Tải bản đầy đủ (.pptx) (53 trang)

Thuc trang sai loi chinh ta o HS THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.85 MB, 53 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Giảng viên HD: Nguyễn Thu Quỳnh Môn học: Ngữ âm – Từ vựng tiếng Việt. Bài tiểu luận Thực trạng mắc lỗi chính tả của học sinh THCS Nhóm sinh viên:.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> MỤC LỤC I. PHẦN MỞ ĐẦU. II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU. III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 1.1 Tầm quan trọng của việc nghiên cứu thực trạng 1.2 Mục đích nghiên cứu PHẦN MỞ ĐẦU. 1.3 Thời gian, địa điểm 1.4 Phạm vi nghiên cứu 1.5 Đối tượng nghiên cứu 1.6 Phương pháp nghiên cứu.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 1.1 Tầm quan trọng của việc nghiên cứu thực trạng Hiện nay, việc bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu trong giảng dạy tiếng Việt ở các trường phổ thông. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “ Tiếng Việt của chúng ta rất giàu, tiếng Việt của chúng ta rất đẹp. Giàu bởi kinh nghiệm đấu tranh của nhân dân ta lâu đời và phong phú. Đẹp bởi tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp. Hai nguồn của cái giàu cái đẹp ấy là ở chỗ tiếng Việt là tiếng nói của nhân dân, đầy tình cảm, màu sắc và âm điệu, ngộ nghĩnh và đầy ý nghĩa”. Tiếng Việt mến yêu!.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> 1.1 Tầm quan trọng của việc nghiên cứu thực trạng Tiếng Việt chính là một nhân tố không thể thiếu được làm nên đặc thù và bản sắc văn hóa Việt Nam. Để giữ gìn đặc thù và bản sắc văn hóa đó thì việc đúng chính tả trong các nhà trường hiện nay ở mọi cấp học có vị trí vô cùng quan trọng.  Nhưng. hiện nay, thực trạng mắc lỗi chính tả diễn ra khá phổ biến trong các nhà trường phổ thông hiện nay..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> 1.1 Tầm quan trọng của việc nghiên cứu thực trạng. Nếu viết sai. không hiểu chính xác. Không đạt được hiệu quả sự giao tiếp như mong muốn.. Không lĩnh hội được nội dung, ý nghĩa.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> 1.1 Tầm quan trọng của việc nghiên cứu thực trạng Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng mắc lỗi chính tả và đưa ra các giải pháp cho vấn đề này là việc hết sức cần thiết. Thấy được tầm quan trọng này nhóm sinh viên chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng đó ở trường Trung học cơ sở Đào Xá – huyện Phú Bình – tỉnh Thái Nguyên..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> 1.2 Mục đích nghiên cứu Dựa trên cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn bài tiểu luận sẽ làm rõ “Thực trạng mắc lỗi chính tả cơ bản mà học sinh phổ thông cơ sở thường mắc phải”. Đồng thời, chỉ ra những nguyên nhân mắc lỗi và những biện pháp khắc phục những lỗi đó. 1.3 Thời gian, địa điểm 1.3.1 Thời gian:Từ 05/09/2012 đến 15/09/2012 1.3.2 Địa điểm:Tại Trường THCS Đào Xá – huyện Phú Bình – tỉnh Thái Nguyên. 1.4 Phạm vi nghiên cứu Thực trạng mắc lỗi chính tả của học sinh trường THCS Đào Xá – huyện Phú Bình – tỉnh Thái Nguyên.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> 1.6 Phương pháp nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu, khảo sát chúng tôi có sử dụng những phương pháp sau: 1. Phương pháp điều tra 2. Phương pháp nghiên cứu 3. Phương pháp phỏng vấn 4. Phương pháp tra cứu tài liệu 5. Phương pháp phận tích dữ liệu 6. Phương pháp tổng hợp.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> 2.1 Cơ sở lí luận 2.2 Khái niệm về lỗi chính tả. PHẦN II: NỘI DUNG. 2.3 Các lỗi chính tả thường gặp 2.4 Nội dung khảo sát 2.5 Kết quả khảo sát 2.6 Nguyên nhân mắc lỗi 2.7 Biện pháp khắc phục.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> 2.1 Cơ sở lí luận. 2.1.1 Cơ sở khoa học. 2.1.2 Cơ sở thực tiễn.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> 2.1 Cơ sở lí luận 2.1.1 Cơ sở khoa học Việc chuẩn hóa và khắc phục mắc lỗi chính tả tiếng Việt trong nhà trường là một yêu cầu đúng đắn mang đầy đủ tính lí luận cũng như thực tiễn, tính cấp thiết trước mắt cũng như tính lâu dài Bởi tiếng Việt được chia làm 3 phương ngữ chính: + Phương ngữ Bắc bộ + Phương ngữ Trung bộ + Phương ngữ Nam bộ Chuẩn hóa chính tả, khắc phục việc mắc lỗi phân biệt phương ngữ trên chữ viết và trong quá trình giao tiếp là việc làm cần thiết và quan trọng.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> 2.1 Cơ sở lí luận 2.1.2 Cơ sở thực tiễn 2.1.2.1 Thực trạng chung Theo “Báo cáo tình hình chính tả văn bản tiếng Việt” do Viện Công nghệ thông tin – ĐH Quốc gia Hà Nội cho thấy, tỷ lệ lỗi chính tả trong văn bản tiếng Việt đã ở mức độ báo động, vượt quá cao so với tiêu chuẩn ( tiêu chuẩn cho phép là 1%), tỷ lệ mắc lỗi chính tả chung của học sinh, hiện nay là 7,79%. Hiện nay tình trạng việc viết sai chính tả tồn tại ở số đông học sinh. Đặc biệt là học sinh THCS. Việc viết sai chính tả có thể bắt gặp ở bất cứ văn bản nào, môn học nào. Đây là một thực trạng chung của nhiều trường Trung học cơ sở..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> 2.1 Cơ sở lí luận 2.1.2 Cơ sở thực tiễn 2.1.2.1 Thực trạng chung Qua thống kê lỗi chính tả của học sinh, chủ yếu các em mắc những lỗi: Lỗi thanh điệu (ví dụ: thanh ~ với thanh ?), lỗi phụ âm đầu (Ví dụ: Tr/ch; S/x; R/d/gi,..), lỗi âm cuối (Ví dụ: Ng/n; t/c), lỗi âm đệm (ví dụ: u/o), lỗi âm chính (ví dụ: o/ô; a/ê, ); tùy tiện viết i/y,... Những lỗi này hoàn toàn sửa được. Bởi tiếng Việt là ngôn ngữ thống nhất, Mặt khác học sinh là đối tượng của trung tâm trường học, được sự quan tâm của giáo viên và toàn thể xã hội. Vậy nên trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sẽ khảo sát những lỗi cơ bản mà học sinh phổ thông cơ sở nói chung và học sinh THCS nói riêng hay mắc phải..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> 2.1 Cơ sở lí luận 2.1.2 Cơ sở thực tiễn 2.1.2.2 Đặc điểm nơi tiến hành khảo sát a.Về phía địa phương: Đào Xá là một xã nhỏ của huyện Phú Bình – tỉnh Thái Nguyên. Nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. Đời sống của người dân còn thấp, nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn, tệ nạn xã hội còn nhiều, nền công tác giáo dục còn gặp nhiều khó khăn..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> 2.1 Cơ sở lí luận 2.1.2 Cơ sở thực tiễn 2.1.2.2 Đặc điểm nơi tiến hành khảo sát b. Về phía nhà trường: +/ Thuận lợi: - Có đội ngũ giáo viên nhiệt tình, đoàn kết trong công tác giảng dạy; Có ý thực tự tu dưỡng, rèn luyện để nâng cao trình độ năng lực và chất lượng dạy và học. - Đa số các em học sinh chăm ngoan học giỏi, có ý thức học tập tốt. +/ Khó khăn: - Có những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dẫn tới việc tới trường cũng hạn chế. Việc đi muộn, thiếu sách vở,…dẫn tới ảnh hưởng chất lượng giáo dục, hiệu quả chưa như mong muốn..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> 2.2 Khái niệm về lỗi chính tả Chính tả tiếng Việt bao gồm nhiều yếu tố. Muốn phát hiện và sửa lỗi chính tả thật đầy đủ và chính xác thì chúng ta cần nắm rõ về đặc điểm của các yếu tố:  Trước hết là âm: Khi nói, luồng hơi phát ra từ phổi, làm rung các dây thanh ở họng, qua khoang miệng hoặc cả khoang mũi tạo thành các âm. Âm gồm có (nguyên âm, phụ âm, bán âm, âm đệm).  Thứ hai là chữ cái: Đó là chữ dùng để ghi âm. Theo quy định về chính tả thì bảng chữ cái tiếng Việt gồm 33 con chữ được sắp xếp theo thứ tự : A, Ă, Â, B, C, D, Đ, E, Ê, (F), G, H, I, (J), K, L, M, N, O, Ô, Ơ, P, Q, R, S, T, U, Ư,V, (W), X, Y, (Z). (theo sách giáo khoa cải cách giáo dục).

<span class='text_page_counter'>(18)</span> 2.2 Khái niệm về lỗi chính tả  Thứ ba là thanh và dấu (thanh điệu và dấu giọng): Thanh là hiện tượng nâng cao hoặc hạ thấp trong một tiếng. Tiếng Việt có 6 thanh (ngang, huyền, ngã, hỏi, sắc, nặng) và được thể hiện bằng 5 dấu (- , `, ~, ?, /, .).  Thứ tư là tiếng hay còn gọi là âm tiết: Tiếng do một hay nhiều âm phát ra cùng một lúc tạo thành. Tiếng có âm đầu, vần và thanh. Vần có âm đệm, âm chính và âm cuối. Ví dụ: “ Hoàn” có phụ âm đầu H, âm đệm O, âm chính A, âm cuối N và thanh huyền (`). Trong các yếu tố tạo thành tiếng, âm chính và thanh lúc nào cũng có. Còn âm đầu, âm đệm và âm cuối có thể vắng mặt..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> 2.2 Khái niệm về lỗi chính tả  Thứ năm là chữ: Chữ dùng để ghi tiếng. Ngày trước, tổ tiên ta dùng chữ Hán và chữ Nôm để ghi tiếng. Ngày nay, ta dùng chữ Quốc ngữ để ghi tiếng. Chữ Quốc ngữ là chữ ghi bằng các chữ cái La tinh. Vì vậy, ta có thể nói chữ do nhiều chữ cái cùng với dấu thanh tạo thành.  Cuối cùng là từ: Từ gồm một tiếng hoặc một tổ hợp tiếng có ý nghĩa hoàn chỉnh. Căn cứ vào cách cấu tạo, ta có từ đơn và từ phức. Trong từ phức thì có từ ghép và từ láy. Xét theo nguồn gốc, từ có từ thuần Việt và từ Hán Việt. ..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> 2.2 Khái niệm về lỗi chính tả. Có thể nói chữ viết là hệ thống kí hiệu bằng đường nét, đặt ra để ghi tiếng nói và có những quy tắc và quy định riêng thông nhất biện chứng với nhau. Cho nên, dù chúng ta là ai, nói giọng địa phương nào và giữ cương vị cao đến đâu chăng nữa thì khi viết chúng ta cũng cần phải tuân theo những quy định, quy tắc đã được xác lập. Vậy, chính tả là gì? Đó là cách viết chữ được xem là chuẩn mực, tức là viết đúng âm đầu, đúng vần, đúng dấu (thanh điệu), đúng quy định về viết hoa, viết tắt, viết thuật ngữ..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> 2.3 Các lỗi chính tả thường gặp 2.3.1 Lỗi do nhầm dấu thanh điệu 2.3.2 Lỗi về quy tắc viết hoa 2.3.3 Lỗi do viết sai so với phát âm chuẩn (phụ âm đầu; phần vân và âm cuối) 2.3.4 Lỗi do biến thể tùy tiện.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> 2.3 Các lỗi chính tả thường gặp 2.3.1 Lỗi do nhầm dấu thanh điệu Tiếng Việt có 5 dấu ghi các thanh: - (ngang); ` (huyền); ~ (ngã); ? (hỏi); (sắc); . (nặng). Và khi sử dụng nhầm dấu là nhầm ra chữ khác và nghĩa khác. Ví dụ 1: Cả lớp im lặng để nghe cô giáo giảng. Cả lớp im lặng để nghe cô giáo giãng ( nhầm thanh ? với thanh ~) Ví dụ 2: Cánh mũi Cánh múi ( nhầm thanh ngã (~) với sắc (/) Nhưng hiện tượng này chủ yếu sai với các em học sinh miền Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Hiện tượng này xuất hiện ít đội với học sinh thuộc vùng Bắc Bộ.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> 2.3 Các lỗi chính tả thường gặp 2.3.2 Lỗi về quy tắc viết hoa Lỗi này nhầm do không xác định đước tên riêng hay đầu câu, đầu dòng và viết hoa tùy tiện. Ví dụ1: Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên ( viết đúng) Trường Đại học sư phạm Thái Nguyên. ( viết sai) Ví dụ 2: Đường vô xứ Nghệ quanh quanh ( viết đúng) Đường vô xứ nghệ quanh quanh ( viết sai) Ví dụ 3: “Hắn vừa đi vừa chửi. cứ rượu vào là hắn chửi”( không viết hoa đầu dòng, sau dấu chấm) Ví dụ 4: Hải phòng, Nam định ( không viết hoa tên riêng).

<span class='text_page_counter'>(24)</span> 2.3 Các lỗi chính tả thường gặp 2.3.3 Lỗi do viết sai với phát âm chuẩn. 2.3.3.1 Lỗi viết sai phụ âm đầu Chủ yếu do không phân biệt giữa cách phát âm và viết, chủ yếu thường gặp ở các phụ âm: Tr/Ch; S/x; R/gi/d; N/l, … Âm đầu tr/ch n/l s/x r/d/gi. Viết đúng chính tả che chở. Viết sai chính tả che trở. non nước xúc động con gián bánh rán dán giấy. lon nước súc động con rán bánh dán gián giấy.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> 2.3 Các lỗi chính tả thường gặp 2.3.3 Lỗi do viết sai với phát âm chuẩn +/ Phụ âm đầu Tr/ ch.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> 2.3 Các lỗi chính tả thường gặp 2.3.3 Lỗi do viết sai với phát âm chuẩn +/ âm đầu r/gi/d.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> 2.3 Các lỗi chính tả thường gặp 2.3.3 Lỗi do viết sai với phát âm chuẩn. 2.3.3.2 Lỗi viết sai phần vần - Lỗi sai âm chính: iê/i; ươ/iêu Ví dụ 1: Rượụ (đúng)/ Riệu (sai) Ví dụ 2: Bao nhiêu/ Bao nhiu - Lỗi sai âm cuối: n/ng; t/c,… Ví dụ 1: Lãng mạn ( viết đúng) Lãng mạng ( viết sai) Ví dụ 2: Nhọn hoắt ( viết đúng) Nhọn hoắc (viết sai),....

<span class='text_page_counter'>(28)</span> 2.3 Các lỗi chính tả thường gặp 2.3.3 Lỗi do viết sai với phát âm chuẩn 2.3.3.2 Lỗi viết sai phần vần (những lỗi chủ yếu) Phần vần Viết đúng chính tả Viết sai chính tả uôn/uông mong muốn mong muống an/ang. ăn/ăng in/inh/ing oe/eo. khuôn mặt cây bàng. khuông mặt cây bàn. cái bàn. cái bàng. vầng trán cố gắng, gắng sức xin lỗi. vầng tráng cố gắn, gắn sức. xinh lỗi. nhìn khỏe. nhình khẻo.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> 2.3.4 Lỗi do biến thể tùy tiện Hiện nay, trong nhà trường phổ thông xuất hiện hiện tượng ngôn ngữ bị các em biến thể 1 cách tùy tiện không có căn cứ nào cả. Trong quá trình viết các em dần biến đổi và quy ước với nhau. Ví dụ: Chữ Muốn I(vui) Nh( nhưng) Iêu( nhiều) B (bó tay) . . . . . Biến thể Mún J (vuj) Nk (nkưng) Iu (nhìu) P (pó tay).

<span class='text_page_counter'>(30)</span> 2.4 Nội dung khảo sát lỗi chính tả cơ bản mà học sinh hay mắc phải ĐHSP THÁI NGUYÊN. PHÒNG GD & ĐT HUYỆN PHÚ BÌNH. Khoa Ngữ văn – VănLT46. Trường THCS Đào Xá PHIẾU ĐIỀU TRA ( Thực trạng mắc lỗi chính tả trong trường THCS). Câu 1: a/ Đen láy b/ Đen náy. Họ tên: Lớp: I/ Hãy khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng?. Câu 2: a/ Nghỉ ngơi b/ Ngỉ ngơi. Câu 3: a/ Che trở b/ Tre chở c/ Che chở d/ Tre trở. Câu 4: a/ Xô sát b/ Sô sát c/ Xô xát d/ Sô xát. Câu 5: a/ Qui định b/ Quy định. Câu 6: a/ Ông sếp b/ Ông xếp. Câu 7: a/ Thương xót b/ Thương sót. Câu 8 a/ Xáo trộn b/ Sáo trộn.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> 2.4 Nội dung khảo sát lỗi chính tả cơ bản mà học sinh hay mắc phải ĐHSP THÁI NGUYÊN. PHÒNG GD & ĐT HUYỆN PHÚ BÌNH. Khoa Ngữ văn – VănLT46. Trường THCS Đào Xá PHIẾU ĐIỀU TRA ( Thực trạng mắc lỗi chính tả trong trường THCS). Câu 9: a/ Già soát b/ Rà soát c/ Dà soát. Họ tên: Lớp: I/ Hãy khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng? Câu 10:. a/ Nước chảy ròng ròng b/ Nước chảy dòng dòng c/ Nước chảy dòng ròng d/ Nước chảy ròng dòng. Câu 11: a/ Lãng mạn b/ Lãng mạng. Câu 12: a/ Nhọn hoắt b/ Nhọn hoắc. Câu 13: a/ Trường trung Học cơ sở Đào Xá b/ Trường Trung học cơ sở Đào Xá. Câu 14: a/ Đàng hoàng b/ Đoàng hoàng. Câu 15: a/ Bao nhiu b/ Bao nhiêu. Câu 16: a/ Đường vô xứ Nghệ quanh quanh b/ Đường vô xứ nghệ quanh quanh.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> 2.4 Nội dung khảo sát lỗi chính tả cơ bản mà học sinh hay mắc phải ĐHSP THÁI NGUYÊN. PHÒNG GD & ĐT HUYỆN PHÚ BÌNH. Khoa Ngữ văn – VănLT46. Trường THCS Đào Xá. PHIẾU ĐIỀU TRA ( Thực trạng mắc lỗi chính tả trong trường THCS) Họ tên: Lớp: I/ Hãy khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng?;. Câu 17: Trong quá trình đọc, viết của mình, em có nhận thấy mình mắc lỗi chính tả không? a/ Không bao giờ b/ Thỉnh thoảng c/ Thường xuyên. Câu 18: Các bạn xung quanh em có hay mắc lỗi chính tả không? a/ Không b/ Có ít c/ Rất nhiều.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> 2.4 Nội dung khảo sát lỗi chính tả cơ bản mà học sinh hay mắc phải ĐHSP THÁI NGUYÊN. PHÒNG GD & ĐT HUYỆN PHÚ BÌNH. Khoa Ngữ văn – VănLT46. Trường THCS Đào Xá PHIẾU ĐIỀU TRA ( Thực trạng mắc lỗi chính tả trong trường THCS). Họ tên: Lớp:. II/ Điền đáp án thích hợp ? Câu 19: Điền “Tr” hay “Ch”? a/ “……úng tôi đều…….úng tuyển” b/ “Người …….. ồng đang lo ……...ồng cây Câu 21: Điền thanh ~, thanh ? Tôi không có tiền le, le ra tôi phai mang theo.. Câu 20: Điền “R”, “ Gi” hay “D”: Chúng tôi…. . ót….ượu mời ông ….. ám đốc..

<span class='text_page_counter'>(34)</span> 2.5 Kết quả khảo sát học sinh mắc lỗi chính tả Với việc xây dựng nội dung khảo sát như “Phiếu điều tra” ở trên, nhóm sinh viên chúng tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát thực trạng mắc lỗi chính tả của học sinh phổ thông cơ sở nói chung, học sinh THCS nói riêng. Cụ thể, đối với 2 lớp chúng tôi tiến hành điều tra: Lớp 7A, 8B của Trường THCS Đào Xá. Và kết quả cho thấy tình trạng mắc lỗi chính tả diễn ra phổ biến và ở mức độ đáng báo động:.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> Bảng thống kê cụ thể thực trạng mắc lỗi chính tả của học sinh THCS: STT Lỗi thường mắc Lượt khảo sát Số lượt mắc lỗi Tỷ lệ 1 n/l 64 12/64 18,8% 2 Ng/ngh 64 8/64 1,25% 3 Tr/ch 192 57/192 29,7% 4 S/x 256 85/256 33,2% 5 i/y 64 10/64 15,6% 6 r/d/gi 192 39/192 20,3% 7 i/iê 64 1/64 1,56% 8 t/c; ng/n 192 60/192 31,25% 9 Viết hoa 128 48/128 37,5% 10 Thanh điệu 64 1/64 1,56%.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> 2.5 Kết quả khảo sát học sinh mắc lỗi chính tả Như vậy, qua bảng kết quả khảo sát lỗi mà học sinh hay mắc phải. Chúng ta đều nhận thấy rằng hiện nay học sinh đang mắc lỗi chính tả khá phổ biến và ở mức độ cần quan tâm. + Những lỗi mắc nhiều nhất: âm đầu: s/x (33,2%); Tr/ch (29,7%); r/d/gi (20,3%); n/l (18,8%); âm cuối: t/c và ng/n (31,25%), Lỗi viết hoa (37,5%) + Những lỗi ít mắc: Âm đầu ng/ngh (1,25%); âm chính i/iê/ươ (1,56%) và thanh điệu (1,56%)..

<span class='text_page_counter'>(37)</span> Thống kê về nhận thức mắc lỗi chính tả của học sinh THCS: “ Trong quá trình đọc, viết của mình, em có nhận thấy mình mắc lỗi chính tả không?” STT 1 2 3. Mức độ Không bao giờ Thỉnh thoảng Thường xuyên. Lượt nhận thức 2/64 50/64 12/64. Tỷ lệ 3,1% 78,1% 18,8%. Như vậy, qua bảng thống kê cho thấy bản thân các em cũng tự nhận thức được mình có mắc lỗi chính tả hay không? Tỷ lệ nhận “thỉnh thoảng” sai lỗi chính tả chiếm phần lớn (78,1%), “thường xuyên) (18,8%) đây là mức độ đáng khá phổ biến chưa kể những trường hợp sai mà các em chưa nhận ra. Việc tự nhận thức này có ý nghĩa rất lớn, vì khi ý thức được việc nói sai viết sai sẽ nhận thức được việc phải sửa cho đúng..

<span class='text_page_counter'>(38)</span> * Thống kê đánh giá của học sinh về việc mắc lỗi của các bạn xung quanh: “ Các bạn xung quanh em có mắc lỗi chính tả không?” STT 1 2 3. Mức độ đánh giá Không Có ít Rất nhiều. Lượt đánh giá 1/64 48/64 15/64. Tỷ lệ 1,56% 75% 23,4%. Như vậy, qua việc lấy ý kiến đánh giá của học sinh thì chúng ta được một ý kiến tổng hợp: có 48,64% tổng số học sinh mắc ít và 23,4% mắc rất nhiều, số học sinh không bao giờ mắc lỗi chiếm tỷ lệ nhỏ 1,56%. Dù chưa chính xác bằng con số cụ thể nhất, nhưng qua việc lấy ý kiến của học sinh cũng cho ta một cái nhìn khách quan nhất về thực trạng mắc lỗi chính tả trong nhà trường THCS hiện nay.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> Dùng phương pháp phỏng vấn học sinh: 2 học sinh 8B và 7A; 1 giáo viên Ngữ văn Trường hợp 1: Em Nguyễn Hoàng Duy ( học sinh lớp 7a). Hỏi: Trong quá trình học tập của mình, em có hay mắc lỗi chính tả không? Đáp: Dạ, em có. Em hay mắc những lỗi là không phân biệt được giữa n và l, giữa Tr và ch; hoặc giữa i và y..

<span class='text_page_counter'>(40)</span> Dùng phương pháp phỏng vấn học sinh: 2 học sinh 8B và 7A; 1 giáo viên Ngữ văn Trường hợp 2: Em Dương Hoài Thu ( học sinh lớp 8b) Hỏi: Trong quá trình học tập của mình, em có hay mắc lỗi chính tả không? Đáp: Em có nhầm ạ! Em hay nhầm giữa ng/ngh và s/x. Hỏi: Xung quanh em, các bạn có hay mắc lỗi chính tả không? em có thể lấy ví dụ chứng tỏ điều đó ( nếu có)? Đáp: Cũng thi thoảng mới có bạn mắc lỗi. Ví dụ như bạn Hoa lớp em rất hay nói ngọng giữa thanh ~ và thanh ?.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> Dùng phương pháp phỏng vấn học sinh: 2 học sinh 8B và 7A; 1 giáo viên Ngữ văn Trường hợp 3: Cô giáo Nguyễn Thị Hà (giáo viên môn Ngữ Văn – trường THCS Đào Xá) Hỏi: Thưa cô, xin cô cho biết trong quá trình giảng dạy của mình, cô thấy tình trạng mắc lỗi chính tả của các em học sinh trường ta như thế nào ạ? Đáp: Hiện nay, tình trạng viết sai chính tả của các em học sinh THCS nói chung và đối với trường THCS Đào Xá nói riêng vẫn tồn tại. Và có thể nói, tình trạng đó khá phổ biến. Hỏi: Vậy những lỗi sai đó, chủ yếu là những lỗi nào? Và theo cô nguyên nhân vì sao? Đáp: Qua giảng dạy hơn 20 năm, tôi nhận thấy lỗi chủ yếu của các em ở phụ âm đầu như không phân biệt được Tr/ch; N/l và S/x, ngoài ra có cả lỗi phần vần ươ/iêu. Iê/u, ang/an,..và thanh điệu (~/?). Nguyên nhân chủ yếu do các em chưa nắm được nguyên tắc phát âm và kết hợp. Còn lỗi do thanh điệu mắc ít hơn. Nếu là dân gốc ở đây thì hầu hết không có em nào mắc lỗi. Có một số trường hợp mắc lỗi về thanh điệu là do các em di chuyển gia đình về đây định cư vẫn ảnh hưởng đặc trưng vùng miền nơi trước đây các em sinh sống như các vùng Thanh Hóa, ….

<span class='text_page_counter'>(42)</span> 2.6 Nguyên nhân mắc lỗi Chủ yếu do 3 nguyên nhân sau: + Do không nhớ, không thuộc mặt chữ, do nhận thức hạn chế và thiếu ý thức rèn luyện, phân biệt chính tả đúng và sai dẫn tới việc phát âm không chuẩn hoặc viết sai chính tả. + Do không nắm được quy tắc kết hợp ngữ âm (gh,g,i,y) + Do ảnh hưởng của phương ngữ địa phương ( âm đầu (n/l; tr/ch; s/x,…), phần vần (i/iê/ươ,..) và thanh điệu (~/?)).

<span class='text_page_counter'>(43)</span> 2.7 Biện pháp khắc phục Để các em khắc phục được lỗi chính tả và đạt được kết quả tốt như mong muốn, chúng tôi đã tìm ra được cácc biện pháp sau: Đối với những lỗi chính tả mà học sinh chưa nắm vững cấu tạo âm vần, cấu tạo âm tiết của vần: Phát âm để so sánh đối chiếu các cặp vần dễ lẫn lộn Ví dụ: iu  i + u iêu  iê + u hoặc: ai  a + i. ay  a + y. Đối với các lỗi do đặc điểm chữ viết chưa đảm bảo: dẫn đến viết sai lỗi chính tả do các em chưa nắm chắc về quy tắc chính tả vì thế dẫn đến việc viết sai lỗi chính tả. Muốn các em sửa được lỗi chính tả này thì khi dạy đến những bài có liên quan thì tôi cần phải cung cấp và khắc sâu cho các em những luật chính tả để các em ghi nhớ..

<span class='text_page_counter'>(44)</span> Khắc phục qua phương pháp hỏi đáp: Trong quá trình viết giáo viên nêu ra một số câu hỏi như: - Chữ đầu đoạn văn viết như thế nào? (lùi vào 1 ô và viết hoa). - Chữ đầu câu phải viết như thế nào (viết hoa). - Chấm xuống dòng thì phải viết như thế nào? (lùi vào 1 ô và viết hoa).  Tên riêng của bài viết như thế nào? (viết hoa)  Đối với lỗi sai khác, hướng dẫn các em phân tích kỹ hơn ở bảng lớp theo cách sau: . Viết bó rau vui vẻ lang thang xin lỗi . . . . Không viết Bó rao vuôi vẻ lan than xinh lỗi.

<span class='text_page_counter'>(45)</span> Với cách này các em vừa nhớ cách viết đúng và tránh từ mà mình sẽ viết sai. Còn đối với một số chữ có một cách viết duy nhất, giáo viên nhắc nhở các em ghi nhớ, trong Tiếng Việt chỉ có một cách ghi duy nhất. Ví dụ: nhưng không bao giờ viết nhưnh Xanh không bao giờ viết xang. Phân biệt giữa chữ việt và chữ việc Chữ việc lúc nào cũng có phụ âm cuối là c. Ngoài ra không kết hợp với bất kỳ một từ nào khác ngoại trừ một từ duy nhất là Việt Nam có chữ t ở cuối..

<span class='text_page_counter'>(46)</span> Đối với học sinh thường xuyên mắc lỗi giáo viên đưa ra các dạng bài giúp các em phân biệt: Ví dụ: Điền vào chỗ trống “l” hoặc “n” Sau……ớp vỏ cứng Hẹn ước mầm xanh ….á vàng ủ đất ….uôi hạt….ứt xanh Cây xanh nhẫn…..ại Trải đông gian…an Ươm mầm xanh biếc Đón chào xuân sang Phạm Đình Ân .

<span class='text_page_counter'>(47)</span> Ví dụ: Điền vào chỗ trống: r, d, gi? Con……ế; con….un; con cá….ô ……a đình; ….ễ…….àng; ai hay ay B……học; b……lượn; m…….nhà. C…..ruộng; s……sóng; s…..quả Ví dụ: Điền vào chỗ trống: tr hay ch Cây…….ái; quả……anh; bức……..anh ươn hay ương Đ …….sá; con l……, s……núi; soi g…….. Ví dụ: Điền vào chỗ trống: iêt hay iêc Hiểu b…….; ch…….lá; l……….sĩ; thương t……. uôc hay uôt Lạnh b……; cái ch……; con ch…….., uống th….. Biện pháp này hình thành cho các em thói quen ý thức. tập trung..

<span class='text_page_counter'>(48)</span> . Phương pháp chấm bài kỹ của giáo viên ảnh hưởng tốt đến việc điều chỉnh lỗi sai chính tả của học sinh: Nhìn chung, khi viết bài hay làm bài, học sinh thường mắc nhiều khuyết điểm viết theo thói quen, không tập trung phân tích tiếng trước khi ghi chữ, nhớ thế nào thì ghi thế ấy. Thậm chí những chữ viết sai đã sửa nhiều lần mà khi viết vẫn mắc lại lỗi cũ. Vì vậy, việc chấm bài kỹ để tìm ra những lỗi sai mà các em thường mắc phải là điều quan trọng, thậm chí giáo viên nên ghi nhớ kỹ lỗi chính tả của từng em để nhắc nhở đúng tên em đó khi trả bài để các em ghi nhớ. Khi chấm bài của học sinh, thấy lỗi sai giáo viên sẽ gạch chân ngay dưới phụ âm đầu hay vần hoặc dấu thanh mà các em sai để các em dễ nhận ra mình viết sai gì, viết lỗi đó ra lề để các em về nhà viết lại mỗi lỗi 2 dòng nếu viết sai 6 lỗi trở lên thì phải viết lại cả bài để các em khắc sâu và không sai lại nữa..

<span class='text_page_counter'>(49)</span> . Phương pháp khen thưởng: Theo ý kiến của Cô giáo Lương Thu Hằng (giáo viên bộ môn Ngữ văn – chủ nhiệm lớp 8B – THCS Đào xá) cho biết : “Thông qua môn tâm lý học ở trường sư phạm và thực tế của quá trình dạy học tôi hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi học sinh. Các em rất thích được khen. Nắm được đặc điểm này, trong công tác chủ nhiệm lớp của mình, tôi đưa ra phong trào “hoa điểm 10” ở tất cả các môn học và tổng kết điểm 10 hàng tuần. Những học sinh được điểm 10 nhiều nhất tuần sẽ được khen và nhận phần thưởng.” Như vậy có thể thấy, qua việc thực hiện biện pháp này, các em học sinh trong lớp tôi có hứng thú học tập hơn. Khi làm bài cũng như khi viết bài các em cẩn thận hơn. Từ đó kết quả học tập của từng em tiến bộ rõ rệt..

<span class='text_page_counter'>(50)</span> PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Nhận thấy rõ tầm quan trọng của việc nghiên cứu “Thực trạng mắc lỗi chính tả của học sinh phổ thông cơ sở hiện nay”. Nhóm sinh viên chúng tôi đã tiến hành dùng các phương pháp để tìm hiểu thực trạng đó. Qua khảo sát và tổng hợp tại 2 lớp học sinh (7A, 8B) tại trường THCS Đào Xá – Phú Bình – Thái Nguyên, chúng tôi nhận thấy hiện nay thực trạng mắc lỗi chính tả vẫn tồn tại trong phần lớn các em học sinh. Nhà trường đã phối hợp cùng các giáo viên tìm các giải pháp nhằm hạn chế sự mắc lỗi của các em học sinh. Song thực trạng cho thấy tình hình đó chỉ thuyên giảm ở mức độ nhỏ..

<span class='text_page_counter'>(51)</span> PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Vậy nên vấn đề phát hiện các lỗi chính tả mà hiện nay các em học sinh mắc phải, tìm hiểu nguyên nhân mắc lỗi và đưa ra các biện pháp nhằm khắc phục tình trạng này là một trong những việc làm quan trọng và cần thiết trong quá trình giáo dục trong các nhà trường nói chung và đối với trường THCS Đào Xá nói riêng. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã phát biểu trên báo Tiền phong số 1760 như sau “Chữ viết cũng là một sự biểu hiện của nết người”. Nên sửa lỗi và viết đúng cũng là góp phần hoàn thiện trí tuệ, nhân cách, đạo đức cho các em học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường. Bởi Chữ viết là một công cụ vô cùng quan trọng trong việc hình thành, phát triển văn hoá, văn minh của từng dân tộc và chữ viết chính là một trong những hình thức biểu hiện kết quả của quá trình nhận thức, tư duy của con người..

<span class='text_page_counter'>(52)</span> PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. Trách nhiệm trực tiếp là ở chính bản thân những học sinh mắc lỗi và quá trình giảng dạy của các giáo viên trên bục giảng, cần kết hợp giữa các hoạt động của nhà trường để quá trình đó tạo hiệu quả cao nhất. Trách nhiệm đó không chỉ là riêng của giáo viên của nhà trường mà còn cần được nhận được sự kết hợp của gia đình và toàn xã hội..

<span class='text_page_counter'>(53)</span> Xin chân thành cảm ơn!.

<span class='text_page_counter'>(54)</span>

×