Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường: Đánh giá thực trạng và ảnh hưởng của manh mún đất đai đến hiệu quả sử dụng đất sản xuất lúa tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 82 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài: “Đánh giá thực trạng và ảnh hưởng của manh mún đất
đai đến hiệu quả sử dụng đất sản xuất lúa tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam” là
cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn; các số liệu, tài liệu nêu trong luận văn đều được được thu thập, điều tra,
khảo sát thực tế một cách trung thực, đánh giá đúng thực trạng của địa phương nơi
nghiên cứu, mọi thơng tin tham khảo, trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ
nguồn gốc; kết quả nghiên cứu trong luận văn này chưa được công bố trong bất kỳ
cơng trình nào khác.
Huế, ngày 9 tháng 4 năm 2016
Tác giả luận văn

Võ Thị Ngân Tranh

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, nhờ nhận được sự quan tâm, giúp đỡ
của nhiều cá nhân và tập thể nên tơi đã có nhiều điều kiện thuận lợi để hoàn thành luận
văn Thạc sĩ này.
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cám ơn TS. Nguyễn Hữu Ngữ, giảng viên
Trường Đại học Nông Lâm Huế, người hướng dẫn khoa học, thầy đã nhiệt tình hướng
dẫn tơi trong suốt q trình hồn thiện luận văn.
Tơi xin cám ơn sự góp ý chân thành của quý Thầy, Cô giáo trong Ban giám hiệu
Nhà trường, Khoa Tài nguyên đất và Mơi trường Nơng nghiệp, Phịng Đào tạo Sau đại
học - Trường Đại học Nông Lâm Huế, xin gửi tới Q thầy, cơ lịng biết ơn chân thành


và tình cảm quý mến nhất.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến hai bạn Trần Đức Linh và Lê Thị
Kiều Trinh đã giúp đỡ tơi trong q trình điều tra, thu thập số liệu, xin cảm ơn các
nông hộ đã hợp tác, cung cấp thông tin điều tra. Xin chân thành cảm ơn đến các tập thể
và cá nhân tại Ủy ban nhân dân phường Điện An, Ủy ban nhân dân phường Điện Nam
Trung, phòng Thống kê, phòng Tài ngun và Mơi trường, phịng Nơng nghiệp và
phát triển nông thôn thị xã Điện Bàn đã cung cấp những số liệu, tài liệu cần thiết cho
việc thực hiện đề tài này.
Cuối cùng, tôi bày tỏ lời cảm ơn đến ba mẹ cùng những người thân, bạn bè và
đồng nghiệp đã động viên, hỗ trợ và tạo điều kiện để cho tơi hồn thành chương trình
học này.
Kính mong q thầy giáo, cơ giáo đóng góp ý kiến để đề tài này được hoàn
thiện hơn.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


iii

TÓM TẮT
Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu chung của nghiên cứu này là khảo sát mức độ manh mún đất đai và
những ảnh hưởng của manh mún đất đai đến hiệu quả sử dụng đất sản xuất lúa tại thị xã
Điện Bàn.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này sử dụng số liệu từ cuộc khảo sát các hộ có tham gia sản xuất lúa
năm 2015 tại hai phường thuộc vùng đồng bằng của thị xã Điện Bàn là phường Điện
An và phường Điện Nam Trung; căn cứ vào số hộ đã được dồn điền đổi thửa tại
phường Điện An và số hộ sản xuất lúa phường Điện Nam Trung năm 2015, tính tốn
được số hộ cần điều tra tại phường Điện An là 70 và tại phường Điện Nam Trung là

121 hộ. Nội dung phỏng vấn tập trung các thông tin liên quan đến manh mún đất đai
(quy mô đất trồng lúa, số thửa, diện tích mỗi thửa), ngồi ra các thơng tin về chi phí
(giống, phân bón, cơng lao động) và kết quả sản xuất (sản lượng lúa) của từng hộ cũng
được thu thập một cách chi tiết.
Để đánh giá ảnh hưởng của manh mún đất đai đến chi phí và kết quả sản xuất của
các hộ trồng lúa, nghiên cứu này phân tích hệ số tương quan giữa các chỉ số đo lường
mức độ manh mún đất đai với các chỉ tiêu về chi phí (phân bón, cơng lao động, lượng
giống sử dụng) và chỉ tiêu về năng suất lúa/sào. Giá trị của các hệ số tương quan sẽ
phản chiếu sự ảnh hưởng của manh mún đất đai đối với sản xuất lúa. Ngoài ra nghiên
cứu cũng tiến hành kiểm định so sánh trung bình các chi phí và năng suất lúa giữa hai
mẫu điều tra để xem xét có sự sai khác hay khơng về chi phí và năng suất giữa hai
tổng thể có mức độ manh mún đất đai khác nhau.
Việc xử lý số liệu và phân tích hệ số tương quan và kiểm định giả thuyết thống
kê sẽ được thực hiện trên phần mềm Excel thông qua việc sử dụng bộ công cụ Data
Analysis và các hàm thống kê phân tích dữ liệu.
Luận văn này cịn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác như: điều tra,
thu thập số liệu, tài liệu; phương pháp chuyên gia, phương pháp bảng đồ, biểu đồ.
Kết quả nghiên cứu
Tổng diện tích gieo trồng lúa tồn thị xã năm 2015 là 11.412,8 ha với năng xuất
lúa trung bình 59,65 tạ/ha. Là địa phương có nhiều điều kiện thuận lợi trong sản xuất
lúa, diện tích gieo trồng lúa phường Điện An khá lớn 1.136,9 ha chiếm 9,96 % diện
tích gieo trồng toàn thị xã và cao hơn rất nhiều so với phường Điện Nam Trung (chỉ
chiếm 2,53 %). Với lợi thế về quy mô đất đai, sản lượng và năng suất lúa của phường
Điện An đều vượt trung bình chung tồn thị xã, năng suất trung bình tại Điện An năm
2015 là 60,8 tạ/ha, trong khi mức chung toàn thị xã là 59,65 tạ/ha và Điện Nam Trung
là 55,5 tạ/ha. Điều này cho thấy có sự khác biệt đáng kể về sản xuất lúa tại hai phường
nghiên cứu.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma



iv

Số liệu điều tra cho thấy rằng, trung bình tại phường Điện Nam Trung mỗi hộ có
2,5 thửa ruộng, diện tích thửa lớn nhất là 1.630 m2, diện tích thửa bé nhất là 199 m2;
tại Điện An, sau dồn điền đổi thửa mỗi hộ cịn 1 thửa ruộng, thửa có diện tích bé nhất
là 416 m2 và thửa lớn nhất là 1.774 m2. Chỉ số Simpson tại Điện Nam Trung là 0,47
thể hiện sự manh mún đất đai ở mức độ vừa phải, một số hộ chỉ có một mảnh ruộng –
chỉ số Simpson bằng 0, tuy nhiên cũng có nhiều hộ có đến 4 hoặc 5 mảnh ruộng và chỉ
số Simpson lớn hơn 0,7. Phường Điện An, công tác dồn điền đổi thửa đã khắc phục sự
manh mún ruộng đất, sau dồn điền đổi thửa mỗi hộ chỉ có một thửa ruộng, ruộng đất
được tích tụ hồn tồn và chỉ số Simpson bằng 0.
Phân tích mối tương quan giữa chi phí sản xuất với các thước đo sự manh mún
tại phường Điện Nam Trung cho thấy: các yếu tố chi phí (lượng giống, lượng phân
bón, số cơng lao động) có mối tương quan thuận với các chỉ tiêu đo sự manh mún đất
đai (hệ số Simpson và số thửa) điều này cho thấy ruộng đất càng manh mún, chi phí
càng tăng; tại Điện An, sau dồn điền đổi thửa, mỗi hộ chỉ còn một thửa ruộng nên chỉ
số Simpson và số thửa tại các hộ bằng nhau, không phân tích mối tương quan này. Kết
quả phân tích tương quan giữa chi phí sản xuất và tổng diện tích đất tại cả hai phường
cho thấy chi phí sản xuất có mối tương quan thuận chặt chẽ với tổng diện tích đất vì
diện tích đất càng tăng, chi phí phải bỏ ra càng nhiều.
Kết quả phân tích tại phường Điện Nam Trung cũng cho thấy năng suất lúa có
mối tương quan nghịch so với chỉ số Simpson và số thửa, chỉ số tương quan giữa hai
vụ là khác nhau cho thấy mối tương quan nghịch này khơng q chặt chẽ vì năng suất
lúa chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố.
Kiểm định so sánh các yếu tố chi phí trung bình tại hai phường đều cho kết quả
là có sự khác biệt và các chi phí sản xuất (lượng giống, phân bón, công lao động) tại
phường Điện Nam Trung cao hơn phường Điện An trong khi năng suất lúa tại phường
Điện An lại cao hơn phường Điện Nam Trung. Điều này chứng tỏ đất đai manh mún
làm tăng chi phí sản xuất, giảm hiệu quả sử dụng đất.


PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH ẢNH ..............................................................................................ix
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Đặt vấn đề ....................................................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài ......................................................................................................2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .....................................................................................2
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ..................................................................3
1.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu .................................................................3
1.1.1. Lý thuyết về manh mún đất đai .............................................................................3
1.1.2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động sản xuất lúa .............................5
1.1.3. Một số định nghĩa thống kê và xử lý thống kê bằng phần mềm Excel .................6
1.2. Cơ sở thực tiễn của các vấn đề nghiên cứu .............................................................. 9
1.2.1. Tổng quan về Chính sách quản lý và sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam trong
bối cảnh lịch sử phát triển................................................................................................ 9
1.2.2. Manh mún đất đai và bài học tại một số quốc gia trên thế giới ..........................13
1.2.3. Manh mún đất đai ở Việt Nam ............................................................................16
1.3. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài .....................................................19
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ..................................................................................................... 22

2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................. 22
2.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 22
2.2.1. Phạm vi không gian ............................................................................................. 22
2.2.2. Phạm vi thời gian .................................................................................................22
2.3. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 22
2.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................23

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


vi

2.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu ...................................................23
2.4.2. Phương pháp thống kê, xử lý, kiểm định và phân tích số liệu ............................ 24
2.4.3. Phương pháp chuyên gia .....................................................................................24
2.4.4. Phương pháp bản đồ, biểu đồ ..............................................................................24
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................25
3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu ..................25
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................... 25
3.1.2. Hiện trạng kinh tế - xã hội ...................................................................................28
3.2. Hiện trạng sử dụng đất và tình hình sản xuất lúa tại thị xã Điện Bàn ....................35
3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất nơng nghiệp tại thị xã Điện Bàn ....................................35
3.2.2. Tình hình sản xuất lúa của thị xã Điện Bàn ........................................................36
3.3. Thực trạng manh mún đất đai tại địa bàn nghiên cứu ............................................40
3.3.1. Thông tin cơ bản về các hộ được điều tra ...........................................................40
3.3.2. Tình hình sản xuất lúa của các hộ được điều tra .................................................42
3.3.3. Thực trạng manh mún đất đai tại các hộ được điều tra .......................................43
3.4. Ảnh hưởng của manh mún đất đai đến sản xuất lúa của hộ ...................................47
3.4.1. Ảnh hưởng của manh mún đất đai đến chi phí sản xuất và năng suất lúa ..........47
3.4.2. Sự khác biệt giữa chi phí sản xuất và năng suất lúa giữa hai phường .................53

3.5. Đánh giá sự ảnh hưởng của manh mún đất đai đến hiệu quả sử dụng đất sản suất
lúa tại vùng nghiên cứu .................................................................................................57
3.6. Quan điểm của người dân về manh mún đất đai và dồn điền đổi thửa ..................58
3.6.1. Ý kiến của các nông dân tại được điều tra phường Điện Nam Trung .................58
3.6.2. Ý kiến của các nông dân tại được điều tra phường Điện An .............................. 59
3.7. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản suất lúa tại thị xã
Điện Bàn ........................................................................................................................60
3.7.1. Giải pháp về giảm mức độ manh mún đất đai .....................................................60
3.7.2. Áp dụng mơ hình “3 giảm – 3 tăng” trong sản xuất lúa ......................................62
3.7.3. Giải pháp về quy hoạch và xây dựng các vùng chuyên canh .............................. 63
3.7.4. Củng cố nguồn nhân lực, phát huy sự lãnh đạo của các cơ quan, đơn vị liên quan
đến lĩnh vực nông nghiệp, đẩy mạnh công tác khuyến nông ........................................64

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


vii

3.7.5. Đẩy mạnh ứng dụng và chuyển giao khoa học - kỹ thuật ...................................65
3.7.6. Giải pháp về sản xuất lúa theo quy mơ hàng hóa ................................................65
3.7.7. Giải pháp về vốn đầu tư .......................................................................................65
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .....................................................................66
4.1. Kết luận...................................................................................................................66
4.2. Đề nghị ...................................................................................................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 68

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


viii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Lợi ích và chi phí của manh mún đất đai ........................................................3
Bảng 1.2. Thực trạng manh mún đất đai ở Việt Nam năm 2010 ..................................17
Bảng 1.3. Hiện trạng sử dụng đất bình quân mỗi người theo địa phương năm 2014 ...18
Bảng 3.1. Giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế tại thị xã Điện Bàn qua các năm .............28
Bảng 3.2. Dân số tại vùng nghiên cứu năm 2014 ..........................................................31
Bảng 3.3. Phân loại lao động theo từng ngành tại thị xã Điện Bàn năm 2014 .............32
Bảng 3.4. Phân tích lợi thế và hạn chế về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thị xã
Điện Bàn ........................................................................................................................33
Bảng 3.5. Diện tích, cơ cấu các loại đất nơng nghiệp thị xã Điện Bàn năm 2014 ........35
Bảng 3.6. Tình hình sản xuất lúa tại vùng nghiên cứu năm 2014 .................................37
Bảng 3.7. Tình hình sản xuất lúa tại vùng nghiên cứu sơ bộ năm 2015 .......................37
Bảng 3.8. Tình hình cơ bản của các nông hộ được điều tra ..........................................40
Bảng 3.9. Tình hình sản xuất lúa tại các hộ được điều tra ............................................42
Bảng 3.10. Thực trạng manh mún đất đai tại vùng nghiên cứu ....................................44
Bảng 3.11. Mối quan hệ giữa manh mún đất đai và lượng giống tại vùng nghiên cứu 47
Bảng 3.12. Mối quan hệ giữa manh mún đất đai và chi phí phân bón ..........................48
tại vùng nghiên cứu .......................................................................................................48
Bảng 3.13. Mối quan hệ giữa manh mún đất đai và công lao động tại vùng nghiên cứu ..... 50
Bảng 3.14. Mối quan hệ giữa manh mún đất đai và năng suất lúa tại vùng nghiên cứu....... 51
Bảng 3.15. Kết quả so sánh lượng giống trung bình tại hai phường nghiên cứu ..........54
Bảng 3.16. Kết quả so sánh chi phí phân bón trung bình giữa hai phường nghiên cứu ....... 54
Bảng 3.17. Kết quả so sánh số công lao động trung bình giữa hai phường nghiên cứu ....... 55
Bảng 3.18. Kết quả so sánh năng suất lúa trung bình tại hai phường nghiên cứu .......56
Bảng 3.19. Hệ số sử dụng đất tại hai vùng điều tra năm 2015 ......................................57
Bảng 3.20. Ý kiến phỏng vấn của người dân phường Điện Nam Trung.......................58
Bảng 3.21. Ý kiến phỏng vấn của người dân phường Điện An ....................................59

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma



ix

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Sử dụng Excel để phân tích sự tương quan giữa các biến .............................. 6
Hình 1.2. Sử dụng Excel để kiểm định trung bình hai mẫu với phương sai đã biết và
kích thước mẫu lớn ..........................................................................................................8
Hình 3.1. Bản đồ hành chính thị xã Điện Bàn ............................................................... 25
Hình 3.2. Biểu đồ chỉ số Simpson về manh mún ruộng đất của 121 hộ điều tra tại
phường Điện Nam Trung............................................................................................... 45
Hình 3.3. Biểu đồ số thửa ruộng của các hộ điều tra tại phường Điện Nam Trung ......45
Hình 3.4. Biểu đồ tổng khoảng cách từ nhà đến các thửa ruộng tại các hộ được điều tra
.......................................................................................................................................46

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Đất đai là yếu tố không thể thiếu trong q trình sản xuất nói chung, đặc biệt là
trong sản xuất nông nghiệp. Xuất phát điểm là một quốc gia thuần nơng, Việt Nam có
những thế mạnh về đất đai và đã tạo ra được những thành tựu nhất định trong ngành
sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, năng suất lao động của nông nghiệp Việt Nam hiện
nay còn thấp so với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới [6]. Một trong
những nguyên nhân gây ra tình trạng đó là do vấn đề manh mún đất đai trong sản xuất
nông nghiệp của Việt Nam. Hiện nay, nước ta là một trong những quốc gia có mức độ
manh mún khá đất đai cao. Việt Nam có 14,5 triệu nơng hộ với gần 70 triệu mảnh

ruộng, bình quân mỗi mảnh 300 - 400 m2, bình quân hộ có 7 - 10 mảnh. Diện tích đất
canh tác trung bình của một hộ khác nhau giữa các vùng, tuy nhiên hầu hết các hộ
nơng thơn Việt Nam có diện tích đất ít hơn 1 ha [2].
Đã có nhiều tài liệu đề cập đến những bất lợi của tình trạng manh mún đất đai.
Phân tán đất đai cản trở hiện đại hóa nơng nghiệp, giảm hiệu quả sử dụng nguồn lực
do khơng tận dụng được tính kinh tế theo quy mơ, tăng chi phí sản xuất và tiếp thị, gây
khó khăn cho nơng dân trong việc điều phối sản xuất với các mảnh ruộng nằm phân
tán, tăng chi phí xã hội trong việc thúc đẩy tập trung ruộng đất. Phân tán đất đai cịn
gây lãng phí đất cho việc làm bờ thửa, đường đi, lãng phí thời gian khi di chuyển giữa
các mảng ruộng và khó khăn khi vận chuyển sản phẩm [13].
Điện Bàn là một thị xã đồng bằng mới được thành lập theo Nghị quyết 889/NQUBTVQH13 ngày 11 tháng 3 năm 2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 13 trên
cơ sở tồn bộ 21.471 ha diện tích tự nhiên của huyện Điện Bàn. Tại đây, sản xuất lúa
là một trong những hoạt động sản xuất chủ yếu của các nông hộ và mỗi hộ được sở
hữu nhiều thửa ruộng với diện tích khác nhau nhưng nhìn chung đều bé. Điện Bàn là
một địa phương điển hình của tình trạng manh mún đất đai và đây được xem là ngun
nhân làm sản xuất nơng nghiệp trì trệ, kém phát triển. Chính vì thế những năm gần
đây, một số xã tại Điện Bàn như Điện Phước, Điện Quang, Điện Hồng, Điện An… đã
thực hiện “dồn điền, đổi thửa” để giảm tình trạng manh mún ruộng đất, thúc đẩy nơng
nghiệp phát triển.
Hiện nay, đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến vấn đề
manh mún đất đai và những tác động của mún đất đai đến sản xuất nông nghiệp tại
Việt Nam tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đánh giá, phân tích cụ thể vấn đề này tại
thị xã Điện Bàn. Để thấy được sự ảnh hưởng của tình trạng manh mún đất đai đến kết
quả sản xuất lúa tại Điện Bàn và so sánh có sự khác biệt hay khơng về kết quả sản xuất
lúa tại một số xã, phường đã thực hiện công tác “dồn điền, đổi thửa” với các xã,
phường chưa thực hiện công tác này để đưa ra những giải pháp đúng đắn về chính sách

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma



2

đất đai nhằm thúc đẩy nông nghiệp tại thị xã Điện Bàn phát triển bền vững. Xuất phát
từ những vấn đề trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng và ảnh
hưởng của manh mún đất đai đến hiệu quả sử dụng đất sản xuất lúa tại thị xã Điện
Bàn, tỉnh Quảng Nam”.
2. Mục tiêu của đề tài
* Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của nghiên cứu này là đánh giá mức độ manh mún đất đai và
những ảnh hưởng của manh mún đất đai đến sản xuất lúa tại thị xã Điện Bàn.
* Mục tiêu cụ thể
- Khảo sát mức độ manh mún đất đai tại phường Điện An (đã thực hiện dồn điền
đổi thửa) và phường Điện Nam Trung (chưa thực hiện dồn điền đổi thửa);
- Làm rõ mối quan hệ giữa manh mún đất đai với năng suất lúa và ảnh hưởng của
manh mún đến các yếu tố đầu vào trong sản xuất lúa;
- Đề xuất các giải pháp về chính sách đất đai nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
đất nông nghiệp tại vùng nghiên cứu.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
* Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể góp phần vào cơ sở lý luận về cơng tác quy
hoạch và quản lý đất sản xuất nông nghiệp trên khía cạnh giao đất cho các hộ gia đình
phục vụ sản xuất nông nghiệp.
* Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu sẽ làm rõ ảnh hưởng của manh mún đất đai đến sản xuất lúa
tại thị xã Điện Bàn.
- Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần hồn thiện các chính sách nhằm nâng cao
khả năng sản xuất lúa tại địa bàn nghiên cứu, thúc đẩy sự phát triển của nông
nghiệp địa phương.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma



3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Lý thuyết về manh mún đất đai
1.1.1.1. Khái niệm manh mún đất đai
Khái niệm ruộng đất manh mún trong nông nghiệp được hiểu trên hai khía cạnh:
một là, sự manh mún về mặt ơ thửa trong đó một đơn vị sản xuất (thường là nơng hộ)
có q nhiều mảnh ruộng, với kính thước q nhỏ các mảnh ruộng này không đáp ứng
được yêu cầu của sản xuất; hai là, sự manh mún thể hiện trên quy mô về đất đai của
các đơn vị sản xuất, số lượng ruộng đất q nhỏ khơng tương thích với số lượng lao
động và các yếu tố sản xuất khác [1].
1.1.1.2. Chi phí và lợi ích của tình trạng manh mún đất đai
Đứng trên góc độ lý thuyết, manh mún đất đai có cả lợi ích và chi phí (bao gồm
lợi ích và chi phí riêng cũng như lợi ích và chi phí cơng cộng). Những lợi ích và chi
phí này được tóm tắt trong Bảng 1.1.
Bảng 1.1. Lợi ích và chi phí của manh mún đất đai
Lợi ích của manh mún đất đai
Lợi ích riêng

Lợi ích cộng đồng

Chi phí của manh mún đất đai
Chi phí riêng

Giảm rủi ro: lụt lội, Bảo hiểm ẩn;
Tăng chi phí sản xuất;

sâu bệnh…;
Cơng bằng về đất Sử dụng nhiều lao
Linh hoạt trong thừa đai giữa các hộ;
động;
kế;
Tăng tính đa dạng Mất đất do nhiều bờ;
Linh hoạt trong thâm cây trồng.
Tiếp cận khó khăn;
canh cây trồng;
Tăng mâu thuẫn giữa
Dễ dàng thế chấp,
các hộ gần nhau;
chuyển nhượng;
Thuỷ lợi khó khăn;
Dễ bố trí lao động
Cơ giới hố khó khăn;
mùa vụ;
Ứng dụng cơng nghệ
Dễ quản lý vì diện
mới khó khăn.
tích nhỏ.

Chi phí cợng đờng
Giải phóng được ít
lao động;
Cơ giới hố chậm;
Ứng dụng cơng
nghệ mới bị chậm;
Kế hoạch xây dựng
vùng sản xuất lớn

khó khăn;
Chí phí giao dịch
cao khi sử dụng thế
chấp;
Quản lý nhà nước
có khó khăn.

(Nguồn: [21])

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


4

Hiện nay, đất nơng nghiệp nước ta vẫn cịn manh mún là do sự phân chia đất
nông nghiệp trước đây cơng bằng theo phương châm “có tốt – có xấu, có gần – có xa,
có cao – có thấp, có lúa – có màu”. Khi một hộ sở hữu nhiều mảnh đất thì cơ cấu cây
trồng sẽ được đa dạng hóa, giảm được rủi ro mất trắng khi xảy ra thiên tai, dịch bệnh,
mất mùa… Trong bối cảnh nền sản xuất nơng nghiệp cịn tự cung tự cấp, việc đa dạng
hố các loại cây trồng có thể đảm bảo được mức độ an tồn khơng những về lương
thực mà cịn nâng cao thu nhập của người nông dân. Ruộng đất manh mún cũng thuận
lợi hơn trong việc quản lý và bố trí lao động trong điều kiện nền sản xuất còn lạc hậu,
chưa áp dụng nhiều những tiến bộ kỹ thuật và máy móc vào sản xuất.
Tuy nhiên, sự manh mún ruộng đất cũng làm tăng chi phí sản xuất khi nông dân
phải tốn nhiều thời gian hơn để đi từ mảnh ruộng này đến mảnh ruộng khác hoặc thực
hiện tưới tiêu cho nhiều mảnh nhỏ. Chi phí sản xuất cao hơn cũng có thể do chi phí
vận chuyển đầu vào và đầu ra cao hơn; số mảnh ruộng của một hộ tăng lên có ảnh
hưởng ngược chiều đối với năng suất cây trồng; ruộng đất manh mún đất đai cịn gây
lãng phí đất đai do sự tăng lên của các bờ vùng, bờ thửa khi có quá nhiều mảnh ruộng;
các thửa ruộng có diện tích q nhỏ gây khó khăn cho việc cơ giới hóa và ứng dụng

cơng nghệ mới, không thể sản xuất nông nghiệp theo quy mô lớn, quy mơ hàng hóa,
kết quả làm cho nền nơng nghiệp lạc hậu, khó đổi mới.
Manh mún đất đai mang lại lợi ích ở một số trường hợp, một số trường hợp thì
lại khơng. Điều này cịn phụ thuộc vào từng vùng [21].
1.1.1.3. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá tình trạng manh mún đất đai
Ở Việt Nam, manh mún ruộng đất là một vấn đề khá mới và chỉ được nhắc đến
trong khoảng mười năm trở lại đây. Do đó, khơng dễ để tiếp cận vấn đề này. Để xác
định mức độ manh mún, trước hết phải xác định thước đo manh mún. Nhưng do khơng
có một thước đo tiêu chuẩn nào cho manh mún đất đai cho nên rất khó có thể xác định
khi nào hộ nơng dân thuộc loại “rất manh mún” hoặc “ít manh mún” [26].
Bentley (1987) đã chỉ ra rằng hầu hết các nhà nghiên cứu đã sử dụng hai thước
đo đơn giản về manh mún là số mảnh ruộng bình quân một hộ và qui mơ đất đai bình
qn/hộ. Một số nhà nghiên cứu khác cho rằng manh mún nên được đo bằng 6 tham
số: Qui mô đất đai của hộ, số mảnh ruộng, diện tích thửa, khoảng cách tới thửa, hình
dạng của thửa và phân bố theo khơng gian của thửa. Ngồi ra, một loại thước đo nữa
cũng được sử dụng là chỉ số đa dạng hóa Simpson. Cụ thể như sau:
* Chỉ số Simpson: Chỉ số Simpson về manh mún đất đai:
Chỉ số

) [26]

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


5

Trong đó ai là diện tích của thửa thứ i, A là qui mô đất đai của hộ và A = ∑a i. Chỉ
tiêu này có giá trị từ 0 đến 1. Giá trị 0 có nghĩa là hộ chỉ có 1 mảnh ruộng hay tập
trung đất đai hồn tồn, cịn giá trị gần đến 1 nghĩa là hộ có rất nhiều mảnh hay “quá
manh mún”.

* Quy mô đất đai của hộ: Quy mơ đất đai của hộ có mối quan hệ chặt chẽ với
quy mơ của thửa, bởi vì khi quy mơ hộ nhỏ thì diện tích từng thửa khơng thể lớn. Nói
cách khác, quy mơ hộ càng nhỏ thì diện tích bình qn hộ càng nhỏ, mức độ manh mún
càng lớn.
* Số thửa (mảnh) ruộng: Số thửa ruộng càng nhiều thì chứng tỏ mức độ manh
mún càng lớn.
* Diện tích bình qn/thửa: Diện tích bình qn/thửa càng nhỏ thì mức độ manh
mún càng cao và ngược lại.
* Khoảng cách từ nhà đến thửa: Manh mún đất đai cũng có thể rất nghiêm trọng
nếu các thửa được phân bố trên diện tích rộng. Để đo được yếu tố này cần phải tính
tốn khoảng cách từ nhà đến thửa. Khoảng cách càng lớn thì mức độ manh mún càng
tăng [26].
1.1.2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động sản xuất lúa
Để đánh giá kết quả của hoạt động sản xuất lúa trên các thửa ruộng của hộ, có hai
chỉ tiêu chính là năng suất lúa và chi phí sản xuất trên mỗi thửa.
* Năng suất lúa: Là năng suất gieo cấy được tính bằng sản lượng lúa thu hoạch
chia cho diện tích lúa gieo cấy (kể cả diện tích mất trắng, bị thiệt hại do thiên tai, dịch
bệnh…). Được tính theo cơng thức:
Năng suất = Sản lượng/Diện tích [26]
Đơn vị tính: tạ/ha
* Chỉ tiêu đánh giá mức độ đầu tư các yếu tố sản xuất (chi phí sản xuất)
Các chỉ tiêu đánh giá mức độ đầu tư của các yếu tố nguồn lực trên một đơn vị
diện tích cho một hoạt động cụ thể, đối với hoạt động sản xuất lúa bao gồm:
- Chi phí đầu tư phân bón/ha (số lượng kg/ha; giá trị: nghìn đồng).
- Chi phí giống/ha (số lượng: kg/ha; giá trị: nghìn đồng).
- Chi phí thuốc bảo vệ thực vật/ha (gồm thuốc trừ sâu, diệt cỏ… số lượng:
chai/ha; giá trị: nghìn đồng).
- Chi phí khác/ha (bao gồm chi phí lao động th ngồi/sào, chi phí thủy lợi, chi
phí làm đất, chi phí tuốt lúa… đơn vị tính: nghìn đồng) [26].


PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


6

1.1.3. Một số định nghĩa thống kê và xử lý thống kê bằng phần mềm Excel
1.1.3.1. Hệ số tương quan
Trong phân tích áp dụng cho luận văn, sẽ dùng hệ số tương quan Pearson để
kiểm tra mối quan hệ tuyến tính giữa các chỉ tiêu manh mún đất đai với năng suất và
chi phí sản xuất lúa.
- Hệ số tương quan (R): là một chỉ số thống kê đo lường mối liên hệ tương quan giữa
hai biến số, thể hiện mối liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc [10].
- Hệ số tương quan (R) có giá trị từ: -1 đến 1.
- Nếu R < 0: hệ số tương quan âm, có nghĩa là khi biến này tăng cao thì biến kia
giảm và ngược lại.
- Nếu R > 0: hệ số tương quan dương, có nghĩa là khi biến này tăng cao thì biến
kia cũng tăng và biến này giảm biến kia cũng giảm.
- Hệ số tương quan R = 0: hai biến số không có sự tương quan.
- Hệ số tương quan R  0: hai biến số tương quan không chặt (tương quan yếu).
- Hệ số tương quan R = ±1: hai biến số có một mối liên hệ tuyệt đối.
- Hệ số tương quan R  ±1: hai biến số tương quan chặt (tương quan mạnh) [10].
- Có nhiều hệ số tương quan, hệ số tương quan thông dụng nhất là hệ số tương
quan Pearson (R); cho hai biến số x và y từ mẫu có kích thước bằng n, hệ số tương
quan Pearson được ước tính bằng cơng thức sau đây:

Để phân tích tương quan giữa hai hay nhiều biến số trong Excel, chọn Data đến
bộ công cụ Data Analysis: bảng Data Analysis xuất hiện, chọn Correlation, xuất hiện
hộp thoại như Hình 1.1.

Hình 1.1. Sử dụng Excel để phân tích sự tương quan giữa các biến


PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


7

- Input Range: Chọn vùng có biến số cần phân tích tương quan;
- Tích chọn “Labels in fist row” nếu muốn chọn dòng đầu tiên làm tiêu đề;
- Trong Output options: chọn nơi xuất kết quả là vùng, sheet mới hoặc file mới [23].
1.1.3.2. Kiểm định giả thuyết
a. Khái niệm
* Giả thuyết
Giả thuyết là một mệnh đề (một câu khẳng định) về một vấn đề chưa biết nào đó,
trong thống kê thường dùng H0 để chỉ một giả thuyết.
Giả thuyết là một mệnh đề nên có thể đúng hoặc khơng đúng. Để kiểm tra tính
đúng của một mệnh đề phải dựa trên tiêu chí thế nào là một mệnh đề đúng. Để khẳng
định tính đúng sai của một mệnh đề thường kiểm tra mệnh đề này có thoả một số u
cầu nào đó hay khơng hoặc đưa ra một mệnh đề khác trái với mệnh đề đã cho, trên cơ
sở thực tế đưa ra quyết định coi mệnh đề ban đầu là đúng hoặc mệnh đề mới đưa ra là
đúng. Trong thống kê thường sẽ theo hướng thứ hai [10].
* Đối thuyết
Một mệnh đề trái với giả thuyết được gọi là một đối thuyết. Trong thống kê
thường dùng H1 để chỉ đối thuyết [10].
* Kiểm định giả thuyết
Kiểm định giả thiết là một bài toán quan trọng trong đời sống cũng như trong
thống kê, kiểm toán.
Từ mẫu đã cho, xây dựng một quy tắc chấp nhận giả thuyết H 0 (tương ứng với
việc bác bỏ đối thuyết H1) hoặc bác bỏ giả thuyết H0 (tương ứng với việc chấp nhận
đối thuyết H1) được gọi là bài toán kiểm định một giả thuyết thống kê.
Kiểm định một giả thuyết thống kê khơng phải là một phép chứng minh về tính

đúng hoặc không đúng của giả thuyết. Kiểm định một giả thuyết thống kê thực chất là
xây dựng một quy tắc hành động, dựa vào mẫu đã có đưa ra quyết định lựa chọn giả
thuyết H0 hoặc đối thuyết H1 [10].
Trong thống kê, thường có các kiểm định giả thuyết về trung bình (μ), phương
sai mẫu (σ2), tỉ lệ (p)… Đề tài này sẽ tiến hành các kiểm định giả thuyết về so sánh hai
giá trị trung bình với phương sai đã biết và mẫu lớn (n >30).
b. Kiểm định giả thiết về so sánh hai giá trị trung bình với phương sai đã biết và
mẫu lớn (n >30)
Cho hai mẫu:
X ~ N(μ1 , σ12), (X1, X2,…., Xn) là mẫu độc lập của tổng thể X;
Y ~ N(μ2 , σ22), (Y1, Y2,…., Yn) là mẫu độc lập của tổng thể Y;

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


8

Đặt giả thuyết H0: H0: μ1 = μ2;
Đối thuyết: H1: μ1 # μ2
Hoặc

H1 : μ 1 > μ 2

Hoặc

H1 : μ 1 < μ 2

Tiêu chuẩn kiểm định:

Miền bác bỏ giả thuyết:

+ Nếu kiểm định 2 bên (trường hợp đặt đối thuyết H1: μ1 # μ2), miền bác bỏ giả
thuyết H0 là: (Ztt <-Zα/2) (Ztt > Zα/2).
+ Nếu kiểm định bên trái (trường hợp đặt đối thuyết H1: μ1 < μ2), miền bác bỏ giả
thuyết H0 là: Ztt < -Zα.
+ Nếu kiểm định bên phải (trường hợp đặt đối thuyết H1: μ1 > μ2), miền bác bỏ
giả thuyết H0 là: Ztt > Zα [10].
* Dùng phần mềm Excel để kiểm định trung bình hai mẫu với phương sai đã
biết và kích thước mẫu lớn (n > 30):
Vào Data/Data Analysis/Z - Test: Two sample for means, khi đó sẽ xuất hiện hộp
thoại như Hình 1.2:

Hình 1.2. Sử dụng Excel để kiểm định trung bình hai mẫu với phương sai đã biết và
kích thước mẫu lớn

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


9

Variable 1 Range: Nhập vào vùng dữ liệu của mẫu x;
Variable 2 Range: Nhập vào vùng dữ liệu của mẫu y;
Variable 1 Variance (know): Phương sai của mẫu x;
Variable 2 Variance (know): Phương sai của mẫu y;
Lables: Chọn khi có tên biến ở đầu cột hoặc hàng;
Anpha: Mức ý nghĩa;
Output options: Chọn nơi xuất kết quả [23].
1.2. Cơ sở thực tiễn của các vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Tổng quan về Chính sách quản lý và sử dụng đất nơng nghiệp ở Việt Nam
trong bối cảnh lịch sử phát triển
Lịch sử cách mạng giải phóng dân tộc và lịch sử phát triển kinh tế của Việt Nam

có mối quan hệ chặt chẽ với các vấn đề sử dụng đất đai. Đã diễn ra những mâu thuẫn
sâu sắc trong các chính sách đất đai (bao gồm vấn đề tiếp cận đất đai, sở hữu và sử
dụng đất) trong suốt thời kỳ thuộc địa của thực dân Pháp, thời kỳ chiến tranh chống
Mỹ và cả các chính sách của Chính phủ từ sau ngày đất nước thống nhất (năm 1975).
Trước năm 1945, khi nước ta vẫn còn là một nước nửa thuộc địa, nửa phong
kiến, đất nông nghiệp được chia là hai loại chính: đất sở hữu cộng đồng và đất tư hữu.
Hai tầng lớp cơ bản ở nông thôn là địa chủ và nơng dân được phân chia dựa trên tính
chất sở hữu đất đai. Tầng lớp địa chủ chỉ chiếm khoảng 2 % tổng dân số nhưng nắm
trong tay 50 % diện tích đất và hầu hết tư liệu sản xuất, trong khi đó 59 % hộ nơng dân
là tá điền không ruộng và phải đi làm thuê cho địa chủ. Sự khác biệt quá lớn này đã tạo
nên mâu thuẫn giai cấp sâu sắc, đồng thời góp phần làm cho những bất ổn về chính trị
thời kỳ này thêm phần căng thẳng [12].
1.2.1.1. Chính sách quản lý và sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam từ năm 1945 đến
trước đổi mới năm 1987
Sau cách mạng tháng Tám, nước ta đồng thời thốt khỏi ách đơ hộ của thực dân,
lật đổ chế độ phong kiến, thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa. Chính phủ
mới đã ban hành một loạt các văn bản quy định giảm thuế đất, quy định về sử dụng đất
để giải quyết vấn đề ruộng đất một cách hợp tình hợp lý. Chính sách ruộng đất của
Việt Nam tiến hành qua 03 giai đoạn.
+ Giai đoạn 1 từ năm 1946 - 1949: tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian
chia cho nông dân.
+ Giai đoạn 2 từ năm 1950 - 1953: thực hiện giảm tơ giảm tức, hỗn nợ và xóa
nợ, thu thuế nơng nghiệp, trong đó đánh thuế nặng đối với địa chủ.
+ Giai đoạn 3 (ở miền Bắc) từ năm 1954 - 1957: phát động quần chúng thực
hiện cải cách ruộng đất triệt để với các hình thức khác nhau như hiến ruộng đất, tịch

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


10


thu, trưng thu, trưng mua, chia ruộng đất cho tầng lớp cho tầng lớp cố nông, bần nông
và trung nông lớp dưới.
Với tất cả những biện pháp kể trên, phần lớn ruộng đất đã chuyển về tay người
cày. Ước tính từ năm 1945 đến năm 1953, đã có tất cả 302.840 ha ruộng đất từ các
nguồn khác nhau: của thực dân Pháp, ruộng công và nửa ruộng công, ruộng hiến,
ruộng trưng mua, trưng thu của địa chủ được tạm cấp, tạm giao cho nông dân. Như
vậy, là đã giải quyết tới 58,3 % tổng số ruộng đất thuộc loại này (518.710 ha).
Cho tới trước cải cách ruộng đất, tháng 12/1953, trên thực tế, thành phần gọi là
địa chủ chỉ còn chiếm hữu non một nửa diện tích đất của họ trước cách mạng. Riêng ở
3.035 xã thuộc miền Bắc, họ còn chiếm hữu khoảng 215.915 ha, tức là khoảng 40 %
tổng số diện tích của họ có trước năm 1945. Ở Liên khu V, chỉ tính riêng các tỉnh
Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú n, đã có tới 207.000 mẫu, tức gần 25 %
diện tích đất của bốn tỉnh đã được chia lại cho nơng dân.
Ở Nam Bộ, có khoảng 6.000 địa chủ đã bỏ ruộng đất ở vùng nơng thơn về ở
trong các thành phố. Tồn Nam Bộ đã chia khoảng 564.547 ha cho 527.153 nhân
khẩu, tính trung bình mỗi người được chia 1 ha.
Cuộc cải cách đã phân chia lại đất canh tác một cách công bằng cho đa số nông
dân Bắc Bộ. Từ năm 1953 tới 1957, 810.000 ha ruộng đất ở đồng bằng và trung du
miền Bắc đã được chia cho hai triệu hộ nông dân (khoảng mười triệu dân), chiếm
khoảng 72,8 % số hộ nơng dân ở miền Bắc. Trong khi đó, phân bố ruộng đất miền Bắc
trước năm 1945, chỉ có 4 % dân số đã chiếm hữu tới 24,5 % tổng số ruộng đất [12].
Cuộc cải cách đã hồn thành xóa bỏ giai cấp địa chủ và tàn dư chế độ phong kiến
ở miền Bắc. Báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá I (từ 29/12/1956
đến 25/01/1957), đã nêu rõ: “Cải cách ruộng đất ở miền Bắc đã căn bản hoàn thành,
giai cấp địa chủ đã căn bản bị đánh đổ, chế độ phong kiến chiếm hữu ruộng đất bị xố
bỏ. Nơng dân đã làm chủ nơng thôn, nguyện vọng lâu đời của người nông dân là người
cày có ruộng đã được thực hiện. Sức sản xuất ở nơng thơn đã được giải phóng, đời
sống nhân dân bước đầu đã được cải thiện, mở đường cho việc phát triển cơng thương
nghiệp, góp phần quan trọng vào cơng cuộc củng cố miền Bắc, phát triển kinh tế, văn

hoá. Đó là những thành tích căn bản”. Năm 1957 là năm được mùa lớn, sản lượng
lương thực đạt trên 4,5 triệu tấn, vượt xa mức trước chiến tranh. Đồng thời báo cáo
cũng kiểm điểm những sai lầm nghiêm trọng phạm phải trong quá trình thực hiện cải
cách ruộng đất, những nguyên nhân khách quan và chủ quan của những sai lầm ấy.
Chính phủ đã đề ra một kế hoạch sửa chữa sai lầm gồm ba bước cụ thể, với tinh thần
kiên quyết, khẩn trương, thận trọng, từng bước có trọng điểm, có kế hoạch chu đáo, có
lãnh đạo chặt chẽ và cảnh giác trước sự phá hoại của địch [7].

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


11

Năm 1958, Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản quyết định rằng tập thể hóa là
mục tiêu phát triển nơng thôn. Trong 3 năm (1958 - 1960) khắp nơi trên miền Bắc sôi
nổi phong trào xây dựng hợp tác xã. Đến cuối năm 1960, có trên 85 % hộ nơng dân với
70 % ruộng đất vào hợp tác xã nông nghiệp, hơn 87 % số người thợ thủ công và 45 % số
người buôn bán nhỏ vào hợp tác xã. Ở giai đoạn này, hầu hết mới chỉ là hợp tác xã bậc
thấp, người nông dân vẫn sở hữu đất đai và tư liệu sản xuất [7].
Từ năm 1961, các địa phương lại tiếp tục bắt tay thực hiện chủ trương xây dựng
hợp tác xã sản xuất nông nghiệp bậc cao. Với hình thức hợp tác xã này, nơng dân góp
chung đất đai và các tư liệu sản xuất (trâu, bị, gia súc và các cơng cụ khác) vào hợp
tác xã dưới sự quản lý chung. Nông dân được hướng dẫn áp dụng khoa học kỹ thuật
vào sản xuất, phát triển hệ thống thủy nơng. Do đó, nhiều hợp tác xã đã đạt và vượt
năng suất 5 tấn thóc/ha. Những kết quả này đã khuyến khích nơng dân tham gia vào
hợp tác xã. Theo thống kê, từ 1961 - 1975 có khoảng 20.000 hợp tác xã bậc cao ra đời
với sự tham gia của khoảng 80 % hộ nông dân [7].
Sau khi thống nhất đất nước năm 1975, Chính phủ Việt Nam tiếp tục phát triển
xa hơn nữa theo hướng tập thể hoá. Ở miền Bắc các hợp tác xã nơng nghiệp mở rộng
quy mơ từ hợp tác xã tồn thơn đến tồn xã. Ở miền Nam, nơng dân vẫn được phép

hoạt động dưới hình thức thị trường tự do đến tận năm 1977 - 1978 sau đó cũng từng
bước đi theo hướng tập thể hoá. Tuy nhiên, kết quả thực hiện mơ hình kinh tế tập thể
có sự khác nhau giữa các vùng. Cụ thể ở vùng đồng bằng sơng Cửu Long, chỉ có
khơng đến 6 % số hộ nông dân tham gia vào hợp tác xã, đối lập với con số trên 80 % ở
miền Bắc. Khác với miền Bắc, ở miền Nam hộ nông dân vẫn là đơn vị sản xuất cơ bản
mặc dù họ tham gia hợp tác xã nông nghiệp. Họ sử dụng chung lao động và các nguồn
lực sản xuất nhưng họ tự quyết định trong vấn đề sử dụng các đầu vào sản xuất và áp
dụng cơng nghệ. Nhờ đó, miền Nam khơng rơi vào khủng hoảng nặng nề do lối canh
tác tập thể hóa như ở miền Bắc.
Sau năm 1975, nền kinh tế Việt Nam nói chung và nơng nghiệp nói riêng phải
chịu những hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh để lại, cộng thêm hậu quả từ những
chính sách trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hoá tập trung và thời kỳ kinh tế tập thể trong
nơng nghiệp. Những khó khăn khách quan và những khuyết điểm chủ quan đã không
thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội như mong muốn mà ngược lại nền kinh tế đất
nước đi vào khủng hoảng trầm trọng. Đến năm 1980, hầu hết đất đai được sử dụng
trong hợp tác xã nông nghiệp, chỉ có 5 % đất được dành cho các nơng hộ tự sử dụng.
Chính phủ chịu trách nhiệm đưa ra những quyết định về sản xuất nông nghiệp, đưa ra
diện tích và mục tiêu cần đạt cho từng cây trồng của các hợp tác xã nơng nghiệp trong
đó có các hộ nông dân. Đây là nguyên nhân khiến sản xuất giảm do người nông dân
thiếu động cơ làm việc, sản lượng nông nghiệp tăng hàng năm ở mức rất thấp 2 %; quan
hệ sản xuất tập thể, bao cấp mà Việt Nam đang áp dụng bộc lộ quá nhiều bất cập [7].

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


12

1.2.1.2. Quá trình đổi mới chính sách đất đai trong nông nghiệp từ năm 1981 đến nay
Khởi đầu cho công cuộc chuyển đổi ở Việt Nam là các chính sách, pháp luật đất
đai trong nông nghiệp nông thôn được đánh dấu từ Chỉ thị 100, năm 1981 của Ban Bí

thư hay cịn gọi là “Khốn 100” với mục đích là khoán sản phẩm đến người lao
động đã tạo ra sự chuyển biến tốt trong sản xuất nông nghiệp [26].
Chủ trương “Đổi mới” đất nước đã được Nhà nước Việt Nam quyết định vào
năm 1986 trên nguyên tắc tiếp nhận mô hình kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà
nước với 5 thành phần kinh tế. Điểm đột phá của q trình đổi mới là điều chỉnh lại
chính sách đất đai nông nghiệp dựa trên chủ trương Nhà nước giao đất nông nghiệp
của hợp tác xã nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân để sử dụng ổn định lâu dài mà
không thu tiền sử dụng đất. Luật Đất đai lần đầu tiên năm 1987 đã luật hóa chính sách
này gắn với các điều kiện pháp lý bảo đảm quyền cho người sử dụng đất. Chính sách đổi
mới này mang tính “bản lề”, đã đưa Việt Nam từ tình trạng thiếu lương thực để trở thành
một trong 3 nước xuất khẩu lúa gạo hàng đầu thể giới (chỉ sau hơn 3 năm thực hiện).
Tiếp tục, nhằm xóa bỏ nền nông nghiệp tự túc, tự cấp để xây dựng nền nơng
nghiệp sản xuất hàng hóa, Luật Đất đai năm 1993 tạo động lực cho sản xuất nơng
nghiệp bằng chính sách giao đất cho hộ gia đình để sử dụng trong thời hạn 20 năm đối
với đất trồng cây hàng năm và 50 năm đối với đất trồng cây lâu năm. Việc giao ruộng
tại thời điểm này được tính theo nhân khẩu và giao đất cho các hộ nông dân thực hiện
theo phương châm “có xấu - tốt - xa - gần” nên ruộng đất manh mún [26].
Sau khoảng 10 năm thực hiện, hộ gia đình nơng dân bắt đầu thấy thời hạn đã
ngắn lại và đi dần vào thời điểm hết hạn. Động lực suy giảm dần vì người sử dụng đất
không yên tâm đầu tư dài hạn. Đến năm 2001, Bộ Chính trị đã quyết định tổng kết 10
năm thi hành Luật Đất đai và chuẩn bị ban hành Luật Đất đai mới. Tháng 11 năm
2003, Luật đất đai 2003 ra đời. Tuy nhiên, luật Đất đai năm 2003 cũng chỉ định hướng
phù hợp trong giai đoạn 2003 - 2013 vì vấn đề thời hạn và hạn điền đối với đất nơng
nghiệp chưa được quyết định. Theo lộ trình, việc này phải được quyết định trước năm
2013, năm hết thời hạn giao đất trồng cây hàng năm.
Luật đất đai 2013 ra đời đã tháo gỡ những hạn chế, bất cập của Luật Đất đai năm
2003, trong đó vấn đề thời hạn và hạn mức sử dụng đất nông nghiệp cũng đã được giải
quyết. Luật đất đai 2013 đã nới rộng thời hạn và hạn mức sử dụng đất sản xuất nông
nghiệp, đất rừng sản xuất, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho nơng dân. Theo
đó, luật quy định kéo dài thời hạn sử dụng đối với đất nông nghiệp thành 50 năm và

nông dân được tiếp tục sử dụng theo thời hạn mới mà không cần bất kỳ một thủ tục
nào. Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất được giao cho Chính phủ quy định cụ
thể nhưng không vượt quá 10 lần hạn mức giao đất của Nhà nước.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


13

1.2.2. Manh mún đất đai và bài học tại một số quốc gia trên thế giới
Tình trạng manh mún ruộng đất xảy ra ở nhiều nơi và nhiều nước khác nhau trên
thế giới và cả ở nhiều thời kỳ của lịch sử phát triển. Và những nguyên nhân dẫn đến
tình trạng manh mún cũng rất đa dạng, có thể do đặc điểm về mặt phân bố địa lý, do
sức ép gia tăng dân số… nhưng cũng có thể có nguyên nhân về mặt xã hội như tính
chất tiểu nơng của nền sản xuất còn kém phát triển, đặc điểm tâm lý của cộng đồng
dân cư nông thôn, hệ quả của một hay nhiều chính sách ruộng đất, kinh tế - xã hội
hoặc do sự quản lý kém hiệu quả của cơng tác địa chính… [1].
Châu Á nói chung, vùng Đơng Nam Á nói riêng trong đó có Việt Nam là nơi có
tình trạng ruộng đất khá manh mún [1].
Việc tham khảo cải cách ruộng đất của một số quốc gia có nền nơng nghiệp hiện
đại như Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc… là rất quan trọng và có ích để làm bài học
kinh nghiệm cho nước ta trong quá trình thực hiện chính sách giảm thiểu manh mún,
tập trung ruộng đất, hướng tới một nền nông nghiệp hiện đại.
1.2.2.1. Manh mún đất đai và bài học từ Nhật Bản
Sau thế chiến thứ II, Nhật Bản thực hiện cải cách ruộng đất triệt để. Mọi nông
dân đều được chia ruộng đất, nhưng đa phần họ sở hữu ít ruộng, thửa nhỏ. Trước năm
1960, mỗi hộ nơng dân Nhật có nhiều thửa ruộng phân tán, xa nhau, quy mô mỗi thửa
chỉ từ 500 m2 đến 1.000 m2 [1]. Hoạt động sản xuất khá manh mún, dựa vào sức lao
động là chính, khó áp dụng máy móc, khoa học kỹ thuật. Từng hộ sản xuất riêng lẻ,
với quy mơ q nhỏ thì khơng thể có đủ điều kiện kinh tế và kỹ thuật để hiện đại hóa

q trình sản xuất nơng nghiệp hàng hóa lớn.
Để chấn hưng nơng nghiệp, năm 1961 Chính phủ Nhật Bản đã ban hành Luật cơ
bản về nông nghiệp là đưa nông nghiệp từ quy mô nhỏ lên quy mô lớn. Để thực hiện
mục tiêu này, Bộ Nông nghiệp đã đề ra: “Sự nghiệp xây dựng ruộng đất với ba mục
tiêu: rộng, chắc chắn, sâu.”
- Rộng: nâng cao kích thức thửa ruộng lên 0,3 ha.
- Chắc chắn: cải tạo nền đất yếu, nhiều bùn, hay lún trên cơ sở thiết kế xây dựng
thoát nước cho từng thửa ruộng và tồn khu vực để có thể sử dụng máy móc thuận lợi.
- Sâu: cải tạo tầng đất canh tác ruộng đất đảm bảo độ dày khoảng 1m.
Để đáp ứng nhu cầu trên phải làm hai việc:
- Về mặt hành chính: xử lý chuyển đổi đất từ các thửa nhỏ, xa nhau thành những
thửa có kích thước lớn.
- Về mặt kỹ thuật: gắn liền với việc xử lý kích thước thửa ruộng là việc xây dựng
hệ thống tưới tiêu và san ủi mặt bằng. Việc chuyển đổi ruộng đất rất phức tạp vì đất

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


14

đai thuộc sở hữu tư nhân và việc chuyển đổi phải tiến hành đồng thời với một số biện
pháp, công việc khác mới phát huy hiệu quả. Trước khi chuyển đổi phải xây dựng quy
hoạch sử dụng đất nông nghiệp cũng nhằm mục đích kêu gọi đầu tư tạo việc làm, tăng
thu nhập cho nông dân, giảm việc nông dân di cư vào thành phố. Giới hạn tối đa cho
diện tích này là 30 % diện tích tồn khu nơng nghiệp.
Cơng tác chuyển đổi là khó khăn phức tạp, vì vậy có nơi dần từng bước, lúc đầu
từ 500 m2 lên 1.000 m2, sau vài năm lên 2.000 m2, vài năm sau lên 3000 m2. Kết quả là
khoảng 2 triệu ha trong 2,7 triệu ha đất trồng lúa nước đã được chuyển đổi, số còn lại
chủ yếu là đất trồng cỏ. Trước chuyển đổi bình qn một hộ có 3,4 thửa ruộng, sau
chuyển đổi còn 1,8 thửa/hộ. Việc chuyển đổi xử lý đất nông nghiệp làm tăng năng xuất

máy nông nghiệp, tăng sức sản xuất của đất đai, tăng năng xuất lao động của người
nông dân, tạo điều kiện phát triển hàng hóa để nâng cao sức cạnh tranh của nơng
nghiệp. Vì vậy, cùng những u cầu khác, việc chuyển đổi xử lý đất nơng nghiệp đã
góp phần quan trọng đưa năng suất lúa từ 3.000 kg gạo/ha/năm năm 1960 lên 6.000 kg
gạo/ha/năm năm 1992. Về sau, việc chuyển đổi xử lý ruộng đất được tiếp tục khuyếch
trương lên 1 ha hoặc 2 ha, có thể lên tới 3 ha hoặc 6 ha [1].
Về các nông trại tại Nhật Bản, giai đoạn từ năm 1990 đến 1995, số lượng nông
trại giảm nhưng tăng quy mơ ruộng đất bình qn của một nơng trại, sự thay đổi theo
hướng tích tụ ruộng đất vào các trang trại lớn để tăng hiệu quả sản xuất, năm 1995 số
lượng nơng trại giảm 791 nghìn cái (giảm 18,7 %) so vối năm 1985 qui mô đất lúa
bình quân/hộ tăng từ 7.180 m2 lên 8.120 m2 [1].
Cùng với chính sách tích luỹ ruộng đất, để phát triển quy mơ sản xuất, sản xuất
hàng hố lớn và chun nghiệp thì Chính phủ Nhật Bản đã tạo điều kiện, tổ chức và
khuyến khích hợp tác nơng dân trong sản xuất, trang bị cho họ kỹ năng sản xuất,
quản lý nông hộ, năng lực tiếp thu khoa học - công nghệ và nắm bắt các yêu cầu của
thị trường [1].
1.2.2.2. Manh mún đất đai và bài học từ Đài Loan
Ở Đài Loan, sau năm 1949 dân số đã tăng lên đột ngột do sự di dân từ lục địa ra.
Lúc đầu chính quyền Tưởng Giới Thạch đã thực hiện cải cách ruộng đất theo nguyên
tắc phân phối đồng đều ruộng đất cho nông dân. Ruộng đất đã được trưng thu, tịch thu,
mua lại của các địa chủ rồi bán chịu, bán trả dần cho nông dân. Điều này đã tạo điều
kiện cho ra đời các trang trại gia đình quy mơ nhỏ. Năm 1953, trên hịn đảo này đã có
đến 679.000 trang trại với quy mơ 1.29 ha/trang trại. Đến năm 1991 số trang trại đã lên
đến 823.256 và quy mơ chỉ cịn 1,08 ha/trang trại. Tuy nhiên, q trình cơng nghiệp
hóa nơng nghiệp nơng thơn sau này địi hỏi phải mở rộng quy mô của các trang trại gia
đình nhằm ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành
sản phẩm. Nhưng do đặc điểm của người Đài Loan là coi ruộng đất là tiêu chí để đánh

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma



15

giá vị trí của họ trong xã hội nên mặc dù có thị trường ruộng đất nhưng ruộng đất vẫn
khơng được tích tụ mặc dù đã có nhiều người tuy là chủ đất nhưng đã chuyển sang làm
những ngành nghề phi nơng nghiệp. Để giải quyết tình trạng này, năm 1983 Đài Loan
công bố Luật phát triển nông nghiệp trong đó cơng nhận phương thức sản xuất ủy thác
của các hộ nơng dân, có nghĩa là nhà nước cơng nhận sự chuyển quyền sử dụng ruộng
đất cho các hộ khác nhưng chủ ruộng cũ vẫn được thừa nhận quyền sở hữu. Ước tính
đã có tới 75 % số trang trại áp dụng phương thức này để mở rộng quy mô ruộng đất
sản xuất. Ngồi ra, để mở rộng quy mơ sản xuất các trang trại cùng thơn xóm cịn tiến
hành các hoạt động hợp tác như làm đất, mua bán chung một số vật tư, sản phẩm nông
nghiệp. Nhưng không chấp nhận phương thức tập trung ruộng đất, lao động để sản
xuất. Hiện nay, mơ hình 10 – 15 hộ nơng dân góp đất với nhau thành lập cơng ty nơng
nghiệp nhỏ và vừa để hình thành vùng sản xuất tập trung, khép kín các khâu từ sản
xuất, chế biến đến tiêu thụ đã trở nên phổ biến. Hội đồng quản trị sẽ phân chia lợi
nhuận theo tỷ lệ vốn góp. Đây cũng là một hướng đi mới mà Việt Nam nên học tập
[2], [4], [26].
1.2.2.3. Manh mún đất đai và bài học từ Trung Quốc
Kể từ khi các công xã bị phá vỡ, các hộ nông dân Trung Quốc được hưởng quyền
sử dụng đất trong thời hạn 30 năm nhưng khơng có quyền sở hữu và đương nhiên càng
khơng có quyền mua bán.
Một thực tế khác là ruộng đất ở Trung Quốc rất manh mún, mỗi nông hộ “sử
dụng” một khoảnh đất nhỏ, bình quân 0,67 ha/hộ gia đình. Ruộng đồng hoang hóa,
nơng dân khó có thể làm ăn lớn khi khơng có quyền ở hữu hay sử dụng đất chính thức
về mặt pháp luật. Nhiều nơng dân ra thành phố kiếm việc làm (đã lên tới 200 triệu
người trong những năm vừa qua) phải nhờ người thân canh tác những khoảnh ruộng
đó hoặc bỏ ruộng hoang mà khơng thể bán đi được. Vì chưa trả đất canh tác lại cho
nhà nước, những công nhân nhập cư này vẫn bị coi là nơng dân và chỉ có thể làm
những cơng việc đơn giản, có mức lương thấp. Trong khi đó, ở thành phố, cư dân đơ

thị từ lâu đã được phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất không hạn chế và rất nhiều
người giàu lên rất nhanh cùng với sự sôi động của thị trường đất đô thị [17].
Đến năm 2003, thời hạn giao đất nông nghiệp kết thúc, đời sống nơng dân Trung
Quốc có nhiều bước nhảy vọt, nhu cầu hiện đại hóa sản xuất nơng nghiệp địi hỏi cách
tiếp cận mới. Với nhiều mảnh ruộng manh mún, nhiều hộ nơng dân đã tìm cách gọp lại
để mở rộng sản xuất. Hội nghị Trung ương 3 khóa XVII năm 2008 đã thông qua
“Quyết định về những vấn đề liên quan đến việc thúc đẩy cải cách nông thôn phát triển
của Đảng Cộng Sản Trung Quốc”. Quyết định đã đưa ra một chính sách đột phá là:
“nơng dân được trao đổi không hạn chế quyền sử dụng đất nông nghiệp mà họ đang
được hưởng cho những nông dân khác hoặc cho các doanh nghiệp, miễn là không
chuyển đổi mục đích sử dụng. Nơng dân cũng sẽ được thế chấp, cầm cố “quyền sử

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


16

dụng đất” để vay vốn ngân hàng hoặc góp vốn vào công ty nông nghiệp”. Việc nông
dân được phép bán đất sẽ tạo điều kiện cho sự ra đời của các nông trại quy mô lớn với công
nghệ canh tác hiện đại. Với những nông dân muốn chuyển ra thành thị sinh sống, chính
sách mới sẽ cho phép họ bán đất để ra thành phố với một khoản vốn khởi nghiệp [17].
1.2.3. Manh mún đất đai ở Việt Nam
Cũng giống như nhiều nước trên thế giới, vấn đề manh mún đất đai ở Việt Nam
đang trở thành rào cản lớn nhất cho bước đường hiện đại hóa nơng nghiệp. Quỹ đất
nơng nghiệp ngày càng bị thu hẹp, đất ít, manh mún chứng tỏ một nền kinh tế tiểu
nông, chậm phát triển [26]. Trong giai đoạn 10 năm (2001 - 2010), diện tích đất nơng
nghiệp có xu hướng giảm. Theo số liệu của Tổng cục Quản lý đất, Bộ Tài nguyên Mơi
trường, bình qn mỗi năm đất nơng nghiệp giảm gần 100 nghìn hécta, đặc biệt năm
2007 giảm 120 nghìn hécta. Cùng với đó là sự gia tăng dân số ở Việt Nam trong những
năm vừa qua nhất là dân số ở vùng nơng thơn làm cho bình qn đất sản xuất trên đầu

người ngày càng giảm mạnh.
Cùng với sự sụt giảm trong diện tích bình qn đầu người là sự thu hẹp về quy
mơ sản xuất; theo Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn
(1999) thì 70,36 % hộ nơng dân có diện tích canh tác khoảng 0,5 ha; chỉ có 3,46 % số
hộ có diện tích canh tác lớn hơn 3 ha. Đến năm 2010, tỷ lệ hộ có diện tích đất canh tác
nhỏ hơn 0,5 ha có giảm nhưng khơng đáng kể: cả nước tỷ lệ này vẫn là 67,38 %.
Trong đó, Đồng bằng sông Hồng đạt tỷ lệ cao nhất với 94,46 %, Miền núi phía Bắc:
63,9 %, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung: 79,54 %, Tây Nguyên: 24,08 %.
Đông Nam Bộ: 35,48 %, Đồng bằng sông Cửu Long: 47,96 %.
Theo một cuộc điều tra được tiến hành trong Dự án Phát triển nơng nghiệp và
chính sách đất đai ở Việt Nam ACIAR cho thấy rằng ước tính có khoảng từ 75 đến
100 triệu mảnh ruộng ở Việt Nam, tính trung bình một hộ có từ 7 đến 8 mảnh. Khoảng
10 % của tổng số mảnh này có diện tích rất nhỏ, khoảng 100 m2/mảnh hoặc nhỏ hơn.
Sự nhỏ lẻ và rải rác của các mảnh ruộng cản trở việc cơ giới hố, ứng dụng cơng nghệ,
địi hỏi phải đầu tư nhiều thời gian và lao động hơn cho các hoạt động bởi khoảng cách
quá xa giữa các mảnh ruộng. Ở khu vực các tỉnh phía Nam, sự manh mún của ruộng
đất ít nghiêm trọng hơn, tính trung bình một hộ ở đồng bằng sơng Cửu Long chỉ có từ
1 đến 2 mảnh. Đó là do việc phân chia ruộng đất khơng máy móc theo kiểu cơng bằng
đều, hơn nữa việc giao đất cho các hộ nông dân được thực hiện dựa trên tình trạng đất
đai mà hộ có trước ngày thống nhất đất nước năm 1975 [21].
Theo Điều tra nông thôn của dự án DANIDA với bộ số liệu Điều tra tiếp cận
nguồn lực của hộ gia đình Việt Nam (VARHS) được tiến hành điều tra trên địa bàn 12
tỉnh của Việt Nam trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 9 năm 2008 và tháng 6
đến tháng 8 năm 2010 cho thấy diện tích đất canh tác trung bình của một hộ nơng dân
là 0,85 ha, trung bình mỗi hộ có 4,7 mảnh đất khác nhau, tổng khoảng cách từ nơi ở
đến ruộng của các hộ nông dân khoảng 4,7 km.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma



×