Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

ON TAP KIEM TRA MON VAT LI 11 CHUONG I

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.81 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ÔN TẬP KIỂM TRA MÔN VẬT LÍ 11 – CHƯƠNG I Thời gian làm bài 45 phút A. Phần trắc nghiệm Câu 1: Điện trường không tác dụng vào đối tượng nào sau đây ? A. ion H+ . B. ion Cl- . C. prôtôn . D. nơtrôn . Câu 2: Điều nào sau đây là không đúng khi nói đường sức của điện trường? A. xuất phát từ điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm hoặc ở vô cực. B. qua một điểm trong điện trường chỉ vẽ được một đường sức. C. Các điểm trên cùng một đường sức có cường độ điện trường bằng nhau. D. độ mau, thưa của đường sức cho biết độ mạnh yếu của điện trường. Câu 3: Cho 3 điện tích điểm được bố trí lần lượt theo thứ tự tại A, B, C trên cùng một đường thẳng thì thấy các điện tích nằm cân bằng . Kết luận nào sau đây về dấu của các điện tích là đúng ? A. ba điện tích cùng dấu . B. điện tích tại B trái dấu với điện tích tại A và C C. hai điện tích tại A và B trái dấu với điện tích tại C . D. điện tích tại C trái dấu với điện tích tại A và B Câu 4: Hai điểm A và B nằm trên cùng một đường sức của một điện trường như hình vẽ. Nhận định nào sau đây là đúng?. A.Điện trường chứa A và B là điện trường đều B.Điện trường chứa A và B là điện trường không đều C.Điện thế ở A lớn hơn điện thế ở B D.Điện thế ở B lớn hơn điện thế ở A Câu 5: Cho hai điện tích điểm q1 và q2 nằm cố định trong điện môi đồng chất tại A và B . Thấy véctơ cường độ điện trường tổn hợp tại các điểm nằm trên đường trung trực của AB có phương song song AB . Nhận xét nào sau đây về hai điện tích là đúng ? A. q1.q2 > 0 . B. q1.q2 < 0. C. q1.q2 < 0 và |q1| = |q2| D. q1.q2 > 0 và |q1| = |q2| -9 Câu 6: Giá trị nào sau đây bằng 10 F ? A. 1nF . B. 1 mF . C. 1 pF . D. 1mF . Câu 7: Hai điện tích đặt cách nhau một khoảng cố đinh trong một điện môi đồng chất có hằng số điện môi e thì tương tác với nhau một lực có độ lớn F. Nếu môi trường chứa hai điện tích đó là chân không thì độ lớn lực tương tác giữa chúng sẽ là:. Câu 8: Một tụ điện được tính điện đền hiệu điện thế 20V, có điện dung 12 mF. Nếu tụ điện này được tích điện đến hiệu thế 40V thì sẽ có điện dung là A. 24 mF. B.12 mF. C. 6mF. D.48 mF. Câu 9: Điều kiện nào sau đây không đúng về quan hệ giữa cường độ điện trường và hiệu điện thế ? A. cường độ điện trường tỉ lệ thuận với hiệu điện thế. B. véc tơ cường độ điện trường hướng từ nơi có điện thế cao về nơi có điện thế thấp..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> C. hiệu điện thế giữa hai điểm trong một điện trường có thể bằng không D. trong một điện trường đều, hiệu điện thế giữa hai điểm luôn bằng nhau. Câu 10: Có 3 tụ điện giống nhau, mỗi tụ điện có điện dung C0. Ghép 3 tụ điện này như thế nào để được một bộ tụ điện có điện dung C = 1,5 C0 ? A. 3 tụ điện ghép nối tiếp. B. 3 tụ điện ghép song song. C. ghép 2 tụ điện song song rồi ghép nối tiếp với tụ thứ 3. D. ghép 2 tụ điện nối tiếp rồi ghép song song với tụ thứ 3. Câu 11: Đặc điểm nào sau đây không phải của điện trường gây bởi một điện tích điểm ? A. Độ lớn cường độ điện trường tại mỗi điểm tỉ lệ thuận với với độ lớn điện tích . B. Càng xa điện tích độ lớn cường độ điện trường càng nhỏ. C. Đường sức của điện trường là các đường thẳng song song cách đều nhau. D. Độ lớn cường độ điện trường tại mỗi điểm đó còn phụ thuộc vào điện môi . Câu 12: Cường độ điện trường do một điện tích điểm Q gây ra tại một điểm cách nó khoảng r trong điện môi có độ lớn là:. B. Phần tự luận : Bài 1. Hai điện tích điểm q1 = 3q0 và q2 = 4q0 đặt tại A và B trong không khí và cách nhau 10cm. a. Cho q0 = 2.10-9 C. Hãy xác định (độ lớn và hướng) lực tương tác giữa hai điện tích. b. Xác định cường độ điện trường tổng hợp tại C biết AC = 6cm, BC = 8cm. c. Đặt tại C một điện tích q3 = -4.10-9 C. Xác định lực điện tác dụng lên q3. Bài 2. Một tụ điện phẳng không khí, hai bản song song cách nhau 1,2 cm có điện dung 0,2 mF và được tích điện đến hiệu điện thế U = 200V. a. Tính điện tích của tụ điện. b. Đường sức điện trường giữa hai bản tụ điện có đặc điểm gì và cường độ điện trường bằng bao nhiêu? c. Ngắt tụ điện này ra khỏi nguồn rồi nhúng toàn bộ vào điện môi có e = 2. Xác định điện tích và hiệu điện thế giữa hai bản ở trong điện môi.. GIẢI ĐỀ KIỂM TRA CỦA CÁC TRƯỜNG I . Lý Thuyết Câu 1: Hai điểm M và N nằm trên cùng một đường sức của một điện trường đều có cường độ E, hiệu điện thế giữa M và N là UMN, khoảng cách MN = d. Công thức nào sau đây là không đúng? A. UMN = VM – VN.. B. E = UMN.d. C. UMN = E.d. (Đề thi hk1 – Trường THPT Bảo Lộc) Câu 2: Hai điện tích điểm q1 và q2 đẩy nhau. Khẳng định nào sau đây là đúng?. D. AMN = q.UMN.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> A. q1 > 0 và q2 < 0. B. q1.q2 > 0. C. q1 < 0 và q2 > 0. D. q1.q2 < 0. (Đề thi hk1 – Trường THPT Nhân Chính) Câu 3: Công của lực điện trường không triệt tiêu khi điện tích A.dịch chuyền trên một quỹ đạo tròn trong điện trường B. dịch chuyển vuông góc với các đường sức trong điện trường đều. C.dịch chuyền trên quỹ đạo là một đường cong kín trong điện trường đều. D.dịch chuyển giữa hai điểm khác nhau cắt các đường sức (Đề thi hk1 – Trường THPT Chu Văn An) Câu 4. Một quả cầu có điện tích q = -2.10-6C được đặt trong môi trường có điện trường E = 4000V. Lực điện tác dụng lên điện tích q là A. F = 0,02N. B. F = 0,02N. C. F = 0,08N. D. F = - 0,08N. (Đề thi hk1 – Trường THPT Lam Sơn) Câu 5. Hai tụ điện có điện dung C1 = 0,4 (μF), C2 = 0,6 (μF) ghép song song với nhau. Mắc bộ tụ điện đó vào nguồn điện có hiệu điện thế U < 60(V) thì một trong hai tụ điện đó có điện tích bằng 3.10 -5 (C). Hiệu điện thế của nguồn điện là: A. U = 75 (V).. B. U = 7,5.10-5 (V).. C. U = 5.10-4 (V).. D. U = 50 (V). (Đề thi hk1 – Trường THPT Sào Nam) Câu 6. Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Hạt êlectron là hạt có khối lượng m = 9,1.10-31 (kg). B. Nguyên tử có thể mất hoặc nhận thêm êlectron để trở thành ion C. êlectron không thể chuyển động từ vật này sang vật khác D. Hạt êlectron là hạt có mang điện tích âm, có độ lớn 1,6.10 -19 (C). (Đề thi hk1 – Trường THPT Sào Nam) Câu 7. Khi điện tích dịch chuyển dọc theo một đường sức trong một điện trường đều, nếu quãng đường dịch chuyển tăng 4 lần thì công của lực điện trường.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> A. tăng 4 lần. B. không đổi. C. tăng 2 lần. D. giảm hai lần.. (Đề thi hk1 – Trường THPT Chu Văn An) Câu 8. Công thức tính công của lực điện trường là: A. A = qE/d. B. A = qE. C. A = dE. D. A = qU. (Đề thi hk1 – Trường THPT Lam Sơn) II . Bài Tập Câu 1. Hai điện tích điểm có điện tích bằng nhau đặt trong chân không, cách nhau một khoảng r = 3cm. Lực hút tĩnh điện giữa chúng là F = 10-5N. a. Tính độ lớn của mỗi điện tích. b. Tính khoảng cách r’ giữa hai điện tích để lực đẩy tĩnh điện là F 1 = 9.10-5N Câu 2. Hai điện tích điểm q1 và q2 đặt tại A và B cách nhau 12 cm trong không khí thì đẩy nhau bằng một lực F = 10 N. Cho biết điện tích tổng cộng của chúng là +10.10 -6 C và q1 > q2. a. Tính độ lớn của mỗi điện tích. b. Cho biết q1 và q2 được đặt cố định tại hai điểm A và B trên. Đặt thêm một điện tích điểm q o tại điểm M, xác định vị trí của điểm M để qo nằm cân bằng. (Đề thi hk1 – Trường PTTH Phú Nhuận) Câu 3. Cho điện tích q1 = -6.10-8 C đặt tại điểm A trong không khí. a) Tính cường độ điện trường tại điểm B cách A một khoảng 6cm. b) Tại B đặt thêm điện tích q2 = 3.10-8 C:  Tính lực tương tác giữa hai điện tích q1 và q2..  Tính cường độ điện trường tổng hợp tại M là trung điểm AB. (Đề thi hk1 – Trường THPT DL Thăng Long) Câu 4. Một hạt bụi nhỏ có khối lượng m = 0,05 (mg) nằm lơ lửng trong điện trường đều có cường độ 1000 (V/m) tạo bởi hai bản kim loại phẳng song song đặt nằm ngang, tích điện trái dấu và bằng nhau. Bản phía trên tích điện dương. Hiệu điện thế giữa hai bản là 50 V). a. Xác định hướng của vectơ cường độ điện trường.Tính khoảng cách giữa hai bản..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> b. Xác định điện tích của hạt bụi. Lấy g = 10 (m/s2). (Đề kt hk 1 – Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền).

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

×