây trung bình của lâm phần

iM

Lượng tăng trưởng thường xuyên hằng năm của lâm phần

i

Lượng tăng trưởng trung bình hằng năm của lâm phần

IPM

Quản lý sâu bệnh tổng hợp

IRR

Tỷ suất hoàn vốn nội bộ

ITTO

Tổ chức gỗ xẻ nhiệt đới quốc tế

K.FFG

Lâm phần của nông hộ không là thành viên FFG

K.FSC


Khơng có chứng chỉ rừng

KLHT

Khuyến lâm hiện trường

M

Trữ lượng của lâm phần

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


ix

MDF

Ván ép bột sợi có tỷ trọng trung bình

MTTC

Chứng chỉ rừng trong nội bộ Malaysia

N.FSDP

Không tham gia dự án FSDP

NPV


Giá trị hiện tại rịng

OTC

Ơ tiêu chuẩn

PEFC

Chứng chỉ rừng Bắc Mỹ-Châu Âu

PPMU

Ban quản lý dự án tỉnh

PRA

Đánh giá nhanh nông thôn có tham gia

r

Lãi suất

REDD+

Giảm thiểu hiệu ứng nhà kính do mất rừng tại các nước
đang phát triển và đa dạng sinh học

SLIMF

Rừng quy mô nhỏ và mức quản lý thấp


SWOT

Phân tích mạnh, yếu, cơ hội, nguy cơ

t

Thời gian đơn vị là năm

ToT

Đào tạo tiểu giáo viên

TNNDTR

Trưởng nhóm nơng dân trồng rừng

UNDP

Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc

UBND

Ủy ban nhân dân

v có vỏ

Thể tích có vỏ cây trung bình của lâm phần

v ko vỏ


Thể tích khơng vỏ cây trung bình của lâm phần

VBSP

Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


x

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Diện tích rừng trồng nhiệt đới cung ứng cho công nghiệp chế biến gỗ ..........3
Bảng 1.2. Ước tính gỗ trịn cơng nghiệp sản xuất trong các nước nhiệt đới (2004) .......4
Bảng 1.3. Rừng trồng được cấp chứng chỉ ......................................................................5
Bảng 1.4. Tổng hợp kết quả trồng rừng dự án tỉnh Bình Định từ 2005 - 2015 ...............8
Bảng 1.5. Tổng hợp kết quả trồng rừng dự án tại huyện Phù Cát từ 2005 - 2015 ..........9
Bảng 1.6. Diện tích rừng trồng tại hai xã Cát Lâm và Cát Hiệp từ năm 2005 - 2015...10
Bảng 2.1. Số lượng mẫu nông hộ tham gia trong công cụ tự sự ...................................20
Bảng 3.1. Cơ cấu sử dụng đất năm 2012 của xã Cát Lâm ............................................26
Bảng 3.2. Hiện trạng dân số theo từng thôn của xã Cát Lâm năm 2012 ....................... 29
Bảng 3.3. Tình hình dân số và biến động dân số các năm của xã Cát Lâm ..................30
Bảng 3.4. Cơ cấu sử dụng đất năm 2012 của xã Cát Hiệp ............................................34
Bảng 3.5. Hiện trạng dân số theo từng thôn của xã Cát Hiệp năm 2012 ......................36
Bảng 3.6. Tỷ lệ nông hộ tuân thủ tiêu chí 17 của bản kiểm tra ban đầu ....................... 45
Bảng 3.7. Chỉ số sinh trưởng của lâm phần keo lai có chứng chỉ FSC tuổi 5 và tuổi 7
tại xã Cát Hiệp ...............................................................................................................55
Bảng 3.8. Mức độ đồng đều các chỉ tiêu sinh trưởng lâm phần keo lai tuổi 5 ..............58

Bảng 3.9. Chất lượng lâm phần keo lai .........................................................................59
Bảng 3.10. Các chỉ tiêu sinh trưởng lâm phần keo lai của nơng hộ là thành viên nhóm
FFG có FSC, khơng có FSC và nơng hộ khơng là thành viên FFG .............................. 60
Bảng 3.11. Tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế lâm phần keo lai tuổi 5 tại xã Cát Lâm .......63
Bảng 3.12. Nhu cầu lao động cho 1 ha rừng keo lai chu kỳ 5 năm ............................... 64
Bảng 3.13. Các hoạt động lâm sinh đã tiến hành, phí tổn và thu nhập ......................... 77
Bảng 3.14. Số liệu giám sát rừng trồng .........................................................................78
Bảng 3.15. Theo dõi tình hình hư hỏng/thiệt hại đối với rừng trồng ............................ 79
Bảng 3.16. Các chỉ số đo lường chất lượng rừng trồng ................................................79

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


xi

DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ, SƠ ĐỒ

Bản đồ 3.1. Bản đồ quy hoạch 3 loại rừng xã Cát Lâm năm 2015 ............................... 24
Bản đồ 3.2. Bản đồ quy hoạch 3 loại rừng xã Cát Hiệp năm 2015 ............................... 33
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ hệ thống khuyến lâm ..........................................................................41
Sơ đồ 3.2. Cách tiếp cận lan tỏa trong khuyến lâm ....................................................... 42

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp với mục tiêu dự án là quản lý rừng bền
vững (bao gồm cả rừng trồng) và bảo tồn đa dạng sinh học rừng đặc dụng nhằm nâng
cao khả năng đóng góp của ngành lâm nghiệp cho cơng cuộc xóa đói giảm nghèo và
bảo vệ mơi trường toàn cầu. Do vậy dự án đã cung cấp các dịch vụ hỗ trợ trồng rừng
để tạo điều kiện cho nơng dân có thể tự nguyện tiếp cận với tín dụng trọn gói, có tính
chất hấp dẫn, thu hút họ tham gia trồng rừng sản xuất, tăng khả năng tham gia của các
hộ nông dân vào trồng rừng. Cho đến hết tháng 3 năm 2015 có 43.743 hộ nơng dân dự
án đã trồng được 76.571 ha rừng trồng sản xuất ngun liệu cơng nghiệp có năng suất
cao trên diện tích đất lâm nghiệp có điều kiện lập địa thích hợp, gần thị trường tiêu thụ
và gần đường giao thông thật sự đã góp phần vào khả năng sản xuất gỗ bền vững nhằm
đáp ứng nhu cầu của thị trường và của các hộ gia đình tại địa phương.
Qua các đợt đánh giá nội bộ do hộ nông dân thực hiện dựa trên các nguyên tắc
và tiêu chí của FSC trong khuôn khổ SLIMF vào năm 2011 và năm 2012 kết quả cho
thấy trên 75% số hộ nông dân tham gia trồng rừng của dự án đã thực hiện công tác tạo
rừng và quản lý rừng tuân thủ các nguyên tắc và tiêu chí của FSC.
Rừng trồng thuộc quản lý của các hộ nơng dân của các xã thí điểm đã được cấp
chứng chỉ rừng FSC với diện tích là 783,49 ha/323 hộ; trong đó có rừng trồng của các
nhóm hộ nông dân xã Cát Lâm và Cát Hiệp (283,61 ha/178 hộ).
Sở dĩ, phần lớn rừng trồng của các hộ nông dân tham gia dự án tuân thủ nguyên
tắc và tiêu chí của FSC cao như vậy là vì:
1) Cây giống có nguồn gốc di truyền được quy định, kiểm sốt chặt chẽ của các
bên liên quan ngành lâm nghiệp, cùng với sự tuân thủ cũng như sự thích ứng của nông
dân tham gia dự án rất cao.
2) Các khâu kỹ thuật tạo rừng từ chọn điểm, quy hoạch cảnh quan, thiết kế,
thực hiện các hoạt động trồng rừng cũng như quản lý rừng trồng đều tuân thủ tính thân
thiện với môi trường.
3) Sự tham gia của các bên liên quan trong q trình tạo rừng, quản lý rừng
trồng, trong đó nông dân của dự án là bên liên quan rất quan trọng và có mức độ tham
gia rất cao vào tiến trình lập kế hoạch, thực hiện, giám sát và quyết định đầu ra của sản
phẩm.

Do vậy, để tìm hiểu sự thích ứng tính thân thiện với mơi trường trong quá trình
lập rừng và quản lý rừng trồng bắt đầu từ quy hoạch cảnh quan hàng năm theo kế

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


2

hoạch trồng rừng, cùng mức độ tham gia của người dân và các bên liên quan trong
kinh doanh rừng trồng nhằm tìm ra những điểm tích cực nhất để góp phần vào cải tiến
một vài khâu trong quy trình trồng rừng cung cấp nguyên liệu công nghiệp chế biến
gỗ, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá khả năng thích ứng của nơng hộ trong
quản lý rừng bền vững tại huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định”.
2. Mục đích của đề tài
Nhằm tìm ra các điểm tích cực trong tiến trình tạo rừng và quản lý rừng trồng
thương mại tiểu điền để giúp người nơng dân và nhóm hộ nơng dân trồng rừng quản lý
rừng trồng bền vững, đạt năng suất cao và đáp ứng những nguyên tắc và tiêu chí của
chứng chỉ rừng (FSC) trong khn khổ quy mơ rừng nhỏ và mức độ quản lý rừng thấp.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1) Ý nghĩa khoa học: Luận văn ứng dụng phương pháp nghiên cứu định tính
cũng như định lượng để xác định những điểm tích cực trong tiến trình tạo rừng và
quản lý rừng trồng bền vững đạt chứng chỉ rừng FSC.
2) Ý nghĩa thực tiễn: Các kết quả tích cực của nghiên cứu có thể làm căn cứ đề
xuất một số điểm trong quy trình tạo rừng và quản lý rừng tuân thủ những nguyên tắc
và tiêu chí của FSC để được cấp chứng chỉ rừng.
4. Tính mới của đề tài
Trong tiến trình quản lý rừng bền vững nông dân đã tuân thủ các nguyên tắc và
tiêu chí của Hội đồng quản lý rừng (FSC), mà quy hoạch cảnh quan cấp xã là điểm tựa
vững chắc.


PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Trên thế giới
1.1.1. Diện tích rừng trồng trong các nước nhiệt đới
Theo Ivan Tomaselli (2007) [20], trong bài viết “sự cám dỗ của rừng trồng”
trong ITTO-2007 cập nhật rừng trồng nhiệt đới thì việc sản xuất gỗ trịn của rừng tự
nhiên nhiệt đới đã giảm nhiều, trong đó sản xuất gỗ trịn công nghiệp nhiệt đới của các
nước thành viên ITTO đang ở mức 122 - 126 triệu m3 trong vòng 5 năm trở lại đây
(ITTO 2007) so với mức 140 triệu m3 đạt được trong thập niên 1990.
Do vậy ngành công nghiệp chế biến gỗ nhiệt đới trông cậy vào các giải pháp
thay thế nguồn cung cấp gỗ cơng nghiệp: Đó là nhập khẩu và sản xuất gỗ xẻ rừng
trồng.
Rừng trồng trong các nước nhiệt đới được kỳ vọng đóng vai trị cứu tinh của
rừng tự nhiên nhiệt đới bởi vì rừng trồng có năng suất cao và giá thành thấp và có khả
năng thay thế rừng tự nhiên trong cung cấp gỗ xẻ cho công nghiệp chế biến gỗ. Hơn
nữa rừng trồng có thể thúc đẩy kinh tế phát triển vì cung ứng gỗ ngun liệu cho chuỗi
cơng nghệ chế biến gỗ. Nhiều nước nhiệt đới đã và đang thực hiện chương trình trồng
rừng lớn.
Năm 2006 một khảo sát của ITTO về trồng rừng cung cấp gỗ nguyên liệu cho
ngành công nghệ chế biến trên các nước nhiệt đới cho thấy khoảng 67 triệu ha rừng
trồng nhiệt đới, trong đó 80% thuộc các nước nhiệt đới Châu Á - Thái Bình Dương,
13% thuộc các nước Mỹ Latinh và Caribe, 7% Châu Phi.
Bảng 1.1. Diện tích rừng trồng nhiệt đới cung ứng cho cơng nghiệp chế biến gỗ
Vùng


Tổng diện tích
rừng (1.000 ha)

Diện tích rừng
trồng (1.000 ha)

Tỉ lệ rừng trồng so với
tổng diện tích rừng (%)

Châu Á - Thái
Bình Dương

50.073

24.640

46

Châu Phi

4.730

3.528

75

Mỹ La Tinh

8.805


8.036

91

67.608

36.136

53

Tổng

(Nguồn: FAO, 2005)

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


4

Bảng trên cho thấy ước tính diện tích rừng trồng công nghiệp trong vùng nhiệt
đới và phân bố trong 3 vùng nhiệt đới, trong số 36 triệu ha có khả năng sản xuất thì
Châu Á - Thái Bình Dương chiếm 68%.
Cây mọc nhanh như keo và bạch đàn được trồng nhiều trên các nước nhiệt đới
chiếm 24% (8,6 triệu ha) của diện tích rừng trồng sản xuất, thơng chiếm 6,4 triệu ha,
cao su chiếm 6,4 triệu ha nhưng số lớn khơng khai thác cho chế biến gỗ, ngồi ra Giá
tị (teak) cũng được trồng nhiều.
Bảng 1.2. Ước tính gỗ trịn công nghiệp sản xuất trong các nước nhiệt đới (2004)
Sản xuất gỗ trịn cơng nghiệp (1.000 m3)
Tổng sản xuất


Sản xuất từ rừng trồng

Tỉ lệ rừng trồng sản
xuất so với tổng sản
xuất (%)

144.000

66.800

46,1

34.000

3.580

8,0

134.000

84.900

63,4

322.000

155.280

47,9


Vùng

Châu Á-Thái
Bình Dương
Châu Phi
Mỹ La Tinh
Tổng

(Nguồn: FAO, 2005)
Trong tổng số sản xuất gỗ trịn cơng nghiệp của các nước nhiệt đới 322 triệu m3
thì gỗ trịn sản xuất từ rừng trồng chiếm 47,9%. Trong các vùng nhiệt đới thì vùng
Châu Á - Thái Bình Dương gỗ cơng nghiệp sản xuất từ rừng trồng chiếm 46%, Châu
Mỹ Latinh là 63% trong số này đa số là gỗ nguyên liệu ván dăm và giấy.
Nếu phân loại ra gỗ tròn sản xuất từ rừng trồng cho công nghiệp chế biến (gỗ
xẻ, gỗ ván lạn, gỗ bột giấy, ván dăm, ván cứng và MDF) thì gỗ rừng trồng cung ứng
80% gỗ nguyên liệu cho ván dăm, bột giấy và MDF và ván cứng vì rừng trồng thường
sản xuất gỗ có đường kính gỗ nhỏ trong khi công nghệ gỗ xẻ và ván lạn thường địi hỏi
gỗ có đường kính lớn, ngồi ra cũng có khoảng 31% gỗ xẻ được cung ứng từ các loại
rừng trồng như keo, bạch đàn, cao su, thông.
Các nước như Brasil, Chile, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, Thái Lan thường sản
xuất đồ gỗ hàng hóa từ gỗ trịn của rừng trồng.
1.1.2. Kỳ vọng từ rừng trồng tại các vùng nhiệt đới
Rừng trồng nhiệt đới có tiềm năng cung cấp nguồn nguyên liệu chế biến gỗ, đặc
biệt tăng trưởng trung bình hằng năm của rừng trồng nhiệt đới thường gấp 5 - 19 lần

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


5


rừng tự nhiên, còn nếu so với rừng trồng các nước Ơn đới và Á nhiệt đới thì cịn cao
hơn nhiều, ngoài ra giá thành trồng rừng thấp, do vậy giá gỗ công nghiệp chế biến từ
rừng trồng rẽ hơn nhiều so với rừng tự nhiên, cũng như rừng trồng vùng Ôn đới.
1.1.3. Chứng chỉ rừng trồng tại các vùng nhiệt đới
Có khoảng 3,2 triệu ha rừng trồng của các nước vùng nhiệt đới được cấp chứng
chỉ trong năm 2004, trong đó 90% diện tích rừng trồng được cấp chứng chỉ thuộc về
các nước Mỹ Latinh và Caribe, phần lớn trong đó rừng trồng được cấp chứng chỉ thuộc
Brasil vì rừng trồng thường gắn với công nghệ sản xuất giấy và bột giấy. Một cách
tổng quát diện tích rừng trồng trong các nước nhiệt đới để sản xuất gỗ chế biến ngồi
cơng nghiệp giấy và ván dăm là khơng đáng kể.
Bảng 1.3. Rừng trồng được cấp chứng chỉ
Diện tích CCR

Tổng diện tích

Tổng

Vùng
(1.000 ha)

FSC

PEFC
762,7

Mỹ La Tinh

7.698


2.058,0

Châu Phi

3.460

86,7

Châu Á-Thái
Bình Dương

24.694

64,8

Tổng

35.852

2.209,5

MTTC
2.820,7
86,7

762,7

77

141,8


77

3.049,2

(Nguồn: World Resource Institute, 2006)
1.1.4. Chính sách về rừng trồng
Trong quá khứ việc phát triển rừng trồng bị hạn chế vì chính sách liên quan đến
rừng trồng của các nước không rõ ràng. Giờ đây thì chính sách lâm nghiệp của các
nước trong vùng nhiệt đới chú trọng đến quản lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo
tồn động vật hoang dã, lâm nghiệp xã hội và lâm nghiệp cộng đồng. Tuy nhiên hiện
nay, một số nước đang quan tâm đến chính sách phát triển rừng trồng thương mại và
phát triển công nghệ chế biến gỗ dựa vào rừng trồng.
1.1.5. Động lực phát triển rừng trồng
Một vài nước nhiệt đới như Brasil và Malaysia, trong quá khứ đã phát triển
rừng trồng mạnh mẽ, và bây giờ công nghệ chế biến gỗ dựa vào rừng trồng rất mạnh
và có thế đứng vững chắc thị trường gỗ nội địa cũng như quốc tế, động lực này thúc
đẩy xã hội phát triển như tạo công ăn việc làm, giảm áp lực vào môi trường và tài

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


6

nguyên thiên nhiên và đây là phương tiện tăng cường kinh tế của những bên liên quan
đặc biệt những cộng đồng địa phương.
1.2. Trong nước
Theo Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 của Thủ tướng Chính
phủ đã phê duyệt Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp giai đoạn 2006 - 2020, có một
Chương trình ưu tiên phát triển được đặt lên hàng đầu là “Chương trình quản lý và

phát triển rừng bền vững” với mục tiêu “đến năm 2020 thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát
triển và sử dụng bền vững 16,24 triệu ha đất quy hoạch cho Lâm nghiệp...” [3]. Riêng
mục tiêu cấp chứng chỉ rừng theo tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững của Hội đồng
quản lý rừng (FSC) là 30% diện tích rừng sản xuất tương đương với trên 1,86 triệu ha.
Theo các tài liệu đã có được, năm 1943, Việt Nam có 14,3 triệu ha rừng, độ che
phủ là 43%, đến năm 1990 chỉ còn 9,18 triệu ha, độ che phủ rừng 27,2%; thời kỳ
1980-1990, bình quân mỗi năm hơn 100 nghìn ha rừng đã bị mất. Nhưng từ 1990 trở
lại đây, diện tích rừng đã tăng liên tục nhờ trồng rừng và phục hồi rừng tự nhiên (trừ
vùng Tây Ngun và Đơng Nam Bộ diện tích rừng vẫn có chiều hướng giảm). Theo
cơng bố tại Quyết định số 3322/QĐ-BNN-TCLN ngày 28 tháng 7 năm 2014, tính đến
ngày 31 tháng 12 năm 2013, diện tích rừng tồn quốc là 13.954.454 ha (độ che phủ
rừng 41%), trong đó 10.398.160 ha rừng tự nhiên và 3.556.294 ha rừng trồng.
Trên phạm vi toàn quốc, nước ta đã vượt qua được thời kỳ suy thối diện tích
rừng. Diện tích rừng tăng từ 9,3 triệu ha năm 1995 lên 11,31 triệu ha năm 2000 và
12,61 triệu ha năm 2005 (bình quân tăng khoảng 0,3 triệu ha/năm). Diện tích rừng
trồng mới tăng từ 50.000 ha/năm lên 200.000 ha/năm, diện tích rừng tự nhiên được
khoanh nuôi bảo vệ phục hồi nhanh đã làm tăng đáng kể năng lực phòng hộ và bảo tồn
đa dạng sinh học của rừng. Sản lượng khai thác gỗ rừng trồng tăng khoảng 2.000.000
m3/năm, cung cấp một phần nguyên liệu cho công nghiệp giấy, mỏ, dăm gỗ xuất khẩu
và củi đun, góp phần giảm sức ép vào rừng tự nhiên.
Nhà nước quan tâm hơn đến việc bảo vệ và phát triển rừng, đã có những chính
sách và chương trình mục tiêu đầu tư lớn như chính sách giao đất giao rừng, Chương
trình 327, 661, dự án trồng mới 5 triệu ha rừng... Nhận thức của xã hội, của các tầng
lớp nhân dân và chính quyền các cấp về bảo vệ và phát triển rừng được nâng lên.
Mục tiêu của Chiến lược lâm nghiệp là:
- Quản lý bền vững và có hiệu quả 8,4 triệu ha rừng sản xuất, trong đó 4,15
triệu ha rừng trồng, bao gồm rừng nguyên liệu công nghiệp tập trung, lâm sản ngoài
gỗ... và 3,63 triệu ha rừng sản xuất là rừng tự nhiên. Diện tích phục hồi rừng tự nhiên
và nông lâm kết hợp là 0,62 triệu ha. Phấn đấu ít nhất có được 30% diện tích rừng sản


PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


7

xuất có chứng chỉ rừng (là diện tích được đánh giá và cấp giấy xác nhận đạt tiêu chuẩn
quản lý rừng bền vững).
Quy hoạch hợp lý, quản lý và sử dụng có hiệu quả hệ thống rừng phịng hộ
khoảng 5,68 triệu ha và rừng đặc dụng 2,16 triệu ha.
- Trồng rừng mới 1,0 triệu ha đến năm 2010 và 1,5 triệu ha cho giai đoạn sau.
Trồng lại rừng sau khai thác 0,3 triệu ha/năm;
Định hướng:
+ Tổng diện tích rừng sản xuất được quy hoạch là 8,4 triệu ha, trong đó có 3,63
triệu ha rừng tự nhiên và 4,15 triệu ha rừng trồng; chú trọng xây dựng các vùng rừng
nguyên liệu công nghiệp tập trung; quản lý sử dụng bền vững theo hướng đa mục đích.
Diện tích đất quy hoạch cho phát triển rừng sản xuất còn lại 0,62 triệu ha rừng tự nhiên
nghèo kiệt được sử dụng để phục hồi rừng và sản xuất nông lâm kết hợp.
1.3. Trồng rừng thương mại tiểu điền của Dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp
Dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp (FSDP) đang hỗ trợ các hộ gia đình phát
triển rừng trồng thương mại đem lại thu nhập và tạo việc làm tại những khu vực nông
thôn [7]. Dự án được thực hiện từ năm 2005 đến tháng 3 năm 2015 tại các tỉnh Thừa
Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định, và đến năm 2012 mở rộng thêm
hai tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa. Dự án cung cấp cho người nơng dân tài chính lãi suất
thấp thơng qua Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam (VBSP) và hỗ trợ giao đất
nhằm khuyến khích đầu tư lâu dài. Để nâng cao hiệu quả kinh tế và sự bền vững của
rừng trồng, nông dân được cung cấp hỗ trợ kỹ thuật tại các khâu quy hoạch sử dụng
đất, thiết kế trồng rừng, phát triển vườn ươm, tăng cường năng lực và dịch vụ khuyến
lâm trong các khía cạnh quan trọng trong thiết lập, chăm sóc và quản lý rừng trồng.
Những lợi ích quan trọng dự kiến của dự án bao gồm:
1) Đảm bảo quyền sở hữu đất thông qua việc các hộ dân tham gia được cấp giấy

chứng nhận quyền sử dụng đất;
2) Có thêm thu nhập từ việc bán gỗ và trồng xen cây nông sản;
3) Tăng nguồn cung ứng gỗ sử dụng nội địa, thương mại và công nghiệp;
4) Tạo thêm việc làm thông qua các hoạt động dọn thực bì và chuẩn bị đất,
trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng trồng, thu hoạch và tiếp thị sản phẩm;
5) Cải thiện tính đa dạng sinh học thơng qua trồng thêm các lồi cây bản địa và
tạo vùng đệm cho sơng suối, hồ trữ nước và các dòng chảy khác;
6) Hấp thụ các bon của các rừng trồng cây mọc nhanh khoảng 78 tấn/ha trong
6-7 năm;

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


8

7) Thêm những lợi ích về mặt mơi trường như giảm xói mịn đất và bảo vệ dịng
chảy.
Cho đến hết tháng 3 năm 2015 Dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp đã trồng
được 76.571 ha rừng với 43.743 hộ tham gia với cây mọc nhanh chu kỳ ngắn và dài
cung cấp gỗ nguyên liệu bột giấy và ván dăm, trong đó tỉnh Bình Định trồng được
18.301,09 ha chiếm gần 24% của dự án.
1.4. Diện tích rừng trồng thương mại chu kỳ ngắn tại tỉnh Bình Định
Tại Bình Định có 8 huyện và 38 xã tham gia dự án, đến hết năm 2014 có 10.507
hộ tham gia trồng được 18.301,09 ha rừng nguyên liệu. Trong đó, huyện Phù Cát và
Vân Canh có diện tích rừng trồng cao nhất, hơn 4.000 ha, do quỹ đất của rừng sản xuất
được quy hoạch tương đối lớn hơn các huyện khác và điều kiện lập địa phù hợp với
yêu cầu của dự án. Trong đó rừng trồng của huyện Phù Cát được chọn thí điểm cấp
chứng chỉ quản lý rừng trồng bền vững, và hai xã Cát Lâm và Cát Hiệp tự nguyện
tham gia cấp chứng chỉ rừng ngay từ những năm đầu tiên của dự án khi khởi động hợp
phần phát triển thể chế của Dự án Phát triển ngành lâm nghiệp [14].

Bảng 1.4. Tổng hợp kết quả trồng rừng dự án tỉnh Bình Định từ 2005 - 2015
Trồng rừng
Địa điểm
Số thứ tự
Tỉnh Bình Định

Diện tích (ha)

Hộ

18.301,09

10.507

1

Thị xã An Nhơn

1.399,02

635

2

Huyện Tuy Phước

1.223,44

599


3

Huyện Tây Sơn

3.203,98

1.810

4

Huyện Phù Mỹ

1.779,35

1.459

5

Huyện Vân Canh

4.119,98

1.704

6

Huyện Phù Cát

4.171,80


2.809

7

Thành phố Quy Nhơn

1.349,82

556

8

Huyện Hoài Ân

1.053,70

935
(Nguồn: FSDP, 2015)

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


9

1.5. Diện tích rừng trồng thương mại chu kỳ ngắn tại huyện Phù Cát
Quy hoạch tổng thể diện tích có khả năng phát triển rừng trồng dự án FSDP của
tỉnh Bình Định là 29.738,57 ha. Trong đó, huyện Phù Cát diện tích đất rừng được quy
hoạch tham gia dự án là 5.634,4 ha (khoảng 20% tồn tỉnh); diện tích rừng trồng của
dự án được thực hiện từ năm 2005 đến hết 2014 là 4.171,8 ha đạt 70% qua sàng lọc kỹ
thuật và mơi trường của dự án, trong đó có 283,61 ha rừng trồng được cấp chứng chỉ

rừng mang nhãn của FSC, chiếm 7% diện tích rừng trồng dự án của huyện [15].
Bảng 1.5. Tổng hợp kết quả trồng rừng dự án tại huyện Phù Cát từ 2005 - 2015


Tổng diện tích (ha)

Số hộ tham gia

Tổng cộng

4.171,80

2.809

Số thứ tự

1

Cát Tài

138,66

126

2

Cát Sơn

343,62


329

3

Cát Lâm

861,75

615

4

Cát Hiệp

890,42

666

5

Cát Hanh

152,30

99

6

Cát Trinh


49,79

41

7

Cát Nhơn

604,59

172

8

Cát Hưng

215,91

207

9

Cát Tường

86,19

50

10


Cát Khánh

450,38

294

11

Cát Thành

378,19

210
(Nguồn: FSDP, 2015)

1.6. Diện tích rừng trồng thương mại hai xã Cát Lâm và Cát Hiệp
Tổng số diện tích rừng trồng của dự án tại huyện Phù Cát là 4.171,8 ha với
2.809 hộ tham gia. Trong đó, hai xã được chọn thí điểm tham gia cấp chứng chỉ rừng
là Cát Lâm và Cát Hiệp có diện tích rừng trồng 1.752,17 ha với 1.281 hộ tham gia (xã
Cát Lâm trồng được 861,75 ha với 615 hộ tham gia và xã Cát Hiệp trồng được 890,42
ha với 666 hộ tham gia); trong đó có 178 hộ với 283,61 ha rừng được cấp chứng chỉ

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


10

rừng FSC trong khn khổ rừng có diện tích nhỏ và mức độ quản lý rừng thấp, thuộc
rừng trồng từ năm 2005 đến năm 2010 và có khả năng được kết nạp thêm số hộ và
diện tích rừng trồng của các năm kế tiếp trong các đợt kiểm tra định kỳ hằng năm của

tổ chức FSC chỉ định.
Bảng 1.6. Diện tích rừng trồng tại hai xã Cát Lâm và Cát Hiệp từ năm 2005 - 2015
Cát Hiệp

Cát Lâm
Năm
Diện tích (ha)

Có FSC (ha)

Diện tích (ha)

Có FSC (ha)

2005

140,90

3,79

72,30

0,20

2006

58,04

5,61


81,32

0,62

2007

175,47

50,86

165,68

52,31

2008

143,79

40,17

139,02

52,87

2009

61,34

8,16


75,44

15,39

2010

83,03

14,50

140,60

39,13

2011

53,38

68,95

2012

56,72

22,14

2013

42,48


67,30

2014

44,60

57,67

Cộng

861,75

123,09

890,42

160,52
(Nguồn: FSDP, 2015)

1.7. Đánh giá rừng trồng cung cấp gỗ nguyên liệu bột giấy và ván dăm
Cho đến nay một số chương trình nghiên cứu tập trung vào đánh giá sinh
trưởng của rừng trồng nguyên liệu, trong đó:
1.7.1. Kết quả sinh trưởng của keo lai ở Bầu Bàng (Bình Dương)
Rừng được trồng tháng 7 năm 1998, kết quả đo đếm tháng 12 năm 1998 và
tháng 10 năm 2000 cho thấy sau 5 tháng ở các khu trồng rừng thâm canh có đường
kính bình qn là 2,49 cm, và chiều cao bình quân là 2,3 m. Sinh trưởng bình quân của

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma



11

các loài cây hiện nay thường đạt 2 cm về đường kính và 2 m về chiều cao, thì với
lượng tăng trưởng như vậy là khá cao.
Số liệu thu được sau 21 tháng tuổi cũng cho kết quả tương tự như vậy, đạt 9,05
cm về đường kính và 10,8 m về chiều cao. Nếu tính trữ lượng trên 1 ha thì sau 27
tháng tuổi đạt 53,78 m3. Từ đó ta có năng suất bình qn cho 1 ha trên 1 năm là 23,9
m3/ha/năm.
1.7.2. Kết quả sinh trưởng bạch đàn và keo lai ở Pleiku (Gia Lai)
Kết quả điều tra cho thấy nhìn chung sinh trưởng của bạch đàn và keo lai ở đây
chậm. Với keo lai sau 16 tháng chỉ đạt 3,77 cm về đường kính và 2,51 m về chiều cao.
Với bạch đàn trị số về đường kính đạt 3,99 cm, về chiều cao đạt 2,63 m.
1.7.3. Sinh trưởng của keo lai và các loại cây trồng khác
Trần Thanh Cao, Hoàng Liên Sơn thực hiện đề tài nghiên cứu Thực trạng rừng
trồng sản xuất ở Việt Nam (2014) [18] tại vùng Đơng Nam Bộ (Bình Phước, Đồng
Nai); vùng Tây Nguyên (Gia Lai, Lâm Đồng); vùng Duyên hải Miền Trung (Bình
Định, Quảng Trị); vùng Đơng Bắc (Lạng Sơn, Quảng Ninh) và tỉnh Phú Thọ. Với loài
cây lựa chọn nghiên cứu: keo lai, keo tai tượng, bạch đàn, thông 3 lá, tác giả cho rằng:
Rừng trồng ở 4 vùng nghiên cứu đều có một điểm chung là sinh trưởng nhanh
đối với rừng dưới 4 tuổi. Phần lớn rừng đến tuổi khai thác đều có năng suất khơng cao.
Ngun nhân là do áp dụng kỹ thuật trồng rừng khác nhau. Điều này có thể lý giải là
do những năm gần đây các địa phương đều có các dự án hỗ trợ trồng rừng từ các tổ
chức trong và ngoài nước. Các dự án triển khai nhiều công tác khuyến lâm và tăng
cường kiểm sốt kỹ thuật, đặc biệt là nguồn giống (Ví dụ: Dự án Flitch, dự án WB3,
dự án KfW6, dự án 661…).
Keo lai 4 tuổi Xuân Lộc - Đồng Nai đạt trữ lượng gần 100 m3/ha. Keo lai của
Công ty Hải Vương - Bình Phước 2 tuổi trữ lượng đạt 46 m3/ha. Bạch đàn mô U6 3
tuổi ở An Khê - Gia Lai đạt trữ lượng gần 50 m3/ha. Keo tai tượng ở Tam Thanh, Phú
Thọ 3 tuổi trữ lượng đạt gần 60 m3/ha. Keo tai tượng ở Hữu Lũng - Lạng Sơn cũng
cho kết quả tượng tự Phú Thọ.

Keo lai ở Xuân Lộc - Đồng Nai khai thác năm 2010 đạt 80 m3/ha. Bạch đàn U6
ở An Khê và Mang Yang - Gia Lai khai thác năm 2009 đạt bình quân 63 m3/ha. Bạch
đàn ở Tam Thanh, Phú Thọ khai thác năm 2009 đạt từ 50 - 80 m3/ha. Bạch đàn ở Phù
Cát - Bình Định khai thác năm 2009 đạt bình qn 50 tấn/ha (tương đương 72 m3/ha).
Thơng 3 lá ở Bảo Lộc khai thác năm 2009 đạt bình quân 220 m3/ha (chu kỳ 25 năm).

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


12

1.7.4. Đánh giá hiệu quả rừng trồng keo lai tại một số vùng sinh thái
Trần Duy Rương (2013) [19] khi đánh giá hiệu quả kinh tế của rừng trồng keo
lai giống quốc gia, tập trung vào giống BV10 (hạt và giâm hom):
Về sinh trưởng của cây với chu kỳ 7 năm và mật độ từ 1100 cây/ha đến 2000
cây/ha, năng suất bình quân khá biến động tùy theo vùng sinh thái từ 11 m3/ha/năm
đến 23 m3/ha/năm.
Khi đánh giá về tác động môi trường, nghiên cứu cho thấy trên vùng đất dốc
giảm độ xói mịn, cố định đạm cải tạo đất; về hiệu quả kinh tế người dân trồng rừng
cho hay đều có lãi, bình qn 24 triệu/ha.
Có 66 - 100% người dân trồng rừng được phỏng vấn cho hay, khi tiếp nhận kỹ
thuật trồng rừng cây keo lai thì kinh nghiệm có nâng cao.
1.7.5. Đánh giá sinh trưởng keo lai tại tỉnh ĐăkLăk và ĐăkNông
Theo Đặng Văn Dung, keo lai trồng thuần lồi tại khu vực xã Cư K’Róa, huyện
M’Đrăk, tỉnh Đăk Lăk; xã Đăk Rồ, huyện KRông Nô, xã Quảng Khê, huyện Đăk
Glong, tỉnh Đăk Nơng có khả năng sinh trưởng rất nhanh, lượng tăng trưởng bình quân
năm đạt 21,39 - 30,77 m3/ha/năm [5].
- Chiều cao vút ngọn của keo lai BV10 sau 6 năm trồng trên đất Feralit nâu đỏ
phát triển trên đá mẹ Bazan ở Đăk Rồ là 17,9 m, trên đất Feralit nâu vàng phát triển
trên phiến thạch sét ở Cư K’Roá là 17,15 m và ở Quảng Khê là 16,74 m.

- Đường kính ngang ngực của keo lai BV10 sau 6 năm trên đất Feralit nâu đỏ
phát triển trên đá mẹ Bazan ở Đăk Rồ là 12,92 cm, hay 1,3 m trên đất Feralit nâu vàng
phát triển trên phiến thạch sét ở Cư K’Roá là 11,98 cm và ở Quảng Khê là 12,09 cm.
- Trữ lượng trung bình của dịng keo lai BV10 6 năm tuổi tại Đăk Rồ là 84,66
m /ha, ở Cư K’Roá là 166,82 m3/ha và Quảng Khê là 128,36 m3/ha.
3

- Tỷ lệ cây tốt khu vực Cư K’Roá là 33,46%; trung bình là 33,08%; cây xấu là
33,46%. Khu vực Đăk Rồ cây tốt chiếm tỷ lệ 34,39%; trung bình 32,48%; cây xấu
33,12%. Khu vực Quảng Khê cây tốt chiếm tỷ lệ 31,33%; trung bình 36,34%; cây xấu
là 32,33%.
1.8. Đánh giá nội bộ rừng trồng của dự án
Đối với Dự án Phát triển ngành lâm nghiệp [9], giám sát và đánh giá rừng trồng
là việc làm thường xuyên và là một hợp phần quan trọng của dự án trong đó đề cập
đến tiến độ, chất lượng rừng trồng và sinh trưởng rừng trồng, có báo cáo hàng tháng,
hàng quý và hàng năm của các đơn vị quản lý dự án, trong đó có đề cập đến tn thủ
các tiêu chí về bảo vệ mơi trường có liên quan đến các hoạt động trồng rừng và quản

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


13

lý rừng thân thiện với mơi trường, q trình sinh trưởng của rừng trồng cũng được
giám sát và đánh giá chặt chẽ.
Mục đích chính của việc đánh giá nội bộ là để tìm hiểu làm thế nào những khu
đất đã được trồng thí điểm có đáp ứng được các tiêu chuẩn chứng nhận và những thiếu
sót chủ yếu vẫn cần phải được giải quyết trước khi thuê cơ quan chứng nhận thực hiện
việc đánh giá FSC [8].
Mục đích thứ hai của việc đánh giá nội bộ là để thu thập thông tin về hiệu suất

chung của việc trồng rừng bằng cách đo sự tăng trưởng và năng suất rừng trồng được
chọn ngẫu nhiên. Thông tin này đã được sử dụng để đánh giá tính khả thi kinh tế của
việc trồng rừng.
Kết quả tìm thấy đã chỉ ra rằng tốc độ tăng trưởng của trồng rừng nói chung là
tốt và cây khỏe mạnh. Các lô rừng chủ yếu là độc canh keo lai, keo tai tượng hoặc
bạch đàn. Các lô rừng bạch đàn khá ngoại lệ và rất ít lơ rừng trồng cây bản địa. Khơng
có sự đa dạng về cấu trúc trong các lơ rừng, bởi vì rừng trồng được thành lập trong các
đơn vị diện tích nhỏ của các nơng dân khác nhau. Một số lồi cây bản địa được tái sinh
dưới tán cây keo, đặc biệt là ở các sườn đồi và người dân thường quan tâm để bảo tồn
chúng.
Tổng số 48 hộ nông dân trồng cây keo lai đã được kiểm kê tại tỉnh Bình Định
có độ tuổi của các cây trồng dao động từ 23 - 60 tháng trồng trên diện tích có cấp đất II
là 60% và trên cấp đất III là 33%. Cả hai loại hai cấp đất được chấp nhận tại Bình
Định.
Dự đốn sản lượng với chu kỳ 7 năm rừng trồng tiểu điền trên cấp đất I là 240
m /ha, trong khi sản lượng dự đoán thấp nhất trên cấp đất IV với chu kỳ 5 năm là 53
m3/ha.
3

Dự đoán Thu nhập, Giá trị hiện tại rịng (NPV) và Tỷ suất hồn vốn nội bộ
(IRR) được tính tốn đến với chu kỳ 5, 6 và 7 năm trên các cấp đất cho thấy có sự
khác biệt đáng kể. Dự đốn thu nhập biến động từ 24 triệu đến 140 triệu đồng, giá trị
hiện tại ròng dao động từ 9 triệu đồng đến 52 triệu đồng và giá trị IRR khác nhau giữa
-5% đến 42%. IRR cao nhất được phát hiện trên cấp đất cấp I, với thời gian 6 năm.
Đánh giá cho thấy rằng tất cả các rừng trồng tiểu điền trên các cấp đất I, II và
III có tính kinh tế khả thi cao, trong khi rừng trồng trên cấp đất IV được coi là nỗ lực
phục hồi đất chứ không phải trồng thương mại.
Việc chuẩn bị đất trồng rừng đã được thực hiện bằng thủ cơng khoảng 90% trên
diện tích rừng trồng được khảo sát.


PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


14

Xói mịn được coi là khơng tồn tại trong gần 90% diện tích rừng khảo sát. Cây
trồng hỗn giao cũng được tìm thấy tại Phù Cát. Dưa hấu và khoai mì được trồng xen
trong năm đầu trồng rừng.
1.9. Thảo luận
Các nghiên cứu sinh trưởng keo lai ở Bầu Bàng và Gia Lai và 4 vùng nghiên
cứu Đông Bắc Bộ, Miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, Đăk Lăk và Đăk Nông
chỉ cho thấy mức độ sinh trưởng qua các chỉ tiêu sinh trưởng, về khía cạnh tác động
mơi trường của rừng trồng cho thấy giảm độ xói mịn cũng như cải thiện đất do keo lai
là cây có khả năng cố định đạm, trồng rừng có lãi, tạo cơng ăn việc làm và tác động
đến nhận thức của người dân về khía cạnh kỹ thuật, nhưng các nghiên cứu chưa đề cập
đến khía cạnh tn thủ bảo vệ mơi trường của người dân cũng như tính tham gia của
các bên liên quan trong quá trình tạo rừng và quản lý rừng trồng.
Trong các đợt đánh giá nội bộ của Dự án Phát triển ngành lâm nghiệp, cho thấy
gần 75% hộ gia đình tuân thủ các nguyên tắc và tiêu chí của FSC trong khn khổ
SLIMF (tính bền vững trong quản lý rừng trồng xét các khía cạnh mơi trường, kinh tế,
xã hội ). Qua phỏng vấn các bên liên quan, quan sát hiện trường đã phát hiện những sai
sót trong q trình quản lý rừng trồng nhằm mục đích khuyến cáo hộ nơng dân tìm
biện pháp khắc phục những sai sót, có nghĩa các hộ nơng dân tham gia trồng rừng tiểu
điền thương mại của Dự án Phát triển ngành lâm nghiệp đã thích ứng được quản lý
rừng trồng bền vững (tuân thủ các nguyên tắc và tiêu chí của FSC trong khuôn khổ
SLIMF) chứ chưa đi sâu phân tích tính thân thiện với mơi trường trong q trình tạo
rừng từ chuẩn bị (quy hoạch cảnh quan, thiết kế lô trồng rừng), hay thực hiện tuần tự
các khâu kỹ thuật tạo rừng và quản lý rừng trồng của nông hộ cũng như của nhóm hộ
(FFG).
Đặc biệt nhiệm vụ của đánh giá nội bộ chỉ dừng lại việc quản lý rừng trồng bền

vững của nông hộ trong khuôn khổ tuân thủ nguyên tắc và tiêu chí của FSC. Các
nghiên cứu về rừng trồng keo lai chú trọng đến thích nghi của các loài keo lai (giống
quốc gia) với các điều kiện lập địa khác nhau, hay trong những vùng sinh thái khác
nhau với mục đích sản xuất gỗ nguyên liệu của ván dăm và bột giấy, các nghiên cứu
cũng đề cập đến tác động (hiệu quả) của rừng trồng cây keo lai có chu kỳ ngắn (5-7
năm) đến mơi trường, kinh tế và xã hội.
Những nghiên cứu trên chưa phân tích các lực tác động từ bên ngồi và tính tự
giác từ bên trong (động lực nội tại) thúc đẩy nơng hộ thích ứng được với các ngun
tắc và tiêu chí của quản lý rừng trồng bền vững (trong khn khổ quy mô rừng nhỏ và
mức quản lý thấp), cũng như chưa phân tích và đánh giá mức độ tham gia của các bên
liên quan trong tiến trình tạo rừng và quản lý rừng (động lực thúc đẩy bên ngoài), đặc
biệt là mức độ tham gia của nông hộ trong lập kế hoạch, giám sát và đánh giá cũng

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


×