Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

CD NGHE NGHIEP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.53 KB, 18 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tên chủ đề: NGHỀ Số tuần:4. NGHIỆP. Từ ngày 12/11 đến ngày 7/12/2011. MỤC TIÊU 1.Phát triển thể chất: -Giúp trẻ tăng cường sức khỏe,cơ thể phát triển cân đối hài hòa,tạo cho trẻ biết định hứơng trong không gian khi di chuyển,giữ thăng bằng trong lúc vận động. -Khả năng phối hợp giữa các bộ phận cơ thể :chân,tay,mắt..để thực hiện và rèn luyện một số kĩ năng cần thiết cho sự phát triển của trẻ đồng thời đảm bảo sự an toàn cho trẻ trong các quá trình vận động,giúp trẻ hiểu thêm về ý nghĩa của việc năng vận động.Bên cạnh đó rèn cho trẻ một số kĩ năng thích ứng nhanh với mọi hoàn cảnh sống khác nhau. -Rèn khả năng quan sát và biết thể hiện lại những điều mình đã thấy,đã nghe,ứng dụng vào các bài tập,trò chơi của chính mình,giải quyết các tình huống xảy ra một cách phù hợp. -Biết việc ăn uống đầy đủ sẽ giúp con người khỏe mạnh và có sức khỏe để làm việc.Biết thêm ý nghĩa cảu các thức ăn hàng ngày đối với sự bền vững của răng. -Thực hiện tốt 1 số kĩ năng tự phục vụ bản thân:lấy nước uống,tự dọn dẹp dồ dùng sau khi chơi-làm việc xong -Khả năng giữ thăng bằng cho cơ thể khi thực hiện các vận động:đi,chạy,ném,bật,nhảy… -Phối hợp giữa các bộ phận cơ thể,các giác quan và trí nhớ để có thể mô phỏng lại 1 số động tác của các nghành nghề -Trẻ biết 1 số kĩ năng cơ bản để tự bảo vệ bản thân trước các mối nguy hiểm. -Biết một số kĩ năng cơ bản để phòng bệnh tay-chân-miệng và bệnh sốt xuất huyết đang diễn ra. 2.Phát triển nhận thức: -Biết trong xã hội có rất nhiều ngành nghề khác nhau,và ích lợi của các ngành đó đối với đời sống con người -Trẻ biết thể hiện lại một số nghề phổ biến quen thuộc qua các hoạt động như:tạo hình,âm nhạc,văn học,.. -Trẻ thể hiện lại những hoạt động của các nghề 1 cách đơn giản theo hiểu biết của trẻ. -Nhận biết các dụng cụ của các nghề khác nhau,hiểu ý nghĩa của các dụng cụ với người lao động. -Phân biệt giữa nghề truyền thống và nghề phổ biến của địa phương qua một số đặc điểm cơ bản,đặc trưng -Nhận biết số lượng và so sánh trong phạm vi 7,nhận biết 1 số hình khối(khối vuông,chữ nhật),khả năng định hướng trong không gian với mốc xác định là đối tượng khác. -Biết thêm,bớt để tạo số lượng bằng nhau(sản phẩm của các nghề,dụng cụ,..), -Giúp trẻ nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và biết quý tronhg những con người góp phần làm cho cuộc sống luôn xanh-sạch đẹp,hiểu ý nghĩa của môi trường với đời sống con người và mọi vật. -Phát âm to, rõ,1 số từ mới,sử dụng đúng 1 số thuật ngữ trong những trường hợp cụ thể(gặt lúa,xây dựng,..) -Biết mỗi người đều phải làm việc để có thể tự nuôi sống bản thân và gia đình,biết ước mơ về một ngành nghề mà trẻ thích khi trẻ lớn lên. 3.Phát triển ngôn ngữ: -Phát triển khả năng sử dụng ngôn ngữ của trẻ trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong học tập 1 cách phong phú và đa dạng,phù hợp trong từng hoàn cảnh -Nhận biết các chữ cái đã học trong môi trường chữ xung quanh và nhận ra các nét cơ bản cấu tạo nên chữ mới để so sánh sự giống và khác nhau giữa các chữ cùng nhóm,i-t,c -Khơi gợi vốn kiến thức mà trẻ có sẵn để kích thích trẻ nói và phát huy vốn ngôn ngữ của mình.Bên cạnh đó giúp trẻ rèn cách phát âm đúng cách,sửa một số cách phát âm sai do thói quen ở gia đình. -Tạo nhiều cơ hội cho trẻ thể hiện bản thân qua đọc thơ,đóng kịch,văn nghệ,tạo hình.. -Làm phong phú thêm vốn từ của trẻ qua việc tạo tình huống để trẻ trả lời,nói lên cảm nhận của bản thân cũng như qua việc cung cấp từ cho trẻ -Làm giàu thêm vốn ca dao,đồng dao,dân ca dân gian cho trẻ,gaio1 dục trẻ yêu những giá trị truyền thống của dân tộc 4.Phát triển tình cảm xã hội:.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> -Biết quý trọng tất cả những nghề chân chính trong xã hội,tôn trọng,giữ gìn những thành quả và sản phẩm do lao động làm ra -Biết yêu quý và kính trọng các thầy cô giáo,hiểu ý nghĩa của ngày 20-11,yêu quý thầy cô giáo những người đã quan tâm,chăm sóc trẻ. -Biết ơn đối với những người đã góp phần tạo nên cuộc sống bình yên tươi đẹp cho mọi người(chú bộ đội,chú công an..),biết ơn những người làm những công việc vất vả để giữ cho môi trường sống luôn xanh sạch,đẹp(bác lao công,người quét rác,..) -Yêu quý những ngành nghề truyền thống của địa phương và đất nước. -Tôn trọng các quy định chung của xã hội,cũng như những quy định,quy tắc nơi công cộng,lớp học.. -Trẻ biết ước mơ về 1 nghề của bản thân trong tương lai và biết hiện tại mình phải làm gì để sau này có thể làm nghề mình muốn -Có ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên:không vứt rác bừa bãi,trồng cây xanh,.. -Thể hiện tình cảm của mình đối với ngành nghề qua tạo hình,âm nhạc,.. -Biết tiết kiệm trong học tập và trong đời sống,noi theo gướng của Bác Hồ 5.Phát triển thẫm mĩ: -Biểu lộ tình cảm,xúc cảm qua âm nhạc,tạo hình.. -Vận động nhịp nhàng theo bài hát và thích thú với các hoạt động tạo ra cái đẹp -Biết lựa chọn và sử dụng vật liệu,dụng cụ,màu sắc sử dụng phù hợp để tạo ra sản phẩm cho riêng mình,đồng thời biết giữ gìn sản phẩm do mình tạo ra -Nhận thức về cái đẹp,rung động trước cái đẹp và biết cảm nhận cái đẹp từ thiên nhiên và từ thế giới xung quanh trẻ.. KẾT QUẢ MONG ĐỢI: 1.Phát triển thể chất: Phát triển vận động: -Thể dục sáng và các bài tập phát triển chung:thực hiện đầy đủ các động tác và tập nhịp nhàng theo hiệu lệnh -Bật sâu 25cm:trẻ biết phối hợp tay lấy đà và dùng sức bật của đôi chân để bật,khả năng giữ thăng bằng không té ngã. -Ném trúng đích:dùng lực của tay và khả năng định hướng trong không gian để ném -Lăn bóng bằng hai tay và đi theo bóng:Trẻ biết phối hợp tay và chân để lăn bóng,xác định phương hướng để di chuyển đúng hướng Gíáo dục dinh dưỡng và sức khỏe: -Giáo dục trẻ 1 số biện pháp để bảo vệ cơ thể trong mùa dịch bệnh. -Ý thức trong ăn uống và vệ sinh cá nhân,bảo vệ răng không bị sâu,biết giữ vệ sinh tay,chân và thân thể,có thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để phòng tay-chân-miệng,biết một số kĩ năng để tránh muỗi đốt phòng bệnh sốt xuất huyết -Biết ăn chín,uống sôi,tránh thức ăn.thức uống quá lạnh,quá nóng dễ tác động xấu đến hệ hô hấp của trẻ.Không ăn thức ăn quá cứng có hại cho răng -Hình thành ở trẻ thói quen vận động và tập thể dục để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh. 2.Phát triển nhận thức: Khám phá khoa học: -Trẻ biết thắc mắc về sự thay đổi của thế giới xung quanh(sự thay đổi của thời tiết,cây cối..) và biết đặt câu hỏi để người lớn giải tỏa những thắc mắc đó -Tò mò,thích thú khi tìm hiểu về các nghề trong xã hội cũng như về thế giới xung quanh trẻ. -Biết sử dụng dụng cụ của 1 số nghề mà trẻ biết khi đã có dịp quan sát tiếp xúc,thích khám phá các dụng cụ và hoạt động của các ngành nghề sản phẩm của các nghề. Khám phá xã hội: -Nói được tên,sản phẩm,ích lợi và các đặc điểm cơ bản của 1 số nghề khi trò chuyện và tìm hiểu về các nghề. -Nói được ước mơ của trẻ về nghề mà trẻ thích làm trong tương lai,mô tả lại đặc điểm cơ bản của ngành đó. -Biết mô phỏng lại một số hoạt động của các nghề quen thuộc với trẻ. Làm quen với 1 số khái niệm sơ đẳng về toán học:.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> -Thích thú khi tìm ra những con số mà trẻ đã học có ở xung quanh trẻ và ở những nơi trẻ tình cờ bắt gặp,cũng như trong quá trình khám phá về chủ đề. -Biết đếm và so sánh số lượng trong phạm vi 7,dùng đúng các thuật ngữ toán học trong từng trường hợp. -Nhận biết các hình học đã học và nhận biết đặc điểm của khối vuông,chữ nhật,tròn -Biết cách tách nhóm,chia nhóm đối tượng -Thích thú khi so sánh các con số đã học với các hình ảnh của sự vật xung quanh 3.Phát triển ngôn ngữ: Nghe: -Hiểu nội dung của các tác phẩm văn học,âm nhạc được học được nghe -Nghe và hiểu lời nói của người khác -Hiểu thái độ của người nói thông quan biểu cảm của ngôn ngữ. -Hiểu một số thuật ngữ trong các nghề quen thuộc mà trẻ biết(phạm luật,bón phân,giống cây trồng..) Nói: -Nói to,rõ, tròn câu,diễn đạt điều muốn nói cho người khác hiểu một cách rõ ràng -Phát âm đúng từ chứa chữ và phát âm chữ chính xác -Sử dụng 1 số từ mới đúng trường hợp và đúng hoàn cảnh -Biết sử dụng câu cảm thán câu cần khiến đúng trường hợp. 4.Gíáo dục thẫm mĩ: -Thể hiện cảm xúc khi nghe bài hát,bài thơ,câu chuyện,xem bức tranh đẹp,hưởng ứng theo gia điệu bài hát mà trẻ được nghe -Yêu thích cái đẹp và thích thú khi được tham gia các hoạt động tạo ra cái đẹp:tạo hình,múa,.. -Biết giữ gìn cái đẹp do mình tạo ra cũng như cái đẹp của thiên nhiên,nhân tạo. 5.Gíáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội: -Có thể nói 1 cách đơn giản về các ngành nghề mà trẻ biết cho người khác hiểu. -Trẻ biết yêu quý những người lao động chân chính và biết giữ gìn quý trọng các sạn phẩm,công trình lao động -Tiết kịêm trong việc sử dụng các thiết bị,dụng cụ trong gia đình cũng như trong học tập -Biết thể hiện tình cảm đối với những người lao động. MẠNG NỘI DUNG TẾT THẦY CÔ -Biết ý nghĩa của ngày 20-11 và một số hoạt động diễn ra trong ngày đó -Biết yêu quý và kính trọng các thầy cô giáo những người làm công việc chăm lo cho học sinh. CÁC NGHỀ XÃ HỘI -Biết một số nghề phổ biến,quen thuộc trong xã hội:bác sĩ,công an,giáo viên,công nhân,..và đặc điểm cơ bản của ngành đó. -Biết quý trọng những người làm công việc phục vụ cộng đồng;lao công,công an,bác sĩ...

<span class='text_page_counter'>(4)</span> NGHEÀ NGHIEÄP. CÁC NGHỀ TRUYỀN THỐNG -Hiểu ý nghĩa của từ”Nghề truyền thống” và biết một số nghề truyền thống cảu địa phương nơi trẻ ở -Biết sản phẩm và những vật dụng,dụng cụ cũng như một số thao tác cảu nghề truyền thống nơi trẻ ở. -Biết yêu quý và trân trọng những nghề truyền thống lâu đời. -Thích thú khi cùng khám phá về nghề quen thuộc với trẻ.. DỤNG CỤ CÁC NGHỀ -Hiểu biết về một số nghề quen thuộc phổ biến và những dụng cụ cần thiết của nghề đó. -Hiểu ý nghĩa của các công cụ giúp người lao động tăng năng suất làm việc,tiết kiệm thời gian và có thể làm ra những sản phẩm đẹp hơn, -Biết cách sử dụng một số dụng cụ quen thuộc và mộ phỏng lại cách thao tác với dụng cụ đó -Biết giữ gìn đồ dùng cẩn thận. MẠNG HOẠT ĐỘNG Pt thể chất: Pt vận động: Bật sâu 25cm.Ném trúng đích.Lăn bóng bằng hai tay và đi theo bóng.Ôn tập Gdd&sk:Giáo dục trẻ bảo vệ bản thân trong mùa dịch bệnh.Cách chăm sóc răng đúng cách và cách lựa chọn thức ăn tốt cho răng của mình.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Ptriển ngôn ngữ Nói:Cái bát xinh.Bó hoa tặng cô.Chú bộ đội hành quân trong mưa.Làm quen chữ i-t-c.Sao chép it-c.Đường nét cơ bản.Ôn tập Nghe:Thần sắt.Hai anh em Tía má em.Ba em là công nhân lái xe.Cô nuôi dạy trẻ.Đi cấy. NGHEÀ NGHIEÄP. Pt thẫm mĩ Knăng vđ:Vỗ tay theo phách-theo nhịpmúa minh họa T.hiện&s.tạo:Nặn cái bát. Vẽ trang trí hình tròn.Vẽ trang trí hình vuông.Xé dán vườn cây C.nhận&thể hiện:Cháu yêu cô chú công nhân.Cháu yêu chú bộ đội.Cô giáo em.Cô giáo miền xuôi.Cháu yêu cô thợ dệt.Bông hồng tặng cô. Pt nhận thức KPNT: Nhận biết mối quan hệ hơn kém số lượng 7.Thêm bớt chia nhóm số lượng 7.Phân biệt khối vuông-chữ nhật.Xác định phải trái của bạn đối tượng khác có sự định hướng. PT tình cảm xã hội PTTC:Yêu quý giữ gìn đồ dùng vật dụng cẩn thận.Qúy trọng mọi nghề chân chính.Giữ gìn sản phẩm lao động.Biết ước mơ cho bản thân.Biết sự quan trọng của việc học KNXH:Biết 1 số thao tác đơn giản của 1 số nghề.Ăn hết khẩu phần và ăn nhiều rau.Biết rằng mọi người đều phải làm việc.Ý thức trong học tập để có thể làm nghề mình thích. CHỦ ĐỀ NHÁNH 1:CÁC NGHỀ XÃ HỘI Từ 12/11 đến 16/11/2012 I.Mục đích yêu cầu: -Rèn cho trẻ khả năng định hướng trong không gian,phối hợp nhịp nhàng giữa các giác quan của cơ thể,sử dụng sức bật của chân để thực hiện bài tập,khả năng giữ thăng bằng không té ngã.. -Giúp trẻ phát huy sự hiểu biết của bản thân về những sự việc quen thuộc thường ngày diễn ra ở xung quanh,vận dụng những điều quan sát được để tham gia xây dựng bài học. -Giúp trẻ hứng thú tham gia vào việc khám phá chủ đề,tuân theo các quy tắc chung khi làm việc cùng nhóm. -Giúp trẻ quý trọng những ngành nghề trong xã hội,biết ý ghĩa củaviệc lao động và vai trò của các ngành nghề trong xã hội đối với đời sống con người..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> -Củng cố và bổ sung thêm cho trẻ những kiến thức về toán học,rèn cho trẻ một số kĩ năng cần thiết trong toán học. -Giúp trẻ nắm vững và ghi nhớ các chữ cái đã học,nhận ra các chữ đã học ở môi trường chữ cái xung quanh(thơ,các bảng thông báo,quảng cáo,tranh truyện,..) -Giúp trẻ tiếp thu và rèn luyện các kĩ năng cần thiết cho việc học,phát huy trí tưởng tượng và sự sáng tạo của mình. II.KẾT QUẢ MONG ĐỢI: -Trẻ đi theo đội hình và thực hiện các động tác hỗ trợ một cách nhịp nhàng đúng trình tự,giữ thăng bằng không sợ té ngã khi đứng trên bục cao 25cm,dùng sức bật của chân để bật sâu,tiếp đất an toàn bằng mũi chân. -Biết một số nghề phổ biến trong xã hội và biết ích lợi cũng như sản phẩm của nghề đó.Phát huy những gì trẻ đã được thấy được quan sát hàng ngày khi tham gia vào bài học. -Sử dụng từ ngữ phù hợp khi nói về các nghề,biết thể hiện sự quan tâm của bản thân khi nói về nghề mà trẻ thích,nghe,hiểu lời nói của người khác và đáp lại theo ý của câu hỏi. -Biết đếm đúng cách trong phạm vi 7,nhận biết nhóm số lượng trong phạm vi và nhận biết các số đã học có ở xung quanh. -Phát âm chính xác chữ cái đã học,và nhận biết các nét cơ bản đã học cấu tạo nên chữ.Phân biệt được chữ in thường và chữ viết thường. -Trẻ biết sử dụng các kĩ năng đã học để tạo hình theo ý thích hoặc theo đề tài.Dựa trên các kĩ năng đã học tạo ra các tác phẩm theo sự sáng tạo,trí tưởng tượng của mình. III.CHUẨN BỊ HỌC LIỆU: -Trang trí lớp bằng các hình ảnh mang chủ đề nhằm tạo cho trẻ sự thích thú và thoải mái khi ở lớp.Các tư liệu,đồ dùng,tranh ảnh phục vụ cho các bài dạy. -Đồ dùng đồ chơi của lớp,các đồ dùng học tập dành cho trẻ.. KẾ HOẠCH TUẦN 12 Chủ đề Hoạt động Đón trẻ trò chuyện Thể dục sáng. Hoạt động học. Các nghề xã hội Ngày 12/11/12. Tuần. Ngày 13/11/12. Ngày 14/11/12. 11 Ngày 15/11/12. Ngày 16/11/12. -Trao đổi với phụ huynh về sức khỏe và tình hình học tập của trẻ -Trò chuyện với trẻ về nghề nghiệp của người thân gia đình trẻ HH4, TAY5,CHÂN4, BỤNG3 , BẬT1 TDCK: -Khởi động:Đi vòng tròn kết hợp các kiểu chân Trọng động: +BTPTC:Tay-chân bụng +VĐCB:Ném trúng đích MTXQ: -Trò chơi”Tìm ghế” -Tham quan xưởng mộc -Thử tài quan sát -Nhanh tay chọn đúng. GDAN: Hát :Cháu yêu cô chú công nhân Nghe:Ba em là công nhân lái xe Vận động:vỗ tay theo nhịp Trò chơi:Trốn tìm LQCC:Ôn tập -Hát :Cô và mẹ -Ôn tập chữ e-ê,u-ư -Trò chơi :Ai nhanh hơn Về đúng nhà -Bé làm thợ gốm. TH: -Hát Cháu yêu cô chú công nhân -Chiếc khăn của bé -Hội chợ hàng Việt. LQVT: -Hát Mời bạn ăn -Nhận biết nhóm số lượng 7 -Trò chơi thiên tài toán học -Nhận biết mối quan hệ hơn kém số lượng 7 -Trò chơi:Nhân viên giỏi. LQVH: -Đồng dao bác nông dân và con trâu -Trò chuyện về các dụng cụ nghề nông -Truyện Thần sắt -Trở về quá khứ -Tôi chưa từng.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Hoạt dộng ngoài trời Hoạt động góc. Hoạt động chiều. -Trò chuyện về khí hậu buổi sáng -Cáo bắt gà -Chơi tự do. -Văn nghệ ngoài trời -Trốn tìm -Chơi tự do. -Nhổ cỏ cho cây -Trốn tìm -Chơi tự do. - Quan sát các cửa hàng trên đường -Cá sấu lên bờ -Chơi tự do. - Vẽ tự do -Bé làm cầu thủ -Chơi tự do. PV:Tiệc gia đình,chợ,nấu ăn XD:Xây trường học,nhà xe HT: Đếm dụng cụ và sản phẩm các nghề,xem và sắp xếp tranh lô tô cho nghề nội trợ NT:Nghe băng đĩa nhạc theo chủ đề xem sách,tranh ảnh về các nghề và các sản phẩm của các ngành Tô màu cắt dán tranh một số nghề nghiệp,nặn dụng cụ nghề TN:Gieo hạt hoa -Ôn lại bài tập ném -Ôn tập nhận biết các -Trò chuyện về -Cho trẻ làm -Cho trẻ thử tài trúng đích con số những sản phẩm quen một số diễn xuất bằng -Dạy trẻ ca dao Bác -Trò chuyện về cách do các cô chú dụng cụ của cách diễn lại câu nông dân và con trâu phòng tay chân miệng công nhân làm nghề nông làm chuyện Thần sắt ra bằng sắt -Cho trẻ chuẩn -Cho trẻ biểu -Cho trẻ nặn bị thu dọn đồ diễn các bài hát một số dụng cụ dùng cá nhân về trẻ thuộc các nghề nhà. THỂ DỤC SÁNG I.Mục đích yêu cầu: Kiến thức:Trẻ đi theo vòng tròn và vỗ tay thực hiện các động tác kết hợp nhịp nhàng,không chen lấn,xô đẩy nhau Kĩ năng:Lắng nghe nhịp đếm để thực hiện đúng nhịp,quan sát bạn và cô để thực hiện chính xác động tác II.CHUẨN BỊ: Sân rộng-thoáng-sạch-an toàn cho trẻ,cô thực hiện mẫu chính xác III.TIẾN HÀNH: Khởi động:đi vòng tròn kết hợp các kiểu chân Trọng động: Hô hấp:Cho trẻ làm tiếng coì tàu kêu tu tu,động viên trẻ làm tiêng còi to và ngân dài Tay:Xoay vai từ trước ra sau và ngược lại(2 lần 8 nhịp) Chân:2 tay chống hông,chân đứng khép lại,1 chân nâng vuộng góc,1 chân đứng thẳng,sau đó đổi chân(2 lần 8 nhịp) Bụng:Hai tay đưa lên cao,hướng vào nhau,gập người về phía trước(2 lần 8 nhip) Bật:Bật tại chỗ 2 lần 8 nhịp Hồi tĩnh:vận động theo bài cùng tập thể dục. HOẠT ĐỘNG GÓC Góc. Nội dung. PV. Tiệc gia đình,chợ,nấu ăn. HT. Đếm dụng cụ và sản phẩm các nghề,xem và sắp xếp tranh lô tô. Mục đích yêu cầu Chuẩn bị -Biết phân vai bố mẹ con -người -.Đồ dùng đồ chơi phù bán hàng khách hợp cho các hoạt đông -Thể hiện được thao tác giao tiếp diễn ra trong trò chơi tình huống khi gia đình có tiệc - Dọn đồ chơi đúng nơi. Tiến hành -Hướng dẫn trẻ các tình huống của trò chơi và cách bày tiệc mời khách -Gợi ý cho trẻ chuẩn bị một số đồ dùng cần thiết cho trò chơi -Trẻ đếm đúng cách,nhận ra dụng Tranh dụng cụ các -Trò chuyện với trẻ về cách cụ của các nghề khác nhau nghề.Bút chì thực hiện một số món đơn -Biết các bước thực hiện một số Tranh lô tô bé làm nội giản món đơn giản trợ -Hướng dẫn trẻ cách nối các.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> cho nghề nội trợ. NT. XD. TN. -Trẻ nghe trật tự,hưởng ứng hát theo các bài trẻ thuộc,hoặc trẻ Nghe xem băng thích thú đĩa nhạc theo chủ -Biết sử dụng các dụng cụ học tập đề đề tạo hình Tô màu cắt dán -Biết tên gọi và cộng việc cảu một tranh một số nghề số nghề trong tranh mà trẻ tô nghiệp,nặn dụng -Biết sử dụng kĩ năng nặn cơ bản cụ nghề để tạo hình. -Đĩa nhạc mũ múa phách tre,hoa đeo tay -Tranh tô màu,kéo,giấy trắng,keo,đất nặn,màu sáp. -Trẻ biết cách xây khuôn viên trường và bố trí hính người(cô,học sinh.. phù hợp),phân công việc phù hợp -Cất đồ chơi đúng nơi -Biết cách gieo hạt và biết cây phát triển từ hạt -Biết cách chăm sóc cây và biết ích lợi của cây xanh -Giữ quần áo sạch sẽ,không làm bẩn. -Các khối nhựa hoa,hàng rào,hình người bằng nhựa -Số rời,đồ dùng của lớp -Hạt các loại hoa,bình tưới mini hoặc ca nhựa,xẻng nhựa -Khăn lau,xô nước. Xây trường học,nhà xe. Gieo hạt hoa Chăm sóc cây cối,lau lá cây. dụng cụ một cách hợp lý -Tổ chức cho trẻ xem nghe có hiệu quả và thể hiện được cảm xúc của mình đúng cách -Nhắc nhở trẻ ngồi đúng tư thế và cẩn thận khi sử dụng kéo. -Nhắc nhở trẻ không trộn lẫn các khối đất sét màu lại với nhau,tránh làm bẩn quần áo trong khi chơi -Hướng dẫn trẻ xây và bố trí các các cây cối,hoa và hình người phù hợp -Hướng dẫn trẻ cách gieo trồng hạt hoa,cách đào dất để đặt hạt giống xuống -Nhắc hở trẻ khi lau lá cây cần vặt bỏ bớt đi những lá úa và sâu bệnh. HOẠT ĐỘNG HỌC Thứ hai ngày 12 tháng 11 năm 2012. Đề tài: NÉM TRÚNG ĐÍCH I.MĐYC: Kiến thức:Trẻ biết cách cầm bóng và biết dùng sức để ném đi Biết nghề nông là nghề trồng các loại lương thực:lúa,rau,củ,..biết 1 số dụng cụ của nhà nông Biết nghề nông là nghề truyền thống của người Việt Nam Biết một số công việc của nghể làm nông Kĩ năng:Trẻ định hướng trong không gian để ném trúng đích Biết phối hợp giữa các giác quan mắt-tay-sức của cơ thể để ném trúng đích Phối hợp cùng bạn khi tham gia trò chơi thi đua II.CHUẨN BỊ: Sàn lớp sạch,thoáng,tranh rời bằng giấy cứng,nhạc không lời Bóng nhựa,hoa,rổ III.TIẾN HÀNH: Hđ 1:Chim bay cò bay Cho trẻ chơi trò chơi”Chim bay cò bay” Mình vừa chơi gì?con chim có mấy cánh? Chim ăn gì?Cò ăn gì? Có 1 số loại chim thường rất thích ăn các loại hạt và quả,vì thế chúng thường bay đến ruộng của các bác nông dân để ăn làm cho các bác nông dân rất là buồn,vì thế hôm nay chúng ta sẽ giúp các bác đuổi bọn chim phá phách. Hđ 2:Ra đồng Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu chân Hđ 3:Đuổi chim Bài tập phát triển chung:.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Tay:xoay cẳng tay và xoay vai(2 lần 8 nhip) Chân:đứng lên ngồi xuống(2 lần 8 nhịp) Bụng:hai tay chống hông quay người sang hai bên(2 lần 8 nhịp) Vận động cơ bản: Nhìn xem có mấy chú chim trên cánh đồng? Cô mời 1 trẻ lên ném cho cả lớp xem và nhận xét Cô thực hiện mẫu lại chính xác cho trẻ xem+giải thích:Cô cầm bóng bằng tay phải,đứng ở tư thế chuẩn bị,tay cầm bóng để sát tai,khi có hiệu lệnh cô dùng sức của tay,mắt nhìn vào những chú chim và ném,chúng ta ném rúng chúng thì chúng mới sợ mà bay đi và ruộng của bác nông dân mới được an toàn-Chia trẻ làm hai gia đình và cùng luyện tập,cô quan sát sửa sai cho trẻ Trò chơi:Tay thiện xạ: Trẻ thi nhau ném vào mục tiêu,trẻ ném trúng sẽ được 1 hoa,kết thúc đội nào được nhiều hoa hơn sẽ thắng Hđ 4:Về nhà Cho trẻ làm các chú chim sẻ bay tự do theo nhịp trống của cô Cho trẻ đi hít thở nhẹ nhàng. ĐỀ TÀI: BÉ LÀM THỢ MỘC I.MĐYC: Kiến thức:Trẻ hiểu biết về nghề mộc Biết một số sản phẩm của nghề mộc và các dụng cụ của nghề Biết ý nghĩa và vai trèo của cây xanh với đời sống con người. Kĩ năng:Nói tròn câu,diễn đạt dễ hiểu Khả năng quan sát nhanh để liệt kê đồ vật theo yêu cầu Khả năng ghi nhớ các sự vật,cầm bút để tham gia trò chơi II.CHUẨN BỊ: Tranh thợ mộc.Một số dụng cụ và sản phẩm của nghề mộc Tranh tô màu,bút màu. III.TIẾN HÀNH: Hđ 1:Tìm ghế Cô lấy đi một ghế của trẻ bất kì.Cho trẻ vỗ tay hát và đi tự do,khi có hiệu lệnh trẻ tìm ghế cho mình,trẻ nào không có ghế sẽ thua cuộc Mình vừa chơi gì? Ghế chúng ta làm bằng gì? Ai làm ra những chiếc ghế hco chúng ta ngồi? Hđ 2:Tham quan xưởng mộc Cho trẻ hát Em tập lái ô tô đến tham quan xửơng mộc Con nhìn xem ai đây? Bác thợ mộc đang làm gì? Trong xưởng của bác có những dụng cụ gì? Ngoài những dụng cụ này ra con còn biết thợ mộc cần những đồ dùng gì nữa? Chúng có công dụng gì? Bác đang làm rất nhiều đồ dùng,con nhìn xem bác đóng những gì?Dùng để làm gì? Bác đang xẻ gỗ rất vất vả chúng ta cùng giúp bác Cho trẻ tự chọn cặp và vận động theo bài kéo cưa lừa xẻ Bác đóng bàn ghế,tủ bằng gì? Cây có nhiều ở đâu?Cây có ích lợi gì? Giáo dục trẻ bảo vệ cây xanh Cho trẻ hát Em tập lái ô tô về lớp Hđ 3:Trò chơi: Thử tài trí nhớ:.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Chia trẻ làm 3 đội thi nhau kể các dụng cụ và sản phẩm của nghề mộc,trẻ kể đúng sẽ được một hoa.Kất thúc đội nào được nhiều hoa hơn sẽ thắng. Nhanh tay chọn đúng: Chia trẻ làm 3 đội cùng nhau chọn những vật dụng,sản phẩm của nghề mộc gạch chéo,đội nào gạch đúng nhiều hơn sẽ thắng Cho trẻ hát và vận động lại theo bài Kéo cưa lừa xẻ. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Nội dung -Trò chuyện về khí hậu buổi sáng -Cáo bắt gà -Chơi tự do. Mục đích-yêu cầu Chuẩn bị -Trẻ biết nhận xét về khí hậu 1 - Sân rộng,bằng cách đơn giản (lạnh,mát,nóng) phẳng -Trẻ chơi đúng luật -Các đồ chơi ngoài -Cẩn thận không xô đẩy nhau trời dành cho trẻ. Tiến hành - Cho trẻ ra sân cảm nhận về khí hậu của đất trời -Tổ chức cho trẻ chơi đúng luật -Cô quan sát trẻ và bao quát lớp khi chơi. VỆ SINH ĂN NGỦ -Cho trẻ đi vệ sinh,rửa tay. -Cô chuẩn bị bàn ăn cho trẻ -Cô chia phần ăn cho trẻ và giới thiệu về món ăn của ngày hôm nay -Cho trẻ hát Mời bạn ăn và mời các bạn cùng ăn -Nhắc nhở trẻ rèn thói quen ăn uống vệ sinh,im lặng khi ăn,không cười giỡn khi đang ăn,động viên trẻ ăn hết khẩu phần. -Sau khi ăn cho trẻ vệ sinh răng miệng -Ngủ:vệ sinh lớp sạch sẽ,giảm bớt ánh sáng trong phòng,điều chỉnh quạt phù hợp thời tiết để đảm bảo sức khỏe trẻ. HOẠT ĐỘNG CHIỀU I.Mục đích yêu cầu: -Trẻ biết một số hoạt động của nghề nông -Biết cách cầm bóng và ném trúng đích -Hiểu nội dung bài ca dao II.Chuẩn bị: Bóng,vòng tròn.Tranh bác nông dân và con trâu III.Tiến hành -Trò chuyện về các công việc của nghề nông -Cho trẻ thực hiện lại các động tác hỗ trợ -Mời trẻ khá lên thực hiện lại theo hướng dẫn của cô -Cho trẻ tiến hành trò chơi thi đua xem đội nào ném trúng đích nhiều hơn -Cho trẻ xem tranh -Dạy trẻ đọc từng câu theo cô vài lần cho thuộc Đánh giá cuối ngày ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… Thứ ba ngày 13 tháng 11 năm 2012 ĐỀ TÀI : BA EM LÀ CÔNG NHÂN LÁI XE ( Hát:Cháu yêu cô chú công nhân Vận động:Vỗ tay theo nhịp Trò chơi:Trốn tìm I.MĐYC:. ).

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Kiến thức:Hiểu biết về nghề công nhân Biết một số nghề phổ biến Hiểu nội dung bài hát.Tích cực tham gia hoạt động Kĩ năng:Hát đúng giai điệu bài hát Biết nói lên cảm nhận của mình về bài hát được học được nghe Khả năng nghe tốt II.CHUẨN BỊ: Cô hát tốt và thể hiện sinh động bài hát.Tranh bến xe Mặt nạ con mèo,phách gỗ III.TIẾN HÀNH: Hđ 1:Tớ nhanh nhất Cho trẻ chơi trò chơi”Bé tới trường”:Cho 3 trẻ cùng thi mặc áo khoát,đội nón và mang cặp xem ai làm nhanh Mình vừa chơi gì? Áo-quần-nón của con làm bằng gì?Ai may ra những thứ đó? Ở những công ty may quần áo lớn những cô thợ may còn được gọi là công nhân may mặc,nhà con ai làm công nhân? Hđ 2:Cháu yêu cô chú công nhân Cô hát lần 1+Tóm nội dung:bài hát là lời ca ngợi và là sự biết ơn của các bạn thiếu nhi đối với các cô chú công nhân,chú công nhân xây dựng thì xây nên những ngôi nhà xinh đẹp cho mình ở,các cô thợ may thi may những bộ quần aó đẹp cho mình mặc Cô hát lần 2 Cô vừa hát bài gì? Chú công nhân thì làm gì?còn cô công nhân? Chú công nhân xây dựng mình còn gọi là gì? Cô hát cùng trẻ vài lần cho thuộc Mời tổ-nhóm-cá nhân hát Cho trẻ hát kết hợp với vận động theo bài hát Hđ 3:Ba em là công nhân lái xe Nhìn xem cô có gì đây?mọi người đang đứng làm gì ở bến xe? Xe gì đây?người lái xe gọi là gì? Cô hát lần 1+tóm nội dung:bài hát là lời tâm sự của 1 bạn nhỏ về ba của mình ,ba của bạn là 1 tài xế lái xe,chú ấy dậy từ sáng sớm lái xe đưa mọi người đi khắp nơi,từ chú công nhân đến anh bộ đội,và khi chú ấy trở về nhà thì đường phố đã lên đèn và lưng áo đã ướt mồ hôi vì mệt. Cô hát lần 2 và minh họa theo bài hát Cô vừa hát bài gì? Ba bạn nhỏ làm nghề gì? Ba bạn ấy chở những ai?ba bạn ấy trở về nhà khi nào? Cô hát lần 3 và khuyến khích trẻ vận động theo Khi ba mẹ đi làm về mệt con làm gì? Hđ 4:Trò chơi”Trốn tìm”: Trẻ đứng vòng tròn,1 trẻ đeo mặt nạ che mặt lại,cả lớp hát’mình chơi trốn tìm mình chơi trốn tìm,bạn ở đâu,bạn ở đâu’,cô sẽ chỉ vào 1 trẻ bất kỳ,trẻ đó hát to’tôi sẽ ra ngay thôi mà’và chạy đi trốn,cả lớp hát’ai vừa la,ai vừa la’,trẻ bị che mắt sẽ đoán xem đó là ai,nếu đoán trúng trẻ đi trốn sẽ nhắm,nếu sai trẻ đoán sẽ bị phạt Cho trẻ vận động theo bài Ba em là công nhân lái xe về chỗ. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Nội dung -Văn nghệ ngoài trời -Trốn tìm -Chơi tự do. Mục đích-yêu cầu -Cháu thuộc bài hát và hát đúng giai điệu bài hát -Hứng thú khi chơi - Cẩn thận khi chơi. Chuẩn bị Tiến hành -Các bài hát đã học -Tổ chức cho trẻ hát tập thể,thi hát -Mặt nạ từng nhóm,từng cá nhân - Các đồ chơi ngoài trời -Trẻ chú ý lắng nghe và nghe tốt để dành cho trẻ nhận ra giọng của bạn.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> -Cô quan sát bao quát lớp. Đề tài:LQCC-ÔN TẬP E-Ê-U-Ư I.MĐYC: Kiến thứcTrẻ biết xác định phương hướng các chữ cái mà cô sắp xếp Biết chữ cái có thẻ được viết theo nhiều cách khác nhau Tập trung chú ý trong khi học.Tích cực tha gia các trò chơi Kĩ năng:Phát âm chính xác các chữ đã học Phân biệt sự giống và khác nhau giữa các chữ cùng nhóm Nhận biết các nét cơ bản đã học cấu tạo nên chữ II.CHUẨN BỊ: Hình ảnh có gắn từ chứa chữ.Thẻ chữ được bố trí ở các góc khác nhau. Thẻ chữ,đất nặn,bảng con. III.TIẾN HÀNH: Hđ 1:Nghệ sĩ violon Cho trẻ làm động tác kéo đàn và hát theo âm e bài Cháu yêu cô chú công nhân Mình vừa đàn bài gì? Theo âm gì? Hđ 2:Ôn tập Cho trẻ xem hình ảnh Mẹ bế bé Nhìn xem đây là tranh gì? Cho trẻ phát âm từ Trong từ của chúng ta có những chữ gì đã học? Cho trẻ phát âm chữ e-ê Chữ e và ê giống và khác nhau chỗ nào? Cho trẻ đọc và vận động theo đồng dao Qủa địa cầu có 4 đại dương Cô đố cô đố:đồ vật gì do bác thợ mộc làm ra có 4 chân,bằng gỗ và dùng để đựng quần áo? Tiến hành tương tự như ôn chữ e-ê Hđ 3:Trò chơi củng cố Ai nhanh hơn:Mỗi trẻ sẽ có các thẻ số chữ e-ê-u-ư.Khi cô nói tên chữ hoặc cấu tạo chữ trẻ sẽ cầm thẻ chữ giơ lên Về đúng nhà:Trẻ sẽ cầm thẻ chữ mà trẻ tự chon đi tự do hát các bài hát hoặc đọc các bài thơ đồng dao đã học,khi cô lắc trống trẻ sẽ chạy về khu vực có dán chữ giống chữ trên thẻ chữ của mình Hđ 4:Bé làm thợ gốm Cho trẻ sử dụng đất nặn và nặn các chữ cái đã học theo số lượng mà cô yêu cầu. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Nội dung -Văn nghệ ngoài trời -Trốn tìm -Chơi tự do. Mục đích-yêu cầu Chuẩn bị Tiến hành -Cháu thuộc bài hát và hát -Các bài hát đã học -Tổ chức cho trẻ hát tập thể,thi hát đúng giai điệu bài hát -Mặt nạ từng nhóm,từng cá nhân -Hứng thú khi chơi - Các đồ chơi ngoài trời -Trẻ chú ý lắng nghe và nghe tốt để - Cẩn thận khi chơi dành cho trẻ nhận ra giọng của bạn -Cô quan sát bao quát lớp. VỆ SINH ĂN NGỦ -Cho trẻ đi vệ sinh,rửa tay. -Cô chuẩn bị bàn ăn cho trẻ -Cô chia phần ăn cho trẻ và giới thiệu về món ăn của ngày hôm nay -Cho trẻ hát Mời bạn ăn và mời các bạn cùng ăn -Nhắc nhở trẻ rèn thói quen ăn uống vệ sinh,im lặng khi ăn,không cười giỡn khi đang ăn,động viên trẻ ăn hết khẩu phần..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> -Sau khi ăn cho trẻ vệ sinh răng miệng -Ngủ:vệ sinh lớp sạch sẽ,giảm bớt ánh sáng trong phòng,điều chỉnh quạt phù hợp thời tiết để đảm bảo sức khỏe trẻ. HOẠT ĐỘNG CHIỀU I.Mục đích yêu cầu: -Trẻ biết đếm trong phạm vi 6 -Nhận biết các con số đã học -Biết một số biện pháp phòng tay chân miệng II.Chuẩn bị: Tranh các con số.Các con số bố trí ở xung quanh lớp III.Tiến hành -Hát Tập đếm -Cho trẻ tìm các con số đã học có trong bài hát ở xung quanh lớp -Cho trẻ lên viết lại các con số đã học Cô đố cô đố!nếu cô có 5 quyển vở bạn Hiếu tặng cho cô một quyển nữa là mấy quyển? Cho trẻ viết lại số 6 Mình vừa chơi với gì? Chúng ta phải làm gì để bảo vệ đôi tay? Vì sao phải bảo vệ tay chân,cơ thể luôn sạch sẽ? Làm thế nào để phòng bệnh tay chân miệng? Khi có dấu hiệu bệnh ta phải làm gì? Giáo dục trẻ luôn giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ Đánh giá cuối ngày ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… Thứ tư ngày 14 tháng 11 năm 2012. Đề tài:CHIẾC KHĂN CỦA BÉ I.MĐYC: Kiến thức:Trẻ hiểu biết về nghề công nhân,biết một số sản phẩm của các công nhân Biết công dụng và chất liệu của chiếc khăn tay Biết cách sử dụng các dụng cụ học tập để tạo ra sản phẩm Biết một số họa tiết thường trang trí trên khăn tay Kĩ năng:Ngồi,vẽ tô màu đúng cách,không lem ra ngoài Nhận biết hình vuông Sử dụng màu sắc hợp lý II.CHUẨN BỊ: Một số mẫu trang trí khăn tay.Nhạc không lời Bút màu,giấy có vẽ sẵn khung hình vuông III.TIẾN HÀNH: Hđ 1:Cháu yêu cô chú công nhân Cho trẻ vỗ tay và hát Cháu yêu cô chú công nhân Mình vừa hát bài gì? Các cô chú công nhân làm ra những sản phẩm gì? Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau trang trí một trong các sản phẩm của các cô chú công nhân đó là chiếc khăn tay Hđ 2:Chiếc khăn của bé Chiếc khăn có hình gì? Con thường thấy người ta trang trí gì lên chiếc khăn? Cho trẻ xem một số mẫu trang trí khăn.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Khăn trang trí gì?Sử dụng những màu gì? Hoa văn trang trí nằm ở đâu? Con thích trang trí gì le6nc hiếc khăn của mình? Cho trẻ thực hiện trang trí khăn tay trên giấy Cô quan sát gợi ý và hướng dẫn trẻ yếu Hđ 3:Hội chợ hàng Việt Cho trẻ mang chiếc khăn tay của mình trưng bày Cho trẻ nhận xét sản phẩm của nhau Cô nhận xét HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Nội dung Mục đích-yêu cầu Chuẩn bị -Nhổ cỏ cho -Cháu phân biệt cỏ dại và -Sọt rác,nước sạch cây cây trồng cây trồng của lớp -Mặt nạ -Trốn tìm -Hứng thú khi chơi - Các đồ chơi ngoài -Chơi tự do - Cẩn thận khi chơi trời dành cho trẻ. Tiến hành -Tổ chức cho nhổ cỏ dại và nhắc trẻ cẩn thận tránh làm bẩn quần áo -Trẻ chú ý lắng nghe và nghe tốt để nhận ra giọng của bạn -Cô quan sát bao quát lớp. VỆ SINH ĂN NGỦ -Cho trẻ đi vệ sinh,rửa tay. -Cô chuẩn bị bàn ăn cho trẻ -Cô chia phần ăn cho trẻ và giới thiệu về món ăn của ngày hôm nay -Cho trẻ hát Mời bạn ăn và mời các bạn cùng ăn -Nhắc nhở trẻ rèn thói quen ăn uống vệ sinh,im lặng khi ăn,không cười giỡn khi đang ăn,động viên trẻ ăn hết khẩu phần. -Sau khi ăn cho trẻ vệ sinh răng miệng -Ngủ:vệ sinh lớp sạch sẽ,giảm bớt ánh sáng trong phòng,điều chỉnh quạt phù hợp thời tiết để đảm bảo sức khỏe trẻ. HOẠT ĐỘNG CHIỀU I.Mục đích yêu cầu: -Trẻ biết một số sản phẩm của các cô chú công nhân,hiểu ý nghĩa công việc của họ -Thuộc và hiểu nội dung của các bài -Tự tin thẻ hiện bản thân II.Chuẩn bị: Hình ảnh về một số sản phẩm của các cô chú công nhân Phách gỗ,trống lắc III.Tiến hành -Hát Cháu yêu cô chú công nhân -Trò chuyện về các sản phẩm và công việc của các cô chú công nhân -Giáo dục trẻ yêu quý và kính trọng những người công nhân vất vả làm ra các sản phẩm cho mọi người sử dụng -Tổ chức chương trình văn nghệ:Mời cả lớp nhóm trẻ cá nhân lên biể diễn lại các bài hát mà trẽ đã học Đánh giá cuối ngày ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… Thứ năm ngày 15 tháng 11 năm 2012. Đề tài:NHẬN BIẾT NHÓM SỐ LƯỢNG VÀ MỐI QUAN HỆ HƠN KÉM TRONG PHẠM VI 7.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> I.MĐYC: Kiến thức:Hiểu biết về một số nghề trong xã hội,dụng cụ và sản phẩm của những nghề đó Tập trung trong giờ học Hiểu một số thuật ngữ toán học cơ bản:Nhiều hơn,ít hơn,nhóm số lượng,.. Kĩ năng:Biết đếm đến 7.Nhận biết số 7 và các số đã học Biết so sánh ít nhiều và sử dụng từ phù hợp Biết sử dụng các cách chia nhóm và thêm bớt để tạo sự bằng nhau II.CHUẨN BỊ: Các hình ảnh về nghề nấu ăn.Các nhóm đồ vật torng phạm vi 7.Các thẻ số Các dụng cụ nhà bếp trong phạm vi 7,bàn,khăn ăn,ghế III.TIẾN HÀNH: Hđ 1:Mời bạn ăn Cho trẻ hát Mời bạn ăn Mình vừa hát gì? Ai là người chăm lo bữa cơn cho con ở trường? Vậy cô Trang làm nghề gì? Hôm nay chúng ta cùng tham gia cùng nấu ăn với cô nha Hđ 2:Chúng ta cần gì? Trong nhà bếp chúng ta sẽ cần những dụng cụ gì? Nhìn xem cô có bao nhiêu cái dao?(Cho trẻ nêu số lượng và chọn con số tương ứng) Bao nhiêu cái xoong? Ngoài những dụng cụ này người dầu bếp còn cần có gì để nấu cho chúng ta những bữa ăn thật ngon nữa? Cho trẻ xem một số hình ảnh các dụng cụ nhà bếp với các nhóm số lượng khác nhau và phân loại công dụng dụng cụ Hđ 3:Chuẩn bị bàn ăn Hôm nay cô trang nhận chuẩn bị tiệc sinh nhật cho gấu.Chúng ta nhìn xem có tất cả bao nhiêu bạn đi dự sinh nhật gấu?(6) Tính luôn gấu thì cô đầu bếp cần chuẩn bị bàn ăn cho mấy người?(7) Chúng ta sẽ dọn gì trước?Cho trẻ dọn bàn ăn với các dụng cụ chén,muỗng,đũa với số lượng khác nhau trong phạm vi 7 để trẻ tự so sánh và thêm bớt để tạo sự bằng nhau. Các con thấy công việc của các cô chú đầu bếp thế nào? Giáo dục trẻ yêu quý kính trọng những người làm công việc đầu bếp,phục vụ trong các nhà hàng quán ăn.Ăn hết khẩu phần không bỏ thừa mứa và không đuà giỡn trong khi ăn Hđ 4:Nhân viên giỏi Cho trẻ chia làm 4 tổ cùng nhau dọn bàn ăn với số lượng 7 người ăn trong thời gian quy định đội nào làm nhanh nhất và trình bày đầu đủ nhất sẽ làm nhân viên giỏi nhất Giáo dục trẻ luôn cẩn thận trong mọi việc Nội dung - Quan sát các cửa hàng trên đường -Cá sấu lên bờ -Chơi tự do. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Mục đích-yêu cầu Chuẩn bị -Trẻ biết đếm,biết tên 1 số món -Sân rộng bằng hàng phổ biến,khả năng quan sát phẳng tốt - Các vật dụng đồ -Hứng thú khi chơi chơi ngoài trời dành -Cẩn thận và chơi hòa đồng cùng cho trẻ nhau. VỆ SINH ĂN NGỦ -Cho trẻ đi vệ sinh,rửa tay. -Cô chuẩn bị bàn ăn cho trẻ. Tiến hành -Tổ chức cho trẻ quan sát các cửa hàng tạo tình huống để phát triển khả năng quan sát cũng như vốn từ cho trẻ - Phổ biến luật chơi rõ ràng cho trẻ -Cô quan sát bao quát lớp.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> -Cô chia phần ăn cho trẻ và giới thiệu về món ăn của ngày hôm nay -Cho trẻ hát Mời bạn ăn và mời các bạn cùng ăn -Nhắc nhở trẻ rèn thói quen ăn uống vệ sinh,im lặng khi ăn,không cười giỡn khi đang ăn,động viên trẻ ăn hết khẩu phần. -Sau khi ăn cho trẻ vệ sinh răng miệng -Ngủ:vệ sinh lớp sạch sẽ,giảm bớt ánh sáng trong phòng,điều chỉnh quạt phù hợp thời tiết để đảm bảo sức khỏe trẻ. HOẠT ĐỘNG CHIỀU I.Mục đích yêu cầu: -Trẻ hiểu biết về nghề nông -Nhận biết một số dụng cụ nghề nông và công dụng của nó -Nắm một số kĩ năng nặn cơ bản II.Chuẩn bị: Hình ảnh về một số dụng cụ nghề nông Đất nặn,bảng con III.Tiến hành -Cho trẻ đọc ca dao Bác nông dân và con trâu -Trò chuyện về những công việc của nghề nông -Cho trẻ xem một số dụng cụ của nghề nông làm bằng sắt -Hướng dẫn trẻ tạo hình một số dụng cụ nghề nông Đánh giá cuối ngày ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… Thứ sáu ngày 16 tháng 11 năm 2012. Đề tài:Truyện THẦN SẮT I.MĐYC: Kiến thức:Trẻ biết một số dụng cụ làm bằng sắt của nghề nông,tên gọi và công dụng của nó Hiểu nội dung của câu chuyện Tập trung chú ý lắng nghe trong giờ học Kĩ năng:Nói to,rõ,diễn đạt câu dễ hiểu khi phát biểu Nắm được các chi tiết chính của truyện Biết áp dụng các kĩ năng nặn cơ bản để tạo hình II.CHUẨN BỊ: Liềm.Tranh câu chuyện Một số dụng cụ giúp trẻ tái hiện câu chuyện.Đất nặn.Rổ III.TIẾN HÀNH: Hđ 1:Vui với nhà nông Cho trẻ đọc ca dao về bác bông dân và con trâu Mình vừa đọc bài ca dao về nghề gì? Nghề nông cần những dụng cụ gì? Nhìn xem cô có gì đây?Liềm làm bằng gì và dùng để làm gì? Các con có biết các dụng cụ này có từ đâu không? Cô giới thiệu tên câu chuyện Hđ 2:Thần sắt Cô kể lần 1+tóm nội dung:Câu chuyện kể về anh nông dân với 3 lần tiếp 3 vị khách khác nhau,cả ba người đều xin được ngủ nhờ nhưng anh nông dân chỉ cho người thứ 3 với trang phục rất bình thường ngủ lại.Sáng hôm sau anh không thấy vị khách đâu nữa mà chỉ thấy một cục sắt đen ở trong nhà,lúc này anh mới biết đó là thần sắt và anh chợt hối hận khi không cho hai vị khách trước là thần vàng và thần bạc vào ở nhờ.Tuy nhiên nhờ sự mách.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> bảo của chú chim,anh biết đây là vật quý,anh đã sử dụng vật ấy tạo nên những dụng cụ cần thiết cho công việc của mình và giúp cho mọi người làm việc tốt hơn,thu hoạch được nhiều hơn. Bây giờ chúng ta cùng lắng nghe lại câu chuyện để hiểu rõ hơn về nguồn gốc của các dụng cụ Cho trẻ hát Tía má em đến xem tranh câu chuyện Mình vừa xem truyện gì? Có mấy người khách đến hỏi xin ngủ nhờ nhà anh nông dân? Họ mặc quần áo như thế nào? Vì sao anh không cho hai người khách đầu vào nhà Anh nông dân đã cho ai ngủ nhờ?Vì sao? Chuyện gì đã xảy ra vào sáng hôm sau? Vì sao anh nông dân thấy tiếc khi không cho hai người khách đầu vào ở? Sau khi được chú chim mách anh đã sử dụng cục sắt ấy làm gì? Hđ 3:Trở vế thế giới cổ tích Các con có muốn trở về thế giới cổ tích để xem câu chuyện thực tế thế nào không? Cho trẻ xem các bạn diễn lại vở kịch Câu chuyện này khuyên chúng ta điều gì? Giáo dục trẻ không nên đánh giá con người qua bề ngoài,chăm chỉ lao động và phải biết quí trọng những người nông dân Hđ 4:Tôi chưa từng Chia trẻ thành 4 nhóm.Trong thời gian quy định cho trẻ trãi nghiệm làm thợ rèn và rèn thành các dụng cụ nhà nông,nhóm nào làm được nhiều hơn sẽ là thợ rèn giỏi. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Nội dung - Vẽ tự do -Bé làm cầu thủ -Chơi tự do. Mục đích-yêu cầu -Trẻ sử dụng các nét vẽ cơ bản tạo thành sản phẩm -Hứng thú khi chơi -Cẩn thận và chơi hòa đồng cùng nhau. Chuẩn bị -Sân rộng bằng phẳng -Bóng nhựa,khung thành gỗ - Các đồ chơi ngoài trời dành cho trẻ. Tiến hành -Gợi ý cho trẻ vẽ và động viên trẻ hoàn thành tranh - Phổ biến luật chơi rõ ràng cho trẻ -Cô quan sát bao quát lớp. VỆ SINH ĂN NGỦ -Cho trẻ đi vệ sinh,rửa tay. -Cô chuẩn bị bàn ăn cho trẻ -Cô chia phần ăn cho trẻ và giới thiệu về món ăn của ngày hôm nay -Cho trẻ hát Mời bạn ăn và mời các bạn cùng ăn -Nhắc nhở trẻ rèn thói quen ăn uống vệ sinh,im lặng khi ăn,không cười giỡn khi đang ăn,động viên trẻ ăn hết khẩu phần. -Sau khi ăn cho trẻ vệ sinh răng miệng -Ngủ:vệ sinh lớp sạch sẽ,giảm bớt ánh sáng trong phòng,điều chỉnh quạt phù hợp thời tiết để đảm bảo sức khỏe trẻ. HOẠT ĐỘNG CHIỀU I.Mục đích yêu cầu: -Trẻ biết một số dụng cụ đồ dùng làm bằng sắt -Hiểu nội dung câu chuyện và nắm các chi tiết chính của truyện II.Chuẩn bị: Bóng,vòng tròn.Tranh bác nông dân và con trâu III.Tiến hành -Trò chuyện về các công việc của nghề nông -Cho trẻ kể lại câu truyện cùng cô -Mời trẻ lên diễn lại câu chuyện -Cho trẻ thu xếp đồ dùng cá nhân.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> -Nhắc nhở trẻ những điều cần thiết khi về nhà Đánh giá cuối ngày ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(19)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×