Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

BÀI BÁO CÁO PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHỦ ĐỀ: Quản Trị Rủi Ro Thanh Khoản Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Tiên Phong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 66 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN
KHOA KINH TẾ
-------o0o-------

BÀI BÁO CÁO
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

CHỦ ĐỀ: Quản Trị Rủi Ro Thanh Khoản Tại Ngân Hàng
Thương Mại Cổ Phần Tiên Phong

Giáo viên hướng dẫn

: Ths. Trần Thị Ninh

Sinh viên thực hiện

: Nhóm 3

Khóa

:9

Ngành

: Kinh tế

Chuyên ngành

: Đầu tư

1




LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tác giả xin được tỏ lòng biết ơn và gửi lời cảm ơn chân thành
đến giảng viên TS. Nguyễn Thị Bích Phương và GVHD ThS. Trần Thị Ninh,
người trực tiếp hướng dẫn đề tài nghiên cứu “Quản trị rủi ro thanh khoản tại
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong” đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn
nhóm tác giả tìm ra hướng nghiên cứu, tiếp cận thực tế, tìm kiếm tài liệu, xử lý
và phân tích số liệu, giải quyết các vấn đề… Nhờ đó, nhóm mới có thể hồn
thành đề tài nghiên cứu khoa học của mình.
Xin cảm ơn 2 Cơ đã trực tiếp giảng dạy và đã truyền đạt cho nhóm tác giả rất
nhiều kiến thức bổ ích, hướng dẫn tận tình để thực hiện đề tài và cũng như có
được hành trang vững chắc để làm bài nghiên cứu.
Nghiên cứu khoa học được hoàn thành dựa trên sự tham khảo, học tập kinh
nghiệm từ các kết quả nghiên cứu liên quan, các sách, báo chuyên ngành của
nhiều tác giả ở học viện Chính sách và Phát triển, các trường Đại học, các tổ
chức nghiên cứu, tổ chức chính trị khác.
Trong q trình thực hiện đề tài nghiên cứu, mặc dù đã cố gắng hoàn thiện đề tài
qua tham khảo tài liệu, trao đổi và tiếp thu ý kiến đóng góp của cả 2 Cơ giáo và
nhóm tác giả khác song có thể cịn có những mặt hạn chế, thiếu sót. Nhóm tác
giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp và sự chỉ dẫn của các Thầy cô giáo và
các bạn đọc để bài nghiên cứu hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Thực hiện đề tài:
Nhóm tác giả

2


MỤC LỤC


DANH MỤC VIẾT TẮT ................................................................................................. 7
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 9
1.Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................. 9
2.Lịch sử nghiên cứu ...................................................................................................... 9
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................... 10

3.1. Mục tiêu.................................................................................................... 10
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 10
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 10
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................ 11
6. Đóng góp của đề tài.................................................................................................... 11
7. Kết cấu của đề tài ....................................................................................................... 11
CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG ...................................................... 12

1.1. Quản trị rủi ro thanh khoản .................................................................. 12
1.1.1. Khái niệm quản trị ........................................................................... 12
1.1.2. Rủi ro và phân loại rủi ro ................................................................ 12
1.1.3. Khái niệm thanh khoản ................................................................... 13
1.1.4. Khái niệm rủi ro thanh khoản ........................................................ 13
1.1.5. Nguyên tắc trong quản trị rủi ro thanh khoản ............................. 14
1.2. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản............................................ 15
1.2.1. Nguyên nhân khách quan ................................................................ 15
1.2.2. Nguyên nhân chủ quan .................................................................... 15
1.3. Phương pháp đo lường quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng
thương mại ...................................................................................................... 17
1.3.1. Phương pháp cung cầu thanh khoản ............................................. 17
1.3.2. Phương pháp khe hở tài trợ ............................................................ 17
3



1.3.3. Phương pháp chỉ số tài chính .......................................................... 18
1.3.2. Phương pháp cấu trúc nguồn vốn .................................................. 19
1.3.3. Phương pháp thang đến hạn ........................................................... 19
1.3.4. Phương pháp chỉ số thanh khoản ................................................... 19
1.4. Hiệp ước vốn Basel .................................................................................. 20
1.4.1. Hoàn cảnh ra đời hiệp ước vốn Basel............................................. 20
1.4.2. Hiệp ước Basel I .............................................................................. 21
1.4.3. Hiệp ước Basel II .............................................................................. 22
Vì những hạn chế trong quy định của Basel I, quý 4/2003, phiên bản mới
của hiệp ước Basel I đã được hoàn thiện (gọi là Basel II) có hiệu lực từ năm
2006 và kết thúc thời gian chuyển đổi đến năm 2010. ................................ 22
1.4.4.Hiệp ước Basel III ............................................................................. 25
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA ........................................... 28
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong TP Bank ................................................ 28

2.1. Tổng quan về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong TP Bank
(TPB) ............................................................................................................... 28
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của TP Bank ............................. 28
2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh ....................................................... 30
2.2. Trạng thái thanh khoản của Ngân hàng TP giai đoạn 2018-2019 ....... 34
2.3. Đánh giá rủi ro thanh khoản của Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Tiên Phong ...................................................................................................... 41
2.3.1. Đánh giá và so sánh tình hình rủi ro thanh khoản tại TP với các
ngân hàng khác ........................................................................................... 41
2.3.2 Những kết quả đạt được .................................................................... 45
2.3.3 Những mặt còn hạn chế .................................................................... 47
2.3.4. Nguyên nhân của những hạn chế .................................................... 49
2.4. Đánh giá tăng trưởng của ngân hàng và ảnh hưởng của những rủi ro

thanh khoản đến Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong TPB...... 49
2.4.1. Tỉ lệ tăng trưởng của ngân hàng TPB ............................................. 49
2.4.2. Ảnh hưởng của những rủi ro thanh khoản đến ngân hàng TPB .. 53
4


CHƯƠNG III. KẾT LUẬN VỀ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI ................................ 55
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG ......................................... 55
VÀ ĐƯA RA GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ ....................................................................... 55

3.1. Định hướng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong về
quản trị rủi ro thanh khoản .......................................................................... 55
3.1.1 Định hướng chung của ngân hàng cho toàn hệ thống. .................. 55
3.1.2. Định hướng công tác quản trị rủi ro thanh khoản ......................... 56
3.2. Giải pháp tăng cường hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại
NHTMCP Tiên Phong ................................................................................... 58
3.2.1.Xây dựng khn khổ, hồn thiện chính sách, qui trình, phương
pháp quản trị rủi ro thanh khoản trong Ngân hàng ................................. 58
3.2.2.Đa dạng hóa hoạt động huy động vốn, tăng tính ổn định của nguồn
vốn ................................................................................................................ 58
3.2.3.Nâng cao chất lượng cấp tín dụng .................................................... 59
3.2.4.Đa dạng hóa các cơng cụ dự phịng rủi ro thanh khoản ................. 59
3.2.5.Tăng cường hệ thống kiểm tra kiểm sốt nội bộ ngân hàng, hồn
thiện hệ thống quản trị RRTK .................................................................... 60
3.2.6.Tăng cường công tác dự báo các điều kiện kinh tế vĩ mô ................ 60
3.2.7.Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản trị thanh khoản ......... 61
3.2.8.Thực hiện tốt quản lý rủi ro lãi suất khe hở lãi suất........................ 61
3.2.9.Thực hiện tốt quản lý rủi ro kỳ hạn .................................................. 61
3.2.10.Thực hiện các biện pháp hạn chế rủi ro ......................................... 61
3.3. Kiến nghị về quản trị rủi ro thanh khoản và giải pháp quản trị rủi ro

thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong ......................................... 62
3.3.1. Kiến nghị đối với chính phủ ............................................................. 62
3.3.2. Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước .......................................... 62
3.4 . Kết luận chung........................................................................................ 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 66

5


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHĨM VÀ PHÂN CƠNG CƠNG VIỆC
1. Danh sách thành viên nhóm
Tên thành viên
1. Cấn Đăng Duy

Mã sinh viên
5093101279

2. Phạm Quang Huy

5093101288

2. Bảng phân công công việc
Người thực hiện

Nội dung
Chương I: Những vấn đề cơ bản về quản trị rủi ro của
ngân hàng thương mại
1.1 Quản trị rủi ro thanh khoản

Cấn Đăng Duy


1.2 Nguyên nhân dẫn đến RRTK

Phạm Quang Huy

1.3 Phương pháp đo lường QTRRTK

Cấn Đăng Duy

1.4 Hiệp ước vốn Basel

Phạm Quang Huy

Chương II. Thực trạng quản trị rủi ro của ngân hàng
thương mại cố phần Tiên Phong
2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Tiên Phong

Cấn Đăng Duy
Phạm Quang Huy

2.2 Trạng thái thanh khoản của ngân hàng TP giai đoạn
2015-2019

Cấn Đăng Duy

2.3 Đánh giá rủi ro thanh khoản của Ngân hàng Thương
mại Cổ phần Tiên Phong
2.4 Đánh giá tăng trưởng của ngân hàng và ảnh hưởng của
những RRTK đến NH


Cấn Đăng Duy
Phạm Quang Huy
Phạm Quang Huy

Chương III. Kết luận về QTRRTK tại ngân hàng TPB và
nêu giải pháp kiến nghị
3.1 Định hướng của ngân hàng TPB về quản trị rủi ro thanh Cấn Đăng Duy
khoản
3.2 Giải pháp tăng cường hoạt động quản tri RRTK tại
ngân hàng

6

Cấn Đăng Duy
Phạm Quang Huy


Cấn Đăng Duy
Phạm Quang Huy
Cấn Đăng Duy
Phạm Quang Huy

3.3 Kiến nghị về QTRR thanh khoản
3.4 Kết luận chung

DANH MỤC VIẾT TẮT
STT
1
2
3

4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33


Ký hiệu
NH
NHTM
NHNN
TP (TPB)
VCB
CTG
BIDV
ACB
STB
EIB
TCB
VPB
KLB
SHB
GAET
TSC
AMC
MIC
TPC
TPL
TPS
TPAL
Mcredit
VAMC
PGS.TS
TMCP
QTRR
RRTK

RRTD
TD
TCTD
KH
BCBS

Nguyên nghĩa
Ngân hàng
Ngân hàng thương mại
Ngân hàng nhà nước
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Á Châu
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gịn Thương Tín
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam
Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng
Ngân hàng TMCP Kiên Long
Ngân hàng TMCP Sài Gịn - Hà Nội
Cơng ty vật tư cơng nghiệp quốc phịng
Cơng ty chứng khốn Thăng Long
Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản
Công ty Cổ phần Bảo hiểm Tiên Phong
Công ty cổ phần quản lý quỹ đầu tư TP
Công ty cổ phần quản lý luật TL
Cơng ty cổ phần Chứng khốn TP
TP Aegus Life
Cơng ty Tài chính TNHH TP Shinshei

Cơng ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam
Phó giáo sư, Tiến sĩ
Thương mại cổ phần
Quản trị rủi ro
Rủi ro thanh khoản
Rủi ro tín dụng
Tín dụng
Tổ chức tín dụng
Khách hàng
Basel Committee on Banking supervision

7


34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47

CAR

RWA
BIS
G-SIBs
DVNH
TCTD
M&A
KHCN
ROA
ROE
GDP
NIM
LDR
L/C

48
49

BCTC
IPCAS

50
51

EPS
Công cụ SWAP

52

LNTT


Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng
Tỷ lệ an tồn vốn
Tài sản tính theo độ rủi ro gia quyền
Ngân hàng Thanh toán quốc tế
các ngân hàng chiến lược tồn cầu
Dịch vụ ngân hàng
Tổ chức tín dụng
điễn đàn Mua bán - Sáp nhập
Khách hàng cá nhân
Tỷ số lợi nhuận trên tài sản
Lợi nhuận trên vốn
Tổng sản phẩm quốc nội
Lợi suất sinh lời của tài sản
tỷ lệ dư nợ tín dụng trên vốn huy động
Letter of Credit
Thư tín dụng
Báo cáo tài chính
Dự án Hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán khách
hàng
Thu nhập trên mỗi cổ phiếu
Mức lãi suất được trả hoặc tính phí vào cuối mỗi ngày giao
dịch nếu bạn giữ giao dịch của mình mở qua đêm
Lợi nhuận trước thuế

8


PHẦN MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài

Từ nhiều thế kỉ nay, ngân hàng đặc biệt là các ngân hàng thương mại ln là
định chế tài chính có tốc độ phát triển mạnh mẽ nhất trong nền kinh tế. Các NHTM
được ví như “chất dầu nhờn” để vận hành cỗ máy kinh tế của một quốc gia. Những
lợi ích mà hệ thống các NHTM đem đến cho nền kinh tế nói chung cũng như mức
lợi nhuận mà nó mang lại cho những ng Chủ sở hữu nói riêng là vơ cùng to lớn.
Tuy nhiên hoạt động NH đồng thời lại là một trong những hoạt động kinh tế mang
lại nhiều rủi ro nhất, trong đó rủi ro thanh khoản được xem là đặc biệt nguy hiểm có
thể gây ra hàng loạt những tác hại nghiêm trọng cho hoạt động NH. Ví dụ như
trường hợp của NH Nothern Rocks, NH Continental Illinois của Mỹ... Là Doanh
nghiệp thuộc top đầu trong khối các NHTM, NHTM Cổ Phần Tiên Phong ln đã
có những cơng tác phịng ngừa, hạn chế rủi ro. Bên cạnh đó, TP cũng đang đứng
trước nhiều thử thách về việc quản lý thanh khoản như quản trị nguồn vốn, quản trị
tín dụng đặc biệt là các khoản nợ xấu, ảnh hưởng của thị trường Tài chính tiền tệ...
Trước những thực tế đó, tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài “ Quản trị rủi ro thanh
khoản của NHTM Cổ Phần Tiên Phong” để đưa ra những thực trạng nhằm phân
tích, lý luận để tìm ra những giải pháp chính yếu nhất giúp giảm thiểu rủi ro thanh
khoản của NHTM nói chung và TPB nói riêng.
2.Lịch sử nghiên cứu
Cùng với sự phát triển của thị trường tài chính, cơ hội và rủi ro trong lĩnh
vực quản trị thanh khoản của các ngân hàng thương mại cũng gia tăng tương ứng.
Các quản lí và chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng họ đã sớm nhận biết được điều
này và có những bài nghiên cứu nổi tiếng như:
Nguyễn Duy Sinh - Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh(2009).
Luận văn thạc sĩ: “Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản trong các ngân
hàng thương mại Việt Nam”.
Nguyễn Đại Lai (2008). Tạp chí Cơng nghệ ngân hàng, số 28 trang 8 11:
“Rủi ro thanh khoản của các NHTM bản chất và giải pháp”.
Đặng Thị Ái (2005). Tạp chí Nghiên cứu Tài chính - Kế tốn, số 3 trang 24 26: “Rủi ro thanh khoản - Thách thức lớn đối với hoạt động ngân hàng”.

9



Nguyễn Thị Mùi (2008). Thị trường Tài chính - Tiền tệ, số 10 trang 18 20:
“Ổn định thanh khoản: Yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của cácngân hàng
thương mại Việt Nam”.
PGS.TS Nguyễn Đắc Hưng (2008). “Phân tích nguyên nhân ảnh hưởng đến
thanh khoản của ngân hàng thương mại”.
Các nghiên cứu này tập trung tìm hiểu và đi sâu vào phân tích thực trạng
quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng . Từ đó đưa ra được các tồn tại là nguyên
nhân dẫn đến rủi ro than khoản. Từ những nguyên nhân đã rút ra được từ việc phân
tích, đề xuất giải pháp tăng cường quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng.
Tuy nhiên, những nghiên cứu này chỉ mới đề cập sơ lược lý thuyết về công
tác quản trị rủi ro thanh khoản mà chưa đi sâu vào nghiên cứu các chuẩn mực quốc
tế áp dụng trong việc đo lường, đánh giá, kiểm soát rủi ro thanh khoản tại các ngân
hàng thương mại hiện nay. Từ năm 2009 đến nay thị trường tài chính cũng đã có
những biến đổi khác biệt mới.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu
Đưa ra giải pháp để nâng cao chất lượng của công tác quản trị rủi ro thanh
khoản tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong giai đoạn 2019-2025.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, hệ thống cơ sở lý luận về rủi ro thanh khoản, quản trị rủi ro thanh
khoản ở NHTM, bao gồm: tổng quan hoạt động của NHTM, lý thuyết về rủi ro
thanh khoản ở NHTM: khái niệm, các loại rủi ro thanh khoản ở NHTM, phương
pháp đánh giá rủi ro thanh khoản ở NHTM, các nhân tố tác động đến rủi ro thanh
khoản ở NHTM.
Thứ hai, phân tích làm rõ thực trạng rủi ro thanh khoản và quản trị rủi ro
thanh khoản tại TP trong giai đoạn 2015-2019, qua đó, làm rõ các kết quả đạt được,
mặt hạn chế và nguyên nhân.
Thứ ba, giải pháp nhằm tăng cường tính thanh khoản và hạn chế những rủi ro

tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong giai đoạn 2019-2025.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a) Đối tượng nghiên cứu: quản trị rủi ro thanh khoản của Ngân hàng thương mại.

10


b) Phạm vi nghiên cứu: công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP
Tiên Phong trong giai đoạn từ năm 2015-2019.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phân tích theo Logic suy luận: bao gồm quy nạp và diễn dịch.
Phương pháp phân tích: đề tài sử dụng các phương pháp như quy nạp, diễn dịch,
so sánh, mô tả, thống kê.
Phương pháp xử lí thơng tin: đề tài sử dụng phương pháp định tính và định lượng.
6. Đóng góp của đề tài
Đề tài đưa ra được cái nhìn tổng quát nhất về quản trị rủi ro thanh khoản của
ngân hàng tiên phong Việt Nam (TPB) từ đó cho chúng ta thấy được cái nhìn
khách quan đề QTRR thanh khoản ở các ngân hàng khác nói chung.
Các phương pháp trong đề tài có thể sử dụng làm tài liệu giảng dạy cho các
bộ mơn liên quan đến Tài chính - Đầu tư, Tài chính – Ngân hàng tại Học viện
Chính sách và Phát triển.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, nội dung chính của đề tài gồm 3 chương:
Chương I: Những vấn đề cơ bản về quản trị rủi ro của ngân hàng thương mại
Chương II: Thực trạng về quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng tiên phong
Việt Nam (TP)
Chương III: Kết luận về rủi ro thanh khoản tại ngân hàng tiên phong Việt Nam
TPB và nêu giải pháp kiến nghị

11



CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG
1.1. Quản trị rủi ro thanh khoản
1.1.1. Khái niệm quản trị
Quản trị là một quá trình nhằm đạt đến các mục tiêu đề ra bằng việc phối hợp
hữu hiệu các nguồn lực của doanh nghiệp; theo quan điểm hệ thống, quản trị còn là
việc thực hiện những hoạt động trong mỗi tổ chức một cách có ý thức và liên tục.
1.1.2. Rủi ro và phân loại rủi ro
"Rủi ro là sự bất trắc cụ thể liên quan đến việc xuất hiện một biến cố không
mong đợi” ( Theo AllanWillett ).
Rủi ro trong NHTM được chia thành 5 loại sau đây:
Rủi ro tín dụng: trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng xảy
ra tổn thất khi khách hàng khơng hồn trả hoặc hồn trả khơng đầy đủ theo hợp đồng
tín dụng đã kí giữa ngân hàng và khách hàng. Rủi ro tín dụng khơng chỉ được hiểu là
rủi ro khi từng khách hàng không trả được nợ, mà cịn được nhìn nhận đối với tồn bộ
danh mục tín dụng của ngân hàng. Rủi ro danh mục tín dụng là khả năng gây tổn thất
cho ngân hàng khi tập trung hoạt động tín dụng vào một lĩnh vực, một loại tín dụng
nhất định, hơn mức cho phép.
Rủi ro lãi suất: Là khả năng xảy ra tổn thất về thu nhập hoặc vốn của tổ chức tín
dụng do những biến động về lãi suất. Rủi ro lãi suất xuất hiện khi lãi suất biến động bất
lợi gây tổn thất cho ngân hàng. Những thay đổi lãi suất ảnh hưởng đến thu nhập thơng
qua thay đổi thu nhập lãi rịng của ngân hàng, cụ thể nó ảnh hưởng tới thu nhập và chi
phí của các tài sản và nợ nhạy cảm với lãi suất.
Rủi ro ngoại hối: Là khả năng xảy ra tổn thất về thu nhập hoặc vốn phát sinh do
có sự biến động của tỷ giá hối đối. Rủi ro này chủ yếu xảy ra trong thời gian tổ chức
tín dụng có trạng thái mở, ở cả nội bảng và ngoại bảng, và/hoặc trên thị trường giao
ngay hoặc trên thị trường kì hạn, thị trường tương lai.
Rủi ro thanh khoản: Là khả năng xảy ra tổn thất khi ngân hàng khơng có khả

năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của mình. Rủi ro thanh khoản là một trong những
rủi ro thường trực, bao trùm và là loại rủi ro quan trọng hàng đầu đối với sự tồn tại và
phát triển của ngân hàng. Rủi ro thanh khoản có thể làm giảm thu nhập, uy tín của ngân
hàng, lớn hơn có thể khiến ngân hàng mất khả năng thanh toán.

12


Rủi ro hoạt động: Là khả năng xảy ra tổn thất do sai sót trong các hoạt động nội
bộ của ngân hàng. Các sai sót này xảy ra khi quy trình nội bộ khơng đầy đủ hoặc chưa
chính xác, do cịn người có trình độ chun mơn hoặc đạo đức kém, do các hệ thống
máy móc vận hành chưa thơng suốt…
1.1.3. Khái niệm thanh khoản
Góc độ ngân hàng: Thanh khoản là khả năng ngân hàng đáp ứng kịp thời và đầy
đủ các nghĩa vụ tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh như chi trả
tiền gửi, cho vay, thanh tốn và các giao dịch tài chính khác.
Dưới góc độ nguồn vốn: Để tạo lập nên các tài sản, ngân hàng tiến hành huy
động vốn, trong đó có các tài sản có tính thanh khoản cao. Ngân hàng huy động càng
nhiều thì khả năng thanh tốn của ngân hàng càng cao. Tuy nhiên, tính thanh khoản
của nguồn vốn cũng được đo bằng thời gian và chi phí khi cần thiết phải mở rộng
nguồn vốn. Cũng như tài sản, thanh khoản của nguồn vốn càng cao khi thời gian và chi
phí càng thấp.
Dưới góc độ tài sản: Thanh khoản là khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản
và được đo bằng thời gian và chi phí, trong đó chi phí được hiểu là tổn thất của tài sản
trong việc chuyển đổi thành tiền. Tính thanh khoản của tài sản càng cao khi thời gian
và chi phí càng thấp và ngược lại. Như vậy những tài sản thanh khoản là những tài sản
đáp ứng được cả hai yêu cầu về thời gian ngắn và chi phí thấp.
Theo định nghĩa của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (2008), thanh khoản
của ngân hàng là khả năng của ngân hàng đó để tăng thêm tài sản và đáp ứng các nghĩa
vụ nợ khi đến hạn mà không bị thiệt hại quá mức.

Như vậy, thanh khoản là khả năng tiếp cận các tài sản và nguồn vốn với một chi
phí hợp lý để phục vụ các nhu cầu hoạt động khác nhau của ngân hàng. Một tài sản có
tính thanh khoản cao khi chi phí chuyển đổi thành tiền thấp và thời gian chuyển đổi
thành tiền nhanh, trong khi đó, nguồn vốn có tính thanh khoản cao khi chi phí huy
động thấp và thời gian huy động nhanh.
1.1.4. Khái niệm rủi ro thanh khoản
Rủi ro thanh khoản là khả năng ngân hàng khơng đáp ứng được các nghĩa vụ tài
chính một cách tức thời hoặc phải huy động vốn bổ sung với chi phí cao hoặc phải bán
tài sản với giá thấp. Nói cách khác, đây là loại rủi ro xuất hiện trong trường hợp ngân
hàng thiếu khả năng chi trả do không chuyển đổi kịp các loại tài sản ra tiền mặt hoặc
không thể vay mượn để đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng thanh toán.

13


1.1.5. Nguyên tắc trong quản trị rủi ro thanh khoản
Quản trị rủi ro thanh khoản: Quản trị rủi ro là q trình tiếp cận rủi ro một cách
khoa học, tồn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm sốt, phòng ngừa và giảm
thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro.
Quản trị rủi ro ngân hàng được dựa trên hàng loạt những nguyên tắc, trong đó
bao gồm một số nguyên tắc cơ bản:
Một là, nguyên tắc chấp nhận rủi ro. Các nhà quản trị ngân hàng cần phải chấp
nhận rủi ro ở mức cho phép nếu như mong muốn có được thu nhập phù hợp từ những
hoạt động nghiệp vụ của mình.
Hai là, nguyên tắc điều hành rủi ro cho phép. Nguyên tắc này địi hỏi phần lớn
rủi ro trong “gói rủi ro cho phép” phải có khả năng điều tiết trong q trình quản lý, mà
khơng phụ thuộc vào những hồn cảnh khách quan và chủ quan của nó.
Ba là, nguyên tắc quản lý độc lập các rủi ro riêng biệt. Một trong những nguyên
lý cơ bản của lý thuyết quản trị rủi ro là các loại rủi ro khá độc lập với nhau và sự thiệt
hại do một loại nào đó trong “gói rủi ro cho phép” gây nên khơng nhất thiết sẽ làm tăng

xác suất xảy ra với các loại rủi ro khác.
Bốn là, nguyên tắc phù hợp giữa mức độ rủi ro cho phép và mức độ thu nhập.
Nguyên tắc này là nền tảng của lý thuyết quản trị rủi ro. Các ngân hàng trong quá trình
hoạt động của mình chỉ được phép chấp nhận các loại, mức độ rủi ro mà thiệt hại khi
chúng xảy ra ở mức không được cao quá mức thu nhập phù hợp.
Năm là, nguyên tắc phù hợp giữa mức độ rủi ro cho phép và khả năng tài chính.
Giá trị thiệt hại mà ngân hàng mong muốn từ những khoản rủi ro phải phù hợp với
phần vốn mà ngân hàng có thể trích dự phòng cho những thiệt hại khi chúng xảy ra.
Sáu là, nguyên tắc hiệu quả kinh tế. Mục đích cơ bản của việc quản lý rủi ro
ngân hàng là điều tiết những tác động tiêu cực của rủi ro khi xảy ra.
Bảy là, nguyên tắc hợp lý về thời gian. Thời gian tồn tại của một nghiệp vụ ngân
hàng càng lâu thì biên độ xảy ra rủi ro càng lớn, khả năng điều tiết những tác động tiêu
cực của nó và tính kinh tế của quản lý rủi ro càng thấp.
Tám là, nguyên tắc phù hợp với chiến lược chung của ngân hàng. Hệ thống
quản lý rủi ro phải được dựa trên nền tảng những tiêu chí chung của chiến lược phát
triển của ngân hàng cũng như các chính sách điều hành từng hoạt động riêng biệt của
ngân hàng.

14


Chín là, nguyên tắc chuyển đẩy các loại rủi ro khơng cho phép. Ngun tắc này
địi hỏi các loại rủi ro nằm trong “gói rủi ro cho phép” có khả năng/tính chuyển đẩy
cao.
1.2. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản
1.2.1. Nguyên nhân khách quan
Rủi ro về kỳ hạn tín dụng:
Ngân hàng mượn,vay quá nhiều các khoản tiền gửi ngắn hạn từ các cá nhận
hoặc định chế tài chính khác, sau đó chuyển chúng thành tài sản đầu tư dài hạn làm cho
mất cân đối về kì hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn mà thường gặp là dòng tiền thu

về từ tài sản đầu tư nhỏ hơn dòng tiền chi trả các khoản tiền đến hạn.
Cơ cấu khách hàng và chất lượng tín dụng kém:
Ngân hàng tập trung tín dụng vào một số khách hàng lớn hoặc tỷ trọng tín dụng
cho một ngành, một địa phương nào đó chiếm phần lớn trong tổng dư nợ hoặc trong
tổng huy động có một khách hàng chiếm tỷ trọng lớn, đến khi họ rút một cách bất ngờ
thì dẫn đến rủi ro thanh khoản.
Ngân hàng có những chiến lược kinh doanh không phù hợp và kém hiệu quả
như: các chứng khoản sở hữu có tính thanh khoản kém, dự trữ của ngân hàng khơng đủ
cho khả năng chi trả...
Tính liên kết hệ thống giữa các NHTM để đảm bảo an toàn thanh tốn cịn yếu:
Tạo sự cạnh tranh khơng lành mạnh, đẩy lãi suất lên cao tạo khe hở cho khách
hàng gửi tiền “làm giá, tăng lãi suất” hoặc rút tiền chuyển sang các NHTM khác dẫn
đến làm suy yếu khả năng chống đỡ thiếu hụt thanh khoản của hệ thống
Công tác dự báo và phân tích thị trường của các NHTM Việt Nam cịn nhiều hạn chế:
Các NHTM cịn có tư tưởng ỷ lại quá nhiều vào cơ chế nhà nước, trong khi các
ngân hàng nước ngoài, ngoài việc chấp hành nghiêm túc các tỷ lệ an tồn cịn thường
xun nghiên cứu, dự báo sát các diễn biến của thị trường nên đã dự phòng vốn thanh
khoản và điều chỉnh kịp thời, không bị động trước những tác động thị trường
1.2.2. Nguyên nhân chủ quan
Rủi ro lãi suất và khe hở lãi suất:
Hiện nay, khi tình hình lãi suất tăng nóng, lãi suất huy động được điều chỉnh
tăng hàng ngày, thậm chí hàng giờ, khách hàng ln chọn kỳ hạn ngắn để gửi tiền tuy

15


nhiên lãi suất đầu ra (cho vay) lại cần có một độ trễ nhất định để điều chỉnh tăng lên
tương ứng.
Sự tác động giữa lãi suất có thể tác động đến người gửi tiền và người vay vốn:
Khi lãi suất giảm, một số người gửi tiền tại ngân hàng sẽ rút vốn để đầu tư vào những

nơi có tỷ suất sinh lợi cao hơn, những người đi vay thì tích cực tiếp cận những khoản
tín dụng vì lãi suất đã giảm hơn trước. Như vậy thì rõ ràng lãi suất là một nhân tố quan
trọng ảnh hưởng đến những trạng thái và rủi ro thanh khoản của ngân hàng.
Rủi ro mất cân đối trong cơ cấu tài sản:
Điều này xuất phát hầu hết từ áp lực lợi nhuận ngắn hạn của cổ đông lên Ban
điều hành mà quên mất những nguyên tắc trong quản trị tài sản nợ và tài sản có. Trong
danh mục tài sản của mình, Ngân hàng có phần đầu tư vào cổ phiếu và trái phiếu, trong
đó quan trọng nhất là trái phiếu chính phủ và/hoặc tín phiếu kho bạc. Trái phiếu chính
phủ/tín phiếu kho bạc mặc dù lãi suất khơng hấp dẫn nhưng nó lại là một nguồn cực kỳ
quan trọng cho Ngân hàng để nhận chiết khấu từ Ngân hàng Nhà nước một khi thanh
khoản có vấn đề. Điều này, bất cứ Ngân hàng nào, đặc biệt là Ngân hàng nhỏ, đều hiểu
nhưng với tiềm lực tài chính yếu thì khó có thể cạnh tranh với các Ngân hàng lớn hơn
trong việc đấu thầu các loại tài sản trên.
Rủi ro từ tính lỏng của tài sản:
Là đặt tính của tài sản có thể chuyển nhanh sang tiền mặt không ổn định. Rủi ro
thanh khoản thường đi kèm với nhiều rủi ro khác. Nếu một đối tác vay tiền của ngân
hàng có nguy cơ vỡ nợ thì ngân hàng sẽ phải huy động tiền từ những nguồn khác để
thanh toán khoản đi vay của ngân hàng, bù đắp vào chi trả này. Nếu ngân hàng khơng
có khả năng huy động tiền từ các nguồn khác để thanh tốn khoản nợ thì chính ngân
hàng này cũng phải đối mặt với rủi ro vỡ nợ. Như vậy, rủi ro thanh khoản gắn liền với
rủi ro tín dụng.
Xuất phát từ phía khách hàng:
Đây được đánh giá là nhóm ngun nhân khiến các ngân hàng khó có thể dùng
cơng cụ thị trường để điều tiết có hiệu quả thanh khoản của các ngân hàng. Trong điều
kiện thông tin bất cân xứng, lại chưa minh bạch, một số khách hàng đã rút tiền ra khỏi
ngân hàng này và chuyển sang ngân hàng khác, dân cư rút tiền để mua vàng, mua đơ la
Mỹ để tích trữ… đã làm tăng tính bất ổn của thị trường, nội và ngoại tệ, gây khó khăn
cho chính khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ gửi và vay tiền tại ngân hàng.

16



1.3. Phương pháp đo lường quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại
1.3.1. Phương pháp cung cầu thanh khoản
Phương pháp này xác định những nhu cầu chi trả và những nguồn thu của ngân
hàng tại một thời điểm nhất định; trong đó, những nhu cầu chi trả tại thời điểm t gọi là
“cầu thanh khoản-Dt” và nguồn thu tại thời điểm t gọi là “cung thanh khoản-St”. Ta
sắp xếp những nguồn cung và nhu cầu thanh khoản chủ yếu của ngân hàng vào bảng
sau:
Cung thanh khoản-St

Cầu thanh khoản-Dt

1.Tiền gửi bổ sung của khách hàng

1.Khách hàng rút tiền gửi

2.Khách hàng hồn trả tín dụng

2. Nhu cầu tín dụng của khách hàng

3.Đi vay trên thị trường tiền tệ

3.Hoàn trả nợ vay

4.Thu nhập từ cung cấp dịch vụ

4.Chi phí hoạt động và trả thuế

5.Thu nhập từ bán tài sản


5. Thanh tốn cổ tức cho cổ đơng

Qua phân tích, ta thấy rằng hình thành nguồn cung và cầu thanh khoản rất đa
dạng, mối quan hệ giữa chúng tại một thời điểm thể hiện “trạng thái thanh khoản ròng”
của ngân hàng. Nếu gọi trạng thái thanh khoản ròng tại thời điểm t là 𝑁𝐿𝑃𝑡 , ta có:
𝑁𝐿𝑃𝑡 = 𝑆𝑡 - 𝐷𝑡
Nếu 𝑁𝐿𝑃𝑡 < 0: tổng cung nhỏ hơn tổng cầu thanh khoản và được gọi là “thâm
hụt thanh khoản”. Nhà quản lý sẽ quyết định xem khi nào và ở đâu có thể tăng được
nguồn cung thanh khoản bổ sung.
Nếu 𝑁𝐿𝑃𝑡 > 0: tổng cung lớn hơn tổng cầu thanh khoản và được gọi là “thặng
dư thanh khoản”. Nhà quản lý sẽ phải quyết định xem khi nào và vào đâu để đầu tư
sinh lãi khoản tiền thặng dư.
1.3.2. Phương pháp khe hở tài trợ
Khe hở tài trợ = Dư nợ tín dụng trung bình – Số dư tiền gửi trung bình
Nếu khe hở tài trợ dương thì ngân hàng phải tài trợ phần tín dụng phụ trội bằng
cách giảm số dư tiền mặt dự trữ và các tài sản thanh khoản hay đi vay bổ sung trên thị
trường tiền tệ. Do đó có thể viết:
Khe hở tài trợ = - Tài sản có thanh khoản + tiền vay bổ sung

17


Và có thể viết lại thành:
Khe hở tài trợ + Tài sản có thanh khoản = Nhu cầu trả nợ
Trong đó: Nhu cầu tài trợ = Tiền vay bổ sung
1.3.3. Phương pháp chỉ số tài chính
1.3.3.1. Chỉ số trạng thái tiền mặt
Trạng thái tiền mặt =


𝑡𝑖ề𝑛 𝑚ặ𝑡+𝑡𝑖ề𝑛 𝑔ử𝑖 𝑡ạ𝑖 𝑇𝐶𝑇𝐷 𝑘ℎá𝑐
𝑡ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛

Nếu chỉ số “trạng thái tiền mặt” cao, hàm ý ngân hàng có khả năng đáp ứng được các
nhu cầu tiền mặt tức thời.
1.3.3.2. Chỉ số chứng khoán thanh khoản
Chứng khốn thanh khoản =

𝑐ℎứ𝑛𝑔 𝑘ℎ𝑜á𝑛 𝑐ℎí𝑛ℎ 𝑝ℎủ
𝑡ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛

Nếu chỉ số chứng khốn thanh khoản càng cao thì ngân hàng được xem là có khả năng
thanh khoản cao.
1.3.3.3. Chỉ số năng lực cho vay
Năng lực cho vay =

𝑑ư 𝑛ợ 𝑡í𝑛 𝑑ụ𝑛𝑔+𝑑ư 𝑛ợ 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦 𝑡à𝑖 𝑐ℎí𝑛ℎ
𝑡ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛

Vì tín dụng và cho thuê tài chính được xem là những tài sản ít thanh khoản nhất, do đó
nếu chi tiêu “năng lực sử dụng vốn” càng lớn thì ngân hàng càng kém về thanh khoản.
1.3.3.4. Chỉ số tiền nóng
Chỉ số tiền nóng =

𝑡𝑖ề𝑛 𝑛ó𝑛𝑔 𝑏ê𝑛 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑐ó
𝑡𝑖ề𝑛 𝑛ó𝑛𝑔 𝑏ê𝑛 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑛ợ

Tiền nóng là các loại tài sản nhạy cảm với lãi suất, nếu chi tiêu tiền nóng cao thì ngân
hàng được xem như là thanh khoản.
1.3.3.5. Chỉ số tiền gửi thường xuyên

Chỉ số tiền gửi thường xuyên =

𝑡𝑖ề𝑛 𝑔ử𝑖 𝑡ℎườ𝑛𝑔 𝑥𝑢𝑦ê𝑛
𝑡ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛

Nếu chỉ tiêu “tiền gửi thường xuyên càng lớn” ngân hàng được xem là càng thanh
khoản.
1.3.3.6. Chỉ số cấu trúc tiền gửi
Chỉ số cấu trúc tiền gửi =

𝑡𝑖ề𝑛 𝑔ử𝑖 𝑘ℎơ𝑛𝑔 𝑘ỳ ℎạ𝑛
𝑡𝑖ề𝑛 𝑔ử𝑖 𝑐ó 𝑘ỳ ℎạ𝑛

Chỉ số này càng thấp thì nhu cầu thanh khoản của ngân hàng càng thấp.

18


1.3.3.7. Chỉ số “tín dụng tiền gửi”
Nếu một ngân hàng có “tín dụng tiền gửi” cao, hàm ý ngân hàng dựa chủ yếu
vào nguồn vốn ngắn hạn hơn là nguồn vốn dài hạn để tài trợ tín dụng. Đây có thể là
tiềm ẩn rủi ro thanh khoản trong tương lai cho ngân hàng nếu như hiện tại ngân hàng
đã đi vay hết (hay gần hết) khả năng của mình trên thị trường tiền tệ.
1.3.3.8. Chỉ số “tiền đi vay/tổng tài sản”
Nếu một ngân hàng có tỷ lệ “tiền đi vay/tổng tài sản” cao thì hàm ý ngân hàng
đã dựa chủ yếu vào nguồn vốn ngắn hạn hơn là nguồn vốn dài hạn để tài trợ tín dụng. .
Đây có thể là tiềm ẩn rủi ro thanh khoản trong tương lai cho ngân hàng nếu như hiện
tại ngân hàng đã đi vay hết (hay gần hết) khả năng của mình trên thị trường tiền tệ
1.3.3.9. Chỉ số “cam kết tín dụng/tổng tài sản”
Nếu tỉ lệ này cao phản ánh nhu cầu thanh khoản cũng phải cao để đáp ứng nhu

cầu rút thêm tiền bất cứ lúc nào của người đi vay. Như vậy một ngân hàng có nhiều
cam kết tín dụng sẽ đối mặt với rủi ro thanh khoản lớn hơn ngân hàng có ít cam kết
ứng dụng.
1.3.2. Phương pháp cấu trúc nguồn vốn
Phương pháp này dựa vào việc phân chia nguồn vốn theo khả năng có thể bị rút
ra khỏi ngân hàng và được chia làm 4 bước:
Bước 1: Tổng nguồn vốn của ngân hàng được chia thành nhiều nhóm dựa trên khả
năng vốn bị rút ra khỏi ngân hàng
Bước 2: Xác định nhu cầu dự trữ thanh khoản cho từng nguồn vốn.
Bước 3: Xác định nhu cầu thanh khoản đáp ứng các khoản vay có chất lượng.
Bước 4: Xác định tổng nhu cầu thanh khoản.
1.3.3. Phương pháp thang đến hạn
Phương pháp này cho phép so sánh các luồng tiền vào với các luồng tiền ra
trong mỗi ngày hay trong một thời gian nhất định, qua đó xác định được các trạng thái
thanh khoản ròng mỗi ngày và trạng thái thanh khoản tích lũy cho một thời kỳ.
1.3.4. Phương pháp chỉ số thanh khoản
Chỉ số này đo lường khoản lỗ tiềm năng khi ngân hàng phải bán tháo các tài sản
của mình để đáp ứng nhu cầu thanh khoản với giá thấp hơn giá thị trường trong điều
kiện bình thường. Chênh lệch giữa giá bán tháo (Pi) và giá thị trường hợp lý (P*i) càng

19


lớn, thì danh mục tài sản của ngân hàng càng kém thanh khoản. Gọi I là chỉ số thanh
khản, có:

𝐼 = ∑𝑁
𝑖=1 𝑤𝑖

𝑃𝑖

𝑃𝑖∗

1.4. Hiệp ước vốn Basel
1.4.1. Hoàn cảnh ra đời hiệp ước vốn Basel
Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee on Banking supervision
- BCBS) được thành lập vào năm 1974 bởi một nhóm các Ngân hàng Trung ương và
cơ quan giám sát của 10 nước phát triển (G10) tại thành phố Basel, Thụy Sỹ nhằm tìm
cách ngăn chặn sự sụp đổ hàng loạt của các ngân hàng vào thập kỷ 80.
Hiện nay, các thành viên của Ủy ban gồm đại diện ngân hàng trung ương hay cơ
quan giám sát hoạt động ngân hàng của các nước: Anh, Bỉ, Canada, Đức, Hà Lan, Hoa
Kỳ, LuxeTPourg, Nhật, Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sỹ và Ý. Ủy ban được
nhóm họp 4 lần trong một năm.
Hội đồng thư ký của Ủy ban Basel được đề xuất bởi Ngân hàng Thanh
toán Quốc tế ở Basel, gồm 15 thành viên là những nhà giám sát hoạt động ngân hàng
chuyên nghiệp được biệt phái tạm thời từ các tổ chức tín dụng tài chính thành viên. Ủy
ban Basel và các tiểu ban sẵn sàng đưa ra những lời tư vấn cho các cơ quan giám sát
hoạt động ngân hàng ở tất cả các nước.
Ủy ban Basel khơng có bất kỳ một cơ quan giám sát nào và những kết luận của
Uỷ ban này khơng có tính pháp lý và u cầu tuân thủ đối với việc giám sát hoạt động
ngân hàng. Thay vào đó, Ủy ban Basel chỉ xây dựng và công bố những tiêu chuẩn và
những hướng dẫn giám sát rộng rãi, đồng thời giới thiệu các báo cáo thực tiễn tốt nhất
trong kỳ vọng rằng các tổ chức riêng lẻ sẽ áp dụng rộng rãi thông qua những sắp xếp
chi tiết phù hợp nhất cho hệ thống quốc gia của chính họ. Theo cách này, Ủy ban
khuyến khích việc áp dụng cách tiếp cận và các tiêu chuẩn chung mà không cố gắng
can thiệp vào các kỹ thuật giám sát của các nước thành viên.
Ủy ban báo cáo thống đốc ngân hàng trung ương hay cơ quan giám sát hoạt động
ngân hàng của nhóm G10. Từ đó tìm kiếm sự hậu thuẫn cho những sáng kiến của Ủy
ban. Những tiêu chuẩn bao quát một dải rất rộng các vấn đề tài chính. Một mục tiêu
quan trọng trong cơng việc của Ủy ban là thu hẹp khoảng cách giám sát quốc tế trên
hai nguyên lý cơ bản là: (1) không ngân hàng nước ngồi nào được thành lập mà thốt

khỏi sự giám sát; và (2) việc giám sát phải tương xứng. Để đạt được mục tiêu đề ra, từ

20


năm 1975 đến nay, Ủy ban Basel đã ban hành rất nhiều văn bản, tài liệu liên quan đến
vấn đề này.
Quá trình về lịch sử ra đời của ủy ban Basel có thể tóm lược như sau: (1) Năm
1988, Hiệp ước vốn Basel đầu tiên (Basel I) ra đời và có hiệu lực từ 1992. (2) Năm
1996, Basel I bổ sung thêm rủi ro thị trường (được thực thi chậm nhất vào ngày
1/1/1998). (3) Tháng 6/1999, đề xuất khung Hiệp ước vốn mới với chương trình tư vấn
lần thứ nhất. (4) Tháng 1/2001, chương trình tư vấn lần thứ hai. (5) Tháng 4/2003,
chương trình tư vấn lần thứ ba. (6) Quý 4/2003, phiên bản mới của Hiệp ước vốn
(Basel II) được hồn thiện. (7) Tháng 1/2007, Basel II có hiệu lực. (8) Năm 2010,
chấm dứt quá trình chuyển đổi.
1.4.2. Hiệp ước Basel I
a) Mục đích của Basel I:
Củng cố sự ổn định của toàn bộ hệ thống ngân hàng quốc tế;
Thiết lập một hệ thống ngân hàng quốc tế thống nhất, bình đẳng nhằm giảm cạnh tranh
khơng lành mạnh giữa các ngân hàng quốc tế.
b) Tiêu chuẩn của Basel I:
Thứ nhất, tỉ lệ vốn dựa trên rủi ro - “Tỉ lệ Cook”: tỉ lệ này được phát triển với mục
đích củng cố hệ thống ngân hàng quốc tế, đối tượng ban đầu là những ngân hàng hoạt
động quốc tế, nhưng sau này đã được thực thi trên hơn 100 quốc gia. Theo tiêu chuẩn
này, ngân hàng phải giữ lại lượng vốn bằng ít nhất 8% của rổ tài sản, được tính tốn
theo nhiều phương pháp khác nhau và phụ thuộc vào độ rủi ro của chúng.
Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) =

𝑉ố𝑛 𝑏ắ𝑡 𝑏𝑢ộ𝑐
𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑡í𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑒𝑜 độ 𝑟ủ𝑖 𝑟𝑜 𝑔𝑖𝑎 𝑞𝑢𝑦ề𝑛 (𝑅𝑊𝐴)


Theo đó, ngân hàng có mức vốn tốt là ngân hàng có CAR > 10%, có mức vốn
thích hợp khi CAR > 8%, thiếu vốn khi CAR < 8%, thiếu vốn rõ rệt khi CAR < 6% và
thiếu vốn trầm trọng khi CAR < 2%. Trong đó, hệ số an toàn vốn là hệ số phản ánh tỷ
lệ vốn tự có tối thiểu ngân hàng phải đạt được trên tổng tài sản “có” rủi ro quy đổi.
Thứ hai, Basel I là đã đưa ra định nghĩa mang tính quốc tế chung nhất về vốn
của ngân hàng và một cái gọi là tỷ lệ vốn an toàn của ngân hàng. Tiêu chuẩn này quy
định:
Vốn cấp 1 ≥ Vốn cấp 2 + Vốn cấp 3

21


Với, Vốn cấp 1: là vốn sẵn có chắc chắn và các khoản dự phịng được cơng bố gồm:
vốn chủ sở hữu vĩnh viễn; vốn dự trữ đã công bố; lợi ích thiểu số tại các cơng ty con có
hợp nhất báo cáo tài chính; lợi thế kinh doanh.
Vốn cấp 2: là nguồn vốn bổ sung có độ tin cậy thấp hơn như: vốn tăng do đánh
giá tài sản, các khoản dự phòng tổn thất chung, vốn bổ sung từ các công cụ hỗn hợp
(trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi và một số công cụ nợ thứ cấp); đầu tư tài chính
vào các cơng ty con và các tổ chức tài chính khác.
Vốn cấp 3: là các khoản vay ngắn hạn.
Vì vốn cấp 3 là vốn có độ tin cậy thấp nhất nên khi xác định tỷ lệ an toàn vốn
(CAR) thường chỉ xét đến vốn cấp 1 và vốn cấp 2.
Về trọng số rủi ro của tài sản, Basel I đưa ra 4 mức: chính phủ 0%, ngân hàng
20%, doanh nghiệp 100%. Trọng số rủi ro không phản ánh độ nhạy cảm rủi ro trong
mỗi loại này.
c) Những thiếu sót của Basel I:
Sau khi rủi ro tín dụng được thiết lập vào năm 1988, Uỷ ban Basel đã chuyển
sự chú ý của họ sang rủi ro thị trường để phản ứng lại các hoạt động kinh doanh
chuyên hữu ngày càng tăng của các ngân hàng thương mại và đến năm 1996, Bsael I đã

được sửa đổi với mục đích tính đến cả phí vốn đối với rủi ro thị trường.
Mặc dù vậy, Basel I vẫn có khá nhiều điểm hạn chế. Một trong những điểm hạn
chế cơ bản của Basel I là: không đề cập đến một loại rủi ro đang ngày càng trở nên
phức tạp với mức độ ngày càng tăng lên, đó là rủi ro vận hành (khơng có u cầu vốn
dự phịng rủi ro vận hành). Ngồi ra, cịn một số điểm hạn chế khác, như: khơng phân
biệt theo loại rủi ro, khơng có lợi ích từ việc đa dạng hóa…
1.4.3. Hiệp ước Basel II
Vì những hạn chế trong quy định của Basel I, quý 4/2003, phiên bản mới của
hiệp ước Basel I đã được hồn thiện (gọi là Basel II) có hiệu lực từ năm 2006 và kết
thúc thời gian chuyển đổi đến năm 2010.
Mục tiêu của Basel II: Nâng cao chất lượng và sự ổn định hệ thống ngân hàng
quốc tế; tạo lập và duy trì một sân chơi bình đẳng cho các ngân hàng hoạt động trên
bình diện quốc tế; đẩy mạnh việc chấp nhận các thông lệ nghiêm ngặt hơn trong lĩnh
vực quản lý rủi ro.

22


Hai mục tiêu đầu của Basel II là những mục tiêu chủ chốt của Hiệp ước vốn
Basel I. Mục tiêu cuối cùng là mới, đó là dấu hiệu của việc bắt đầu chuyển dần từ cơ
chế điều tiết dựa trên tỷ lệ, mà đó chỉ là một phần của khung mới, hướng đến một sự
điều tiết mà sẽ dựa nhiều hơn vào các số liệu nội bộ, thông lệ và các mơ hình.
Basel II sử dụng khái niệm “ba trụ cột” như sau:
Trụ cột I

Trụ cột II

Trụ cột III

Các yêu cầu vốn tối thiểu


Soát xét của thanh tra,

Nguyên tắc thị trường

giám sát
Rủi ro tín dụng
Thay đổi đáng kể so với Basel I
Ba phương pháp khác nhau
trong tính tốn u cầu về vốn
tối thiểu.
Các khuyên khích về vốn đối
với các NH sử dụng phương
pháp quản lý rủi ro tín dụng
phức tạp dựa trên đánh giá nội
bộ.
Rủi ro thị trường
Không thay đổi so với Basel I.
Rủi ro hoạt động
Không đề cập rõ ràng trong
Basel I
Ba phương pháp để tính yêu
cầu vốn tối thiểu.
Việc áp dụng mỗi phương pháp
phải thỏa mãn “một số tiêu chí
cụ thể”.

Nhấn mạnh 4 ngun tắc:
1.Các NH phải có quy trình
tự đánh giá mức độ an tồn

vốn tổng thể và chiến lược
duy trì các mức vốn.
2.Cơ quan thanh tra, giám
sát cần soát xét các bản tự
đánh giá về an toàn vốn nội
bộ và các chiến lược vốn
của NH.
3.Cơ quan thanh tra, giám
sát yêu cầu các NH duy trì
mức vốn cao hơn mức tối
thiểu và có khả năng yêu
cầu các ngân hàng duy trì
mức vốn tỷ lệ này trên mức
tối thiểu
4.Các cơ quan thanh tra,
giám sát cần can thiệp sớm
nhằm ngăn chặn vốn hạ
xuống dưới mức tối thiểu.

Nguyên tắc thị trường
củng cố các nỗ lực
nhằm nâng cao mức độ
an toàn và lành mạnh
trong các ngân hàng.
Các thông tin công bố
cơ bản và bổ sung sẽ
giúp cho thị trường trở
nên hiệu quả hơn. Các
thông tin cần công khai
như: thông tin cơ cấu

vốn, mức độ đầy đủ
của vốn, đánh giá của
ngân hàng các rủi ro tín
dụng, rủi ro vận hành,
rủi ro thị trường,…

Như vậy, quá trình phát triển của Basel và những Hiệp ước mà tổ chức này đưa
ra, các ngân hàng thương mại càng ngày càng được yêu cầu hoạt động một cách minh
bạch hơn, đảm bảo vốn phòng ngừa cho nhiều loại rủi ro hơn và do vậy, hy vọng sẽ
giảm thiểu được rủi ro.

23


b) Ưu điểm của Basel II so với Basel I:
Tiêu chí

Basel I

Basel II

Cấu trúc và nội Tập trung vào một giải
pháp quản lý rủi ro duy
dung
nhất là “yêu cầu vốn tối
thiểu”.

Tập trung nhiều hơn vào các phương
pháp nội bộ của chính ngân hàng,
đánh giá hoạt động thanh tra, giám sát

và kỷ luật trên nguyên tắc thị trường

Tính linh động Quy định chung một chọn Linh hoạt hơn với một danh sách các
của ứng dụng
lựa cho tất cả các ngân phương pháp, các biện pháp khuyến
hàng
khích để các nhà quản lý quốc gia và
các ngân hàng chọn lựa.
Tính nhạy cảm Đo đạc rủi ro quá sơ bộ
với rủi ro

Trọng số rủi ro

Nhạy cảm hơn với rủi ro thông qua độ
nhạy cảm của yêu cầu vốn đối với
mức độ rủi ro tăng lên và sự công
khai bắt buộc một cách chi tiết về độ
nhạy cảm rủi ro và chính sách rủi ro.

Quy định từ 0 – 100% và Quy định từ 0 – 150% hoặc hơn và
ưu đãi hơn với các nước khơng có đặc quyền nào, bao gồm cả
thuộc Tổ chức hợp tác và phân cấp bên trong và bên ngoài.
phát triển kinh tế

Kỹ thuật giảm rủi Chỉ hỗ trợ và đảm bảo
ro tín dụng

Thừa nhận về kỹ thuật giảm thiểu rủi
ro tốt hơn, đưa ra nhiều kỹ thuật hơn
như hỗ trợ, đảm bảo, phái sinh tín

dụng, lập mạng lưới vị thế.

c) Tình hình áp dụng Basel II ở Việt Nam :
Hầu hết các nhà quản lý ở Châu Á đều ủng hộ các mục tiêu chung của Basel II
và tin tưởng rằng khn khổ này sẽ đưa ra những khích lệ hơn nữa để cải thiện công
tác quản lý rủi ro, cũng như các thay đổi khác nhằm bổ sung cho các mục tiêu giám sát
của họ. Việc tiếp cận Basel II đòi hỏi kỹ thuật phức tạp và chi phí khá cao. Đối với một
nước có hệ thống ngân hàng mới đang ở giai đoạn phát triển ban đầu như Việt Nam,
việc áp dụng Basel II gặp nhiều khó khăn, thách thức và mất nhiều thời gian. Về phía
các tổ chức tín dụng Việt Nam, Basel II đã có ảnh hưởng lớn trong việc nâng cao năng
lực quản trị điều hành, nhất là năng lực quản lý rủi ro. Bên cạnh việc tuân thủ các quy
định bắt buộc của NHNN, các tổ chức tín dụng cũng đang rất nỗ lực để hoàn thiện hơn

24


nữa hệ thống quản trị rủi ro của ngân hàng mình cho phù hợp với điều kiện hoạt động
cụ thể của mỗi ngân hàng và từng bước tiếp cận với các chuẩn mực của Basel II.
1.4.4.Hiệp ước Basel III
Ngày 07/12/2017, Ngân hàng Thanh tốn quốc tế (BIS) đã cơng bố kết quả cải
cách các quy định Basel III và lùi thời hạn áp dụng bắt đầu sang năm 2022 nhằm giúp
các ngân hàng có đủ thời gian để triển khai thực hiện.
Năm 2010, khung khổ Basel III (Thỏa thuận Basel lần thứ ba) được hình thành
nhằm đối phó với khủng hoảng tài chính tồn cầu, khắc phục hàng loạt hạn chế của
những quy định Basel trước đó và cung cấp nền tảng đảm bảo tính bền vững của hệ
thống ngân hàng, góp phần ngăn ngừa những tổn thất hệ thống có thể xảy ra trong
tương lai. Cải cách 2017 tiếp tục khắc phục những yếu kém của hệ thống ngân hàng,
nhất là xung quanh thời điểm xảy ra khủng hoảng tài chính tồn cầu 2008-2009.
Những thay đổi chủ yếu của Basel III như sau:
a) Nâng tỷ trọng và chất lượng vốn

Cải cách yêu cầu các ngân hàng nắm giữ lượng vốn cao hơn và với chất lượng
cao hơn nhằm bù đắp những thiệt hại không kỳ vọng. Cụ thể là, nâng tỷ trọng vốn cấp I
tối thiểu lên 6%, cao hơn quy định ban đầu là 4%. Trong đó, nguồn vốn chất lượng cao
phải chiếm ít nhất ¾ lượng vốn này (tỷ trọng cổ phần thường và lợi nhuận giữ lại), các
ngân hàng chiến lược toàn cầu (G-SIBs) phải tuân thủ yêu cầu về vốn tăng thêm này.
b) Nâng cao khả năng nắm bắt rủi ro
Trong đó, tăng đáng kể yêu cầu về vốn để đối phó với rủi ro thị trường, được tính
tốn đề phịng áp lực thị trường trong 12 tháng.
Khung cải cách cũng bao gồm việc điều chỉnh rủi ro tín dụng. Cụ thể là, rà sốt
lại cách tiếp cận chuẩn mực về tính tốn rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, điều chỉnh
giá trị tín dụng và rủi ro hoạt động, nâng cao tính nhạy cảm về rủi ro và khả năng so
sánh rủi ro. Mục tiêu của việc hạn chế sử dụng các mô hình nội bộ là giảm mức độ biến
đổi khơng bảo đảm trong việc tính tốn RWAs của ngân hàng.
c) Điều chỉnh tỷ lệ đòn bẩy bắt buộc
Tỷ lệ đòn bẩy bắt buộc được xây dựng dựa trên những khoản vay nợ để tài trợ
hoạt động đầu tư và hoạt động của ngân hàng (gọi là địn bẩy ngân hàng), góp phần hạn
chế rủi ro của vịng xốy giảm địn bẩy trong thời kỳ suy giảm. Trong đó, các G-SIB
phải duy trì tỷ lệ địn bẩy cao hơn.

25


×