Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Minh tret trong dao tri nuoc cua Ho Chi Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.37 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Minh triết trong đạo trị nước của Hồ Chí Minh</b>



<i><b>Chương Thâu</b></i>


<b>(Tiếp theo kỳ trước)</b>


<b>MINH TRIẾT HỒ CHÍ MINH VÀ ĐƯỜNG LỐI TRỊ NƯỚC</b>


1. Từ tu thân đến trị quốc


Hình như đây là vấn đề đặc sắc ở Hồ Chí Minh mà lâu nay ít người nói đến. Người quen với
Nho giáo thường nhắc đi nhắc lại các phương châm: “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” của
các nhà Nho. Có lẽ Hồ Chí Minh cũng quan tâm đến phương châm này, nhưng ta thấy rõ một
điều là hai phạm trù “tề gia” và ‘bình thiên hạ” thì khơng thấy Hồ Chí Minh nhắc đến. Có lẽ vì
Người khơng lập gia đình. Người cũng khơng có tham vọng là làm lãnh tụ quốc tế như nhiều
chính khách các nước hồi ấy. Người chỉ nghĩ đến sự tu dưỡng bản thân mình, rồi từ sự tu dưỡng
ấy, Người chuyển thành sự phát triển để phục vụ đất nước. Hầu như mọi việc bình sinh, Người
đều theo cách này: thành ra một việc tu dưỡng của mình, Người chuyển ngay thành một đường
lối trị nước.


- Người chăm tập thể dục và lấy ngay việc tập luyện này để gây thành phong trào khỏe vì
nước. Người nói với dân: “Tự tôi, ngày nào tôi cũng tập”.


- Người nhịn ăn mỗi tuần một ngày và lấy luôn việc này để gây phong trào “hũ gạo tiết kiệm”.
- Người đề ra vấn đề: “Cần kiệm liêm chính chí cơng vơ tư” lấy đó làm phương châm tu dưỡng
mình và vấn đề trở thành một kế sách trị nước. Luôn luôn Người yêu cầu mọi người, mọi cơ
quan, đoàn thể phải theo đúng phương châm đó. Đó là cách trị nước của Hồ Chí Minh.


Việc làm này là bình thường, nhưng xưa nay khơng có một nhà lãnh đạo quốc gia nào làm cả,
kể cả những lãnh tụ trên thế giới. Do đó, có thể thấy một điều rất đặc sắc, rất lạ (nhưng lại rất
bình thường, rất quen thuộc với người dân nước ta) trong việc lãnh đạo quốc gia. Có thể xưa nay,


ta được thấy có nhiều ơng vua, nhiều vị tổng thống hay chủ tịch nước, thủ tướng chính phủ… rất
gương mẫu, nhưng họ không đem cái gương mẫu này ra để kêu gọi toàn dân cùng làm. Cái đặc
sắc, cái độc đáo của Hồ Chí Minh trong phương sách trị nước là như vậy. Ta thấy nhiều ông vua
nước ta như vua Hồng Đức, vua Minh Mạng… thường có nhiều điều giáo hóa quần chúng, nhưng
bản thân các ông có tu luyện như những người biết vâng lời khơng, thì khơng thể thấy được! Việc
thì bình thường nhưng thật là độc đáo. Đó là một cách trị nước của Hồ Chí Minh. Người đã rất
khơn khéo tự mình nâng mình lên và kêu gọi - cũng là bắt buộc người ta phải giác ngộ để tự
nguyện sửa mình. Cả người lãnh đạo quốc gia và dân chúng trong cái quốc gia ấy đều cùng vươn
lên. Thế là xã hội được dần dần thay đổi về chất. Đường lối của Người quả thực là khơn ngoan và
nhanh chóng trở thành hiệu nghiệm. Người dân thấy lời kêu gọi của Người là đúng, việc Người
làm rất dễ bắt chước. Rồi sau đó, Người có đề ra cái gì mới lạ nữa, người ta cũng vui lòng tuân
theo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Đây có lẽ cũng là một cái thuật trị nước của Hồ Chí Minh. Lúc đầu ta thấy là bình thường,
nhưng dần dần ngẫm ra trong hành động, trong phát triển, ta mới thấy là vĩ đại. Khác với nhiều
ông vua, ông chúa hay các ông cầm đầu đất nước trên thế giới, Hồ Chí Minh lên cầm quyền
khơng có một lời tuyên bố đại ngôn nào. Cả trong bản Tuyên ngôn độc lập (viết cho đất nước,
cho dân tộc) cũng bắt đầu bằng một nguyên lý cụ thể nhất: Cái quyền của con người (điều này ta
đã nói kỹ ở trên). Hồ Chí Minh khơng hề viện dẫn lịch sử, khơng nhắc gì đến sự lớn lao của q
khứ hay của hiện tại, Người chỉ nhớ đến con người bình thường. Nhưng việc gợi nhớ này lại vô
cùng lớn lao: chuyện nhỏ (vi mơ) nhưng là có tầm rất lớn (vĩ mơ). Rồi đến khi đề ra chương trình
cụ thể, ta cũng thấy Hồ Chí Minh khơng có những lập luận hồnh tráng, quy mơ, siêu việt như ở
các bài chiếu tức vị, các kế hoạch lớn lao, dài ngày đồ sộ. Người đưa ra mấy nhiệm vụ rất cụ thể:


- Chống giặc đói;
- Chống giặc dốt;


- Chống giặc ngoại xâm.


Kể cả đến khi ngồi họp Hội đồng Chính phủ, cùng với các vị nhân sĩ lão thành, các nhà trí


thức, các vị chính khách Bắc Nam, lập luận của Người cũng chỉ tập trung chung quanh những
việc cụ thể này. Người ta cứ thường hay gán cái việc giành chính quyền, xây dựng chế độ mới
này là do người cộng sản - mà Hồ Chí Minh là chiến sĩ cộng sản số một - nhưng cái chương trình
dựng nước này của Cụ Hồ thì nào có thấy cái màu sắc cộng sản ở đâu. Ta hãy tưởng tượng như
cái bản Tuyên ngôn độc lập này mà do một lãnh tụ cộng sản nào đó viết ra, thì nội dung của nó sẽ
phải thế nào. Hồ Chí Minh khi được đích thân nắm quyền cai trị đã khơng “đại ngơn” một chút
nào. Người chỉ cái cụ thể, cái thiết thực, cái cần giải quyết trước mắt. Gán cho Người những gì xa
xơi, to lớn (có tầm vĩ mơ) là sai với đường lối cai trị (đường lối trị nước) của Hồ Chí Minh.


Nhưng lại phải thấy một điều rất đặc sắc: nhiều lãnh tụ có lẽ khơng nghĩ tới, và có lẽ cũng sẽ
khơng biết phát triển được cái tầm lớn lao, sâu sắc như ở nơi Người. Chỉ việc làm rất nhỏ, hình
như Người đã tiên liệu được rằng nó sẽ lớn và sẽ là cái lớn diệu kỳ. Thử lấy một ví dụ nhỏ: Cái đề
nghị của Người (được xem là sáng kiến) về việc trồng cây. Người giải thích theo ý của Quản Tử
(chứ khơng phải là Khổng Tử) là trồng cây sẽ có lợi ích sau 10 năm. Điều này thì ai cũng biết,
nhưng khơng ai nói ra được. Và sau 10 năm thì quả là có nhiều lợi ích thực: ta có vườn cây, rừng
cây, có gỗ, v.v… nhưng lại có được cả những con đường rợp bóng mát, con đường ngụy trang
chống lại máy bay của Pháp, Mỹ, v.v… Đó là chưa kể đến những ảnh hưởng của môi trường sinh
thái… Rồi từ những tác dụng này, người ta quy kết cho cái tài của Hồ Chí Minh: tài nhìn xa trơng
rộng… Một việc thực là bình dị, thiết thực mà trở nên có tầm lớn lao. Rồi sau đó, quần chúng cứ
phát triển rộng ra, cái gì người ta cũng gán cho Người cả. Nhiều làng xã Việt Nam giờ đây có
“hàng cây, vườn cây Bác Hồ”, có cả “ao cá Bác Hồ”, rõ thực là chỉ một cái bé mà trở nên có tầm
to lớn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

cộng hịa, Đảng Lao động Việt Nam” có đúng là do Cụ Hồ đặt ra khơng (vì thực tế thì phải do
Quốc hội, do Đại hội Đảng cơng bố). Nhưng hiện tại khơng ít người sử dụng những tên hiệu này,
chỉ hiểu một cách đại khái để thống nhất rằng, cái tên do Cụ Hồ đặt mới là hay. Cách hiểu có điều
tế nhị, nhưng lại bộc lộ sự nhìn xa và sự thâm trầm của Cụ Hồ.


Với tư cách là người cầm đầu nhà nước, có nhiệm vụ trị nước, Hồ Chí Minh đã tự mình xử lý
hồn cảnh của mình theo một cách riêng, không giống như một vị vua chúa hay một lãnh tụ thế


giới nào, khơng thấy Người có điều gì chứng tỏ là Người phải quan tâm đến đời riêng của mình.
Ở lời Di chúc, Người có nói đến “Về việc riêng”, nhưng chỉ để nói đến sự suốt đời phục vụ.
Người khơng có vợ, khơng có con… phải chăng cũng là một sự sáng suốt để tránh được bao
nhiêu điều phiền nhiễu ảnh hưởng đến tư cách một người cầm đầu. Ta biết rằng trong lịch sử của
bao nhiêu đời không hiếm việc các bà phi hậu, phu nhân, thái tử, thái tôn, v.v… đã đẩy quốc gia
đến bất bình chua chát! Khơng biết có khi nào Người phải bận tâm đến những vấn đề này không,
nhưng quả là thực tế, Người tránh được những điều phức tạp.


Nói đi rồi phải nói lại, việc Hồ Chí Minh khơng chịu lập gia đình vẫn là một điều khiến cho ta
phải băn khoăn. Có thể băn khoăn vì đây là hiện tượng trái với tự nhiên, Người không thể tránh
được điều dị nghị. Ta cũng được nghe về nhiều mối quan hệ riêng tư của Người (trong nước và
nước ngồi, có thể đáng tin và không đáng tin). Những chuyện ấy lẽ ra Người có thể giải quyết
được, nhưng Người đã khơng làm (hoặc bị bó buộc để khơng làm được). Ta cũng có thể băn
khoăn vì sao cả ba chị em của Người (bà Thanh, ông Khiêm và Người) đều sống độc thân cả?
Đây vẫn là điều khó giải mà không tiện giải.


3. Mấy vấn đề cơ bản (từ thuộc tính trở nên đường lối)


Nghiên cứu về con người Hồ Chí Minh, có thể thấy một điều bình thường mà hóa ra kỳ diệu.
Có những đức tính, những phẩm chất hồn tồn là đức tính, là phong cách cá nhân, nhưng đã sớm
trở nên một lối ứng xử rồi thành một đường lối giao thiệp (nội vụ và ngoại giao của Người), một
cách trị nước (xét về tư cách và tài năng của người làm chính trị). Có thể lúc đầu, người hồi nghi
dễ suy đốn đây là mẹo mực, là thủ đoạn chính trị của Người, nhưng dần dần cho đến cuối đời, ta
càng thấy đây là bản chất của Người, từ bản chất này mà ra cách lãnh đạo, cách trị nước. Chính ở
đây mà ta nhận được cái phẩm chất đúng đắn của Người, ở tư cách một con người - (một lịng
nhân, một đức tính vơ tư) - ra làm chính trị.


a. Sự tinh thành đồn kết


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

như ta chỉ thấy một lần, Người tỏ ra kiên quyết trong trường hợp Trần Dụ Châu, chứ còn hầu hết


mọi trường hợp Người đều tỏ ra đại lượng (trừ trường hợp nhiều vụ oan ức trong cải cách ruộng
đất, thì người ta đã mạnh tay rồi khơng cần có ý kiến của Người). Người thực sự là người rộng
lượng (có chuyện kể về một vụ gây án nào đó, cụ Huỳnh Thúc Kháng đã bảo phải kiên quyết,
khơng chờ Cụ Hồ về, vì đến tay Cụ Hồ thì Cụ Hồ sẽ tha hết). Điều này xin để thẩm tra thêm,
nhưng nếu chỉ là giai thoại thì cũng là loại giai thoại để chứng minh cái lượng bao dung của Cụ
Hồ, vì bao nhiêu nhà lãnh đạo đã không được quần chúng tưởng tượng cho cái đức tính ấy, Cụ
Hồ chắc khơng lạ gì về những hành động sau Cách mạng 1789, sau Ba Lê công xã, sau vụ cầm
quyền của Lênin, Stalain, Mao Trạch Đông,v.v… nhưng cụ đã khơng theo, khơng để cho những
gì tương tự có thể xẩy ra được. Điều ấy có thể đi tới được cái nhận định về lòng nhân ái, về sự vơ
tư trong con người Hồ Chí Minh. Phải chăng có thể nhận ra rằng, Hồ Chí Minh lúc nào cũng độc
lực, dành cho tất cả những “mn vàn tình thương”, những “biết bao nhiêu tình”, mà khơng có
cận thần, khơng có tả hữu. Cụ Hồ đã được lịng mọi người, vì đức độ, vì cá tính, Cụ Hồ được
thành một thần tượng hơn là một thần lực. Cụ Hồ cũng tự biết và đã nói với các cán bộ: “Bác
không sợ Tây, không sợ Mỹ, chỉ sợ các chú làm hỏng việc”.


Vì thành thực, vì bao dung, cách trị nước của Hồ Chí Minh cũng đã cố gắng thể hiện được đặc
điểm này. Người chọn được phương châm để xử lý với đối phương, với thời cuộc. Người tỏ ra có
tài xoay chuyển tình thế để thêm bạn bớt thù. Người sẵn sàng sử dụng những trí thức, những
người ở đảng phái khác, kể cả những quan lại cao cấp ở chế độ trước (vẫn bị người dân thành
kiến). Song hình như từ sự bao dung này mà càng về sau, người không thể xử lý các vấn đề cho
được nghiêm khắc hơn nữa. Thấy sự sai lầm trong cải cách ruộng đất, Người đứng ra chịu lỗi với
nhân dân, nhưng Người khơng chấn chỉnh được cái tính nơng dân ngày càng lộ ra ở nhiều chỗ.
Cái thành phần Chính phủ hồi Người mới thành lập, là một cấu trúc tài tình, nhưng khơng phát
huy được nữa .


b. Giữ được sự phải chăng trong những bộn bề phức tạp


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

làm như thế kia). Có được sự phải chăng ấy, người vượt được nhiều trở ngại. Người rất khéo léo,
để dần dần vơ hiệu hóa đến thủ tiêu những đảng phái đối lập. Người gạt được bọn Tàu, Nhật, Anh
ra khỏi nước mình, rồi thu xếp để bàn bạc với Pháp với tư thế hai bên ngang nhau (mặc dầu thực


chất thì mình thua kém đối phương). Chữ “nhẫn” ở nơi Hồ Chí Minh là một cách ứng phó tài
tình. Chỗ nào người ta cũng thấy là mình bằng lòng với cái phận đàn em, nhưng lại là một đàn em
sừng sỏ. Hồ Chí Minh ký hiệp định, ký thỏa ước, Người để cho phe Quốc dân đảng vào Quốc hội,
chia ghế cho họ trong chính phủ và Người cũng dùng ngay chữ “nhân nhượng” trong lời tuyên bố
với quốc dân và với thế giới. Thế mà cuối cùng, chỗ nào Người cũng thắng lợi, mà lại thắng lợi
vẻ vang. Cái “phải chăng” ở nơi Hồ Chí Minh đã thắng hết mọi sự, từ xa đến gần, từ nhỏ đến lớn.
Có lẽ đó là một phương pháp trị nước ít thấy ở nhiều nhà lãnh tụ. Nhất là vào thời kỳ trên thế giới
có những biến chuyển kịch liệt, có những mâu thuẫn trong nội bộ các phe với nhau. Ta cần có sự
giúp đỡ của Liên Xơ và cả của Trung Quốc. Vậy mà hai ông này lại kịch liệt chống nhau, thậm
chí gây ra chiến tranh dữ dội. Việt Nam ở giữa, phải làm thế nào cho cả hai bên đều phải ủng hộ
mình, mình lại khơng mất lịng ai cả. Hồ Chí Minh đã đứng giữa mà đứng một cách rất tài tình,
khơng để mất lòng ai mà ai cũng phải ủng hộ cho Việt Nam chiến thắng. Quả thực ở đây, Việt
Nam được sự lèo lái của Hồ Chí Minh đã rất phải chăng. Phải chăng nên ai cũng phải tôn trọng.
Thử tưởng tượng lúc đó mà Liên Xơ hay Trung Quốc ngoảnh đi khơng ủng hộ Việt Nam nữa thì
tình hình sẽ ra thế nào. Phải nhận rằng cách trị nước (cách xử lý ngoại giao) ở đây thật là khôn
khéo. Trước sự bất đồng sâu sắc, Hồ Chí Minh đã biết nhẫn một cách khôn khéo và Người cung
cấp thêm cho chủ nghĩa Mác - Lênin một vấn đề đạo đức mới. Vấn đề có lý có tình. Điều này
trong thâm tâm các cụ Mác, cụ Lênin có hay khơng thì khơng biết, nhưng ở Staline, Mao Trạch
Đơng thì có lẽ là khơng có. Mà ở các nhà chính trị, các nhà lý luận nước ta có lẽ cũng mơ hồ,
khơng thấy lý và tình đâu nữa. Hồ Chí Minh vừa nằm xuống, thì có chuyện lục đục giữa Việt
Nam - Campuchia, Việt Nam - Trung Quốc ngay. Nhìn thẳng vào sự kiện này, mới thấy được vấn
đề trị nước ở Hồ Chí Minh là vấn đề tài tình và ý vị.


Cố nhiên, như vậy cũng khơng có nghĩa là thuật trị nước của Hồ Chí Minh khơng có những
điều cần bàn bạc. Nhưng đi sâu hơn sẽ phải liên hệ đến nhiều vấn đề khác ngoài vấn đề trị nước.
Chúng ta hy vọng sẽ có thêm điều bàn giải sau này.


</div>

<!--links-->

×