Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.06 KB, 17 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>1. Phân tích môi trường Vĩ mô của ngành nuôi trồng thủy sản. a. Môi trường kinh tế: Nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam đã phát triển mạnh trong những năm gần đây và trở thành ngành kinh tế quan trọng, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho hàng triệu người dân ven biển và tạo nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho Chính phủ. Từ năm 1999 diện tích nuôi là 255.000 ha nhưng đến năm 2002 diện tích nuôi trồng thủy sản đã tăng lên gấp 2 lần (530.000 ha). Sản lượng nuôi và giá trị xuất khẩu tôm cũng tăng trưởng mạnh. Năm 2002 giá trị xuất khẩu thuỷ sản (tôm chiếm 47%) đứng thứ 2 sau xuất khẩu dầu khí. Tuy vậy, nghề nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức, lôi cuốn sự chú ý của các bên. Đó là các mối quan ngại về các tác động kinh tế, xã hội, môi trường và gần đây là các vấn đề tranh chấp thương mại và rào cản chất lượng sản phẩm. b. Môi trường công nghệ. Dù Chính phủ đã cố gắng kiểm soát, nhưng nuôi trồng thủy sản vẫn mang tính tự phát thiếu quy hoạch, chạy theo lợi ích trước mắt. Việc chuyển dịch cơ cấu từ nông nghiệp sang nuôi trồng thủy sản và từ nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến sang bán thâm canh, thâm canh kéo theo nhu cầu rất lớn về vốn đầu tư. Chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân đầu tư trực tiếp vào ngành nuôi trồng thủy sản để đẩy nhanh tiến độ công nghiệp hoá, điều này đã dẫn đến những chuyển biến rất đáng kể ở vùng nông thôn ven biển, kể cả tích cực lẫn tiêu cực. Dù vậy, hiện nay nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam vẫn chủ yếu là nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến, đặc trưng bằng sản xuất hộ gia đình quy mô nhỏ. Quy trình khép kín từ sản xuất đến nơi chế biến và tiêu thụ chưa được thiết lập chặt chẽ làm cho nghề nuôi trồng thủy sản vẫn mang tính nhỏ lẻ và manh mún, kém hiệu quả, rủi ro cao, giảm chất lượng và giảm khả năng cạnh tranh với các nước khác trong khu vực. c. Môi trường tự nhiên văn hóa-xã hội. Việc chuyển đổi quá nhanh một diện tích lớn ruộng lúa năng suất thấp, ruộng muối ven biển và đất hoang hoá sang nuôi trồng thủy sản kéo theo một loạt các vấn đề bất cập về cung ứng kỹ thuật công nghệ, con giống, quản lý môi trường, kiểm soát dịch bệnh, quy hoạch và phát triển cơ sở hạ tầng. Trong vài thập kỷ tới, ngành nuôi trồng thủy sản tiếp tục sẽ là đối tượng chủ lực, thu hút sự chú ý của người dân và chính quyền các cấp trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ven biển. Để định hướng phát triển nghề nuôi trồng thủy hải sản bền vững, điều cần thiết là phải nhận thức một cách sâu sắc và có tính hệ thống về hiện.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> trạng phát triển của ngành và các vấn đề phức tạp hiện nay đang đặt ra như tài nguyên, môi trường nước, đất đai... d. Môi trường nhân khẩu học Theo số liệu của Bộ Thuỷ sản, Việt Nam có khoảng 4 triệu dân sống vùng triều và khoảng 1 triệu dân sống ở vùng đầm phá ven biển. Với đặc thù mật độ dân số ven biển cao, tốc độ tăng dân số nhanh, trình độ dân trí thấp, cơ sở hạ tầng kém phát triển, ít cơ cơ hội phát triển kinh tế đã kéo theo nạn thất nghiệp và lao động dư thừa ở vùng ven biển. Bên cạnh đó có khoảng 1 triệu ngư dân sống bằng nghề khai thác ven bờ do nguồn lợi cá suy giảm, khai thác kém hiệu quả cũng đã từng bước chuyển sang nghề nuôi trồng thuỷ sản. Ngoài ra còn có một bộ phận dân cư trước đây sống bằng nghề canh tác nông nghiệp, làm muối năng suất thấp, kém hiệu quả cũng đã chuyển qua nuôi trồng thuỷ sản. Phát triển nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam đã mang lại những lợi ích rất lớn về mặt kinh tế xã hội như tạo công ăn việc làm, tạo thu nhập cho các cộng đồng ven biển, cải thiện cơ sở hạ tầng của địa phương, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Đặc biệt nuôi trồng thủy sản đã đem lại nhiều lợi ích trực tiếp cho các cộng đồng ven biển, những nơi người dân có rất ít các lựa chọn về sinh kế. Dưới chính sách chuyển đổi của Chính phủ, nhiều người dân đã chuyển đổi từ trồng muối, làm lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản tạo nên sự đa dạng về sinh kế, cải thiện đời sống cho cho người dân, giảm bớt áp lực lên hoạt động khai thác nguồn lợi tự nhiên. Nuôi trồng thủy sản cũng kéo theo một các hoạt động dịch vụ phát triển (cung cấp giống, thức ăn...), tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho các địa phương. 2. Phân tích môi trường Vi mô của ngành nuôi trồng thủy sản. a. Mô hình lực lượng cạnh tranh. Các thị trường xuất khẩu tôm quan trọng của Việt Nam là Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Liên minh châu Âu. Trước năm 2001 Nhật Bản là thị trường số 1 của xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam, nhưng sau đó thì thị trường này phải nhường vị trí số 1 cho thị trường Hoa Kì. Nguyên nhân suy giảm của thị trường Nhật Bản được đánh giá là do suy thoái kinh tế ở quốc gia này. Thị phần thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật có dấu hiệu phục hồi sau năm 2002, Việt Nam đã vươn lên đứng vị trí thứ 2, sau Indonexia. Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Hoa Kì tăng mạnh sau khi 2 nước kí hiệp định thương mại song phương Việt -Mỹ. Hiện nay Hoa Kì là thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam. Năm 2002 thị trường Mỹ chiếm 36.25% giá trị xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (tăng 30,42%). Xuất khẩu tôm đông lạnh của Việt Nam sang Mỹ đứng ở vị trí thứ 2, sau Thái Lan. Trung Quốc và các nước công nghiệp mới ở Đông Á cũng là các thị trường hứa hẹn.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> cho xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Năm 2003 thị trường Trung Quốc chiếm 7,27% giá trị, giảm 54,49% do dịch SARS và cạnh tranh về giá. EU là thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn, nhưng thị phần của thuỷ sản Việt Nam ở đây lại còn nhỏ. Tuy nhiên giá trị xuất khẩu vào thị trường EU trong năm 2003 đã tăng 60% so với năm 2002 (Báo cáo tổng kết Bộ Thuỷ sản năm 2003). Ngoài phục vụ mục đích xuất khẩu, nuôi trồng thủy sản cũng được tiêu thụ ở các thị trường nội địa, chủ yếu là ở các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế, . .vv.. Bảng Thị phần xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam (phần trăm). Thị trường 1997 2000 2001 2002 2003 Nhật 50 33 26 27 26 Mỹ 5 21 28 32 38 Châu Âu 10 7 6 4 6 Trung Quốc 14 20 18 15 7 Khác 21 19 22 22 23 Nguồn: Báo cáo tổng kết Bộ Thuỷ sản 2002, 2003 Mặc dù trong những năm gần đây, ngành kinh tế thủy sản có nhiều bước tiến đáng kể. Sản lượng nuôi trồng thủy sản được nâng lên, mở rộng diện tích, hình thức sản xuất được đa dạng hóa so với trước. Nhưng nhìn một cách tổng thể vẫn còn nhiều vấn đề bất cập, nhiều rào cản còn tồn tại, khó có thể tạo được bước bứt phá cho ngành kinh tế mũi nhọn này. Được đánh giá là nước nhiều lợi thế về phát triển kinh tế thủy sản nhất trong khu vực Đông Nam Á với chiều dài bờ biển hơn 3.000 km, nhưng giá trị xuất khẩu và cạnh tranh còn thấp chưa tương xứng với tiểm năng hiện có. Một trong những rào cản lớn làm cho kinh tế thủy sản phát triển chưa xứng với tiềm năng của ngành là do hiện nay là khâu quy hoạch vùng nuôi. Tuy diện tích nuôi trồng thủy hải tăng nhanh, nhưng phát triển theo hình thức nhỏ lẻ, manh mún, tiềm ẩn nhiều rủi ro. b. Mô hình nhóm chiến lược. Nhìn chung, các chủ trương, chính sách vĩ mô của Chính phủ dành cho ngành nuôi trồng thuỷ sản đã tính đến việc hài hoà các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội và môi trường nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng cao và bền vững. Tuy nhiên việc triển khai các chủ trương, chính sách nhà nước đã bộc lộ nhiều bất cập. Quy hoạch, giống, vốn, quản lý môi trường, quản lý dịch bệnh chưa đáp ứng đủ cho 1 ngành phát triển với tốc độ quá nhanh. Các mục tiêu chính sách bị cắt xén và chạy theo lợi ích trước mắt. Chính quyền địa phương các cấp và người dân thường “tiếp thu” các chủ trương chính sách của nhà nước một cách “có chọn lọc”. Các mục tiêu chính sách đem lại lợi nhuận trước mắt thường được bành trướng lên và các.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> mục tiêu về môi trường và duy trì tính bền vững thì bị mai một. Chẳng hạn, nhiều dự án quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản công nghiệp đã “mạnh dạn” cắt bỏ các phần dành cho việc xử lý môi trường như hồ chứa lắng, bãi chứa thải, vành đai đệm rừng ngập mặn. Thậm chí có địa phương còn năng động hơn khi giao khoán hồ chứa lắng cho dân để hàng năm tăng thêm được một ít ngân sách. Ngoài ra chính sách của Chính phủ cũng thiếu tính nhất quán, dễ bị thay đổi trong một thời gian ngắn. Chẳng hạn các mục tiêu chính sách đặt ra trong quyết định 224/1999/QĐ-TTg phê duyệt chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản thời kì 1999-2010 đã phải điều chỉnh khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 09 về việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp (2000). Việc điều chỉnh các mục tiêu chính sách quá gấp dẫn đến môi trường chính sách không ổn định, làm cho người dân và các nhà doanh nghiệp không an tâm đầu tư. Công tác hoạch định chính sách phát triển ngành cũng có phần bị động, thiếu tính dài hạn và mang đậm tính đột xuất nhằm giải quyết các sự vụ. Việc này ảnh hưởng bất lợi đến hiệu quả đầu tư. Ngành thuỷ sản nói chung, nuôi trồng thuỷ sản và nuôi trồng thủy sản nói riêng đã đóng góp vai trò quan trọng trong việc phát triển đất nước và xoá đói giảm nghèo. Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo (2002) đã nhận định “tăng trưởng kinh tế cao và ổn định là một trong những nhân tố có ảnh hưởng lớn đến mức giảm tỉ lệ đói nghèo, trong đó sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và kinh tế nông thôn đóng vai trò đặc biệt quan trọng”. Đối với ngành nuôi trồng thuỷ sản, mục tiêu chính sách của Chính phủ là “phát triển nuôi trồng thuỷ sản nhằm đảm bảo an ninh thực phẩm, tạo nguồn nguyên liệu chủ yếu cho xuất khẩu, tạo việc làm, thu nhập và nâng cao mức sống cho người dân nông thôn, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế xã hội đất nước”. Để thực hiện các mục tiêu đó, một loạt các chính sách và biện pháp cụ thể về quy hoạch, phát triển thị trường, huy động vốn, phát triển giống, phát triển khoa học công nghệ, đào tạo cán bộ và đẩy mạnh công tác khuyến ngư, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã được Chính phủ ban hành. Các chính sách này đều có tác dụng thúc đẩy quá trình tăng trưởng của NTTS, đặc biệt là lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nước lợ, nhằm mục đích tăng hiệu quả kinh tế từ NTTS, tạo nguyên liệu sạch, an toàn cho chế biến xuất khẩu, tăng cường sự đóng góp của NTTS vào tổng thu nhập của ngành thuỷ sản cũng như nền kinh tế quốc dân. 3. Chỉ ra và phân tích lực lượng dẫn dắt ngành hiện nay. a. Các lực lượng dẫn dắt ngành Các thế lực trong ngành là những tín hiệu tạo nên những khích lệ hay sức ép cho sự thay đổi trong ngành. Các lực lượng nổi bật nhất được gọi là lực lượng dẫn.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> dắt, bởi nó tác động mạnh đến các thay đổi về môi trường ngành và cấu trúc của ngành. Ngành nuôi trồng hải sản có các lực lượng dẫn dắt chủ yếu sau: - Chủ trương, chính sách và định hướng chiến lược của Chính phủ; - Bộ Thủy sản; - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn; - Bộ Tài nguyên - Môi trường; - Chương trình phát triển LHQ; - Tổ chức lương nông thế giới. b. Phân tích lực lượng dẫn dắt ngành hiện nay. Nói đến thương mại của ngành thủy sản Việt Nam, trước hết phải nói đến xuất nhập khẩu thuỷ sản. Trong thập kỉ qua, nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam bình quân đạt 20%/năm (Nguyễn Công Sách, 2003). Giá trị xuất khẩu tôm thường chiếm tỉ lệ cao trong tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Chẳng hạn, năm 2001 xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đạt 1,76 tỉ đô la, riêng xuất khẩu tôm đã thu về 780 triệu USD. Sang các năm 2002, 2003 giá trị xuất khẩu tôm tiếp tục tăng (bảng 5). Tôm Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu dưới dạng tôm đông lạnh, đóng hộp và chế biến. Bảng Giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Giá trị xuất 406 457 482 662 780 940 1,059 khẩu tôm (triệu USD) Giá trị xuất 760 817 938 1,479 1,760 2,014 2,240 khẩu thuỷ sản (triệu USD) Giá trị xuất 14,48 15,02 16,10 khẩu cả nước 3 7 0 % XK tôm/XK 53 56 51 45 44 47 47 thuỷ sản Nguồn: Bộ Thuỷ sản Chính phủ Việt Nam cũng quan tâm phát triển nuôi trồng thuỷ sản nhằm tạo công ăn việc làm và xoá đói giảm nghèo. Chiến lược “SAPA- phát triển nuôi trồng thuỷ sản bền vững phục vụ xoá đói giảm nghèo” do Bộ Thuỷ sản xây dựng và được Chính phủ phê duyệt năm 2001 là một minh chứng. Chiến lược này được thực hiện.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> như một bộ phận của chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Gần đây Chính phủ Việt Nam cũng đã thông qua chương trình các xã nghèo đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển (chương trình 135). Các chính sách này tiếp tục khẳng định cam kết của Chính phủ về phát triển nuôi trồng thuỷ sản phục vụ xoá đói giảm nghèo. Về chính sách tổ chức sản xuất nuôi trồng thuỷ sản, định hướng của Chính phủ Việt Nam là “lấy kinh tế hộ, kinh tế trang trại là hình thức sản xuất chủ yếu”. Thực tiễn triển khai khoán 10 trong nông nghiệp đã khẳng định “kinh tế hộ đã phát huy tác dụng to lớn, tạo sức mạnh mới trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn”. Từ kinh tế hộ, một hình thức tổ chức sản xuất mới đã hình thành ở nông thôn, đó là kinh tế trang trại. Đây là “hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản”. Thông qua Nghị quyết 03/NQ-CP (2000), chính sách lâu dài của Chính phủ Việt Nam là khuyến khích phát triển và bảo hộ và kinh tế trang trại. Nghị quyết này đã có tác động mạnh mẽ đến hình thức tổ chức và phát triển nuôi trồng thuỷ sản, trong đó có nuôi trồng thủy sản. Theo nghị quyết 03/NQ-CP, “nhà nước đặc biệt khuyến khích việc đầu tư khai thác và sử dụng có hiệu quả đất trống, đồi núi trọc ở trung du, miền núi, biên giới, hải đảo, tận dụng khai thác các loại đất còn hoang hoá, ao, hồ, đầm, bãi bồi ven sông, ven biển, mặt nước eo vịnh, đầm phá để sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng chuyên canh với tỷ suất hàng hoá cao”. Quá trình chuyển dịch, tích tụ ruộng đất hình thành các trang trại dự kiến sẽ gắn liền với quá trình phân công lại lao động nông thôn, từng bước chuyển dịch lao động nông nghiệp sang làm các ngành phi nông nghiệp, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá trong nông nghiệp và nông thôn. Đất, mặt nước, eo vịnh, đầm phá, hồ chứa mặt nước lớn đã được quy hoạch được nhà nước giao hoặc cho hộ gia đình hoặc các thành phần kinh tế sử dụng vào nuôi trồng thuỷ sản ổn định và lâu dài theo nghị định số 85/NĐ-CP (1999) của chính phủ. Đồng thời nhà nước cho phép hộ gia đình, các thành phần kinh tế chuyển đổi ruộng nhiễm mặn, ruộng trũng, đất làm muối, đất ngập úng sản xuất lúa bấp bênh kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản theo nghị quyết 09/2000/NQ-CP. Ngành nuôi trồng thủy sản thực sự đã có bước phát triển mạnh kể từ sau khi nghị quyết 09/2000/NQ-CP được ban hành. 4. Phân tích rào cản nhập cuộc. Các mục tiêu chính sách đặt ra trong quyết định 224/1999/QĐ-TTg phê duyệt chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản thời kì 1999-2010 đã phải điều chỉnh.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 09 về việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp (2000). Việc điều chỉnh các mục tiêu chính sách quá gấp dẫn đến môi trường chính sách không ổn định, làm cho người dân và các nhà doanh nghiệp không an tâm đầu tư. Công tác hoạch định chính sách phát triển ngành cũng có phần bị động, thiếu tính dài hạn và mang đậm tính đột xuất nhằm giải quyết các sự vụ. Việc này ảnh hưởng bất lợi đến hiệu quả đầu tư. Các doanh nghiệp chế bến và xuất khẩu thủy sản trên địa bàn tỉnh, việc đầu tư phát triển vùng nuôi, để chủ động nguồn nguyên liệu trong sản xuất là một trong những nhu cầu cần thiết hiện nay, cũng như cho sự phát triển lâu dài. Tuy nhiên, với mặt bằng quy hoạch thực tế, nếu đầu tư, khả năng thua lỗ là rất cao. Đồng thời có sự trao đổi đất giữa những hộ trong vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản công nghiệp nhưng không có nhu cầu nuôi với những hộ bên ngoài có nhu cầu. Hệ thống thủy lợi, lưới điện chưa tìm được lời giải đáp căn cơ. Ngoại trừ hệ thống thủy lợi, lưới điện hiện chưa đảm bảo cho sản xuất, thì một bài toán cho ngành thủy sản cần phải tìm đáp án đó chính là việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật của người dân. Nhờ có thuận lợi về điều kiện thời tiết, tiếm năng lớn về diện tích và chính sách mở cửa của Chính phủ cũng như nhu cầu rất lớn về tôm trên thị trường thế giới đã tạo cho nghề nuôi trồng thủy sản của Việt Nam có những bước phát triển khá ngoạn mục. Xét về diện tích, việc làm và ngoại hối thì nuôi trồng thủy sản hiện là một trong những hoạt động phát triển mạnh nhất ở Việt Nam (EJF, 2003). Tuy nhiên nhiều tác giả (Lebel, 2003; EJF, 2003) lo ngại phát triển nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam hiện nay là không bền vững và Việt Nam đang lặp lại vết xe đổ mà Thái Lan đã đi qua. Với 1 ngành kinh tế mới phát triển gần đây, việc đưa ra các đánh giá như vậy là chưa có cơ sở. Việt Nam vẫn là nước nông nghiệp, dân số trẻ, mật độ dân số cao và diện tích đất canh tác nông nghiệp đã khai thác gần như tới hạn. Các ngành công nghiệp phát triển không kịp để đáp ứng nhu cầu việc làm cho nhân dân nông thôn. Việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản ven biển là một hướng tất yếu, bổ sung cơ hội việc làm cho người dân, góp phần vào phát triển đất nước. Thực tế trong hai thập kỉ qua cho thấy phát triển nuôi trồng thuỷ sản ven biển đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn ven biển. Trong quá trình phát triển, không riêng gì nuôi trồng thủy sản mà các ngành sản xuất khác của Việt Nam như cao su, cà phê, lúa-gạo cũng gặp khó khăn do các các bên tham gia chưa quan tâm đầy đủ đến tính bền vững. So với các quốc gia nuôi trồng thủy sản khác, ngành nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam do các cộng đồng dân ven biển thực hiện, không xảy ra hiện tượng tập.
<span class='text_page_counter'>(8)</span> trung vào tay một số chủ đầu tư quy mô lớn, do đó đã tránh được các mẫu thuẫn xã hội giữa người sử dụng nguồn lợi địa phương với người nuôi trồng thủy sản, gia tăng tính bền vững về mặt xã hội. Tuy nhiên sản xuất quy mô nhỏ manh mún đã dẫn đến nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam kém hiệu quả, chi phí sản xuất cao hơn các nước khác. Đồng thời việc áp dụng các quy tắc, kinh nghiệm thực hành tốt cũng như việc truy tìm nguồn gốc sản phẩm trở nên khó khăn hơn. Xu hướng phát triển hiện tại cho thấy Chính phủ Việt Nam đang khuyến khích phát triển nuôi trồng thủy sản thâm canh với sự tham gia của các nhà đầu tư từ ngoài cộng đồng. Đấy là một giải pháp hiện đại hoá ngành tôm, nhưng nếu không chú ý đầy đủ đến các yếu tố môi trường và các yếu tố bền vững xã hội thì có thể đưa đến các hậu quả tai hại như đã diễn ra ở Ấn Độ năm 1996 hoặc Băng La Đét năm 1998. Song song với việc khuyến khích các nhà đầu tư, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, Chính phủ cần xem xét các biện pháp quản lý môi trường và điều chỉnh các mối quan hệ xã hội bằng các công cụ chính sách và các đạo luật thuế, phí phù hợp cho những người tham gia nuôi trồng thủy sản ven biển. Có cơ chế quản lý người tham gia vào ngành và rời ngành, tạo thương hiệu cho ngành thủy sản Việt Nam trên trường quốc tế cả về sản lượng và chất lượng, tạo nên tính độc quyền của ngành thủy sản Việt Nam. 5. Phân tích các rào cản rời ngành. Như đã trình bày về vấn đề rào cản nhập cuộc thì Chính phủ và các lực lượng dẫn dắt củng phải có cơ chế, chế tài làm rào cản rời ngành nhằm mục tiêu duy trì sự ổn định và tính bềnh vững của ngành. Muốn có rào cản rời ngành thì ngành phải có định hướng từ rào rào cản nhập cuộc và hoạt động của ngành phải tạo thương hiệu của ngành cho khách hàng để khách hàng trung thành với thương hiệu của ngành. Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong điều kiện thực tế giảm chi phí đầu tư và giá thành sản phẩm cao để ngành nuôi trồng đem lại hiệu quả kinh tế cho các nhà đầu tư. Đồng thời thông qua đó Chính phủ Việt Nam quản lý và định hướng phát triển nuôi trồng thuỷ sản thông qua việc xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển cho từng thời kì, công tác quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản. Tạo cơ chế khuyến khích thúc đẩy sự phát triển kinh tế ngành. Giá trị thu nhập ngành nuôi trồng thủy sản phải ổn định thu hút sự quan tâm của người dân, các nhà đầu tư. Mở rộng thị trường trong khu vực và trên toàn thế giới để ngành thủy sản là một trong những ngành chủ lực của Việt Nam..
<span class='text_page_counter'>(9)</span> Quan điểm, định hướng phát triển ngành thủy sản đến năm 2020 Quán triệt đường lối phát triển kinh tế xã hội của Đảng, trên tinh thần tiếp tục và đẩy nhanh công cuộc đổi mới của đất nước, để góp phần thực hiện được các mục tiêu kinh tế xã hội đề ra trong năm 2010, đảm bảo yêu cầu gắn kết giữa phát triển sản xuất đa dạng với bảo vệ chủ quyền vùng biển và an ninh quốc phòng, quan điểm phát triển Ngành Thuỷ sản đến năm 2020 được xác định là : Tiếp tục phát huy và phát huy hơn nữa tiềm năng và các nguồn lực để xây dựng thủy sản thành ngành kinh tế mũi nhọn theo tinh thần Nghị quyết Đại hội IX Đảng Cộng sản Việt Nam. Tiến hành công nghiệp hoá và hiện đại hoá dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến gắn với chuyển dịch cơ cấu đưa Ngành Thuỷ sản nhanh chóng trở thành một ngành sản xuất hàng hoá thống nhất, có tính cạnh tranh cao, có tỷ trọng xứng đáng trong cơ cấu GDP các ngành nông-lâm-ngư nghiệp và trong nền kinh tế quốc dân. Coi trọng mở mang thị trường sản phẩm, cả xuất khẩu và nội địa; xuất khẩu được coi là mũi nhọn trong nhiều năm tới để xác định cơ cấu sản phẩm phù hợp. Cơ cấu này cùng với các yêu cầu an ninh thực phẩm phải tạo ra sự thống nhất trong mọi khâu và mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh của ngành, không tác động có hại đến các ngành kinh tế liên quan và phù hợp với các yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn và phát triển nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên. Phát huy rộng rãi sự tham gia của các thành phần kinh tế để phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần đáng kể trong công cuộc xoá đói giảm nghèo, nâng cao cuộc sống tinh thần, vật chất và dân trí của dân cư ven biển, hải đảo. Phát triển kinh tế gắn với bảo đảm an ninh quốc phòng. Chủ động hội nhập Quốc tế và khu vực Đông Nam Á; xây dựng năng lực quản lý ngành đáp ứng các yêu cầu của thị trường xuất khẩu và tiếp cận nghề cá có trách nhiệm. Tranh thủ các kinh nghiệm quản lý và công nghệ tiên tiến trong nghề cá thế giới trên cơ sở thu hút và thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án hợp tác quốc tế. Theo những quan điểm đó, định hướng phát triển thuỷ sản từ nay đến năm 2020 sẽ là: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đi đôi với chuyển dịch cơ cấu để đảm bảo phát triển bền vững, hiệu quả. Ưu tiên xây dựng và hoàn thiện hạ tầng cơ sở nghề cá, coi trọng phát triển nguồn nhân lực để qua từng kế hoạch 5 năm đạt được các.
<span class='text_page_counter'>(10)</span> tiến bộ vững chắc, nhằm cơ bản công nghiệp hoá ngành theo hướng hiện đại vào năm 2020. Tăng cường quản lý để nghề khai thác thuỷ sản có sự tăng trưởng hợp lý gắn với bảo vệ và phát triển nguồn lợi. Đẩy mạnh nuôi trồng thuỷ sản, khai thác mạnh các tiềm năng nuôi biển và các khu vực nước ngọt. Khai thác hợp lý tuyến nước lợ, kết hợp nuôi thâm canh hợp lý với phát triển nuôi sinh thái các đối tượng xuất khẩu. Giảm thất thoát sau thu hoạch gắn liền với áp dụng hệ thống thống nhất bảo đảm an toàn vệ sinh từ khai thác, nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Gắn xây dựng thuỷ sản thành ngành sản xuất hàng hoá tập trung, thống nhất với quản lý và phát triển theo vùng, phù hợp với cơ cấu kinh tế được quy hoạch cho các vùng, miền. Lựa chọn, phát triển và áp dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến, bảo đảm sức cạnh trạnh cao, đáp ứng các yêu cầu bền vững, các đòi hỏi của hội nhập nhưng cũng đồng thời phù hợp với khả năng đầu tư và đặc thù của nghề cá nhân dân. Thông qua triển khai các chính sách đổi mới, đặc biệt là các chính sách về thị trường, về các thành phần kinh tế và về đất đai, mặt nước để phát huy cao nhất tiềm năng và các nguồn lực cho phát triển ngành. Sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tài trợ, các dự án quốc tế. Xây dựng cơ cấu thị trường và cơ cấu sản phẩm ổn định, vừa có tính cạnh tranh cao, vừa chủ động đối phó với các rào cản thương mại trong quá trình hội nhập. Nâng dần tiêu thụ trong nước gắn với phát triển thị trường thuỷ sản nội địa. Phát triển mạnh mẽ và đổi mới dịch vụ hậu cần nghề cá. Bảo đảm an toàn cho ngư dân đi biển. Giảm thiểu rủi ro về người và tài sản do thiên tai, dịch bệnh hoặc do sự bất thường trong mua bán sản phẩm mà thị trường bên ngoài chi phối 6. Phân tích cấu trúc cạnh tranh của ngành trong giai đoạn hiện nay (lượng và chất) Thứ nhất về công tác quy hoạch, chính phủ Việt Nam quản lý và định hướng phát triển nuôi trồng thuỷ sản thông qua việc xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển cho từng thời kì, nhưng trong thực tế công tác quy hoạch còn rất nhiều hạn chế. Phát triển nuôi trồng thủy sản ven biển ở Việt Nam đã diễn ra theo tính tự phát, thiếu quy hoạch và nằm ngoài khả năng kiểm soát của nhà nước. Thiếu quy hoạch đã dẫn đến nhiều rủi ro trong nuôi trồng thuỷ sản ven biển (Báo cáo Bộ Thuỷ.
<span class='text_page_counter'>(11)</span> sản 2002, 2003). Trong thực tế, ở cấp quốc gia, cấp tỉnh và thậm chí cấp huyện đã có các quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản nhưng các quy hoạch này thiếu thực tế, thiếu cơ sở khoa học và chỉ đưa các định hướng chung chung chạy theo thực tế đã phát triển mà chưa nêu bật được tính mở đường và hướng đạo cho sự phát triển bền vững. Do thiếu qui hoạch nên dẫn đến môi trường bị đe doạ nghiêm trọng, rừng ngập mặn bị phá hoại, dịch bệnh thường xuyên xảy ra gây thiệt hại cho sản xuất. Trong thông báo số 3003/TB-BTS ngày 1/12/2003, Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản Tạ Quang Ngọc đã chỉ ra: “bệnh dịch vẫn đang tiềm ẩn là một rủi ro lớn cho nuôi trồng thuỷ sản nói chung và nuôi trồng thủy sản nói riêng, sự chuyển dịch diễn ra quá nhanh trong khi vốn đầu tư có hạn và công tác quy hoạch chưa theo kịp”. Có nhiều nơi trong một vùng nhưng người thì nuôi trồng thuỷ sản, người thì trồng lúa. Giữa các vùng nuôi trọng điểm không có hành lang phân cách, không bố trí đủ diện tích để chứa và xử lý chất thải sau vụ nuôi và đa số chất thải được thải trực tiếp ra sông gây ô nhiễm môi trường. Các quy hoạch thiên về mở rộng diện tích, phát triển cơ sở hạ tầng, chưa bàn sâu các giải pháp tổ chức, các vấn đề sinh kế và phát triển bền vững. Quy hoạch chỉ chú ý tới phát triển các dự án, đặc biệt là các dự án nuôi trồng thủy sản thâm canh trong khi đó nhiệm vụ bức xúc của quy hoạch là cung cấp các định hướng và quản lý hoạt động phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Mặt khác phần lớn các quy hoạch do cấp trên khởi xướng nhằm đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội có tính chất mệnh lệnh, thiếu sự tham gia của người dân nên không hiểu rõ nhu cầu và thực lực của người dân, do đó không thể huy động đủ nguồn lực để thực thi. Khi ngân sách nhà nước không huy động được thì các quy hoạch thường rơi vào tình trạng phá sản. Một điểm nữa là quy hoạch làm ra không được phổ biến rộng rãi cho các đối tượng, không định hướng phát triển bền vững mà chỉ nhằm một mục đích quản lý trong phạm vi hạn hẹp (Hà Xuân Thông, 2003). Thiếu quy hoạch đã dẫn đến nhiều vấn đề như đã nêu trên. Thứ hai là các mục tiêu chính sách và định hướng phát triển bền vững của Chính phủ bị cản trở bởi khả năng huy động nguồn vốn. Ở cấp vĩ mô, ngân sách nhà nước không đủ triển khai các mục tiêu chính sách định hướng phát triển ngành. Lượng vốn nhà nước đầu tư cho các lĩnh vực thường dàn trải và các hạng mục đầu tư khi đi vào thực tế bị cắt xén làm cho ý tưởng quy hoạch ban đầu bị lệch lạc, khập khiễng. Ở cấp vi mô, đa phần người dân thiếu vốn sản xuất, phải vay vốn với số lượng lớn nhưng các kênh tín dụng cho nuôi trồng thuỷ sản thường hạn hẹp và cơ chế cho vay khó khăn do ngân hàng đánh giá nuôi trồng thuỷ sản là nghề có rủi ro.
<span class='text_page_counter'>(12)</span> cao. Thiếu hụt vốn đầu tư nên việc thiết kế ao hồ, các cơ sở hạ tầng khu nuôi và việc sử dụng đầu vào đều ở mức chất lượng thấp dẫn đến nguy cơ phát triển dịch bệnh, ô nhiễm môi trường và gây thất bát mùa màng là rất lớn (Đức LongTBKTVN, 24/12003). Thứ ba là con giống và các dịch vụ đầu vào: Với diện tích đưa vào nuôi hơn 500,000 ha hiện nay, hàng năm Việt Nam cần khoảng 25-30 tỉ tôm post. Như vậy lượng tôm bố mẹ cần khai thác để sản xuất giống từ 60.000 đến 75.000 tôm bố mẹ, nhưng khả năng khai thác ở Việt Nam chỉ đạt khoảng 30.000-40.000 con. Khi đa phần các bãi cư trú, ổ sinh thái của tôm con như rừng ngập mặn, bãi triều và đầm phá đã bị khai thác tới hạn thì trữ lượng tôm bố mẹ ở Việt Nam sẽ giảm. Do sự khan hiếm nguồn tôm bố mẹ, nhiều cơ sở sản xuất giống đã mua cả những tôm bố mẹ không bảo đảm chất lượng để thả nuôi, dẫn đến tình trạng tôm con giống kém chất lượng (Bộ trưởng Tạ Quang Ngọc- Thông báo 892/TS-VP ngày 9/4/2002). Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tính bền vững của nuôi trồng thủy sản. Hơn nữa, sản xuất giống ở Việt Nam hiện nay đã nhân rộng ra cả nước, tuy vậy trung tâm cung cấp tôm giống chủ yếu vẫn tập trung ở các tỉnh miền Trung, nghề nuôi ở miền Bắc và miền Nam bị phụ thuộc rất lớn. Ngành sản xuất tôm giống của cả nước nói chung còn kém, phụ thuộc nhiều vào giống trôi nổi trên thị trường, ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan nhà nước. Hầu hết các tỉnh phía Bắc và phía Nam không tự sản xuất đủ giống mà phải nhập giống từ nhiều nguồn khác nhau và không qua kiểm dịch, do vậy hiệu quả sản xuất thường không ổn định. Vấn đề quản lý con giống nổi lên như là một trong những bức xúc nhất trong phát triển nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam hiện nay (Hà Yên-Mai Phương, Vietnamnet, 2003). Hiện nay Việt Nam vẫn chưa có được chiến lược phát triển về giống thuỷ sản, cùng với thuỷ lợi, đây là 2 khâu “then chốt” được xác định nhưng lại chưa được làm tốt (Báo cáo Bộ Thuỷ sản 2003). Thứ 3 là phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ. Đổi mới và ứng dụng khoa học công nghệ cũng tác động lớn đến tính bền vững của ngành nuôi trồng thủy sản. Như trên đã nêu, sản xuất tôm giống ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung vẫn phải phụ thuộc vào tôm bố mẹ đánh bắt từ tự nhiên. Nhu cầu giống cao đã dẫn tới tôm bố mẹ bị khai thác quá mức, dẫn tới chất lượng con giống suy giảm. Hơn nữa với tốc độ phát triển quá nhanh, đa số người dân mới chuyển đổi sang nuôi trồng thuỷ sản chưa nắm bắt được khoa học công nghệ. Đa số người dân nuôi trồng thủy sản theo kinh nghiệm tự tích luỹ, thiếu sự hướng dẫn kĩ thuật chu đáo. Việc đưa nhanh các tiến bộ khoa học vào sản xuất để đảm bảo nuôi trồng thuỷ.
<span class='text_page_counter'>(13)</span> sản bền vững ở Việt Nam gặp rất nhiều trở ngại do có nhiều người tham gia nuôi trồng, đa số là nông dân có trình độ văn hoá thấp hoặc mù chữ. Thứ tư là quản lý các yếu tố đầu vào cho nuôi trồng thủy sản chưa thực sự hữu hiệu, đặc biệt là quản lý đất nuôi trồng thuỷ sản. Đa phần đất nuôi trồng thuỷ sản là đất chưa khai phá, do nhà nước quản lý. Nhà nước giao cho chính quyền cấp dưới và chính quyền cấp dưới giao cho UBND các xã trực tiếp quản lý. Cơ chế quản lý đất này là mảnh đất tốt để chính quyền địa phương và người dân phát triển nuôi trồng thuỷ sản một cách bừa bãi và không có quy hoạch. Thực tế hiện nay đất nuôi trồng thuỷ sản được giao khoán và cho thuê với nhiều hình thức khác nhau. Thứ năm là thuỷ lợi cho nuôi trồng thủy sản: Cùng với giống, thuỷ lợi có ý nghĩa sâu sắc và then chốt đối với hiệu quả nuôi trồng thủy sản, hệ thống thuỷ lợi đầy đủ, phù hợp sẽ giảm thiểu khả năng rủi ro cho các hộ nuôi. Tuy vậy hiện nay thuỷ lợi cho nuôi trồng thuỷ sản lại do 2 cơ quan khác nhau quản lý, Bộ Nông nghiệp & PTNT quản lý, đầu tư thuỷ lợi ngoài vùng nuôi, ngành thuỷ sản quản lý thuỷ lợi trong vùng nuôi. Tốc độ tăng của diện tích nuôi quá nhanh nên hệ thống thuỷ lợi chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, thiếu hệ thống cấp nước ngọt, một trong những lý do chính dẫn đến việc tôm bị dịch bệnh, chết hàng loạt- Bộ trưởng Thuỷ sản Tạ Quang Ngọc đánh giá (Thông báo 892/TS-VP ngày 9/4/2002). Thứ sáu là quản lý và tổ chức sản xuất: Với tính chất phức tạp, liên quan chặt chẽ với môi trường và tài nguyên thiên nhiên, phát triển nuôi trồng thủy sản cần có sự quản lý chặt chẽ từ phía nhà nước. Song hiện nay hệ thống tổ chức bộ máy chỉ đạo nuôi trồng thủy sản, công tác khuyến ngư, kiểm dịch thú y thủy sản, kiểm soát chất lượng nguyên liệu của Việt Nam, đặc biệt là ở cấp địa phương còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý Ngành (Lê Như Giang, Báo Lao động 24/12/2001). Như Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản (2003) đã khẳng định “ở từng thời điểm nếu có vấn đề gì đó nổi lên làm ảnh hưởng đến môi trường là do chúng ta quản lý yếu kém”. Trong sản xuất nông nghiệp cũng như trồng thuỷ sản Chính phủ Việt Nam đã nhấn mạnh kinh tế hộ là hình thức sản xuất chủ yếu. Nhưng quy mô hộ nuôi trồng thuỷ sản ở Việt Nam quá nhỏ lẻ và manh mún, không đồng đều, gây khó khăn cho việc định hướng phát triển bền vững. Các văn bản pháp luật của nhà nước không đủ chi tiết để điều chỉnh các mối quan hệ phát triển giữa các hộ, các đối tượng sử dụng nguồn lợi trong từng tiểu vùng và bối cảnh cụ thể. Vấn đề hợp tác và kết nối các hộ sản xuất đơn lẻ để hình thành các cụm, tổ dân nuôi trồng thủy sản tự quản, nghiệp đoàn, hiệp hội và hợp tác xã nuôi trồng thuỷ sản để tăng cường sức cạnh tranh, điều chỉnh các mối quan hệ có tính chất tình nguyện trở nên rất cần thiết cho phát triển.
<span class='text_page_counter'>(14)</span> ngành nuôi trồng thủy sản bền vững ở Việt Nam vào thời điểm hiện nay (Trần Thu Nga, Đối thoại truyền hình trực tiếp 4/4/2003). Thứ bảy là quản lý môi trường. Các vấn đề môi trường của nuôi trồng thủy sản bắt nguồn từ việc phát triển nuôi một cách tràn lan, thiếu quy hoạch. Về phương diện nhà nước, các dự án phát triển phải tiến hành đánh giá tác động môi trường hoặc lập bản kê khai môi trường trong trường hợp quy mô nhỏ. Nhưng hầu như các quy phạm pháp luật của Chính phủ đã không điều chỉnh được vấn đề quản lý môi trường, đánh giá tác động môi trường trong nuôi trồng thủy sản ven biển. Đa số các hộ nông dân phát triển trại nuôi trồng thủy sản như là một giải pháp đa dạng nguồn thu nhập với quy mô nhỏ, không hình thành dự án do vậy quy định đánh giá tác động môi trường của Chính phủ đã không điều chỉnh được. Điều đáng quan tâm là khi nhiều hộ cùng phát triển trang trại nuôi trồng thủy sản ở trên 1 khu vực thì tác động cộng hưởng của các vấn đề môi trường rất lớn. Hội thảo môi trường nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam năm 2003 đã nhận định: “việc phát triển ồ ạt nuôi trồng thuỷ sản thời gian đầu chuyển dịch đã làm suy giảm hệ sinh thái ven biển, ô nhiễm môi trường nặng do chất thải không được xử lý trong khi hệ thống thuỷ lợi thiếu trầm trọng, hệ thống quan trắc cảnh báo môi trường lại chưa được hình thành đầy đủ”. Việc mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản đồng nghĩa với việc thu hẹp rừng ngập mặn trong khi công tác quản lý của nhà nước còn yếu kém, kéo theo việc huỷ diệt nguồn lợi sinh vật biển, phá hoại đa dạng sinh học (Khuê Việt Trường, Thời Báo Tài chính Việt Nam, 11/5/2001- Hồ Công Hường, Bản tin Khuyến ngư, 2003). Thứ tám là quản lý các ảnh hưởng và tác động xã hội. Việc duỳ trì và quản lý tài nguyên theo phương thức “săn bắn và hái lượm”, ít tác động bằng khoa học công nghệ đã không đáp ứng đủ nhu cầu cho các cộng đồng ven biển có mật độ dân số cao, do vậy, phát triển nuôi trồng thuỷ sản là bước tác động cần thiết để tạo đà phát triển kinh tế ven biển, nâng cao mức sống dân cư. Tuy nhiên việc chuyển sang nuôi trồng thủy sản thâm canh sẽ giảm khả năng đóng góp xoá đói giảm nghèo trực tiếp của ngành sản xuất này. Nuôi trồng thủy sản thâm canh không phải là ngành thu hút nhiều lao động và nó đòi hỏi vốn lớn và công nghệ phức tạp, do vậy người nghèo không tham gia được. Đồng thời, phát triển nuôi trồng thuỷ sản đồng nghĩa với việc giảm diện tích “hoang”, các tài nguyên dùng chung ven biển như cửa sông, bãi bồi, rừng ngập mặn- nơi mà trước đây là bãi khai thác, khu vực kiếm sống của những nguời nghèo (bắt tự nhiên, buôn bán, thu gom thuỷ sản cỡ nhỏ. Lợi ích từ nuôi trồng thuỷ sản có thể không được chia đều cho các bên trong cộng đồng ven biển, mà tập trung chủ yếu vào một số hộ tham gia nuôi thuỷ sản, góp phần phân hoá, tăng dần khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa các hộ trong vùng, đe doạ.
<span class='text_page_counter'>(15)</span> sinh kế các các nhóm yếu thế và dẫn đến nguy cơ phát triển không bền vững. Như vậy trong khi khuyến khích phát triển nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là nuôi trồng thủy sản thâm canh với sự tham gia của người ngoài cộng đồng bản địa, các vấn đề kinh tế - xã hội vùng ven biển đã xuất hiện, đặc biệt là mâu thuẫn giữa người ngoài và trong cộng đồng, vấn đề tạo công ăn việc làm cho người nghèo và duy trì các cơ sở tài nguyên môi trường làm nguồn sinh kế cho họ. Kết quả xoá đói giảm nghèo của phát triển nuôi trồng thủy sản có thể đạt được thông qua việc thực hiện các biện pháp chính sách của Chính phủ. Chẳng hạn Chính phủ cần triển khai tốt các chính sách nhằm đảm bảo nghề nuôi trồng thủy sản có lãi, phát triển ổn định. Đồng thời Chính phủ triển khai đánh thuế môi trường, thuế đất, thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp/trang trại nuôi trồng thuỷ sản một cách hợp lý và trích các quỹ đó để triển khai các mục tiêu xoá đói giảm nghèo và đầu tư vào các hạng mục cơ sở hạ tầng công cộng nhằm cải thiện sinh kế cho người nghèo. Tuy nhiên, hiện nay phần lớn các chính sách nuôi trồng thuỷ sản của Chính phủ đang tập trung cho các vấn đề tăng trưởng, ít có các chính sách cụ thể để điều chỉnh và quản lý các vấn đề xã hội liên quan đến phát triển nuôi trồng thủy sản. Vấn đề cuối cùng là thị trường sản phẩm. Tính bền vững của ngành nuôi trồng thủy sản phụ thuộc chặt chẽ vào thị trường tiêu thụ. Hiện tại, tôm nuôi chủ yếu được xuất khẩu sang 3 thị trường lớn là Mỹ, Nhật và Cộng đồng châu Âu (Báo cáo Bộ Thuỷ sản 2000, 2001, 2002, 2003). Thị trường tôm đang có chiều hướng bão hoà trong khi số nước và diện tích nuôi trồng thủy sản không ngừng tăng lên. Do vậy, nuôi trồng thủy sản trên thế giới đang phải chịu những áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt. Người tiêu dùng ở các nước phát triển ngày càng quan tâm đến chất lượng sản phẩm, các vấn đề về xã hội và môi trường của nuôi trồng thủy sản. Các hàng rào chất lượng sản phẩm, hàng rào kĩ thuật, nguồn gốc sản phẩm và trong tương lai có thể có cả “hàng rào xanh” sẽ được dựng lên. Điều này sẽ gây khó khăn rất lớn cho ngành công nghiệp nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam, nơi tập trung những người sản xuất quy mô nhỏ, kênh thu mua và tiếp thị sản phẩm chưa tốt. Trước tình thế này, một số chuyên gia đã ủng hộ giải pháp phát triển các vùng công nghiệp nuôi trồng thủy sản tập trung, thâm canh hoá tách biệt với khu dân cư, khu sản xuất nông nghiệp để dễ dàng kiểm soát chất lượng sản phẩm từ khâu sản xuất. Chính sách lớn của Chính phủ hiện này cũng đồng thuận với các quan điểm này. Các diện tích nuôi trồng thủy sản ở đồng bằng sông Mê Kông, có nguồn gốc từ trầm tích rừng ngập mặn không phù hợp cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản thâm canh (Cao Thăng Bình, 1996). Như vậy vựa tôm của Việt Nam sẽ dịch chuyển từ vùng đồng bằng sông Cửu Long ra miền Trung, hoặc miền Bắc, nơi có thể phát triển các.
<span class='text_page_counter'>(16)</span> vùng nuôi trồng thủy sản công nghiệp cao triều hoặc trên cát. Việc phát triển các khu nuôi trồng thủy sản công nghiệp thâm canh chưa hẳn đã giúp cho việc kiểm soát chất lượng sản phẩm một cách dễ dàng. Đa số trường hợp nuôi thâm canh đều phải sử dụng thức ăn công nghiệp, thuốc và hoá chất. Chính phủ đang khuyến khích đẩy mạnh các chương trình nghiên cứu, khuyến ngư để từng bước áp dụng “công nghệ nuôi trồng thủy sản tốt” (GAP). Nếu các “hàng rào xanh” và hàng rào chất lượng sản phẩm được áp dụng một cách triệt để thì người nghèo vùng đồng bằng Cửu Long sẽ mất đi các sinh kế liên quan đến nuôi trồng thuỷ sản. Việc giải quyết công ăn việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp cho những hộ gia đình nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ sẽ là vấn đề xã hội bức xúc. Như vậy nguy cơ những người nông dân sản xuất quy mô nhỏ bị đẩy ra khỏi ngành nuôi trồng thủy sản sẽ rất lớn nếu thị trường đòi hỏi các tiêu chuẩn khắt khe. Chỉ có những nhà sản xuất hiệu quả mới tồn tại, đó là những nhà doanh nghiệp, ông chủ trang trại cỡ lớn. Một khả năng cứu vãn cho các hộ sản xuất quy mô nhỏ đó là chính họ sẽ phải liên kết chặt chẽ với nhau thông qua hình thức các tổ tự quản, hiệp hội, hợp tác xã nhằm nâng cao hiệu quả, bảo vệ môi trường, ngăn ngừa dịch bệnh và sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng tốt. So với các quốc gia nuôi trồng thủy sản khác, ngành nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam do các cộng đồng dân ven biển thực hiện, không xảy ra hiện tượng tập trung vào tay một số chủ đầu tư quy mô lớn, do đó đã tránh được các mẫu thuẫn xã hội giữa người sử dụng nguồn lợi địa phương với người nuôi trồng thủy sản, gia tăng tính bền vững về mặt xã hội. Tuy nhiên sản xuất quy mô nhỏ manh mún đã dẫn đến nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam kém hiệu quả, chi phí sản xuất cao hơn các nước khác. Đồng thời việc áp dụng các quy tắc, kinh nghiệm thực hành tốt cũng như việc truy tìm nguồn gốc sản phẩm trở nên khó khăn hơn. Xu hướng phát triển hiện tại cho thấy Chính phủ Việt Nam đang khuyến khích phát triển nuôi trồng thủy sản thâm canh với sự tham gia của các nhà đầu tư từ ngoài cộng đồng. Đấy là một giải pháp hiện đại hoá ngành tôm, nhưng nếu không chú ý đầy đủ đến các yếu tố môi trường và các yếu tố bền vững xã hội thì có thể đưa đến các hậu quả tai hại như đã diễn ra ở Ấn Độ năm 1996 hoặc Băng La Đét năm 1998. Song song với việc khuyến khích các nhà đầu tư, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, Chính phủ cần xem xét các biện pháp quản lý môi trường và điều chỉnh các mối quan hệ xã hội bằng các công cụ chính sách và các đạo luật thuế, phí phù hợp cho những người tham gia nuôi trồng thủy sản ven biển. 7. Mô tả các hình thức tổ chức các doanh nghiệp trong ngành a. Chuyên môn hóa sản xuất:.
<span class='text_page_counter'>(17)</span> Nhằm mục tiêu đưa thương hiệu của ngành nuôi trồng thủy hải sản Việt Nam đến với người tiêu dùng. Thì ngành nuôi trồng thủy hải sản cần quan tâm hơn nữa đến việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất nuôi trồng và chế biến thủy sản kể cả chất lượng, số lượng sản phẩm. Không ngừng thay đổi, cải tiến nâng cao công nghệ nhằm giảm chi phí và sức lao động trong quá trình nuôi trồng và chế biến thủy sản. Không ngừng nâng cao kiến thức, kỹ năng cho người nuôi trồng và cả đội ngũ quản trị ngành thủy hải sản. Không ngừng mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư trang thiết bị đảm bảo cho hoạt động sản xuất ngành. Vì vậy, để chuyên môn hóa sản xuất ngành gồm có các hình thức như: Chuyên môn hóa sản phẩm, Chuyên môn hóa chi tiết sản phẩm, chuyên môn hóa giai đoạn công nghệ, chuyên môn hóa hoạt động phù trợ... b. Đa dạng hóa sản xuất kinh doanh. Tuy vậy, việc chuyên môn hóa là vấn đề cần nâng cao để tạo thương hiệu cho người tiêu dùng thì đa dạng hóa lại trái ngược vấn đề này đòi hỏi mỗi ngành phải có sự lựa chon cho riêng mình. Việc đa dạng hóa đem lại sự an tâm cho ngành, giảm thiểu được sự rủi ro, tiết kiệm được chi phí đầu tư, sự phụ thuộc của các sản phẩm đa dạng hóa thường có giá thành giảm hơn so với chuyên môn hóa, đa dạng hóa giúp cho ngành có thể chống chịu được với những bất lợi của thị trường. Ví dụ như mặt hàng cá Basa của Việt Nam xuất khẩu qua thị trường Mỹ trong những năm gần đây thường bị chống bán phá giá nếu chúng ta không đa dạng hóa sản phẩm thì ngành thủy sản chúng ta không thể trụ vững trên trường quốc tế Việc đa dạng hóa sản phẩm giúp cho ngành dễ dàng sáp nhập với thị thị trường hơn. Việc đa dạng hóa có thể tận dụng được các sản phẩm làm giảm chi phí đầu vào và tăng thu nhập cho ngành. -----------//------------.
<span class='text_page_counter'>(18)</span>