Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

SKKN - một số PP khắc phục lỗi chính tả cho HS khối 3 trường TH Tân Lợi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.13 KB, 12 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm
: Một số phương pháp khắc phục lỗi chính tả
cho học sinh Khối 3 – Trường Tiểu học Tân Lợi.
PHẦN I – MỞ ĐẦU
I – LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Chúng ta đã biết, chữ viết là một hệ thống ký hiệu ngôn ngữ được quy
đònh thống nhất ở từng quốc gia hoặc từng dân tộc. Người Việt Nam chúng ta
có câu: “Nét chữ – nết người”, chữ viết thể hiện tính cách của người viết.
Muốn viết đúng, đẹp, đòi hỏi người viết phải có sự khéo léo, kiên trì luyện
tập, pha nắm được mẫu chữ, các thao tác viết chữ và một số kỹ năng khác.
Trong kế hoạch số 01/ KH – GD ngày 25/ 9/ 2006 của Trường Tiểu học
Tân Lợi về việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2005 – 2006 đã xác đònh:
“Giáo viên rèn chữ viết cho học sinh qua các tiết tập viết, chính tả theo đúng
mẫu chữ quy đònh hiện hành”. Thế nhưng hiện nay, việc hướng dẫn học sinh
viết đúng viết đẹp chưa được thực hiện một cách nghiêm túc đầy đủ,có chăng
cũng chỉ là qua loa đại khái, nói chung chưa được coi trọng.
Qua khảo sát thực tế cho thấy hiện nay, số học sinh khối III viết xấu và
sai lỗi chính tả quá nhiều. Trong tổng số 76 học sinh khối III có đến hơn 40
em viết chữ không đúng mẫu chữ quy đònh hiện hành và còn sai khá nhiều
lỗi chính tả, chiếm hơn 50% tổng số học sinh toàn khối. Điều này thật sự là
vấn đề bức xúc không chỉ đối với giáo viên khối III mà còn là vấn đề gây
nhiều tranh cãi với tất cả giáo viên toàn trường. Nguyên nhân của vấn đề
chưa được làm sáng tỏ.Giáo viên khối 3 đổ thừa tại giáo viên khối 1,2 không
uốn nắn ngay từ đầu, giáo viên khối 1,2 lại bảo do học sinh đa số là con em
dân tộc cho nên kiến thức về Tiếng Việt chưa đầy đủ, phát âm sai dẫn đến
việc viết sai chính tả. Việc nêu lý do này lý do nọ để bào chữa cho những
hạn chế trong công tác dạy học là tình trạng phổ biến chung hiện nay. Vì
vậy, chúng ta cần phải tìm hiểu một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng viết
xấu, viết sai chính tả để có biện pháp hạn chế, khắc phục. Đó chính là lý do
tôi chọn đề tài này.
II – MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.


Từ những lý do trên, tôi đã tiến hành một số công việc nhằm tìm hiểu,
xác đònh một số nguyên nhân, dẫn đến việc học sinh viết chữ xấu và sai lỗi
chính tả.Từ đó, xây dựng và hệ thống lại một số quy tắc cơ bản để hướng học
sinh viết đúng, đẹp, hạn chế tình trạng viết sai ( sai nét, sai độ cao chữ và sai
lỗi chính tả)
Người thực hiện:TRẦN ĐỊNH
Đơn vò:Tiểu học Tân Lợi
1
Sáng kiến kinh nghiệm
: Một số phương pháp khắc phục lỗi chính tả
cho học sinh Khối 3 – Trường Tiểu học Tân Lợi.
III – NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.
Qua thời gian tiến hành khảo sát, tìm hiểu thực tế, tôi nhận thấy việc
học sinh viết sai lỗi chính tả có nhiều nguyên nhân, đó là:
1.Về phía giáo viên:
- Một số giáo viên còn hay sử dụng phương ngữ khi giảng bài, làm ảnh
hưởng ít nhiều đến học sinh khi tiếp thu giọng nói, giọng đọc của giáo viên.
- Mặc dầu Phòng Giáo Dục và Nhà trường đã có kế hoạch tự học tự
rèn cho mỗi giáo viên, nhưng việc tự rèn chữ của giáo viên chưa tích cực, có
chăng cũng chỉ để đối phó.Vì vậy, giáo viên không nắm bắt được quy tắc
viết chữ. Chữ viết của giáo viên trên bảng lớp hầu như theo thói quen,
không đúng với quy tắc mẫu chữ hiện hành. Từ đó, tạo cho học sinh thói
quen viết chữ giống chữ của giáo viên, không theo mẫu.
-Giáo viên không dành tâm huyết để luyện chữ cho học sinh (điều này
rất cần thiết đối với học sinh tiểu học)
2.Về phía học sinh:
- Học sinh phát âm sai các từ phổ thông dẫn đến việc viết sai.
-“Sao y bản chính” từ chữ “mẫu” của giáo viên trên bảng lớp.
-Còn ảnh hưởng ít nhiều đến phương ngữ.
-Đọc chưa đúng, nhớ chưa hết mặt chữ.

-Một số học sinh còn hay cẩu thả trong khi viết.
Từ những nguyên nhân trên, tôi đã tìm hiểu, xác đònh một số phương
pháp, quy tắc cơ bản để hướng và rèn luyện cho học sinh viết đúng. Đồng
thời qua đó, giáo viên có thể tự trang bò, xây dựng cho mình một số kiến
thức, kỹ năng cơ bản để áp dụng vào tiết dạy của mình một cách có hiệu quả.
IV – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Khi nghiên cứu, xây dựng đề tài, tôi đã sử dụng các phương pháp
sau:
1.Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
-Tham khảo tài liệu
2.Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
-Phương pháp quan sát.
-Phương pháp điều tra viết.
-Phương pháp phỏng vấn.
-Phương pháp thực nghiệm giáo dục.
Người thực hiện:TRẦN ĐỊNH
Đơn vò:Tiểu học Tân Lợi
2
Sáng kiến kinh nghiệm
: Một số phương pháp khắc phục lỗi chính tả
cho học sinh Khối 3 – Trường Tiểu học Tân Lợi.
-Phương pháp trắc nghiệm khách quan.
-Phương pháp phân tích nội dung.
3.Nhóm các phương pháp hỗ trợ
-Phương pháp thống kê tính toán.
Người thực hiện:TRẦN ĐỊNH
Đơn vò:Tiểu học Tân Lợi
3
Sáng kiến kinh nghiệm
: Một số phương pháp khắc phục lỗi chính tả

cho học sinh Khối 3 – Trường Tiểu học Tân Lợi.
PHẦN II – NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I – THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
-Tỉnh Bình Phước là một tỉnh mới tái lập vừa tròn 10 năm. Nhân dân đa
số là di cư tự do từ khắp mọi miền Tổ quốc. Khi đến Bình Phước khai hoang
lập nghiệp, họ mang theo cả những nét văn hoá, những tập tục bản xứ của
mình, trong đó có cả giọng nói mang âm hưởng đòa phương. Điều này dẫn
đến tình trạng trong một lớp chỉ khoảng trên dưới 30 học sinh mà mỗi em có
một giọng nói khác nhau, cách phát âm khác nhau. Chẳng hạn:
-Học sinh miền Tây Nam Bộ phát âm sai phụ âm đầu “v” và “d”, “r”
và “g”
VD: đi về  đi dề
cá rô  cá gô
-Học sinh miền Trung từ Thừa Thiên Huế trở vào phát âm sai âm cuối
“n” và “ng”, “c” và “t”
VD hạn hán  hạng háng
gặt lúa  gặc lúa
-Học sinh miền Bắc sai phụ âm đầu “l” và “n”, vần “iu” và “ưu”,
“iêu” và “ươu”
VD: lo lắng  no nắng
con cừu  con kìu
chai rượu  chai riệu
Không những học sinh phát âm sai mà ngay cả giáo viên cũng phát âm
sai. Giáo viên là người đòa phương nào thì khi dạy bê nguyên xi giọng đòa
phương của mình vào bài giảng. Thậm chí có giáo viên lớp 1 khi dạy thì
hướng dẫn học sinh phát âm đúng đến lượt mình giảng bài lại phát âm sai
Thực trạng trên không chỉ riêng gì ở Trường tiểu học Tân Lợi mà ngay
cả các trường chuẩn quốc gia cũng không ngoại lệ. Học sinh học với cô giáo
miền Nam thì giọng nói có xu hướng “Nam hoá”. Học sinh học với giáo viên
miền Trung, miền Bắc thì giọng nói lại theo hướng “Trung hoá”, “Bắc hoá”.

Từ những đặc điểm về giọng nói, cách phát âm của giáo viên và học
sinh đã nêu ở trên đã dẫn đến tình trạng học sinh viết sai lỗi chính tả. Đây là
một thực trạng khá phổ biến và làm đau đầu các nhà quản lý giáo dục cũng
như những giáo viên có tâm huyết với nghề.
Người thực hiện:TRẦN ĐỊNH
Đơn vò:Tiểu học Tân Lợi
4
Sáng kiến kinh nghiệm
: Một số phương pháp khắc phục lỗi chính tả
cho học sinh Khối 3 – Trường Tiểu học Tân Lợi.
II- NGUYÊN NHÂN VIẾT SAI LỖI CHÍNH TẢ CỦA HỌC SINH.
- Như trên đã nói, việc học sinh viết sai lỗi chính tả phần lớn là do ảnh
hưởng của phương ngữ. Tuy nhiên, qua thực tế tìm hiểu, tôi còn nhận thấy
học sinh viết sai lỗi chính tả là do:
- Các em đọc không đúng chữ nên viết không đúng.
- Học sinh nghe không kòp hoặc không rõ giọng đọc của giáo viên dẫn
đến việc viết sai.
-Một số em còn cẩu thả trong việc thể hiện chữ viết.
-Học sinh không nắm được cấu tạo một số chữ cái nên viết thừa nét,
thiếu nét.
-Học sinh không phân biệt được cấu tạo âm, chữ viết nên cũng thường
viết sai.
-Một số học sinh thường không chú ý khi thể hiện chữ viết qua các tiết
tập viết, chính tả và một số tiết học khác.
Ngoài các nguyên nhân trên, tôi còn nhận thấy một nguyên nhân có
ảnh hưởng lớn đến việc viết sai chính tả của học sinh, đó là chính giáo viên
viết sai lỗi chính tả và còn sử dụng khá nhiều ngôn ngữ đòa phương trong quá
trình giảng dạy.Bên cạnh đó, một số giáo viên chưa chú trọng rèn chữ viết
cho mình cũng như rèn chữ viết cho học sinh. Hậu quả là học sinh lónh hội
ngay cái sai từ giáo viên. Giáo viên viết bảng như thế nào, học sinh thể hiện

lại như thế ấy.
Chúng ta đã biết, đối với học sinh tiểu học, giáo viên là hình mẫu để
các em bắt chước, làm theo.Chữ của giáo viên như thế nào thì các em sẽ viết
theo như thế ấy. Cho nên, chữ viết của giáo viên trên bảng mang tính trực
quan và có ảnh hưởng rất lớn đến học sinh.
Như vậy, việc dạy học sinh viết đúng chính tả theo mẫu chữ hiện hành
đòi hỏi người giáo viên phải nắm vững cấu tạo, cách thể hiện và những kỹ
năng viết chữ cần thiết để dạy cho học sinh.Chúng ta cần phải tìm hiểu kỹ
những nguyên nhân viết sai lỗi chính tả của học sinh để có biện pháp hạn
chế, khắc phục. Muốn làm được điều này, người giáo viên cần phải thực sự
tâm huyết với nghề, nêu cao tinh thần trách nhiệm và đặc biệt luôn có ý thức
tự rèn luyện chữ viết mới có thể giúp các em hình thành năng lực và thói
quen viết đúng chính tả.
Người thực hiện:TRẦN ĐỊNH
Đơn vò:Tiểu học Tân Lợi
5

×