Tải bản đầy đủ (.pdf) (239 trang)

Quản lý, sử dụng đất trong cộng đồng dân tộc thiểu số tại chỗ tỉnh kon tum từ năm 2003 đến năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.82 MB, 239 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN HỒNG VÂN

QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT TRONG CỘNG ĐỒNG
DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CHỖ TỈNH KON TUM
TỪ NĂM 2003 ĐẾN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021



ƢỜ







NGUYỄN H NG VÂN

QUẢN LÝ, SỬ DỤ

ẤT TRONG CỘ
NG DÂN TỘC THIỂU
S T I CHỖ TỈNH KON TUM
TỪ


2003 Ế
2019
Ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 9229013
LUẬN ÁN TIẾ SĨ LỊCH SỬ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN DUY BÍNH
Phản biện độc lập:
PGS.TS. NGUYẾ

ỨC HÒA

PGS.TS. HUỲNH THỊ GẤM
Phản biện:
PGS.TS. HÀ MINH H NG
PGS.TS. HUỲNH THỊ GẤM
PGS.TS. LÂM NHÂN

THÀNH PH

H

CHÍ MINH - 2021


i

LỜI CA
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi, tất
cả các số liệu trong luận án đều được trích dẫn và lấy từ nguồn chính thống,

đáng tin cậy, có nguồn rõ ràng, các nhận định trong luận án được rút ra từ kết
quả nghiên cứu của bản thân, nếu sai tơi hồn tồn chịu trách nhiệm.
TP.Hồ Chí Minh, ngày... tháng... năm 2021
gƣời cam đoan


ii

LỜI CẢ

Ơ

Trong quá trình thực hiện luận án “Quản lý, sử dụng đất trong cộng
đồng dân tộc thiểu số tại chỗ tỉnh Kon Tum từ năm 2003 đến nay”, tôi đã
nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình, tạo điều kiện của nhiều cơ quan, tập thể và
cá nhân.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đối với
PGS.TS. Nguyễn Duy Bính – người thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tơi
hồn thành luận án này.
Tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành đến:
- Khoa Lịch sử, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại
học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh đã giúp đỡ, tạo điều kiện để tơi hồn thành
chương trình học tập, nghiên cứu và bảo vệ luận án.
- UBND tỉnh Kon Tum, Sở Giáo dục và Đào tạo Kon Tum, Trường
THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành - nơi tôi đang công tác, đã tạo điều kiện
cho tôi theo học chương trình nghiên cứu sinh khóa 2017-2020.
- Ủy ban và nhân dân các xã: Ngọc Bay, Hơ Moong, Mô Rai, Đắk Dục,
Bờ Y, Mường Hoong, Pờ Ê đã tạo điều kiện giúp đỡ tận tình cho tơi trong suốt
thời gian điền dã lấy tư liệu viết luận án.
Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình, thầy cơ, bạn bè và đồng nghiệp đã

khích lệ, động viên tơi trong suốt q trình học tập.
TP. Hồ Chí Minh, ngày… tháng… năm 2021
Nghiên cứu sinh


iii

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

BQL:

Ban quản lý

DTTS:

Dân tộc thiểu số

DTTSTC:

Dân tộc thiểu số tại chỗ

GCNQSDĐ:

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

HTX:

Hợp tác xã

KHKT:


Khoa học kĩ thuật

KHXH:

Khoa học xã hội

KTXH:

Kinh tế xã hội

NCS:

Nghiên cứu sinh

NN&PTNT:

Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn

NXB:

Nhà xuất bản

QĐ:

Quyết định

TĐSX:

Tập đồn sản xuất


TPKT:

Thành phần kinh tế

TTCP:

Thủ tướng Chính phủ

UBND:

Ủy ban nhân dân


iv

MỤC LỤC
MỞ ẦU .................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1
2.

ục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................... 3
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 3
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................... 3

3. ối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 4
4. ách tiếp cận, phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................... 4
4.1. Cách tiếp cận ................................................................................................. 4

4.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 7
5. guồn tƣ liệu ...................................................................................................... 9
6. hững đóng góp mới của luận án .................................................................. 11
7. Cấu trúc của luận án ....................................................................................... 12
ƢƠ
THIỆ

1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CÁC KHÁI NIỆM VÀ GIỚI
ỂM NGHIÊN CỨU ............................................................................... 13

1.1. ổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................. 13
1.1.1. Nghiên cứu về quản lý, sử dụng đất ở một số nước trên thế giới ............ 13
1.1.2. Nghiên cứu về quản lý, sử dụng đất ở Tây Nguyên - Việt Nam ............... 19
1.1.3. Nghiên cứu về quản lý, sử dụng đất ở các dân tộc thiểu số tại chỗ tỉnh
Kon Tum ............................................................................................................. 28
1.1.4. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................ 31
1.1.4.1. Những kết quả nghiên cứu đã đạt được ............................................ 31


v
1.1.4.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu .............................................. 33
1.2. ác khái niệm ................................................................................................ 34
1.2.1. Sở hữu đất đai .......................................................................................... 34
1.2.2. Quản lý đất đai ......................................................................................... 36
1.2.3. Sử dụng đất đai ......................................................................................... 37
1.2.4. Cộng đồng dân tộc thiểu số tại chỗ .......................................................... 38
1.3.

iới thiệu điểm nghiên cứu .......................................................................... 39


1.3.1. Sơ lược về tỉnh Kon Tum .......................................................................... 39
1.3.2. Sơ lược về 7 điểm nghiên cứu .................................................................. 41
iểu kết ................................................................................................................. 44
ƢƠ
S

2. VẤ






ƢỚ

T I CHỖ TỈ

NG DÂN TỘC THIỂU
2003 ........................................ 46

2.1. hời kỳ trƣớc khi thực dân háp xâm lƣợc ............................................... 46
2.2. hời kỳ thuộc háp ....................................................................................... 52
2.3. hời kỳ

ỹ - iệt am cộng hòa ................................................................. 58

2.4. hời kỳ từ năm 1975 đến năm 2003 ............................................................. 64
iểu kết.................................................................................................................. 70
ƢƠ
TRỢ


3.


Á

3.1.

ẤT GIAO RỪNG VÀ CHÍNH SÁCH HỖ

ỚI CÁC DÂN TỘC THIỂU S
2003 Ế

TỪ

Ì

T I CHỖ TỈNH KON TUM

2019 ............................................................................. 73

hính sách đất đai của nƣớc

ộng hòa xã hội chủ nghĩa

iệt

am liên

quan đến các dân tộc thiểu số từ năm 2003 đến năm 2019................................ 73

3.1.1. Luật Đất đai năm 2003, Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004........... 73
3.1.2. Luật Đất đai năm 2013, Luật Lâm nghiệp năm 2017 ................................ 75
3.1.3. Chính sách hỗ trợ đất đai với các dân tộc thiểu số của Nhà nước ............ 77


vi
3.1.4. Việc quán triệt thực thi chính sách đất đai của tỉnh Kon Tum................... 81
uá trình triển khai giao đất giao rừng và hỗ trợ đất đai cho các dân tộc

3.2.

thiểu số tại chỗ từ năm 2003 đến năm 2019....................................................... 83
3.2.1. Q trình giao rừng và khốn bảo vệ rừng ............................................... 83
3.2.2. Hỗ trợ về đất ở, đất sản xuất cho các dân tộc thiểu số tại chỗ .................. 89
3.2.2.1. Tình trạng thiếu đất của các dân tộc thiểu số tại chỗ ......................... 89
3.2.2.2. Q trình triển khai chính sách hỗ trợ về đất ở, đất sản xuất cho các
dân tộc thiểu số tại chỗ ................................................................................... 94
iểu kết................................................................................................................ 100
ƢƠ

4. NHỮNG BIẾ

TỘC THIỂU S

ỔI TRONG SỬ DỤ

T I CHỖ TỈNH KON TUM TỪ

ẤT CỦA CÁC DÂN
2003




2019

................................................................................................................................. 101
4.1. Biến đổi trong canh tác nông nghiệp .......................................................... 101
4.1.1. Thay đổi sử dụng đất và phương thức canh tác....................................... 101
4.1.2. Thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ........................................................ 103
4.1.3. Kĩ thuật canh tác và sử dụng đất ............................................................. 107
4.1.4. Hiệu quả sử dụng đất .............................................................................. 111
4.2. Biến đổi trong khai thác, bảo vệ rừng ........................................................ 116
4.2.1. Biến đổi trong khai thác rừng ................................................................. 116
4.2.2. Biến đổi trong bảo vệ rừng...................................................................... 118
4.3.

hững vấn đề phát sinh về đất đai trong cộng đồng dân tộc thiểu số tại

chỗ từ năm 2003 đến năm 2019 ......................................................................... 120
4.3.1. Tranh chấp đất đai .................................................................................. 121
4.3.2. Nạn cho vay nặng lãi, cầm cố đất và sản phẩm nông nghiệp .................. 128
Tiểu kết................................................................................................................ 132


vii
ƢƠ

5.

Á


ẤTTRONG CỘ

Á

YẾN NGHỊ VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG

NG DÂN TỘC THIỂU S T I CHỖTỈNH KON TUM134

5.1. hận xét về quản lý, sử dụng đất trong cộng đồng dân tộc thiểu số tại chỗ
tỉnh

on um ..................................................................................................... 134

5.1.1. Về giao đất, giao rừng............................................................................. 136
5.1.2. Về hỗ trợ đất ở, đất sản xuất ................................................................... 139
5.1.3. Về sử dụng đất......................................................................................... 143
5.1.4. Về mối quan hệ trong quản lý, sử dụng đất ............................................. 146
5.2.

huyến nghị về quản lý, sử dụng đất trong cộng đồng dân tộc thiểu số tại

chỗ tỉnh

on um .............................................................................................. 149

5.2.1. Về cơ chế, chính sách .............................................................................. 151
5.2.2. Về hỗ trợ nguồn lực ................................................................................. 155
5.2.3. Về đảm bảo dân chủ ................................................................................ 158
5.2.4. Về thông tin, tuyên truyền........................................................................ 161

5.2.5. Về xây dựng mô hình. .............................................................................. 163
iểu kết................................................................................................................ 166
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 167

DANH MỤ

Á

Ơ

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Ì

Ơ

B


viii

DANH MỤC CÁC BIỂ

- BẢNG

Biểu đồ 3.1: Các loại rừng và đất lâm nghiệp phân theo chủ thể quản lý ở
địa điểm nghiên cứu ...................................................................... 86
Biểu đồ 4.1: Tỉ lệ các loại cây trồng phân theo địa điểm nghiên cứu năm
2019............................................................................................. 104

Biểu đồ 4.2: Việc làm của người lao động tại địa điểm nghiên cứu năm
2019............................................................................................. 113
Biểu đồ 4.3: Mức sống của các hộ chia theo địa điểm nghiên cứu .................. 115
Bảng 5.1:

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý, sử dụng đất trong cộng
đồng DTTSTC từ năm 2003 đến năm 2019 ................................ 135

Bảng 5.2:

Phân tích SWOT về quản lý, sử dụng đất trong cộng đồng
DTTSTC từ năm 2003 đến năm 2019 ......................................... 150


1

MỞ ẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất đai có vai trị rất quan trọng. Dưới góc độ địa lý, đất đai là “chất
rắn ở trên đó người và các lồi vật đi lại, sinh sống, cây cỏ mọc, đối lập với
trời hoặc biển, nước” (Hoàng Phê, 1994, tr. 240). Dưới góc độ kinh tế, đất đai
là tư liệu sản xuất đặc biệt, là khoảng mặt đất để trồng trọt trong nông nghiệp,
là vật liệu xây dựng trong công nghiệp, là chi phí vốn để xây dựng cơng trình
phục vụ các ngành sản xuất phi nông nghiệp, là của cải để dành, là tài sản có
thể trao đổi với tiền hoặc với các hàng hóa khác… Trong sự phát triển của
mỗi quốc gia hiện nay, đất đai và chính sách đất đai có vai trị quan trọng, góp
phần tạo nên sự tăng trưởng bền vững, mở các cơ hội kinh tế cho người dân
nông thôn và thành thị, đặc biệt là người nghèo.
Tây Ngun là khu vực có vị trí chiến lược về chính trị, kinh tế, xã hội và
an ninh quốc phòng của Việt Nam. Vấn đề đất đai ở Tây Ngun có nhiều

biến động do tác động của hồn cảnh lịch sử và các chính sách phát triển kinh
tế, xã hội của Nhà nước qua các thời kì. Tỉnh Kon Tum nằm ở ngã ba biên
giới Việt Nam – Lào – Campuchia là mảnh đất biên cương miền Trung của Tổ
quốc, giữ vai trị địa chính trị hết sức quan trọng, trong lịch sử từng là địa bàn
chiến lược đối với cách mạng giải phóng dân tộc ba nước Đông Dương. Đây
cũng là vùng đất địa sinh thái với diện tích rừng lớn, hệ thống sơng suối dày
đặc, đất đai phong phú, có nhiều tiềm năng để phát triển nơng, lâm nghiệp.
Với vai trị địa văn hóa, đa dân tộc, tỉnh Kon Tum có thành phần dân tộc đa
dạng, trong đó bộ phận dân tộc thiểu số tại chỗ (DTTSTC) chiếm tỷ lệ cao.
Hiện nay, tỉnh Kon Tum là một trong những vùng trọng điểm thực hiện chính
sách dân tộc, tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Với người dân tộc thiểu số vùng miền núi – nơi địa hình hiểm trở, chia cắt,
việc đi lại gặp nhiều khó khăn, các ngành nghề phi nơng nghiệp cịn kém phát
triển, đất đai có vai trị rất quan trọng. Đất đai không chỉ là nơi cư trú, là tư


2

liệu sản xuất, mà cịn là khơng gian sinh hoạt văn hóa của cộng đồng gắn với
các phong tục tập quán theo truyền thống. Trải qua những biến động thăng
trầm của lịch sử, quản lý và sử dụng đất trong cộng đồng DTTSTC có nhiều
biến đổi. Đặc biệt, giai đoạn từ khi thực hiện Luật Đất đai năm 2003, Luật Đất
đai năm 2013 đến năm 2019, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương,
chính sách, cơ chế quản lý đất đai, quan tâm đến đối tượng là người
DTTSTC, tạo cơ hội để họ hội nhập, phát triển theo tiến trình chung của địa
phương và cả nước. Tuy nhiên, quá trình triển khai các chính sách và việc sử
dụng đất trong cộng đồng DTTSTC cũng tồn tại nhiều hạn chế cần khắc phục.
Đây là nguyên cớ để các thế lực thù địch lợi dụng, kích động, gây chia rẽ khối
đại đoàn kết các dân tộc trong tỉnh. Vấn đề đặt ra là cần tiếp tục đổi mới và điều
chỉnh chủ trương, chính sách, cũng như q trình thực thi để đáp ứng những thay

đổi của tình hình thực tế, xu thế hội nhập, phát triển của đất nước và việc bảo
lưu, gìn giữ những đặc trưng văn hóa của các DTTSTC.
Về mặt khoa học, nghiên cứu về các DTTSTC vùng Tây Nguyên trong
đó có tỉnh Kon Tum từ lâu đã được đề cập đến trong các cơng trình của các
học giả người Pháp, Mĩ, một số học giả người Việt Nam và gần đây nhất là các
cơng trình của Viện Dân tộc học, Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên thuộc
Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Mặc dù vậy, những hiểu biết về các
DTTSTC vẫn chưa đủ, hiểu biết cụ thể ở từng địa phương lại càng thiếu. Nhiều
vấn đề lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội, trong đó có đất đai đang cần được nghiên
cứu tường tận, đầy đủ hơn. Đặc biệt là từ khi công cuộc đổi mới được mở ra và
nhiệm vụ cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước được triển khai trên phạm
vi toàn quốc, vấn đề phát triển kinh tế nói chung, đất đai trong cộng đồng
DTTST nói riêng đang có hàng loạt bài tốn rất cần được giải đáp kịp thời, có
căn cứ khoa học để đem lại hiệu quả.
Xuất phát từ nhận thức trên, nghiên cứu sinh (NCS) quyết định chọn
đề tài “ uản lý, sử dụng đất trong cộng đồng dân tộc thiểu số tại chỗ
tỉnh Kon Tum từ năm 2003 đến năm 2019” làm đề tài luận án tiến sĩ lịch


3

sử với mong muốn đóng góp một phần hiểu biết về khoa học cũng như thực
tiễn để giải quyết vấn đề đất đai cho người DTTSTC, nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần, củng cố niềm tin của họ vào đường lối, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước, xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết các
dân tộc trong tỉnh Kon Tum ngày càng bền chặt, vững bước đi lên xây
dựng quê hương thêm giàu đẹp, văn minh.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu thực trạng quản lý, sử dụng đất trong cộng đồng DTTSTC

tỉnh Kon Tum từ năm 2003 đến năm 2019, đánh giá những ưu điểm và hạn
chế, từ đó đề xuất một số khuyến nghị góp phần nâng cao hiệu quả quản lý,
sử dụng đất trong cộng đồng DTTSTC theo hướng bền vững.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa các chính sách đất đai của Nhà nước và tại tỉnh Kon
Tum liên quan đến các DTTSTC từ năm 2003 đến năm 2019;
- Phân tích q trình triển khai chính sách đất đai liên quan đến cộng
đồng DTTSTC và những mâu thuẫn, xung đột trong quá trình thực hiện các
chính sách đó;
- Thực trạng và những biến đổi, mâu thuẫn, xung đột trong sử dụng
đất ở cộng đồng DTTSTC;
- Đánh giá những thành tựu và hạn chế về quản lý, sử dụng đất trong
cộng đồng DTTSTC, từ đó đề xuất các khuyến nghị góp phần giải quyết vấn
đề trên.
3. ối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là: Quản lý, sử dụng đất trong
cộng đồng dân tộc thiểu số tại chỗ từ năm 2003 đến năm 2019.


4

3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Luận án tập trung nghiên cứu ở các thôn thuộc 4
huyện (Sa Thầy, Ngọc Hồi, Đăk Glei, Kon Plong) và 1 thành phố (Kon Tum).
Các địa bàn nghiên cứu được lựa chọn đại diện cho 7 dân tộc, ở các vùng địa
hình khác nhau, trong đó mỗi địa bàn đều có số đơng dân số là người
DTTSTC. Đồng thời, để có cách nhìn sâu rộng hơn về vấn đề đang nghiên
cứu, đặc biệt là nội dung về tranh chấp đất đai, tác động của vấn đề đất đai
đến tình hình kinh tế xã hội, NCS đã tìm hiểu thêm ở một số địa bàn khác

trong thành phố Kon Tum như: Thôn Kơ Năng (xã Ngọc Bay), thôn Phương
Quý (xã Vinh Quang), thơn Thanh Trung (xã Hịa Bình), thơn Konrờ bàng
(phường Nguyễn Trãi)...
- Phạm vi thời gian: Luận án nghiên cứu giai đoạn từ năm 2003 đến
năm 2019. Năm 2003 được chọn là mốc thời gian mở đầu vì đây là thời điểm
Luật Đất đai 2003 được ban hành với những điều chỉnh phù hợp hơn trong cơ
chế thị trường, khắc phục những hạn chế, bất cập phát sinh trong quá trình thi
hành Luật Đất đai 1993 như: Mở rộng thời hạn giao đất nơng nghiệp cho hộ
gia đình, quy định cụ thể hơn về điều kiện giao đất, cho thuê đất, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. Từ năm
2003 đến năm 2019 là giai đoạn Đảng và Nhà nước tăng cường, hoàn thiện
hơn các chính sách hỗ trợ về đất cho các DTTSTC. Đây cũng là giai đoạn
công tác lưu trữ của tỉnh được đảm bảo, khắc phục được những hạn chế của
giai đoạn sau năm 1991. NCS chọn mốc thời gian kết thúc là năm 2019 để
cập nhật thông tin, cũng như có khoảng thời gian và nguồn tư liệu phù hợp để
đánh giá khách quan vấn đề. Ngoài ra, luận án cũng trình bày khái quát vấn đề
quản lý, sử dụng đất của các DTTSTC ở giai đoạn từ cổ truyền đến trước năm
2003 để có được cách nhìn tổng quan, hệ thống về vấn đề đang nghiên cứu.
4. Cách tiếp cận, phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cách tiếp cận


5

4.1.1. Tiếp cận lịch sử
Phương thức tiếp cận lịch sử giúp tìm hiểu các chính sách, hoạt động,
sự kiện có liên quan đến quản lý sử dụng đất, rừng diễn ra trong suốt thời kỳ
2003-2019. Những vấn đề bất cập về quản lý sử dụng đất, rừng cũng có thể
bắt đầu từ những năm trước đây trong lịch sử và cịn tồn tại đến thời điểm
nghiên cứu. Tây Ngun nói chung, tỉnh Kon Tum nói riêng là nơi có nhiều

sự kiện lịch sử có liên quan đến q trình thay đổi quản lý sử dụng đất dưới
tác động của chính sách đất đai và những nhân tố chính trị, kinh tế - xã hội
khác. Phương thức tiếp cận lịch sử giúp nghiên cứu nhìn nhận những tiến
trình với những nguyên nhân bắt nguồn, chuyển biến qua các giai đoạn của
lịch sử phát triển của các cộng đồng người dân tộc thiểu số tại địa phương. Sự
phát triển kinh tế - xã hội trong những năm gần đây với tiềm năng đất đai,
rừng phong phú và chính sách thu hút đầu tư tạo điều kiện cho các nhà đầu tư
đến với Kon Tum, hình thành mối quan hệ mới về quản lý sử dụng đất đai,
rừng. Thêm vào đó, chính sách thay đổi của Nhà nước về rừng và đất đai
thông qua việc điều chỉnh các Luật, ban hành các chính sách mới của địa
phương. Với truyền thống lịch sử lâu đời của Tây Nguyên và làn sóng di dân
tự do từ các tỉnh, các vùng miền trong cả nước đến với Kon Tum tạo ra những
thay đổi về cơ cấu thành phần dân tộc. Điều này có những ảnh hưởng nhất
định đến phương thức sử dụng đất, sử dụng rừng, phương thức tạo sinh kế và
truyền thống lịch sử văn hóa, kinh nghiệm sản xuất, phong tục tập quán bản
địa của các cộng đồng tại chỗ. Cách tiếp cận lịch sử giúp nhìn thấy những
thay đổi theo thời gian, tìm hiểu sự chuyển đổi các hình thái từ xã hội truyền
thống của các DTTSTC đến xã hội ngày nay. Cách tiếp cận lịch sử sẽ là hữu
ích để nhìn nhận những tác động của các quy luật phát triển trong đó có vấn
đề đất đai và rừng.


6

4.1.2. Tiếp cận liên ngành
Phương thức tiếp cận liên ngành được sử dụng trong nghiên cứu để nhìn
thấy mối quan hệ phức tạp, đa phương giữa các ngành, lĩnh vực trong quản lý, sử
dụng đất, rừng, ảnh hưởng của nó đến các cộng đồng DTTSTC. Quan hệ về đất
đai là quan hệ về xã hội mang nội dung kinh tế, pháp lý, chính trị và nhiều mặt
chun mơn khác về sử dụng đất, rừng. Trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện

đại hóa đã và đang diễn ra mạnh mẽ tạo nên xu thế chuyển dịch cơ cấu sử dụng
đất đai để phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp và công nghiệp. Sự phát triển của
kinh tế thị trường cũng có những tác động và làm ảnh hưởng đến quyền sử dụng
và sự biến đổi của nó trên thực tế. Phương thức tiếp cận liên ngành, đa ngành
cho phép nghiên cứu xem xét các vấn đề dưới các góc độ khác nhau. Những bất
cập về quản lý, sử dụng đất không chỉ được phát hiện bằng việc xem xét các quy
định, thể chế về quản lý đất đai của ngành tài ngun mơi trường mà cịn cần
phải xem xét dưới góc độ của ngành kinh tế học, ngành chính trị học và xã hội
học…Trong thực trạng của việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật của
Việt Nam thường được giao cho từng chuyên ngành. Trong thực tế, trên một
vùng, lãnh thổ thì mối quan hệ đất đai lại có liên quan đến đa ngành kinh tế,
chính trị học. Những mâu thuẫn hoặc bất cập về quản lý đất đai không chỉ do thể
chế, hệ thống tổ chức quản lý đất đai bất cập, quy họach đất đai chưa phù hợp
mà còn xuất hiện bởi những nhân tố khác do mặt trái của nền kinh tế thị trường
và những quy luật của di dân, tác động của vấn đề di dân tự do đến quản lý, sử
dụng đất, rừng đối với người bản sứ gây ra bởi những dân cư mới đến. Quan hệ
đất đai là quan hệ sản xuất cơ bản của nền kinh tế và quan hệ chính trị thể hiện
đường lối chủ trương của Đảng cầm quyền và bộ máy của chính quyền các cấp.
Vì vậy, xem xét các vấn đề về quan hệ đất đai cũng phải sử dụng phương thức
tiếp cận từ các ngành chính trị, để tìm hiểu những vấn đề phát sinh. Phương thức
tiếp cận chính trị học để xem xét những bất cập, mâu thuẫn trong quan hệ, quản
lý, sử dụng đất có động cơ chính trị từ các tác động bên ngoài.


7

4.1.3. Tiếp cận về quyền trong quản lý, sử dụng đất
Nghiên cứu này sử dụng phương thức tiếp cận về quyền để xem xét các
vấn đề trong quản lý, sử dụng đất ở cộng đồng DTTSTC tỉnh Kon Tum, Tây
Nguyên. Theo quy định của luật pháp Việt Nam, quyền sở hữu đất đai thuộc về

toàn dân. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho các đối tượng sử dụng đất khác
nhau. Trên thực tế, ngoài các quyền theo luật định, cịn có những quyền theo
luật tục, những mối quan hệ xã hội ở địa phương do các cộng đồng quy định từ
lâu đời. Sử dụng phương thức tiếp cận về quyền trong quản lý, sử dụng cho
phép nghiên cứu này tìm hiểu những vấn đề có liên quan đến quyền theo quy
định của luật tục của các cộng đồng dân tộc thiểu số tại chỗ tại địa phương và
những mâu thuẫn xảy ra khi quyền theo luật tục và quyền theo luật pháp có
những khác biệt, xung đột. Quyền về sử dụng đất và rừng lại có nhiều loại khác
nhau. Từ quyền tiếp cận, khai thác sản phẩm, canh tác, sử dụng, chuyển
nhượng, mua bán, cầm cố thế chấp, thừa kế và những vấn đề khác có liên quan
đến các quyền về đất đai. Cách tiếp cận về quyền còn phân biệt quyền trên lý
thuyết và quyền trên thực tế. Vấn đề giao đất, giao rừng ở những vùng đồng
bào dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung, Tây Nguyên nói riêng thường có
những bất cập, mâu thuẫn, nhiều nơi dẫn đến xung đột do những chồng chéo,
không phù hợp giữa quyền theo luật pháp và quyền theo luật tục. Đôi khi cả
quyền theo luật pháp và quyền theo luật tục cũng không được tuân thủ bởi
những người sử dụng đất và rừng là những người nhập cư, ngoài cộng đồng là
các cộng đồng dân di cư mới đến. Thực tế cho thấy việc sử dụng đất, rừng theo
thực tiễn rất khác nhau, đa dạng chưa có thể chế phù hợp để quản lý, quản trị
và vẫn tiềm ẩn những rủi ro, xung đột về sử dụng đất.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng cơ sở phương pháp luận là chủ nghĩa Mác - Lênin với
quan điểm duy vật lịch sử, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, nguyên lý về sự
phát triển, v.v.. để xem xét sự hình thành, tồn tại, phát triển các vấn đề về


8

quản lý và sử dụng đất trong cộng đồng các DTTSTC từ quá khứ đến hiện tại,
trong mối quan hệ biện chứng với các thành tố khác như điều kiện lịch sử,

điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và đặc điểm từng dân tộc, đảm bảo tính
tương đồng và đa dạng giữa các DTTSTC.
Phương pháp chuyên ngành được sử dụng chủ yếu là phương pháp lịch
sử và phương pháp logic. Phương pháp lịch sử được sử dụng để trình bày quá
trình hình thành, phát triển của vấn đề theo đúng trình tự thời gian đã diễn ra
trong thực tế từ trước và sau năm 2003 nhằm đảm bảo tính biên niên. Phương
pháp lịch sử cũng được dùng để xem xét vấn đề dưới tác động của chủ
trương, chính sách, nền kinh tế thị trường, vấn đề di dân tự do… nhằm đảm
bảo tính tồn diện và tính cụ thể của vấn đề nghiên cứu như gắn với 7
DTTSTC ở các địa điểm nghiên cứu đã chọn, tập trung vào thời gian từ năm
2003 đến nay.. Phương pháp logic được sử dụng để xâu chuỗi các giai đoạn,
các vấn đề nghiên cứu như nguyên nhân dẫn đến hiệu quả sử dụng đất thấp,
thiếu đất và TCĐĐ trong cộng đồng DTTSTC.
Đồng thời, các phương pháp cụ thể khác cũng được sử dụng như:
Phương pháp thống kê: Thông qua những con số để chứng minh thực
trạng quản lý đất của nhà nước, hiệu quả sử dụng đất của các DTTSTC.
Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp được sử dụng để đánh giá,
giải mã các tài liệu định tính và định lượng đã có, tìm ra sự tương đồng và
khác biệt giữa các dân tộc thiểu số tại chỗ với các tộc người cùng cộng cư
trong cùng một địa bàn nghiên cứu, giữa các địa bàn nghiên cứu, giữa các dân
tộc, giữa hiện tại và quá khứ để thấy qui luật biến đổi và lý giải sự biến đổi
của vấn đề.
Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng với kĩ thuật quan sát
không tham dự thông qua các chuyến đi khảo sát thực địa tại địa bàn nghiên cứu
để phát hiện những vấn đề nổi bật trong quản lý, sử dụng đất ở cộng đồng
DTTSTC. NCS sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu (PVS) với các nội dung


9


được chuẩn bị trước, đối tượng phỏng vấn gồm: Các cán bộ làm việc tại Ban
Dân tộc Tỉnh ủy, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, lãnh đạo địa phương, trưởng thôn, những người am hiểu phong tục
tập quán như già làng, những người trực tiếp sử dụng đất đai là người DTTSTC.
Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng để thu thập thông tin,
dữ liệu sơ cấp. NCS tiến hành xây dựng bảng hỏi với các câu hỏi phù hợp với
mục tiêu nghiên cứu của đề tài và đối tượng là người DTTSTC, sắp xếp câu
hỏi theo thứ tự, tiến hành phỏng vấn thử và tham khảo ý kiến chuyên gia. Sau
khi chỉnh sửa và hoàn thiện bảng hỏi, NCS đã thực hiện khảo sát ở các đối
tượng là già làng, trưởng thơn, hộ gia đình người DTTSTC, trong phạm vi 7
thơn, mỗi thôn 50 hộ, tổng cộng là 350 hộ, người cung cấp thông tin ưu tiên
cho chủ hộ. Cách thức thu thập dữ liệu là NCS đến gặp trực tiếp đối tượng
khảo sát, thuyết phục họ tham gia trả lời bảng hỏi với sự giúp đỡ của trưởng
thôn, công an xã và cộng tác viên. Dữ liệu sơ cấp từ phiếu hỏi được xử lý theo
phần mềm thống kê SPSS trên máy tính với các cơng việc cụ thể như: Tính
tổng và trung bình các cột, các hàng dữ liệu, tạo các bảng biểu và biểu đồ, lưu
dữ liệu theo nhiều định dạng file...
Phương pháp chuyên gia: Gặp gỡ và trao đổi, xin ý kiến của các nhà
nghiên cứu giàu kinh nghiệm trong các lĩnh vực sử học, luật học, dân tộc học,
văn hóa học, nghiên cứu lịch sử địa phương Kon Tum, v.v.. để có cách nhìn
tồn diện và sâu sắc hơn về vấn đề.
Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình (case study) cũng được
NCS sử dụng trong quá trình nghiên cứu. Việc lựa chọn nghiên cứu các địa
bàn có 7 dân tộc thiểu số tại chỗ sẽ góp phần làm rõ những nét chung và nét
riêng về quản lý, sử dụng đất trong cộng đồng DTTSTC tỉnh Kon Tum.
5. Nguồn tƣ liệu
Luận án tập trung khai thác và sử dụng các nguồn tư liệu chủ yếu sau:
- Nguồn tư liệu sơ cấp được thu thập thông qua quá trình điền dã của tác



10

giả ở các địa bàn nghiên cứu trong hai năm 2018, 2019. Trong quá trình này,
tác giả luận án đã quan sát, ghi chép, phỏng vấn trực tiếp các đối tượng nghiên
cứu, ghi âm, quay phim, chụp ảnh những tư liệu có giá trị cho đề tài, lắng nghe
tâm tư, nguyện vọng của người DTTSTC. Từ đó, tác giả có được nguồn tư liệu
chân thực, khách quan và phong phú về đề tài. Đối với những vấn đề đã diễn ra
trong quá khứ, tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu (PVS), tiếp cận và
trao đổi với các già làng, người lớn tuổi trong mỗi nhóm cộng đồng, qua các
câu chuyện, lời ca, tiếng hát, tham gia các nghi lễ… để tái hiện lại các phong
tục, tập quán trong quản lý, sử dụng đất truyền thống.
- Nguồn tư liệu thứ cấp bao gồm:
+ Tư liệu trong các cơ quan lưu trữ: Để khai thác các nội dung trong
thời kì chiến tranh, NCS sử dụng các nguồn tư liệu gốc là các sắc luật của Phủ
Thủ tướng; Các nghị định của Phủ Tổng thống; Các thông tư, công điện,
thượng khẩn, phúc trình, trích yếu, đệ trình của Bộ Cải cách Điền địa và Phát
triển Nông Ngư Nghiệp, Bộ Canh nông, Bộ Phát triển Sắc tộc, Nha Tài
nguyên công sản, Nha Công tác Xã hội miền Thượng, v.v.. Những tư liệu này
được lưu trữ nhiều nhất ở các phông: Phông Bộ Phát triển sắc tộc, Phông Hội
đồng Các Sắc tộc, Phông Nha Tài ngun Cơng sản, Phơng Đệ nhất Cộng
hịa, Phơng Phủ Thủ tướng thuộc Trung tâm lưu trữ Quốc gia II tại thành phố
Hồ Chí Minh.
+ Các văn bản của Trung ương và địa phương được lưu trữ ở các cổng
thông tin điện từ các các cơ qan nhà nước và tổ chức luật sư như:
;;,
các báo cáo tổng hợp của ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, UBND các huyện,
UBND các xã thuộc địa bàn nghiên cứu; Các báo cáo tổng kết chương trình
giao đất, giao rừng, hỗ trợ đất tại địa phương; Các báo cáo tổng hợp của các
cơ quan chun mơn như Ban Dân tộc tỉnh, Phịng Dân tộc thành phố, Phòng
Dân tộc các huyện, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát



11

triển nông thôn, Chi cục kiểm lâm, v.v.. với các số liệu cụ thể về tình hình qua
các năm.
+ Các cơng trình, bài viết liên quan đến đối tượng nghiên cứu của luận
án, bao gồm: Các cơng trình đã xuất bản thành sách, các bài nghiên cứu trên
các tạp chí khoa học, các luận án, luận văn đã được bảo vệ...
Các cơng trình này giúp tác giả có được những căn cứ phù hợp trong
việc thiết kế nghiên cứu, xây dựng thư mục tham khảo, chọn địa bàn khảo sát,
đồng thời cũng cung cấp nhiều tư liệu để tác giả đối chiếu, so sánh nhằm hiểu
rõ hơn về đề tài đang nghiên cứu.
6. Những đóng góp mới của luận án
Những đóng góp mới của luận án được thể hiện ở các điểm sau đây:
- Một là, thông qua việc nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống và
chuyên sâu về quản lý, sử dụng đất trong cộng đồng DTTSTC qua các giai
đoạn, đặc biệt là từ năm 2003 đến năm 2019, luận án góp phần phục dựng bức
tranh tổng thể về vấn đề được nghiên cứu dưới góc độ lịch sử.
- Hai là, kết quả nghiên cứu của luận án đóng góp một cách nhìn mới
về sinh kế truyền thống và tri thức địa phương của người DTTSTC trong quản
lý, sử dụng đất. Luận án tìm hiểu một cách có hệ thống chính sách đất đai của
chính quyền thực dân Pháp, Mĩ – Việt Nam Cộng hòa, đánh giá khách quan
tác động của những chính sách này với cộng đồng DTTSTC, so sánh với giai
đoạn từ năm 2003 đến năm 2019.
- Ba là, luận án chỉ ra những thay đổi về mặt cơ chế, chính sách pháp luật
đất đai, nhất là chính sách ưu tiên, hỗ trợ về đất ở, đất sản xuất của Nhà nước và
địa phương đối với các DTTSTC giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2019.
- Bốn là, luận án làm rõ quá trình triển khai chính sách đất đai, những
biến đổi trong sử dụng đất ở cộng đồng DTTSTC, chỉ ra những ưu điểm, hạn

chế và các mâu thuẫn, xung đột, từ đó đề xuất một số khuyến nghị góp phần
giải quyết vấn đề đặt ra.


12

- Năm là, những kết quả nghiên cứu được công bố trong luận án góp
phần bổ sung nguồn tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy
và hoạch định các chương trình, chính sách liên quan đến các DTTSTC, phát
triển bền vững của tỉnh Kon Tum.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án
được kết cấu thành 5 chương:
- Chương 1: Tổng quan nghiên cứu, các khái niệm và giới thiệu điểm
nghiên cứu;
- Chương 2: Vấn đề đất đai trong cộng đồng dân tộc thiểu số tại chỗ
tỉnh Kon Tum trước năm 2003;
- Chương 3: Quá trình giao đất giao rừng và chính sách hỗ trợ đất đai
với các dân tộc thiểu số tại chỗ tỉnh Kon Tum từ năm 2003 đến năm 2019;
- Chương 4: Truyền thống và biến đổi trong sử dụng đất của các dân
tộc thiểu số tại chỗ tỉnh Kon Tum từ năm 2003 đến năm 2019;
- Chương 5: Đánh giá và khuyến nghị về quản lý, sử dụng đất trong
cộng đồng dân tộc thiểu số tại chỗ tỉnh Kon Tum.


13

ƢƠ

1


TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CÁC KHÁI NIỆM
VÀ GIỚI THIỆ

ỂM NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Nghiên cứu về quản lý, sử dụng đất ở một số nước trên thế giới
Quản lý, sử dụng đất đai có vai trị rất quan trọng đối với nhiều quốc gia
trên thế giới. Chính sách quản lý, sử dụng đất đai phù hợp sẽ tạo điều kiện tiên
quyết cho việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, từ đó
làm cơ sở cho việc sử dụng tài nguyên nhiên nhiên theo hướng bền vững (World
Bank, 2003, tr.17). Tất cả các nước đã phát triển hoặc đang phát triển đều có
những nỗ lực, đầu tư cho các nghiên cứu về cơ chế, chính sách phát triển, quản
lý, sử dụng đất đai làm cơ sở cho việc họach định, xây dựng chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của quốc
gia, vùng lãnh thổ, địa phương mình. Kết quả nghiên cứu của tác giả Klaus
Deininger về Chính sách đất đai cho tăng trưởng và giảm nghèo (World Bank,
2003, tr.17) đã chỉ ra cho thấy đất đai là tài sản chính, quan trọng của người
nghèo nơng thơn và thành thị. Đất đai cung cấp nền tảng cho những họat động
kinh tế và những chức năng của thị trường đối với các tổ chức, bao gồm cả tổ
chức chính phủ, phi chính phủ và những cơ chế chính sách. Do tính chất quan
trọng của đất đai, những chính sách có liên quan đến đất đai (bao gồm Luật,
Nghị định, Thông tư, Quy định…) luôn được thay đổi theo thời gian để hồn
thiện trong tình hình kinh tế - xã hội mới phát sinh. Mặt khác, chính sách đất đai
cũng bị ảnh hưởng bởi sự hiện diện, những tác động của các nhân tố thị trường.
Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới cũng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của
Quyền hưởng dụng (Property rights) trong nhiều lĩnh vực như: Quản lý, sử dụng
đất đai; Hưởng dụng đất và tăng trưởng kinh tế; Sự an toàn của quyền hưởng
dụng đất đối với việc xóa đói giảm nghèo, những ảnh hưởng của Quyền hưởng

dụng đất đối với việc quản trị đất đai và sự phát triển bền vững.


14

Về tầm quan trọng của Quyền hưởng dụng đất và tăng trưởng kinh tế,
nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới cũng đã chỉ ra rằng Quyền hưởng dụng
đất ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế bằng nhiều cách khác nhau. Trước hết,
sự an toàn về Quyền hưởng dụng đất sẽ làm tăng động cơ của hộ gia đình và
cá nhân trong việc đầu tư sản xuất, tạo điều kiện cho họ tiếp cận với các
nguồn tín dụng, hoặc làm cơ sở để tiếp cận với bảo hiểm khi có tình trạng
thiên tai xảy ra. Thứ hai, sự an toàn về Quyền hưởng dụng đất còn là động lực
để sử dụng đất có năng suất. Quyền sử dụng đất cũng tạo ra thị trường đất đai,
cho thuê… đồng thời sẽ tạo cơ sở để phát triển thị trường tài chính về đất đai.
Về vai trò của Quyền hưởng dụng đất đai đối với xóa đói giảm nghèo, nghiên
cứu của Ngân hàng Thế giới chỉ ra rằng đất đai là phương tiện cơ bản ban đầu
để tạo ra sinh kế và đất đai cũng là phương tiện chính cho đầu tư, tạo tích lũy
để giàu có và là tài sản để chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ở
Uganda đất đai chiếm khoảng 50-60% tài sản của các hộ gia đình nghèo.
Cũng nhờ có đất đai, người lao động, người nghèo sẽ giảm sự phụ thuộc vào
những trợ cấp xã hội, đất đai giúp họ giảm bớt sự phụ thuộc vào tình trạng bất
ổn định, khơng chắc chắn khi có khủng hoảng kinh tế, thiên tai, tình trạng
xung đột xảy ra. Nghiên cứu của Ngân hàng thế giới đã chỉ rõ khả năng của
các nhà lãnh đạo địa phương trong việc quản lý, quản trị đất đai mạnh hay yếu
sẽ là nguồn gốc tạo ra quyền lực kinh tế và chính trị. Lợi ích kinh tế sẽ hình
thành từ việc trao Quyền hưởng dụng đất cho các hộ gia đình với sự an tồn
cao. Những phương thức làm tăng khả năng của hộ gia đình, cá nhân trong
việc kiểm tra đất đai là nên trao quyền cho người dân, cộng đồng địa phương,
tạo điều kiện cho người dân có tiếng nói nhiều hơn, tham gia nhiều hơn vào
các chương trình phát triển của địa phương.

Về sở hữu đất đai, quản trị tài nguyên đất trên thế giới, tùy theo điều
kiện cụ thể các nước cũng có những hình thức khác nhau để quản trị nguồn tài
nguyên đất. Nhiều nước trên thế giới áp dụng chương trình phân quyền và sử


15

dụng thuật ngữ này (devolution) với các ý nghĩa khác nhau. Một số nước thực
hiện chương trình phân quyền quản lý tài nguyên đất, rừng bằng cách chuyển
giao toàn bộ quyền hạn và trách nhiệm quản lý tài nguyên cho người dân địa
phương (như chương trình giao đất giao rừng của Việt Nam cũng có thể gọi là
một chương trình phân quyền). Trên thế giới, các chương trình phân quyền
như vậy còn được gọi là quản lý rừng dựa vào cộng đồng (community-based
forest management). Những trường hợp khác, khi Nhà nước tiến hành phân
quyền quản lý tài nguyên nhưng vẫn duy trì một số vai trị, quyền lực nhất
định trong việc quản lý tài nguyên và mở rộng một số quyền hạn cho người
nhận, có thể hiểu đây là dạng đồng quản lý hay hợp tác quản lý (Anna & Ruth
M.D, 2001, tr. 41-72).
Khi nói đến phân quyền quản lý tài nguyên, người ta thường hiểu với
khái niệm chung nhất là quyền và trách nhiệm quản lý tài nguyên thiên nhiên
từ phía Nhà nước được trao lại cho những người sử dụng hoặc còn gọi là
người dân địa phương. Các hình thức giao đất hoặc giao rừng bao gồm hộ,
nhóm hộ và cộng đồng. Thuật ngữ “những người sử dụng địa phương” còn
được hiểu cụ thể hơn là hộ gia đình, nhóm hộ hoặc cộng đồng thơn. Chương
trình phân quyền quản lý tài nguyên thực chất là một tiến trình phức tạp có
nhiều mục tiêu. Tùy theo điều kiện cụ thể của từng quốc gia, chương trình
phân quyền mang các ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội, mơi trường khác nhau
(Arun A & Elinor O, 1999, tr. 75-146). Một số nước thực hiện phân quyền
quản lý tài nguyên nhằm tạo điều kiện cho các cộng đồng địa phương có cơ
hội tham gia tiếng nói của họ vào tiến trình ra quyết định các vấn đề có liên

quan đến quản lý sử dụng tài nguyên vì những người dân địa phương được
xem là những người sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất khi quyết định được ban
hành. Một số chương trình phân quyền cịn nhằm làm cho tiến trình ra quyết
định của nhà nước có hiệu quả hơn. Ví dụ như phân quyền quyết định về phía
địa phương, Nhà nước sẽ có điều kiện thu thập thơng tin chính xác hơn từ


×