Tải bản đầy đủ (.docx) (115 trang)

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện sa thầy, tỉnh kon tum

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.5 MB, 115 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHÙNG NHƯ TRUNG

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SA THẦY,
TỈNH KON TUM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: Quản lý đất đai

HUẾ - 2015

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHÙNG NHƯ TRUNG

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SA THẦY,
TỈNH KON TUM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành:
Quản lý đất đai Mã số: 60.85.01.03

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. LÊ THANH BỒN



HUẾ - 2015

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu do chính tơi thực
hiện. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn là trung thực
và chưa được ai cơng bố trong bất cứ cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn

Phùng Như Trung

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


ii

LỜI CẢM ƠN
Trước hết với tình cảm chân thành và lịng biêt ơn sâu sắc, tơi xin
gửi lời cảm ơn đến Tiến sĩ Lê Thanh Bồn - người trực tiếp hướng dẫn
và giúp đỡ tơi hồn thành Luận văn này.
Tơi xin được chân thành cảm ơn Lãnh đạo Trường Đại học Nơng
Lâm Huế; Phịng Đào tạo sau Đại học; Khoa Tài ngun đất và Mơi
trường Nơng nghiệp cùng tồn thể các Cô giáo, Thầy giáo Trường
Đại học Nông Lâm Huế đã trực tiếp giảng dạy và quan tâm giúp đỡ
tôi trong suốt q trình học tập, nghiên cứu.

Tơi cũng xin cảm ơn Phịng Tài ngun và Mơi trường; Phịng
Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Sa Thầy; UBND xã Mơ
Rai và các hộ gia đình ở xã Mơ Rai được tiến hành điều tra, đã nhiệt
tình giúp đỡ, cộng tác và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện tốt
Luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin được bày tỏ lịng biết ơn đến gia đình, bạn bè đã
động viên, khích lệ tơi trong q trình học tập nghiên cứu và hồn
thành Luận văn.
Rất mong được sự góp ý của thầy cơ giáo để cuốn Luận văn này
được hồn thiện.
Huế, tháng 06 năm 2015
Học viên thực hiện

Phùng Như Trung

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


iii

DA
BVTV

: Bảo vệ thực vật

CCN

:

C


ĐX

:

Đ

:

F

FAO

n

GTGT

: Giá trị gia tăng

GTNC

: Giá trị ngày công

GTSX

: Giá trị sản xuất



:


LUT

: Land use type (Loại hình

NTTS

:

N

SDĐ

:

S

TB

:

T

UBND

: Ủy ban nhân dân

VAC

:


L

V


PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


iv

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
1. Bảng 1.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp cả nước năm 2013..................18
2. Bảng 3.1. Các nhóm đất của xã Mơ Rai...................................................................... 27
3. Bảng 3.2. Hiện trạng lao động xã Mô Rai năm 2013............................................. 29
4. Bảng 3.3. Thống kê hiện trạng các cơng trình thủy lợi xã Mơ Rai.................... 31
5.

Bảng 3.4 . Diện tích, năng suất, sản lượng cây lúa qua các năm tại
huyện Sa Thầy và xã Mơ Rai............................................................................................ 34

6.

Bảng 3.5 . Diện tích, năng suất, sản lượng cây ngô qua các năm tại
huyện Sa Thầy và xã Mô Rai............................................................................................ 35

7.

Bảng 3.6 . Diện tích, năng suất, sản lượng cây sắn qua các năm tại

huyện Sa Thầy và xã Mô Rai............................................................................................ 37

8. Bảng 3.7. Tình hình chăn ni huyện Sa Thầy và xã Mơ Rai.............................. 38
9. Bảng 3.8. Cơ cấu sử dụng đất năm 2013 huyện Sa Thầy và xã Mô Rai..........42
10. Bảng 3.9. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của vùng nghiên cứu

năm 2013.................................................................................................................................. 43
11. Bảng 3.10. Biến động đất nông nghiệp xã Mô Rai.................................................. 45
12. Bảng 3.11. Các kiểu sử dụng đất sản xuất nơng nghiệp chính tại xã

Mơ Rai....................................................................................................................................... 46
13. Bảng 3.12. Mức đầu tư chi phí cho các kiểu sử dụng đất xã Mô Rai

năm 2013 ..................................................................................................... 48
14. Bảng 3.13. Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất xã Mô Rai năm

2013 ............................................................................................................ 49
15. Bảng 3.14. Hiệu quả xã hội của các kiểu sử dụng đất tại xã Mô Rai

năm 2013 ..................................................................................................... 52

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


v

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

1.


Hình 1.1. Quan điểm về hiệu quả sử dụng đất ...............................

2.

Hình 3.1. Sơ đồ vị trí huyện Sa Thầy và xã Mơ Rai .......................

3.

4.

5.
6.
7.

8.

9.
10.

Biểu đồ 3.1. Năng suất lúa qua các năm tại huyện Sa Thầy và xã M

Rai ....................................................................................................
Biểu đồ 3.2. Năng suất ngô qua các năm tại huyện Sa Thầy và xã

Rai ....................................................................................................
Biểu đồ 3.3. Năng suất sắn qua các năm tại huyện Sa Thầy và xã

Rai ....................................................................................................

Biểu đồ 3.4. Cơ cấu sử dụng đất huyện Sa Thầy và xã Mô Rai ......

Biểu đồ 3.5. Bình qn diện tích đất sản xuất nông nghiệp xã Mô

và huyện Sa Thầy .............................................................................

Biểu đồ 3.6. So sánh hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất của xã

Rai năm 2013 ...................................................................................
Biểu đồ 3.7. Hiệu quả xã hội các kiểu sử dụng đất của xã Mô Rai

2013 .................................................................................................

Biểu đồ 3.8. Hệ số sử dụng đất của vùng nghiên cứu .....................


PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


vi

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.......................................................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1..................................................................................................................................................... 3
TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...................................................................................3
1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu............................................................................................... 3
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của đất đai............................................................................................ 3
1.1.2. Khái niệm về đánh giá đất.......................................................................................................... 4
1.1.3. Khái niệm về đất nông nghiệp và đất sản xuất nông nghiệp.................................................5
1.1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.............................................................6
1.1.5. Hiệu quả sử dụng đất và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất..................................9
1.1.6. Quan điểm về phát triển nền nông nghiệp bền vững............................................................ 12

1.2. Cơ sở thực tiễn của các vấn đề nghiên cứu.................................................................................. 15
1.2.1. Những nghiên cứu về đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới............15
1.2.2. Những nghiên cứu về đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam.............17
CHƯƠNG 2................................................................................................................................................... 22
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................ 22
2.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................................................... 22
2.2. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................................................... 22
2.3. Nội dung nghiên cứu........................................................................................................................ 22
2.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................................ 22
2.4.1. Phương pháp điều tra thu thập thơng tin, số liệu................................................................. 22
2.4.2. Phương pháp phân tích thống kê, xử lý và tổng hợp số liệu............................................... 23
CHƯƠNG 3................................................................................................................................................... 24
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN....................................................................................... 24
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của điểm nghiên cứu........................................................ 24
3.1.1. Điều kiện tự nhiên..................................................................................................................... 24
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội......................................................................................................... 28
3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của điểm nghiên cứu................. 32
3.2. Thực trạng sản xuất nông nghiệp tại huyện Sa Thầy và xã Mô Rai....................................... 34
3.2.1. Ngành trồng trọt........................................................................................................................ 34
3.2.2. Ngành chăn nuôi....................................................................................................................... 37

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


vii
3.2.3. Ngành lâm nghiệp..................................................................................................................... 39
3.2.4. Tình hình sử dụng phân bón cho cây trồng của xã Mơ Rai................................................ 39
3.2.5. Tình hình bảo quản và tiêu thụ các sản phẩm nơng nghiệp............................................... 40
3.2.6. Tình hình ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp................................. 40
3.3. Hiện trạng sử dụng đất và đất nông nghiệp tại xã Mô Rai...................................................... 41

3.3.1. Hiện trạng sử dụng đất tại xã Mô Rai.................................................................................... 41
3.3.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tại xã Mô Rai............................................................. 43
3.3.3. Biến động đất nông nghiệp và đất sản xuất nông nghiệp tại xã Mô Rai........................... 44
3.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại xã Mô Rai..................................... 45
3.4.1. Các kiểu sử dụng đất nơng nghiệp chính............................................................................... 46
3.4.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất của các kiểu sử dụng đất................................................... 47
3.5. Đề xuất hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp hợp lý........................................................ 54
3.5.1. Căn cứ của các đề xuất............................................................................................................. 54
3.5.2. Đề xuất các loại hình có triển vọng tại vùng nghiên cứu.................................................... 57
3.5.3. Đề xuất các giải pháp................................................................................................................ 58
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................................................... 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................................... 68
PHỤ LỤC...................................................................................................................................................... 70

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu cùng với sức ép của sự gia tăng dân số, sử dụng
đất nông nghiệp theo hướng bền vững để đảm bảo an ninh lương thực đang là vấn đề
bức thiết được tất cả các quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm.
Việt Nam đến nay vẫn cơ bản là một nước nông nghiệp. Nông nghiệp ln đóng
vai trị quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Từ một nền kinh tế nông nghiệp tập
trung mang nặng tính bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường, nước ta đang phải
đối mặt với hàng loạt các vấn đề về kinh tế, xã hội cũng như môi trường. Để đạt được
mục tiêu phát triển bền vững, Việt Nam cần nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp từ đó nâng cao đời sống người dân, cải thiện cảnh quan, bảo vệ môi trường và

hệ sinh thái.
Sa Thầy là một huyện miền núi phía Tây Nam tỉnh Kon Tum. Đất đai của huyện
Sa Thầy đa dạng về chủng loại, đất nơng nghiệp chiếm tới 87,67% tổng diện tích tự
nhiên. Trong đó, xã Mơ Rai là một xã thuộc huyện Sa Thầy, với diện tích đất nơng
nghiệp chiếm đến 67,88% đất nơng nghiệp tồn huyện. Cho thấy vai trị quan trọng
của xã Mô Rai trong sản xuất nông nghiệp của huyện. Những năm qua ngành nông
nghiệp của xã Mô Rai có nhiều chuyển biến tích cực, cơ cấu sử dụng đất thay đổi theo
hướng tăng tỷ trọng đất trồng cây lâu năm và giảm tỷ trọng đất lâm nghiệp kém hiệu
quả, ưu tiên phát triển các cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao. Tuy có diện
tích tương đối lớn nhưng địa hình phức tạp, chủ yếu là đồi núi, trình độ dân trí chưa
cao nên khả năng khai thác nguồn tài nguyên đất nói chung và đất nơng nghiệp nói
riêng phục vụ sản xuất cịn hạn chế. Sản xuất kém phát triển, hiệu quả kinh tế khơng
cao, trong khi nguồn thu nhập chính của người dân nơi đây phụ thuộc vào sản xuất
nơng nghiệp. Vì vậy, đời sống của nhân dân cịn gặp nhiều khó khăn.
Nghiên cứu tình hình sản xuất nơng nghiệp, đánh giá hiệu quả sử dụng đất, từ đó
đưa ra các biện pháp sử dụng đất đai một cách hợp lý nhất, khai thác hiệu quả tiềm
năng mà đất đai mang lại, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân là
vấn đề rất cần thiết. Do đó, tơi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử
dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum”.
2. Mục tiêu nghiên cứu

a. Mục tiêu chung
Đề tài nghiên cứu thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn, đưa
ra những nhận xét và đánh giá cụ thể về những mặt đạt được, cũng như những hạn chế,

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


2


tồn tại hiện nay ở địa phương. Từ đó, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng
đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu.
b. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
Đánh giá điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của vùng nghiên cứu thuộc huyện
Sa Thầy, tỉnh Kon Tum ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
Đánh giá hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của vùng nghiên cứu thuộc
huyện Sa Thầy.
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất của một số loại hình sử dụng đất sản xuất nơng
nghiệp chính tại vùng nghiên cứu thuộc huyện Sa Thầy trên 3 phương diện kinh tế, xã
hội, môi trường.
Đề xuất hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp hợp lý của vùng nghiên cứu.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
a. Ý nghĩa khoa học
Đề tài cung cấp cơ sở lý luận của việc nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất sản xuất
nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu.
Góp phần bổ sung tư liệu khoa học về đánh giá các loại hình sử dụng đất, nhằm
nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
Cung cấp nguồn thông tin làm cơ sở dữ liệu cho các nghiên cứu tiếp theo về quy
hoạch sử dụng đất.
b. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở cho việc quản lý sử dụng đất hiệu quả hơn,
góp phần chuyển đổi thích hợp cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện Sa Thầy.
Đề xuất một số loại hình sử dụng đất mang lại hiệu quả kinh tế cao và cơ cấu sử
dụng đất hợp lý.
Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất, góp phần tăng thu nhập cho
người sản xuất nơng nghiệp trên địa bàn huyện Sa Thầy.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm



3

Chương 1

TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của đất đai
1.1.1.1. Khái niệm về đất đai
Theo học thuyết sinh học cảnh quan, đất đai được coi là vật mang của hệ sinh thái.
Đất đai được định nghĩa như sau:
Một vạt đất xác định về mặt địa lý là một diện tích bề mặt trái đất với những
diện tích tương đối ổn định hoặc thay đổi có tính chất chu kỳ có thể dự đốn được của
sinh quyển bên trên, bên trong và bên dưới nó, như là khơng khí, đất (soild), điều kiện
thủy văn, địa chất, thực vật, động vật cư trú, những hoạt động trước đây và hiện nay
của con người, ở chừng mực mà những thuộc tính đó ảnh hưởng có ý nghĩa tới việc sử
dụng đất hiện nay và trong tương lai của con người (Christian và Stewat, 1968; Smyth,
1973).
Hội nghị quốc tế về môi trường ở Rip de Janerio, Brazil, 1993 đưa ra định nghĩa
về đất đai như sau:
Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm tất cả các cấu
thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đất đó như: khí hậu bề mặt,
thổ nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước, các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm
và khống sản trong lịng đất, tập đồn động thực vật, trạng thái định cư của con
người, những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại (san nền, hồ chứa
nước hay hệ thống tiêu thoát nước, đường sá, nhà cửa,…).
Hai định nghĩa trên đều chỉ ra rằng, đất đai là một khoảng không gian được xác
định theo chiều thẳng đứng (gồm khí hậu của bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm
động thực vật, nước mặt, nước ngầm và tài nguyên khoáng sản trong lòng đất) và theo
chiều ngang (là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thủy văn cùng với nhiều thành
phần khác) giữ vai trị quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất cũng

như cuộc sống của xã hội loài người [14].
1.1.1.2. Đặc điểm của đất đai
Các đặc điểm tự nhiên của đất đai: Xét về mặt tự nhiên, trong đất ln có đặc
điểm tự nhiên được hình thành nhờ vào các tính chất lý học, hóa học của đất đai.
Tính chất vật lý của đất đai thể hiện qua các yếu tố như tỷ trọng, dung trọng, độ
xốp, tính tương co, tính dẻo, độ chặt của đất. Các yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến các đặc

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


4

tính của đất đai, đặc biệt là đặc tính thành phần cơ giới, ảnh hưởng đến phương thức
canh tác và các loại hình sử dụng đất được lựa chọn.
Trong đất đai có nhiều tính chất hóa học đặc trưng, bởi vì bản thân trong đất đai có
nhiều ngun tố hóa học và sự phản ứng giữa các yếu tố hóa học này sẽ tạo nên các
tính chất hóa học. Các yếu tố thể hiện các tính chất hóa học có trong đất như độ chua,
các nhóm mùn, keo đất, tính đệm, dung dịch đất,… các yếu tố này ảnh hưởng đến chất
lượng đất rất lớn, quyết định đến loại hình sử dụng đất [12].
Các đặc điểm về kinh tế - xã hội của đất đai: Xét về mặt kinh tế - xã hội, đất đai là
một tư liệu sản xuất đặc biệt, là điều kiện vật chất chung nhất đối với mọi ngành sản
xuất và hoạt động của con người, đất đai vừa là đối tượng lao động, vừa là phương tiện
lao động.
Đất đai là một vật thể tự nhiên mang tính lịch sử. Đất đai là một sản phẩm của tự
nhiên, xuất hiện và tồn tại ngồi ý chí và sự nhận thức của con người. Qua quá trình
lao động, con người tác động vào đất đai để thu lại sản phẩm, chính trong q trình
này, con người đã chuyển tải vào đất đai giá trị sức lao động của mình và làm cho đất
đai tham gia vào các mối quan hệ xã hội. Do đó, từ vật thể tự nhiên, đất đai đã mang
tính lịch sử.
Tính chất quan trọng nhất của đất đai làm cho nó trở thành một tư liệu sản xuất

đặc biệt, đó chính là độ phì của đất. Độ phì là khả năng của đất cung cấp cho cây trồng
thức ăn, nước và những điều kiện khác, đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển của cây
trồng. Đất đai có tính giới hạn về số lượng, tính cố định về khơng gian, tính khơng
thay thế và có khả năng tăng tính sản xuất [15].
1.1.2. Khái niệm về đánh giá đất
Có nhiều định nghĩa khác nhau về đánh giá đất:
- Theo học thuyết Docutraiev, đánh giá đất là đi so sánh, đánh giá theo khả năng

của đất theo từng khoanh đất dựa trên độ màu mỡ và khả năng sản xuất của đất.
- Theo Sôbolev, đánh giá đất là học thuyết về sự đánh giá có tính chất so sánh chất

lượng đất của các vùng khác nhau mà ở đó thực vật sinh trưởng và phát triển.
- Đánh giá đất đai là sự phân chia có tính chất chuyên canh về hiệu suất của đất so

với những dấu hiệu khách quan (khí hậu, thời tiết, thủy văn, thảm thực vật tự nhiên, hệ
động vật tự nhiên,…) và thuộc tính của chính đất đai tạo nên.
- Đánh giá đất đai chỉ có ý nghĩa trong lĩnh vực một vùng có điều kiện tự nhiên

(trừ yếu tố đất), điều kiện kinh tế xã hội như nhau.
- Hiện nay, phần lớn các nước trên thế giới sử dụng khái niệm đánh giá đất của

FAO để nghiên cứu về đánh giá đất và tài nguyên đất đai, đây là khái niệm mang tính

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


5

khái quát. Theo quan điểm của tổ chức nông lương thế giới (FAO, 1976), đánh giá đất
là quá trình so sánh, đối chiếu những tính chất của vạt/khoanh đất cần đánh giá với

những tính chất đất đai mà loại yêu cầu sử dụng đất cần phải có.
Như vậy đánh giá đất đai được xem xét trên phạm vi rất rộng, bao gồm cả không
gian, thời gian, tự nhiên, kinh tế và xã hội. Đặc điểm đánh giá đất đai của FAO là
những tính chất đất đai có thể đo lường hoặc ước lượng - định lượng được. Cần thiết
có sự lựa chọn chỉ tiêu đánh giá đất thích hợp, có vai trị tác động trực tiếp và có ý
nghĩa tới đất đai của vùng/khu vực nghiên cứu [10].
1.1.3. Khái niệm về đất nông nghiệp và đất sản xuất nông nghiệp
- Đất nông nghiệp (NNP): là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí

nghiệm về nơng nghiệp, lâm nghiệp, ni trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo
vệ, phát triển rừng. Đất nông nghiệp bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm
nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác.
- Đất sản xuất nông nghiệp (SXN): là đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích sản

xuất nơng nghiệp; bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm.
- Đất trồng cây hàng năm (CHN): là đất chuyên trồng các loại cây có thời gian

sinh trưởng từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch không quá một (01) năm, kể cả đất sử
dụng theo chế độ canh tác không thường xuyên, đất cỏ tự nhiên có cải tạo sử dụng vào
mục đích chăn ni. Loại này bao gồm đất trồng lúa, đất cỏ dùng vào chăn nuôi, đất
trồng cây hàng năm khác.
+ Đất trồng lúa (LUA): là ruộng, nương rẫy trồng lúa từ một vụ trở lên hoặc

trồng lúa kết hợp với sử dụng vào các mục đích khác được pháp luật cho phép nhưng
trồng lúa là chính; bao gồm đất chuyên trồng lúa nước, đất trồng lúa nước còn lại, đất
trồng lúa nương.
Đất chuyên trồng lúa nước (LUC): là ruộng lúa nước cấy trồng từ hai vụ lúa
mỗi năm trở lên kể cả trường hợp luân canh với cây hàng năm khác, có khó khăn đột
xuất mà chỉ trồng cấy được một vụ hoặc phải bỏ hóa khơng q một năm.
Đất trồng lúa nước còn lại (LUK): là ruộng lúa nước không phải chuyên

trồng lúa nước.
Đất trồng lúa nương (LUN): là đất nương, rẫy để trồng từ một vụ lúa trở lên.
+ Đất cỏ dùng vào chăn nuôi (COC): là đất trồng cỏ hoặc đồng cỏ, đồi cỏ tự nhiên

có cải tạo để chăn ni gia súc; bao gồm đất trồng cỏ và đất cỏ tự nhiên có cải tạo.

Đất trồng cỏ (COT): là đất gieo trồng các loại cỏ được chăm sóc, thu hoạch
như các loại cây hàng năm.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


6

Đất cỏ tự nhiên có cải tạo (CON): là đồng cỏ, đồi cỏ tự nhiên đã được cải tạo,
khoanh nuôi, phân thành từng thửa để chăn nuôi gia súc.
+ Đất trồng cây hàng năm khác (NHK): là đất trồng cây hàng năm không phải

đất trồng lúa và đất cỏ dùng vào chăn nuôi gồm chủ yếu để trồng màu, hoa, cây thuốc,
mía, đay, gai, cói, sả, dâu tằm, cỏ khơng để chăn nuôi; gồm đất bằng trồng cây hàng
năm khác và đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác.
Đất bằng trồng cây hàng năm khác (BHK): là đất bằng ở đồng bằng, thung
lũng, cao nguyên để trồng cây hàng năm khác.
Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác (NHK): là đất nương, rẫy ở trung du
và miền núi để trồng cây hàng năm khác.
- Đất trồng cây lâu năm (CLN): là đất trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng

trên một năm từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch kể cả cây có thời gian sinh trưởng như
cây hàng năm nhưng cho thu hoạch trong nhiều năm như Thăng long, Chuối, Dứa,
Nho, v.v.; bao gồm đất trồng cây công nghiệp lâu năm, đất trồng cây ăn quả lâu năm và

đất trồng cây lâu năm khác.
+ Đất trồng cây công nghiệp lâu năm (LNC): là đất trồng cây lâu năm có sản

phẩm thu hoạch (khơng phải là gỗ) để làm nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp hoặc
phải qua chế biến mới sư dụng được gồm chủ yếu là Chè, Cà phê, Cao su, Hồ tiêu,
Điều, Ca cao, Dừa, v.v.
+ Đất trồng cây lâu năm khác (LNK): là đất trồng cây lâu năm không phải đất

trồng cây công nghiệp lâu năm và đất trồng cây ăn quả lâu năm gồm chủ yếu là đất
trồng cây lấy gỗ, lấy bóng mát, tạo cảnh quan không thuộc đất lâm nghiệp, đất vườn
trồng xen lẫn nhiều loại cây lâu năm hoặc cây lâu năm xen lẫn cây hàng năm [1].
1.1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp
1.1.4.1. Điều kiện tự nhiên
Việc sử dụng đất đai luôn chịu ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên, do vậy, khi sử dụng
đất đai ngồi bề mặt khơng gian cần chú ý đến việc thích ứng với điều kiện tự nhiên và
quy luật sinh thái tự nhiên của đất cũng như các yếu tố bao quanh mặt đất như nhiệt
độ, ánh sáng, lượng mưa, khơng khí và các khống sản trong lịng đất,… Trong điều
kiện tự nhiên, khí hậu là nhân tố hạn chế hàng đầu của việc sử dụng đất đai, sau đó là
điều kiện đất đai (chủ yếu là địa hình, thổ nhưỡng) và các nhân tố khác.
- Điều kiện khí hậu: Các yếu tố khí hậu ảnh hưởng rất lớn, trực tiếp đến sản xuất

nông nghiệp và điều kiện sinh hoạt của con người. Tổng tích ơn nhiều hay ít, nhiệt độ
bình quân cao hay thấp, sự sai khác nhiệt độ về thời gian không gian, sự sai khác giữa
nhiệt độ tối cao và tối thấp, thời gian có sương dài hoặc ngắn,… trực tiếp ảnh hưởng

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


7


đến sự phân bố, sinh trưởng và phát triển của cây trồng, cây rừng và thực vật thủy
sinh,… Cường độ ánh sáng mạnh hay yếu, thời gian chiếu sáng dài hay ngắn cũng có
tác dụng ức chế đối với sinh trưởng, phát dục và quá trình quang hợp của cây trồng.
Chế độ nước vừa là điều kiện quan trọng để cây trồng vận chuyển chất dinh dưỡng vừa
là vật chất giúp cho sinh vật sinh trưởng và phát triển. Lượng mưa nhiều hay ít, bốc
hơi mạnh hay yếu có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ nhiệt độ và độ ẩm của đất cùng
khả năng đảm bảo cung cấp cho sự sinh trưởng của động thực vật. Tuy nhiên, cần lưu
ý rằng các yếu tố khí hậu có các đặc trưng rất khác biệt giữa các mùa trong năm cũng
như các vùng lãnh thổ khác nhau.
- Yếu tố địa hình: Địa hình là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng đất của

các ngành nông nghiệp và phi nông nghiệp.
Đối với sản xuất nông nghiệp, sự sai khác giữa địa hình, địa mạo, độ cao với mặt
nước biển, độ dốc và hướng dốc, sự bào mòn mặt đất và mức độ xói mịn,… thường
dẫn đến sự khác nhau về đất đai và khí hậu, từ đó ảnh hưởng đến sản xuất và phân bố
các ngành nông - lâm nghiệp, hình thành sự phân biệt địa giới theo chiều thẳng đứng
đối với nơng nghiệp. Bên cạnh đó, địa hình và độ dốc ảnh hưởng đến phương thức sử
dụng đất nơng nghiệp từ đó đặt ra u cầu cần phải đảm bảo thủy lợi hóa và cơ giới
hóa cho đồng ruộng nhằm thu lại hiểu quả sử dụng đất là cao nhất.
- Yếu tố thổ nhưỡng: Mỗi loại đất đều có những đặc tính sinh, lý, hố riêng biệt

trong khi đó mỗi mục đích sử dụng đất đều có những yêu cầu sử dụng đất cụ thể. Do
vậy, yếu tố thổ nhưỡng quyết định rất lớn đến hiệu quả sản xuất nơng nghiệp. Độ phì
của đất là tiêu chí quan trọng về sản lượng cao hay thấp. Độ dày tầng đất và tính chất
đất có ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng của cây trồng.
- Yếu tố thủy văn: Yếu tố thủy văn được đặc trưng bởi sự phân bố của hệ thống

sơng ngịi, ao hồ,… với các chế độ thủy văn cụ thể như lưu lượng nước, tốc độ dòng
chảy, chế độ thủy triều,… sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cung cấp nước cho các
yêu cầu sử dụng đất.

Đặc thù của nhân tố điều kiện tự nhiên mang tính khu vực. Vị trí của vùng cùng
với sự khác biệt về điều kiện ánh sáng, nhiệt độ, nguồn nước và các điều kiện tự nhiên
khác sẽ quyết định đến khả năng, công dụng hiệu quả của việc sử dụng đất đai. Vì vậy,
trong thực tiễn sử dụng đất cần tuân thủ quy luật tự nhiên, tận dụng các lợi thế nhằm
đạt được hiệu ích cao nhất về xã hội, môi trường và kinh tế [14].
1.1.4.2. Biện pháp kỹ thuật canh tác
Biện pháp kỹ thuật canh tác là tác động của con người vào đất đai, cây trồng, vật
ni nhằm tạo nên sự hài hịa giữa các yếu tố của các quá trình sản xuất để hình thành,
phân bố và tích lũy năng suất kinh tế. Đây là những tác động thể hiện sự hiểu biết sâu

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


8

sắc về đối tượng sản xuất, về thời tiết, về điều kiện môi trường và thể hiện những dự
báo thông minh và sắc sảo. Trên cơ sở nghiên cứu các quy luật tự nhiên của sinh vật để
lựa chọn các tác động kỹ thuật, lựa chọn chủng loại và cách sử dụng các đầu vào nhằm
đạt các mục tiêu sử dụng đất đề ra.
Với biện pháp canh tác thô sơ, con người chỉ có thể khai thác và sử dụng lớp đất
bề mặt. Việc ứng dụng công nghệ sản xuất tiến bộ sẽ góp phần đẩy mạnh khai thác
chiều sâu của đất và nâng cao năng suất cây trồng nhằm đáp ứng nhu cầu về nông sản
ngày càng cao của con người trong điều kiện quỹ đất có hạn. Như vậy, các biện pháp
kỹ thuật có ý nghĩa quan trọng trong quá trình khai thác đất, sử dụng đất theo chiều sâu
và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp [5].
1.1.4.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
Điều kiện kinh tế - xã hội bao gồm các yếu tố về chế độ xã hội, dân số và lao
động, mức độ phát triển khoa học - kỹ thuật, trình độ quản lý, sử dụng lao động, khả
năng áp dụng các tiến bộ khoa học trong sản xuất.
Chế độ sở hữu tư liệu sản xuất và điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau đã tác động

đến việc quản lý sử dụng đất nông nghiệp, khống chế phương thức và hiệu quả sử
dụng đất. Trình độ phát triển xã hội và kinh tế khác nhau dẫn đến trình độ sử dụng đất
nông nghiệp cũng khác nhau. Nền kinh tế và khoa học kỹ thuật nơng nghiệp càng phát
triển thì khả năng sử dụng đất nông nghiệp của con người càng được nâng cao.
Ảnh hưởng của các điều kiện kinh tế - xã hội góp phần tạo ra năng suất kinh tế
trong nông nghiệp và được đánh giá bằng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Thực
trạng sử dụng đất nông nghiệp liên quan đến lợi ích kinh tế của người sử dụng đất
nơng nghiệp. Tuy nhiên, nếu có chính sách ưu đãi sẽ có điều kiện cải thiện và hạn chế
việc sử dụng theo kiểu bóc lột đất đai.
Từ những vấn đề nêu trên cho thấy, các nhân tố điều kiện tự nhiên và điều kiện
kinh tế - xã hội tạo ra nhiều tổ hợp ảnh hưởng đến việc sử dụng đất đai. Tuy nhiên, mỗi
nhân tố giữ vị trí và có tác động khác nhau. Trong đó, điều kiện tự nhiên là yếu tố cơ
bản để xác định công dụng của đất đai, có ảnh hưởng trực tiếp, cụ thể và sâu sắc nhất
đối với sản xuất nông nghiệp. Điều kiện kinh tế sẽ kiềm chế tác dụng của con người
trong việc sử dụng đất. Điều kiện xã hội tạo ra những khả năng khác nhau cho các yếu
tố kinh tế và tự nhiên tác động tới việc sử dụng đất. Vì vậy, cần phải dựa vào quy luật
tự nhiên và quy luật kinh tế - xã hội để nghiên cứu, xử lý mối quan hệ giữa các nhân tố
tự nhiên, kinh tế - xã hội trong lĩnh vực sử dụng đất đai. Căn cứ vào yêu cầu của thị
trường và của xã hội, xác định mục đích sử dụng đất, kết hợp chặt chẽ yêu cầu sử dụng
với ưu thế tài nguyên của đất đai để đạt tới cơ cấu tổng thể hợp lý nhất, với diện tích
đất đai có hạn sẽ mang lại hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội ngày càng cao và sử dụng
đất đai được bền vững [14].

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


9

1.1.5. Hiệu quả sử dụng đất và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất
1.1.5.1. Hiệu quả sử dụng đất

Có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả. Trước đây, người ta thường quan niệm
kết quả chính là hiệu quả. Sau này, người ta nhận thấy rõ sự khác nhau giữa hiệu quả
và kết quả. Nói một cách chung nhất thì hiệu quả chính là kết quả như yêu cầu của
công việc mang lại. Hiệu quả là kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người
chờ đợi hướng tới. Trong sản xuất, hiệu quả có nghĩa là hiệu suất, là năng suất. Trong
kinh doanh, hiệu quả là lãi suất, lợi nhuận. Trong lao động nói chung, hiệu quả là năng
suất lao động được đánh giá bằng số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị
sản phẩm, hoặc bằng số lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian.
Đối với lĩnh vực sử dụng đất, hiệu quả sử dụng đất là chỉ tiêu chất lượng đánh giá kết
quả sử dụng đất. Bao gồm: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường.
- Về mặt kinh tế là lượng sản phẩm, lượng giá trị thu được bằng tiền hay hiện vật

thông qua việc sử dụng đất trên một đơn vị diện tích cụ thể.
- Về mặt xã hội thể hiện mức thu hút lao động, tạo việc làm, nâng cao đời sống,…

trong hoạt động kinh tế để khai thác sử dụng đất.
- Về mặt môi trường thể hiện mức độ tác động của quá trình sử dụng đất đến môi

trường sinh thái như đất, nước, khơng khí và hệ sinh học.

Hình 1.1. Quan điểm về hiệu quả sử dụng đất
Trong đó, trước hết và quan trọng nhất là hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kinh là nguồn
lực để thực thi hiệu quả xã hội và mơi trường, nhưng khơng có hiệu quả xã hội và mơi
trường thì hiệu quả kinh tế sẽ khơng vững chắc. Chỉ khi đáp ứng được các yêu cầu về
kinh tế, xã hội và mơi trường thì việc sử dụng đất mới trở nên hiệu quả và bền vững.
1.1.5.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất
a. Hiệu quả kinh tế
Để đánh giá được hiệu quả kinh tế sử dụng đất trước hết ta cần phải hiểu rõ khái
niệm hiệu quả kinh tế. Có một số tác giả cho rằng hiệu quả kinh tế được xác định bởi


PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


10

quan hệ tỷ lệ giữa sự tăng lên của hai đại lượng kết quả và chi phí. Các quan niệm này
mới chỉ đề cập đến hiệu quả của phần tăng thêm chứ khơng phải tồn bộ phần tham gia
vào quy trình kinh tế.
Một số quan điểm lại cho rằng hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa kết
quả đạt được và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó. Điển hình cho quan điểm này là
tác giả Manfred Kuhn, theo ơng: “Tính hiệu quả được xác định bằng cách lấy kết quả
tính theo đơn vị giá trị chia cho chi phí kinh doanh”.
Hai tác giả Whohe và Doring lại đưa ra hai khái niệm về hiệu quả kinh tế. Đó là
hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị hiện vật và hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị giá trị.
Hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị hiện vật là mối quan hệ tỷ lệ giữa sản lượng tính
theo đơn vị hiện vật (chiếc, kg,…) và lượng các nhân tố đầu vào (giờ lao động, đơn vị
thiết bị, nguyên vật liệu,…). Còn hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị giá trị là mối quan
hệ tỷ lệ giữa sản lượng tính bằng tiền và các nhân tố đầu vào tính bằng tiền.
Từ các quan điểm trên ta có thể đưa ra khái niệm về hiệu quả kinh tế sử dụng đất
là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ vận dụng các nguồn lực của đất đai nhằm
đạt được mục tiêu mà ta đã đề ra.
Hiêu quả kinh tế sử dụng đất được đánh giá thông qua các chỉ tiêu sau:
- Hiệu quả tính trên 1ha đất nơng nghiệp
+ Tổng giá trị sản xuất (GTSX): là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ

được tạo ra trong sản xuất, trong một thời gian nhất định thường là một năm.
+ Chi phí trung gian (CPTG): là khoản chi phí vật chất thường xuyên bằng tiền mà

chủ thể bỏ ra để thuê và mua các yếu tố đầu vào và dịch vụ trong quá trình sản xuất.
+ Giá trị gia tăng (GTGT): là kết quả cuối cùng sau khi trừ đi chi phí trung gian


của các hoạt động sản xuất kinh doanh nào đó.
- Hiệu quả kinh tế tính trên một ngày công lao động (LĐ) quy đổi GTSX/LĐ,

GTGT/LĐ.
b. Hiệu quả xã hội

Trong đánh giá hiệu quả sử dụng đất, ngoài việc xác định hiệu quả kinh tế mang
lại thì cần xác định hiệu quả về việc giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập,
khả năng thu hút lao động. Hiệu quả xã hội liên quan mật thiết với hiệu quả kinh tế và
thể hiện mục tiêu kinh tế của con người. Việc tách hiệu quả kinh tế - xã hội của từng
loại sử dụng đất làm hai chỉ tiêu riêng biệt (hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội) chỉ có
ý nghĩa tương đối, song ở nhiều trường hợp (nhất là khi đánh giá chi tiết) thì cách làm
này lại rất cần thiết vì nó đảm bảo độ chính xác, giúp đưa ra những quyết định đúng
đắn hơn [10].

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


11

Hiệu quả xã hội phản ánh mối tương quan giữa kết quả thu được về mặt xã hội mà
sản xuất mang lại với các chi phí sản xuất xã hội bỏ ra. Loại hiệu quả này đánh giá chủ
yếu về mặt xã hội do hoạt động sản xuất mang lại.
Hiệu quả xã hội là chỉ tiêu khó đánh giá bằng các chỉ tiêu định lượng. Hiệu quả về
mặt xã hội sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu được đánh giá thơng qua một số chỉ tiêu
như sau:
- Bình qn diện tích đất nơng nghiệp trên đầu người.
- Khả năng tạo việc làm trên đơn vị diện tích đất nơng nghiệp.
- Thu nhập bình qn đầu người ở vùng nơng thơn.

- Đảm bảo an toàn lương thực và gia tăng lợi ích của nơng dân.
- Trình độ dân trí, trình độ hiểu biết xã hội.

c. Hiệu quả môi trường
Để xác định hiệu quả môi trường trong sử dụng đất cần tiến hành tính tốn các chỉ
tiêu thơng dụng như: độ che phủ, hệ số sử dụng đất, tình hình sử dụng phân bón và hóa
chất bảo vệ thực vật. Trong sản xuất nông nghiệp, hiệu quả môi trường là hiệu quả lâu
dài, vừa đảm bảo lợi ích hiện tại mà khơng làm xấu đến tương lai, gắn chặt với quá
trình khai thác, sử dụng bảo vệ tài nguyên đất và môi trường sinh thái. Việc xác định
hiệu quả về mặt môi trường của quá trình sử dụng đất rất phức tạp, khó định lượng, địi
hỏi phải được nghiên cứu phân tích trong một thời gian dài để có thể kiểm chứng và
đánh giá [10].
Hiệu quả môi trường được đánh giá thông qua các chỉ tiêu sau:
- Hệ số sử dụng đất: Là tỷ số giữa diện tích gieo trồng và diện tích canh tác hàng

năm của địa bàn nghiên cứu. Đây là chỉ tiêu cho biết số vòng quay của đất canh tác
trong năm. Nếu hệ số sử dụng đất cao là biểu hiện của việc khai thác tận dụng tốt đất
nơng nghiệp. Để thực hiện được điều này địi hỏi phải nâng cao tổng diện tích gieo
trồng trên một đơn vị canh tác.

Tổng diện tích gieo trồng hàng năm

Hệ số sử dụng đất (lần) =

Tổng diện tích đất trồng cây hằng năm
- Năng suất cây trồng: đây là chỉ tiêu chất lượng biểu hiện kết quả sản xuất ngành
trồng trọt.

Năng suất tính trên diện tích gieo trồng =
Năng suất tính trên diện tích thu hoạch =

Trong đó:
Diện tích thu hoạch = Diện tích gieo trồng - Diện tích mất trắng.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


12
- Bón phân và giữ gìn đất: Việc cung cấp lại lượng mùn bị mất đi hàng năm của

đất là rất cần thiết để giữ độ phì cho đất.
- Hạn chế dùng hóa chất trong nơng nghiệp.
- Tăng vụ, tăng hệ số quay vòng của đất để tăng cường sự che phủ đất.
- Tính đa dạng sinh học, bảo vệ nguồn gen của động, thực vật hoang dã dùng để

lai tạo các giống chống chịu tốt với sâu bệnh và các điều kiện ngoại cảnh bất thường.
- Tính đa dạng giữa các hệ phụ trồng trọt, chăn nuôi, ngành nghề phụ, bảo quản

chế biến sau thu hoạch và tiêu thụ hàng hóa.
- Phát triển phương thức nơng, lâm kết hợp, xây dựng các mơ hình VAC.
- Bảo vệ và duy trì các nguồn tài nguyên nước bằng việc trồng rừng, xóa bỏ đất

trống đồi trọc, trồng cây lâu năm, kết hợp nông lâm với nuôi trồng thủy sản,…
1.1.6. Quan điểm về phát triển nền nông nghiệp bền vững
Phát triển nông nghiệp bền vững có vai trị vơ cùng quan trọng và có tính quyết
định đến sự phát triển chung của xã hội. Phát triển nông nghiệp bền vững phải vừa
đảm bảo thỏa mãn nhu cầu hiện tại ngày càng tăng về sản phẩm nông nghiệp vừa
không giảm khả năng đáp ứng những nhu cầu của nhân loại trong tương lai. Mặt khác,
phát triển nông nghiệp bền vững vừa theo hướng đạt năng suất nông nghiệp cao hơn
vừa bảo vệ giữ gìn tài nguyên thiên nhiên đảm bảo sự cân bằng có lợi về mơi trường.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về phát triển nông nghiệp bền vững.

Theo FAO, nông nghiệp bền vững bao gồm quản lý có hiệu quả tài nguyên cho
nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu cuộc sống cho con người, đồng thời giữ gìn và cải
thiện tài nguyên thiên nhiên môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (FAO, 1989).
Theo nông nghiệp Canada, hệ thống nông nghiệp bền vững là hệ thống có hiệu quả
kinh tế, đáp ứng nhu cầu xã hội về an ninh lương thực, đồng thời giữ gìn và cải thiện tài
nguyên thiên nhiên và chất lượng của môi trường sống cho đời sau (Baier, 1990).

Định nghĩa của Piere Croson (1993): Một hệ thống nông nghiệp bền vững phải
đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về ăn và mặc thích hợp có hiệu quả kinh tế, môi
trường xã hội gắn với việc tăng phúc lợi trên đầu người.
Các định nghĩa có nhiều cách biểu thị khác nhau, song về nội dung thường bao
gồm 3 thành phần cơ bản sau:
1. Bền vững về an ninh lương thực trong thời gian dài trên cơ sở hệ thống nông

nghiệp phù hợp với điều kiện sinh thái và không tổn hại môi trường.
2. Bền vững về tổ chức quản lý, hệ thống nông nghiệp phù hợp trong mối quan hệ

con người cả cho đời sau.
3. Bền vững thể hiện ở tính cộng đồng trong hệ thống nông nghiệp hợp lý.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


13

Trong tất cả các định nghĩa, điều quan trọng nhất là biết sử dụng hợp lý tài nguyên
đất đai, giữ vững và cải thiện chất lượng mơi trường, có hiệu quả kinh tế, năng suất
cao và ổn định, tăng cường chất lượng cuộc sống, bình đẳng giữa các thế hệ và hạn chế
rủi ro [13].
* Nội dung của sự phát triển nông nghiệp bền vững:

- Tăng năng suất nông nghiệp một cách bền vững và ổn định. Chỉ có năng suất

mới đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người về sản phẩm nông nghiệp. Việc
tăng năng suất này phải được thực hiện một cách ổn định, bền vững, nông nghiệp
không bị chao đảo bởi các thay đổi của kinh tế thị trường. Tăng năng suất nông nghiệp
trước hết phải tăng hiệu quả sử dụng đất đai, lao động và vốn, sử dụng có hiệu quả các
nguồn lực khan hiếm để thỏa mản nhu cầu ngày càng tăng về sản phẩm nông nghiệp.
- Phân phối công bằng sản phẩm và tài nguyên nông nghiệp. Sự phát triển nông

nghiệp bền vững bao gồm các biện pháp thực hiện sự công bằng về phân phối, chia sẽ
sản phẩm nông nghiệp và tài nguyên nông nghiệp. Một hệ thống nông nghiệp càng
công bằng bao nhiêu thì sự phân bố tài nguyên trong cư dân, trong cộng đồng, vùng và
quốc gia càng công bằng bấy nhiêu.
- Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên. Nơng nghiệp chỉ có thể phát triển bền

vững khi tài nguyên thiên nhiên, đất, nước, rừng, biển được sử dụng đúng đắn không
bị giảm cấp, không bị tàn phá bởi những kỷ thuật canh tác không phù hợp. Trong chiến
lược phát triển nơng nghiệp cần phải có các nội dung bảo vệ, bảo tồn tài nguyên thiên
nhiên kết hợp với việc phát triển nông lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
- Làm tăng sự công bằng giữa các thế hệ và hoàn thiện chất lượng cuộc sống. Sự

phát triển nông nghiệp được goi là bền vững khi mà các hoạt động hiện tại về nông
nghiệp không ảnh hưởng xấu mà chỉ làm tốt hơn các khả năng phát triển của thế hệ
mai sau. Vì thế việc giải quyết các vấn đề hôm nay sẽ làm cơ sở để hạn chế và giải
quyết các vấn đề nảy sinh trong tương lai. Thực trạng nghèo đói là nguyên nhân cơ bản
của sự tàn phá và giảm cấp tài nguyên rừng và đất. Vì thế cần có chiến lược giải quyết
tốt những khó khăn, nhất là những vùng điều kiện sản xuất khó khăn. Để làm được
điều đó, sự tham gia của nhóm người hưởng lợi, sự phân bố cơng bằng lợi ích và khả
năng tự lập là những yếu tố cơ bản của mọi chương trình phát triển nơng nghiệp và
nơng thôn [16].

* Phương hướng cơ bản phát triển nông nghiệp bền vững:
- Xây dựng một hệ thống chính sách phù hợp. Các chính sách phát triển nơng

nghiệp phải nhằm tăng thu nhập của nông dân nhất là dân nghèo mà không làm tổn hại
đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Các chính sách phải góp phần sử dụng hợp
lý và có hiệu quả các nguồn lực.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


14
- Quản lý tài nguyên thiên nhiên. Sự giảm cấp về tài nguyên thiên nhiên là một

thách thức lớn cho sự phát triển bền vững nền nơng nghiệp. Vì thế chiến lược phát
triển nông nghiệp phải nhằm hạn chế và xóa bỏ sự giảm cấp về tài ngun thiên nhiên
thơng qua việc thực hiện các chương trình phủ xanh đất trống đồi trọc, trồng rừng,
chống xói mịn do gió và nước, thực hiện tốt các quyền về sở hữu đất đai.
- Đổi mới chương trình nghiên cứu về nơng nghiệp. Các chương trình nghiên cứu

phải góp phần giải quyết các vấn đề trong sản xuất, mối quan hệ giữa các biện pháp
canh tác với cung cấp về dinh dưỡng, bảo tồn quỹ đất và nước, hạn chế sâu bệnh hại,
làm tăng năng suất và tạo ra môi trường lành mạnh cho con người và sinh vật. Nghiên
cứu cần tập trung vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng hợp lý tài nguyên và tính cân
bằng, đa dạng sinh học.
- Đổi mới công nghệ. Công nghệ áp dụng trong nông nghiệp cần theo hướng làm

giảm sự lệ thuộc quá mức của nơng dân vào các sản phẩm hóa học. Bên cạnh việc áp dụng
cơng nghệ hiện đại phù hợp với tình hình của mỗi vùng cần phát huy tối đa cơng nghệ cổ
truyền đang có ở trong dân và các cộng đồng. Áp dụng và kết hợp hài hịa cơng nghệ cổ
truyền và hiện đại là hướng đi cơ bản của nền nông nghiệp bền vững [16].

* Yêu cầu của sử dụng đất nông nghiệp bền vững:
- Bền vững về mặt kinh tế: cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao và được thị trường

chấp nhận. Hệ thống sử dụng đất phải có mức năng suất sinh học cao trên mức bình
qn vùng có cùng điều kiện đất đai. Năng suất sinh học bao gồm các sản phẩm chính
và phụ (đối với cây trồng là gỗ, hạt, củ, quả,… và tàn dư để lại). Một hệ thống sử dụng
đất bền vững phải có năng suất trên mức bình qn vùng, nếu không sẽ không cạnh
tranh được trong cơ chế thị trường.
Chất lượng sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn tiêu thụ tại địa phương, trong nước và
xuất khẩu, tùy mục tiêu từng vùng. Tổng giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích là thước
đo quan trọng nhất của hiệu quả kinh tế đối với một hệ thống sử dụng đất. Tổng giá trị
trong một giai đoạn hay cả chu kỳ phải trên mức bình quân của vùng, nếu dưới mức
bình quân đó thì nguy cơ người sử dụng đất sẽ khơng có lãi, hiệu quả vốn đầu tư phải
lớn hơn lãi suất tiền vay vốn ngân hàng.
- Bền vững về mặt xã hội: thu hút nhiều lao động, đảm bảo đời sống người dân,

góp phần thúc đẩy xã hội phát triển. Đáp ứng nhu cầu của nông hộ là điều cần quan
tâm trước nếu muốn họ quan tâm đến lợi ích lâu dài (bảo vệ đất, môi trường,…). Sản
phẩm thu được cần thỏa mản cái ăn, cái mặc và nhu cầu sống hàng ngày của người
nông dân.
Nội lực và nguồn lực địa phương phải được phát huy. Hệ thống sử dụng đất phải
được tổ chức trên đất mà người nông dân có quyền hưởng thụ lâu dài, đất đã được giao

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterm


×