Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Nghiên cứu bào chế kem và cốm từ sữa ong chúa và phấn hoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 47 trang )

.

BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ

BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Nghiên cứu bào chế kem và cốm từ sữa ong chúa và
phấn hoa
(Đã chỉnh sửa theo kết luận của Hội đồng nghiệm thu ngày 15/10/2020)

Cơ quan chủ trì nhiệm vụ: Khoa Dược
Chủ trì nhiệm vụ: PGS. TS. Phạm Đình Duy

Thành phố Hồ Chí Minh - 2020
.


.

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ

BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Nghiên cứu bào chế kem và cốm từ sữa ong chúa và
phấn hoa


Cơ quan chủ quản
(ký tên và đóng dấu)

Chủ trì nhiệm vụ
(ký tên)

Phạm Đình Duy
Cơ quan chủ trì nhiệm vụ
(ký tên và đóng dấu)

Thành phố Hồ Chí Minh - 2020
.

2


.

MỤC LỤC

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... 4
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................... 5
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ 6
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 7
CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................ 8
1.1. Sơ lược về ong mật ............................................................................................. 8
1.2. Sữa ong chúa và phấn hoa .................................................................................. 8
1.3. Một số chế phẩm từ ong mật hiện có trên thị trường: [8] ................................. 11
1.4. Vài nét về kem bôi da ....................................................................................... 11


CHƯƠNG 2 – ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........... 18
2.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 18
2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 19

CHƯƠNG 3 – KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ...................................................... 30
3.1. Tiêu chuẩn hóa nguyên liệu sữa ong chúa và phấn hoa ............................................ 30
3.2. Bào chế kem dưỡng da từ sữa ong chúa và phấn hoa .......................................... 35
3.3. Bào chế cốm bổ từ sữa ong chúa và phấn hoa .................................................. 37
3.4. Tiêu chuẩn hóa chế phẩm kem dưỡng da và cốm bổ........................................ 39

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................ 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 45

.


.

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: Nghiên cứu bào chế kem và cốm từ sữa ong chúa và phấn hoa.
- Mã số:
- Chủ nhiệm đề tài: TS. Phạm Đình Duy. Điện thoại: 0908832827
Email:
- Đơn vị quản lý về chuyên môn (Khoa, Tổ bộ môn): Bộ môn Bào chế - Khoa Dược.
- Thời gian thực hiện: 01/05/2017 – 01/05/2018.
- Đơn vị hợp tác (nếu có): khơng.
- Danh sách cán bộ cộng tác:

2. Mục tiêu: Bào chế kem và cốm từ sữa ong chúa và phấn hoa.
3. Nội dung chính:
Nội dung nghiên cứu cụ thể như sau:
- Tiêu chuẩn hóa nguyên liệu: phấn hoa với các chỉ tiêu về độ ẩm, pH, tro toàn phần và
hàm lượng protein; sữa ong chúa với các chỉ tiêu về hàm lượng nước, pH, chỉ số acid,
hàm lượng đường và hàm lượng protein.
- Xây dựng cơng thức và quy trình bào chế kem dưỡng da chứa sữa ong chúa và phấn
hoa dựa trên sự thay đổi tỉ lệ nhũ hóa, tốc độ phân tán và thời gian phân tán từ đó chọn
ra công thức kem đạt độ ổn định sau 6 chu kỳ nhiệt và có độ dàn mỏng tương đương
với một loại kem dưỡng da trên thị trường.
- Xây dựng công thức và quy trình bào chế cốm bổ dựa trên sự thay đổi loại và tỉ lệ tá
dược dính, tỉ lệ tá dược mùi vị từ đó chọn ra cơng thức cốm bổ đạt cảm quan mùi vị, tỷ
lệ vụn nát và hình dạng sợi cốm.
- Xây dựng các chỉ tiêu về chất lượng của kem dưỡng da và cốm bổ.
4. Kết quả chính đạt được:
- Tiêu chuẩn hóa ngun liệu: phấn hoa với các chỉ tiêu về độ ẩm, pH, tro toàn phần và
hàm lượng protein; sữa ong chúa với các chỉ tiêu về hàm lượng nước, pH, chỉ số acid,
hàm lượng đường và hàm lượng protein.

.

2


.

- Xây dựng cơng thức và quy trình bào chế kem dưỡng da chứa sữa ong chúa và phấn
hoa:
- Xây dựng cơng thức và quy trình bào chế cốm bổ:
- Xây dựng các chỉ tiêu về chất lượng của kem dưỡng da và cốm bổ.

5. Địa chỉ ứng dụng (nếu có):

.

3


.

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CMC: Carboxy methyl cellulose
D/N: Dầu/Nước
HLB: Hydrophilic lipophilic balance
N/D: Nước/Dầu
PVP: Polyvinyl pyrrolidon

.

4


.

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Danh sách các thiết bị điều chế.
Bảng 2.2. Danh sách các thiết bị kiểm nghiệm
Bảng 2.3. Một số công thức kem được khảo sát.
Bảng 2.4. Một số công thức điều chế thuốc cốm được tham khảo.
Bảng 3.5. Kết quả đo độ ẩm phấn hoa bằng phương pháp sấy.
Bảng 3.6. Kết quả xác định độ pH của phấn hoa.

Bảng 3.7. Kết quả xác định tro toàn phần của phấn hoa.
Bảng 3.8. Kết quả hàm lượng protein trong phấn hoa.
Bảng 3.9. Kết quả xác định hàm lượng nước trong sữa ong chúa.
Bảng 3.10. Kết quả xác định độ pH của sữa ong chúa.
Bảng 3.11. Kết quả xác định chỉ số acid trong sữa ong chúa.
Bảng 3.12. Kết quả xác định hàm lượng đường của sữa ong chúa
Bảng 3.13. Kết quả hàm lượng protein của sữa ong chúa.
Bảng 3.14. Một số công thức kem được khảo sát.
Bảng 3.15. Một số công thức điều chế thuốc cốm được tham khảo.
Bảng 3.16. Nhận xét để chọn cơng thức thích hợp.
Bảng 3.17. Kết quả xác định độ pH của kem
Bảng 3.18. Kết quả đo độ dàn mỏng của kem.
Bảng 3.19. Kết quả xác định hàm lượng protein của kem.
Bảng 3.20. Kết quả đo độ ẩm thuốc cốm.
Bảng 3.21. Kết quả xác định tỷ lệ vụn nát của thuốc cốm
Bảng 3.22. Kết quả hàm lượng protein trong thuốc cốm.

.

5


.

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Lưu đồ điều chế kem bơi da
Hình 2.2. Lưu đồ điều chế thuốc cốm bổ.
Hình 3.3. Phấn hoa
Hình 3.4. Phấn hoa trước khi loại tạp dưới kính hiển vi
Hình 3.5. Phấn hoa sau khi loại tạp.

Hình 3.6. Phấn hoa sau khi loại tạp dưới kính hiển vi
Hình 3.7. Độ ổn định của kem qua 6 chu kỳ.
Hình 3.8. Phấn hoa
Hình 3.9. Phấn hoa trong thuốc cốm
Hình 3.10. Sắc ký đồ của thuốc cốm, kem

.

6


.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong các sản phẩm từ con ong, ngoài mật ong các sản phẩm khác như: sữa ong chúa,
sáp ong, keo ong, phấn hoa… vốn là những chất quý hiếm được sử dụng rộng rãi trong
thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm, … Các ngành dược phẩm nước ngoài đã tận dụng
nguồn nguyên liệu quý này để sản xuất những sản phẩm phục vụ sức khoẻ con người.
Nước ta vốn có điều kiện địa lí và khí hậu thuận lợi cho việc ni ong, vì vậy cần khai
thác triệt để nguồn nguyên liệu quý này để tạo ra những sản phẩm phục vụ sức khoẻ tốt
cho mọi người và làm giàu nền kinh tế của đất nước nói chung và ngành dược phẩm nói
riêng.
Hiện nay trên thị trường, các nguyên liệu từ ong mật rất đa dạng, nhưng tiêu chuẩn để
kiểm nghiệm các nguyên liệu này vẫn còn hạn chế. Mặc khác, ở nước ngoài các sản
phẩm từ ong mật được sử dụng rộng rãi trong nhiều chế phẩm như: viên nang, cốm bổ,
pomade, kem, … nhưng trong nước các sản phẩm từ con ong vẫn còn rất khan hiếm và
chưa được người tiêu dùng quan tâm đúng mức. Vì vậy đề tài này thực hiện nhằm mục
đích làm phong phú thêm cho những chế phẩm từ các sản phẩm của ong mật như sữa
ong chúa và phấn hoa.
Mục tiêu của đề tài

- Tiêu chuẩn hóa nguyên liệu sữa ong chúa và phấn hoa.
- Bào chế được kem dưỡng da từ sữa ong chúa và phấn hoa.
- Bào chế được cốm bổ từ sữa ong chúa và phấn hoa.
- Tiêu chuẩn hóa chế phẩm kem dưỡng da và cốm bổ.

.

7


.

CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Sơ lược về ong mật
Tên khoa học: Apis mellifica L.
Tên khác: Phong mật, Bách hoa tinh (Trung Quốc).
Ngoài ra: A. dorsata L., A. florea Fabr., A. cerena Fabr.
Thuộc chi Maligona hay chi Trigona.
Họ Ong Apidase, bộ cánh mỏng (Hymenoptera), nhóm mellifera.
Ong mật là côn trùng sống hoang ở các vùng rừng núi Việt Nam ở cả các miền Trung,
Bắc, Nam. Ong mật sống thành đàn từ 25000 đến 50000 con, có khi tới 100000 con.
Chúng sống trong các tổ ong trên những cây ở rừng, trong các hốc cây, hốc đa, trong
các thân cây đục lỗ và thậm chí ở các hốc dưới mặt đất. Mỗi tổ ong đều có 3 loại: ong
chúa, ong đực và ong thợ.
1.2. Sữa ong chúa và phấn hoa
1.2.1. Sữa ong chúa [2, 6, 13]
a. Tính chất
Sữa ong chúa được tiết ra từ tuyến hàm dưới của ong thợ, sau đó được lọc qua túi lọc
vải để loại bỏ những mảnh vở của sáp và ấu trùng, và được bảo quản lạnh ở nhiệt độ từ
0-5 oC [13].

Sữa ong chúa có thể chất dẻo, màu mỡ gà, có mùi thơm đặc biệt, vị chua sau khi nuốt
có vị hơi ngọt, tan khơng hồn tồn trong nước.
b. Thành phần của sữa ong chúa [2, 6, 13]
- Thành phần chính của sữa ong chúa là nước, protein, đường, lipid và muối khống
gồm: 66,50% nước, 34,90% chất khơ trong số đó gồm: 12,30% protein, 6,50% mỡ,
12,50% đường và 2,80% các chất khác.
- Trong 1 g sữa ong chúa chứa các vitamin như (tính ra microgam) vitamin B 1 1,5-6,6;
B2 8 -9,5; B6 2,40-50,0; niacin 59,0-149,0; acid folic 0,2; Bc, PP, H, C, A, D, E, K, ….
- Có 20 acid amin quan trọng, trong đó 12 acid amin cơ thể con người không thể tổng
hợp được. Các acid amin quan trọng nhất là acid aspartic và acid glutamid. Ngồi ra
cịn có các acid amin tự do như prolin và lysin.
- Các hormon và các enzym: glucose oxidase, phosphatase và cholinesterase.

.

8


.

- Đường hầu hết là đường fructose và glucose chiếm khoảng 90%. Và một số đường
khác như: sucrose, maltose, trehalose, melibiose, ribose và erlose.
- Lipid là thành phần đặc trưng nhất của sữa ong chúa. Trong lipid có khoảng 80-90%
acid béo tự do. Acid chính là 10-hydroxy-2-decanoic acid, là acid béo bão hồ. Ngồi
ra cịn có một số lipid trung tính, sterol (cholesterol).
- Tro tồn phần của sữa ong chúa chiếm khoảng 1% trọng lượng tươi hoặc 2 đến 3%
trọng lượng khơ. Muối khống chính, theo thứ tự giảm dần: K, Ca, Na, Zn, Fe, Cu và
Mn, phổ biến nhất là K.
- Một số hợp chất khác cũng được xác định có trong sữa ong chúa: biopterine và
neopterine; một số nucleotides như base tự do (adenosine, uridine, guanosine, iridin và

cytidine) phosphates AMP, ADP, và ATP, acetylcholine và acid gluconic.
c. Công dụng sữa ong chúa
Nghiên cứu in vitro cho thấy10-hydroxy decanoic acid trong sữa ong chúa là chất kháng
sinh, có hiệu quả kháng khuẩn, có khả năng chống lại vi sinh vật như: E. coli,
Salmonella, Proteus, Bacillus subtilis và Staphylococcus aureus. Trên in vivo, hiệu quả
kháng khuẩn được khẳng định có khả năng đề kháng tốt sự nhiễm khuẩn trên chuột.
Trên cơ thể bệnh nhân được biết là sữa ong chúa có thể làm giảm huyết tương trong
máu như cholesterol và triglycerid; và giảm lượng cholesterol động mạch trên chuột thí
nghiệm.
Sữa ong chúa là một sản phẩm đặc biệt do vậy dùng cho người già yếu, suy nhược toàn
thân, thiếu máu, bệnh nhân lao, một số bệnh thần kinh, huyết áp thấp, sơ vữa động mạch,
tổn thương động mạch, phụ nữ sau khi sinh bị băng huyết nhất là ít sữa và dùng cho trẻ
em suy dinh dưỡng, kém thông minh, chậm lớn.
Bồi bổ cơ thể làm cho tinh thần con người sảng khoái, chống lại sự mệt mỏi tăng cường
thể lực và trí tuệ, cải thiện hệ thống miễn dịch của con người.
Sữa ong chúa được sử dụng nhiều trong mỹ phẩm với mục đích làm cho da hồng hào,
mịn màng, chống nhăn, tái tạo tế bào da và làm cho da trẻ lại. Sữa ong chúa cũng sử
dụng trong thuốc mở trị bỏng và tổn thương khác. Nó thường được sử dụng với lượng
rất nhỏ (0,05 đến 1%). Ngoài ra cịn dùng dưới dạng kem bơi mặt trị mụn trứng cá, tiết
nhiều bã nhờn. Hàm lượng sữa ong chúa trong kem là 0,6%.

.

9


.

1.2.3. Phấn hoa (pollen) [2, 6, 13]
a. Tính chất phấn hoa

Phấn hoa được ong thợ thu hoạch từ hoa của các loài cây khác nhau, ong thợ mang
những viên phấn hoa trong giỏ ở chân sau, thường được trộn với mật hoa và dịch tiết ra
từ ong. Người nuôi ong dùng bẫy để thu phấn hoa, khi ong thợ bay ngang bẫy, những
viên phấn hoa bị rơi xuống. Sau đó được phơi khơ bằng đèn phía trên có phủ tấm carton
hay khay hoặc được sấy ở nhiệt độ dưới 45 oC, và làm sạch những bụi bám bên ngoài.
Phấn hoa nên được lấy mỗi ngày. Để tránh sự giảm giá trị của phấn hoa và vi khuẩn
phát triển, nấm mốc, ấu trùng sâu bọ, phấn hoa nên được phơi khô kỹ.
Viên phấn hoa hình trịn bẹt có đường kính từ 6 đến 200 µ và có rất nhiều màu, thường
nhất là màu vàng, màu đỏ, hồng tía, xanh, màu cam, … mùi thơm nhẹ, vị ngọt thơm có
vị chát sau khi nếm, thể chất rất khác nhau, tuỳ theo nguồn gốc của hoa. Hầu hết khoảng
30000 loại khác nhau.
b. Thành phần của phấn hoa
- Hàm lượng protein trên 40%, hàm lượng đường từ 15-50% và tinh bột trên 18%.
- Đường trong phấn hoa thường là đường fructose, glucose và sucrose. Polysaccharid
như callose, pectin, cellulose, lignin sporopollenin.
- Các acid amin cần thiết cho người: phenylalanin, leucin, valin, isoleucin, arginin,
histidin, lysin, methionin, threonin và tryptophan, nhiều nhất là prolin. Ngồi ra cịn có
enzym glucose oxidase.
- Các acid béo như: acid palmitic, myristic, linoleic, oleic, linolenic, stearic, …
- Các vitamin B1, B2, B3, Bc, B5, B6, C, H, B, A, E và vitamin PP. Bên cạnh đó, trong
phấn hóa cịn chứa 26 ngun tố và vi lượng: Ca, Mg, Cu, K, Fe, Cr, P, S, Cl, Ti, Mn,
Ba, Ag, Au, V, Co, Zn, A, Sn, Pb, Mo, Cr, Ka, Sr, W, Ir.
c. Công dụng của phấn hoa
Phấn hoa là một dược liệu quý được dùng làm thuốc bổ, chữa bệnh viêm đại tràng mãn
tính, dùng cho trẻ em thiếu máu, khi dùng phấn hoa thì hồng cầu và hemoglobin tăng
nhanh. Người ta cịn dùng cho bệnh nhân cao huyết áp, bệnh thần kinh và hệ nội tiết,
dùng khi bị bệnh ở tuyến tiền liệt và các bệnh u tuyến, có tác dụng chống lão hoá.

.


10


.

Thận trọng
Dị ứng phấn hoa cũng được gọi là cơn sốt đã được biết từ lâu. Nguy hiểm lớn của phản
ứng dị ứng là sử dụng trực tiếp phấn hoa. Có thể gây tê bằng cách tiêm dưới da dịch
chiết của phấn hoa. Tuy nhiên cũng có thể tránh bằng cách sử dụng phấn hoa trong viên
nang hoặc viên bao, để ngăn sự tiếp xúc trực tiếp màng nhày.
Để phòng ngừa dị ứng, mọi người nên thử với lượng rất nhỏ phấn hoa hoặc sản phẩm
chứa phấn hoa. Mỹ phẩm và dược phẩm có chứa phấn hoa trên nhãn hiệu sản phẩm nên
ghi là “những sản phẩm này chứa phấn hoa có thể gây dị ứng, nên thử với lượng nhỏ
trước”.
1.3. Một số chế phẩm từ ong mật hiện có trên thị trường: [8]
Các chế phẩm nước ngoài:
Royal Kid (Capsule)- Úc
Bee Pollen & Spirulina (Capsule) – Úc
Propolis solution (solution) – Pháp
Energie vitale (Solution) - Pháp
Propolis Spray (Spray) – Pháp
Propolia (Pulverses) – Pháp
Masque de Beauté (Cream) - Pháp
Hâle de Provence (Cream) - Pháp
Các chế phẩm trong nước:
Apivit (Tablet) – XNDP 2-9
Apiserum (Solution) – XNDP 2-9
Sữa ong chúa (Tablet) - Mekophar
1.4. Vài nét về kem bôi da
1.4.1. Đặc điểm tổng quát [4, 7]

Kem bôi da: là dạng đặc biệt của thuốc mỡ có thể chất mềm và mịn màng được dùng
ngồi với hình thức dược phẩm hay mỹ phẩm. Về mặt bào chế có cấu trúc kiểu nhũ
tương dầu trong nước (D/N) hoặc nước trong dầu (N/D).
Nhũ tương là những hệ phân tán cơ học vi dị thể, cấu tạo bởi một chất lỏng ở dạng tiểu
phân rất nhỏ phân tán trong một chất lỏng khác khơng đồng tan hặc rất ít đồng tan với
nó.
.

11


.

1.4.2. Tá dược
Tá dược của kem chỉ là những chất phụ khơng có tác dụng dược lý nhưng giữ vai trò
rất quan trọng, đảm bảo chất lượng kem về các mặt: thể chất, tính tan chảy, khả năng
bắt dính lên da và niêm mạc, cấu trúc lý hoá, tạo pH mơi trường, khả năng phóng thích
hoạt chất, khả năng dẫn thuốc thấm và hấp thu vào các tổ chức của da và vào mạch
máu...do vậy ảnh hưởng trực tiếp đến sinh khả dụng của chế phẩm, cũng chính là ảnh
hưởng đến hiệu lực điều trị của thuốc .
1.4.2.1. Yêu cầu đối với tá dược
- Tạo hỗn hợp đồng đều với nhiều loại dược chất trong đó dược chất phải đạt độ phân
tán cao.
- Hỗn hợp này phải đáp ứng yêu cầu đối với kem về các mặt: thể chất, tính tan chảy,
khả năng bắt dính, độ thấm.
- Khơng có tác dụng dược lý riêng và không cản trở dược chất phát huy tác dụng.
- Không cản trở các hoạt động sinh lý bình thường của da.
- Có pH trung tính hay hơi acid.
- Bền vững về vật lý, hoá học và sinh học.
- Ít gây bẩn da và quần áo và dễ rữa sạch bằng nước.

1.4.2.2. Các tá dược chính
a. Tá dược thân dầu: dầu, mỡ, sáp, các hydrocacbon và silicon, …
+ Dầu parafin: Cấu tạo bởi hỗn hợp hydrocacbon no thể lỏng. Là chất lỏng trong, sánh,
không màu, không mùi vị, tỉ trọng 0,830-0,890. Không tan trong nước, rất ít tan trong
alcol metylic, tan trong các dung môi không phân cực ether, ether dầu hoả, ... Công
dụng: điều chỉnh thể chất hoặc để dễ nghiền mịn các dược chất rắn.
+ Vaselin: Cấu tạo bởi một hỗn hợp các hydrocacbon no rắn và lỏng. Thể chất mềm
gần giống mỡ lợn nhưng dẻo hơn và trong hơn. Vaselin vàng trung tính, đem tẩy màu
bằng acid hoặc kiềm sẽ có vaselin trắng, dùng để chế các thuốc mỡ không màu hoặc
trắng. Công dụng: điều chỉnh thể chất của kem.
+ Sáp ong: Có thể chất rắn hơi dẻo và có màu vàng nhạt; cấu tạo chủ yếu là các ester
của các acid béo cao với các alcol béo cao.
Công dụng: làm tăng độ cứng, độ chảy của kem… sáp ong còn được dùng làm chất nhũ
hoá phối hợp để tăng khả năng nhũ hoá trong các tá dược nhũ tương.
.

12


.

+ Cetyl alcol (1-hexadecanol C16H34O): Là chất rắn hoặc mảnh ống ánh không màu, sờ
không nhờn tay, mùi đặc trưng vị nhạt. Độ tan: tan vô hạn trong cồn, ether, chloroform,
benzen, không tan trong nước, khi đun chảy sẽ hỗn hồ với chất béo, parafin lỏng. Độ
chảy: 49,3 oC. Cơng dụng: là tác nhân nhũ hoá, tạo lớp áo, tác nhân làm tăng độ cứng.
Cetyl alcol có đặc tính hút nước, được dùng điều chế nhũ tướng N/D. Cetyl alcol làm
tăng độ bền vững của nhũ tương D/N bằng cách tạo một màng đơn phân tử, khít hơn ở
liên bề mặt chống lại sự kết tụ. Alcol này bền vững, ít bị ôi khét, làm mềm da nhưng
không gây nhờn da. Nồng độ sử dụng: làm dịu (2– 5%); nhũ hoá (2-5%); tăng độ cứng
(2–10%); hút nước (5%).

+ Acid stearic (C18H36O2): Ở dạng rắn, màu trắng hoặc vàng nhạt. Cấu tạo bởi một hỗn
hợp gần bằng nhau của các acid stearic và panmitic. Trong thuốc mỡ, acid này thuộc
tướng dầu, được dùng với 2 mục đích: để điều chỉnh thể chất, tăng độ đặc, độ cứng hoặc
kết hợp với các hydroxyd kim loại, các amin hữu cơ để tạo chất nhũ hố xà phịng trong
một số nhũ tương (D/N). Nồng độ sử dụng: 1-20%.
+ Silicon: Là chất cao phân tử trùng hiệp. Mạch chính cấu tạo bởi 2 nguyên tố silic và
oxy sắp xếp xen kẻ với nhau và các hố trị cịn lại của silic được bão hồ bằng các gốc
hữu cơ alkyl hoặc aryl. Tỷ trọng: 0,940 đến 0,98. Silicon bền vững với các tác nhân lý,
hố: có thể đun nóng ở nhiệt độ cao khơng bị oxy hố, độ nhớt khơng thay đổi; khơng
gây kích ứng với da. Nhờ các đặc tính trên silicon thường được dùng làm tá dược cho
thuốc mỡ bảo vệ da, hoặc phối hợp trong thuốc mỡ cần tá dược khan như thuốc mỡ
kháng sinh.
b. Tá dược thân nước: gel polysaccarid, gel bán tổng hợp như các dẫn chất
cellulose, gel tổng hợp: carbopol, PEG, poloxamers, …
+ Carbomer (carbopol, Polymer acid acrylic, polymer carboxyvinyl, carbomera, acid
poly acrylic hay carboxy, polymethylen).
Dạng bột mịn, háo ẩm, màu trắng, có tính acid và mùi nhẹ đặc trưng.
Độ tan: khơng tan hoặc ít tan trong nước nhưng phồng lên trong nước và tạo ra những
gel không sánh và có pH acid (dịch treo 1% có pH = 3). Tuỳ loại và tuỳ cơng thức chế
phẩm có thể dùng nồng độ carbopol từ 0,5 - 5%.

.

13


.

Các chất được dùng để trung tính hố như: các acid amin, borax kali hydroxyd, natri
bicarbonat, natri hydroxyd và các amin hữu cơ (triethanolamin). Các amin lauryl và

stearyl có thể được dùng như chất tạo gel trong hệ không phân cực.
Cơng dụng: Chất nhũ hố, chất thay đổi sự phóng thích thuốc, chất gây thấm, chất tăng
độ nhớt trong dạng thuốc lỏng hoặc rắn như kem, gel, thuốc mỡ dùng cho mắt, thuốc
đặt trực tràng, thuốc dùng ngoài khác.
+ Polyoxyethylenglycol (PEG, carbowax, macrogol, Lutrol E)
PEG thể rắn không màu, không vị có mùi nhẹ, đồng tan với nước, cồn aceton, benzen
và các glycol. Không đồng tan với các ether, dầu béo và các hydrocarbon. Các chất có
phân tử lượng lớn hơn, có màu trắng, khơng mùi vị, dễ tan trong nước, cồn, cloroform,
khơng tan trong ether.
Các PEG lỏng có khả năng hoà tan nhiều loại chất kể cả một số chất không tan trong
nước và trong dầu. PEG háo ẩm mạnh, có độ nhớt cao, có khả năng gây thấm, nhũ hố,
làm bóng, … thường dùng để làm dung mơi cho một số dược chất khó tan, làm chất gây
thấm trong các hỗn dịch, làm chất nhũ hoá trong các nhũ tương, làm tá dược tan rã, trơn,
dính trong thuốc viên nén và tá dược trong thuốc mỡ, thuốc đặt.
PEG giúp đạt được độ phân tán cao và đối với một số dược chất sẽ được phóng thích
nhanh và hồn toàn hơn nên gây được tác dụng mạnh hơn khi phối hợp tá dược béo
hoặc hydocarbon.
c. Chất nhũ hoá
Chất nhũ hố là những chất trung gian có tác dụng làm cho nhũ tương hình thành và ổn
định. Kiểu nhũ tương hình thành phụ thuộc chủ yếu vào bản chất của chất nhũ hố.
Thơng thường các chất nhũ hố dễ tan trong nước sẽ tạo nhũ tương kiểu dầu trong nước
(D/N), các nhũ tương dễ tan hoặc dễ thấm dầu sẽ tạo kiểu nhũ tương nước trong dầu
(N/D).
Các chất nhũ hoá thường xếp thành 3 nhóm lớn gồm:
- Các chất thiên nhiên.
- Các chất rắn ở dạng hạt nhỏ.
- Các chất tổng hợp hoặc bán tổng hợp.
Thực tế nhóm các chất nhũ hoá tổng hợp hoặc bán tổng hợp được sử dụng rộng rãi hơn.
Về mặt cơ chế tác dụng chất nhũ hố có thể chia thành 2 nhóm: các chất diện hoạt hoặc
.


14


.

các chất ổn định, các chất diện hoạt thường dùng làm chất nhũ hoá, chất gây thấm, các
chất gây phân tán, chất hỗ trợ hồ tan.
Mỗi chất diện hoạt có mối tương quan giữa thân dầu và thân nước gọi là cân bằng dầu
nước HLB.
Một số chất nhũ hoá hay dùng:
- Span: là ester của các monoacid béo với đường sorbitol.
Span là chất trung tính, vững bền, dịu da và niêm mạc, được dùng cho các thuốc tiêm,
thuốc ống uống và thuốc dùng ngồi.
Tính tan: tan trong dầu, dung mơi hữu cơ, rất khó tan trong nước.
Là chất nhũ hố diện hoạt khơng ion hố N/D có HLB bằng 4,3, dùng riêng tỉ lệ 1-15%,
nếu phối hợp với các chất khác dùng tỉ lệ 1-10%.
Thường phối hợp với Tween tỷ lệ Tween–Span 2:1 để dùng làm chất nhũ hoá tạo nhũ
tương D/N dùng uống và dùng ngoài.
- Tween: là 1 ester của span với polyoxyetylen còn được gọi là các polysortat.
Tính chất tween: có thể là chất lỏng đến rắn.
Tween đều là những chất phân cực thân nước nên tan được trong nước ở nhiều mức độ
khác nhau, tan trong cồn, khơng tan trong dầu thực vật, khống vật.
Là chất nhũ hố diện hoạt khơng ion hố loại D/N có HLB bằng 15, dùng riêng tỉ lệ: 115%, nếu phối hợp với chất khác tỉ lệ 1-10%.
Các tween đều trung tính, bền ở nhiệt độ cao, mùi khơng đáng kể, dùng rộng rãi trong
bào chế và mỹ phẩm.
- Sự phối hợp các chất nhũ hoá
Khi phối hợp chất nhũ hoá có HLB thấp với chất có HLB cao hỗn hợp thu được sẽ có
HLB trung gian của hai chất trên. Điển hình là sự phối hợp 2 chất nhũ hố diện hoạt
Tween 80 (D/N) và Span 80 (N/D) sẽ cho nhũ tương rất bền vững vì các phân tử của 2

chất trên sắp xếp xen kẻ với nhau một cách dày đặc tạo lớp áo bền vững chung quanh
các hạt tiểu phân. Đơí với trường hợp nhũ tương dầu trong nước, tỉ lệ thích hợp giữa
Tween 80/ Span 80 10/1.
d. Chất diện hoạt
Các chất diện hoạt được dùng trong các dạng thuốc mỡ, cream, gel, … với mục đích
làm tăng độ tan của các dược chất ít tan, làm chất gây thấm, chất nhũ hoá và làm tăng
.

15


.

hấp thu. Cơ chế tăng tính thấm là do các chất này có tác dụng làm giảm tính đối kháng
của lớp sừng ở biểu bì da: làm thay đổi quá trình hydrat hố colagen, làm biến tính
protein, tăng nhiệt độ bề mặt da,… làm giảm độ nhớt của chất do vậy làm tăng độ
khuếch tán của dược chất, làm giảm sức căng bề mặt ở giới hạn các pha nên dược chất
dễ thấm vào các tổ chức trong da. Một số chất diện hoạt hay dùng như: Span, Tween,
Cremophor, Poloxamer…
Ngoài các tá dược chính, một số chất khác cũng giữ vai trị khác nhau trong sự hình
thành nhũ tương như:
Chất ổn định: Là những chất làm tăng độ nhớt môi trường phân tán, giúp nhũ tương
ổn định và bền vững như: alcol cetostearylic, Viscolan, Waxolan, ...
Chất bảo quản: Có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn, nấm mốc xâm nhập vào chế phẩm
trong quá trình bảo quản. Các chất bảo quản hay dùng: nipazin, nipasol, alcol benzylic, …
Các amin hữu cơ: Diethanolamin, triethanolamin, … làm tăng độ nhớt và độ đặc của các
gel carbomer, đồng thời cũng là chất nhũ hoá khi ở dạng muối với các acid béo dây dài.
Các dung môi trơ: thường dùng là propylen glycol, dimethyl sulfoxid (DMSO),
dimethyl formamid (DMF), … các dung môi trơ này khơng những có tác dụng làm tăng
độ tan của dược chất ít tan mà cịn giảm tính đối kháng của lớp sừng, vì vậy cải thiện

sinh khả dụng của dược chất.
Các chất giữ ẩm: propylen glycol, glycerol, dimethicon, vaselin, ….
Các chất làm khô, làm trơn: dimethicon, kẽm oxyd, …
Chất chống oxy hoá: butyl hydroxy toluen, butyl hydroxy anisol, …
1.5. Thuốc cốm (Granulate)
Thuốc cốm là dạng thuốc rắn có dạng hạt nhỏ xốp hay sợi ngắn xốp, thường dùng để
uống, chiêu với nước hay một chất lỏng thích hợp hoặc pha thành dung dịch, hỗn dịch
hay siro. Ngoài dược chất, thuốc cốm có thể là những chất điều hương vị như bột đường,
lactose, chất thơm, …
Ưu điểm của thuốc cốm:
Thuốc cốm có màu sắc và mùi vị dễ chịu, tiện dùng, thích hợp cho cả trẻ em và người
lớn tuổi, thuốc cốm ở dạng rắn nên bền vững và ít xảy ra tương kỵ hoá học, hoạt chất
ổn định và tuổi thọ của thuốc cao.

.

16


.

Thuốc cốm có thể uống sau khi hồ tan hay phân tán trong nước nhưng cũng có thể nuốt
trực tiếp dễ dàng hơn là bột. Đây là một dạng khá được ưa chuộng, thích hợp đặc biệt
cho trẻ em. Khi uống, sự hấp thu hoạt chất từ thuốc cốm nhanh hơn từ thuốc viên nén
và viên nang. Sinh khả dụng cao hơn các dạng thuốc rắn khác. Dễ đóng gói, vận chuyển
và bảo quản.

.

17



.

CHƯƠNG 2 – ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Nguyên liệu
Sữa ong chúa (tiêu chuẩn Dược điển Trung Quốc 2015, Việt Nam), phấn hoa (tiêu chuẩn
Dược điển Trung Quốc 2015, Việt Nam), acid stearic (tiêu chuẩn cơ sở, Trung Quốc),
sáp ong (tiêu chuẩn cơ sở, Trung Quốc), vaselin (tiêu chuẩn cơ sở, Trung Quốc), dầu
parafin (tiêu chuẩn USP 38, Trung Quốc), span 80 (tiêu chuẩn BP 2016, Singapore),
silicon (tiêu chuẩn BP 2016, Singapore), tween 80 (tiêu chuẩn USP 38, Trung Quốc),
propylen glycol (tiêu chuẩn USP 38, Trung Quốc), triethanolamin (tiêu chuẩn USP 38,
Trung Quốc), nước cất (tiêu chuẩn DĐVN IV, Việt Nam), carbopol 934 (tiêu chuẩn
USP 40, Mỹ), metyl paraben (tiêu chuẩn BP 2016, Anh), propyl paraben (tiêu chuẩn BP
2016, Anh), lavande (tiêu chuẩn USP 40, Mỹ). Các hóa chất phân tích đều đạt tiêu chuẩn
phân tích.
2.1.2. Thiết bị
Bảng 2.1. Danh sách các thiết bị điều chế.
Tên thiết bị điều chế

Mã số

Nguồn cung cấp

Máy đánh trứng

Model: TK - 8171

Nhật


Máy biến thế

Model: FS - 020

Trung Quốc

Cân điện tử Sartorius

CP 224S

Trung Quốc

Máy đo pH

Cyberscan pH/Ion 510

Singapore

Máy khuấy từ Fuhua

82170C

Trung Quốc

Máy cán mịn

SMS - Erweka

Đức


Máy xát cốm

FAG - 19455

Đức

Bảng 2.2. Danh sách các thiết bị kiểm nghiệm
Tên thiết bị kiểm nghiệm

Mã số

Nguồn cung cấp

Cân phân tích có độ nhạy 0,1 mg

Shimazu

Nhật

Giãn kế (Extension metre)

Tự chế

Bếp cách thuỷ có chỉnh nhiệt độ

Model: MB 14+LO

Đức


Tủ sấy Gallen – Kamp & Memmert

ULM 500

Đức

.

18


.

Máy định lượng Kjeldahl

UDK 130D

Đức

Kính hiển vi

Nova 744

USA

Máy đo độ ẩm Satorius

MA 45

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Tiêu chuẩn hóa nguyên liệu sữa ong chúa và phấn hóa
2.2.1.1. Phương pháp loại tạp trong nguyên liệu
Phương pháp loại tạp trong phấn hoa:
- Rây và thổi loại bỏ bụi cát sạn.
- Loại bỏ lông ong: rửa phấn hoa với nước và vớt bỏ lớp màng trên mặt hỗn dịch. Sau
đó, hỗn dịch được lọc qua bộ dụng cụ lọc hút chân không.
- Đem sấy bột phấn hoa ở nhiệt độ 45 oC đến khi hàm ẩm còn dưới 8%.
2.2.1.2. Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng nguyên liệu
a. Phương pháp xác định độ ẩm trong phấn hoa: [6]
- Nguyên tắc: Loại nước ra khỏi phấn hoa bằng cách làm cho nước bay hơi ở nhiệt độ
110 oC.
- Cách tiến hành: cân 1 lượng phấn hoa khoảng 2 g trải đều vào đĩa cân của máy đo độ
ẩm. Vận hành máy, máy nung bột phấn hoa đến nhiệt độ 110 oC. Đọc kết quả đo được
trên máy.
b. Phương pháp xác định tro toàn phần trong phấn hoa: [6]
- Nguyên tắc: Xác định hàm lượng cắn vơ cơ cịn lại khi đốt cháy hồn tồn một nguyên
liệu.
- Cách tiến hành: Nung một chén bằng sứ cho tới khối lượng khơng đổi, để nguội trong
bình hút ẩm và cân khối lượng chén sứ.
Cân chính xác khoảng 1–3 g bột phấn hoa cho vào chén nung. Trải đều bột phấn hoa ở
đáy chén và đốt cẩn thận trên bếp cách cát cho đến khi dược liệu cháy hồn tồn và
chén khơng cịn bốc khói. Dùng cặp sắt lấy chén nung ra, để nguội khoảng 30 phút trong
bình hút ẩm. Cân và ghi lại lượng cân.
Đặt chén đựng tro vào bếp cách cát và tiếp tục nung trong 1 giờ nữa. Lấy chén ra, để
nguội khoảng 30 phút trong bình hút ẩm. Cân lại.

.

19



.

Tiếp tục làm như vậy đến khi kết quả 2 lần cân liên tiếp giống nhau hoặc chênh lệch
nhau nhiều nhất 0,5 mg.
- Kết quả:
A% =

(a-b) .100
c – (c.X)

A%: phần trăm tro toàn phần của phấn hoa.
a: khối lượng chén có tro.
b: khối lượng chén khơng.
c: khối lượng bột phấn hoa dùng.
X: % độ ẩm của phấn hoa.
c. Phương pháp xác định pH của phấn hoa và sữa ong chúa: [6, 10]
- Nguyên tắc: Xác định hiệu điện thế giữa điện cực chỉ thị và điện cực so sánh.
- Cách tiến hành: Cân 5 g nguyên liệu rồi phân tán vào trong 50 ml nước cất đun sôi để
nguội. Để yên 2 giờ, sau đó đem lọc. Đo pH của dịch lọc.
d. Phương pháp xác định hàm lượng nước trong sữa ong chúa: [6]
Phương pháp sấy
- Nguyên tắc: Loại nước ra khỏi nguyên liệu bằng cách làm cho nước bay hơi ở điều
kiện nhiệt độ và áp suất nhất định.
- Cách tiến hành: Lấy một bình thuỷ tinh hình trụ có nắp mài, sấy khơ đến khối lượng
khơng đổi ở 105 oC. Cân vào bình một lượng chính xác khoảng 2 g sữa ong chúa rồi
đem sấy trong tủ sấy ở nhiệt độ 105 oC trong 2 giờ. Lấy bình hình trụ có chứa sữa ong
chúa đã sấy để vào bình hút ẩm, hé mở nắp bình hút ẩm cho thơng khí với bên ngồi
trong khoảng 1 phút rồi đóng kín bình hút ẩm. Để nguội trong bình hút ẩm 15 phút. Cân
và ghi lại kết quả. Tiếp tục sấy trong 1 giờ, để nguội và cân mẫu như trên cho đến khi

kết quả 2 lần cân liên tiếp chênh lệch nhau khơng q 5 mg.
Độ ẩm được tính theo công thức:
X=

a-b
x 100
a

X: hàm lượng nước trong Sữa ong chúa, tính ra phần trăm.
a: khối lượng Sữa ong chúa khi chưa sấy (g).
b: Khối lượng Sữa ong chúa sau khi sấy đến khối lượng không đổi (g).
.

20


.

e. Phương pháp xác định chỉ số acid trong sữa ong chúa: [6]
- Nguyên tắc: Xác định số ml KOH cần thiết để trung hoà các acid béo tự do có trong 1
g dầu mỡ.
- Cách tiến hành: Cân chính xác khoảng 5 g sữa ong chúa trong bình nón 250 ml. Cho
vào bình nón 50 ml hỗn hớp cồn–ether đã được trung hoà bằng KOH 0,1 N với chỉ thị
là phenolphtalein. Lắc đều, thêm 3 giọt phenolphtalein. Chuẩn độ bằng dung dịch KOH
0,1 N cho tới khi xuất hiện màu hồng bền vững trong 30 giây.
Tính kết quả cơng thức:
Chỉ số acid =

5,6.a
b


a: số ml dung dịch KOH 0,1 N đã dùng.
b: lượng chất thử tinh bằng gam.
f. Phương pháp định lượng hàm lượng đường trong sữa ong chúa: [6, 11]
- Nguyên tắc: Hàm lượng glucose trong sữa ong chúa được xác định bằng cách xác định
thể tích dung dịch sữa ong chúa cần thiết để khử 1 dung dịch Fehling.
- Cách tiến hành:
Dung dịch glucose chuẩn 1%: cân chính xác khoảng 1 g glucose chuẩn cho vào bình
định mức 100 ml, thêm nước để hoà tan và bổ sung nước đến vạch, lắc đều.
Xác định độ chuẩn 1%: lấy chính xác 10,0 ml dung dịch Felhing A, 10,0 ml dung dịch
Felhing B và 5 ml dung dịch kali ferocyanid 5% trong nước cho vào một bình nón. Đun
sơi dung dịch Fehling trong bình nón rồi chuẩn độ bằng dung dịch glucose chuẩn 1%
cho đến khi chuyển màu từ xanh lơ sang nâu xám. Thời gian từ khi bắt đầu chuẩn độ
cho đến khi kết thúc là 4 phút và luôn giữ cho dung dịch sôi đều trong suốt q trình
định lượng.
Tính độ chuẩn T (lượng glucose khan (g) tương đương với 1 ml thuốc thử Fehling đã
dùng). Thông thường độ chuẩn T từ 0,00345–0,00375 g (tương ứng với 6,9–7,5 ml dung
dịch glucose chuẩn 1%).
Tiến hành định lượng:
Cân chính xác khoảng 2 g sữa ong chúa vào bình định mức 100 ml. Thêm nước để hoà
tan và bổ sung nước đến vạch, lắc đều. Tiến hành định lượng như phần xác định độ
chuẩn T, lấy chính xác 10,0 ml dung dịch Fehling A 10,0 ml dung dịch Felhing B và 5
.

21


.

ml dung dịch kali ferocyanid 5% trong nước cho vào một bình nón. Đun sơi dung dịch

Fehling trong bình nón rồi chuẩn độ bằng dung dịch sữa ong chúa.
Hàm lượng (%) đường khử tự do trong sữa ong chúa được tính theo cơng thức:
X%=

T.20.100.100

V. P
T: là lượng glucose khan (g) tương ứng với 1 ml thuốc thử Fehling chuẩn độ.

V: là thể tích dung dịch Sữa ong chúa đem thử (g).
P: là khối lượng sữa ong chúa đem thử (g).
2.2.2. Bào chế kem dưỡng da từ sữa ong chúa và phấn hoa
2.2.2.1. Thành phần công thức
Acid stearic

5,39%

Dầu parafin

4,90%

Vaselin

0,98%

Sáp ong

1,47%

Span 80


2,45%

Silicon

0,98%

Tween 80

1,47%

Nước cất

68,63%

Triethanolamin

0,98%

Dịch chiết phấn hoa

2,94%

Sữa ong chúa

0,98%

Metyl paraben

0,18%


Propyl paraben

0,02%

Propylen glycol

7,84%

Carbopol

0,49%

Lavande

0,29%

.

22


.

2.2.2.2. Quy trình điều chế
Quy trình điều chế kem được tóm tắt trong sơ đồ sau:
Nước cất + carbopol + tween 80 +
triethanolamin + metyl paraben +
propyl paraben + propylen glycol


Dầu + vaselin + acid stearic + sáp
ong + silicon + span 80

Hoà tan ở 70–75 oC

Hoà tan ở 65–70 oC

Tướng nước

Tướng dầu

Hỗn hợp đồng nhất
Khuấy nhẹ nhàng đến nguội

Nhũ tương
Dịch chiết phấn hoa +
sữa ong chúa + Lavande

Kem bôi da
Kiểm nghiệm thành phẩm

Đóng gói

Hình 2.1. Lưu đồ điều chế kem bơi da
Quy trình điều chế:
- Chuẩn bị pha nước: Nước cất, carbopol, triethanolamin, tween 80, metyl paraben,
propyl paraben, propylen glycol. Cách thủy đến khoảng 70 - 75 oC, khuấy đều.
- Chuẩn bị pha dầu: Dầu parafin, vaselin, acid stearic, sáp ong, silicon, span 80. Cách
thủy ở 65 - 70 oC cho đến khi hỗn hợp tan chảy hoàn toàn, khuấy đều.
- Cho từ từ pha nước đã chuẩn bị vào pha dầu, trộn đều nhũ hóa trong 5 phút. Tiếp tục

khuấy nhẹ nhàng đến nguội.
- Phối hợp dịch chiết phấn hoa, sữa ong chúa và hương lavende vào.
.

23


×