Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Chau Phi Va My La Tin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.33 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>*: Trình bày những nét khái quát về cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân </b>
<b>các nước Mĩ Latinh từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 và tình hình kinh tế - xã hội </b>
<b>của các nước từ sau khi giành được độc lập? </b>


<b>1. Vài nét về quá trình đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc </b>


- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ tìm cách biến Mĩ Latinh thành “sân sau” của mình và
xây dựng các chế độ độc tài thân Mĩ. Vì thế, cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ
bùng nổ và phát triển. Tiêu biểu là sự thắng lợi của cách mạng Cuba.


+ 3/1952 được sự giúp đỡ của Mĩ, Batixta đã thiết lập chế độ độc tài quân sự ở Cuba, xóa
bỏ hiến pháp tiến bộ, bắt giam và tàn sát nghiều người u nước....Trong hồn cảnh đó
nhân dân Cu Ba đã đứng lên đấu tranh, mở đầu bằng cuộc tấn cơng vào trại lính Mơncađa
của 135 thanh niên yêu nước do Phidden Cátxtơrô chỉ huy (26/7/1953).


+ 1/01/1959, cách mạng Cuba dưới sự lãnh đạo của Phiđen Caxtơrô giành thắng lợi đã lật
đổ chế độ độc tài Batixta, thành lập nước Cộng hòa Cuba do Phiđen đứng đầu.


- Từ thập niên 60 – 70, phong trào đấu tranh chống Mĩ và chế dộ độc tài thân Mĩ ở khu
vực ngày càng phát triển và giành nhiều thắng lợi :


+ Nhân dân Panama đấu tranh và thu hồi được chủ quyền kênh đào Panama (1964 –
1999).


+ 1983, 13 quốc gia ở vùng Caribê giành được độc lập.


- Với các hình thức đấu tranh phong phú (bãi cơng của công nhân, nổi dậy của nông dân,
đấu tranh nghị trường, đặc biệt là đấu tranh vũ trang), Mĩ Latinh đã trở thành “lục địa
bùng cháy”. Các nước Mĩ Latinh đã lần lượt lật đổ chế độ độc tài phản động, giành lại chủ
quyền dân tộc (Chilê, Nicaragoa,Vênêzuêla, Goatêmala).



<b>2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội </b>


- Sau khi khôi phục độc lập chủ quyền, các nước Mĩ Latinh tiến hành xây dựng và phát
triển kinh tế - xã hội, đạt được những thành tựu quan trọng : Braxin, Achentina, Mêhicô
đã trở thành các nước công nghiệp mới (NIC).


- Với Cuba, sau khi cách mạng thành công, đã tiến hành nhiều cải cahs dân chủ tiến bộ.
Đến năm 1961 tuyên bố tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa và cùng với sự giúp đỡ của
các nước xã hội chủ nghĩa, Cuba đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong các lĩnh vực
như kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, thể thao…


- Thập kỉ 80, các nước Mĩ Latinh gặp nhiều khó khăn : kinh tế suy thối, lạm phát tăng
nhanh, nợ nước ngồi chồng chất, chính trị biến động phức tạp.


- Bước sang thập kỉ 90, kinh tế Mĩ Latinh có chuyển biến tích cực hơn, thu hút được nguồn
vốn đầu tư lớn của nước ngoài (70 tỉ USD năm 1994). Tuy nhiên những khó khăn đặt ra
cịn rất lớn như tình trạng mâu thuẫn xã hội, nạn tham nhũng …


<i><b>So sánh phong trào giải phóng dân tộc ở châu á, châu phi so với Mĩ Latinh váo sau chiến tranh </b></i>
<i><b>thế giới thứ Hai?</b></i>


Phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á, Châu Phi khác so với Mĩ Latinh ở chỗ: Vì phong trào giải
phóng ở Châu A, Châu Phi là phong trào giải phóng thật sự ( sau 1945) cịn ở Mĩ Latinh là phong trào
giải phóng khơng thật sự vì nó là thuộc địa kiểu mới của Mĩ do Mĩ dùng tiền để mua chuộc kiểm soát
trước là về kinh tế sau là về chính trị ( trước năm 1945).


- Mục tiêu đấu tranh :


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

* Châu Phi : Bằng hình thức thương lượng ; do tư sản lãnh đạo
* Mỹ La Tinh ; Bằng nhiều hình thức phong phú



<b>a.</b> <b>Đặc điểm của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi.</b>


-Các nước châu Phi đã thành lập được Tổ chức thống nhất châu Phi(1963), tổ chức này giữ vai
trò quan trọng trong việc phối hợp hành động và thúc đẩy sự nghiệp đấu tranh cách mạng của
các nước châu Phi.


-Lãnh đạo phong trào hầu hết là các chính đảng hoặc tổ chức chính trị của giai cấp tư sản dân
tộc


-Hình thức đấu tranh giành độc lập chủ yếu thông qua đấu tranh chính trị hợp pháp, thương
lượng với các nước phương Tây để được công nhận độc lập.


-Mức độ độc lập và sự phát triển của đất nước sau khi giành được độc lập khơng đồng
đều(vùng châu Phi xích đạo đang chậm phát triển, vùng Bắc Phi phát triển nhanh chóng)
<b>b. Nét khác biệt cơ bản giữa phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi với khu </b>
<b>vực Mỹ Latinh.</b>


-Nhân dân châu Á, châu Phi đấu tranh chống lại bọn đế quốc, thực dân và tay sai để giải phóng
dân tộc, giành lại độc lập, chủ quyền.


-Khu vực Mỹ Latinh đấu tranh chống lại các thế lực thân Mỹ để thành lập các chính phủ dân tộc,
dân chủ, qua đó giành lại độc lập và chủ quyền thực sự cho dân tộc.


<b>?Hãy trình bày những thành tựu và khó khăn về kinh tế-xã hội của các nước châu Phi từ </b>
<b>sau Chiến tranh thế giới thứ hai?</b>


Chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt, cuộc đấu tranh giành độc lập của các nước châu Phi
bùng nổ.



-Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở Châu Phi đặc biệt phát triển từ những năm
50 của thế kỷ XX, trước hết là khu vực Bắc Phi, sau đó lan ra các khu vực khác.


-Năm 1960 được ghi nhận là "Năm Châu Phi" với 17 nước giành được độc lập.


-Năm 1975, chủ nghĩa thực dân cũ ở Châu Phi cùng hệ thống thuộc địa cơ bản bị tan rã.


-Từ sau năm 1975, nhân dân các thuộc địa cịn lại ở Châu Phi hồn thành cuộc đấu tranh đánh
đổ nền thống trị thực dân cũ, giành độc lập dân tộc và quyền sống của con người.


-Tại Nam Phi, trước áp lực đấu tranh của người da màu, Hiến pháp tháng 11-1993, chính thức
xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc(Apácthai).


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×