Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh sản và sản xuất giống cá chạch bùn (misgurnus anguillicaudatus cantor, 1842) tại thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 73 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cá Chạch bùn (Misgurnus anguillicaudatus Cantor, 1842) phân bố tự nhiên ở
các nước châu Á như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Việt Nam. Cá
Chạch bùn còn gọi là Chạch đồng, là một loài cá kinh tế cỡ nhỏ, sống chủ yếu ở lớp bùn
trong ao, hồ, ruộng lúa, kênh mương… Ở nước ta, Chạch bùn thường gặp ở các tỉnh
miền Bắc và Bắc miền Trung. Cá Chạch bùn cũng phân bố rộng rãi ở một số nước châu
Á như Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc. Do thịt thơm ngon, hàm lượng đạm cao tới
18,43%, chất béo ít chỉ có 2,69%, là động vật thủy sản nhiều đạm và ít mỡ, cá Chạch
bùn đang là đối tượng được nhiều người ưa thích (Kim Văn Vạn, 2012) [55].
Tỉnh Thừa Thiên Huế có hệ thống sơng suối, ao hồ khá phong phú, diện tích
trồng lúa nước rộng lớn phân bố ở nhiều xã trên các địa bàn của tỉnh tạo điều kiện
thuận lợi cho việc nuôi cá nước ngọt. Với các đối tượng nuôi thủy sản hiện nay chủ
yếu là những đối tượng cá truyền thống (cá Trắm, cá Trôi, cá Chép, cá Mè, cá Rơ
phi,…) có giá trị kinh tế khơng cao, thì cá Chạch bùn là lồi thủy sản có giá trị dinh
dưỡng cao. Thịt cá béo, có mùi vị thơm ngon, có giá trị thương phẩm cao. Cá Chạch
bùn là một loại thực phẩm có giá trị thương mại và có vai trị trong y học, có tác dụng
bổ khí huyết, chống lão suy, tráng dương, trợ lực, thanh nhiệt… (Võ Ngọc Thám,
2011) [18].
Tuy nhiên, nguồn cung cấp thực phẩm cá Chạch bùn cho thị trường tỉnh Thừa
Thiên Huế hiện nay chủ yếu là từ khai thác tự nhiên, sức ép khai thác ngày một lớn, do
đó nguồn lợi ngày càng suy giảm.
Lợi ích của cá Chạch bùn với cộng đồng về mặt kinh tế, dinh dưỡng là rất lớn,
song đến nay chưa có cơng trình nào nghiên cứu đầy đủ về đối tượng này. Chính vì
vậy, nghiên cứu đặc điểm sinh sản và sản xuất giống cá Chạch bùn là rất cần thiết,
nghiên cứu này nhằm đa dạng đối tượng nuôi và hướng việc sinh sản tự nhiên vào sinh
sản nhân tạo để chủ động con giống cung cấp cho nhu cầu nuôi của người dân. Xuất
phát từ thực tiễn trên, được sự định hướng của giáo viên hướng dẫn, tôi tiến hành thực
hiện đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh sản và sản xuất giống cá Chạch bùn


(Misgurnus anguillicaudatus Cantor, 1842) tại Thừa Thiên Huế”.
2. Mục đích của đề tài
Bảo tồn, phát triển nguồn lợi và chủ động tạo ra con giống cá Chạch bùn để

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


2

cung cấp cho người nuôi tại tỉnh Thừa Thiên Huế và các vùng lân cận.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả của đề tài là cơ sở dữ liệu bổ sung cho đặc điểm sinh học sinh sản của
cá Chạch bùn tại tỉnh Thừa Thiên Huế và Việt Nam đồng thời cung cấp những dẫn liệu
quan trọng cho việc hồn thiện quy trình sản xuất giống cá Chạch bùn phù hợp với
điều kiện tự nhiên tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Cung cấp các cơ sở cho việc bảo tồn, phát triển nguồn lợi cá Chạch bùn tại
Thừa Thiên Huế.
- Chủ động con giống để cung cấp cho nhu cầu nuôi của người dân tại Thừa
Thiên Huế.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu sản xuất nhân tạo cá nước ngọt

1.1.1. Thế giới
Lịch sử của nghề sản xuất giống cá ni có thể tóm tắt sơ lược như sau: từ khi
nghề nuôi cá ao, hồ, ruộng xuất hiện, vấn đề sản xuất giống cá nuôi cũng được đặc biệt
quan tâm ở hầu hết các nước có nghề ni cá. Những nước có nghề ni cá lớn nhất
phải kể đến là: Ai Cập, Trung Quốc, Nga... Một trong số đối tượng được đưa vào nuôi
sớm nhất là cá Chép. Cá Chép đã được đưa vào nuôi cách đây 3600 năm trước công
nguyên (TCN) ở Trung Quốc. Các nước Châu Âu phát triển nghề nuôi cá tương đối
mạnh vào thế kỷ XII và XIII. Đặc biệt năm 1258 phát triển mạnh ở Pháp và năm 1660
phát triển mạnh ở Đức và Đan Mạch (Đàm Bá Long, 2006) [16].
Vào thời điểm này, nghề nuôi cá nước ngọt trên thế giới chủ yếu dựa vào nguồn
giống thu gom từ tự nhiên như ở Trung Quốc cá giống được vớt từ sông Trường Giang, ở
Campuchia cá giống được vớt từ Biển Hồ, ở Việt Nam từ sông Hồng, sông Mê
Kông…(Đàm Bá Long, 2006) [16].
Tuy vậy, khi nghề ni cá phát triển mạnh thì nguồn giống thu từ tự nhiên đã
không đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn sản xuất. Hoạt động nuôi cá ngày càng
được phát triển đa dạng về hình thức ni, đối tượng nuôi và mức độ thâm canh. Sự
phát triển của các ngành khoa học khác như: thuỷ điện, thuỷ lợi, cơng nghiệp hố học
vv.. đã tác động nhất định và ngăn cản các loài cá di cư sinh sản, môi trường cho cá đẻ
không phù hợp, do vậy ảnh hưởng nhiều đến số lượng, chất lượng giống cá ngoài tự
nhiên. Do vậy, việc tạo ra đàn cá giống nhân tạo là đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn sản xuất
(Đàm Bá Long, 2006) [16].
Sản xuất cá giống bằng con đường sinh sản nhân tạo là sự tác động của con
người vào quá trình sinh sản của cá, hướng quá trình sinh sản của cá theo ý muốn của
con người và theo một mục tiêu nhất định. Thông qua đặc điểm sinh học sinh sản của
nhiều loài cá, con người đã nghiên cứu và tác động vào quá trình sinh sản của cá, tiến
đến xây dựng và hoàn thiện quy trình sinh sản nhân tạo một số lồi cá có giá trị kinh
tế, đáp ứng nhu cầu thực tế (Đàm Bá Long, 2006) [16].
Thời kỳ đầu, người ta bắt cá đã thành thục ngoài tự nhiên đưa vào ao để cho cá
đẻ. Hơn 2400 năm về trước, Phạm Nãi - đại thần của Việt Nam, sau khi đi sứ sang
Trung Quốc đã viết cuốn “Phép ni cá”, trong đó mơ tả cách kỹ thuật cho cá Chép đẻ


PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


4

tự nhiên trong ao ở Trung Quốc, cụ thể: “ao rộng 6 mẫu (1mẫu = 1/15ha) được chia
thành 9 ô, cho cỏ vào từng ô. Thả 20 cá cái mang trứng có chiều dài 60 cm và 4 cá Chép
đực vào các ô, để nước yên tĩnh sau mấy ngày thì cá đẻ”. Đây là hình thức cho cá đẻ tự
nhiên, phỏng theo hiện tượng sinh sản của cá trong tự nhiên, điều khiển môi trường, để
chúng phải đẻ trứng theo ý muốn của con người. Tuy nhiên, hình thức cho cá đẻ như thế
này mang lại hiệu quả sản xuất không cao (Đàm Bá Long, 2006) [16].
Mãi đến thế kỷ XIX, Monguri (1954) mới cơng bố thí nghiệm của tu sĩ người
Pháp là Penshon thực hiện từ năm 1420. Penshon đã làm những máng ấp trứng đơn
giản, đáy sử dụng một lớp cát khô, thành máng làm bằng lau, sậy, cành liễu. Sau đó thả
trứng cá Hồi đã thụ tinh và đặt nơi nước chảy, trứng cá phát triển tốt, nở thành cá bột, có
thể nói đó là cơng trình ấp trứng đầu tiên trên thế giới (Đàm Bá Long, 2006) [16].
Trong nửa đầu thế kỷ XVIII, người ta cịn hồi nghi về sự thụ tinh của cá kể cả
Linne (nhà bác học nổi tiếng). Họ cho rằng cá đực phóng tinh ra ngồi và cá cái hút tinh
dịch vào và quá trình thụ tinh xảy ra trong cơ thể cá cái (Nguyễn Văn Kiểm, 2004) [15].
Năm 1763 và 1765, C.L.Jacobi (1711 - 1784) qua nghiên cứu nhiều năm đã thu
được nhiều kết quả trong lĩnh vực sinh sản nhân tạo cá, đặc biệt là việc thụ tinh nhân
tạo cho cá. Trước thời Jacobi, nhiều nhà khoa học cho rằng, cá cũng giống như các
loài động vật khác, trứng được thụ tinh bên trong cơ thể bằng cách: con đực phóng
tinh trùng vào nước và con cái thu lấy tinh ấy để tiến hành thụ tinh bên trong cơ thể
của nó. Qua kết quả nghiên cứu cá Hồi, Jacobi đã chứng minh trứng cá được thụ tinh
bên ngoài cơ thể, trứng và tinh trùng gặp nhau trong môi trường nước. Qua thí nghiệm
này, ơng đã xây dựng phương pháp thụ tinh ướt cho trứng cá (Nguyễn Văn Kiểm,
2004 ) [15].
Cùng với Jacobi, Zanvictor Kost - một nhà nghiên cứu phôi thai học, đã thiết

lập công cụ ấp trứng cá và được gọi là công cụ của Kost. Cho đến năm 1852, ở Pháp
đã xây dựng trại sản xuất giống cá và ở đó đã trang bị cơng cụ ấp trứng của Kost dụng cụ ấp trứng này đã mang lại hiệu quả cao hơn (Đàm Bá Long, 2006) [16].
Năm 1854, Vrasskii (một người Đức) lần đầu tiên tiến hành thụ tinh nhân tạo
trứng cá Hồi, loài Lota lota theo phương pháp thụ tinh ướt, nghiên cứu cấu tạo của trứng
cá, của tinh trùng, đặc điểm của tinh trùng trước và sau khi vào môi trường nước, cấu
trúc và sự phát triển của phôi trứng cá. Qua quan sát bằng kính hiển vi, Vrasskii đã nhận
thấy việc thụ tinh bằng phương pháp ướt hiệu quả không cao chỉ đạt 10 - 20% và chính
ơng đã đề xuất phương pháp thụ tinh khơ cho cá. Đây là phương pháp có kết quả tốt, tỷ
lệ thụ tinh đạt 90%. Ngoài ra, Vrasskii còn nghiên cứu các khâu kỹ thuật khác trong sinh
sản nhân tạo như: nuôi cá bố mẹ, bảo quản tinh trùng, ấp nở trứng cá, ương nuôi cá
giống, kỹ thuật vận chuyển trứng cá thụ tinh... Kết quả nghiên cứu của Vrasskii đã bắt

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


5

đầu một thời đại kinh điển trong nghề nuôi cá, sản xuất cá giống, kéo dài trong nửa cuối
thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX (Đàm Bá Long, 2006) [16].
Năm 1855, tại Mỹ đã xây dựng trại nuôi cá bố mẹ và lưu giữ tinh trùng của cá
cho mục đích chọn giống. Cũng từ đây kỹ thuật sản xuất giống cá bằng phương pháp
sinh sản nhân tạo được hình thành (Đàm Bá Long, 2006) [16].
Năm 1930, Cole và Hert đã nghiên cứu sử dụng huyết thanh ngựa chửa (HTNC).
Dựa vào hàm lượng FSH cao mà nhiều nhà nghiên cứu đã dùng HTNC trên cá (Nguyễn
Tường Anh, 1999b) [4].
Đầu thế kỷ XX, ngành thú y đã thu được thành tựu đáng kể khi sử dụng kích
dục tố (KDT) kích thích cho động vật có vú sinh sản nhân tạo thành cơng, đã mở ra
việc sử dụng kích dục tố trong sản xuất cá giống nhân tạo. Năm 1935, ở Brazil,
Ihering đã cùng cộng tác viên tiến hành tiêm dịch chiết từ não thùy giàu kích dục tố
cho lồi cá Astina bimaculatus. Kết quả nghiên cứu của tác giả này cho thấy, cá đã

đẻ nhân tạo thành công.
Năm 1936, ở Liên Xơ (cũ) Gherbilsky đã thí nghiệm tiêm dịch chiết não thuỳ
vào sọ não của cá Tầm, giống Acipenser. Kết quả thí nghiệm cho thấy cá đã rụng
trứng. Tuy thí nghiệm thành cơng, nhưng cịn một số hạn chế khi tác giả của nghiên
cứu này cho rằng: kích dục tố khi đưa vào cơ thể cá được dẫn đến tuyến sinh dục
khơng bằng đường máu, mà đi vào xương sọ. Ngồi ra ơng cịn xác định sai vị trí não
thùy. Nhưng sau khi Ihering công bố kết quả tại hội nghị sinh lí học tại Leningrad, thì
Gherbilsky chuyển hướng tiêm KDT vào cơ. Từ đó kỹ thuật này được áp dụng trong
các xí nghiệp sản xuất giống cá Tầm ở Liên Xô cũ (Đàm Bá Long, 2006) [16].
Từ năm 1935, nghề ni cá nước ngọt đã bước vào một thời kì mới. Con người
có thể chủ động sản xuất giống cho một số loài cá theo yêu cầu và ý nuốn của mình
bằng cách sử dụng kích dục tố. Lúc này lại nảy sinh ra một vấn đề cấp bách là việc cung
cấp chất kích thích sinh sản nhân tạo cho nghề ni cá, vì qui mơ sản xuất giống ngày
càng mở rộng thì não thùy ngày càng khan hiếm. Và thực tế cho thấy, để có đủ lượng
KDT tiêm cho một khối lượng cá bố mẹ lớn thì cần một khối lượng không nhỏ cá dùng
để lấy não thùy. Do đó, u cầu của thực tiễn đặt ra là tìm một chất khác thay thế cho
não thuỳ (Đàm Bá Long, 2006) [16].
Morozova, 1936 đã thành cơng trong việc đã kích thích cho cá Perca rụng trứng
bằng nước tiểu của phụ nữ có thai, trong đó có chứa hormon HCG (Human Chorionic
Gonadotropin), chất này có thể kích thích cho cá rụng trứng và sinh sản (Nguyễn
Tường Anh, 2011) [6].

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


6

Ở Trung Quốc, vào năm 1958, người ta đã cho cá Mè trắng và Mè hoa sinh sản
thành công bằng não thùy thể và kích dục tố HCG. Sau này loại kích dục tố được dùng
phổ biến trong sản xuất giống cá là GnRHa (Gonadotropin Releasing Hormone

analog) có thể dùng riêng rẽ hoặc phối hợp với Domperidon (Dom) (Nguyễn Tường
Anh, 2011) [6]. Ngồi ra, người ta cịn sử dụng một số chất kích thích sinh sản khác
như: huyết thanh ngựa chửa, các antiestrogen và các hormon steroid.
Ngoài các thành tựu nghiên cứu về chất kích thích sinh sản, các cơng trình
nghiên cứu về sản xuất nhân tạo giống cá cịn đạt được các kết quả khác như: điều
khiển giới tính; mẫu sinh nhân tạo; đa bội thể nhân tạo (được gọi là di truyền thực
nghiệm – genetic manipulation), bảo quản tinh dịch bằng phương pháp lạnh sâu, khử
dính trứng cá. Ngày nay, Trung Quốc và nước ta còn sử dụng các bể chứa có diện tích
nhỏ cho cá đẻ bằng cách kết hợp kích thích sinh lý và sinh thái (tiêm kích dục tố và cá
tự đẻ trứng) (Nguyễn Văn Kiểm, 2004) [15].
1.1.2. Việt Nam
Nước ta có hơn 1,4 triệu ha mặt nước và từ lâu nhân dân ta đã biết nuôi cá,
nhưng cho đến đầu những năm 1960 vẫn phải lấy giống tự nhiên trên các triền sông
vào mùa cá đẻ. Việc làm này đã trực tiếp làm suy giảm nguồn lợi thủy sản tự nhiên
một cách đáng kể và dẫn đến một số lồi cá q hiếm có thể bị tuyệt chủng
(Nguyễn Văn Kiểm, 2004) [15].
Tại Việt Nam, cá Chép là đối tượng được nuôi từ lâu đời, đặc biệt là ở những
vùng miền núi, vùng dân tộc ít người, một số loài khác cũng được đưa vào ao ni như
cá Trắm cỏ, cá Trơi, cá Trê... Ngồi việc đưa các đối tượng cá mới vào nuôi trong ao
với diện tích ngày càng tăng, năng suất sản lượng ngày càng cao, vấn đề sản xuất nhân
tạo cá giống cũng được đặt ra cụ thể hơn (Đàm Bá Long, 2006) [16].
Mãi đến 1963, cùng sự giúp đỡ của chuyên gia Trung Quốc, sự phối hợp các
giáo viên Trường Đại học Thủy sản Cần Thơ, Trạm Nuôi cá Nước ngọt Đình Bảng đã
ni vỗ và cho đẻ thành cơng cá Mè hoa bằng cách tiêm kích dục tố. Lần lượt sau đó
là cá Trắm cỏ, Mè trắng, cá Trơi, cá Trê…cũng được cho đẻ nhân tạo thành công, cung
cấp con giống cho nghề nuôi cá thương phẩm ở Việt Nam. Đây là bước ngoặc lớn
trong lịch sử phát triển nghề cá ở Việt Nam nói chung và cơng tác sinh sản nhân tạo cá
nói riêng (Nguyễn Tường Anh, 1979) [1].
Ở miền Nam, từ 1978 đã nuôi vỗ thành thục cá Tra trong ao và cho đẻ
thành công năm 1979, đây là kết quả phối hợp giữa Khoa Thủy sản Trường Đại

học Cần Thơ với Trường Trung học Nông nghiệp Long Định. Đến năm 1980 cho
ra đời những con cá Tra bột bằng cách tiêm não thùy thể cá Chép. Tiếp sau đó là

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


7

một số lồi có giá trị kinh tế khác cũng đã được thành công đáng kể như Mè vinh,
cá He, cá Bống tượng, cá Trê vàng...(Đàm Bá Long, 2006) [16].
Năm 1993 - 1994 Khoa Thủy Sản Trường Đại học Cần Thơ kết hợp với CIRAD
và ORSTOM của Pháp đã cho cá Tra và cá Ba sa đẻ thành công và cũng trong thời gian
này việc lại tạo giữa cá Tra và Ba sa cũng đã thu được những kết quả khả quan (Đàm
Bá Long, 2006) [16].
Từ năm 1997, 1998 và 1999 Bộ môn Kỹ thuật nuôi cá Nước ngọt, Khoa Nông
nghiệp Trường Đại học Cần Thơ đã cho cá Tra bần, cá Hú, Lóc đen, Sặc rằn đẻ thành
cơng. Và từ năm 2005, một số cá có giá trị kinh tế đã được nghiên cứu và cho sinh sản đạt
hiệu quả cao như: cá Dầy Cyprinus centralus (Lê Đức Ngoan và ctv, 2005); cá Lóc
Ophiocephalus macuratus (Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia, 2006); cá Chài Leptobarus
hoevenli (Đặng Văn Trường và ctv, 2006); cá Vồ đém Pangasius larnaudii (Lê Sơn Trang
và ctv, 2006); cá Bỗng, cá Anh vũ (2006); cá Cóc Cyclocheilichthys enoplos (Phạm Văn
Khánh và ctv, 2006). Cá Chim trắng Clossoma brachypomum (Nguyễn Công Thắng và
ctv, 2006); cá Chạch sông Macrognathus siamensis (Nguyễn Văn Kiểm, Nguyễn Quốc
Đạt, 2007). Trong những năm gần đây, công tác nghiên cứu cho sinh sản nhân tạo các lồi
cá có giá trị kinh tế, cá bản địa đang phát triển một cách nhanh chóng như cá Anh vũ, cá
Vàng, cá Chiên...Ngồi ra cịn có những nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học vào
công tác lai tạo và chọn giống (Đàm Bá Long, 2006) [16].
Theo chiến lược phát triển nuôi trồng thuỷ sản của Thủ tướng chính phủ đến
năm 2020: Kinh tế thủy sản đóng góp 30 - 35% GDP trong khối nơng - lâm - ngư nghiệp,
tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành thủy sản từ 8 - 10%/năm. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản

đạt 8 - 9 tỷ USD. Tổng sản lượng thủy sản đạt 6,5 - 7 triệu tấn, trong đó nuôi trồng chiếm
65 - 70% tổng sản lượng. Để đạt được mục tiêu đặt ra, cần cải tạo nâng cấp, xây dựng
các Trung tâm giống cấp I, trong đó có nâng cấp các Trại giống cá nước ngọt trọng điểm
ở các tỉnh, thành Trung tâm giống Cấp I của Quốc gia. Nơi đây tập trung nghiên cứu và
cho đẻ nhân tạo các lồi cá mới có giá trị kinh tế cao, theo các quy trình kỹ thuật hiện
đại, nâng cao số lượng và chất lượng con giống cung cấp cho nghề nuôi cá đang phát
triển ở Việt Nam. Số lượng cá giống đang được sản xuất hiện nay chủ yếu là các đối
tượng truyền thống có sản lượng cao như: cá Mè trắng, cá Tra, cá Chép... Ngồi ra cũng
có nhiều loại cá được nhập nội có giá trị kinh tế như: cá Trắm cỏ, các loài cá Chép Ấn
Độ, cá Chim trắng. Trong những năm gần đây, để đáp ứng nhu cầu con giống phục vụ
cho nghề nuôi cá nước ngọt theo phương châm đa dạng hóa đối tượng, có nhiều lồi cá
có giá trị kinh tế khác đã được nghiên cứu và cho đẻ thành công như: cá Bống tượng, cá
Sặc rằn, cá Rô đồng, cá Ba sa ở Đồng bằng sông Cửu Long.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


8

Những thành công của công nghệ sản xuất giống cá nước ngọt đã và đang là cơ
sở quan trọng, thúc đẩy sự phát triển không ngừng của nghề nuôi cá nước ngọt theo
hướng công nghiệp ở Việt Nam (Đàm Bá Long, 2006) [16].
1.1.3. Nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá ở Thừa Thiên Huế
Trong những năm gần đây, các nghiên cứu sinh sản nhân tạo các lồi cá ni ở
khu vực Bắc Trung Bộ có những tiến bộ rõ rệt, nhiều loài cá nước ngọt được sinh sản
nhân tạo thử nghiệm và đạt kết quả khả quan. Các nghiên cứu đó là các cơng trình
nghiên cứu về sinh sản cá Trê đen Clarias fuscus ở Thừa Thiên Huế bằng một số tác
nhân sinh thái (Hoàng Đức Đạt và Lê Thị Nam Thuận, 2001) [13]. Nghiên cứu sinh sản
Cá Dìa Siganus guttatus (Lê Văn Dân và Lê Đức Ngoan, 2006) [8], kết quả nghiên cứu
đã khẳng định có thể cho cá Dìa sinh sản trong điều kiện nhân tạo bằng cách hạ độ mặn.

Kích thích cá Rơ Hu Labeo rohita, cá Trắm cỏ và cá Chép sinh sản nhân tạo bằng C21
trong liều tiêm quyết định (Lê Văn Dân, 2007, 2011) [9], [10], [11] kết quả nghiên cứu
cho thấy cả 3 loại steroid C21 (17,20P); (P) và (DOCA) đều có hiệu quả kích thích cả 3
lồi cá trên, trong đó 17,20P là loại hormon có hiệu quả cao nhất. Nghiên cứu thành
công về kết quả nuôi vỗ thành thục, cho sinh sản nhân tạo, ương nuôi giống cá Rô đồng
Anabas testudineus đạt kết quả về tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở cao (Ngơ Hữu Tồn và ctv
2010) [20]. Nghiên cứu hồn thiện quy trình sản xuất giống cá Trê lai tại Trung tâm
giống cấp I – Cư Chánh, Thừa Thiên Huế [12]. Các nghiên cứu trên đã góp phần rất lớn
trong việc sản xuất giống cá nước ngọt tại khu vực Bắc Trung Bộ, đặc biệt là tỉnh Thừa
Thiên Huế, góp phần đẩy mạnh sản xuất phục vụ phát triển ni trồng thủy sản.
1.2. Kích thích sinh sản nhân tạo cá
1.2.1. Nguyên lý chung về kích thích sinh sản cá
Qua mối liên quan biểu hiện bằng sơ đồ hormon điều khiển sự chín nỗn bào cá
(hình 1.1) chúng ta có thể thấy, q trình đẻ trứng của cá thực chất là một hoạt động
sinh dục mang tính chất phản xạ khơng điều kiện. Hay nói một cách khác, sau khi một
số yếu tố sinh thái như mưa, nhiệt độ, pheromon, dịng chảy kích thích lên các giác
quan, thần kinh của các cơ quan ngoại cảm này sẽ sản sinh ra những xung động, những
xung động đó lập tức được chuyển về trung khu thần kinh, kích thích vùng dưới đồi
(hypothalamus) phóng thích GnRH (Gonadotropin releasing hormone) (Evans et al.,
2006 [29]; Babin et al., 2007 [22]; Bone et al., 2008 [23]).

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


9

Các yếu tố sinh thái
(mưa, nhiệt độ,
pheromon)


Các giác quan
NÃO BỘ

• Antiestrogen
(Clomiphen, Tamoxiphen)

Hypothalamus
Feedback -

GnRH

• Aromatase Inhibitor
(Fadrozole, Letrozole)

GRIF

(Estrogen)

(Dopamin)
• GnRH-A (LHRH-A,
sGnRH-A, Buserelin)
TUYẾN N
Kích dục tố

(Ovaprim)

• Dopamine antagonist
(Domperidone,
Pimozide)


GTH II (LH)-Maturational
Gonadotropin
NANG TRỨNG



Kích dục tố
(Não thùy cá, HCG, PMS)

C21 steroid
(17,20P)
MPF

TÚI MẦM

• Steroid(17,20P;17P;
DOC;Progesteron)

NỖN BÀO

Hình 1.1. Sơ đồ trục não bộ - Tuyến yên – Nang trứng với những hoạt chất tự
nhiên (bên trái) và những hoạt chất ngoại sinh có thể gây nên sự chín nỗn bào
và sự đẻ trứng ở cá (Nguyễn Tường Anh, 1999)
Ngoài các GnRH người ta chứng minh được trong não bộ cá có yếu tố ức chế sự
tiết KDT là dopamin (DA). Dopamin không những ức chế sự sản xuất và tiết kích dục tố
một cách tự phát, ức chế sự tiết GnRH mà cịn ức chế sự tiết kích dục tố được kích thích
bởi các loại GnRH (Peter et al., 1997 [41]; Nguyễn Tường Anh, 1999a,b [3], [4]). Chính
GnRH kích thích tuyến yên tiết ra kích dục tố FSH (Follicle stimulating hormone) và
LH (Luteinizing hormone). FSH tác động đến nang trứng tạo thành E2 (17β estradiol), E2 kích thích gan tổng hợp tiền chất nỗn hồng (vitellogenin) rồi phóng
thích vào máu và được đưa vào tế bào trứng dưới sự điều khiển của các hormon


PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


10

(Yaron et al., 2006) [52]) (hình 1.2). LH tác động đến nang trứng để hình thành các
steroid C21, tác dụng của các steroid này tại bề mặt noãn bào nằm bên trong và gây ra
sự chín, sự kiện quan trọng nhất cùng với hiện tượng rụng trứng dẫn đến sự đẻ trứng
(Nagahama, 1997; Yaron et al., 2006) [40], [52].
Vai trò ức chế sự tiết kích dục tố của DA ở các loài cá khác được chứng minh
một cách gián tiếp. Các chất đối kháng của DA đã tăng cường hiệu quả tiết KDT của
các loại GnRHa, đó là các chất pimozid hoặc reserpin trên cá Chạch Trung Quốc
(Lin et al., 1988) [38], cá Chép, cá Trê phi, cá Hồi Onchorhynchus rodurus (Nguyễn
Tường Anh, 1997) [2]. Cho đến nay, có thể nói có hai yếu tố kiểm sốt sự tiết KDT
từ tuyến yên. Đó là GnRH (một peptid) và GRIF (dopamin). Đó cũng chính là những
yếu tố thần kinh nội tiết từ não bộ, kiểm sốt sự chín và rụng trứng ở cá (Yaron,
Sivan, 2006) [52].
Khi nuôi trong ao do không có đầy đủ điều kiện sinh thái làm thỏa mãn
những yêu cầu về sinh sản của cá bố mẹ, nên phải tiêm các chất kích thích sinh sản
như các GnRHa, dopamine antagonist, não thùy cá, HCG, huyết thanh ngựa chửa,
các steroid (17,20P; 17P; DOCA; DOC; P...) vào cơ thể để thay thế một phần hoạt
động nội tiết của trục não bộ - tuyến yên - tuyến sinh dục kích thích cá bố mẹ đẻ
trứng, phóng tinh.

Hình 1.2. Sơ đồ cơ chế hormon điều khiển sự tạo nỗn hồng ở cá
(Follet et al., 1968)

1.2.2. Các chất kích thích sinh sản nhân tạo phổ biến
Trong sản xuất nhân tạo cá giống, chất kích thích sinh sản được sử dụng thường

xun. Ngồi việc chủ động về thời gian, thời điểm bố trí sinh sản, việc dùng chất kích
thích cịn kích thích cá đẻ đồng loạt, đẻ róc, cho tỷ lệ đẻ, tỷ lệ trứng thụ tinh, tỷ lệ nở cao

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


11

và hiệu quả hơn nhiều so với việc không dùng chất kích thích. Tùy thuộc vào những loại
cá khác nhau mà sử dụng loại chất kích thích khác nhau.
Việc tiêm thuốc cũng khác nhau ở từng loại cá, có lồi chỉ tiêm 1 liều duy nhất
gọi là liều quyết định. Tùy vào loài cá, tùy vào cấu trúc buồng trứng, túi tinh….mà có
lồi sau khi tiêm kích dục tố thì tự sinh sản, có lồi phải vuốt trứng, vuốt tinh, có lồi
thì phải mổ con đực lấy tinh hồn để tiến hành thụ tinh nhân tạo.
Vị trí tiêm cũng rất khác nhau và có ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ rụng trứng, tỷ lệ
thụ tinh, thời gian hiệu ứng thuốc...Hiệu lực tác động khác nhau của từng loại thuốc
chịu nhiều ảnh hưởng liên quan đến nguồn gốc cá, chất lượng ni vỗ, chế độ chăm
sóc, yếu tố mùa vụ, tuổi, trọng lượng thân, kỹ thuật pha chế thuốc, kỹ thuật tiêm và các
yếu tố môi trường liên quan.
Nguyên tắc cơ bản của vấn đề kích thích cá sinh sản là: sử dụng đúng chất kích
thích, đúng liều lượng và theo một trình tự hợp lý phù hợp với bản chất tác dụng của
chất kích thích. Trong sinh sản nhân tạo tùy theo từng trường hợp cụ thể mà số lần
tiêm chất kích thích khác nhau, tuy nhiên nguyên tắc chung của kích thích sinh sản cá
là tiêm nhiều lần với liều lượng thấp phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trứng.
1.2.2.1. GnRHa (Gonadotropin releasing hormone analog)
Là những chất tổng hợp tương tự hormon phóng thích kích dục tố từ tuyến n.
Do những lồi động vật có xương sống khác nhau có GnRH khác nhau nên các
GnRHa cũng khác nhau. Hiện nay trong nghề cá người ta thường dùng 3 loại GnRHa:
mGnRHa và Buserelin là 2 chất tương tự GnRH của động vật có vú; sGnRHa là chất
tương tự GnRH của cá Hồi (Nguyễn Tường Anh, 1997, 1999b) [2], [4]. Đối với cá,

trong 3 loại GnRHa, mạnh nhất là sGnRHa vì chúng có ái lực thụ thể cao nhất
(Nguyễn Tường Anh, 2008) [5].
- Ovaprim
Ovaprim (biệt dược cho cá đẻ của Canada) là hỗn hợp của 2 hoạt chất có thành
phần gồm 20 μg sGnRHa và 10 mg Domeridon (Dom) trong 1 ml propylen glycol.
Liều sử dụng cho cá cái là 1 ml/kg, cho cá đực là 0,5ml/kg. Ovaprim kích thích sự
rụng trứng và tạo tinh trong q trình sinh sản của hầu hết các loài cá; khi tiêm sẽ kích
thích phóng thích những hormon tự nhiên trong não và tuyến sinh dục kích thích sinh
sản bình thường. Ovaprim có hiệu quả tốt đối với hầu hết các loài cá nhưng giá thành
cao gấp 4 - 5 lần so với LH-RHa (Trung Quốc) khi kích thích sinh sản 1 kg cá.
Ovaprim có chứa một analog của cá Hồi (gonadotropin releasing hormone sGnRHa)
và chất ức chế chất truyền thần kinh não bộ (dopamine).

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


12

- LH-RHa (Lutenizing Hormone – Releasing Hormone analog)
LH-RHa có tác dụng như GnRH và được sử dụng kèm với thụ thể nhân tạo
kháng dopamine là domperidone, có nhiều tên thương mại khác nhau nhưng sản phẩm
thường sử dụng là motilium. Domperidone ngăn chặn ảnh hưởng ngược của dopamine
gây ức chế hormon bình thường. Ở những lồi cá khó sinh sản, domperidone cần thiết
hỗ trợ rất hiệu quả đối với sGnRHa.
Năm 1973, các nhà khoa học Trung Quốc đã tổng hợp một peptid gồm 10 acid
amin dưới tên thương mại là LH-RHa. Sản phẩm thương mại LH-RHa khi sử dụng cho cá
thì liều lượng gấp 100 lần sử dụng cho động vật. Sử dụng LH-RHa kết hợp với não thùy
hay HCG kích thích sự rụng trứng và nhân dịch chuyển về cực động vật của tế bào nên tỷ
lệ rụng trứng sẽ cao và ổn định.


Hình 1.3. Thuốc LH-RHa + Dom
Hiện nay, người ta sử dụng phổ biến nhất là LH-RHa (mGnRH) do Trung
Quốc sản xuất. LH-RHa có ưu điểm là giá rẽ, sử dụng có hiệu quả với nhiều lồi
cá, tính đặc hiệu cho lồi chỉ thể hiện ở mức hoạt tính (Lin, 1988) [38]. Tuy nhiên,
khi sử dụng GnRHa cho cá đẻ thì thời gian tái phát dục của cá bố mẹ dài hơn, tỷ lệ
thụ tinh và tỷ lệ nở thường thấp hơn so với các loại chất kích thích sinh sản khác
(Nguyễn Tường Anh, 2008) [5].
- DOM (Domperidone)
Dom là một chất trong nhóm có tên gọi chung Dopamin antagonist (hoặc
antidopamin) là chất kết hợp với LH-RHa có tác dụng triệt tiêu sự ức chế tiết kích dục
tố của dopamin nội sinh. Domperidon sử dụng trong nghiên cứu có trong thuốc
Motilium – M (jannsen), được sản xuất ở Thái Lan.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


13

1.2.2.2. HCG (Human chorionic hormone)
HCG (kích dục tố màng đệm hoặc kích dục tố nhau thai) được Zondec và
Aschheim phát hiện từ năm 1927 trong nước tiểu người phụ nữ có thai từ 2 - 4 tháng là
một polypeptide có khối lượng phân tử 36.000 kDa, nó được tiết ra từ màng đệm của
nhau thai (Nguyễn Tường Anh, 1999b) [4]. HCG là một hormon polypeptide có chức
năng như LH và FSH.

Hình 1.4. Thuốc HCG (Human chorionic hormone)
HCG là loại kích dục tố dị chủng được dùng có hiệu quả cho nhiều loài cá nhất.
Ngoài các loài cá Mè, cá Trê, HCG cịn có tác dụng gây rụng trứng cho các loài cá khác ở
nước ta như cá Chày, cá Vền, cá Trơi, cá Bống, cá Vàng. Ở nước ngồi, HCG cịn được
dùng cho cá Chình (Yamamoto, Nagahama, 1973), cá Nheo mang túi Ấn Độ (Sundararaj,

Goswami, 1966), cá Vược vằn (Stevens, 1967), cá Sóc (Hyrose, 1972), cá Bơn (Zanzerov,
1982), cá Acerina cernua (Barannikova và ctv, 1968), cá buffalo (Burlakov và ctv, 1982)
(trích dẫn của Nguyễn Tường Anh, 1999b) [4]. Cá Ba sa (Pangasius bocourti) sinh sản tốt
khi tiêm HCG với liều thấp (500 UI/kg cá) trong vài ngày và liều cao (1.500 và 2.500 UI/kg
cá) (Cacot et al., 2002) [24]. Liều lượng HCG tiêm cho cá Trê trắng (Clarias batrachus)
dao động từ 1.000-3.000 UI/kg cá (Sahoo et al., 2007) [42].
Liều lượng HCG sử dụng cho cá phụ thuộc rất nhiều vào mức độ tinh khiết của
chế phẩm cũng như sự thành thục của cá. Thậm chí có lồi khi sử dụng đơn độc HCG
hiệu quả rất kém hoặc khơng có tác dụng.
1.2.2.3. Não thùy thể cá
Vào những năm đầu thập niên 30 của thế kỷ XX, các nhà nghiên cứu đã chứng
minh rằng việc tiêm dịch chiết từ tuyến yên cá có thể làm cho cá sinh sản (Houssay,

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


14

1930; Von Ihering, 1937; Gherbilsky, 1938 trích dẫn bởi Nguyễn Tường Anh, 1999b)
[4]. Hiện nay, não thùy cá được sử dụng dưới hai dạng là não tươi và não khô. Hai loại
kích thích tố trong não thùy là FSH (Follicle Stimulating Hormone) và LH (Luteinizing
Stimulating Hormone) được sản sinh ra nhiều nhất khi tuyến sinh dục thành thục.
Não thùy thể tuyến yên được lấy ra từ những loài cá thuộc các lồi cá Chép,
Trắm, Mè, Trê,...đã thành thục khi cịn tươi sống. Cá chết vài giờ thì hoạt tính kích dục
chỉ còn khoảng 50% (Nguyễn Tường Anh, 1999b) [4]. Não thùy thể cá Chép được coi
là kích dục tố mạnh cho nhiều loài cá kể cả các đối tượng khác họ và cả các loài cá
biển. Đối với não thùy thể dùng phương pháp tiêm 2 lần; lần 1 (liều sơ bộ) 0,5mg/kg
cá, lần 2 (liều quyết định) 5 - 6mg/kg cái. Nếu não thùy thể đạt chất lượng tốt thì kết
quả kích thích sinh sản đạt hiệu quả rất cao. Tuy việc sử dụng phương pháp tiêm não
thùy thể để kích thích cá sinh sản vẫn cịn phổ biến trong nghề cá, từ lâu nó đã bộc lộ

những điểm bất lợi. Đó là việc phải giết những cá đã thành thục có thể làm cá bố mẹ
hoặc làm giảm giá trị thương phẩm của cá bị lấy não thùy. Não thùy thể lấy từ nhiều
nguồn khác nhau nên hoạt tính khơng ổn định có thể gây những tổn thất về cá bố mẹ, kể
cả kế hoạch và tiến độ sản xuất. Não thùy thể là hỗn hợp nhiều loại hormon nếu sử dụng
khơng thích hợp có thể gây ra phản ứng phụ có hại, thậm chí gây chết cá bố mẹ được
tiêm (Nguyễn Tường Anh, 1999b) [4].
1.2.2.4. Steroid và 17,20P
Đã có nhiều loại steroid C21 gây được sự chín và rụng trứng in vitro và in vivo, đơi
khi cịn được sử dụng trong quy mô sản xuất (Nguyễn Tường Anh, 1999a) [3]. Một số các
steroid được sử dụng phổ biến hiện nay là Progesterone; DOC; DOCA; 17,20P; 17P.
Progesterone đã được chứng minh là có hiệu quả ở nhiều lồi cá, mặc dù tác
dụng kích thích của nó có thể là một kết quả của sự chuyển hóa thành chất chuyển hóa
mạnh hơn, là sự kích thích trực tiếp (Nagahama, 1997) [40]. Progesteron được sử dụng
với liều tiêm 15 - 25mg/kg cá, hòa tan trong dung dịch dầu, tiêm vào buồng trứng.
Từ lâu đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm dùng steroid kích thích cá sinh sản.
Có 2 loại hormon steroid tự nhiên khác nhau được tạo ra ở nang trứng là yếu tố gây
chính gây chín nỗn bào trong sinh sản cá: đó là 17,20P và 17,20,21P (Devlin và
Nagahama, 2002) [26].
DOC và DOCA được dùng rất có hiệu quả cho cá Trê phi (De Kimpe, Micha,
1974) [25] và cá Trê vàng Clarias macrocephalus (Trần Chí Học, 1988) [14]. Trên cá
Nheo mang túi Heteropneustes fossilis, DOC và các acetat của nó có tác dụng gây chín và
rụng trứng (Sundarazaj, Goswami, 1966) [44]. Các nhà nghiên cứu này còn nhận xét
DOC mạnh gấp 5 lần hydrocortison và hai chất này lại có sự hợp lực tốt nhất ở tỉ lệ 1:2,5

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


15

và 1:5. Cortexolon được thí nghiệm để kích thích sinh sản rất thành công trên quy mô

sản xuất lớn cho cá Chép, cá Trắm cỏ. DOCA có tác dụng tốt trên cá Chình Anguilla
anguilla (Epler, Beniarz, 1978) [28]; Brachydanio rerio (Van Ree et al., 1977) [48];
Salmo gairdneri (Jalarbert et al., 1972, 1973, 1976) [34], [35], [36]. Ở cá Trê vàng Clarias
macrocephalus, DOC cũng là tác nhân gây phản ứng tan biến túi mầm ngang bằng với
17,20P trong những nghiên cứu in vitro (Haider, Rao, 1994) [33].
17,20P được phát hiện ở nhiều loài cá trong thời gian thành thục sinh dục và
sinh sản. 17,20P có nhiều ưu điểm là: dễ sử dụng, dễ bảo quản, có hoạt tính cao và đặc
biệt là có khả năng phát huy tác dụng ở nhiệt độ khá thấp (13 oC) [6]. Tuy nhiên,
17,20P không phải chỉ có chức năng duy nhất là gây chín, mà nó cịn là pheromon sinh
sản ở một số lồi cá như ở cá Vàng Carrasius auratus (Dulka et al., 1987) [27]; cá Hồi
vân Salmon gairdneri (Liley et al., 1986) [37]; cá Rutilus rutilus (Lower et al., 1999)
[39]. Nó kích thích phản ứng tập tính sinh lý của con đực và kích thích sự phóng thích
LH ở giai đoạn thành thục và gây ra sự gia tăng sản sinh tinh dịch trong q trình sinh
sản. Ở cá Vàng cái sự phóng thích 17,20P đã làm gia tăng sự rụng trứng ở những con
cá cái khác trong cùng nhóm (Dulka et al., 1987 [27]). Thực nghiệm về sự điều khiển
của kích dục tố đối với việc tiết 17,20P cho thấy ở cá Chép sau khi được tiêm chất
chiết xuất não thùy thể hoặc các hormon thì mức 17,20P trong huyết tương tăng lên
nhanh chóng (Yaron et al., 2003, 2006) [51], [52]. Ở Việt Nam 17,20P đã được thực
nghiệm kích thích sinh sản và bước đầu có kết quả trên cá Chép, các loài cá nhập từ
Ấn độ, các loài cá Mè, cá Trê và gần đây nhất là cá Hú. Nếu GnRHa có ưu điểm là rẻ
và dễ kiếm thì 17,20P có ưu điểm là rẻ, khơng mất hoạt tính ở nhiệt độ cao (100 0C),
không bị phân hủy bởi vi khuẩn hay nấm.
Những cơng trình nghiên cứu về sau, đặc biệt là những cơng trình nghiên cứu
gây chín nỗn bào cá in vitro và đo hàm lượng hormon steroid ở cá lúc chín và rụng
trứng cho thấy 17,20P có ý nghĩa đặc biệt quan trọng ở nhóm cá. Trong bài tổng
quan “Tình hình các steroid gây chín nỗn bào cá xương”, Scott và Canario (1987)
đã kết luận rằng trong hàng chục hormon steroid đã thử nghiệm thì 17,20P là steroid
gây chín in vitro mạnh nhất ở tất cả các thí nghiệm [43].
Ngoài các loại hormon là tác nhân sinh lý chủ yếu và quan trọng tác động đến
hoạt động sinh sản của cá thì sự thành thục của tuyến sinh dục, tình trạng sức khỏe cá

là những điều quyết định. Cá sẽ khơng thể tiếp nhận kích dục tố do con người cung
cấp trong sinh sản nhân tạo nếu như tuyến sinh dục chưa đạt tới giai đoạn sẵn sàng cho
sinh sản (giai đoạn IV). Cá yếu hoặc bị sốc sinh lý đều là những cản trở cho q trình
kích thích sinh sản nhân tạo cá.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


16

1.3. Nghiên cứu về cá Chạch bùn
1.3.1. Trên thế giới
1.3.1.1. Một số đặc điểm sinh học
Cá Chạch bùn (Misgurnus anguillicaudatus Cantor, 1842) thuộc giống cá Chạch
bùn Misgurnus Lacápède, 1803, họ cá Chạch Cobitidae, bộ cá Chép Cypriniformes.
Cá Chạch bùn còn được xếp vào nhóm cá có một số điểm đặc biệt có tên
chung là weather fish, weather loach; cá có khả năng phát hiện ra sự thay đổi áp suất
trong khơng khí nơi chúng sinh sống (khi trời sắp có giông bão) và phản ứng bằng
những hành động khác lạ như bơi lung tung hoặc đứng dựng thẳng bằng đuôi (Fengyu
và Bingxian, 1990) [32].
Cũng như các loài cá được gọi là loach, Chạch bùn có thân hình ống, thn dài
giống như thân lươn. Màu sắc của thân thay đổi từ vàng đến xanh lục - oliu, nâu nhạt
hay xám với phần bụng nhạt hơn. Miệng Chạch bùn có 5 đơi râu. Râu được dùng để
đào sâu vào bùn tìm thức ăn và tìm nơi ẩn nấp. Cá Chạch bùn có thể dài đến 30 cm,
thuộc loài cá săn mồi nơi tầng đáy, ăn tạp gồm các sinh vật nhỏ và các thực phẩm hữu
cơ như rong, vi tảo. Cá không săn mồi bằng mắt nhưng bằng các phản ứng sinh hóa do
râu nhận biết. Nhờ cơ thể có khả năng sản xuất một lớp chất nhờn, giúp thân luôn trơn
và nhớt nên chúng có thể sống một thời gian ngắn trên cạn, và có thể sống tại những
vùng nước thiếu dưỡng khí (Fengyu và Bingxian, 1990) [32].
Cá Chạch bùn thường sống trong hang, hốc bùn dưới đáy, chỉ nhô đầu ra

ngồi. Cá trưởng thành thích những vùng nước tĩnh, hay chảy chậm. Cá ăn động vật
thủy sinh nhỏ ở tầng đáy, chịu được nhiệt độ thay đổi từ 2 - 30oC (Wang et al., 2008)
[48]. Một số yếu tố môi trường nước thích hợp cho cá sinh sống là: pH từ 6 – 7,5;
nhiệt độ từ 18 - 24oC và độ cứng từ 5 - 12oH (Fengyu và Bingxian, 1990) [32].
Theo Fujimoto và CTV (2006), cá Chạch bùn là loài ăn tạp và khơng phải là
lồi kén ăn. Nó có thể ăn được nhiều loại thức ăn như: thức ăn cắt thành miếng và
chìm, thức ăn viên, thức ăn xay nhỏ, và tảo. Có thể cho cá ăn ấu trùng muỗi, tơm, trùn
chỉ, daphnia, và thức ăn có nguồn gốc thực vật như tảo. Chạch bùn cịn có thể ăn ốc và
kiểm soát sự phát triển của ốc. Chạch bùn thích hợp với bể có thể tích bằng hoặc lớn
hơn 30 gallons (tương đương khoảng bằng hoặc lớn hơn 114 lít), với nền đáy là đá,
sỏi, hay rễ cây. Chúng thích hợp với ánh sáng dịu. Nó sống tốt trong mơi trường chỉ
cần thay nước 10% trong vịng 1 tuần. Cá Chạch hầu hết cư trú ở đáy bể, nhưng thỉnh
thoảng vẫn bơi ở tầng giữa và tầng mặt. Con đực trưởng thành có thể phân biệt với con
cái nhờ vây ngực thứ hai dài và dày hơn, và giống hình tam giác hơn là hình cung trịn
[31]. Theo Department of Primary Industries thì những cá thể có chiều dài >8 cm có
thể phân biệt đực cái bằng vây ngực [54].

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


17

Fujimoto và CTV (2006) đã mô tả sự phát triển của phôi cá Chạch bùn, trải
qua nhiều giai đoạn và nở ra thành cá bột vào khoảng 48 giờ sau khi thụ tinh. Sau đó,
cá bột trải qua 4 giai đoạn (khoảng 120 giờ sau khi thụ tinh), và bắt đầu sử dụng thức
ăn từ 132 - 144 giờ sau khi thụ tinh [31].
Theo Waterwatch Victoria (2011), cá Chạch bùn thành thục sinh dục ở chiều
dài 100 mm. Chúng là lồi đẻ nhiều lần trong năm, và đẻ trứng dính. Mỗi lần đẻ có thể
từ 4.000 - 16.000 trứng/cá thể tùy thuộc vào tuổi và kích thước thành thục của cá
Chạch bùn. Cá Chạch là loài ăn tạp, phổ thức ăn rộng, bao gồm ấu trùng côn trùng,

giáp xác, tảo và mùn bã hữu cơ [49].
1.3.1.2. Nghiên cứu sinh sản nhân tạo
Theo Fengyu và Bingxian (1990), tuổi thành thục lần đầu của cá Chạch bùn
cái là từ 1+ - 2 năm và cá đực là 1 năm. Đặc điểm phát triển của tuyến sinh dục và các
giai đoạn thành thục của tế bào trứng giống như cá Chép. Cá Chạch có thể đẻ nhiều lần
trong năm. Sức sinh sản của cá Chạch tỷ lệ thuận với kích thước của cơ thể cá. Mùa
sinh sản kéo dài từ giữa tháng 4 đến đầu tháng 10 hàng năm. Cá Chạch đạt tốc độ tăng
trưởng cao nhất về chiều dài trong năm thứ nhất và thứ hai nhưng tăng trưởng cao nhất
về khối lượng thì xảy ra trong năm thứ hai. Đối với hình thức ni thâm canh, cá
Chạch đạt kích thước thương phẩm vào tuổi thứ 2, khi chiều dài cá >11 cm [32].
Wang và CTV (2009) đã sử dụng GnRHa (liều đơn) và kết hợp với DOM để
kích thích sự rụng trứng cá Chạch bùn cái được thu thập từ tự nhiên. Liều lượng các
chất kích thích rụng trứng như sau: 2 mg/kg cá đối với não thùy thể khi tiêm liều sơ
bộ. GnRHa tiêm liều đơn với liều lượng 10 µg (G10), 20 µg (G20), 40 µg (G40) và
60 µg (G60) /kg cá và phối hợp giữa GnRHa và DOM với liều 5 µg + 2,5 mg (GD5),
10 µg + 5 mg (GD10), 20 µg + 10 mg (GD20) và 40 µg + 20 mg (GD40)/kg cá. Sự kết
hợp giữa GnRHa và DOM với liều 20 µg + 10 mg (GD20) and 40 µg + 20 mg
(GD40)/kg cá cái cho kết quả là tỷ lệ rụng trứng cao và có giai đoạn từ liều sơ bộ đến
liều quyết định ngắn nhất so với các thí nghiệm khác. Cũng như các loài khác trong họ
cá Chép, nên kết hợp giữa DOM và GnRHa để kích thích sự rụng trứng của cá Chạch
bùn [47].
Zhimin và Xiaozhu (2009) đã cho sinh sản nhân tạo cá Chạch bùn ở tỉnh
Henan, Trung Quốc. Kết quả cho thấy khi dùng kết hợp LRH - A2 và (DOM) thì cho
kết quả tốt hơn là dùng HCG và LRH - A2. Nếu với môi trường nước chảy và nhiệt độ
từ 21 - 24oC, độ mặn khoảng 5 ‰ thì thu được số lượng lớn cá bột Chạch bùn có chiều
dài từ 3,5 - 4,8 mm, với thời gian nở sau 25 giờ [50].
Suzuki (1983), chỉ ra rằng cá cái sau khi đẻ lần thứ nhất có thể đẻ tiếp trong
vịng 20 ngày. Thí nghiệm cho sinh sản nhân tạo cá Chạch bùn được sử dụng chất kích
thích rụng trứng là HCG (thí nghiệm tiến hành từng tháng) được tiến hành trong 28


PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


18

tháng. Có tối thiểu 70% cá cái tham gia sinh sản cho đến tháng thứ 13. Phần trăm cá
tham gia sinh sản dao động từ tháng thứ 12 đến tháng thứ 20, và giảm sút nhanh chóng
vào những tháng sau đó. Khơng có cá cái đẻ vào tháng thứ 27 và 28. Số lượng trứng
trung bình mỗi lần đẻ của cá cái giảm nhẹ hay không đổi cho đến tháng thứ 15, sau đó
thay đổi mạnh [45].
Wang và CTV (2008) đã nghiên cứu nhịp độ bắt mồi của cá bột Chạch bùn từ
khi mới nở cho đến 40 ngày tuổi tính từ khi nở. Thức ăn sử dụng là Daphnia cịn sống
(Moina micrura). Cá bột có thể bắt mồi từ 3 - 4 ngày sau khi nở ở nhiệt độ 23 ± 0,5
o
C. Cá bột ngày thứ 4 tăng cường bắt mồi vào lúc 10:00 và 16:00. Cường độ và tỷ lệ
bắt mồi cao nhất của cá bột ngày thứ 12 là vào lúc 8:00, 12:00 và 18:00. Vào ngày 20,
khi cá bột biến thái, cường độ và tỷ lệ bắt mồi cao nhất của cá bột vào lúc 6:00; 18:00
và 24:00. Cường độ bắt mồi cao nhất của cá con 30 ngày tuổi vào lúc 5:00 và 20:00,
sau từ 1 - 2 giờ khi cá đạt tỷ lệ bắt mồi cao nhất. Nhịp độ bắt mồi của cá con ngày 40
giống như ngày 30. Dự đoán tỷ lệ thức ăn tối đa trên khối lượng đàn cá là 43,1%,
33,4%, 19,0%, 12,8%, và 5,8% vào các ngày tuổi tương ứng là 4, 12, 20, 30 và 40.
Nhịp độ bắt mồi của cá con cũng khác nhau ở giai đoạn trước và sau khi biến thái.
Hoạt động bắt mồi của cá bột cá Chạch bùn trước khi biến thái tập trung vào ban ngày
(khi này cá bột ở trạng thái sống nổi), và tập trung vào ban đêm sau khi trải qua giai
đoạn biến thái (khi này cá con ở trạng thái sống đáy). Kích thước và hình dạng của cá
bột và cá con ở các ngày 4, 12, 20, 30 và 40 cũng được mô tả trong báo cáo này [48].
1.3.2. Ở Việt Nam
Cá Chạch bùn là một trong những đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế, giàu
dinh dưỡng, được nhân dân ta ưa thích, lồi cá này hứa hẹn sẽ mang lại một nguồn lợi
to lớn cho sự phát triển nghề cá của nước nhà. Tuy nhiên, sự hiểu biết về lồi cá này

cịn rất ít nên đến nay cá Chạch bùn chưa được nuôi phổ biến và số lượng của loài này
đang khan hiếm dần do khai thác không hợp lý. Hiện nay, trong nước chưa có nhiều
cơng trình nghiên cứu về đối tượng cá Chạch bùn, chủ yếu là nghiên cứu về phân loại
còn nghiên cứu về sinh học, sinh sản và nuôi thương phẩm cá Chạch bùn rất hạn chế.
Vì vậy, việc nghiên cứu sinh sản nhân tạo và nuôi thử nghiệm thương phẩm cá
Chạch bùn trở nên cấp thiết và quan trọng, góp phần bảo vệ nguồn lợi cá Chạch bùn tự
nhiên, đa dạng hóa đối tượng ni, thúc đẩy phát triển ni trồng thủy sản theo hướng
bền vững.
1.3.2.1. Một số đặc điểm sinh học
Tác giả Võ Văn Chi (1999) có mơ tả lồi Chạch bùn như sau: cá Chạch bùn có
phần thân trước hình trụ trịn, phần đi dẹp một bên, dài 5 - 18 cm. Đầu cá nhọn, hơi
tròn. Mắt nhỏ nằm ở hai bên đầu, khoảng cách giữa hai mắt rất ngắn. Có 5 đơi râu
miệng trong đó 2 đơi ở đầu mõm, 2 đôi ở dưới mõm và 1 đơi ở góc miệng. Da mỏng

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


19

và dưới da có nhiều tuyến tiết chất nhờn nên rất trơn. Màu sắc của cá thay đổi theo
màu nước nơi chúng sinh sống: toàn thân màu nâu, lưng màu nâu đen xậm hơn bụng,
bụng màu vàng nhạt. Trên thân có nhiều chấm nhỏ, đơi khi tụ thành những chấm lớn.
Ở gốc vây đi có một chấm to màu đen. Cá sinh sản vào các tháng 4 - 7. Cá cái có thể
đẻ mỗi đợt khoảng 2.000 trứng. Mức sinh sản trung bình, mật độ cá có thể tăng gấp
đơi sau từ 1 đến 4 năm. Cá ăn động vật thủy sinh nhỏ ở tầng đáy, chịu được nhiệt độ
thay đổi từ 2oC đến 30oC. Cá Chạch bùn thường sống trong hang, hốc bùn dưới đáy,
chỉ nhô phần đầu ra ngồi. Cá trưởng thành thích những vùng nước tĩnh hay chảy
chậm [53].
Tác giả Kim Văn Vạn (2012) có viết về Chạch bùn như sau: Chạch bùn là một
loài cá sống đáy, sống ở khu vực nông của sông, hồ, ao, ruộng, kênh mương. Ở nước

ta, Chạch bùn thường gặp ở các tỉnh miền Bắc và Bắc Miền Trung. Chạch bùn cũng
phân bố rộng rãi ở một số nước châu Á như Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc. Do
thịt thơm ngon, hàm lượng đạm cao tới 18,43%, chất béo ít chỉ có 2,69%, là động vật
thủy sản nhiều đạm và ít mỡ, chạch bùn cũng đang là mặt hàng xuất khẩu. Bởi vậy
Chạch bùn sớm trở thành một đối tượng nuôi [55].
Cá mình dài, đoạn trước vây bụng hình ống trịn, đoạn sau dẹt dần, cuống
đuôi dẹt mỏng. Đầu tương đối nhọn, mắt nhỏ có da che phủ. Độ xiên của mõm lớn.
Miệng ở phía dưới hình móng ngựa. Có 5 đôi râu, khe mang nằm ở chân vây ngực.
Hậu môn ở gần vây hậu mơn. Vây đi hình trịn, tuyến bên hồn chỉnh. Hai bên lưng
màu tro đậm, có con có đốm đen xen kẽ (Kim Văn Vạn, 2012) [55].
Cá Chạch là một loài cá sống đáy, sống ở khu vực nông của sông, hồ, ao,
ruộng, kênh mương. Cá Chạch có sức thích nghi nhanh ở mơi trường xấu. Khi nhiệt độ
nước quá cao, hoặc quá thấp cá Chạch rúc xuống bùn. Khi thời tiết thay đổi bất thường
hay khi có triệu chứng bệnh, cá Chạch nổi lên mặt nước. Ngồi hơ hấp bằng da, mang,
cá Chạch cịn có thể thở bằng ruột, khi nước thiếu ôxy cá Chạch ngoi lên trực tiếp mặt
nước để đớp khơng khí, thực hiện trao đổi khí ở trong ruột sau đó khí được thải qua
hậu mơn ra ngồi (Kim Văn Vạn, 2012) [55].
Cá Chạch ăn tạp, lúc nhỏ ăn động vật là chính, về sau chuyển dần sang ăn tạp.
Giai đoạn trưởng thành cá Chạch ăn thực vật là chủ yếu. Cá Chạch cỡ dưới 5cm chủ yếu
ăn luân trùng, râu ngành, chân chèo và các động vật phù du khác. Cỡ 5 - 8cm ngoài thức
ăn động vật phù du, cá Chạch còn ăn giun nhỏ và ấu trùng muỗi lắc. Cỡ 8 - 9 cm cá
Chạch còn ăn tảo khuê, thân lá cây cỏ non và hạt ngũ cốc, cỡ trên 9 cm cá Chạch
chuyển sang ăn thức ăn là thực vật là chính. Ni trong ao cá Chạch cịn ăn các thức
ăn tinh.
Nhiệt độ phù hợp cho cá Chạch sinh trưởng từ 15 - 30oC, thích hợp nhất từ
25 - 27oC. Ở nhiệt độ này cá Chạch ăn khỏe và mau lớn. Cá Chạch mới nở chỉ to bằng

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma



20

đầu kim khâu, sau 1 tháng có chiều dài 2 - 3 cm, sau nửa năm được 4 - 6 cm, cá Chạch
trưởng thành nặng 30 - 60 g, con to nhất nặng 100 g dài 20 cm.
1.3.2.2. Nghiên cứu sinh sản nhân tạo
Bùi Huy Cộng và nhóm nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu NTTS I đã tiến
hành nghiên cứu thăm dò sinh sản nhân tạo cá Chạch bùn trong 2 năm từ tháng 7/2009
đến tháng 9/2010 đã tạo ra được 3000 con cá Chạch bùn giống cỡ 2 - 3 g/con. Nghiên
cứu này đã sử dụng cá Chạch bùn bố mẹ cỡ 8 - 15 g/con, nuôi vỗ ở mật độ 20 con/m3,
trong điều kiện bể xi măng có diện tích 30 m2, độ sâu 1,5 m, cho ăn bằng thức ăn viên
28 - 35% protein của hãng CP, có kích thích nước chảy 1 - 2 giờ/tuần. Não thùy, HCG
(Human Chrionic Gonadotropin), LHRH-A (Luteinising Hormone - Releasing
Hormone Analogue), DOM (Domperidon) đã được sử dụng để gây kích thích sinh sản
cho cá. Kết quả thăm dò sinh sản cá Chạch bùn qua 2 đợt năm 2009 cho thấy sử dụng
não thùy cho tỷ lệ cá đẻ 47 - 100%, tỷ lệ thụ tinh đạt 80% và tỷ lệ nở đạt 70% và ra
được 3000 cá bột, còn sử dụng DOM + LHRH- A khơng có hiệu quả. Kết quả năm
2010 thăm dò sinh sản cá Chạch bùn cho thấy sử dụng HCG + não thùy mặc dù có tỷ
lệ cá đẻ 13%, tỷ lệ thụ tinh 40% và tỷ lệ nở 50% nhưng cá bột bị chết. Chỉ sử dụng
não thùy để tiêm cho sinh sản nhân tạo cá Chạch bùn cho kết quả tốt, có tỷ lệ đẻ đạt
47 - 100%, tỷ lệ thụ tinh 70 - 75%, tỷ lệ nở 60 - 70%, ra được 14400 cá bột [7].
Sau khi nở, cá bột được đưa vào ương trong bể xi măng có diện tích 2 m2/bể, độ
sâu 1,2 m ở các mật độ 100 con/m2, 150 con/m2, 200 con/m2 mỗi mật độ được lặp lại 3
lần, thức ăn là lịng đỏ trứng gà luộc chín nghiền mịn và động vật phù du đã được lọc
sạch, rửa bằng nước muối loãng 2%. Kết quả ương cá Chạch bùn từ cá bột cỡ 0,6 cm,
sau 21 ngày tuổi cho thấy ương ở mật độ 100 con/m2 có kết quả tốt nhất, chiều dài
trung bình 2,5 cm và tỷ lệ sống 60%.
Kết quả ương cá Chạch bùn trong 3 bể xi măng (lập lại 3 lần) từ giai đoạn cá
hương lên cá giống ở mật độ 100 con/m2. Cá thả có khối lượng trung bình 0,146 g/con,
sau 43 ngày ni bằng thức ăn viên 35% protein cá đạt khối lượng trung bình 2,6 g/con.
Kết quả tốc độ sinh trưởng trung bình của cá chạch bùn đạt 0,057 g/con/ngày; tỷ lệ

sống dao động ở các bể 60 - 68%; hệ số chuyển hóa thức ăn trung bình là 1,5.
Kết quả nghiên cứu của Võ Ngọc Thám (2012) thuộc khoa Nuôi trồng thủy
sản trường đại học Nha Trang về công nghệ sinh sản nhân tạo cá Chạch bùn ở Khánh
Hòa cho thấy khi kích thích cá đẻ bằng kích dục tố LHRH_A + DOM với liều lượng:
120µg LRH-A3 + 10mg Dom thì tỷ lệ cá đẻ đạt 100 %, tỷ lệ thụ tinh đạt 88,55%, tỷ lệ
nở đạt 62,67 %, tổng số cá bột thu được 94.700 con. Kết quả ương cá giống từ cá bột
lên cá hương đạt tỷ lệ sống thấp, dao động từ 5,3 – 10,1 %. Ương từ cá hương lên cá
giống tỷ lệ sống đạt cao hơn 26,3 – 37,7 % [18].

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


21

Nghiên cứu của Đặng Thị Thắng (2013) thuộc trường Đại học Tây Nguyên
cho kết quả: Cá Chạch bùn bố mẹ có thể thành thục sinh dục trong điều kiện ni
nhốt trong bể lót bạt. Kích thích sinh sản nhân tạo cá Chạch bùn thành công với
LHRH-A + DOM với tỷ lệ đẻ của cá cái từ 66 - 72%. Ương cá bột từ giai đoạn bột
lên hương với thức ăn gồm: trứng, bột đậu, kết hợp với vitamin và men vi sinh tổng
hợp trong thời gian 21 - 22 ngày đạt kích cỡ bình qn 1,25 - 1,7 cm, tỷ lệ sống
khoảng 50%. Ương cá hương lên giống với thức ăn gồm cám tổng hợp, trứng, bột
đậu, kết hợp với vitamin và men vi sinh tổng hợp trong thời gian 35 - 40 ngày đạt
kích thước từ 2,2 - 3,7 cm, tỷ lệ sống đạt khoảng 60% [19].
1.4. Các nghiên cứu đặc điểm sinh sản của cá
1.4.1. Sức sinh sản
Cá có khả năng sinh sản rất cao. Khả năng sinh sản rất cao đó là số lượng
trứng mà con cái đẻ trong suốt mùa sinh sản. Có những lồi cá đẻ hàng mấy trăm triệu
trứng trong một lần đẻ. Biết được khả năng sinh sản trung bình của cá ni, những
người sản xuất cá giống có thể lập kế hoạch thích hợp, xác định số lượng cá bố mẹ
thích hợp cho thụ tinh nhân tạo…

Khi xem xét về sinh sản của các loài cá, Pravdin (1973) cho rằng cần phải biết
khả năng sinh sản của cá nuôi để lập kế hoạch thích hợp cho trại ni cá, xác định
được số lượng cá bố mẹ cần nuôi vỗ. Cũng cần phải biết sức sinh sản của cá để đánh
giá hiệu suất đẻ trứng tự nhiên của nó vì số lượng trứng đẻ ra trong tự nhiên là một yếu
tố rất quan trọng trong sự tồn tại của một loài. Sinh sản nhiều hay ít chính là đặc tính
thích nghi nhằm duy trì sự sống sót cao của lồi. Những lồi có sức sinh sản lớn thích
nghi với mức tử vong cao và ngược lại. Những lồi có khả năng bảo vệ con có sức
sinh sản kém hơn những lồi khơng biết chăm sóc con non. Những lồi có sức sinh sản
thấp trứng của chúng thường lớn hơn những lồi có sức sinh sản cao [17].
Cần phải lưu ý đến 3 loại sức sinh sản: sức sinh sản tuyệt đối, sức sinh sản
tương đối và sức sinh sản thực tế.
Sức sinh sản tuyệt đối là lượng trứng có trong buồng trứng của con cái. Số
lượng này thường tăng khi kích thước cơ thể lớn, tức là tăng theo tháng tuổi nhưng sức
sinh sản tuyệt đối giảm khi ở tuổi già.
Để xác định sức sinh sản tuyệt đối cần phải có nhiều số liệu và đếm trứng một
cách chính xác. Phần trứng lấy ra để đếm phải ở ba đoạn (đầu, giữa và cuối) của tuyến
sinh dục, đó cũng là trứng dùng để xác định kích thước cũng như mức độ phát triển
của các nỗn bào, nhất là đối với các lồi đẻ nhiều đợt trong năm.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


22

Muốn tính sức sinh sản tuyệt đối ta cân khối lượng tuyến sinh dục (w) ở giai
đoạn cá sắp đẻ (trứng ở giai đoạn IV), rồi cân một phần (n) của nó, đếm số trứng riêng
của phần n đó, chẳng hạn được số lượng là a.
Như vậy sức sinh sản tuyệt đối sẽ là: S = (a/n)* w.
Sức sinh sản tương đối quan trọng đối với nghề cá nuôi, khi biết số lượng
trứng trên một kg cá cái thì rất dễ dàng tính được tổng số lượng trứng mà cá cái có

theo khối lượng của nó.
Sức sinh sản tương đối chính là số lượng trứng trên đơn vị khối lượng cơ thể,
thường là trên 1 kg cá cái. Chỉ số này rất quan trọng giúp cho việc so sánh sức sinh sản
của các loài cá khác nhau, các cá thể trong quần thể khác nhau về kích thước, về tuổi.
Có cá thể có sức sinh sản tuyệt đối cao nhưng sức sinh sản tương đối lại nhỏ và ngược
lại, ở lứa tuổi trung bình sức sinh sản tương đối cao nhất so với lứa tuổi già và trẻ, ở lứa
tuổi già sức sinh sản tương đối giảm đi rõ rệt.
Sức sinh sản tương đối được tính:
S1 = Sức sinh sản tuyệt đối (S)/khối lượng toàn thân cá.
Nguồn thức ăn là yếu tố chủ đạo điều chính sức sinh sản của lồi, ni dưỡng
tốt, sinh trưởng nhanh và nhanh thành thục, sức sinh sản lớn và ngược lại. Đây là
nguyên tắc bất di bất dịch trong nuôi trồng thủy sản.
Sức sinh sản thực tế: Pravdin cho rằng cần phải có khái niệm sức sinh sản thực
tế (sức sinh sản thực dụng) bởi vì số lượng trứng cá đẻ ra khơng thể thụ tinh tồn bộ.
Sức sinh sản thực tế chính là số lượng trứng cá đẻ ra tính trên 1 kg cá mẹ, nó nhỏ hơn
sức sinh sản tuyệt đối. Thường thì trứng ở giai đoạn IVc khi kiểm tra giải phẫu cá sẽ là
trứng cá đẻ ra, ngoài ra trứng cá đẻ ra còn bao gồm các trứng ở giai đoạn IVa, IVb và
giai đoạn III, tùy theo thời gian kiểm tra trước khi cá đẻ.
Nhiều cơng trình khoa học đã được tiến hành để nghiên cứu sức sinh sản của
cá tiểu biểu:
Efimova (1949) giới thiệu về sức sinh sản của cá măng (Esox lucicus) ở các
sơng Ơbi, Volga và biển Arals.
Mensikov (1636) nghiên cứu sức sinh sản của cá tầm sao Xibêri (Acipenser
baeri Brandt).
Xuvorov (1948) mô tả tỉ mỉ phương pháp thể tích để tính tốn số lượng trứng.
Driagin (1952) mô tả phương pháp đồ giải xác định sức sinh sản cá theo
đường kính trứng và thể tích chung của nó…

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma



23

1.4.2. Giới tính
Ở một số lồi cá có sự khác nhau về hình dạng bên ngồi của con đực và con
cái. Đối với công tác nghiên cứu ngư loại học, việc xác định tính đực cái của cá chiếm
một địa vị quan trọng trong phân loại, nghiên cứu sinh học cũng như công tác đánh giá
mức độ trữ lượng cá. Trong công tác sản suất cá giống, điều quan trọng nhất là phải
phân biệt được giới tính từng con cá được chọn làm cá bố mẹ.
Đối với cá Chạch bùn có thể dễ dàng phân biệt cá đực và cá cái khi quan sát vây
ngực và bụng cá. Cá Chạch bùn đực vây ngực dài, cơ thể thon dài, bụng bé. Cá Chạch
bùn cái vây ngực rộng và ngắn hơn, cơ thể hình ống trịn, bụng to trịn. Kết quả phân
biệt cá đực cá cái chuẩn bị đưa vào nuôi vỗ sinh sản được trình bày trong bảng 1.1.
Bảng 1.1. Phân biệt cá Chạch bùn đực, cá Chạch bùn cái
Đặc điểm

Cá Chạch bùn đực

Cá Chạch bùn cái

Kích cỡ

Thường nhỏ hơn cá cái

Thường lớn hơn cá đực

Hoạt động

Nhanh nhẹn hơn


Chậm chạp hơn

Hình thể

Cơ thể thon dài hơi giống Cơ thể hình ống trịn, bụng
hình chóp trịn, bụng bé
to trịn

Vây ngực

Hẹp và dài dơn

Rộng và ngắn hơn

Lỗ sinh dục

Không lồi rõ

Hơi lồi

“a” – Cá Chạch bùn đực

“b” – Cá Chạch bùn cái

Hình1.5. “a” – Cá Chạch bùn đực; “b” – Cá Chạch bùn cái.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


24


1.4.3. Các giai đoạn chín của tuyến sinh dục
Mức độ chín muồi của sản phẩm sinh dục ở một số lồi cá riêng biệt được
xác định khác nhau. Hiện có nhiều sơ đồ xác định độ chín muồi sinh dục. Giữa
chúng chưa có sự thống nhất với nhau và vấn đề này chưa được nghiên cứu đầy
đủ mặc dù cũng đã tiến hành nghiên cứu khá nhiều, đặc biệt là các nhà nghiên cứu
người Nga: Vukotits (1925); Kixelevits (1923); Filatov và Duplako (1926);
Nedosibinui (1928), Meien (1927, 1936, 1939, 1944); Kulaev (1927, 1939);
Truxov (1947, 1949); Lapitxki (1949). Ngoài ra, trong tài liệu q của các nhà
bác học Liên Xơ cũng có những tài liệu quý về vấn đề này. Sơ đồ xác định độ
chín muồi sinh dục ở cá bước đầu đã được cơ quan nghiên cứu ngư loại học lâu
đời nhất ở Liên Xơ là phịng thí nghiệm ngư loại Axtrakhan lập ra và được
Kixelevits (1923) giới thiệu trong cuốn “Hướng dẫn quan sát sinh vật học” (trích
dẫn bởi Pravdin, 1973).
Theo Pravdin cần phải công nhận bậc thang tổng hợp được xây dựng bởi tác
giả Nikolski (1963) để sử dụng cho công tác nghiên cứu ngư loại học của tất cả các
loài cá. Bậc thang này gồm 6 giai đoạn như sau:
Giai đoạn I: Cá thể non chưa chín muồi sinh dục.
Giai đoạn II: Những cá thể trưởng thành có sản phẩm sinh dục sau đẻ trứng,
tuyến sinh dục có kích thước rất nhỏ nhưng bắt đầu phát triển ở các cá thể còn non,
to và dày thêm tạo thành trứng hoặc tinh sào, mắt thường hầu như khơng nhìn thấy
được hạt trứng. Tuyến sinh dục còn nhỏ và còn lâu mới chiếm hết xoang cơ thể.
Giai đoạn III: Buồng trứng tăng lên về thể tích, chiếm 1/3 đến 1/2 xoang
bụng và chứa đủ các hạt trứng nhỏ, đục, hơi xám mà mắt thường nhìn thấy được hạt
trứng, trứng kết thành từng chùm nếu dùng kéo cắt buồng trứng và tách các hạt
riêng ra, sẹ có màu trắng trong, chuyển sang màu hồng nhạt. Thời gian giai đoạn 3
rất lâu, có thể kéo dài từ mùa thu năm này đến mùa xuân sang năm.
Giai đoạn IV: Giai đoạn chín muồi, trứng và sẹ đang chín, hạt trứng lớn,
buồng trứng chiếm 2/3 xoang bụng, trứng rời từng cái một, tuyến sinh dục có khối
lượng lớn nhất nhưng khi ấn nhẹ các sản phẩm sinh dục chưa chảy ra. Giai đoạn

này không lâu và nhanh chóng chuyển sang giai đoạn sau. Trong sản xuất, phát
triển của trứng ở giai đoạn IV còn được chia ra IVa, IVb và IVc, ở thời kỳ IVa
thường trứng chưa phân cực, IVc trứng phân cực, các sản phẩm sinh dục có chiều
hướng chảy ra ngồi khi dốc ngược cá, bụng cá mềm, thời kỳ IVc chỉ còn một thời
gian rất ngắn là cá đẻ.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


25

Giai đoạn V: Giai đoạn đẻ trứng, các sản phẩm sinh dục chảy ra khi ấn
nhẹ vào bụng cá, khối lượng tuyến sinh dục từ đầu đến cuối giai đoạn đẻ trứng
giảm đi rất nhanh.
Giai đoạn VI: Giai đoạn sau khi đẻ, các sản phẩm sinh dục hết và lỗ sinh
dục phồng lên, tuyến sinh dục trong dạng túi nhão, ở con cái thường có những
trứng sót lại sẽ bị thối hóa, qua vài ngày buồng trứng phồng lên, các hạt trứng lại
được tái tạo ở giai đoạn 2 hoặc 3, cịn ở con đực có những tinh tử rớt lại và tinh
trùng cũng được tái tạo sau vài ngày.
Các nhà nghiên cứu cá đã chia sự phát triển của tuyến sinh dục cá thành
các giai đoạn, căn cứ vào các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục cá mà có
những tác động kỹ thuật, tác động của mơi trường để phục vụ mục đích nghiên
cứu hoặc sản xuất giống theo các hướng khác nhau.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


×