Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái học và kỹ thuật giâm hom loài cây sói rừng (sarcandra glabra (thunb ) tại tỉnh hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 66 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

LƯƠNG BÌNH NHƯỠNG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH
THÁI HỌC VÀ KỸ THUẬT GIÂM HOM LỒI CÂY
SĨI RỪNG (Sarcandra glabra (Thunb.) TẠI TỈNH HÀ
GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

LƯƠNG BÌNH NHƯỠNG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH
THÁI HỌC VÀ KỸ THUẬT GIÂM HOM LỒI CÂY
SĨI RỪNG (Sarcandra glabra(Thunb.) TẠI TỈNH HÀ
GIANG
Ngành: Lâm học
Mã số: 8.62.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Đặng Kim Vui

THÁI NGUYÊN - 2020




i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi.
Các số liệu và kết quả nghiên là quá trình điều tra trên thực địa hồn tồn trung
thực, chưa cơng bố trên các tài liệu, nếu có gì sai tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm.
Thái Ngun, ngày

tháng

năm 2020

Người viết cam đoan

Lương Bình Nhưỡng


ii
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nghiên cứu và thu thập số liệu đến nay bài luận văn Thạc sỹ
của tơi đã hồn thành.
Nhân dịp này tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Đặng Kim Vui đã
trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tơi hồn thiện luận văn
này.
Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy, cơ giáo Phịng Đào tạo Sau Đại học, khoa
Lâm Nghiệp trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, đã truyền thụ cho tôi những
kiến thức và phương pháp nghiên cứu quý báu trong suốt thời gian tôi học tập và
nghiên cứu.Tôi xin cảm ơn sự động viên, khích lệ của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp
và các cộng sự trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn.

Vì điều kiện thời gian nghiên cứu và trình độ chun mơn của bản thân cịn có
những hạn chế nhất định, nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, tơi rất
mong nhận được những ý kiến góp ý quý báu của các nhà khoa học cũng như các
bạn đồng nghiệp để bản luận văn này được hồn chỉnh hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Lời tác giả


3

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC................................................................................................................. iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH ẢNH ...................................................................................... viii
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2
3. Ý nghĩa của đề tài....................................................................................................2
3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................2
3.2.
Ý
nghĩa
thực
..................................................................................................2

tiễn


Chương 1.TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ..................................................................3
1.1. Những nghiên cứu về lồi Sói rừng trên thế giới.................................................3
1.2. Những nghiên cứu về lồi Sói rừng ở Việt Nam ................................................4
1.3. Tổng quan về giâm hom.......................................................................................7
1.4.Tổng quan khu vực nghiên cứu tỉnh Hà Giang ...................................................11
1.4.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................11
1.4.2. Chính sách thu hút đầu tư................................................................................14
1.4.3. Tiềm năng về cây dược liệu ............................................................................16
Chương 2.ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ..........................................................................................................................20
2.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................20
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................................20
2.3.
Nội
dung
nghiên
..........................................................................................20

cứu

2.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................21


4

2.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu...........................................................................21
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp và nghiên cứu đặc điểm sinh thái học
lồi Sói rừng ..............................................................................................................21
2.4.3. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học lồi Sói rừng.............................22
2.4.4. Phương pháp nghiên cứu giâm hom lồi cây Sói rừng ...................................23

2.4.5. Phương pháp theo dõi, thu thập và xử lý số liệu.............................................25
Chương 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................29
3.1. Đặc điểm sinh thái học của lồi Sói rừng ..........................................................29
3.1.1. Đặc điểm phân bố của lồi Sói rừng ...............................................................29
3.1.2. Đặc điểm khí hậu thủy văn khu vực phân bố Sói rừng...................................30
3.1.3. Đặc điểm đất đai khu vực phân bố Sói rừng...................................................30
3.1.4. Một số đặc điểm cấu trúc rừng nơi có lồi Sói rừng phân bố .........................31
3.2. Đặc điểm sinh học của cây Sói rừng..................................................................35
3.2.1. Đặc điểm hình thái thân cây Sói rừng.............................................................35
3.2.2. Đặc điểm hình thái lá của cây Sói rừng ..........................................................36
3.2.3. Đặc điểm hình thái hoa của cây Sói rừng .......................................................37
3.2.4. Đặc điểm hình thái quả Sói rừng.....................................................................38
3.3. Kết quả nghiên cứu nhân giống Sói rừng bằng phương pháp giâm hom ..........38
3.3.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của loại hom đến nhân giống giâm hom Sói
rừng ...........................................................................................................................38
3.3.2. Kêt quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ đến nhân giống giâm hom cây Sói
rừng ...........................................................................................................................40
Vụ xn .....................................................................................................................42
3.3.3. Ảnh hưởng của chất kích thích ra rễ đến nhân giống giâm hom cây Sói rừng
...................................................................................................................................42
3.3.4. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến nhân giống giâm hom cây Sói
rừng ...........................................................................................................................47


5

3.4. Đề xuất được một số giải pháp nhằm bảo tồn, phát triển lồi cây Sói rừng
(Sarcandra glabra (Thunb.) Nakai) tại Hà Giang ....................................................49
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................50
1. Kết luận .................................................................................................................50

2. Kiến nghị ...............................................................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................53


6

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
IAA

: Indole-3-acetic acid

IBA

: Indole butyric acid

NAA

: α-naphthaleneaceticd.

OTC

: Ô tiêu chuẩn

Cs

: Cộng sự


vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 3.1. Sự phân bố lồi Sói rừng trên các OTC....................................................29
Bảng 3.2. Điều kiện khí hậu tại các khu vực nghiên cứu..........................................30
Bảng 3.3. Đặc điểm phẫu diện đất dưới tán rừng tự nhiên nơi lồi Sói rừng phân bố
tại Hà Giang ..............................................................................................................31
Bảng 3.4. Tổ thành tầng cây gỗ ở khu vực nghiên cứu.............................................32
Bảng 3.5. Thành phần cây bụi tại khu vực điều tra ..................................................33
Bảng 3.6. Thành phần thảm tươi khu vực điều tra....................................................34
Bảng 3.7. Đặc điểm thân cây Sói rừng tại các khu vực điều tra ...............................35
Bảng 3.8. Đặc điểm lá Sói rừng tại các khu vực nghiên cứu ....................................36
Bảng 3.9. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của loại hom đến nhân giống giâm hom
Sói rừng .....................................................................................................................38
Bảng 3.10. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ đến nhân giống giâm hom
Sói rừng .....................................................................................................................40
Bảng 3.11. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích ra rễ .......................43
đến tỉ lệ sống và sự hình thành rễ của hom Sói rừng sau 90 ngày giâm ...................43
Bảng 3.12. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến tỉ lệ sống ......................47
và sự hình thành rễ của hom Sói rừng sau 90 ngày giâm .........................................47
Biểu đồ 3.1 Hiệu quả giâm hom giữa các chất kích thích ra rễ ................................45


viii
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1. Cây Sói rừng ...............................................................................................6
Hình 3.1. Đất nơi Sói rừng phân bố ..........................................................................31
Hình 3.2. Khu vực rừng nơi có lồi Sói rừng phân bố..............................................35
Hình 3.3. Đo kích thước chiều cao cây Sói rừng ......................................................36
Hình 3.4. Đo đếm kích thước lá Sói rừng .................................................................37
Hình 3.5. Hoa Sói rừng .............................................................................................37
Hình 3.6. Quả Sói rừng .............................................................................................38

Hình 3.7. Các loại hom Sói rừng sau giâm 90 ngày .................................................40
Hình 3.8. Giâm hom Sói rừng vào vụ Xn và vụ hè...............................................42
Hình 3.9. Giâm hom Sói rừng sử dụng chất kích thích ra rễ NAA 200 ppm sau 90
ngày giâm ..................................................................................................................46
Hình 3.10. Giâm hom Sói rừng sử dụng chất kích thích ra rễ IAA 200 ppm và IBA
300 ppm sau 90 ngày giâm........................................................................................46
Hình 3.11. Sói rừng giâm trên giá thể 70% đất tầng A + 20% sơ dừa + 10% phân
chuồng hoai mục .......................................................................................................48


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hà Giang là tỉnh miền núi biên giới phía Bắc của Tổ quốc. Theo kết quả điều
tra ban đầu, tỉnh Hà Giang có trên 1.100 loài cây dược liệu trong tổng số hơn 5000
loài cây dược liệu của cả nước, được đánh giá là vùng trọng điểm về đa dạng cây
dược liệu quý, có giá trị kinh tế cao và là vùng trọng điểm của nước ta để phát triển
cây dược liệu gắn với phát triển du lịch sinh thái vùng cao. Tuy nhiên, hiện nay các
loài cây thuốc quý đang bị khai thác cạn kiệt và nhiều lồi có nguy cơ tuyệt chủng.
Vì vậy, việc nghiên cứu, bảo tồn và phát triển các loài cây dược liệu, đặc biệt là các
loài dược liệu quý, có giá trị kinh tế cao đã và đang được tỉnh Hà Giang xem là
nhiệm vụ trọng tâm và cấp bách theo Kết luận số 71-KL/TW ngày 24/9/2014 của
Ban Bí thư Trung ương và triển khai mục tiêu phát triển bền vững nguồn tài nguyên
dược liệu của tỉnh và vùng Tây Bắc. Hà Giang với điều kiện tự nhiên và khí hậu
tương đối đa dạng, đã tạo ra ở đây nguồn tài nguyên động – thực vật độc đáo, trong
đó có nhiều lồi được dùng làm thuốc, trong các lồi thực vật làm thuốc đó có cây
Sói rừng.
Các nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy cây Sói rừng (Sarcandra Glabra
(Thunb.) Nakai) là dược liệu có khả năng chữa trị các bệnh cảm mạo, viêm phổi,

viêm ruột thừa, đau lưng và một số bệnh ung thư như ung thư tụy, ung thư dạ dày,
ung thư gan, ung thư trực tràng, ung thư cuống họng… (Nguyễn Quỳnh Anh,
2013,Mai Thị Hải Yến, 2010). Tuy nhiên việc nghiên cứu sử dụng cây thuốc còn
chưa được quan tâm đúng mức, việc thu hoạch cây sói rừng hiện nay chủ yếu cịn
dựa vào quan sát hình thái và theo kinh nghiệm của mỗi cá nhân, hơn nữa việc khai
thác cây Sói rừng trong tự nhiên để đáp ứng nhu cầu sử dụng trong y học dân tộc,
nạn phát nương làm rẫy, nạn cháy rừng và do nhận thức của con người còn hạn chế,
khai thác tràn lan đã và đang làm cho khu vực phân bố của loài bị thu hẹp và trữ
lượng của lồi suy giảm một cách nghiêm trọng. Để có cơ sở khoa học và thực tiễn
thực hiện việc bảo tồn và phát triển lồi cây Sói rừng tại tỉnh Hà Giang chúng tôi đã
tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái học và
kỹ thuật giâm hom lồi cây sói rừng (Sarcandra glabra (Thunb.) tại tỉnh Hà
Giang”.


2

2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu được đặc điểm sinh học, sinh thái học của cây Sói rừng phân
bố tự nhiên tại Hà Giang.
- Nghiên cứu được ảnh hưởng của kỹ thuật nhân giống giâm hom đến tỷ
lệ sống, sinh trưởng của cây Sói rừng (Sarcandra glabra (Thunb.) Nakai).
- Đề xuất được một số giải pháp nhằm bảo tồn, phát triển lồi cây Sói rừng
(Sarcandra glabra (Thunb.) Nakai) tại Hà Giang.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học để nghiên cứu nhân giống,
bảo tồn và phát triển lồi Sói rừng.
- Làm tài liệu cho cơng tác nghiên cứu khoa học, tài liệu tham khảo về lồi Sói
rừng.

3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp thông tin trong việc nhận dạng lồi
Sói rừng, đồng thời nghiên cứu được kỹ thuật nhân giống Sói rừng, trên cơ sở đó có
thể giúp người dân mở rộng mơ hình trồng cây dược liệu Sói rừng góp phần tạo việc
làm nâng cao đời sống phát triển kinh tế các hộ gia đình.
- Từ kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần sản xuất cây Sói rừng chất lượng
tốt đáp ứng nhu cầu làm dược liệu mà thực tiễn đặt ra.


3

Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Những nghiên cứu về loài Sói rừng trên thế giới
* Phân loại Sói rừng
Sói rừng có tên khoa học là Sarcandra glabra (Thunb.) Nakai. Ngồi ra cịn
có tên khác như Chloranthus brachystachys Blum, Chlorathus glaber (Thunb.)
Makino, Sarcandra chloranthus Gardeno, thuộc họ Chloranthaceae.
* Đặc điểm sinh thái học và phân bố
Cây Sói rừng phân bố ở nhiều nước như Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản,
Ấn Độ, Việt Nam và Malaysia. Sói rừng là lồi cây bụi thường xanh. Mép lá có
răng cưa nhọn và thơ, kèm với các tuyến. Cuống lá dài 5–8 mm. Bông kép, ít nhánh,
nhánh ngắn với hoa nhỏ màu trắng khơng có cuống và có một nhị. Bầu nhụy có
hình trứng và khơng có vịi. Cây ra quả mọng nhỏ, hình gần trịn (Thomas, 2006).
* Giá trị của cây Sói rừng
Ở Trung Quốc, cây được dùng để chữa một số bệnh ung thư: ung thư tụy, dạ
dày, trực tràng, gan, lỵ, gãy xương, thấp khớp, đau lưng, cảm mạo, kinh nguyệt
không đều, hoa được dùng để ướp trà. Các nhà khoa học Trung Quốc, Mỹ, Nhật
Bản kết luận rằng thành phần hóa học chủ yếu của cây Sói rừng là: sesquiterpen
lactose, curmarin, flavonoid (Collons, 1992). Hiện các tài liệu tìm thấy về cây Sói

rừng chỉ tập trung nghiên cứu về các hoạt chất hóa học của lồi trong hỗ trợ điều trị
bệnh. Kang et al., (2008) đã nghiên cứu tác dụng ức chế khối u của dịch chiết S.
glabra và gây chết tế bào gây ung thư biểu mô mũi - họng ở người. Kết quả cho
thấy dịch chiết Sói rừng ngăn cản sự phát triển khối u in vivo.
* Nghiên cứu về nhân giống
Nghiên cứu bảo tồn và phát triển Sói rừng đã được quan tâm đặc biệt ở
Trung Quốc. Sói rừng có thể được nhân giống hữu tính bằng hạt, hoặc vơ tính bằng
giâm hom, ni cấy mơ tế bào. Ở Trung Quốc, S. glabra được nhân giống bằng
giâm hom. Cây 2 năm tuổi cho tỷ lệ hom ra rễ đạt 88,7% sử dụng hom nhúng vào
dung dịch 200mg/L ABT-1 trong 30 phút (Qiu, 2012; Zhu et al., 2010); 82% khi xử
lý với dung dịch 200mg/L IBA (Liu et al., 2008).


4

Zhu et al., (2010) đã nghiên cứu tạo rễ in vitro trên mơi trường MS, kết quả
NAA khơng có tác dụng cải thiện ra rễ. Môi trường tốt nhất cho ra rễ là
1/2MS+IBA 0.2 mg/L+sucrose30 g/L hoặc 1/4 MS+IBA 0.2 mg/L+sucrose 30 g/L.
Li et al., (2008) đã nhân giống in vitro cây Sói rừng trên mơi trường MS, 80
% chồi phát sinh trên môi trường MS+BA 1.0 mg/L. Môi trường cấy chuyển là MS
+ BA 2.0 mg/L +NAA0 3 mg/L cho hệ số nhân chồi là 6.2. Môi trường tốt nhất cho
ra rễ là 1/2 MS+NAA 1.0 mg/L với tỷ lệ 100 %.
Zhu et al., (2007) đã thu được mẫu cấy vô trùng bằng cách nhúng mẫu trong
cồn 75% trong 30 giây, sau đó bằng HgCl2 0.1% trong 10 phút. Tiếp đó rửa bằng
nước vơ trùng và nhúng vào dung dịch 120 mg/l rifampicin trong 4 ngày; Cuối cùng
mẫu được nhúng vào HgCl2 0.1% và rửa bằng nước vô trùng và cấy vào môi trường
tái sinh chồi. Zhu et al., (2011) đã nghiên cứu nhân giống cây cấy mô và đánh giá
tác dụng dược lý của cây Sói rừng.
1.2. Những nghiên cứu về lồi Sói rừng ở Việt Nam
* Phân loại Sói rừng

Sói rừng có tên khoa học là Sarcandra glabra (Thunb.) Nakai, thuộc Giới
Plantae, bộ Chloranthales, Họ Chloranthacae, Chi Sarcandra, Loài S. glabra (Sách
đỏ Việt Nam, 2007).
Ở Việt Nam cây Sói rừng cịn có một số tên gọi khác như: Sói lãng, Sói
nhẵn, cửu tiết kim túc lan, cửu tiết trà, cửu tiết phong, trúc tiết trà, tiếp cốt liên, thảo
sách hồ, tiếp cốt mộc (Phạm Hoàng Hộ, 2006).
* Đặc điểm thực vật học
Sói rừng thuộc họ Hoa sói (Chloranthaceae). Cây Sói rừng có chiều cao 1-2
m, thân nhẵn, các mấu hơi phồng. Nhánh cây trịn, khơng có lơng, với các lá mọc
đối, phiến dài hình bầu dục hay hình ngọn giáo, chiều dài 7-20 cm và rộng 2-8 cm
với 5-7 cặp gân bên. Mép lá có răng cưa nhọn và thô, kèm với các tuyến. Cuống lá
dài 5-8 mm. Bơng kép, ít nhánh, nhánh ngắn với hoa nhỏ màu trắng khơng có cuống
và có một nhị. Bầu nhụy có hình trứng và khơng có vịi. Cây ra quả mọng nhỏ, hình
gần trịn đường kính 3-4 mm, khi chín có màu đỏ hay đỏ gạch. Cây ra hoa vào tháng
6-7 và quả chín vào tháng 8-9 (Võ Văn Chi, 1997).


5

* Đặc điểm sinh thái và phân bố
Sói rừng mọc hoang ở vùng núi đất, ở bìa rừng và ven đồi ẩm nhiều nơi và
độ cao lên đến 1000 m. Thu hái toàn cây vào mùa hạ thu, dùng tươi hay phơi khô
trong râm (Võ Văn Chi, 1997).
Ở Việt Nam cây mọc từ Hà Giang (Vị Xuyên), Sơn La (Mộc Châu), Cao
Bằng (Thạch An, Nguyên Bình, Tĩnh Túc), Lạng Sơn (Hữu Lũng, Bắc Sơn), Vĩnh
Phúc (Tam Đảo), Hà Nội (Hà Tây), Thừa Thiên Huế, Kom Tum (Đác lây,
KonPlong), Lâm Đồng (Đà Lạt, Bảo Lộc) (Võ Văn Chi, 1997).
* Giá trị của cây Sói rừng
Sói rừng là cây dược liệu có hiệu quả kinh tế cao đang thu hái nhiều
tỉnh miền núi nước ta. Giá bán trên thị trường thân cành Sói rừng có giá khoảng

150.000 đồng/kg.
Theo Đơng y, cây Sói rừng có vị đắng cay, tính hơi ấm, có tác dụng hoạt
huyết giảm đau, khử phong trừ thấp, tiêu viêm giải độc. Trong dân gian, rễ cây
được ngâm rượu, uống chữa đau tức ngực. Lá được sắc uống trị bệnh lao, hoặc giã
đắp chữa rắn cắn, ngâm rượu xoa bóp chữa vết thương, mụn nhọt, phong thấp, đau
nhức xương khớp (Đỗ Huy Bích, 2004).
* Nghiên cứu về nhân giống
Mai Hồng Oanh (2016) đã nghiên cứu mẫu Sói rừng thu nhận từ Lạng Sơn,
tách chiết và tinh sạch được DNA tổng số. Nhân bản thành công hai vùng gen ITS
và rpoC1 bằng phương pháp PCR và tạo dịng thành cơng hai gen nhân bản được,
đã xác định được trình tự nucleotide của 2 đoạn gen rpoC1 và ITS.
Bùi Văn Trọng và Cs (2015) đã nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất điều
hịa sinh trưởng tới sự hình thành rễ của hom cây Sói rừng tại Lâm Đồng. Nhóm
tác giả đã sử dụng NAA ở nồng độ 1% cho kết quả giâm hom Sói rừng tốt nhất đạt
86.67%, hom sống và ra rễ, số lượng rễ trung bình là 5.08 rễ/hom, chiều dài rễ trung
bình là 3,68 cm so với đối chứng (66,67%; 3,9; 3,65 cm, tương ứng).
Le Hong En et al., (2016) đã nghiên cứu nhân giống Sói rừng bằng giâm
hom. Tác giả đã sử dụng IBA, IAA, NAA để nghiên cứu tác dụng của chất kích


6

thích ra rễ. Nồng độ IBA 1-1,5% cho ra rễ tốt nhất. Hom bánh tẻ cho ra rễ tốt hơn
các
loại
khác.

hom
Nguyễn Quỳnh Anh (2013), đã Nghiên cứu ứng dụng cây Sói rừng ở Cao


Bằng để hỗ trợ điều trị một số bệnh ung thư, Tác giả đã nghiên cứu quy trình bào
chế và dạng bào chế thành phẩm từ cây Sói rừng. Kết quả nghiên cứu đã đưa ra
được quy trình Nghiên cứu làm viên tế; Nghiên cứu làm dạng thuốc bột (thuốc tán);
Nghiên cứu làm dạng cao thuốc (cao nước); Nghiên cứu dạng cốm tan, dạng cốm
tan được sản xuất theo chuyên luận cốm DĐVN III với phương pháp sát hạt ướt,
sấy khô ở nhiệt độ phù hợp với từng loại hoạt chất, đóng gói trong bao bì khơng hút
ẩm.

Hình 2.1. Cây Sói rừng
*Tóm lại: Sói rừng là lồi cây dược liệu có nhiều giá trị quý, tuy nhiên ở Việt Nam
và trên thế giới có rất ít các cơng trình nghiên cứu về lồi này, các nghiên cứu cịn
tản mạn chưa tập trung và chưa hệ thống, chủ yếu tập trung thống kê, phân loại, một
số cơng trình khác tập trung nghiên cứu về nhân giống, điều kiện gây trồng nhưng
chung chung chưa đưa ra được các phương pháp hiệu quả.
Để bảo tồn và phát triển lồi Sói rừng một cách rộng rãi và đem lại hiệu quả
kinh tế cao cần có các bước nghiên cứu từ đặc điểm sinh học, sinh thái học đến các


7

biện pháp nhân giống cụ thể để từ đó xác định được các vùng trồng và áp dụng các
phương pháp nhân giống phù hợp với từng địa phương.
1.3. Tổng quan về giâm hom
Giâm hom là phương pháp nhân giống vô tính cây trồng bằng cơ quan sinh
dưỡng. Nhân giống vơ tính bằng phương pháp giâm hom là phương pháp nhân
giống đem lại hiệu quả cao và được áp dụng phổ biến cả trong và ngoài nước trong
suốt thời gian qua. Phương thức này dựa trên cơ sở phân bào nguyên nhiễm khơng
có sự kết hợp vật chất di truyền giao hợp giữa giao tử cái và giao tử đực nên cây
mới tạo ra mang đầy đủ vật chất di truyền của cây mẹ (Lê Đình Khả và CS, 2003).
Nhân giống bằng hom là phương pháp sử dụng đoạn thân, cành, lá để tạo ra

1 cây mới mang đặc tính di truyền của cây mẹ. Đây là phương pháp tương đối dễ
thực hiện, hệ số nhân giống cao nên được áp dụng phổ biến trong công tác nhân
giống cây trồng. Các loại hom được dùng trong nhân giống: có thể là thân cây non,
cành, lá, rễ... Hom thân và hom cành: là hom được cắt từ một phần của thân cây
non, từ chồi vượt hoặc cành non của cây. Như một số loại tre, luồng... hom giâm có
thể là một đoạn thân, một đoạn thân có gốc, đoạn cành hoặc đoạn gốc cành sát thân.
Hom của các loài thân gỗ đều được lấy từ thân cây non hoặc cành non của cây. Các
loại cành giâm thường là cành non, cành hóa gỗ yếu, cành nửa hóa gỗ, cành hóa gỗ.
Hom rễ là loại hom được cắt từ rễ cây. Một số loại cây có thể dùng rễ để
giâm hom như Xoan, Long não, Lê, Hồng. Ngoài ra ở một số loài thực vật người ta
có thể giâm hom từ lá (thu hải đường, Sống đời,...) hoặc từ củ (Khoai lang, Khoai
tây,...) Ở một số lồi khi nhân giống hom thường có hiện tượng bảo lưu cục bộ là
hiện tượng mà cây hom tiếp tục sinh trưởng và phát triển hình thái theo đặc trưng
của cành được lấy từ cây mẹ.
* Cơ sở tế bào học
Tế bào chứa bộ nhiễm sắc thể mang đầy đủ thơng tin di truyền cho q trình
phát triển của sinh vật. Trong q trình sinh sản vơ tính, cây con được tạo ra có
nguồn gốc từ bản sao của cây mẹ.


8

* Cơ sở di truyền học
Trong quá trình sinh trưởng phát triển trải qua nhiều lần phân bào liên tiếp
cùng với q trình phân hóa các cơ quan. Q trình phân bào giảm nhiễm kết quả từ
1 tế bào mẹ cho ra 2 tế bào con mang bộ nhiễm sác thể y hệt tế bào mẹ. Các loại
hom đều xuất phát từ 1 bộ phận sinh dưỡng của cây mẹ nên khi tạo ra 1 cây mới
luôn mang đủ đặc tính vốn có của cây mẹ.
* Sự hình thành rễ bất định: Nhân giống bằng hom dựa trên cơ sở hình
thành tái sinh rễ bất định của 1 đoạn thân hoặc đoạn cành trong điều kiện thích hợp

để tạo thành cơ thể mới. Rễ bất định là rễ ra ở bất kỳ bộ phận nào của cây, ngoài hệ
rễ của nó trong giâm hom và điều quan trọng là hình thành được rễ bất định. Có hai
rễ bất định là rễ tiềm ẩn và rễ mới sinh. Rễ tiềm ẩn là rễ có nguồn gốc tự nhiên
trong thân, trong cành cây, nhưng chỉ phát triển khi thân hoặc cành đó tách khỏi
thân cây. Rễ mới sinh chỉ được hình thành khi cắt hom.
* Cơ sở sinh lý:
Sự hình thành rễ trong q trình giâm hom chịu ảnh hưởng của các
nhóm nhân tố: Nội sinh và ngoại sinh.
- Đặc điểm di truyền của từng suất xứ, từng cá thể:
+ Tuổi cây mẹ lấy hom: Khả năng ra rễ không những do tính di truyền
quyết định mà cịn phụ thuộc rất lớn vào tuổi cây mẹ lấy cành. Thông thường cây
chưa sinh sản hạt dễ nhân giống bằng hom hơn khi cây đã sinh sản hạt, hom lấy từ
cây tuổi non dễ ra rễ hơn hom lấy từ cây tuổi già. VD: Hom lấy từ các cây Mỡ 1
tuổi, 3 tuổi, 20 tuổi có khả năng ra rễ tương ứng là 98%, 47%, 0% (Lê Đình Khả,
2003). Cây non khơng những có tỷ lệ ra rễ lớn mà thời gian ra rễ cũng ngắn hơn.
Khả năng ra rễ giảm xuống ở hom giâm của cây nhiều tuổi được giải thích là do tỷ lệ
đường tổng số trên đạm tổng số (tỷ lệ đường/đạm) cao ở thân cây, nói cách khác là
do hàm lượng đạm ở thân giảm xuống như trường hợp ở Quercusrobur. Song có
người cho rằng sở dĩ cây nhiều tuổi ra rễ kém là do tính mềm dẻo của chúng bị giảm
đi.
+ Vị trí cành và tuổi cành lấy hom: Hom lấy từ các phần khác nhau trên thân
sẽ có tỷ lệ ra rễ khác nhau. Thơng thường thì hom lấy từ cành ở tầng dưới rễ ra rễ
hơn cành ở tầng trên, cành cấp 1 dễ ra rễ hơn cành cấp 2, cấp 3. Cành chồi vượt dễ


9

ra rễ hơn cành lấy từ tán cây. Tuy nhiên khả năng ra rễ cao của cành chồi vượt cũng
thay đổi theo vị trí lấy hom. Tuổi cành cũng ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ ra rễ.
Thông thường cành nửa hóa gỗ (cành bánh tẻ) là loại cành thường cho tỷ lệ ra rễ

cao nhất, cành hóa gỗ yếu hoặc đã hóa gỗ thơng thường cho tỷ lệ ra rễ kém hơn.
- Các chất kích thích ra rễ: Trong các chất điều hịa sinh trưởng thì Auxin
được coi là chất quan trọng nhất trong quá trình ra rễ của hom. Song nhiều chất khác
tác động cùng Auxin và thay đổi hoạt tính của Auxin cùng tồn tại một cách tự nhiên
trong các mô của hom giâm và tác động đến q trình ra rễ của chúng. Trong đó
quan trọng nhất là Khizocalin, đồng nhân tố ra rễ, các chất kích thích kìm hãm ra rễ.
- Thời vụ giâm hom:
Là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới sự ra rễ của hom giâm. Tỷ lệ ra rễ
của hom giâm phụ thuộc vào thời vụ lấy cành và thời vụ giâm hom. Một số lồi có
thể giâm hom quanh năm, song nhiều lồi cây có tính chất thời vụ rõ rệt. Hom được
lấy trong các thời kỳ cây mẹ hoạt động sinh trưởng mạnh có tỷ lệ ra rễ cao hơn các
thời kỳ khác.
- Chế độ ánh sáng:
Ánh sáng đóng vai trị sống cịn trong ra rễ của hom giâm.Khơng có ánh sáng
và khơng có lá thì hom khơng có hoạt động quang hợp, q trình trao đổi chất khó
xảy ra, do đó khơng có hoạt động ra rễ. Chất lượng ánh sáng cũng ảnh hưởng đến tỷ
lệ ra rễ của hom giâm. Ánh sáng tự nhiên là cần thiết cho ra rễ, còn ánh sáng đỏ và
ánh sáng xanh làm giảm tỷ lệ ra rễ của hom giâm ở một số loại cây ưa sáng.
Tuy nhiên, ảnh hưởng của ánh sáng đến khả năng ra rễ của hom giâm thường
mang tính chất tổng hợp theo kiểu phức hệ ánh sáng chỉ tác động đến ra rễ của hom
với sự có mặt của lá cây, hom khơng có lá thì khơng chịu ảnh hưởng của ánh sáng
và cũng khơng có hoạt động ra rễ.
- Nhiệt độ:
Nhiệt độ là một trong nhưng nhân tố quyết định tốc độ ra rễ của hom giâm.
Ở nhiệt độ quá thấp hom giâm nằm ở trạng thái tiềm ẩn và khơng ra rễ, cịn ở nhiệt
độ quá cao lại tăng cường nhiệt độ và bị hỏng, từ đó làm giảm tỷ lệ ra rễ.


10


Các lồi cây nhiệt đới cần nhiệt độ khơng khí trong nhà giâm hom thích hợp
cho ra rễ là 28-330C và nhiệt độ giá thể thích hợp là 25-300C. Nếu nhiệt độ khơng
khí trên 350C làm tăng tỷ lệ héo của lá.
Nói chung nhiệt độ khơng khí trong nhà giâm hom nên cao hơn nhiệt độ giá
thể 2-3oC.
- Độ ẩm:
Độ ẩm khơng khí và độ ẩm giá thể là nhân tố hết sức quan trọng trong quá
trình giâm hom. Các hoạt động quang hợp, hô hấp, phân chia tế bào và chuyển hóa
vật chất trong cây đều cần nước. Thiếu nước thì hom bị héo, nhiều nước quá thì
hoạt động của men thủy giải tăng lên, quá trình quang hợp bị ngừng trệ. Khi giâm
hom mỗi loài cây đều cần một độ ẩm thích hợp, làm mất độ ẩm của hom 15-20%
thì hom hồn tồn mất khả năng ra rễ. Đối với nhiều loại cây độ ẩm giá thể thích
hợp cho giâm hom là 50-70%. Yêu cầu độ ẩm không thay đổi theo lồi cây mà cịn
theo mức độ hóa gỗ của hom giâm. Để đảm bảo độ ẩm cho hom bắt buộc phải
phun sương vừa làm tăng độ ẩm, vừa làm giảm nhiệt độ khơng khí, giảm sự bốc
hơi của lá.
- Giá thể giâm hom:
Các giá thể được dùng hiện nay chủ yếu là cát tinh, mùn cưa hoặc xơ Dừa
băm nhỏ hoặc đất vườn ươm. Khi giâm hom chỉ tạo ra rễ, sau đó mới cấy cây hom
vào bầu thì giá thể thường là cát tinh, cịn khi giâm hom trực tiếp vào bầu để tạo
thành cây hom thì giá thể thường là mùn cưa để mục, xơ Dừa băm nhỏ, đất vườn
ươm hoặc có thể trộn lẫn chúng với cát tinh. Một giá thể giâm hom tốt là có độ
thống khí tốt và duy trì được độ ẩm trong thời gian dài mà không ứ nước, tạo điều
kiện cho rễ phát triển tốt đồng thời phải sạch, khơng bị nhiễm nấm, khơng có nguồn
sâu bệnh, độ pH khoảng 6-7.
* Ý nghĩa của nhân giống bằng hom:
- Nhân giống hom là phương pháp truyền đạt các biến dị di truyền của cây
mẹ cho cây hom.
- Nhân giống hom là phương thức lưu giữ được ưu thế lai cho đời F1. Nhân
giống hom làm rút ngắn chu kỳ sinh sản, rút ngắn thời gian thực hiện.



11

- Nhân giống hom là một phương pháp phát triển nhân nhanh các loại quý
hiếm
đang bị khai thác cạn kiệt, là phương pháp phát triển bảo tồn nguồn gen cây rừng.
- Nhân giống hom là phương thức nhân giống bổ sung cho các loại cây khó
thu hái và bảo quản.
* Ưu điểm của phương pháp giâm hom:
- Hệ số nhân cao: Từ một cây mẹ, giống tốt có thể lấy được nhiều cành hom
để tạo ra nhiều cây con (Mai Quang Trường và cs, 2007).
- Giữ nguyên đặc tính cây mẹ, chất lượng và tính chống chịu ổn định.
- Năng suất, sản lượng cao.
* Nhược điểm của giâm hom:
Giâm hom địi hỏi kỹ thuật cơng phu, giá thành cao hơn nhân giống bằng hạt
(chi phí cao gấp 6-8 lần so với trồng bằng hạt). Hạn chế tuổi của cây mẹ lấy hom
(Mai Quang Trường và cs, 2007).
1.4.Tổng quan khu vực nghiên cứu tỉnh Hà Giang
1.4.1. Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý
Hà Giang là tỉnh miền núi giáp biên giới, có tổng diện tích tự nhiên:
7.914,8892
ha.
Tỉnh Hà Giang có toạ độ địa lý từ 22010' - 23023' Vĩ tuyến Bắc và 104020'
105034' Kinh độ Đơng: Phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Nam giáp Tuyên Quang,
phía Tây giáp tỉnh Lào Cai, n Bái, phía Đơng giáp tỉnh Cao Bằng.
Tính đến nay Hà Giang có 01 thành phố, 10 huyện, 05 phường, 13 thị trấn và
177 xã: Thành phố Hà Giang 5 phường và 3 xã, huyện Bắc Mê 1 thị trấn và 12 xã,
huyện Bắc Quang 2 thị trấn và 21 xã, huyện Đồng Văn 2 thị trấn và 17 xã, huyện

Hồng Su Phì 1 thị trấn và 24 xã, huyện Mèo Vạc 1 thị trấn và 17 xã, huyện Quản
Bạ 1 thị trấn và 12 xã, huyện Quang Bình 1 thị trấn và 14 xã, huyện Vị Xuyên 2 thị
trấn và 22 xã, huyện Xín Mần 1 thị trấn và 18 xã, huyện Yên Minh 1 thị trấn và 17

Dân số tỉnh Hà Giang theo điều tra dân số ngày 01 tháng 4 năm 2009 là
724.537 người. Trong đó, dân số thành thị là 84.338 người.


* Địa hình, địa thế
Nằm trong khu vực địa bàn vùng núi cao phía bắc lãnh thổ Việt Nam, Hà
Giang là một quần thể núi non hùng vĩ, địa hình hiểm trở, có độ cao trung bình từ
800 m đến 1.200 m so với mực nước biển. Đây là vùng tập trung nhiều ngọn núi
cao. Theo thống kê mới đây, trên dải đất Hà Giang rộng chưa tới 8.000 km2 mà có
tới 49 ngọn núi cao từ 500 m - 2.500 m (10 ngọn cao 500 - 1.000 m, 24 ngọn cao
1000 - 1500 m, 10 ngọn cao 1.500 - 2.000 m và 5 ngọn cao từ 2.000 - 2.500 m).
Tuy vậy, địa hình Hà Giang về cơ bản, có thể phân thành 3 vùng sau:
- Vùng cao phía bắc còn gọi là cao nguyên Đồng Văn, gồm các huyện Quản
Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc với 90% diện tích là núi đá vơi, đặc trưng cho
địa hình karst. ở đây có những dải núi đá tai mèo sắc nhọn, những khe núi sâu và
hẹp, nhiều vách núi dựng đứng. Ngày 03/10/2010 cao nguyên đá Đồng văn đã gia
nhập mạng lưới Cơng viên địa chất (CVĐC) tồn cầu với tên gọi: CVĐC Cao
nguyên đá Đồng Văn.
- Vùng cao phía tây gồm các huyện Hồng Su Phì, Xín Mần là một phần của
cao nguyên Bắc Hà, thường được gọi là vịm nâng sơng Chảy, có độ cao từ 1.000m
đến trên 2.000m. Địa hình nơi đây phổ biến dạng vịm hoặc nửa vòm, quả lê, yên
ngựa xen kẽ các dạng địa hình dốc, đơi khi sắc nhọn hoặc lởm chởm dốc đứng, bị
phân cắt mạnh, nhiều nếp gấp.
- Vùng núi thấp bao gồm địa bàn các huyện, thị còn lại, kéo dài từ Bắc Mê,
thị xã Hà Giang, qua Vị Xuyên đến Bắc Quang. Khu vực này có những dải rừng già
xen kẽ những thung lũng tương đối bằng phẳng nằm dọc theo sông, suối .

* Thủy văn
Các sông lớn ở Hà Giang thuộc hệ thống sơng Hồng. Ở đây có mật độ sông suối tương đối dày. Hầu hết các sơng có độ nơng sâu khơng đều độ dốc lớn, nhiều
ghềnh thác, ít thuận lợi cho giao thơng thuỷ. Sơng Lô là một sông lớn ở Hà Giang,
bắt nguồn từ Lưu Lung (Vân , Trung Quốc), chảy qua biên giới Việt - Trung (khu
vực Thanh Thuỷ), qua thị xã Hà Giang, Bắc Quang về Tuyên Quang. Đây là nguồn
cung cấp nước chính cho vùng trung tâm tỉnh. Sơng Chảy bắt nguồn từ sườn tây
nam đỉnh Tây Côn Lĩnh và sườn đơng bắc đỉnh Kiều Liên Ti, mật độ các dịng


nhánh cao (1,1km/km 2 ), hệ số tập trung nước đạt 2,0km/km 2 . Mặc dù chỉ đoạn
đầu nguồn thuộc địa phận tỉnh nhưng là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho khu vực
phía tây của Hà Giang. Sơng Gâm bắt nguồn từ Nghiêm Sơn, Tây Trù (Trung
Quốc) chảy qua Lũng Cú, Mèo Vạc về gần thị xã Tuyên Quang nhập vào sơng Lơ.
Đây là nguồn cung cấp nước chính cho phần đơng của tỉnh. Ngồi ra, trên địa bàn
tỉnh Hà Giang cịn có các sơng ngắn và nhỏ hơn như sông Nho Quế, sông Miện,
sông Bạc, sông Chừng, nhiều khe suối lớn nhỏ cung cấp nguồn nước phục vụ cho
sản xuất và đời sống dân cư .
* Khí hậu
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và là miền núi cao, khí hậu Hà Giang về
cơ bản mang những đặc điểm của vùng núi Việt Bắc – Hoàng Liên Sơn, song cũng
có những đặc điểm riêng, mát và lạnh hơn các tỉnh miền Đông Bắc, nhưng ấm hơn
các tỉnh miền Tây Bắc . . . Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 21,60C - 23,90C, biên
độ nhiệt trong năm có sự dao động trên 100C và trong ngày cũng từ 6 - 70C. Mùa
nóng nhiệt độ cao tuyệt đối lên đến 400C (tháng 6, 7); ngược lại mùa lạnh nhiệt độ
thấp tuyệt đối là 2,20C (tháng l). Chế độ mưa ở Hà Giang khá phong phú. Tồn tỉnh
đạt bình qn lượng mưa hàng năm khoảng 2.300 - 2.400 mm, riêng Bắc Quang
hơn 4.000 mm, là một trong số trung tâm mưa lớn nhất nước ta. Dao động lượng
mưa giữa các vùng, các năm và các tháng trong năm khá lớn. Năm 2001, lượng mưa
đo được ở trạm Hà Giang là 2.253,6 mm, Bắc Quang là 4.244 mm, Hồng Su Phì là
1.337,9 mm... Tháng mưa cao nhất ở Bắc Quang (tháng 6) có thể đạt trên 1.400

mm, trong khi đó lượng mưa tháng 12 ở Hồng Su Phì là 3,5 mm, ở Bắc Mê là 1,4
mm... Độ ẩm bình quân hàng năm ở Hà Giang đạt 85% và sự dao động cũng không
lớn. Thời điểm cao nhất (tháng 6,7,8) vào khoảng 87 - 88%, thời điểm thấp nhất
(tháng l,2,3) cũng vào khoảng 81%: Đặc biệt ở đây ranh giới giữa mùa khô và mùa
mưa không rõ rệt. Hà Giang là tỉnh có nhiều mây (lượng mây trung bình khoảng
7,5/10, cuối mùa đơng lên tới 8 - 9/10) và tương đối ít nắng (cả năm có 1.427 giờ
nắng, tháng nhiều là 181 giờ, tháng ít chỉ có 74 giờ). Các hướng gió ở Hà Giang phụ
thuộc vào địa hình thung lũng. Thung lũng sơng Lơ quanh năm hầu như chỉ có một
hướng gió đơng nam với tần suất vượt q 50%. Nhìn chung gió yếu, tốc độ trung


bình khoảng 1 - l,5m/s. Đây cũng là nơi có số ngày giơng cao, tới 103 ngày/năm, có
hiện tượng mưa phùn, sương mù nhiều nhưng đặc biệt ít sương muối. Nét nổi bật
của khí hậu Hà Giang là độ ẩm trong năm cao, mưa nhiều và kéo dài, nhiệt độ mát
và lạnh, đều có ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống .
* Dân tộc, dân số, ngôn ngữ
Dân số tỉnh Hà Giang theo Cục thống kê năm 2014 là 792,472 người trong
đó tổng nữ giới có 394,785 người và nam giới có 397,687 người. Số người sinh
sống tại khu vực thành thị là 118,8 nghìn người. Số lao động đang làm trong khu
vực nhà nước do địa phương quản lí là 39,3 nghìn người. Số người trong độ tuổi lao
động là 542,4 nghìn người. Số lao động tự do hoặc trong các doanh nghiệp tư nhân,
lao động thất nghiệp là 714,5 nghìn người. Mật độ dân số Hà Giang là 100
người/km2. Dân số không đồng đều, sự chênh lệch mật độ giữa thành thị và nông
thôn là rất lớn. Sự tăng nhanh dân số ở Hà Giang nói chung và các dân tộc ít người
nói riêng trước hêt phải liên quan đến tới mức sinh đẻ tương đối cao của các cư dân
ở đây. Hà Giang có 19 dân tộc anh em cùng sinh sống tạo nên một sự đa dạng bản
sắc văn hóa. Trong đó, dân tộc Mơng chiếm 30,6%, Tày chiếm 24,9%, Dao chiếm
15,2%, dân tộc kinh chiếm 12%. Về mặt ngôn ngữ, 19 dân tộc anh em của Hà
Giang thuộc 6 nhóm ngơn ngữ khác nhau, đông nhất là người Mông chiếm 30%
dân số, rồi đến Nùng Tày, Dao, Kinh, La Chí .... các nhóm ngơn ngữ Mông Dao,

ngôn ngữ Tày Thái, ngôn ngữ Việt Mường .
1.4.2. Chính sách thu hút đầu tư
Hà Giang là tỉnh có truyền thống trồng cây dược liệu, có nhiều yếu tố phù
hợp về khí hậu, thổ nhưỡng với các lồi cây dược liệu có giá trị kinh tế cao. Theo
kết quả điều tra ban đầu, tỉnh Hà Giang có trên 1.100 loài cây dược liệu trong tổng
số 3.948 loài cây dược liệu của cả nước; được đánh giá là vùng trọng điểm về đa
dạng cây dược liệu quý, có giá trị kinh tế cao và được xem là vùng trọng điểm của
nước ta để phát triển cây dược liệu gắn với phát triển du lịch sinh thái vùng cao.
Để đẩy mạnh phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh, trong thời gian qua,
Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang và các cấp, các ngành đã chú trọng, ưu


tiên đầu tư đồng bộ cho phát triển cây dược liệu. Từ thực tiễn đó đã đạt được những
kết quả tiêu biểu, bao gồm:
- Về quy hoạch phát triển dược liệu: Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hà Giang đã chỉ
đạo các ngành xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển cây dược liệu tỉnh Hà Giang
giai đoạn 2013-2020 và định hướng đến năm 2025, trên cơ sở đó UBND tỉnh Hà
Giang đã phê duyệt quy hoạch tại Quyết định số 2265/QĐ-UBND ngày 15/10/2013
với mục tiêu chung đến năm 2025 Hà Giang trở thành vùng sản xuất dược liệu lớn
nhất vùng Đông Bắc với chế biến sâu các loại dược liệu sạch, có thương hiệu riêng,
đồng thời du khách đến với Hà Giang với mục đích “vừa du lịch, vừa chữa bệnh và
thưởng thức “ẩm thực từ dược liệu”. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020 sản lượng dược
liệu tươi của tỉnh đạt 40.479 tấn và năm 2025 dự kiến đạt 58.324, lợi nhuận đạt
2.184 tỷ đồng.
- Về chính sách phát triển dược liệu: Để tạo cơ chế khuyến khích các tổ chức,
cá nhân và hộ gia đình tham gia phát triển dược liệu trên địa bàn tỉnh, Hội đồng
nhân dân tỉnh Hà Giang đã ban hành Nghị quyết số 47/2012/NQ-HĐND ngày
14/7/2012 về việc ban hành quy định một số chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và
khuyến khích phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Theo đó, đối
với hộ gia đình tham gia trồng dược liệu sẽ được Ngân sách tỉnh hỗ trợ tiền mua cây

giống, phân bón và một phần tiền cơng chăm sóc, mức hỗ trợ tối đa là 02 triệu
đồng/ha với quy mô trồng từ 03 ha trở lên. Đối với doanh nghiệp, Hợp tác xã thuê
đất để trồng cây dược liệu: Được hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay tại các tổ chức tín
dụng trên địa bàn tỉnh trong thời hạn 24 tháng. Mức tiền vay được hỗ trợ lãi suất tối
đa là 100 triệu đồng với quy mô trồng từ 5 ha trở lên.
- Về chính sách hỗ trợ chế biến dược liệu: Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang
đã ban hành Nghị quyết số 209/2015/NQ-HĐND ngày 10/12/2015 của Hội đồng
nhân dân tỉnh Hà Giang về Ban hành chính sách khuyến khích phát triển sản xuất
nơng nghiệp hàng hóa trên địa bàn tỉnh Hà Giang; Theo đó, chính sách Hỗ trợ sản
xuất chế biến dược liệu, bao gồm: Hỗ trợ tối đa 15.000 triệu đồng/nhà máy cho các
tổ chức, cá nhân có đầu tư xây dựng nhà máy chế biến dược liệu (theo tiêu chuẩn
của Bộ Y tế); Hỗ trợ 30% tiền thuê đất trồng vùng nguyên liệu cho các Doanh


×