Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp góp phần cho công tác phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 86 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÊ QUY ĐẠT

NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP GĨP PHẦN
CHO CƠNG TÁC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY RỪNG
TẠI HUYỆN LỆ THUY, TỈNH QUẢNG BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

THÁI NGUYÊN, NĂM 2020


2
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÊ QUY ĐẠT
NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP GĨP PHẦN
CHO CƠNG TÁC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY RỪNG
TẠI HUYỆN LỆ THUY, TỈNH QUẢNG BÌNH
Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 8 62 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Đặng Kim Vui
2. TS. Đặng Kim Tuyến

THÁI NGUYÊN, NĂM 2020



i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan các số liệu nghiên cứu này đều được tiến hành tại xã
Kim Thủy, xã Ngân Thủy và xã Lâm Thủy của huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng
Bình; kết quả trong luận văn là trung thực và được thực hiện bởi chính tác giả
cùng nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
Tác giả

Lê Quy Đạt


ii
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành theo chương trình đào tạo Cao học Lâm
nghiệp khoá 26, giai đoạn 2018 - 2020 của Trường Đại học Nông lâm - Đại
học Thái Nguyên.
Để hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ và
tạo mọi điều kiện thuận lợi của tập thể thầy cô giáo Khoa Lâm nghiệp, Phòng
Đào tạo bộ phận Quản lý Sau Đại học và lãnh đạo trường Đại học Nông lâm
Thái Nguyên. Đối với địa phương, tác giả đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ
của người dân tại xã Kim Thủy, xã Ngân Thủy và xã Lâm Thủy của huyện Lệ
Thủy, tỉnh Quảng Bình nơi mà tác giả đã đến thu thập số liệu đề tài. Nhân dịp
này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đối với sự giúp đỡ q báu đó.
Kết quả của luận văn này khơng thể tách rời sự chỉ dẫn của thầy, cô
giáo hướng dẫn khoa học là thầy GS.TS. Đặng Kim Vui và cô TS. Đặng Kim
Tuyến, người đã nhiệt tình chỉ bảo hướng dẫn để tơi hồn thành luận văn này.
Nhân dịp này, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến thầy, cơ hướng dẫn.
Xin được cảm ơn sự khuyến khích, giúp đỡ của gia đình, cơ quan cùng

bạn bè và đồng nghiệp xa gần, đó là nguồn khích lệ và cổ vũ to lớn đối với tác
giả trong quá trình thực hiện và hồn thành cơng trình này.

Thái Ngun, tháng 10 năm 2020
Tác giả

Lê Quy Đạt


3

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
1. Đặt vấn đề ...............................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ...............................................5
1.1. Tổng quan tài liệu.................................................................................................5
1.1.1. Cơ sở khoa học vấn đề nghiên cứu ...................................................................5
1.1.2. Những nghiên cứu về cháy rừng trên thế giới ..................................................7
1.1.3. Những nghiên cứu về cháy rừng ở Việt Nam .................................................11
1.2. Tổng quan khu vực nghiên cứu..........................................................................15
1.2.1. Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu ...................................................15
1.2.3. Nhận xét chung ...............................................................................................21
Chương 2.PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU..........................................................................................................22
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................................22
2.3. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................22
2.4.
Nội

dung
nghiên
..........................................................................................22

cứu

Chương 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................31
3.1. Đánh giá đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng tới công tác
PCCCR tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình...........................................................31
3.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên ảnh hưởng tới công tác PCCCR...................31
3.2. Hiện trạng tài nguyên rừng và tình hình cháy rừng tại khu vực nghiên cứu giai
đoạn 2015 - 2019.......................................................................................................34
3.2.1. Hiện trạng tài nguyên rừng tại các xã: Kim Thủy, Ngân Thủy và Lâm Thủy
huyện

Lệ

Thủy,

tỉnh

Quảng

Bình...............................................................................34
3.2.2. Tình hình cháy rừng tại khu vực nghiên cứu giai đoạn 2015-2019
....................35
3.2.3. Đánh giá hiệu quả cơng tác phịng chống cháy rừng tại khu vực nghiên cứu
(2015-2019)...............................................................................................................36



4

3.2.4. Sự tham gia của người dân trong công tác PCCCR........................................42
3.2.5. Các biện pháp PCCCR tại địa phương............................................................43
3.3. Nghiên cứu xác định phân vùng trọng điểm cháy rừng .....................................46
3.3.1. Xác định mùa cháy rừng tại khu vực nghiên cứu ...........................................46
3.4. Thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp góp phần cho cơng tác phịng
cháy chữa cháy rừng tại địa bàn nghiên cứu
.............................................................56
3.4.1. Thuận lợi .........................................................................................................56
3.4.2. Khó khăn .........................................................................................................57
3.4.3. Một số giải pháp góp phần cho cơng tác PCCCR tại địa bàn nghiên cứu ......57
3.4.4. Biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng ...........................................................60
KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ ......................................................................62
1. Kết luận .................................................................................................................62
2. Tồn tại ...................................................................................................................64
3. Kiến nghị ...............................................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................66


5


6

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BNN&PTNT

: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


BV&PTR

: Bảo vệ và phát triển rừng

CHQS

: Chỉ huy quân sự

HKL

: Hạt Kiểm lâm

NLKH

: Nông lâm kết hợp

OTC

: Ô tiêu chuẩn

PCCCR

: Phòng cháy chữa cháy rừng

QLBVR

: Quản lý bảo vệ rừng

UBND


: Ủy ban nhân dân

VLC

: Vật liệu cháy


vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Hệ số K theo lượng mưa ngày .......................................................... 8
Bảng 1.2. Phân cấp mức độ nguy hiểm của cháy rừng theo chỉ tiêu P............. 8
Bảng 3.1. Hiện trạng tài nguyên rừng tại khu vực nghiên cứu. ...................... 34
Bảng 3.2. Tình hình cháy rừng tại khu vực nghiên cứu giai đoạn 2015-2019 .....
35
Bảng 3.3. Sự phối hợp giữa các cơ quan trong công tác PCCCR................... 38
Bảng 3.4. Một số văn bản luật và dưới luật liên quan đến PCCCR................ 40
Bảng 3.5. Kết quả điều tra phỏng vấn tại khu vực nghiên cứu....................... 42
Hình 3.4. Sự tham gia của người dân trong PCCCR tại khu vực nghiên cứu
........ 43
Bảng 3.6. Kết quả thực hiện công tác tuyên truyền PCCCR tại khu vực nghiên
cứu năm 2019 .................................................................................................. 44
Bảng 3.7. Nhiệt độ và lượng mưa trung bình 5 năm của xã Kim Thủy.......... 46
Bảng 3.8. Nhiệt độ và lượng mưa trung bình 5 năm của xã Ngân Thủy ........ 47
Bảng 3.9. Nhiệt độ và lượng mưa trung bình 5 năm của xã Lâm Thủy ......... 48
Bảng 3.10. Điều tra tầng cây cao .................................................................... 49
Bảng 3.11. Kết quả điều tra cây bụi thảm tươi ở khu vực nghiên cứu ........... 50
Bảng 3.12. Kết quả điều tra cây tái sinh ......................................................... 51
Bảng 3.13. Khối lượng VLC các loại rừng tại khu vực nghiên cứu ............... 53
Bảng 3.14. Độ ẩm vật liệu cháy ...................................................................... 54
Bảng 3.15. Đặc điểm rụng lá của các loài cây trong tổ thành ........................ 55



vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.2. Sơ đồ vị trí huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. ............................... 16
Hình 3.1. Một vụ cháy rừng xãy ra tại địa phương......................................... 36
Hình 3.2. Công tác chữa cháy rừng tại địa phương ........................................ 39
Hình 3.5. Công tác tuyên truyền BVR và PCCCR tại địa phương. ................ 44
Hình 3.6. Công tác diễn tập PCCCR tại địa phương ...................................... 46
Hình 3.8. Nhiệt độ và lượng mưa trung bình 5 năm của xã Ngân Thủy ........ 47
Hình 3.9. Nhiệt độ và lượng mưa trung bình 5 năm của xã Lâm Thủy .......... 48


1


2

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Rừng là nguồn tài nguyên quý giá, một yếu tố vô cùng quan trọng đối
với cuộc sống con người và thiên nhiên. Trong những thập kỷ qua, với các
hoạt động kinh tế của con người đã làm cho rừng khơng những suy giảm về
diện tích mà cả về chất lượng. Một trong những nguyên nhân gây mất rừng là
do cháy rừng và cháy rừng cũng là một thảm họa thiên tai gây tổn thất to lớn,
nhanh chóng về kinh tế và mơi trường sinh thái; nó tiêu diệt gần như toàn bộ
các giống loài trong vùng bị cháy, thải vào khí quyển khối lượng lớn khói bụi
cùng với những khí gây hiệu ứng nhà kính như CO, CO 2, NO… đây là một
trong những nguyên nhân quan trọng làm gia tăng quá trình biến đổi khí hậu
trái đất và các thiên tai hiện nay. Mặc dù cơng tác phịng cháy chữa cháy rừng

ngày càng hiện đại nhưng cháy rừng vẫn khơng ngừng xảy ra, thậm chí ngay
cả ở những nước phát triển nhất; đấu tranh với cháy rừng đang được xem là
một trong những nhiệm vụ cấp bách của thế giới để bảo vệ các nguồn tài
nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường sống.
Ở Việt Nam, theo số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, trong 10
năm của giai đoạn 2009 - 2018, nạn cháy rừng đã thiêu hủy gần 22 nghìn ha
rừng của Việt Nam, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho đất nước. Đỉnh điểm của
giai đoạn này là vào năm 2010, khoảng 6.723 ha rừng đã bị lửa lớn thiêu rụi
do nắng hạn kéo dài. Trong vài năm trở lại đây, diện tích rừng bị cháy tuy có
giảm mạnh nhưng vẫn tồn tại những diễn biến bất ngờ và phức tạp khó lường.
Năm 2017, lượng mưa tăng mạnh làm thời tiết bớt khơ hạn và hanh nóng góp
phần giảm diện tích rừng bị cháy đến mức thấp nhất trong vịng một thập kỷ
qua, mức độ thiệt hại chỉ còn 471,7 ha, giảm khoảng trên 80% so với năm
2016 (3.320 ha). Đến năm 2018, thiệt hại do cháy rừng tuy có tăng so với năm
2017 (739,1 ha) nhưng nhìn chung, thiệt hại vẫn ở mức thấp so với các năm
khác. Tuy nhiên, trong 10 tháng năm 2019, diện tích rừng bị cháy lại tăng lên


đến 2,7 nghìn ha, gấp 3,6 lần năm 2018. Đặc biệt, vào những tháng cao điểm
của mùa khô hạn, nắng nóng, nhiều khu rừng của Việt Nam nằm trong tình
trạng cảnh báo có nguy cơ cháy rừng cấp V (cấp cực kỳ nguy hiểm), nguy cơ
xảy ra cháy rừng rất cao khiến Chính phủ và các bộ, ngành thường xuyên phải
ra cơng điện khẩn trương chỉ đạo phịng chống cháy rừng.
Theo Tổng cục Thống kê, nạn cháy rừng thường xảy ra ở các địa
phương tập trung nhiều rừng và rừng trồng các loại cây dễ cháy như: Rừng
thông, rừng tre nứa, rừng bạch đàn, rừng khộp, rừng tràm, rừng phi
lao… Trong đó: Hà Tĩnh, Nghệ An, Hà Giang, Sơn La, Yên Bái, Quảng Trị,
Bình Định, Bình Thuận… là những địa phương thường xuyên xảy ra cháy
rừng với thiệt hại lớn. Chỉ riêng thiệt hại do cháy rừng của tỉnh Sơn La trong
năm 2016 đã lên đến 919 ha, chiếm 27,68% tổng diện tích rừng thiệt hại trong

năm của cả nước, gấp gần 2 lần tổng diện tích rừng thiệt hại của cả năm 2017.
Rừng là tài sản quốc gia và là yếu tố quan trọng bảo vệ môi trường sinh
thái của đất nước; vì vậy, cháy rừng với quy mô và mức độ thiệt hại nghiêm
trọng đã trở thành mối quan tâm không chỉ của những người làm lâm nghiệp
hay những người sống gần rừng, có cuộc sống gắn bó với rừng mà của cả
những nhà khoa học, những nhà quản lý của nhiều ngành nhiều cấp và toàn xã
hội. Nhận thức được vấn đề đó, trong những thập kỷ qua Đảng và Nhà nước
đã rất quan tâm đến công tác PCCCR từ việc ban hành hệ thống văn bản quy
phạm pháp luật đến việc tăng cường thực hiện các biện pháp cấp bách về
PCCCR nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra.
Huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình có tổng diện tích tự nhiên 140.180
ha, đất quy hoạch cho lâm nghiệp 100.442 ha chiếm 71,7 % tổng diện tích tự
nhiên tồn huyện, trong đó đất có rừng 80.404 ha, đất chưa có rừng 18.070
ha. Đất rừng đặc dụng chiếm 22.350 ha, đất rừng phòng hộ chiếm 3.519 ha,
đất rừng sản xuất chiếm 72.605 ha, tỷ lệ che phủ rừng năm 2019 đạt 62,9%.
Lệ Thủy là một trong những huyện có diện tích rừng sản xuất cao nhất tỉnh


Quảng Bình, vì vậy đây cũng là nơi thường xảy ra cháy rừng hơn so với các
huyện khác trong tỉnh, nguyên nhân chủ yếu là do người dân tự ý mang lửa
vào rừng, xử lý thực bì sau khai thác, đốt nương làm rẫy… khơng tn thủ
quy trình phịng cháy chữa cháy rừng. Theo thống kê từ năm 2015 trở lại đây
trên địa bàn huyện Lệ Thủy xảy ra 27 vụ cháy rừng làm thiệt hại 26,8 ha rừng
trồng và rừng tự nhiên. Có thể thấy số lượng các vụ cháy rừng ở huyện Lệ
Thủy tuy không lớn nhưng mức độ ảnh hưởng và tác động rất lớn. Hiện nay,
huyện Lệ Thủy đã chủ động đẩy mạnh công tác tuyên truyền luật bảo vệ rừng,
tổ chức ký cam kết thực hiện nội quy, quy chế PCCCR nâng cao nhận thức
của người dân và chủ rừng. Tuy nhiên, số vụ cháy rừng vẫn tiếp tục xảy ra và
có tính chất gia tăng trước tình hình biến đổi khí hậu khác thường, nguy cơ
xảy ra cháy rừng tại các khu vực rừng giáp ranh giữa các huyện trong tỉnh là

rất cao, hiệu quả của cơng tác PCCCR chưa cao, do đó đã gây thiệt hại nhiều
về tài nguyên rừng, kinh tế và môi trường.
Xuất phát từ thực tiễn trên, đề tài “Nghiên cứu, đề xuất một số giải
pháp góp phần cho cơng tác phòng cháy, chữa cháy rừng tại huyện Lệ
Thủy, tỉnh Quảng Bình” là rất cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được thực trạng phòng cháy, chữa cháy rừng tại huyện Lệ
Thủy, tỉnh Quảng Bình và tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác
phịng cháy chữa cháy rừng.
- Đề xuất được một số giải pháp nâng cao hiệu quả phòng cháy chữa
cháy rừng ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới.
3. Y nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Nắm được phương pháp nghiên cứu về thực trạng gây cháy rừng ở
huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình nói riêng và cháy rừng ở miền Trung nước
ta nói chung.


- Xác định được một số cơ sở khoa học: Các yếu tố về điều kiện tự
nhiên; Mùa cháy rừng, tháng khô, hạn, kiệt và các yếu tố kinh tế - xã hội…
làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp PCCCR tại huyện Lệ Thủy, tỉnh
Quảng Bình.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài thực hiện nhằm đề xuất được một số giải pháp cho công tác
PCCCR cho huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới, góp phần
quản lý rừng, nâng cao hiệu quả kinh tế và chức năng bảo vệ môi trường sinh
thái tại địa bàn nghiên cứu.


Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tài liệu
1.1.1. Cơ sở khoa học vấn đề nghiên cứu
Theo tài liệu về quản lý lửa rừng, FAO đưa ra khái niệm về cháy rừng
và thường được sử dụng là: “Cháy rừng là sự xuất hiện và lan truyền của
những đám cháy trong rừng mà khơng nằm trong sự kiểm sốt của con người;
gây lên những tổn thất nhiều mặt về tài nguyên, của cải và môi trường”.
Để xảy ra cháy rừng cần đủ ba yếu tố:
- Vật liệu cháy: là tất cả những chất có khả năng bén lửa và bốc cháy
trong điều kiện có đủ nguồn nhiệt và oxy.
- Oxy: là chất duy trì sự cháy và lấp đầy các khoảng trống giữa vật liệu
cháy. Khi nồng độ oxy giảm xuống dưới 15% thì khơng cịn khả năng duy trì
sự cháy. Trong hệ sinh thái rừng có sự khác nhau về nồng độ oxy giữa đêm và
ngày, trên tán và dưới tán.
- Nhiệt (nguồn lửa): là nhiệt độ cần để đốt cháy vật liệu cháy. Nguồn
nhiệt có thể phát sinh do thiên nhiên như sấm sét, núi lửa phun… rất khó
khống chế nhưng chiếm tỉ lệ thấp từ 1-5%. Còn lại chủ yếu do các hoạt động
của con người tạo ra như đốt ong, đốt nương, đốt lửa sưởi ấm (Phạm Ngọc
Hưng, 1994).
Nếu thiếu 1 trong 3 nhân tố trên sự cháy không xảy ra, sự kết hợp 3
nhân tố này tạo thành một tam giác lửa (Phạm Ngọc Hưng, 2005).


Nguồn lửa

Oxy

Vật liệu cháy
Hình 1.1: Tam giác lửa
Khi đủ ba yếu tố có thể tạo thành đám cháy hay khơng còn phụ thuộc

vào độ ẩm của vật liệu cháy, nếu độ ẩm của vật liệu cháy nhỏ hơn 25% thì
khả năng bắt lửa sẽ cao hơn.
Nếu làm giảm hoặc loại bỏ một trong những yếu tố trên thì đám cháy
rừng sẽ thu nhỏ hoặc bị dập tắt. Đây là một cơ sở khoa học trong cơng tác
phịng cháy chữa cháy rừng đem lại hiệu quả cao (Phạm Ngọc Hưng (1988),
Phạm Ngọc Hưng (2001).
Cháy rừng được chia làm 3 loại là:
- Cháy lan trên mặt đất: là trường hợp đám cháy xảy ra ở tầng cây bụi
cỏ khô trên mặt đất.
- Cháy tán rừng: là trường hợp ngọn lửa lan tràn nhanh từ tán cây này
sang cây khác, làm cho tán rừng trồng và rừng tự nhiên bị cháy táp lá gây chết
một phần hoặc toàn bộ cây rừng.
- Cháy ngầm: là trường hợp xảy ra khi ngon lửa lan chậm dưới mặt đất,
trong lớp thảm mục hoặc than bùn (Bế Minh Châu và Cs, 2002).
Khi xảy ra cháy rừng có thể xuất hiện cùng lúc 2 đến 3 loại cháy rừng.
Tùy theo loại cháy rừng mà ta có thể đưa ra những biệt pháp chữa cháy khác
nhau để đem lại hiệu quả cao nhất.


1.1.2. Những nghiên cứu về cháy rừng trên thế giới
Công tác dự báo cháy rừng trên thế giới đã được tiến hành cách đây
hàng trăm năm. Từ đó đến nay đã có rất nhiều các nhà lâm nghiệp nghiên cứu
và đưa ra nhiều phương pháp và ứng dụng khác nhau trong lĩnh vực này mà
đến bây giờ thế giới vấn đang sử dụng (dt Bế Minh Châu và Cs, 2002).
Ở Mỹ, năm 1914 G.A Beal và C.B Shon 1929 đã đưa ra phương pháp
dự báo cháy rừng thông qua việc xác định độ ẩm của từng việc từng thảm
mục trong rừng với yếu tố khí tượng thuỷ văn để từ đó đề ra các biện pháp
phịng cháy, chữa cháy, từ đó kết luận độ ẩm của từng thảm mục nói lên độ
khô hẳn của rừng. Độ khô hẳn càng cao thì khả năng cháy rừng càng lớn (dt
Bế Minh Châu và Cs, 2002).

Ở Nga, năm 1924 E.V Valentic đã thống kê các vụ cháy rừng và đã xác
định được mỗi quan hệ giữa số lượng diện tích rừng bị cháy với số vụ cháy,
với 3 chỉ số sau: số ngày khơng mưa, lượng mưa và tốc độ gió, từ đó ông kết
luận: “Cháy rừng bắt nguồn từ những nơi không vệ rừng, rừng gặp khô hạn
kéo dài, nguồn vật liệu cháy dần được tăng lên và dẫn đến cháy rừng”.
Cũng ở Nga năm 1939 V.G Nestorop đã đi sâu nghiên cứu các yếu tố
khí tượng thuỷ văn và một số khác có ảnh hưởng đến rừng và đề phương pháp
dự báo cháy rừng theo phương pháp tổng hợp ông đưa ra biểu thức toán học
để đánh giá mức độ nguy hiểm của cháy rừng gồm 3 yếu tố: Nhiệt độ lúc 13
giờ trưa, lương mưa/ngày, độ ẩm khơng khí, ơng đã đưa ra kết luận nơi nào
nhiệt độ càng cao, số lượng mưa không kéo dài và độ ẩm không khí càng thấp
thì dẫn đến vật liệu cháy càng khơ nên sẽ phát sinh cháy rừng.
Công thức: Pi = K ∑ T0 13.Dn13
+ K: Hệ số điều chỉnh có giá trị 0 và 1 phụ thuộc vào lượng mưa/ngày
nếu: a >= 5 mm thì K = 0, nếu a <= 5 mm thì K = 1.
+ T013: Nhiệt độ không khí tối cao lúc 13 giờ.
+ Dn13: Chênh lệch lúc bão hoà lúc 13 giờ.


Ông đưa ra 5 cấp cháy rừng nguy hiểm, với giá trị P cấp 1: Có giá trị
P<300 là nhỏ nhất và cấp lớn nhất là cấp V có giá trị P > 1000. Giá trị P càng
cao thì mức độ nguy hiểm, nguy cơ cháy rừng càng lớn. Giá trị P tỷ lệ thuận
với nhiệt độ và tỷ lệ nghịch với nhiệt độ khơng khí.
Năm 1973, T.O.Stoliartsuk đã tiến hành nghiên cứu áp dụng phương
pháp dự báo cháy rừng của Trung tâm khí tượng thủy văn Liên Xơ và đề nghị
xác định hệ số K theo lượng mưa ngày cụ thể như sau:
Bảng 1.1: Hệ số K theo lượng mưa ngày
Lượng mưa (mm)

0


0,1-0,9

1-2,9

3-5,9

6-14,9

15-19,9

>20

Hệ số K

1

0,8

0,6

0,4

0,2

0,1

0

Với hệ số K xác định theo lượng mưa ngày và áp dụng công thức (1.2)

tính được chỉ tiêu P, từ đó phân mức nguy hiểm của cháy rừng thành 5 cấp
như bảng 2.2 sau:
Bảng 1.2: Phân cấp mức độ nguy hiểm của cháy rừng theo chỉ tiêu P
Chỉ tiêu tổng hợp
Cấp cháy rừng

Theo Nesterov

Theo Trung tâm
K.t.t.v Liên Xô

Mức độ nguy hiểm
của cháy rừng

I

≤ 300

≤ 200

Khơng nguy hiểm

II

301 - 500

201 - 450

Ít nguy hiểm


III

501 - 1000

451 - 900

Nguy hiểm

IV

1001 - 4000

901 - 2000

Rất nguy hiểm

V

>4000

>2000

Cực kỳ nguy hiểm

Ngồi ra trên thế giới cịn áp dụng một số phương pháp khác như:
Phương pháp chỉ tiêu khả năng bén lửa của Yanmei (Trung Quốc), phương
pháp hệ thống đánh giá mức độ nguy hiểm của cháy rừng (Hoa Kỳ) (dt Trần
Văn Mão, 1998).
- Nghiên cứu bản chất của cháy rừng



Kết quả nghiên cứu đã khẳng định rằng cháy rừng là hiện tượng ơxy
hố các vật liệu hữu cơ do rừng tạo ra ở nhiệt độ cao. Nó xãy ra khi có mặt
đồng thời của 3 yếu tố, hay cịn gọi là tam giác cháy: nguồn nhiệt (lửa), ôxy
và vật liệu cháy. Tuỳ thuộc vào đặc điểm của 3 yếu tố trên mà cháy rừng có
thể được hình thành, phát triển hay bị ngăn chặn hoặc suy yếu đi (Brown,
1979; Belop,1982; Chandler, 1983). Vì vậy, về bản chất, những biện pháp
phịng cháy, chữa cháy rừng chính là những biện pháp tác động vào 3 yếu tố
trên theo chiều hướng ngăn chặn và giảm thiểu quá trình cháy (Phạm Ngọc
Hưng, 1994).
Các nhà khoa học phân biệt 3 loại cháy rừng:
(1)- Cháy dưới tán cây, hay cháy mặt đất rừng, là trường hợp chỉ cháy
một phần hay toàn bộ lớp cây bụi, cỏ khô và cành rơi lá rụng trên mặt đất;
(2)- Cháy tán rừng (ngọn cây) là trường hợp lửa lan tràn nhanh từ tán
cây này sang tán cây khác;
(3)- Cháy ngầm là trường hợp xảy ra khi lửa lan tràn chậm, âm ỉ dưới
mặt đất, trong lớp thảm mục dày hoặc than bùn. Trong một đám cháy rừng có
thể xãy ra một hoặc đồng thời 2, 3 loại cháy rừng trên. Tuỳ theo loại cháy
rừng mà người ta đưa ra những biện pháp phòng và chữa cháy khác nhau
(Brown A.A, 1979; Mc Arthur A.G, 1986; Gromovist R, 1993).
- Nghiên cứu về biện pháp phòng và chữa cháy rừng
Thế giới nghiên cứu các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng chủ yếu
hướng vào làm suy giảm các thành phần của tam giác cháy:
(1)- Giảm nguồn nhiệt (nguồn lửa) bằng cách dọn vật liệu cháy trên
mặt đất thành băng, đào rãnh sâu hoặc chặt cây theo dải để ngăn cách đám
cháy với phần rừng còn lại.
(2)- Đốt trước một phần vật liệu cháy vào đầu mùa khơ khi chúng
cịn ẩm để giảm khối lượng vật liệu cháy vào thời kỳ khô hạn nhất, hoặc đốt có
điều khiển theo hướng ngược với hướng lan tràn của đám cháy để cô lập đám
cháy.



(3)- Dùng chất dập cháy để giảm nhiệt lượng của đám cháy hoặc ngăn
cách vật liệu cháy với ôxy trong khơng khí (nước, đất, cát, bọt CO 2, khí CCl4,
hỗn hợp C2H5Br với CO2 v.v…) (Phạm Ngọc Hưng, 1994)
- Nghiên cứu về phân vùng trọng điểm cháy rừng
Khả năng xuất hiện và mức thiệt hại của cháy rừng thường phụ thuộc
chặt chẽ vào đặc điểm của các nhân tố ảnh hưởng quan trọng nhất như đặc
điểm khí hậu, thời tiết và đặc điểm các trạng thái rừng. Những khu vực có
lượng mưa lớn và phân bố đều hoặc có những trạng thái rừng ẩm thường ít
xảy ra cháy rừng. Ngược lại, những khu vực khô hạn, mưa phân bố không đều
hoặc có những trạng thái rừng dễ cháy thường xảy ra cháy nhiều hơn. Vì vậy,
để sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho phòng cháy chữa cháy rừng, người ta
thường căn cứ vào đặc điểm của các nhân tố ảnh hưởng đến cháy rừng để
phân chia lãnh thổ thành những khu vực có nguy cơ cháy rừng khác nhau.
Người ta sẽ tập trung phòng cháy chữa cháy nhiều hơn vào những vùng có
nguy cơ cháy cao và giảm đi ở những vùng có nguy cơ cháy ít hơn. Việc phân
chia lãnh thổ thành những vùng khác nhau theo nguy cơ cháy rừng được gọi
là phân vùng trọng điểm cháy rừng. Công việc này được thực hiện ở hầu hết
các quốc gia. Cho đến nay có hai phương pháp được áp dụng chủ yếu để phân
vùng trọng điểm cháy rừng: phân vùng theo các nguyên nhân ảnh hưởng đến
cháy rừng và phân vùng theo thực trạng cháy rừng.
Ở phương pháp thứ nhất người ta căn cứ vào đặc điểm phân bố các yếu
tố ảnh hưởng đến cháy rừng như khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng và kiểu thảm
thực vật để phân vùng trọng điểm cháy. Những khu vực có nguy cơ cháy rừng
cao là những vùng có đặc điểm khí hậu khơ hạn, địa hình dốc, trạng thái rừng
có khối lượng vật liệu cháy lớn và chứa dầu… Ngược lại, những khu vực có
nguy cơ cháy rừng thấp là những vùng có đặc điểm khí hậu ẩm ướt, địa hình
tương đối bằng và trạng thái rừng có khối lượng vật liệu cháy ít hoặc thân lá
chứa nhiều nước, khó cháy hơn…



Ở phương pháp thứ hai người ta căn cứ vào tình hình phân bố của số vụ
cháy rừng diễn ra trên các khu vực của lãnh thổ. Những vùng có nguy cơ cháy
rừng cao sẽ là những vùng có tần suất xuất hiện cháy rừng cao và mức độ
thiệt hại lớn. Ngược lại những vùng có nguy cơ cháy rừng thấp là những vùng
ít xảy ra cháy rừng nhất (Bế Minh Châu, 2001).
1.1.3. Những nghiên cứu về cháy rừng ở Việt Nam
Công tác dự báo cháy rừng ở Việt Nam đã được thực hiện từ năm 1981
trở lại đây nhưng vẫn không mang lại hiệu quả cao (Bộ NN&PTNT, 2000).
Nhiều nhà lâm nghiệp của Việt Nam đã nghiên cứu và đưa ra được
những phương pháp dự báo cháy rừng với khí hậu của Việt Nam.
Xác định mùa cháy theo chỉ số khô hạn của Thái Văn Trừng gồm:
X = S; A; D
Trong đó:

X: là chỉ số khơ hạn
S: là số tháng khô hạn với lượng mưa bình quân P< 2
A: là số tháng hạn với các tháng có lượng mưa P(P: là số tháng kiệt P mm < 5 mm; T: là nhiệt độ trung

bình tháng theo dõi)
Năm 1988, Phạm Ngọc Hưng đã biên soạn và áp dụng phương pháp
của Nestorop để dự báo cháy rừng ở Quảng Ninh theo các chỉ tiêu: Nhiệt độ
khơng khí, độ chênh lệch lúc 13 giờ và lượng mưa ngày của tỉnh Quảng Ninh.
Sau đó tác giả đưa vào một số vụ cháy rừng được thống kê cùng các năm nêu
trên để chỉnh lý lại số liệu của cấp cháy rừng và đưa ra 5 cấp (P). Cấp 1
<1000, cấp 5 > 10000, mặt khác đứng trước tình hình cháy rừng ở một số nơi
trên toàn quốc, Nhà nước Việt Nam đã ban bố những chỉ thị, quyết định giúp
cho cơng tác phịng chống cháy rừng được tiến hành thuận lợi và có hiểu quả

hơn như Quyết định số 127/2000/QĐ-KL ngày 11/12/2000 của Bộ Nơng
nghiệp và Phát triển Nơng thơn về xây dựng hồn chỉnh hệ thống mạng lưới
phòng cháy chữa cháy rừng (Phạm Ngọc Hưng, 1988).


Từ 1989 - 1991, Dự án tăng cường khả năng phòng cháy, chữa cháy
rừng cho Việt Nam của UNDP đã nghiên cứu, soạn thảo phương pháp dự
báo nguy cơ cháy rừng theo chỉ tiêu khí tượng tổng hợp P của Nesterop
nhưng thêm yếu tố gió (Cooper, 1991). Chỉ tiêu P của Nesterop sẽ được
nhân với hệ số là 1.0, 1.5, 2.0 và 3.0 nếu có tốc độ gió tương ứng là 0-4, 5-5,
16-25, và lớn hơn 25 km/giờ. Tuy nhiên, đến nay chỉ tiêu này vẫn chỉ đang ở
giai đoạn thử nghiệm. Năm 1993, Võ Đình Tiến đã đưa ra phương pháp dự
báo nguy cơ cháy rừng của từng tháng ở Bình Thuận theo 6 yếu tố: nhiệt độ
khơng khí trung bình, lượng mưa trung bình, độ ẩm khơng khí trung bình,
vận tốc gió trung bình, số vụ cháy rừng trung bình, lượng người vào rừng
trung bình. Tác giả đã xác định được cấp nguy hiểm với cháy rừng của từng
tháng trong cả mùa cháy. Đây là chỉ tiêu có tính đến cả yếu tố thời tiết và
yếu tố kinh tế xã hội liên quan đến nguy cơ cháy rừng. Tuy nhiên, vì căn cứ
vào số liệu khí tượng trung bình nhiều năm nên cấp dự báo của Võ Đình
Tiến chỉ thay đổi theo thời gian của lịch mà không thay đổi theo thời tiết
hàng ngày. Vì vậy, nó mang ý nghĩa của phương pháp xác định mùa cháy
nhiều hơn là dự báo nguy cơ cháy rừng (Võ Đình Tiến, 1995).
Năm 2004 - 2006, Lê Thị Hiền và các cộng sự đã thực hiện đề tài
nghiên cứu cơ sở khoa học để hiệu chỉnh phương pháp dự báo cháy rừng ở
các tỉnh phía Bắc. Đề tài đã nghiên cứu đặc điểm phân hóa của một số nhân tố
khí tượng, phân hóa tiểu khí hậu và nguy cơ cháy rừng ở các kiểu rừng có
nguy cơ cháy cao từ đó làm cơ sở nghiên cứu hiệu chỉnh phương pháp DBCR;
tuy nhiên kết quả nghiên cứu không phải áp dụng cho một tiểu vùng cụ thể do
đó sẽ gặp khó khăn cho một số địa phương khi triển khai áp dụng.
Lê Văn Tập (2007) nghiên cứu cơ sở khoa học để hiệu chỉnh cấp dự

báo nguy cơ cháy rừng cho các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ. Tác giả đã nghiên
cứu trên 3 loại rừng:


Loại 1: Rất dễ cháy bao gồm rừng tre nứa tự nhiên, rừng trồng Thông,
tre luồng và một số trạng thái thực bì như ràng ràng, cỏ tranh, lau lách…
Loại 2: Rừng dễ cháy gồm một số trạng thái rừng trồng lồi cây khác
và Ia, Ib…
Loại 3: Rừng ít có khả năng cháy là rừng tự nhiên và rừng ngập mặn.
Kết quả nghiên cứu tác giả đã đưa ra bảng hiệu chỉnh chỉ tiêu P cho 2
loại rừng rất dễ cháy và dễ cháy cho khu vực Bắc Trung Bộ. Cấu trúc của các
kiểu rừng khác nhau có ảnh hưởng rõ rệt đến nguy cơ cháy rừng; tuy nhiên
nghiên cứu mới chỉ đưa ra được các yếu tố khí tượng có ảnh hưởng đến biến
đổi VLC là nhiệt độ, độ ẩm khơng khí, lượng mưa mà chưa đưa ra ảnh hưởng
của gió đến VLC.
Nguyễn Tuấn Anh (2008) đã phân vùng trọng điểm cháy rừng cho tỉnh
Quảng Bình, tác giả đã đưa ra được mối quan hệ giữa nhiệt độ không khí và
lượng mưa trung bình theo kinh độ, vĩ độ và độ cao để có thể phân vùng trọng
điểm cháy theo điều kiện khí hậu và địa hình thành 5 cấp; tuy nhiên đề tài mới
chỉ dừng lại ở một số trạng thái rừng điển hình của khu vực, chưa có nghiên
cứu về ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế - xã hội đến nguy cơ cháy rừng.
Mới đây trong hội thảo "Sinh khí hậu phục vụ quản lý bảo vệ rừng và
giảm nhẹ thiên tai" tổ chức tại Trường Đại học Lâm nghiệp, nhóm cán bộ của
trường đã giới thiệu phần mềm dự báo lửa rừng. Mục đích của nó là tự động
hố việc cập nhật thơng tin, dự báo và tư vấn về giải pháp phòng cháy, chữa
cháy rừng. Phần mềm đã được đánh giá như một sáng kiến có giá trị trong dự
báo lửa rừng Việt Nam. Tuy nhiên, đây là phần mềm dự báo nguy cơ cháy
rừng ở những trạm đơn lẻ, chưa liên kết với kỹ thuật GIS và viễn thám, do đó,
chưa tự động hoá được việc dự báo nguy cơ cháy rừng cho vùng lớn.
Nhìn chung đến nay nghiên cứu về phương pháp dự báo nguy cơ cháy

rừng ở Việt Nam còn rất mới mẻ, trong đó vẫn chưa tính đến đặc điểm của


trạng thái rừng, đặc điểm tiểu khí hậu và những yếu tố kinh tế xã hội có ảnh
hưởng đến cháy rừng ở địa phương.
- Nghiên cứu về các cơng trình phịng cháy, chữa cháy rừng
Hiện cịn rất ít những nghiên cứu về hiệu lực của các cơng trình
phịng cháy, chữa cháy rừng cũng như những phương pháp và phương tiện
phòng cháy, chữa cháy rừng. Mặc dù trong các quy phạm phịng cháy, chữa
cháy rừng có đề cập đến những tiêu chuẩn của các cơng trình phịng cháy,
chữa cháy rừng, những phương pháp và phương tiện phòng cháy, chữa
cháy rừng, song phần lớn đều được xây dựng trên cơ sở tham khảo tư liệu
của nước ngồi, chưa có khảo nghiệm đầy đủ trong điều kiện Việt Nam
(Đặng Vũ Cẩn, 1992).
- Nghiên cứu biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng
Các nghiên cứu về biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng ở Việt Nam
chủ yếu hướng vào thử nghiệm và phân tích hiệu quả của giải pháp đốt trước
nhằm giảm khối lượng vật liệu cháy. Phó Đức Đỉnh (1996) đã thử nghiệm đốt
trước vật liệu cháy dưới rừng thông non 2 tuổi tại Đà Lạt. Theo tác giả ở rừng
thông non nhất thiết phải gom vật liệu cháy vào giữa các hàng cây hoặc nơi
trống để đốt, chọn thời tiết đốt để ngọn lửa âm ỉ, khơng cao q 0.5 m có thể
gây cháy tán cây. Phan Thanh Ngọ thử nghiệm đốt trước vật liệu cháy dưới
rừng thông 8 tuổi ở Đà Lạt. Tác giả cho rằng với rừng thông lớn tuổi không
cần phải gom vật liệu trước khi đốt mà chỉ cần tuân thủ những nguyên tắc về
chọn thời điểm và thời tiết thích hợp để đốt. Tác giả cho rằng có thể áp dụng
đốt trước vật liệu cháy cho một số trạng thái rừng ở địa phương khác, trong
đó có rừng khộp ở Đắk Lắk và Gia Lai (Phan Thanh Ngọ, 1996).
Một số tác giả đã nghiên cứu các loài cây có khả năng chống chịu lửa
và đã lựa chọn được một số loài chủ yếu sau: Keo lá tràm, keo tai tượng, keo
lai, Giổi xanh, Vối thuốc... đưa vào trồng trên đường băng cản lửa và đã được

một số tỉnh áp dụng để xây dựng đường băng xanh cản lửa.


×