Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại các NHTM Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ THÚY NGA

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
NỢ XẤU TẠI CÁC NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ THÚY NGA

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
NỢ XẤU TẠI CÁC NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS TRẦM THỊ XUÂN HƢƠNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2014




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại các NHTM
Việt Nam” là cơng trình nghiên cứu của chính tơi.
Ngồi những tài liệu tham khảo đã được trích dẫn trong luận văn, tôi bảo
đảm nội dung luận văn là độc lập, không sao chép từ bất kỳ một cơng trình nào
khác.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 08 năm 2014
Tác giả

NGUYỄN THỊ THÚY NGA


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI
CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ...................................................................... 6
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NỢ XẤU .................................................................... 6
1.1.1 Khái niệm .................................................................................................... 6
1.1.2 Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu ...................................................................... 8
1.1.2.1 Nguyên nhân khách quan ............................................................... 8
1.1.2.2 Nguyên nhân chủ quan ................................................................... 8
1.1.3 Phân loại nợ .............................................................................................. 10

1.2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN NỢ XẤU NGÂN HÀNG THƢƠNG
MẠI................................................................................................................ 12
1.2.1 Tổng quan các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu NHTM 12
1.2.2 Đề xuất các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu NHTM .................................. 19
KẾT LUẬN CHƢƠNG I ........................................................................................ 21
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG NỢ XẤU TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM……...22
2.1 THỰC TRẠNG NỢ XẤU TẠI NHTM VIỆT NAM.................................. 22
2.1.1 Tổng quan về hoạt động của NHTM Việt Nam....................................... 22
2.1.2 Tình hình nợ xấu của NHTM Việt Nam .................................................. 27
2.2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI CÁC NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI VIỆT NAM ....................................................................... 33
2.2.1 Mẫu dữ liệu nghiên cứu ........................................................................... 33
2.2.2 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 33
2.2.3 Các biến đo lường ................................................................................... 34
2.2.4 Thống kê mô tả và ma trận tương quan giữa các biến ............................ 36
2.2.5 Mơ hình hồi quy ...................................................................................... 38


2.2.6 Các kiểm định và lựa chọn mơ hình ........................................................ 38
2.2.6.1 Kiểm định đa cộng tuyến ............................................................ 38
2.2.6.2 Đánh giá mức độ phù hợp mơ hình bằng hệ số R2 ..................... 39
2.2.6.3 Kiểm định lựa chọn mơ hình: kiểm định Hausman .................... 39
2.2.7 Các kết quả hồi quy dữ liệu các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu .............. 39
2.2.7.1 Kết quả hồi quy dữ liệu theo FEM ............................................. 40
2.2.7.2 Kết quả hồi quy dữ liệu theo REM ............................................. 41
2.2.7.3 Kiểm định hausman test ............................................................. 43
2.2.7.4 Kiểm tra hiện tượng tư tương quan trong mơ hình ..................... 45
2.2.7.5 Giải thích ý nghĩa các hệ số hồi quy ........................................... 45
2.2.8 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến ...................................................... 46
2.2.9 Giải thích kết quả mơ hình các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu của NHTM

................................................................................................................................... 48
2.2.9.1 Biến tốc độc tăng trưởng của nên kinh tế ................................. 49
2.2.9.2 Biến tỷ lệ dự phòng các khoản cho vay khách hàng trên tổng
khoản cho vay ..................................................................................... 50
2.2.9.3 Biến tốc độ tăng trưởng khoản vay ............................................ 51
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ....................................................................................... 53
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NHẰM HẠN CHẾ NỢ XẤU CỦA
NHTM VIỆT NAM ................................................................................................ 54
3.1 GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM ....... 54
3.2 GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CHÍNH PHỦ, NHNN ............................................ 56
3.3 GIẢI PHÁP HỖ TRỢ KHÁC ...................................................................... 59
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ........................................................................................ 60
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Giải thích

BCBS

Basel Committee on Banking Supervision: ủy ban basel về
giám sát ngân hàng

SBV

State Bank of Vietnam: ngân hàng Nhà nước Việt Nam


DN

Doanh nghiệp

FEM

Fix Effect Model: mơ hình ảnh hưởng cố định

GDP

Gross Domestic Product: tổng sản phẩm quốc nội

GMM

Generalized Method of Moments: phương pháp ước lượng
GMM

IAS

International Accounting Standards: chuẩn mực kế toán quốc tế

IFRS

International Financial Reporting Standards: chuẩn mực báo
cáo tài chính Quốc tế

IMF

International Monetary Fund: tổ chức tiền tệ thế giới


NHTM

Ngân hàng thương mại

NHNN

Ngân hàng nhà nước

LLR

Loan Losses Reserves: dự phòng rủi ro cho vay

NPL

Non-Performing Loans: nợ xấu

TCTD

Tổ chức tín dụng

TL

Total Loans: tổng cho vay

REM

Radom Effect Model: mơ hình ảnh hưởng ngẫu nhiên

RIR


Real Interest Rate: lãi suất thực

ROA

Return on Assets: tỷ số lợi nhuận trên tài sản

UN

Unemployment: thất nghiệp

VAMC

Vietnam Asset Management Company: công ty quản lý tài sản

VIF

Variance inflation factor: nhân tử phóng đại phương sai

VNĐ

Việt Nam đồng

ΔLoan

Represents loan growth: tốc độ tăng trưởng khoản vay


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Tổng kết lý thuyết nghiên cứu các biến vĩ mô ảnh hưởng đến nợ xấu ngân

hàng .......................................................................................................... 15
Bảng 1.2 Tổng kết lý thuyết nghiên cứu các biến vi mô ảnh hưởng đến nợ xấu ngân
hàng .......................................................................................................... 18
Bảng 1.3 Các yếu tố được sử dụng để tìm hiểu nguyên nhân gây ra nợ xấu ............ 19
Bảng 2.1 Số lượng và vốn điều lệ trung bình của các NHTM Việt Nam ................. 22
Bảng 2.2 Tỷ lệ nợ xấu của NHTM Việt Nam và các nước. ...................................... 30
Bảng 2.3 Tỷ lệ nợ xấu của các NHTM nhà nước...................................................... 31
Bảng 2.4 Tỷ lệ nợ xấu của các NHTM cổ phần ........................................................ 32
Bảng 2.5 Các yếu tố được sử dụng để tìm hiểu nguyên nhân gây ra nợ xấu ............ 35
Bảng 2.6 Mô tả dữ liệu thống kê các biến quan sát .................................................. 36
Bảng 2.7 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến quan sát ...................................... 37
Bảng 2.8 Kết quả hồi quy NPL/TL theo Fixed Effect Model ................................... 40
Bảng 2.9 Kết quả hồi quy NPL/TL theo Random Effect Model .............................. 41
Bảng 2.10 So sánh kết quả hồi quy NPL/TL theo FEM và REM ............................. 42
Bảng 2.11 Kết quả kiểm định Hausman test trong hồi quy NPL/TL ........................ 44
Bảng 2.12 Kết quả mơ hình hồi quy phụ để tính đa cộng tuyến ............................... 47
Bảng 2.13 Kết quả kiểm tra mô hình ........................................................................ 48
Bảng 2.14 So sánh kết quả hồi quy và lý thuyết nghiên cứu .................................... 52


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 2.1 Tốc độ tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn 2006-2013 ........................... 23
Hình 2.2 Lợi nhuận của NHTM Việt Nam ............................................................... 26
Hình 2.3 Tỷ lệ nợ xấu của NHTM Việt Nam ........................................................... 29
Hình 2.4 Tỷ lệ nợ xấu của NHTM Nhà nước .......................................................... 31
Hình 2.5 Tỷ lệ nợ xấu của NHTM cổ phần ............................................................... 32
Hình 2.6 Ảnh hưởng của GDP giai đoạn 2005-2012 lên nợ xấu .............................. 49


1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hệ thống ngân hàng đóng vai trị trung tâm trong việc huy động và phân bổ
nguồn vốn trong nền kinh tế, các khoản vay được cung cấp cho khách hàng và dịch vụ
này cũng đóng góp lợi nhuận cho NHTM, tuy nhiên đây cũng là nguyên nhân chính
tạo nên nợ xấu của hệ thống NHTM.
Chủ đề “nợ xấu” (NPL) đã thu hút được sự chú ý hơn trong những thập kỷ gần
đây. Một số nghiên cứu đã kiểm tra sự thất bại của ngân hàng và nhận thấy rằng chất
lượng tài sản là một chỉ số của khả năng thanh toán (Demirguc-Kunt, 1989; Barr and
Siems, 1994). Nhiều ngân hàng vẫn có một tỷ lệ cao của những khoản nợ xấu trước khi
phá sản. Tỷ lệ nợ xấu là một trong những nguyên nhân chính của vấn đề trì trệ kinh tế.
Mỗi một khoản nợ xấu trong lĩnh vực tài chính làm tăng khả năng dẫn đến ngân hàng
gặp khó khăn và khơng có lợi nhuận.
Giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu là một thành phần khơng thể thiếu trong hoạt động tín
dụng ngân hàng với mục tiêu đảm bảo cho hoạt động tín dụng được an toàn, hiệu quả,
và là một điều kiện cần thiết để cải thiện tăng trưởng kinh tế. Khi tỷ lệ nợ xấu cao,
chúng sẽ ảnh hưởng đến các nguồn lực kèm theo đó là việc kinh doanh thua lỗ của các
NHTM. Như vậy tỷ lệ nợ xấu có khả năng cản trở tăng trưởng kinh tế và làm giảm hiệu
quả kinh tế (Hou, 2007). Những cú sốc đến từ hệ thống tài chính có thể phát sinh từ các
yếu tố cụ thể cho các công ty hoặc sự mất cân bằng kinh tế vĩ mơ. Nhìn chung, nghiên
cứu áp dụng trong các nền kinh tế phát triển đã khẳng định rằng điều kiện kinh tế vĩ
mô ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng. Những yếu tố này có thể bao gồm các biến kinh tế
vĩ mô và các biến bên trong của ngân hàng.
Môi trường kinh tế vĩ mô tác động đến việc đánh giá khách hàng vay và khả
năng có một khoản vay. Một nền kinh tế tăng trưởng thuận lợi cho sự gia tăng doanh
thu và giảm khó khăn về tài chính. Kết quả là, tăng trưởng GDP thực tế có ảnh hưởng


2


ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu. Ngược lại, tỷ lệ thất nghiệp có ảnh hưởng cùng chiều
đến nợ xấu (Ahlem Selma Messai và Fathi Jouini, 2013) Một nghiên cứu thực nghiệm
đã tìm thấy một sự kết hợp ngược chiều giữa nợ xấu và tăng trưởng GDP thực tế (Salas
and Saurina 2002; Fofack, 2005; Jimenez and Saurina, 2006; Khemraj and
Pasha, 2009; Dash and Kabra, 2010). Sự chứng minh được cung cấp trong nghiên
cứu thực nghiệm của hiệp hội này là mức độ ảnh hưởng cùng chiều cao hơn tăng
trưởng GDP thực tế có thói quen địi hỏi một mức thu nhập cao hơn. Điều này cải thiện
khả năng của khách hàng vay để trả nợ và góp phần giảm nợ xấu. Khi có một cuộc suy
thối trong nền kinh tế (chậm lại hoặc sự tăng trưởng ngược chiều) thì mức độ nợ xấu
tăng lên.
Xuất phát từ thực tế đặt ra, việc xác định các yếu tố vĩ mô và vi mô tác động đến
nợ xấu của ngân hàng. Luận văn cũng đi đến việc xác định, lý giải những yếu tố nào
thật sự ảnh hưởng đến nợ xấu của NHTM Việt Nam giai đoạn 2005 – 2012, giai đoạn
này là giai đoạn chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính thế
giới.
Các kết quả nghiên cứu được phân tích dựa trên kết quả hồi quy của 2 mơ hình:
mơ hình các ảnh hưởng cố định (FEM: Fix Effect Model) và mơ hình ảnh hưởng ngẫu
nhiên (REM: Radom Effect Model). Qua kiểm định Hausman tác giả chứng minh rằng
mơ hình REM là mơ hình thích hợp nhất trong việc lý giải các yếu tố ảnh hưởng đến
nợ xấu ngân hàng.
Trong thời gian vừa qua, hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam đã và đang
trải qua nhiều khó khăn và thách thức. Sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã kéo theo
nhiều hệ lụy và gây ra khơng ít những hậu quả nghiêm trọng. Vấn đề nóng bỏng hiện
nay là hạn chế việc gia tăng nợ xấu và xử lý nợ xấu. Nợ xấu không chỉ làm tắc nghẽn
dịng tín dụng trong nền kinh tế mà cịn ảnh hưởng khơng nhỏ đến uy tín, chất lượng
cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM. Do vậy, xử lý nợ xấu là bước đi
quan trọng trong quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng.



3

Nợ xấu đang là vấn đề nổi cộm và được quan tâm nhất trong lĩnh vực ngân hàng
hiện nay. Nợ xấu đang ảnh hưởng không nhỏ đến việc điều hành chính sách tiền tệ của
Ngân hàng Trung Ương, đến việc lưu thơng dịng vốn vào nền kinh tế, tính an tồn,
hiệu quả kinh doanh của chính các ngân hàng. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ
nợ xấu cao, vậy nguyên nhân thật sự là gì? Đồng thời việc xác định các yếu tố ảnh hưởng
đến nợ xấu cũng là vấn đề đáng được quan tâm. Xuất phát từ thực tiễn nêu trên tôi lựa
chọn đề tài nghiên cứu: “CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI CÁC
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM”
2. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn thực hiện nhằm hoàn thành các mục tiêu sau:
 Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở

nhân tố ảnh hưởng nợ xấu tại các NHTM Việt Nam.
 Thứ ba, đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm hạn chế nợ xấu tại các NHTM
Việt Nam.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu.
 Thứ nhất, sử dụng phương pháp thống kê, mơ tả, phân tích, so sánh và suy luận
logic để tổng hợp dữ kiện, số liệu và đánh giá thực trạng nợ xấu của NHTM Việt Nam.
 Thứ hai, sử dụng phương pháp định lượng để xác định các yếu tố ảnh hưởng
đến nợ xấu tại các NHTM Việt Nam. Dữ liệu thu thập được sẽ được xử lý trên phần
mềm Ewiew để phân tích dữ liệu bảng (data panel) được hồi quy lần lượt theo 2 cách
Fixed Effect Model (Mơ hình ảnh hưởng cố định) và Random Effect Model (mơ hình
ảnh hưởng ngẫu nhiên). Bằng kiểm định hausman để tìm ra mơ hình phù hợp, từ đó xác
định mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập có trong mơ hình nghiên cứu.
Để kiểm định mối quan quan hệ nợ xấu ngân hàng và các các yếu tố bên trong
của ngân hàng cùng với các chỉ số vĩ mô, tác giả dùng mơ hình hồi quy dữ liệu bảng có
cơng thức như sau:



4

Trong đó:
NPL/TLi, t: Tỷ lệ nợ xấu so với tổng các khoản vay cho ngân hàng i trong năm t.
ΔGĐPt-1: Tốc độ tăng trưởng hàng năm của GDP thực tế ở thời kỳ t-1.
UNt: Tỷ lệ thất nghiệp ở thời kỳ t.
RIRt: Là lãi suất thực tế tại năm t.
ROAi, t-1: Lợi nhuận ròng của ngân hàng i trong năm t-1
LLR/TLi, t: Tỷ lệ dự phòng rủi ro trên tổng khoản vay cho ngân hàng i trong năm t.
ΔLoansi,t: Đại diện cho tăng trưởng khoản vay cho ngân hàng i trong năm t
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
 Đối tượng nghiên cứu: là những vấn đề, cơ sở lý luận về nợ xấu và thực trạng nợ
xấu của các NHTM cổ phần Việt Nam và các vấn đề có liên quan. Nghiên cứu các
yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại các NHTM Việt Nam, từ đó đưa ra các giải pháp
kiến nghị nhằm hạn chế nợ xấu của các NHTM Việt Nam.
 Phạm vi nghiên cứu:
 Không gian: 17 NHTM cổ phần Việt Nam


Dữ liệu được thu thập và tổng hợp từ các nguồn sau:
-

Báo cáo thường niên, BCTC hàng năm đã được kiểm tốn: tính ROA, tổng
khoản nợ, nợ xấu, dự phòng rủi ro nợ vay của khách hàng từ Vietstock.

-

Còn đối với biến các yếu tố vĩ mô được thu thập từ dữ liệu trong báo cáo của
IMF, ADB ,WB, tổng cục thống kê Việt Nam và các báo cáo của NHNN.

Dữ liệu trong bài nghiên cứu là dạng dữ liệu bảng (data panel)


5

5. Ý nghĩa đề tài nghiên cứu
Hệ thống hóa và tổng kết những vấn đề mang tính lý luận về nợ xấu của NHTM.
Ngồi ra luận văn khơng chỉ đánh giá thực trạng nợ xấu mà còn nhận diện, phân tích,
đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của NHTM. Trên cơ sở đó, đưa ra các kiến
nghị nhằm hạn chế nợ xấu tại NHTM Việt Nam.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được chia làm 3 chương, cụ thể
như sau:
Chƣơng 1: Tổng quan các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu của NHTM
Chƣơng 2: Thực trạng nợ xấu tại các NHTM Việt Nam
Chƣơng 3: Giải pháp kiến nghị nhằm hạn chế nợ xấu tại các NHTM Việt Nam


6

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN NỢ XẤU CỦA
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NỢ XẤU
1.1.1 Khái niệm
Hiện nay, có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại nợ xấu “non-performing
loan” (NPL) thông thường nợ xấu được hiểu là các khoản nợ dưới chuẩn, có thể quá
hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ của khách hàng. Tuy nhiên, hiện nay tồn tại khá
nhiều khái niệm nợ xấu khác nhau. Sau đây là một số quan điểm về nợ xấu đang được
áp dụng trên thế giới và Việt Nam:
Theo quốc tế:

Theo tổ chức tiền tệ thế giới (IMF): trong hướng dẫn tính tốn các chỉ số lành
mạnh tài chính tại các quốc gia (IFRS) 2, IMF định nghĩa về nợ xấu như sau “Nợ xấu
gồm các khoản nợ quá hạn trả lãi và/ hoặc gốc 90 ngày hoặc hơn; khi các khoản lãi
suất quá hạn 90 ngày hoặc hơn đã được vốn hóa, cơ cấu lại hoặc trì hỗn theo thỏa
thuận; khi các khoản thanh toán đến hạn dưới 90 ngày nhưng có thể nhận thấy những
dấu hiệu rõ ràng cho thấy người vay sẽ khơng thể hồn trả nợ đầy đủ (người vay phá
sản). Sau khi khoản vay được xếp vào danh mục nợ xấu, nó hoặc bất cứ khoản vay
thay thế nào cũng nên được xếp vào danh mục nợ xấu cho đến thời điểm phải xóa nợ
hoặc thu hồi được lãi và gốc của khoản vay đó hoặc thu hồi được khoản vay thay thế
(IMF„s Compilation Guide on Financial Soundness Indicators, 2004)
Theo chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS): chuẩn mực Kế toán quốc tế về ngân
hàng thường đề cập các khoản nợ bị giảm giá trị (Impaired) thay vì sử dụng thuật ngữ
nợ xấu (NPL). Chuẩn mực kế tốn IAS 39 cơng bố tháng 12 năm 1999 và sau 2 lần
chỉnh sửa (lần 1 vào tháng 12 năm 2000, lần 2 vào tháng 12 năm 2003) và được
khuyến cáo áp dụng ở một số nước phát triển vào đầu năm 2005 chỉ ra rằng cần phải có
bằng chứng khách quan để xếp một khoản vay có dấu hiệu bị giảm giá trị. Trong


7

trường hợp nợ bị giảm giá trị thì tài sản được ghi nhận sẽ bị giảm xuống do những tổn
thất do chất lượng nợ xấu gây ra.
Về cơ bản IAS 39 chỉ chú trọng đến khả năng hoàn trả của khoản vay bất luận
thời gian quá hạn chưa tới 90 ngày hoặc chưa quá hạn. Phương pháp để đánh giá khả
năng trả nợ của khách hàng thường là phương pháp phân tích dịng tiền tương lai hoặc
xếp hạng khoản vay (xếp hạng khách hàng). Hệ thống này được coi là chính xác về
mặt lý thuyết nhưng việc áp dụng thực tế gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, nó đang được
Ủy ban Chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS) tiếp tục nghiên cứu để hoàn chỉnh.
Theo Ủy ban basel về Giám sát Ngân hàng (BCBS): trong các hướng dẫn về
các thông lệ chung tại nhiều quốc gia về quản lý rủi ro tín dụng, BCBS xác định, việc

các khoản nợ được cho là khơng có khả năng hồn trả khi một trong hai hoặc cả hai
điều kiện sau đây xẩy ra: ngân hàng thấy người vay khơng có khả năng trả nợ đầy đủ
khi ngân hàng chưa thực hiện hành động gì để cố gắng thu hồi; người vay đã quá hạn
trả nợ quá 90 ngày (Basel committee on banking Supervision 2002)
BCBS cũng đề cập tới các khoản vay bị giảm giá trị sẽ xẩy ra khi khả năng thu
hồi các khoản thanh tốn từ khoản vay là khơng thể. Giá trị tổn thất sẽ được ghi nhận
bằng cách giảm trừ giá trị khoản vay thơng qua một khoản dự phịng và sẽ được phản
ánh trên báo cáo thu nhập của ngân hàng. Như vậy, lãi suất của các khoản vay này sẽ
không được cộng dồn và sẽ chỉ xuất hiện dưới dạng tiền mặt thực tế nhận được.
Tại Việt Nam: khái niệm nợ xấu xuất hiện từ khi quy định về phân loại nợ, trích
lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ
chức tín dụng ban hành theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ra ngày 22/04/2005 của
thống đốc NHNN Việt Nam. Theo đó nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm nợ dưới
tiêu chuẩn (nhóm 3), nợ nghi ngờ (nhóm 4) và nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) quy
định tại điều 6, điều 7 của quyết định 493 nói trên.


8

1.1.2 Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc gia tăng nợ xấu, dưới đây là một số
nguyên nhân chủ yếu:
1.1.2.1 Nguyên nhân khách quan:
- Môi trường tự nhiên: khi có những thay đổi lớn về thời tiết như: bão, lũ,
động đất … gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Việc kinh doanh gặp khó khăn và thua lỗ làm cho doanh nghiệp không khả năng trả nợ
cho ngân hàng, và nợ xấu tăng lên là điều tất yếu.
- Môi trường chính trị, kinh tế, xã hội: Với nhiệm vụ là trung gian tài chính,
rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng thương mại chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi sự
phát triển của nền kinh tế, tình hình chính trị trong nước, chính sách tài khóa … Khi

tình hình chính trị khơng ổn định, hành lang pháp lý chưa phù hợp, hay những tác động
của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới điều này tác động trực tiếp đến môi trường kinh
doanh và hoạt động của ngân hàng dẫn đến hoạt động tín dụng gặp nhiều khó khăn, nợ
xấu gia tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng.
1.1.2.2 Nguyên nhân chủ quan:
- Môi trường pháp lý về hoạt động ngân hàng: hệ thống văn bản pháp luật
chưa đồng bộ, chưa hồn thiện. Một số điều luật đã có nhưng chưa được triển khai như
về phát mãi tài sản, cầm cố, các quy định liên quan đến quyền sử dụng đất …) điều này
gây ra những rủi ro tiềm ẩn lớn đối với lĩnh vực ngân hàng. Khi doanh nghiệp mất khả
năng thanh toán, ngân hàng được phép bán tài sản đảm bảo để thu hồi nợ, nhưng theo
quy định hiện hành thì khơng thể sang tên bất động sản được nếu chủ sở hữu tài sản
không đồng ý. Nếu mang ra tịa thì thủ tục rườm rà, phức tạp, thời gian kéo dài … làm
cho tài sản hư hỏng, giá trị thu hồi thấp so với giá trị thế chấp lúc vay.
- Năng lực quản trị rủi ro của các ngân hàng yếu kém: việc quản trị rủi ro
còn yếu kém dẫn đến việc đánh giá khả năng xẩy ra tín dụng thấp hơn so với thực tế
cũng như khả năng ngăn ngừa rủi ro thị trường. Các ngân hàng chưa chú trọng quản trị


9

danh mục cho vay dẫn đến tỷ trọng lớn cho vay của những danh mục có rủi ro cao. Bên
cạnh đó, một số ngân hàng vì chạy theo lợi nhuận nên chưa chú trọng đến công tác dự
báo khi tập trung quá nhiều vốn vào các danh mục có rủi ro cao như cho vay để đầu tư
vào thị trường bất động sản và chứng khoán. Khi thị trường bất động sản đóng băng và
thị trường chứng khốn giảm sâu kéo theo nợ xấu cho lĩnh vực này tăng nhanh.
- Trình độ chun mơn nghiệp vụ yếu kém: đội ngũ cán bộ của NHTM hạn chế
về năng lực và trình độ kế tốn tài chính doanh nghiệp, chính sách và quy trình cho vay
chưa chặt chẽ, chưa có quy trình quản trị rủi ro hữu hiệu, chưa chú trọng đến phân tích
khách hàng, xếp loại rủi ro tín dụng để tính tốn điều kiện cho vay và khả năng trả nợ,
thiếu kỹ năng nắm bắt và nhạy bén với các diễn biến kinh tế xã hội thì việc ra quyết

định cấp tín dụng sẽ dễ dẫn đến các rủi ro tín dụng tiềm ẩn.
Năng lực dự báo, phân tích và thẩm định tín dụng, phát hiện và xử lý khoản vay
có vấn đề của cán bộ tín dụng cịn yếu, nhất là đối với các ngành đòi hỏi hiểu biết
chuyên môn cao dẫn đến sai lầm trong quyết định cho vay. Mặt khác, cũng có thể
quyết định cho vay đúng đắn nhưng do thiếu kiểm tra, giám sát sau khi cho vay dẫn
đến khách hàng sử dụng vốn sai mục đích nhưng ngân hàng khơng ngăn chặn kịp thời.
Thiếu thơng tin về khách hàng hay thiếu thơng tin tín dụng tin cậy, kịp thời,
chính xác để xem xét, phân tích trước khi cấp tín dụng.
- Vấn đề về đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ ngân hàng là phẩm chất
đạo đức của một số cán bộ tín dụng chưa đủ tầm và vấn đề quản lý, sử dụng, đãi ngộ
cán bộ ngân hàng chưa thỏa đáng cũng là nguyên nhân dẫn đến nợ xấu cho ngân hàng.
Một số cán bộ ngân hàng không chấp hành nghiêm túc chế độ tín dụng và các điều kiện
cho vay, đồng thời có sự cấu kết của các bộ tín dụng và khách hàng để che dấu sự thật,
cố ý làm sai quy định NHTM.
- Hoạt động cho vay giữa các ngân hàng và các doanh nghiệp có quan hệ với
nhau: đây là một trong những hoạt động tiềm ẩn nhiều nợ xấu, vì các khoản cho vay


10

giữa ngân hàng và các doanh nghiệp có quan hệ với nhau ngày càng nhiều và các điều
kiện đảm bảo để cho vay dễ dàng bị bỏ qua và nợ xấu tăng cao là điều tất yếu.
- Việc trích lập dự phịng rủi ro khơng hợp lý: hiện nay chưa có quy định rõ
ràng về việc phân loại nợ theo mức độ rủi ro của từng khách hàng, mà việc phân loại
nợ theo chủ quan của từng ngân hàng. Vì vậy số liệu thống kê về nợ xấu không thống
nhất giữa các cơ quan quản lý. Một số NHTM muốn thể hiện ngân hàng làm ăn có lãi,
họ sẵn sàng điều chỉnh nhóm nợ xấu để trích ít dự phịng, do đó vẫn cịn tồn đọng một
tỷ lệ nợ xấu cao.
- Thị trường mua bán nợ chưa phát triển: mặc dù đã được triển khai nhưng
thị trường mua, bán nợ vẫn chưa phát triển, còn khá mới mẻ đối với người bán lẫn

người mua. Khoản nợ xấu của các TCTD trong những năm gần đây đều gia tăng,
nhưng thực tế quy mô của Công ty mua bán nợ Quốc gia quá nhỏ so với khối lượng nợ
xấu vì vậy nợ xấu vẫn cịn tồn đọng.
- Nhóm các nhân tố gây ra từ phía khách hàng: việc làm ăn thua lỗ của các
doanh nghiệp ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do năng
lực điều hành kinh doanh kém, nhiều doanh nghiệp có năng lực tài chính yếu, nên
nguồn vốn hoạt động chủ yếu là vay từ ngân hàng. Trong khi đó các khoản vay ngắn
hạn doanh nghiệp dùng để đầu tư dài hạn, hoặc đầu tư ra ngồi ngành như mua bất
động sản, chứng khốn … Khi mơi trường kinh doanh xấu đi, chính sách kinh tế vĩ mơ
thắt chặt, lãi suất tăng lên thì các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc kinh doanh
cũng như khả năng trả nợ cho ngân hàng.
1.1.3 PHÂN LOẠI NỢ
Nếu căn cứ vào tài sản đảm bảo, nợ xấu của ngân hàng có thể chia thành các
nhóm như sau:


Nợ xấu có tài sản đảm bảo, gồm có: Nợ tồn đọng ngân hàng đã thu giữ tài sản

dưới hình thức gán, xiết nợ; Nợ tồn đọng ngân hàng chưa thu giữ tài sản như nợ có tài
sản liên quan đến vụ án chờ xét xử, nợ có tài sản đảm bảo đã quá hạn trên 365 ngày.


11



Nợ xấu khơng có tài sản đảm bảo và khơng có đối tượng để thu, gồm có: Nợ

xóa do thiên tai chưa có nguồn và chưa có hạch tốn nội bảng; nợ khoanh đối với
những doanh nghiệp đã giải thể, phá sản; nợ khoanh đối với doanh nghiệp thuộc các vụ

án; nợ khoanh do thiên tai của hộ sản xuất…


Nợ xấu khơng có tài sản đảm bảo nhưng con nợ vẫn cịn tồn tại, đang hoạt

động, gồm có: Nợ khoanh doanh nghiệp khó thu hồi; nợ tín dụng chính sách cịn có
khả năng thu hồi; nợ q hạn trên 360 ngày.
Ngồi ra cịn có nhóm nợ là những khoản nợ khơng thu được nhưng khơng đủ
điều kiện để khoanh, xóa.
Cũng từ cách phân loại nợ quá hạn theo thời gian như vậy nên phần lớn nợ quá
hạn ở nước ta đều là nợ xấu. Các khoản nợ xấu tồn tại hiện nay tại các NHTM bao
gồm:


Nợ quá hạn từ 91 ngày trở lên.



Nợ liên quan đến các vụ án, nợ đã khởi kiện nhưng chưa thể thu hồi chờ xử lý,

nợ có tài sản đảm bảo nhưng khơng hợp lệ.


Những khoản nợ q hạn, nợ trả thay khơng cịn đối tượng để thu.
Tại Việt Nam theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và Quyết

định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 24/04/2007 của thống đốc NHNN Việt Nam, nợ xấu
của TCTD bao gồm các nhóm nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 như sau:
Nhóm 3: nợ dưới tiêu chuẩn bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180
ngày và nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày.

Nhóm 4: nợ nghi ngờ bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày
và nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá từ 90 ngày đến 180 ngày.
Nhóm 5: nợ có khả năng mất vốn bao gồm các khoản nợ quá hạn trên 360 và nợ
cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày và nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý.
Theo quy định hiện nay, tỷ lệ nợ xấu phải nhỏ hơn hoặc bằng 3%


12

Trích lập dự phịng: Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ra ngày 22/04/2005
của thống đốc NHNN Việt Nam yêu cầu trích lập 2 loại dự phòng: dự phòng cụ thể và
dự phòng chung. Tỷ lệ trích lập dự phịng cụ thể đối với các nhóm nợ: 1, 2, 3, 4, 5 lần
lượt là 0%, 5%, 20%, 50%, 100%. Dự phòng chung được lập cho tất cả các nhóm nợ từ
nhóm 1 đến nhóm 4, bằng 0.75% giá trị các khoản nợ.
1.2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN NỢ XẤU NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.2.1 Tổng quan các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hƣởng đến nợ xấu NHTM
Nhiều nghiên cứu tiến hành xác định các yếu tố dẫn đến nợ xấu của NHTM.
Dưới đây sẽ đưa ra những nghiên cứu thực nghiệm cụ thể hỗ trợ cho việc đánh giá mối
tương quan của những yếu tố vĩ mơ, nhóm các yếu tố bên trong ngân hàng và mức độ
nợ xấu (NPL).
Nhóm các yếu tố bên trong ngân hàng bao gồm: tỷ lệ nợ xấu, khả năng sinh lời,
quy mô cho vay và dự phòng các khoản cho vay của ngân hàng.
Dash and Kabra (2010) thực hiện nghiên cứu một số biến kinh tế vĩ mơ và nhóm
các yếu tố bên trong của ngân hàng ảnh hưởng như thế nào đến nợ xấu. Tác giả dựa
trên dữ liệu của hệ thống ngân hàng Ấn Độ từ năm 1998-2009, nghiên cứu đã đưa ra
bằng chứng cho thấy rằng có mối tương quan âm cao giữa GDP và NPL và thêm vào
đó là những ngân hàng có lãi suất cao hơn kèm theo tỷ lệ nợ xấu cao hơn.
Một nghiên cứu thực nghiệm khác đã tìm thấy một sự kết hợp tương quan âm
giữa nợ xấu và tăng trưởng GDP thực tế (Salas and Saurina 2002; Fofack, 2005;
Jimenez and Saurina, 2006; Khemraj and Pasha, 2009; Dash and Kabra, 2010).

Cơ sở lý thuyết giải thích cho kết quả của nghiên cứu này là tốc độ tăng trưởng GDP
thực cao hơn thường kết hợp với mức độ thu nhập tăng cao hơn. Điều này sẽ làm tăng
khả năng của người đi vay trong việc trả nợ và góp phần làm giảm nợ xấu. Khi nền
kinh tế suy thối hay phát triển chậm lại thì kết hợp tăng lên của tỷ lệ nợ xấu.
Khemraj and Pasha (2009) cố gắng để tìm thấy những yếu tố quyết định tỷ lệ nợ
xấu trong lĩnh vực ngân hàng Guyana. Họ nhận thấy rằng tỷ giá hiệu quả thực (REER)


13

có tác động dương đối với các khoản nợ xấu. Kết quả cho thấy, bất cứ khi nào có sự
đánh giá cao của đồng nội tệ, danh mục nợ xấu của các tổ chức tín dụng dự kiến là cao.
Kết quả cũng chứng minh rằng GDP có tác động âm với NPL, cho thấy sự cải thiện
của GDP, trong nền kinh tế thực, để giảm tỷ lệ nợ xấu. Họ cũng tìm thấy khi các ngân
hàng cung cấp những khoản vay với lãi suất cao và cho vay quá nhiều được mong đợi
sẽ nhận hơn những khoản nợ xấu cao hơn.
Inekwe Murumba (2013) với tựa đề “Mối quan hệ giữa GDP và nợ xấu: Bằng
chứng từ Nigeria (1995 - 2009)”. Dựa trên hệ số tương quan Pearson r, chuỗi thời gian
phân tích. Kết quả của bài này là tìm ra mối quan hệ có ý nghĩa và cùng chiều giữa
GDP thực tế và nợ xấu trong ngành ngân hàng Nigeria. Điều này trái với những phát
hiện của những nghiên cứu trước đây.
Nkusu (2011) nghiên cứu những yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến khoản cho vay
thông qua hồi quy dữ liệu bảng và mơ hình tự hồi quy vector. Tác giả đã nhận thấy sự
tăng lên trong lãi suất thực sẽ làm cản trở khả năng trả nợ của người đi vay, do đó dẫn
đến làm tăng tỷ lệ nợ xấu.
Louzis, Vouldis and Metaxas (2011) thực hiện nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng
đến nợ xấu của hệ thống ngân hàng Hy Lạp trong đó đưa cả ba biến kinh tố vĩ mô:
GDP, tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất thực để kiểm tra xem những yếu tố vĩ mô này có vai trị
như thế nào trong việc giải thích sự thay đổi của tỷ lệ nợ xấu. Tác giả đã thu thập dữ
liệu của 9 ngân hàng lớn nhất của Hy Lạp từ quý 1 năm 2003 đến quý 3 năm 2009. Tác

giả sử dụng phương pháp ước lượng GMM và thu được kết quả tương quan phù hợp
với những nghiên cứu trước đó: tốc độ tăng trưởng GDP có mối tương quan âm với
NPL, trong khi đó tỷ lệ thất nghiệp (UN) và tỷ lệ lãi suất thực (RIR) lại có mối tương
quan dương với tỷ lệ nợ xấu.
Bofondi and Ropele (2011) kiểm tra những yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến rủi ro
khoản vay của ngân hàng ở Italia giai đoạn quý 1 năm 1990 đến quý 2 năm 2010.
Nghiên cứu này sử dụng phương trình hồi quy đơn chuỗi dữ liệu theo thời gian. Tỷ lệ


14

rủi ro khoản cho vay ngân hàng được tính bằng tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng chia cho
tổng giá trị khoản cho vay quá hạn ở giai đoạn trước đó. Bofondi and Ropele (2011) đã
tìm thấy rằng rủi ro cho khoản cho vay ngân hàng tăng lên khi kết hợp với sự tăng lên
của tỷ lệ thất nghiệp và lãi suất danh nghĩa ngắn hạn. Trong khi đó lại có chiều hướng
biến động ngược chiều với tốc độ tăng trưởng GDP và giá nhà. Lãi suất cũng ảnh
hưởng đến các khoản nợ xấu trong trường hợp lãi suất thả nổi. Điều này ngụ ý rằng tác
động của lãi suất phải là dương, và do đó, có sự gia tăng trong nợ gây ra bởi sự gia
tăng các khoản thanh tốn lãi suất và do đó sự gia tăng của nợ xấu (Bofondi and
Ropele, 2011).
Babouček and Jančar (2005) đánh giá tác động của những cú sốc của nền kinh tế
vĩ mô đến chất lượng những khoản vay của hệ thống ngân hàng cộng hòa Czech giai
đoạn 1993-2006 và đưa đến kết quả là có mối tương quan dương với nợ xấu NPL và tỷ
lệ thất nghiệp, chỉ số giá tiêu dùng.
Shu (2002) nghiên cứu trên thị trường Hong Kong trong giai đoạn 1995-2002
thì phát hiện ra rằng NPL có tương quan âm với chỉ số giá tiêu dùng, GDP, tốc độ tăng
trưởng tài sản nhưng tương quan âm với lãi suất danh nghĩa.


15


Bảng 1.1: Tổng kết lý thuyết nghiên cứu các biến vĩ mô ảnh hƣởng đến nợ
xấu ngân hàng.
Yếu tố

Kết quả tác động đến
NPL

Bằng chứng thực nghiệm
Dask and Kabra (2010); Sala

Tốc độ tăng trưởng GDP

Ảnh hưởng mạnh ngược

và cộng sự (2002); Khemraj

chiều (-)

and Pasha (2009); Louzis,
Vouldis and Metaxas (2011)

Ảnh hưởng cùng chiều (+)
Tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất
thực

Inekwe Murumba (2013)
Louzis, Vouldis and Metaxas

Ảnh hưởng cùng chiều (+)


(2011); Bofondi and Ropele
(2011)

Tỷ lệ thất nghiệp, chỉ số
giá tiêu dung

Ảnh hưởng cùng chiều (+)

Babouček and Jančar (2005)

Chỉ số giá tiêu dùng,
GDP, tốc độ tăng trưởng

Ảnh hưởng ngược chiều (-) Shu (2002)

tài sản
Ngoài các biến vĩ mơ, có một số nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng nhóm
các yếu tố bên trong ngân hàng như quy mơ ngân hàng, quy mơ tín dụng, khả năng
sinh lời, dự phòng rủi ro … là những yếu tố quyết định quan trọng của nợ xấu, bởi vì
chúng có thể gây ra rủi ro những khoản vay. Sự chú trọng trong việc nổ lực nâng cao
hiệu quả và kiểm soát rủi ro được mong đợi sẽ ảnh hưởng đến tình hình NPL. Những
nghiên cứu thực nghiệm kiểm tra mối tương quan giữa đặc điểm ngân hàng và NPL.
Trong nghiên cứu của Berger and DeYoung (1997) đánh giá sự tồn tại của các
yếu tố: chất lượng khoản vay, hiệu quả chi phí, mức vốn hóa ngân hàng ảnh hưởng đến
tỷ lệ nợ xấu. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu các ngân hàng thương mại Mỹ 1985-1994.


16


Tác giả đã kiểm định cho giả thuyết sự yếu kém trong quản lý, kiểm soát rủi ro và rủi
ro đạo đức khi những khoản vay được cấp cho khách hàng mới có tác động làm tăng tỷ
lệ nợ xấu. Điều này có nghĩa là sự tăng lên của khoản vay cho khách hàng sẽ góp phần
ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu tăng lên khi khả năng quản lý, kiểm soát rủi ro cho khoản
vay bị yếu kém. Các tác giả nghiên cứu trong trường hợp này sự tồn tại của một liên
kết nhân quả giữa chất lượng tín dụng, lợi nhuận và vốn của ngân hàng.
Godlewski (2004) sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận trên tài sản (ROA) là một chỉ số
thực hiện. Ông cho rằng tác động của lợi nhuận của các ngân hàng là âm đến mức độ
tỷ lệ nợ xấu. Tuy nhiên, sử dụng 1 bảng của 129 ngân hàng áp dụng ở Tây Ban Nha
trong giai đoạn 1993-2000, Garcia-Marco and Robles-Fernandez (2008) chỉ ra rằng
mức độ cao của lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) được theo sau bởi rủi ro lớn hơn
trong tương lai. Họ lập luận rằng chính sách của tối đa hóa lợi nhuận được đi kèm với
mức độ rủi ro cao.
Những ngân hàng dự đoán trước mức độ cao trong sự tổn thất về vốn có thể tạo
ra mức dự phòng cao hơn để giảm những biến động trong lợi nhuận và cũng cố tình
trạng thu hồi nợ trong trung hạn. Những người quản lý có thể sử dụng dự phòng rủi ro
cho khoản vay để xác định sức khỏe tài chính của ngân hàng đó (Ahmad et al. 1999).
Dự phòng rủi ro khoản vay (LLR) phản ánh thái độ chung của ngân hàng để kiểm soát
rủi ro.
Hasan and Wall (2004) sử dụng dữ liệu của ngân hàng thuộc 24 quốc gia trong
giai đoạn 1993-2000, nghiên cứu đã phát hiện ra rằng tỷ lệ nợ xấu tăng lên kết hợp với
sự tăng lên trong LLR. Tức là có ảnh hưởng dương giữa NPL và LLR.
Trong khi đó nghiên cứu của Boudriga et al. (2009) sử dụng dữ liệu của 46 ngân
hàng của 12 quốc gia giai đoạn 2002-2006 thì cho ra kết quả sự tăng lên của dự phòng
khoản vay thì làm giảm tỷ lệ nợ xấu.
Trong những yếu tố bên trong ngân hàng ảnh hưởng đến NPL, chúng ta có thể
đề cập đến tốc độ tăng trưởng tín dụng. Những nghiên cứu thực nghiệm xác định rằng


17


tốc độ tăng nhanh của tỷ lệ tăng trưởng tín dụng có liên quan đến nợ xấu. Bercoff et al
(2002) kiểm định dựa trên dữ liệu ngân hàng Argentine và đưa đến kết luận rằng tốc độ
tăng trưởng tín dụng có ảnh hưởng đến nợ xấu. Thêm vào đó, những khoản cho vay
vượt trội được cung cấp bởi ngân hàng thì thơng thường xem là yếu tố chính ảnh
hưởng đến nợ xấu (Sinkey and Greenwalt,1991; Keeton, 1999; Salas and Saurina,
2002; Jimenez and Saurina, 2006).
Saurina (2006) trình bày một nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu
ở Tây Ban Nha, kết quả cho thấy sự tăng lên trong tốc độ tăng trưởng GDP, cùng với
sự giảm xuống của tỷ lệ lãi suất thực thì kết hợp với giảm xuống vấn để khoản vay.
Tác giả cũng phát hiện thêm tốc độ tăng trưởng của 4 năm về trước có mối tương quan
dương với NPL, nghĩa là tốc độ tăng trưởng nhanh của tín dụng ngày hơm nay đưa đến
kết quả những chuẩn tín dụng thấp hơn và tăng rủi ro cho khoản vay dựa trên cở sở lập
luận rằng việc tăng lên những khoản vay có thể khuyến khích những nhà quản lý của
những ngân hàng cho vay một cách vượt trội trong suốt giai đoạn khủng hoảng. Một số
nghiên cứu thực nghiệm khác cũng xác định được rằng có mối tương quan dương giữa
tăng trưởng tín dụng và NPL (Khemraj and Pasha (2009)và Dash and Kabra (2010)).
Ahlem Selma Messai (2013) khi xem xét kết hợp tất cả các biến vĩ mô: GDP, tỷ
lệ thất nghiệp (UN), lãi suất thực (RIR) và các yếu tố bên trong của ngân hàng: ROA,
dự phòng rủi ro khoản vay, tốc độ tăng trưởng khoản vay ảnh hưởng đến NPL dựa trên
dữ liệu 85 ngân hàng của 3 nước ( Italya, Greece, Tây Ban Nha) giai đoạn 2004-2008.
Kết quả thực nghiệm thu được phù hợp với lý thuyết và những nghiên cứu trước đó.
Kết quả chỉ ra rằng có mối tương âm có ý nghĩa thống kế giữa GDP và NPL ((Rajan
and Dhal, 2003; Fofack, 2005; Jimenezand Saurina, 2006; Khemraj and Pasha, 2009;
Dash and Kabra, 2010; Espinoza and Prasad, 2010). Tức là sự cải thiện trong nền kinh
tế thực sẽ giảm được nợ xấu của NHTM. Tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất thực thì ảnh hưởng
dương đến NPL ở mức ý nghĩa 1%. ROA của ngân hàng tăng lên giúp cải thiện được
tình hình nợ xấu, thực vậy một ngân hàng có khả năng sinh lợi cao ít có động lực để



×