Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Giá trị của thang đo cornell phiên bản tiếng việt trong đánh giá trầm cảm trên bệnh nhân sa sút trí tuệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 129 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-----------------

HUỲNH THANH TÂN

GIÁ TRỊ CỦA THANG ĐO CORNELL
PHIÊN BẢN TIẾNG VIỆT
TRONG ĐÁNH GIÁ TRẦM CẢM
TRÊN BỆNH NHÂN SA SÚT TRÍ TUỆ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ NỘI TRÚ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020
.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


-----------------

HUỲNH THANH TÂN

GIÁ TRỊ CỦA THANG ĐO CORNELL
PHIÊN BẢN TIẾNG VIỆT
TRONG ĐÁNH GIÁ TRẦM CẢM
TRÊN BỆNH NHÂN SA SÚT TRÍ TUỆ
Ngành: Tâm thần
Mã số: NT 62 72 22 45

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ NỘI TRÚ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. BS. TRẦN CÔNG THẮNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020
.


.

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu trong luận văn này là được thu thập, nhập liệu và phân
tích một cách trung thực. Luận văn này khơng có bất kì số liệu, văn bản, tài liệu đã
được Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh hay trường đại học khác chấp nhận để cấp
văn bằng đại học, sau đại học. Luận văn cũng khơng có số liệu, văn bản, tài liệu đã
được công bố trừ khi đã được công khai thừa nhận.
Nghiên cứu đã được chấp thuận về các khía cạnh đạo đức từ Hội Đồng Đạo đức

trong nghiên cứu y sinh học Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, số:
743/HĐĐĐ, kí ngày 12/12/2019.

Tác giả

Huỳnh Thanh Tân

.


.

MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................... i
DANH MỤC ĐỐI CHIẾU ANH – VIỆT .............................................................. iii
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ........................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................3
1.1. Hiện trạng trầm cảm và sa sút trí tuệ trên thế giới và tại Việt Nam ....................3
1.2. Sa sút trí tuệ - Rối loạn thần kinh nhận thức nặng ...............................................4
1.3. Rối loạn trầm cảm chủ yếu và rối loạn trầm cảm do tình trạng y khoa khác ......5
1.4. Bảng câu hỏi bán cấu trúc SCID-5.......................................................................7
1.5. Thang đánh giá trạng thái Tâm thần tối thiểu ......................................................7
1.6. Tổng quan về các thang điểm đánh giá trầm cảm ở bệnh nhân sa sút trí tuệ.......8
1.6.1. Cornell Scale for Depression in Dementia (CSDD): ...............................8
1.6.2. Geriatric Depression Scale (GDS): ........................................................10
1.6.3. Montgomery Asberg Depression Rating Scale (MADRS): ...................10

1.6.4. Hamilton Depression Rating Scale (HDRS hay HAM-D):....................10
1.6.5. So sánh giữa các thang đo: .....................................................................11
1.6.6. Kết luận – Lựa chọn thang đo trầm cảm Cornell: ..................................13
1.7. Một số nghiên cứu về tính tin cậy và tính giá trị của thang đo trầm cảm Cornell
13
1.8. Quy trình chuyển ngữ chính thức và chuẩn hóa thang đo .................................17
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................21
2.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................21
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ......................................................................21
2.3. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................21
2.3.1. Dân số mục tiêu: .....................................................................................21

.


.

2.3.2. Dân số chọn mẫu: ...................................................................................21
2.3.3. Cỡ mẫu: ..................................................................................................21
2.3.4. Kỹ thuật chọn mẫu: ................................................................................22
2.3.5. Tiêu chuẩn chọn mẫu: ............................................................................22
2.3.6. Kiểm soát sai lệch chọn lựa:...................................................................23
2.4. Biến số nghiên cứu .............................................................................................23
2.5. Phương pháp và công cụ đo lường, thu thập số liệu ..........................................25
2.5.1. Phương pháp thu thập số liệu: ................................................................25
2.5.2. Công cụ thu thập dữ liệu: .......................................................................29
2.6. Sơ đồ nghiên cứu................................................................................................31
2.7. Phương pháp phân tích dữ liệu ..........................................................................32
2.7.1. Nhập liệu và lưu trữ dữ liệu: ..................................................................32
2.7.2. Thống kê mô tả: ......................................................................................32

2.7.3. Thống kê phân tích: ................................................................................33
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu ..................................................................................35
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................37
3.1. Đặc điểm mẫu của nghiên cứu ...........................................................................39
3.2. Phân bố điểm số thang đo trầm cảm Cornell .....................................................43
3.3. Độ tin cậy nội bộ của thang đo trầm cảm Cornell .............................................47
3.4. Tính tin cậy giữa các quan sát viên của thang đo Cornell .................................49
3.5. Tính giá trị cấu trúc thang đo trầm cảm Cornell trên đối tượng bệnh nhân sa sút
trí tuệ .........................................................................................................................51
3.6. Tính giá trị tiêu chuẩn của thang đo trầm cảm Cornell bằng phương pháp phân
tích đường cong ROC ...............................................................................................57
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN ......................................................................................62
4.1. Đặc điểm của đối tượng tham gia nghiên cứu ...................................................63
4.1.1. Độ tuổi: ...................................................................................................63
4.1.2. Giới tính: ................................................................................................64
4.1.3. Nguyên nhân bệnh sinh sa sút trí tuệ: ....................................................64
4.1.4. Mức độ nhận thức của bệnh nhân: .........................................................65
4.1.5. Trầm cảm ở bệnh nhân sa sút trí tuệ: .....................................................65
4.1.6. Đặc điểm của người chăm sóc bệnh nhân sa sút trí tuệ: ........................66

.


.

4.2. Độ tin cậy của thang đo trầm cảm Cornell phiên bản tiếng Việt trên nhóm đối
tượng bệnh nhân sa sút trí tuệ ...................................................................................67
4.2.1. Độ tin cậy nội bộ của thang đo:..............................................................68
4.2.2. Tính tin cậy giữa các quan sát viên của thang đo: .................................69
4.3. Tính giá trị của thang đo trầm cảm Cornell phiên bản tiếng Việt trên nhóm đối

tượng bệnh nhân sa sút trí tuệ ...................................................................................71
4.3.1. Cấu trúc giả thuyết – Tính giá trị cấu trúc của thang đo: .......................71
4.3.2. Ứng dụng thực tế - Tính giá trị tiêu chuẩn của thang đo: ......................75
4.4. Những điểm mạnh và hạn chế của đề tài ...........................................................78
Điểm mạnh .......................................................................................................78
Điểm hạn chế ....................................................................................................79
4.5. Tính mới và tính ứng dụng của đề tài ................................................................82
Tính mới ...........................................................................................................82
Tính ứng dụng ..................................................................................................82
KẾT LUẬN ..............................................................................................................83
KIẾN NGHỊ .............................................................................................................85
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Mẫu đơn xin đồng thuận tham gia nghiên cứu.
Phụ lục 2: Bảng thu thập thông tin cơ bản của bệnh nhân
Phụ lục 3: Thư xin tác quyền và phản hồi đồng thuận của tác giả thang đo trầm
cảm Cornell trong việc dịch và chuẩn hóa thang đo.
Phụ lục 4: Thang đo trầm cảm Cornell (Phiên bản tiếng Việt).
Phụ lục 5: Tiêu chuẩn chẩn đoán Rối loạn trầm cảm chủ yếu theo DSM-5.
Phụ lục 6: Tiêu chuẩn chẩn đốn Rối loạn trầm cảm do tình trạng y khoa khác.
Phụ lục 7: Bảng câu hỏi bán cấu trúc giai đoạn trầm cảm theo SCID-5.
Phụ lục 8: Thang Đánh giá Tâm thần tối thiểu (MMSE)

.


.

i


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TÊN ĐẦY ĐỦ

TÊN VIẾT TẮT
Alzheimer’s Disease

AD

(Bệnh Alzheimer)
CSDD

Cornell Scale for Depression in Dementia
(Thang đo trầm cảm Cornell)

DSM-5

Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, Fifth
edition
(Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần, Phiên
bản Thứ năm)

EFA

Exploratory Factor Analysis
(Phân tích nhân tố khám phá)

GDS

Geriatric Depression Scale
(Thang đo trầm cảm lão khoa)


HDRS

Hamilton Depression Rating Scale
(Thang đo đánh giá trầm cảm Hamilton)

HAM-D

Hamilton Depression Rating Scale
(Thang đo đánh giá trầm cảm Hamilton)

ICC

Intraclass Correlation Coefficient
(Hệ số tương quan nội nhóm)

ICD-10

International Classification of Diseases, 10th Revision
(Phân loại thống kê quốc tế về các bệnh tật và vấn đề sức
khỏe liên quan phiên bản thứ 10)

KTC 95%

Khoảng tin cậy 95%

MADRS

Montgomery Asberg Depression Rating Scale
(Thang đo đánh giá trầm cảm Montgomery Asberg)


.


.

ii

MMSE

Mini-Mental Status Exam
(Thang đánh giá trạng thái Tâm thần tối thiểu)

NINCDSADRDA

National Institute of Neurological and Communication
Disorders and Stroke/Alzheimer Disease and Related
Disorders Association
(Viện thần kinh học và các rối loạn giao tiếp và đột quỵ quốc
gia/ Hiệp hội bệnh Alzheimer và các rối loạn liên quan)

PCA

Principal Component Analysis
(Phân tích thành phần chính)

PDC

Provisional Diagnostic Criteria
(Tiêu chuẩn chẩn đốn tiên lượng)


PDC-dAD

Provisional Diagnostic Criteria for Depression of Alzheimer's
Disease
(Tiêu chuẩn chẩn đoán tiên lượng trầm cảm cho bệnh
Alzheimer)

RDC

Research Diagnostic Criteria
(Tiêu chuẩn chẩn đoán cho nghiên cứu)

ROC

Receiver operating characteristic
(Đường cong đặc trưng hoạt động của bộ thu nhận)

SCID-5

Structured Clinical Interview for DSM-5
(Bảng phỏng vấn lâm sàng có cấu trúc của DSM-5)

.


.

iii


DANH MỤC ĐỐI CHIẾU ANH – VIỆT
THUẬT NGỮ TIẾNG ANH

THUẬT NGỮ TIẾNG VIỆT

Absolute agreement

Sự đồng thuận tuyệt đối

American Psychiatric Association

Hiệp hội tâm thần học Hoa Kỳ

Backward – translation

Dịch ngược

Concurrent validity

Tính giá trị đồng thời

Criterion validity

Tính giá trị tiêu chuẩn

Cut – off point

Điểm cắt

Early – onset dementia


Sa sút trí tuệ khởi phát sớm

Eigenvalue

Giá trị riêng

Factorial validity

Tính giá trị nhân tố

Final version

Bản dịch cuối cùng

Forward – translation

Dịch xuôi

Internal consistency reliability

Độ tin cậy nội bộ

Interrater reliability

Tính tin cậy giữa các quan sát viên

Item – test Correlation

Hệ số tương quan biến – tổng


Kurtosis

Độ lồi

Loading score

Hệ số tải

.


.

iv

Major depressive disorder

Rối loạn trầm cảm chủ yếu

Packages

Gói (trong ngơn ngữ R)

Pre – final version

Bản dịch gần hồn chỉnh

Reliability


Tính tin cậy

Scree plot

Biểu đồ Scree

Skewness

Độ lệch

Test – retest reliability

Tính tin cậy giữa hai lần đo

Two – way model

Mơ hình hai chiều

Validity

Tính giá trị

.


.

v

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Một số thang đo trầm cảm đã được phát triển cho nhóm bệnh nhân sa sút
trí tuệ hoặc người cao tuổi...........................................................................................8
Bảng 1.2: Một số kết quả nghiên cứu về tính tin cậy và tính giá trị của thang đo
trầm cảm Cornell. ......................................................................................................14
Bảng 3.1: Đặc điểm chung của đối tượng tham gia nghiên cứu. ..............................39
Bảng 3.2: Đặc điểm của đối tượng tham gia nghiên cứu giữa nhóm hiện mắc trầm
cảm và nhóm khơng có trầm cảm. ............................................................................41
Bảng 3.3: Phân bố điểm số từng câu hỏi và tổng điểm của thang đo trầm cảm
Cornell (N = 46). .......................................................................................................43
Bảng 3.4: Độ tin cậy nội bộ của thang đo trầm cảm Cornell trên đối tượng bệnh
nhân sa sút trí tuệ ở phòng khám ngoại trú (N = 46). ...............................................47
Bảng 3.5: Tính tin cậy giữa các quan sát viên của thang đo Cornell khi áp dụng trên
nhóm đối tượng bệnh nhân sa sút trí tuệ ở phịng khám ngoại trú (N = 32). ............49
Bảng 3.6: Kết quả phân tích thành phần chính để thăm dị số nhân tố tiềm năng của
thang đo trầm cảm Cornell (N=46). ..........................................................................52
Bảng 3.7: Ma trận nhân tố với phép xoay oblimin của thang đo trầm cảm Cornell
(N = 46)*. ..................................................................................................................55
Bảng 3.8: Kết quả phân tích ROC của thang đo trầm cảm Cornell trong việc tiên
lượng mắc giai đoạn trầm cảm hiện tại trên đối tượng bệnh nhân sa sút trí tuệ ở
phịng khám ngoại trú (N = 46). ................................................................................61
Bảng 4.1: Một số kết quả phân tích nhân tố khám phá thang đo trầm cảm Cornell .72

.


.

vi

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Biểu đồ Bland – Altman đánh giá mức độ đồng thuận về tổng điểm
thang đo trầm cảm Cornell giữa các quan sát viên (N = 32). ...................................50
Biểu đồ 3.2: Biểu đồ Scree của eigenvalues ứng với mỗi thành phần chính của thang
đo trầm cảm Cornell (N = 46). ..................................................................................53

.


.

vii

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ nghiên cứu “Giá trị của thang đo Cornell phiên bản tiếng Việt trong
đánh giá trầm cảm trên bệnh nhân sa sút trí tuệ” ứng với từng mục tiêu. ................31
Hình 3.1: Lưu đồ các bước tiến hành nghiên cứu “Giá trị của thang đo Cornell phiên
bản tiếng Việt trong đánh giá trầm cảm trên bệnh nhân sa sút trí tuệ” .....................38
Hình 3.2: Đường cong ROC của thang đo trầm cảm Cornell trong việc tiên lượng
mắc giai đoạn trầm cảm hiện tại ở bệnh nhân sa sút trí tuệ (N=46). ........................60

.


.

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần thường gặp nhất, có đến hơn 300
triệu người đã và đang mắc phải trên toàn thế giới [56]. Thêm vào đó, trầm cảm gặp

ở 7% dân số người cao tuổi nói chung; đặc biệt con số này lên tới hơn 32% ở những
bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer [55]. Hiện nay, có khoảng 50 triệu người trên khắp
Thế giới bị sa sút trí tuệ, đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây tàn
tật nghiêm trọng và tử vong ở người cao tuổi [57].
Tại Việt Nam, khoảng 4,8 – 5% người trên 60 tuổi mắc sa sút trí tuệ, số người
bệnh trên tồn quốc ước tính được lên đến con số 500.000 người [2]. Sa sút trí tuệ
khơng chỉ tác động lên tình trạng thể chất, tinh thần, chức năng xã hội của riêng bản
thân người bệnh, mà còn gây ảnh hưởng to lớn đến những người chăm sóc, xã hội
và cộng đồng. Các dữ liệu ước tính số người mắc sa sút trí tuệ trong tương lai là
đáng báo động, 82 triệu người ở năm 2030 và lên đến 152 triệu người ở năm 2050.
Trầm cảm và sa sút trí tuệ có mối liên quan mật thiết, gây ảnh hưởng xấu tới chức
năng nhận thức và chất lượng cuộc sống của người bệnh, nhất là khi đồng mắc
chung với nhau. Tỷ lệ người sa sút trí tuệ nói chung đồng mắc thêm rối loạn trầm
cảm chủ yếu vào khoảng 25% [36], [40], [41]. Dù vậy, những biểu hiện triệu chứng
của trầm cảm và sa sút trí tuệ có rất nhiều điểm tương đồng, điều này khiến cho việc
phát hiện và chẩn đốn trầm cảm trên nhóm bệnh nhân này cịn gặp nhiều khó khăn,
dễ dẫn đến việc bỏ sót chẩn đốn.
Hiện tại, đã có nhiều cơng cụ giúp phát hiện, chẩn đoán và lượng giá trầm cảm
trên đối tượng người cao tuổi hoặc có kèm theo sa sút trí tuệ. Đây cũng là một chủ
đề thu hút sự chú ý trên toàn Thế giới, hàng loạt các nghiên cứu được thực hiện
nhằm mục đích nâng cao hiệu quả điều trị và chất lượng cuộc sống cho người bệnh;
cũng như giúp phát hiện ra các khó khăn mà người chăm sóc bệnh nhân sa sút trí
tuệ gặp phải, nhằm tìm ra giải pháp giúp giảm bớt gánh nặng về kinh tế cũng như
tinh thần cho họ. Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về

.


.


2

chủ đề trầm cảm ở người sa sút trí tuệ cũng như chưa có một cơng cụ hay tiêu chuẩn
chính xác nào để tiếp cận chẩn đoán trầm cảm trên nhóm đối tượng bệnh nhân này
ngồi DSM-5 và ICD-10 – vốn được phát triển trên nhóm dân số khỏe mạnh, và
được sử dụng chủ yếu bởi các bác sĩ tâm thần.
Vì những lý do đó nên chúng tơi thực hiện nghiên cứu “Giá trị của thang đo
Cornell phiên bản tiếng Việt trong đánh giá trầm cảm trên bệnh nhân sa sút trí tuệ”.
Mục tiêu về lâu về dài của nghiên cứu này là cung cấp một thang đo có khả năng
phát hiện và chẩn đốn chính xác, cũng như định lượng được độ nặng của trầm cảm
trên bệnh nhân sa sút trí tuệ. Hồn thành được mục tiêu trên sẽ giúp các bác sĩ lâm
sàng (đặc biệt là các bác sĩ không phải chuyên khoa tâm thần) phát hiện và chẩn
đốn trầm cảm chính xác, để có thể có hướng xử trí và điều trị phù hợp cho bệnh
nhân, góp phần cải thiện chức năng nhận thức và nâng cao chất lượng cuộc sống
cho những bệnh nhân này. Trong số các thang đo đánh giá trầm cảm hiện hành,
thang đo trầm cảm Cornell được đánh giá là có độ tin cậy và chính xác cao và đã
được dịch và chuẩn hóa qua nhiều ngơn ngữ khác nhau. Thang đo Cornell cịn có
tính hiệu lực cho nhiều mức độ suy giảm nhận thức của bệnh nhân, từ nhẹ cho đến
nặng.
Để đạt được mục tiêu đó, cần có các mục tiêu sau:
1.

Xác định độ tin cậy nội bộ của thang đo trầm cảm Cornell trên đối tượng
bệnh nhân sa sút trí tuệ.

2.

Xác định tính tin cậy giữa các quan sát viên của thang đo trầm cảm Cornell
trên đối tượng bệnh nhân sa sút trí tuệ.


3.

Xác định tính giá trị cấu trúc của thang đo trầm cảm Cornell phiên bản tiếng
Việt khi áp dụng trên nhóm bệnh nhân sa sút trí tuệ.

4.

Xác định tính giá trị tiêu chuẩn của thang đo trầm cảm Cornell trong việc
tiên lượng mắc giai đoạn trầm cảm chủ yếu và giống trầm cảm chủ yếu trên
đối tượng bệnh nhân sa sút trí tuệ.

.


.

3

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Hiện trạng trầm cảm và sa sút trí tuệ trên thế giới và tại Việt Nam
Có đến khơng dưới 30% bệnh nhân sa sút trí tuệ mắc phải rối loạn trầm cảm chủ
yếu, số liệu này mới chỉ kể đến sa sút trí tuệ do nguyên nhân mạch máu và bệnh
Alzheimer [25]. Trong khi đó, sa sút trí tuệ do bệnh Alzheimer và tai biến mạch
máu não là những vấn đề sức khỏe hàng đầu ở người cao tuổi.
Tại Việt Nam, trong số những bệnh nhân trên 60 tuổi gặp các vấn đề về sức khỏe
tâm thần được nghiên cứu tại khoa nội trú, có đến gần 60% bệnh nhân có sa sút trí
tuệ do bệnh Alzheimer [1]. Về khía cạnh tai biến mạch máu não, những bệnh nhân
sau đột quỵ có nguy cơ mắc sa sút sau này cao hơn dân số chung, con số ước tính có
thể lên đến 40% [3]. Chính việc chồng lấp qua lại này gây ra sự phức tạp trong việc
xác định, cũng như đánh giá chính xác quy mơ bệnh tật và ảnh hưởng do trầm cảm

gây ra cho người cao tuổi. Các triệu chứng của trầm cảm trên nhóm đối tượng này
có thể rất giống như những bệnh nhân có mức độ nhận thức hồn tồn bình thường,
ở các lứa tuổi khác nhau. Tuy vậy, bên cạnh những dấu hiệu điển hình, triệu chứng
học trầm cảm trên những bệnh nhân này cịn có nhiều điểm khác biệt quan trọng. Ví
dụ như khí sắc trầm, nhưng cịn có thể gặp những trường hợp biểu hiện bằng sự bứt
rứt, khó chịu, tức giận và lo lắng của bệnh nhân.
Rối loạn trầm cảm chủ yếu đơi khi cịn gây ra những dấu hiệu lâm sàng của sự
suy giảm nhận thức – còn được gọi là sa sút “giả”, ngay cả trên những bệnh nhân
mà trước đó hồn tồn bình thường về các lĩnh vực nhận thức. Khi đó, những triệu
chứng nhận thức sẽ cải thiện về hồn tồn bình thường nếu tình trạng trầm cảm
được giải quyết. Do đó, nếu một bệnh nhân sa sút trí tuệ mắc phải trầm cảm, tình
trạng nhận thức có thể sụt giảm nặng nề hơn, nguyên nhân có thể chỉ đơn thuần là
do trầm cảm chứ khơng phải bởi tình trạng sa sút nặng hơn. Nếu có thể xác định
chính xác liệu bệnh nhân có trầm cảm hay khơng để có thể có hướng xử trí thích
hợp, điều này sẽ góp phần cải thiện đáng kể tiên lượng cũng như chất lượng cuộc

.


.

4

sống của người bệnh sa sút trí tuệ, cũng như giảm bớt các tình huống nhầm lẫn đáng
tiếc cho bác sĩ điều trị.
Hiện nay tại Việt Nam, để xác định một người có trầm cảm hay khơng chủ yếu
bởi các bác sĩ chuyên ngành tâm thần, dựa trên nền tảng tiêu chuẩn chẩn đoán trầm
cảm của ICD-10 và DSM-5. Điều này địi hỏi phải trải qua q trình đào tạo bài bản
về chuyên ngành tâm thần, vì để áp dụng chính xác tiêu chuẩn chẩn đốn – đặc biệt
là trên nhóm đối tượng rất khó thu thập được những thơng tin chính xác về cảm

nhận, cảm xúc của chính bản thân người bệnh. Việc xác định trầm cảm ở trường
hợp này đôi khi cũng không phải là một vấn đề dễ dàng ngay cả với bác sĩ chuyên
ngành Tâm thần. Chính vì những điều này, địi hỏi phải có một cơng cụ có thể giúp
hỗ trợ trong việc phát hiện ra những bệnh nhân có dấu hiệu trầm cảm và đơn giản
dễ sử dụng, để nhân viên y tế nào cũng có thể sử dụng. Làm được điều này, sẽ tăng
khả năng phát hiện những bệnh nhân cần được chăm sóc về mặt tinh thần, để có thể
phối hợp điều trị một cách tốt nhất.

Sa sút trí tuệ - Rối loạn thần kinh nhận thức nặng
Hiện nay, có nhiều tiêu chuẩn được sử dụng để mơ tả và chẩn đốn tình trạng sa
sút trí tuệ. Nhiều hiệp hội chun ngành đã đề ra các tiêu chuẩn khác nhau, có tiêu
chuẩn được xây dựng chủ yếu nhằm mục đích hỗ trợ nghiên cứu như NINCDSADRDA. Bên cạnh đó cũng có những tiêu chuẩn được tạo ra để sử dụng dành cho
các bác sĩ thực hành lâm sàng như DSM-5, ngoài ra cũng có nhiều tiêu chuẩn dành
riêng cho từng loại sa sút chuyên biệt do các hiệp hội chuyên khoa sâu cơng bố.
Trong số những tiêu chuẩn đó, DSM-5 được sử dụng rộng rãi nhất vì tính bao qt
và đồng bộ với các rối loạn tâm thần, thần kinh khác, giúp các bác sĩ lâm sàng dễ
dàng có cái nhìn tồn diện về các vấn đề hiện tại của bệnh nhân.
Sa sút trí tuệ là một thuật ngữ được mơ tả trong DSM-IV và cịn có tên gọi khác
là “Rối loạn thần kinh nhận thức nặng” trong DSM-5 [7]. Rối loạn này biểu hiện
bằng sự suy giảm nhận thức rõ rệt ở một hoặc nhiều hơn các lĩnh vực: Sự chú ý
phức tạp, chức năng thi hành, học tập và ghi nhớ, ngôn ngữ, khả năng nhận thức –

.


.

5

vận động, nhận thức xã hội. Để chẩn đoán sa sút trí tuệ (rối loạn thần kinh nhận

thức nặng) theo DSM-5, các dấu hiệu suy giảm nhận thức có thể được ghi nhận bởi
chính bản thân người bệnh hoặc người sống cùng bệnh nhân. Bên cạnh đó, kết quả
các bài kiểm tra thần kinh nhận thức tiêu chuẩn cũng được sử dụng để xác định tình
trạng suy giảm nhận thức của bệnh nhân, cùng với những thông tin từ bệnh sử cũng
như các kết quả cận lâm sàng. Rối loạn thần kinh nhận thức nặng là khi sự suy giảm
này gây ảnh hưởng tới khả năng độc lập trong các tình huống sinh hoạt thường ngày
của người bệnh (ví dụ như trả tiền hóa đơn hay quản lý việc uống thuốc của bản
thân). Đặc biệt, các rối nhiễu hiện có không chỉ xảy ra trong bối cảnh Sảng và
không được giải thích tốt hơn bởi các rối loạn tâm thần khác như rối loạn trầm cảm
chủ yếu, tâm thần phân liệt.
DSM-5 cũng liệt kê các tiêu chuẩn cho từng loại sa sút trí tuệ chuyên biệt như do
bệnh Alzheimer, Parkinson, căn nguyên mạch máu, chấn thương và những căn
nguyên khác. Để chẩn đoán các rối loạn chuyên biệt này, yêu cầu người bệnh phải
thỏa tiêu chuẩn của rối loạn thần kinh nhận thức nhẹ hoặc nặng (trong trường hợp
sa sút trí tuệ là thỏa rối loạn thần kinh nhận thức nặng), kèm theo đó là những bằng
chứng gợi ý hoặc xác định các nguyên nhân bệnh sinh gây ra tình trạng sa sút trí
tuệ.

Rối loạn trầm cảm chủ yếu và rối loạn trầm cảm do tình trạng y khoa khác
Tiêu chuẩn xác định các rối loạn trầm cảm được liệt kê trong DSM-5 được sử
dụng phổ biến nhất trên lâm sàng cũng như trong các phác đồ điều trị chuyên
ngành. Cụm từ “trầm cảm” được sử dụng phổ biến như là một cách nói rút gọn của
“Rối loạn trầm cảm chủ yếu”. Rối loạn trầm cảm chủ yếu bao gồm 5 tiêu chuẩn từ
A đến E (Phụ lục 5). Trong đó từ A đến C là tiêu chuẩn để thỏa một “giai đoạn trầm
cảm chủ yếu” bao gồm tiêu chuẩn A về triệu chứng cả về số lượng và thời gian, tiêu
chuẩn B về mức độ ảnh hưởng các chức năng trong cuộc sống và tiêu chuẩn C là
loại trừ các nguyên nhân do chất, thuốc hoặc tình trạng y khoa khác. Tiêu chuẩn D
là tiêu chuẩn loại trừ biểu hiện trầm cảm là do các rối loạn tâm thần khác gây ra,

.



.

6

tiêu chuẩn E nhằm mục đích loại trừ những giai đoạn hung cảm và hưng cảm nhẹ
trước đây [8].
Bên cạnh đó, DSM-5 cũng liệt kê “Rối loạn trầm cảm do tình trạng y khoa khác”
để mơ tả tình trạng bệnh nhân có biểu hiện trầm cảm nhưng kèm theo đó là một
bệnh lý nền khác (Phụ lục 6). Sở dĩ có chẩn đốn này là vì một số bệnh lý y khoa
được xác định là có liên quan mật thiết hoặc là nguyên nhân trực tiếp có thể gây ra
trầm cảm cho người bệnh ví dụ như sa sút trí tuệ, tai biến mạch máu não, cường
giáp, suy giáp, đái tháo đường. Vì “Rối loạn trầm cảm chủ yếu” địi hỏi phải loại trừ
khả năng trầm cảm là do các tình trạng y khoa khác, nên “Rối loạn trầm cảm do tình
trạng y khoa khác” có thể là một bổ sung phù hợp trên bối cảnh bệnh nhân có bệnh
lý nền mà nhà lâm sàng khó có thể phân định chính xác được liệu có phải trầm cảm
có liên quan hay khơng với bệnh lý y khoa khác (ví dụ như khơng xác định được
trầm cảm có trước hay bệnh lý y khoa có trước). Giai đoạn giống trầm cảm chủ yếu
được phân loại như là một trong ba biểu hiện của Rối loạn trầm cảm do tình trạng y
khoa khác. Giai đoạn này có đầy đủ về số lượng cũng như về thời gian các triệu
chứng của giai đoạn trầm cảm chủ yếu, khác biệt duy nhất là không cần phải loại trừ
nguyên nhân gây ra biểu hiện trầm cảm là do tình trạng y khoa khác. Điều này phù
hợp với bối cảnh bệnh nhân sa sút trí tuệ có kèm theo biểu hiện trầm cảm.
Để chẩn đốn Rối loạn trầm cảm chủ yếu hoặc Rối loạn trầm cảm do tình trạng y
khoa khác địi hỏi phải đáp ứng tiêu chí loại trừ các rối loạn tâm thần khác, điều này
thường khó có thể đạt được khi lượng giá bằng thang đo. Muốn loại trừ được các rối
loạn tâm thần khác đòi hỏi một bệnh sử chi tiết, cũng như sự phân tích của nhà lâm
sàng cho từng trường hợp cụ thể. Thêm vào đó, trong khn khổ nghiên cứu thông
thường hướng tới các giai đoạn trầm cảm hiện tại của người bệnh, xác định xem

liệu có hoặc khơng có giai đoạn trầm cảm vào thời điểm khảo sát. Qua đó xây dựng
các cơng cụ giúp hỗ trợ tầm soát, phát hiện và định lượng mức độ của giai đoạn
trầm cảm hiện tại. Một cách lý tưởng, kết hợp kết quả thang đo và những thông tin
thu thập được từ bệnh sử có thể giúp nhà lâm sàng đưa ra quyết định chính xác hơn.

.


.

7

Tóm lại, việc lựa chọn sử dụng tiêu chuẩn giai đoạn trầm cảm hiện tại (chủ yếu
và giống chủ yếu) của DSM-5 để làm tiêu chuẩn vàng trong việc xây dựng thang đo
tiên lượng trầm cảm có thể là một phương án chấp nhận được và có thể giúp ích cho
thực hành lâm sàng thường nhật.

Bảng câu hỏi bán cấu trúc SCID-5
Bảng câu hỏi SCID-5 (Structured Clinical Interview for DSM-5) là một bảng câu
hỏi bán cấu trúc, được phát hành bởi hiệp hội tâm thần học Hoa kỳ (American
Psychiatric Association). Mỗi rối loạn tâm thần được liệt kê sẵn một số câu hỏi ứng
với từng mục trong các tiêu chuẩn chẩn đoán theo DSM-5 [15]. Người thực hiện
đánh giá sẽ là các chuyên gia, bác sĩ lâm sàng, bác sĩ nội trú chuyên ngành tâm thần,
người hỏi có thể đặt thêm các câu hỏi (bám theo các câu hỏi cho sẵn) để làm rõ ý
góp phần phát hiện triệu chứng và chẩn đốn (Phụ lục 7). Bảng câu hỏi có thể được
áp dụng cho cả những bệnh nhân tâm thần nói riêng và những bệnh nhân khác nói
chung. SCID-5 là cơng cụ hỗ trợ phỏng vấn chẩn đốn các rối loạn tâm thần phổ
biến nhất, được sử dụng trong nhiều nghiên cứu trên thế giới. Việc sử dụng một
bảng câu hỏi được cấu trúc để thu thập những thông tin nhằm xác định chẩn đoán
rối loạn tâm thần giúp tạo ra một quy trình có tính hệ thống. Điều này giúp giảm

thiểu những sai lệch thông tin do cách hỏi của những người chẩn đoán khác nhau
cũng như sai lệch do những lần hỏi khác nhau của cùng một người đánh giá. Cuối
cùng, giúp gia tăng độ chính xác cho những dữ liệu thu thập được, từ đó nâng cao
độ tin cậy cho kết quả cũng như diễn giải rút ra được từ nghiên cứu.

Thang đánh giá trạng thái Tâm thần tối thiểu
Thang đánh giá trạng thái Tâm thần tối thiểu (MMSE) là một công cụ phổ biến
dùng để tầm sốt tình trạng suy giảm nhận thức cũng như định lượng mức độ nhận
thức [53]. Gồm 30 câu hỏi, mỗi câu có giá trị từ 0 đến 1 điểm; trải dài nhiều lĩnh
vực nhận thức như khả năng định hướng lực, trí nhớ tiếp nhận và ghi nhớ, sự chú ý,
trí nhớ nhớ lại, ngơn ngữ, hiểu ngơn ngữ nói, hiểu ngôn ngữ viết, vẽ, chữ viết (Phụ
lục 8). Với ưu điểm dễ thực hiện, thời gian đánh giá tương đối ngắn, thang đo

.


.

8

MMSE thường được sử dụng trên lâm sàng cũng như dùng để định lượng mức độ
nhận thức trong các nghiên cứu liên quan đến chủ đề sa sút trí tuệ.

Tổng quan về các thang điểm đánh giá trầm cảm ở bệnh nhân sa sút trí tuệ
Đã có nhiều nhóm nghiên cứu tiến hành xây dựng và chuẩn hóa các thang đo
trầm cảm dành riêng cho đối tượng bệnh nhân sa sút trí tuệ nói riêng hoặc nhóm
bệnh nhân người cao tuổi nói chung.
Bảng 0.1: Một số thang đo trầm cảm đã được phát triển cho nhóm bệnh nhân sa sút
trí tuệ hoặc người cao tuổi.
Thang đo


Tên thang đo

Tác giả

Năm phát triển

CSDD [5]

Cornell Scale for

Alexopoulos và

1988

Depression in Dementia

cộng sự

Geriatric Depression Scale

Yesavage và

GDS [59]

1982

cộng sự
MADRS


Montgomery Asberg

Montgomery

[38]

Depression Rating Scale

Stuart và

1979

Åsberg
HDRS

Hamilton Depression

hay HAM-D

Rating Scale

Hamilton

1960

[16]

Cornell Scale for Depression in Dementia (CSDD):
Thang đo trầm cảm Cornell ban đầu được phát triển với mục đích tầm sốt trầm
cảm trên đối tượng các bệnh nhân sa sút trí tuệ đang được chăm sóc và điều trị tại

các viện điều dưỡng [5]. Cấu trúc của bảng câu hỏi gồm 19 mục, chia làm 5 phần:
Các dấu hiệu liên quan tới khí sắc, các rối loạn hành vi, các dấu hiệu về cơ thể (cân

.


.

9

nặng, mức độ ngon miệng, cảm giác mất năng lượng), các chức năng mang tính chu
kỳ (ví dụ như các vấn đề xoay quanh giấc ngủ) và rối loạn trong suy nghĩ tư duy (ví
dụ như hoang tưởng, tự sát).
Quy trình đánh giá sẽ được tiến hành theo hai bước: đánh giá thang điểm dựa vào
phỏng vấn người chăm sóc (ban đầu chủ yếu là các điều dưỡng được phân cơng
chăm sóc cho bệnh nhân cần đánh giá); sau đó đánh giá dựa vào phỏng vấn bệnh
nhân, cả hai bước đều lấy mốc thời gian là 1 tuần trước khi được đánh giá. Kết luận
cuối cùng dựa vào quyết định của bác sĩ lâm sàng sau khi cân nhắc sự khác biệt
giữa các kết quả trên.
Thang điểm CSDD có tính giá trị trên các mức độ sa sút khác nhau từ nhẹ cho đến
nặng, đây là ưu điểm của thang đo này so với một trong các thang đo thường được
sử dụng là thang đo đánh giá trầm cảm Hamilton-D (HDRS hay HAM-D) – chỉ hiệu
quả khi được sử dụng trên những đối tượng khơng có rối loạn chức năng nhận thức
hoặc chỉ ở mức độ nhẹ (dựa vào điểm thang đánh giá trạng thái Tâm thần tối thiểu –
MMSE) [54].
Độ xác thực của thang CSDD đã được mở rộng sang nhóm đối tượng bệnh nhân lớn
tuổi khơng sa sút trí tuệ (từ 65 tuổi trở lên) [6], cũng như đã được nghiên cứu trên
các mơ hình bệnh nhân tại các phòng khám ngoại trú; cho thấy đây là một công cụ
lý tưởng với độ nhạy và độ đặc hiệu cao (tùy theo nghiên cứu và tùy theo điểm cắt
được chọn lựa) để tầm soát trầm cảm ở người lớn tuổi.

Khuyết điểm của CSDD so với các công cụ khác là phải đồng thời đánh giá trên cả
người chăm sóc và bệnh nhân, điều này địi hỏi người chăm sóc phải có khả năng
quan sát và ghi nhận những thay đổi của bệnh nhân. Thời gian để hoàn thành buổi
phỏng vấn trung bình khoảng 30 phút, lâu hơn so với các thang đo khác. Bên cạnh
đó, nguồn thơng tin từ người chăm sóc đóng vai trị quan trọng trong việc xác định
kết quả, do đó độ chính xác của thang đo phụ thuộc một phần vào khả năng quan
sát, đánh giá của người chăm sóc.

.


.

10

Geriatric Depression Scale (GDS):
Là bảng câu hỏi tự trả lời, gồm 30 câu hỏi “có/khơng” về các dấu hiệu và triệu
chứng trong vịng 1 tuần trước đó, cũng đã có những phiên bản rút gọn hơn của
thang đo này (15 câu, 10 câu, 4 câu). Được phát triển để áp dụng trên nhóm bệnh
nhân lớn tuổi sinh sống độc lập bên ngồi cộng đồng [39], [59]. Cũng đã có nghiên
cứu được thực hiện trên nhóm đối tượng bệnh nhân lớn tuổi nội trú vì các lý do y
khoa chung cho thấy độ nhạy và độ đặc hiệu khả quan (92% và 89%) [28]. Dù vậy,
trên những bệnh nhân ở các viện điều dưỡng thì độ chính xác thấp hơn.
Tuy nhiên khi được sử dụng trên những bệnh nhân có vấn đề về nhận thức thì gặp
những khó khăn nhất định. Ví dụ như chỉ có những bệnh nhân có nhận thức bình
thường hoặc suy giảm nhẹ mới có thể hồn thành hết bộ câu hỏi GDS. Thêm vào
đó, khi sử dụng trên những bệnh nhân có suy giảm nhận thức nhẹ đến trung bình thì
độ nhạy chỉ cịn 25%, độ đặc hiệu còn 75% [22]. Cũng như những bệnh nhân bị suy
giảm trí nhớ có xu hướng phủ nhận những triệu chứng trầm cảm được sử dụng trong
GDS [14].

Montgomery Asberg Depression Rating Scale (MADRS):
Được xây dựng để theo dõi điều trị, đo lường những thay đổi triệu chứng trong quá
trình điều trị trầm cảm với độ nhạy cao [38]. Là thang đánh giá bằng việc phỏng
vấn bệnh nhân, bao gồm 10 mục.
Cũng đã có những nghiên cứu trong việc sử dụng MADRS như một cơng cụ để tầm
sốt trầm cảm ở bệnh nhân lớn tuổi khơng có sa sút [13]. Thang đo cho cả độ nhạy
và độ đặc hiệu đều >80%, điều này cho thấy thang MADRS có thể được sử dụng
như một cơng cụ giúp tầm sốt trầm cảm ở người lớn tuổi.
Hamilton Depression Rating Scale (HDRS hay HAM-D):
Là bảng câu hỏi có cấu trúc, dựa trên phỏng vấn bệnh nhân, kết quả được xác định
dựa vào nhận định của người khảo sát [16]. Có các phiên bản bao gồm: 17 câu hỏi
(thường được sử dụng nhất), và sau này có thêm phiên bản 21 câu hỏi (4 câu hỏi

.


.

11

được thêm vào, chủ yếu dùng để xác định thời gian trong ngày bệnh nhân cảm thấy
tồi tệ nhất). Được thiết kế để tiếp cận đánh giá mức độ nặng của triệu chứng trên
những bệnh nhân đã được chẩn đoán xác định là có rối loạn trầm cảm chủ yếu.
Có dữ liệu cho thấy, sử dụng thang điểm HDRS có thể được sử dụng để đánh giá
trầm cảm trên những bệnh nhân sa sút trí tuệ, tuy nhiên các nghiên cứu lại cho ra
các điểm cắt rất khác nhau [24]. Do đó vấn đề về độ nhạy và độ đặc hiệu của thang
HDRS trên nhóm đối tượng này vẫn cịn là một chủ đề cần phải tìm hiểu thêm.
Đã có nghiên cứu nhằm mục đích đánh giá mức độ đóng góp của điểm HDRS vào
việc chẩn đốn trầm cảm [24]. Kết quả cho thấy có mối tương quan giữa tổng điểm
HDRS và việc có hay khơng có trầm cảm, ở bệnh nhân có trầm cảm cho mức điểm

tổng cao hơn có ý nghĩa so với những bệnh nhân khơng trầm cảm. Ở điểm cắt là 10
thì thang đó có độ nhạy và độ đặc hiệu lần lượt là 53% và 89%, giá trị tiên đoán
dương là 73% và giá trị tiên đoán âm là 77%. Tuy nhiên trong nghiên cứu này thì
giá trị MMSE trung vị là 22 và 24 (nghiên cứu này chọn ra các bệnh nhân sa sút trí
tuệ thối hóa – trung vị 22, và sa sút trí tuệ mạch máu – trung vị 24), nên kết quả có
thể sẽ khác biệt nếu thực hiện trên nhóm bệnh nhân có mức độ suy giảm nhận thức
nghiêm trọng hơn.
So sánh giữa các thang đo:
Trong nghiên cứu so sánh giữa MADRS và CSDD trên nhóm đối tượng người lớn
tuổi khơng kèm theo sa sút trí tuệ, MADRS có độ nhạy và độ đặc hiệu cũng như
AUC cao hơn CSDD [13]. Tuy nhiên, một nghiên cứu khác cho thấy, khi thực hiện
trên nhóm bệnh nhân lớn tuổi có kèm theo suy giảm nhận thức, thì khơng có sự
khác biệt giữa MADRS và CSDD, chưa kể có sự sụt giảm mức độ chính xác của
thang MADRS, cịn CSDD có kết quả tương tự như các nghiên cứu trước đó [32].
Ngồi ra, MADRS và CSDD thể hiện khả năng phân định được các bệnh nhân trầm
cảm và không trầm cảm với độ nhạy và độ đặc hiệu tốt trên nhóm đối tượng sa sút
trí tuệ khởi phát sớm (Early-onset dementia) [33]. Đặc biệt MADRS có giá trị tiên
đốn dương tốt hơn CSDD trên nhóm đối tượng này (53% so với 31%). Dù vậy, cả

.


.

12

hai thang đo đều có thể được sử dụng tốt trong việc tiếp cận chẩn đốn trầm cảm
trên nhóm đối tượng sa sút khởi phát sớm (<65 tuổi). Những điều trên có lẽ khiến
phát sinh một giả thuyết, dường như khi tiếp cận những bệnh nhân trẻ tuổi hơn và
chức năng nhận thức tốt hơn thì MADRS thể hiện sự ưu thế, nhưng ngược lại khi

tuổi và mức độ sa sút tăng thì CSDD lại có độ chính xác cao hơn.
Có sự tương quan chặt chẽ về tổng điểm giữa các thang CSDD, HDRS và GDS-30
(phiên bản đầy đủ 30 câu hỏi) trong việc đánh giá trầm cảm trên các bệnh nhân từ
65 tuổi trở lên [30]. Tuy nhiên, khi phân tích ở phân nhóm các bệnh nhân suy giảm
nhận thức, có sự khác biệt có ý nghĩa, CSDD ưu thế hơn GDS (đặc biệt là các phiên
bản rút gọn hơn) và HDRS khi thang đo này cho độ nhạy là 97% và độ đặc hiệu là
100% ở điểm cắt là 5 điểm.
So sánh giữa CSDD và HDRS cũng đã được thực hiện trên những bệnh nhân có khả
năng bệnh Alzheimer (Probable AD) mức độ nhẹ và trung bình, kết quả cho thấy
khơng có sự khác biệt khi phân tích ROC giữa 2 thang đo [54]. Tuy nhiên đây là
một nghiên cứu có cỡ mẫu nhỏ, chưa bao gồm các nhóm bệnh nhân sa sút khác
cũng như về mức độ nặng của sa sút.
Thang đo trầm cảm Cornell dành cho sa sút trí tuệ (CSDD) được cho là thang đo tốt
nhất hiện tại trong việc đánh giá tiếp cận tầm sốt trầm cảm trên bệnh nhân có sa sút
trí tuệ. Vì có thể cho kết quả chính xác khơng phụ thuộc vào mức độ nặng của sa sút
(đặc biệt là sa sút mức độ nặng), cũng như độ tuổi của bệnh nhân, do đó phù hợp
với nhiều đối tượng bệnh nhân khác nhau trong bối cảnh thực hành lâm sàng hằng
ngày.
Ngồi ra các thang đo khác cũng có thể được sử dụng một cách hiệu quả, nhưng cần
chú ý đến nhóm đối tượng được chỉ định để có thể có kết quả đáng tin cậy nhất. Nổi
bật nhất trong số đó là thang MADRS, đã và đang thu hút được sự quan tâm nghiên
cứu, nhằm mục đích xác định tính xác thực trên những nhóm đối tượng được chỉ
định khác nhau.

.


×