Tải bản đầy đủ (.doc) (221 trang)

Phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông ở Việt Nam hiện nay.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (952.46 KB, 221 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN ĐỒN HẠNH

PHỊNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM
TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ
VIỄN THÔNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2021


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN ĐỒN HẠNH

PHỊNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM
TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ
VIỄN THÔNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Ngành: Luật hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 9.38.01.05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Hữu Tráng



LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận án là khách quan và trung thực, chưa từng được cơng
bố trong bất kỳ cơng trình khoa học nào khác.

Tác giả luận án

Trần Đoàn Hạnh

1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU......................................7
1.1..............................................................................................................Tìn
h hình nghiên cứu ở nước ngồi.................................................................7
1.2..............................................................................................................Tìn
h hình nghiên cứu ở Việt Nam....................................................................9
1.3............................................................................................................Đánh
giá tình hình nghiên cứu...........................................................................19
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1......................................................................................22
Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHỊNG NGỪA TÌNH HÌNH
TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ MẠNG
VIỄN THƠNG.......................................................................................................23
2.1 Khái qt về cơng nghệ thơng tin, mạng viễn thông và tội phạm trong
lĩnh vực công nghệ thông tin và mạng viễn thơng...........................................23
2.2 Lý luận về phịng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực cơng nghệ
thơng tin và mạng viễn thơng..........................................................................35

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2......................................................................................69
Chương 3: PHỊNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC
CƠNG NGHỆ THƠNG TIN VÀ MẠNG VIỄN THÔNG Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY.............................................................................................................. 70
3.1 Thực trạng tình hình tội phạm trong lĩnh vực cơng nghệ thơng tin và
mạng viễn thơng..............................................................................................70
3.2 Thực trạng phịng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực công nghệ
thông tin và mạng viễn thơng..........................................................................78
3.3 Đánh giá thực trạng phịng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực
công nghệ thông tin và mạng viễn thông ở Việt Nam...................................108
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3....................................................................................125
Chương 4: DỰ BÁO VÀ CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG PHỊNG NGỪA
TÌNH HÌNH TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
VÀ MẠNG VIỄN THÔNG.................................................................................126


4.1. Dự báo tình hình tội phạm và các yếu tố ảnh hưởng đến phịng ngừa
tình hình tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và mạng viễn thông .
126


4.2 Các giải pháp tăng cường phịng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh
vực công nghệ thông tin và mạng viễn thơng................................................136
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4....................................................................................167
KẾT LUẬN LUẬN ÁN........................................................................................168
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ Đ CƠNG B
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN............................................................................169
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................170
PHỤ LỤC 1..........................................................................................................178



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
1

TỪ VIẾT
TẮT
A05

DIỄN
GIẢI
Cục An ninh mạng và phịng, chống tội phạm
sử dụng cơng nghệ cao, Bộ cơng an

2

BLHS

Bộ luật hình sự

3

CNTT

Cơng nghệ thơng tin

4

CNTT&MVT


5

CNTT&VT

5

C50

Cơng nghệ thơng tin và mạng viễn thông
Công nghệ thông tin và viễn thông
Cục Cảnh sát phịng chống tội phạm sử dụng
cơng nghệ cao, Bộ Cơng an

6

PA05

Phịng An ninh mạng và phịng chống tội
phạm sử dụng cơng nghệ cao

7

PCTP

Phịng chống tội phạm

8

PC50


Phịng Cảnh sát phịng chống tội phạm sử
dụng cơng nghệ cao

9

VT

Viễn thơng


DANH MỤC PHỤ LỤC TRONG LUẬN ÁN
Phụ lục 1:
Bảng 1.1: Kết quả đấu tranh chuyên án tội phạm trong lĩnh vực công nghệ
thông tin và mạng viễn thông từ 2010-2019
Bảng 1.2 : Kết quả khởi tố đối tượng và số vụ án trong lĩnh vực công nghệ
thông tin và mạng viễn thông từ 2010-2019
Bảng 1.3: Đặc điểm nhân thân người phạm tội trong lĩnh vực công nghệ thông
tin và mạng viễn thông từ 2010-2015
Phụ lục 2:
Kết quả đấu tranh chuyên án điển hình tội phạm trong lĩnh vực cơng nghệ
thơng tin và mạng viễn thông từ 2010-2019


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và mạng viễn thông
(CNTT&MVT) là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự
do người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự sử dụng sự tiến bộ của CNTT&VT, sử
dụng kiến thức, kỹ năng hiểu biết của mình về CNTT&VT để phạm tội.
Việc điều chỉnh bằng pháp luật đối với tội phạm trong lĩnh vực CNTT&VT đã

được quan tâm từ những năm 70 của thế kỷ trước. Năm 1977, Thượng nghị sỹ
Ribikoff đã đệ trình Nghị viện Hoa Kỳ dự luật về tội phạm mạng – gọi là tội phạm
máy tính; tuy nhiên, lúc đó dự luật này chưa được chấp nhận. Năm 1983, khối OECD
lập một nhóm chuyên gia nghiên cứu về tội phạm liên quan đến máy tính để đưa ra các
đề xuất sửa đổi pháp luật hình sự của các quốc gia thành viên. Năm 1989, Hội đồng
châu Âu cũng thông qua bản đề xuất danh mục các tội phạm được coi là tội phạm máy
tính. Năm 1997, nhóm các nước cơng nghiệp phát triển G8 cũng thể hiện mối quan
tâm của mình về vấn đề này bằng cách thông qua hệ nguyên tắc phịng, chống tội
phạm máy tính. Năm 2001, Hội đồng châu Âu thông qua công ước về tội phạm mạng.
Hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới đã có văn bản quy phạm pháp luật quy định về
tội phạm mạng. Đi tiên phong trong số đó có thể kể đến các quốc gia như Mỹ, Pháp,
Đức, Anh, Bỉ, Canada, Nhật Bản...
Trên cơ sở nghiên cứu số liệu thực tế về tình hình tội phạm trong lĩnh vực
CNTT&MVT số vụ tăng dần theo các năm. Điều này cho thấy tình hình tội phạm trong
lĩnh vực CNTT&MVT đang có chiều hướng ngày càng phức tạp, với diễn biến tăng cả
về số vụ và tính chất, mức độ, hậu quả.
Báo cáo của hãng bảo mật Kaspersky và Symantec tại Hội thảo- triển lãm quốc
gia về An ninh Bảo mật 2015 (Security World 2015) ngày 25/3/2015, cho biết, Việt
Nam được xếp đứng thứ 3 sau Nga và Ấn Độ về số người dùng di động bị mã độc tấn
công nhiều nhất trên thế giới, thứ 6 trên thế giới về số lượng địa chỉ IP trong nước
được dùng trong các mạng máy tính tấn cơng nước khác; thứ 7 trên thế giới về phát tán
tin nhắn rác (giảm 1 bậc so tháng 11/2013) và đứng thứ 12 trên thế giới về các hoạt
động tấn công mạng [12].
Năm 2019- 2020 các hoạt động tấn công mạng tiếp tục diễn biến phức tạp với
nhiều phương thức, thủ đoạn mới và ngày càng trở thành mối đe dọa lớn đối với người
dùng trực tuyến. Theo thống kê, Việt Nam là một trong những nước đứng đầu thế giới
về tỷ lệ lây nhiễm mã độc qua thiết bị lưu trữ ngoài (USB, thẻ nhớ, ổ cứng di động)
với tỷ lệ 70.83% máy tính bị lây nhiễm; 39,95% người dùng phải đối mặt với mã độc
bắt nguồn từ không gian mạng, nhận định xu hướng chính của mã độc là mã hóa dữ
1



liệu để

2


tống tiền (ransomware). Mã độc này có thể khóa các tập tin trên hệ thống máy tính,
điện thoại, máy tính bảng thông qua những tin nhắn, email hoặc ứng dụng độc hại. Chỉ
số an tồn thơng tin của các doanh nghiệp Việt Nam ở mức trung bình 50-60% [55].
Tại Việt Nam để phòng, chống loại tội phạm nguy hiểm này theo tinh thần của
Chỉ thị 48/TW-BCT về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác phịng,
chống tội phạm trong tình hình mới ngày 22/10/ 2010 và Kết luận số 05-KL/TW ngày
15/7/2016 của Ban Bí thư về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chỉ thị 48/TW-BCT đã
xác định “ Cơng tác phịng, chống tội phạm là một nhiệm vụ trọng tâm, vừa cấp bách,
vừa thường xuyên, lâu dài, cùng với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội;

…”

trong đó

cần phải“...Chủ động phịng ngừa, tích cực tấn công trấn áp các loại tội phạm; nhất là
tội phạm có tổ chức, xun quốc gia, tội phạm hình sự, ma túy, tội phạm kinh tế, tham
nhũng, môi trường, tội phạm sử dụng công nghệ cao…” [5]. Như vậy, theo tinh thần
chỉ đạo của Bộ Chính trị và Ban Bí thư thì việc phịng, chống tội phạm sử dụng cơng
nghệ cao (tội phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT) cần được tăng cường và chủ động
phịng ngừa, ngăn chặn khơng để hậu quả xảy ra. Bên cạnh đó, khung pháp luật về
phịng chống, xử lý tội phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT ngày càng được hồn thiện
khơng ngừng trong những năm gần đây. BLHS năm 1999 quy định về 03 tội danh có
liên quan đến CNTT tại các Điều 224; Điều 225; Điều 226. BLHS năm 2009 đã bổ

sung thêm các tội danh liên quan đến tội phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT bao gồm:
Điều 224, Điều 225, Điều 226, Điều 226a, Điều 226b. BLHS năm 2015 đã sửa đổi, bổ
sung thêm quy định các nhóm tội phạm trong lĩnh vực CNTT và mạng viễn thông tại
mục 2 Chương XXI bao gồm từ Điều 285 đến Điều 294.
Nhưng trong thực tiễn, dù có nhiều hành vi vi phạm được các cơ quan chức
năng điều tra, phát hiện thời gian qua nhưng số lượng các vụ án loại này được đưa ra
xét xử rất ít. Việt Nam hiện đang có tốc độ phát triển về cơng nghệ thơng tin, mạng
viễn thơng rất cao, vì thế loại tội phạm này cũng đang gia tăng nhanh chóng và đã có
tính quốc tế rõ rệt.Trong xu hướng tồn cầu hóa nền kinh tế thế giới, tội phạm trong
lĩnh vực CNTT&MVT cũng mang tính tồn cầu. Những loại tội phạm trong lĩnh vực
CNTT&MVT xuất hiện trên thế giới cũng xảy ra ở Việt Nam và gây nguy hại cho nền
kinh tế, chính trị và xã hội như ở các nước khác.
Thủ đoạn phạm tội rất tinh vi, xảo quyệt trong khi lực lượng phòng chống tội
phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT còn thiếu, kinh nghiệm chưa nhiều nên việc phát
hiện loại tội phạm này rất khó khăn. Hiện nay các quy định của pháp luật liên quan
đến tội phạm này vẫn còn thiếu, chưa đồng bộ cũng là nguyên nhân chính khiến nhiều
cơ quan tố tụng phải lúng túng khi xử lý các tội phạm này. Về mặt lý luận vẫn cịn
thiếu những cơng trình khoa học, đề tài, luận án, luận văn đi sâu nghiên cứu về các tội


phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT. Chính vì vậy, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài
“Phịng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông
ở Việt Nam hiện nay” làm Luận án tiến sĩ luật học, chuyên ngành Tội phạm học và
phòng ngừa tội phạm là hoàn toàn cấp thiết trên cả phương diện lý luận và thực tiễn.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1

Mục đích nghiên cứu

Luận án làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về phịng ngừa tình hình tội

phạm nói chung và phịng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT nói
riêng; thực trạng phịng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT tại Việt
Nam trong khoảng thời gian từ năm 2010-2019. Luận án đề xuất những kiến nghị
nhằm tăng cường hoạt động phịng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực
CNTT&MVT tại Việt Nam.
2.2
-

Nhiệm vụ nghiên cứu:

Tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án trong và

ngoài nước để có được những cơ sở lý luận, sở cứ khoa học về phịng ngừa tình hình
tội phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT;
-

Trên cơ sở nền tảng lý luận về phòng ngừa tình hình tội phạm, phân tích và

làm rõ các vấn đề lý luận về phịng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực
CNTT&MVT.
- Phân tích, làm rõ thực tiễn tình hình tội phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT,
trong đó đi sâu nghiên cứu làm rõ tình hình, nguyên nhân và điều kiện, các tồn tại,
thiếu sót, những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn phịng ngừa tình hình tội phạm
trong lĩnh vực CNTT&MVT;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường phịng ngừa tình hình tội phạm
trong lĩnh vực CNTT&MVT ở Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1

Đối tượng nghiên cứu


Luận án có đối tượng nghiên cứu là các vấn đề lý luận về phịng ngừa tình hình
tội phạm nói chung và phịng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT nói
riêng; Các quy định của pháp luật, thực tế phịng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh
vực CNTT&MVT tại Việt Nam.
3.2

Phạm vi nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học và phịng ngừa tội phạm. Tuy
nhiên tội phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT không phải là một tội danh cụ thể quy định
trong BLHS mà là một khái niệm của tội phạm học, do đó trước khi nghiên cứu về tình
hình tội phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT, tác giả luận án sẽ làm rõ những vấn đề lý luận


về tội


phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT được quy định tại mục 2 chương XXI từ Điều 285 đến
Điều 294 BLHS Việt Nam năm 2015.
Về không gian: Luận án nghiên cứu thực trạng phịng ngừa tình hình tội phạm
trong lĩnh vực CNTT&MVT của các cơ quan chức năng tại Việt Nam.
Về thời gian: Luận án nghiên cứu các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam
về các tội phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT từ năm 2009 đến nay, trong đó tập trung
vào các quy định của BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) bao gồm các tội
danh được quy định tại mục 2 chương XXI ; Thực trạng phòng ngừa tình hình tội
phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT từ năm 2010 đến năm 2019.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1


Phương pháp luận

Luận án dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lê nin và tư
tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng cộng
sản Việt Nam, của Nhà nước cộng hịa XHCN Việt Nam về phịng, chống tội phạm
nói chung và phịng, chống tội phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT nói riêng; cơ sở lý
luận của khoa học luật hình sự, các ngành khoa học khác về tội phạm và hình phạt, cơ
sở lý luận chung về phòng ngừa tội phạm được sử dụng trong luận án như là cơ sở
phương pháp luận để luận giải các vấn đề lý luận trong phòng ngừa tội phạm trong
lĩnh vực CNTT&MVT. Luận án cũng được nghiên cứu trên cơ sở tiếp thu các quan
điểm khoa học của nhân loại về nhà nước, pháp luật; các quan điểm mới về tội phạm
nói chung, về tội phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT nói riêng. Luận án sẽ phân tích và
làm rõ các khái niệm có liên quan đến tội phạm trọng lĩnh vực CNTT&MVT được quy
định trong pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế.
Trên cơ sở phân tích thực trạng phịng ngừa, đấu tranh, xử lý tội phạm trong
lĩnh vực CNTT&MVT ở Việt Nam trong giai đoạn từ 2010-2019 để đưa ra những dự
báo về tình hình, diễn biến của tội phạm này trong thời gian tới. Qua đó đề xuất các
giải pháp tăng cường phịng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT tại
Việt Nam.
4.2

Phương pháp nghiên cứu

Đề hoàn thành và bảo đảm chất lượng của Luận án, trong quá trình nghiên cứu
đề tài, Nghiên cứu sinh đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như phương pháp
nghiên cứu tài liệu, lịch sử, phân tích, so sánh, quy nạp, tổng hợp, hệ thống hoá…; cụ
thể là:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng trong việc tìm hiểu các văn bản
pháp luật về CNTT&MVT, các văn bản pháp luật về phòng ngừa, đấu tranh chống tội
phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT; nghiên cứu các báo cáo tổng kết công tác năm của



Bộ thơng tin và truyền thơng, Cục Cảnh sát phịng chống tội phạm sử dụng công nghệ
cao C50 (nay là Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng cơng nghệ cao –
A05), Phịng cảnh sát phịng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao PC50 (PA05)
Công an Tp Hà Nội; Tập đồn cơng nghệ BKAV, Trung tâm ứng cứu khẩn cấp không
gian mạng Việt Nam VNCERT/CC, Trung tâm Giám sát an tồn khơng gian mạng
quốc gia NCSC…
Phương pháp lịch sử được sử dụng để nghiên cứu, làm rõ quá trình hình thành,
thay đổi quan điểm của pháp luật Việt Nam và quốc tế về các tội phạm trong lĩnh vực
CNTT&MVT (các Chương 1,2);
Phương pháp thống kê được sử dụng trong quá trình thu thập, đối chiếu số
liệu về tình hình phát triển CNTT&MVT ở Việt Nam tại Bộ thơng tin và truyền
thơng cũng như tình hình tội phạm và kết quả phòng ngừa, đấu tranh xử lý các tội
phạm trong lĩnh vực CNTT&VT của các cơ quan chức năng từ năm 2010 - 2019;
Phương pháp phân tích, so sánh, quy nạp được sử dụng trong tất cả các chương
của Luận án, nhằm trình bày, làm sáng tỏ các quan điểm, quan niệm về lĩnh vực
CNTT&VT và tội phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT, pháp luật Việt Nam, pháp luật của
các quốc gia, vùng lãnh thổ và pháp luật quốc tế về tội phạm trong lĩnh vực
CNTT&MVT, về thực tiễn áp dụng các quy định về tội phạm trong lĩnh vực
CNTT&MVT trong việc định tội danh và quyết định hình phạt ở Việt Nam thời gian qua.
Trên cơ sở đó, xác định bản chất, đặc điểm của các hiện tượng được nghiên cứu, sự phù
hợp và bất cập của thực tiễn áp dụng các quy định của BLHS về các tội phạm trong lĩnh
vực CNTT&MVT của việc định tội danh và quyết định hình phạt ở Việt Nam thời gian
qua ( các Chương 2, 3); từ đó rút ra những nhận xét, đánh giá, kết luận và kiến nghị, đề
xuất hồn thiện các quy định có liên quan của BLHS Việt Nam hiện hành (Chương 4);
Phương pháp tổng hợp được sử dụng trong việc làm rõ tình hình tội phạm trong
lĩnh vực CNTT&MVT ở Việt Nam thời gian qua; những tích cực,tiến bộ và hạn chế
trong phịng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT tại Việt Nam
(Chương 3);

Phương pháp hệ thống hóa được sử dụng trong tồn bộ các chương của Luận án
nhằm trình bày các vấn đề, các nội dung trong Luận án theo một trình tự, bố cục hợp
lý, chặt chẽ, có sự gắn kết, kế thừa, phát triển các vấn đề, các nội dung để đạt được
mục đích, yêu cầu đã được xác định cho Luận án;
Phương pháp phân tích, dự báo khoa học được sử dụng để dự báo về diễn biến
của tình hình tội phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT tại Việt Nam và trên thế giới cũng
như các yếu tố tác động đến tình hình tội phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT; Từ đó đề
xuất các giải pháp nhằm tăng cường phịng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực
CNTT&MVT (Chương 4).


5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án
5.1

Ý nghĩa lý luận

Luận án được hồn thành có ý nghĩa trong việc làm rõ hơn các vấn đề lý luận về
phịng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT như khái niệm về tội
phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT, khái niệm phịng ngừa tình hình tội phạm trong
lĩnh vực CNTT&MVT, các biện pháp phòng ngừa, nguyên tắc phòng ngừa...
5.2

Ý nghĩa thực tiễn

Trên cơ sở tìm hiểu và đánh giá về thực tiễn hoạt động phịng ngừa tình hình tội
phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT, chỉ ra những ưu điểm và những hạn chế thiếu sót
của hoạt động phịng ngừa Luận án đã đưa ra các dự báo có cơ sở khoa học và thực
tiễn về tình hình tội phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT thời gian tới cũng như xây
dựng, đề xuất các giải pháp tăng cường hoạt động phòng ngừa tình hình tội phạm trong
lĩnh vực CNTT&MVT.

6. Những đóng góp mới của Luận án
Kết quả nghiên cứu của Luận án sẽ làm rõ hơn các vấn đề lý luận về phịng
ngừa tội phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT từ đó làm phong phú thêm hệ thống lý
luận về phịng ngừa tình hình tội phạm.
Kết quả nghiên cứu của Luận án góp phần làm rõ hơn thực trạng phịng ngừa
tình hình tội phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT tại Việt Nam giai đoạn từ năm 20102019, qua đó thấy rõ những ưu điểm, những hạn chế và yếu kém trong thực trạng
phòng ngừa.
Kết quả nghiên cứu của Luận án là sở cứ khoa học về lý luận, thực tiễn cung
cấp cho các nhà nghiên cứu, các nhà lập pháp trong việc soạn thảo các quy định của
pháp luật về tội phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT;
Kết quả nghiên cứu của Luận án sẽ là cơng trình khoa học có giá trị tham khảo
phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập về tội phạm trong lĩnh vực
CNTT&MVT.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục,
luận án được cấu trúc thành 4 chương như sau
-

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu

Chương 2: Những vấn đề cơ bản về phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh

vực cơng nghệ thơng tin và mạng viễn thơng
-

Chương 3: Phịng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin

và mạng viễn thông ở Việt Nam hiện nay
-


Chương 4: Dự báo và các giải pháp tăng cường phịng ngừa tình hình tội


phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và mạng viễn thông


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1

Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Việc nghiên cứu về tội phạm mạng, tội phạm công nghệ cao, tội phạm trong
lĩnh vực CNTT&VT được các quốc gia và các tổ chức quốc tế đặc biệt quan tâm trong
những năm gần đây do tính chất và hậu quả nguy hiểm cũng như quy mô xuyên quốc
gia của loại tội phạm này đòi hỏi một sự phối hợp và hợp tác không chỉ trên phạm vi
quốc gia, mà còn phối hợp hành động trên phạm vi quốc tế. Thời gian qua đã có các
cơng trình nghiên cứu tiêu biểu sau đây
-

Sách chuyên khảo của Peat Marwick (2000), E-ecommerce and Cyber Crime

: New Strategies for Management the risk of exploitation ( Tạm dịch: Thương mại điện
tử và tội phạm mạng : Chiến lược mới trong quản lý và khai thác), Nhà xuất bản
KPMGLLP, Hoa Kỳ gồm 28 trang. Nội dung cuốn sách đề cập đến tính tất yếu trong
giao dịch hàng hóa, dịch vụ qua mạng, một hình thái của thương mại điện tử và trở
thành kênh giao dịch bn bán hàng hóa phổ biến trong tương lai. Tuy nhiên đây cũng
tiềm ẩn một nguy cơ rất lớn khi tiến hành các giao dịch hàng hóa dịch vụ qua mạng
bởi đây cũng là môi trường để xuất hiện những loại tội phạm mới, tội phạm mạng.
Cuốn sách đưa ra những cảnh báo cho các doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện

tử cũng như các cá nhân khi tham gia vào các giao dịch điện tử. Cuốn sách đã bước
đầu chỉ ra các hành vi phạm tội trong lĩnh vực thương mại điện tử cho các doanh
nghiệp và các cá nhân, tổ chức khi tham gia hoạt động thương mại điện tử có thể nhận
diện. Tuy nhiên cuốn sách khơng đề cập đến phịng ngừa ngăn chặn các hành vi trong
lĩnh vực thương mại điện tử.
-

Sách chuyên khảo của Anup K.Ghosh (2001), E-Commerce security and

privacy (Tạm dịch: An toàn trong thương mại điện tử và vấn đề bảo mật), Nhà xuất
bản Kluwer Academic Publishers, New York, Hoa kỳ gồm 163 trang. Cuốn sách tiếp
cận bằng cách đi sâu phân tích các ví dụ minh họa cụ thể từ đó đặt ra u cầu an tồn
trong thương mại điện tử như tốc độ phát triển của thương mại điện tử, vai trò của
thương mại điện tử đối với các doanh nghiệp, sự cần thiết phải đảm bảo an toàn khi
tiến hành các giao dịch trong thương mại điện tử để phòng ngừa các hành vi lừa đảo,
chiếm đoạt tài khoản, mật mã cá nhân. Đồng thời cuốn sách cũng cung cấp một số
phương pháp bảo đảm an toàn, bảo mật trong thương mại điện tử. Tuy nhiên cuốn sách
này lại không chỉ rõ các hành vi vi phạm cũng như các biện pháp phòng ngừa ngăn
chặn đối với các hành vi và tội phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử.


-

Sách chuyên khảo của Yong da (2002)

(Tạm dịch: Nghiên cứu tội phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử) Nhà xuất
bản Đại học Vũ Hán, Trung Quốc. Đây là cuốn sách trình bày một cách cơng phu về
tội phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử gắn với việc so sánh pháp luật hình sự của
vương quốc Anh, Đức, Mỹ và Nhật Bản dựa trên các tội phạm phổ biến trong lĩnh vực
thương mại điện tử như: gian lận thẻ tín dụng, xâm phạm quyền tác giả, vi phạm bí

mật thương mại, gian lận, bất hợp pháp hành nghề y, trộm cắp, sản xuất hàng giả, buôn
bán người, các hành vi khiêu dâm, các tội phạm về máy tính,… Nội dung cuốn sách
bao gồm : Lời nói đầu, Chương 1: Sự phát triển của thương mại điện tử và máy tính
trong thời đại thơng tin; Chương 2: Tổng quan về tội phạm trong lĩnh vực thương mại
điện tử; Chương 3: Phương thức thủ đoạn của tội phạm trong lĩnh vực thương mại điện
tử; Chương 4: Nguyên nhân, điều kiện của tội phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử.
Phần phụ lục : Quy định của pháp luật hình sự vương quốc Anh và Nhật Bản về tội phạm
trong lĩnh vực thương mại điện tử. Cuốn sách được trình bày chủ yếu phục vụ công tác
nghiên cứu so sánh về mặt pháp luật ít có tính khả thi khi áp dụng vào thực tiễn.
-

Sách chuyên khảo của Graeme R.Newman và Ronald V.Clarke (2003),

Preventing E-commerce Crime ( Tạm dịch: Ngăn chặn tội phạm trong lĩnh vực thương
mại điện tử), Nhà xuất bản Willan, Vương quốc Anh. Nội dung cuốn sách gồm 7
chương, trong chương 1 các tác giả phân tích sự cần thiết phải phát triển thương mại
điện tử cũng như Internet, từ đó xuất hiện những loại tội phạm mới khác với tội phạm
truyền thống. Điều này cũng đặt ra những thay đổi trong đấu tranh chống tội phạm cho
các lực lượng chức năng. Chương 2, các tác giả tập trung phân tích các đặc điểm của
thương mại điện tử mà tội phạm có thể lợi dụng những đặc điểm này để phạm tội.
Chương 3, các tác giả chỉ rõ các mục tiêu mà tội phạm thương mại điện tử chú ý như : sở
hữu trí tuệ (ví dụ: sách, đĩa CD, DVD và phần mềm), có sở dữ liệu có chứa thông tin
khách hàng, hệ thống thông tin và dịch vụ. Đồng thời các tác giả đã chỉ ra 26 loại hành vi
vi phạm phổ biến trong lĩnh vực thương mại điện tử. Chương 4, các tác giả phân tích sự
khác biệt giữa tội phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử với tội phạm truyền thống
thơng qua các ví dụ điển hình. Từ chương 5 đến chương 7, các tác giả phân tích các kỹ
thuật để phịng chống tội phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử. Đây là 1 cơng trình
nghiên cứu chun sâu về tội phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử, tuy nhiên các tác
giả chủ yếu tập trung vào các giải pháp phòng ngừa ngăn chặn dưới góc độ kỹ thuật mà
khơng đề cập đến các biện pháp phòng ngừa của lực lượng chức năng.

- Báo cáo “Nghiên cứu toàn diện về Tội phạm mạng” (Comprehensive Study
on CyberCrime): Tháng 2/2013, Văn phòng Liên Hợp Quốc về Ma túy và Tội phạm
(United Nations Office on Drugs and Crime- UNODC) đã công bố Báo cáo “Nghiên


cứu toàn diện về Tội phạm mạng” (Comprehensive Study on CyberCrime) với 12
chương và 320 trang. Đây là một trong những nghiên cứu toàn diện nhất về tội phạm
mạng với các nội dung chính được nêu trong 8 Chương chính của Báo cáo như: Kết
nối và tội phạm mạng; Bức tranh toàn cầu về tội phạm mạng; Luật pháp và khung
pháp luật; Tội phạm toàn cầu; Thực thi Luật pháp và điều tra; Chứng cứ điện tử và tư
pháp hình sự; Hợp tác quốc tế; Phòng ngừa tội phạm mạng.
-

Báo cáo của Liên minh Viễn thơng Quốc tế (ITU): “Tìm hiểu về Tội phạm

mạng: Hiện tượng, những thách thức và sự đáp ứng của luật pháp” (“Understanding
Cyber Crime: Phenomena, Challenges and Legal response”, ITU, 9/2012)
Đây là báo cáo để hỗ trợ các nước đang phát triển trong việc tìm hiểu các khía
cạnh pháp lý về an ninh mạng và giúp xây dựng khung pháp lý cho vấn đề này tại các
nước. Báo cáo này cung cấp một cái nhìn tổng quan tồn diện về các chủ đề có liên
quan nhất liên quan đến các khía cạnh pháp lý của tội phạm mạng và tập trung vào nhu
cầu địi hỏi hồn thiện khung pháp luật của các nước đang phát triển. Do vấn đề xuyên
quốc gia của tội phạm mạng, các cơng cụ pháp lý để phịng chống là như nhau giữa
các nước phát triển và các nước đang phát triển. Bản Báo cáo bao gồm sáu chương
chính:Lời giới thiệu (Chương 1) thảo luận về hạ tầng và dịch vụ, vấn đề tội phạm
mạng và an ninh mạng, tổng quan về hợp tác và phòng ngừa và những khuyến nghị
cho các nước đang phát triển.Chương 2 của Báo cáo cung cấp một cái nhìn tổng quan
của hiện tượng của tội phạm mạng bao gồm các mô tả về cách tội phạm câu kết và giải
thích về hành vi phạm tội phổ biến nhất như tấn cơng mạng, trộm cắp danh tính và
chặn dịch vụ. Chương 3 và 4 thảo luận tổng quan về các thách thức của tội phạm

mạng và những vấn đề có liên quan đến việc điều tra và truy tố tội phạm
mạng.Chương 5 tóm tắt một số hoạt động được thực hiện bởi các tổ chức quốc tế và
khu vực trong cuộc chiến chống tội phạm mạng. Chương 6 phân tích các phương pháp
tiếp cận pháp luật khác nhau liên quan đến pháp luật hình sự về nội dung, pháp luật tố
tụng, kỹ thuật số với bằng chứng, hợp tác quốc tế và trách nhiệm của nhà cung cấp
dịch vụ Internet,bao gồm các ví dụ về cách tiếp cận quốc tế cũng như các ví dụ thực
tiễn điển hình(good-practice examples) từ các giải pháp quốc gia.
-

Sách “ Các nguyên tắc của Tội phạm mạng” của tác giả Jonathan Clough

(“Principles of Cybercrime”, Cambridge University Press, 2009): đề cập đến các
nguyên tắc, chia sẻ các bài học kinh nhiệm và hệ thống pháp luật Commonlaw của
Anh, Úc, Mỹ, Canada trong vấn đề đấu tranh, phòng ngừa và xử lý tội phạm mạng.
1.2

Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Trong những năm gần đây, vấn đề nghiên cứu liên quan đến hoạt động đấu
tranh phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT ở nước ta đã được một số


tác giả đề cập đến ở những khía cạnh và mức độ khác nhau. Trong những cơng trình
nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học và điều tra tội phạm có các cơng trình nghiên
cứu như : sách chun khảo, giáo trình, luận án, các bài viết hội thảo khoa học… qua
nghiên cứu cho thấy có các cơng trình điển hình dưới đây:
1.2.1. Nhóm cơng trình nghiên cứu về những vấn đề lý luận của tội phạm
học
-


Giáo trình (2015), Tội phạm học, Trường Đại học luật Hà Nội, Nhà xuất bản

cơng an nhân dân. Nội dung giáo trình đã xác định tội phạm học khoa học thực nghiệm
nghiên cứu về tội phạm hiện thực, nguyên nhân của tội phạm và kiểm sốt tội phạm
nhằm mục đích phịng ngừa tội phạm. Cuốn sách gồm 8 chương như sau: Khái niệm
và nhiệm vụ của tội phạm học; Quá trình hình thành và phát triển của tội phạm học,
các thuyết nghiên cứu về tội phạm học; Phương pháp nghiên cứu của tội phạm học;
Tình hình tội phạm (những vấn đề chung, thực trạng, diễn biến); Nguyên nhân của tội
phạm; Nhân thân của người phạm tội; Nạn nhân của tội phạm; Phòng ngừa tội phạm.
Giáo trình đã trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về tội phạm học cũng như các nội
dung có liên quan đến tội phạm, trong đó đã làm rõ về mặt lý luận vấn đề phòng ngừa
tội phạm với mục đích kìm chế sự gia tăng, hạn chế dần mức độ và tính chất nghiêm
trọng của tội phạm và ngăn ngừa tội phạm xảy ra. Tài liệu là cơ sở lý luận quan trọng
trong nghiên cứu về phòng ngừa tình hình tội phạm nói chung.
-

Giáo trình (2015), Tội phạm và cấu thành tội phạm, GS.TS Nguyễn Ngọc

Hòa, Nhà xuất bản tư pháp. Cuốn sách gồm 331 trang, 5 chương như sau: Tội phạm –
xét về nội dung chính trị - xã hội và nội dung pháp lý, các đặc điểm của tội phạm, phân
loại tội phạm, tội phạm và vi phạm pháp luật khác; Tội phạm – xét về các yếu tố cấu
thành; Tội phạm – xét về hình thức phản ánh trong luật; Tội phạm – xét về tình hình
và về nguyên nhân phát sinh, thống kê tội phạm, thực trạng, diễn biến (cả lượng và
chất), xu hướng vận động của tội phạm, nguyên nhân của tội phạm; Tội phạm – xét về
biện pháp phòng ngừa. Tác giả đã đặt phòng ngừa tội phạm trong mối liên hệ với đấu
tranh chống tội phạm và đấu tranh phòng chống tội phạm. Tài liệu đã trình bày vấn đề
về tội phạm dưới các khía cạnh khác nhau, đặc biệt đã đề cập đến hai vấn đề lý luận
liên quan đến đề tài luận án là tình hình tội phạm và phòng ngừa tội phạm, phân biệt
sự khác nhau giữa tội phạm và tình hình tội phạm là những sở cứ quan trọng trong
nghiên cứu về phịng ngừa tình hình tội phạm.

-

Giáo trình (2013), Tội phạm học, GS.TS Võ Khánh Vinh, Nhà xuất bản công

an nhân dân gồm 13 chương, 298 trang. Nội dung cuốn sách đề cập đến các vấn đề lý
luận về tội phạm học như khái niệm, đối tượng, nhiệm vụ, các phương pháp nghiên
cứu, vị trí của tội phạm học với các ngành khoa học khác. Tình hình tội phạm cũng


như các nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội phạm nói chung và nguyên nhân,


điều kiện của tội phạm cụ thể. Nhân thân người phạm tội, cuốn sách cũng trình bày và
nghiên cứu các vấn đề liên quan đến phịng ngừa tình hình tội phạm, dự báo tình hình
tội phạm trong tương lai. Để phịng ngừa tình hình tội phạm trong bối cảnh tồn cầu
hóa, theo tác giả cần có sự hợp tác quốc tế trong đấu tranh phịng ngừa và chống tình
hình tội phạm. Điều này rất cần thiết đối với loại tội phạm trong lĩnh vực
CNTT&MVT vì loại tội phạm này cũng mang tính chất tồn cầu, xun quốc gia.
Ngồi ra, tác giả cũng giới thiệu về lịch sử hình thành và phát triển của tư tưởng tội
phạm học tư sản và tội phạm học xã hội chủ nghĩa. Nội dung tài liệu là những cơ sở
khoa học trong nghiên cứu về phịng ngừa tình hình tội phạm nói chung và phịng
ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT nói riêng.
-

Giáo trình (2012), Xã hội học tội phạm, Trần Đức Châm, Nhà xuất bản chính

trị quốc gia gồm 7 chương, 143 trang. Nội dung cuốn sách ngoài các vấn đề lý luận
liên quan đến xã hội học tội phạm như đối tượng, phương pháp nghiên cứu, chức năng,
mối quan hệ giữa xã hội học tội phạm và các ngành khoa học khác thì cuốn sách cịn
đưa ra những đặc điểm xã hội học của một số loại tội phạm cụ thể hiện nay, trong đó

có tội phạm máy tính. Tác giả đã đưa ra bốn đặc trưng cơ bản xét từ góc độ xã hội học
và tội phạm học của tội phạm máy tính, vấn đề tác giả đề cập có liên quan đến tội
phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT.Công tác đấu tranh phịng chống tội phạm ở Việt
Nam trong tình hình mới trong đó nêu rõ quan điểm, mục tiêu, trách nhiệm của các cơ
quan chức năng.
-

Sách chuyên khảo (2015), Tội phạm học so sánh, PGS.TS Lê Thị Sơn, Nhà xuất

bản tư pháp gồm 6 chương, 135 trang. Cuốn sách đã trình bày các vấn đề lý luận liên
quan đến tội phạm học so sánh, đặc biệt tác giả đã nghiên cứu so sánh về tội phạm với
kiểm soát tội phạm (ở phạm vi tồn cầu, một nhóm quốc gia, hai quốc gia, đối với một số
loại tội phạm, nghiên cứu về tội phạm xuyên quốc gia). Tác giả đã đưa ra khái niệm về
phịng ngừa tội phạm dưới góc độ của tội phạm học so sánh “ Phòng ngừa tội phạm là
các biện pháp của công dân, tổ chức, nhà nước, của một quốc gia, của hai hay nhiều
quốc gia và tổ chức quốc tế, làm hạn chế nguyên nhân của tội phạm từ trong cơ cấu xã
hội, từ quá trình chuyển đổi cơ cấu xã hội và nguyên nhân của tội phạm xuyên quốc
gia”. Tác giả đã đưa ra quan điểm là phòng ngừa tội phạm sẽ dẫn đến kiểm sốt tội
phạm. Điều này có thể được sử dụng trong mối liên hệ giữa phịng ngừa tình hình tội
phạm trong lĩnh vực CNTT&VT nếu làm tốt sẽ giúp kiểm sốt tình hình tội phạm trong
lĩnh vực này.
-

Sách (2012), Tội phạm ở Việt Nam năm 2011 – 2012, – GS.TS Nguyễn Xuân

Yêm, Phan Văn Vĩnh, Nhà xuất bản công an nhân dân. Nội dung cuốn sách gồm 4
phần trong đó có thống kê về tình hình, diễn biến, hậu quả của một số loại tội phạm


điển hình trong đó có tội phạm sử dụng cơng nghệ cao như : thực trạng diễn biến của



tội phạm sử dụng công nghệ cao, hậu quả, kết quả phòng chống đấu tranh, các hành vi
vi phạm điển hình cũng như dự báo xu hướng phát triển của loại tội phạm này trong
thời gian tới. Nội dung tài liệu có liên quan đến tội phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT,
có thể được sử dụng làm cơ sở nghiên cứu, dự báo… về tình hình tội phạm trong lĩnh
vực CNTT&MVT.
-

Sách chuyên khảo (2011), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn phịng ngừa tội

phạm trong bối cảnh tồn cầu hóa, GS.TS Nguyễn Xuân Yêm và PGS.TS Nguyễn
Minh Đức chủ biên, Nhà xuất bản công an nhân dân. Cuốn sách làm rõ lý luận về tội
phạm, phương pháp nghiên cứu tội phạm trong bối cảnh tồn cầu hóa; phân tích hệ
thống pháp luật phòng chống tội phạm; làm rõ mức độ tình trạng phạm tội; quan điểm
về tội phạm và chính sách đấu tranh phịng chống tội phạm của một số nước trên thế
giới ở khu vực châu Âu, châu Á – Thái Bình Dương và nước Mỹ. Cuốn sách cũng đề
cập đến một số quan điểm về tội phạm có liên quan đến lĩnh vực CNTT cũng như
chính sách đấu tranh với tội phạm này của một số nước nhưng chỉ mang tính liệt kê
khái quát, chưa đề cập đến tội phạm trong lĩnh vực mạng viễn thơng.
-

Giáo trình (2014), Kiểm soát xã hội đối với tội phạm, TS Trịnh Tiến Việt, Nhà

xuất bản chính trị quốc gia gồm 8 chương, 298 trang. Tác giả đã đưa ra các vấn đề lý
luận liên quan đến tình hình tội phạm và những tác động của nó đối với xã hội từ đó đặt
ra mục tiêu kiểm sốt xã hội đối với tội phạm. Nội dung cuốn sách nhằm thu hút các lực
lượng xã hội tham gia kiểm soát tội phạm, phát động tinh thần trách nhiệm kiên quyết
đấu tranh và chủ động tấn cơng phịng chống tội phạm của các chủ thể, tăng cường khả
năng phát hiện, ngăn ngừa và xử lý tội phạm của các cơ quan chức năng. Điều này có thể

được vận dụng trong việc nghiên cứu để kiểm soát xã hội đối với tội phạm trong lĩnh
vực CNTT&MVT.
1.2.2.

Nhóm các cơng trình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến tội phạm

trong lĩnh vực công nghệ thông tin và mạng viễn thông tại Việt Nam
-

Sách chuyên khảo (2007), Tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, TS

Phạm Văn Lợi chủ biên, Nhà xuất bản tư pháp. Với 246 trang, cuốn sách tập trung
phân tích khái niệm, những đặc điểm về tội phạm trong lĩnh vực CNTT, thực trạng và
giải pháp phòng, chống loại tội phạm này ở nước ta và một số nước trên thế giới.
Ngoài ra, tác giả cịn giới thiệu nội dung Cơng ước của Hội đồng châu Âu năm 2001
về tội phạm mạng, Luật mẫu về tội phạm máy tính và liên quan đến máy tính của các
nước thuộc khối thịnh vượng chung (Anh và Bắc Ireland, Australia, New Zealand…).
Phạm vi nghiên cứu của cuốn sách là rất rộng, là cơng trình nghiên cứu sâu sắc về tội
phạm trong lĩnh vực CNTT tuy nhiên tội phạm trong lĩnh vực mạng viễn thông chưa


×