Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (456.75 KB, 35 trang )

BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
----------------------------LỚP BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
NGẠCH CHUYÊN VIÊN CAO CẤP
Tổ chức tại Học viện Hành chính Quốc Gia Cơ sở TP. Hồ Chí Minh
Khóa II – Năm 2016
Từ ngày 19 tháng 4 năm 2016 đến ngày 17 tháng 6 năm 2016

ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP
Tên đề án:

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC ĐẤU TRANH PHÒNG
CHỐNG TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN

TP. Hồ Chí Minh, 5/2016


Tăng cường công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong lĩnh vực CNTT

BẢNG VIẾT TẮT

Đề án cuối khóa

BLHS

Bộ luật hình sự

CNTT

Công nghệ thông tin



HVTT: Nguyễn Hữu Tường


Tăng cường công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong lĩnh vực CNTT

MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1............................................................................................................................................1
LỜI NÓI ĐẦU..............................................................................................................................1
1.1. LÝ DO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN...............................................................................................1
1.2. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ ÁN......................................................................................................2
PHẦN 2............................................................................................................................................3
NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN...............................................................................................................3
2.1. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN............................................................................................3
2.1.1. Cơ sở khoa học, lý luận của đề án.................................................................................3
2.1.1.1. Khái niệm tội phạm................................................................................................3
2.1.1.2. Khái niệm tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin........................................3
2.1.1.3. Đặc điểm của tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin...................................4
2.1.2. Cơ sở chính trị, pháp lý của đề án .................................................................................6
2.1.3. Cơ sở thực tiễn của đề án...............................................................................................6
2.1.3.1. Nguyên nhân và điều kiện của tội phạm trong lĩnh vực CNTT..............................6
2.1.3.2. Tội phạm trong lĩnh vực CNTT với tội phạm thông thường..................................8
2.2. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU XÂY DỰNG ĐỀ ÁN.............................................................10
2.2.1. Quan điểm xây dựng đề án..........................................................................................10
2.2.2. Mục tiêu của đề án.......................................................................................................10
2.2.2.1. Mục tiêu chung của đề án.....................................................................................10
2.2.2.2.Mục tiêu cụ thể của đề án......................................................................................10
2.3. NỘI DUNG THỰC HIỆN CỦA ĐỀ ÁN............................................................................11
2.3.1. Thực trạng tội phạm trong lĩnh vực CNTT ở nước ta..................................................11

2.3.1.1. Tình hình tội phạm trong lĩnh vực CNTT trên phạm vi cả nước ........................11
2.3.1.2. Tình hình tội phạm trong lĩnh vực CNTT trong một số lĩnh vực và địa phương cụ
thể .....................................................................................................................................12
2.3.2. Thực trạng về công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong lĩnh vực CNTT ở nước
ta.............................................................................................................................................18
2.3.3. Nội dung cụ thể đề án cần thực hiện............................................................................22
2.4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN.......................................................................................23
2.4.1. Các giải pháp thực hiện đề án......................................................................................23
2.4.2. Phân công trách nhiệm thực hiện đề án.......................................................................25
2.4.3. Tiến độ và kinh phí thực hiện đề án.............................................................................26
2.5. DỰ KIẾN HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN.................................................................................27
2.5.1. Ý nghĩa thực tiễn của đề án.........................................................................................27
2.5.2. Đối tượng hưởng lợi của đề án....................................................................................27
2.5.3. Tồn tại khó khăn khi thực hiện đề án...........................................................................28
PHẦN 3..........................................................................................................................................29
KIẾN NGHỊ, KẾT LUẬN.............................................................................................................29
3.1. KIẾN NGHỊ........................................................................................................................29
3.2. KẾT LUẬN.........................................................................................................................30

Đề án cuối khóa

HVTT: Nguyễn Hữu Tường


Tăng cường công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong lĩnh vực CNTT
PHẦN 1
LỜI NÓI ĐẦU
1.1. LÝ DO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Ngày nay chúng ta đang chứng kiến và hưởng thụ những thành tựu to lớn, những
đổi thay kỳ diệu do cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật mới - cuộc cách mạng công nghệ

thông tin (CNTT) đem đến. Cuộc cách mạng này đã đưa xã hội loài người tiến vào một
thời kỳ mới. Thời kỳ mà máy tính và cộng nghệ kỹ thuật số đi kèm đã và đang hiện diện,
thay thế các công nghệ trước đây trên hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội. Với
những mục đích sử dụng cũng hết sức đa dạng từ sản xuất, kinh doanh, ứng dụng khoa
học kỹ thuật cho đến mục đích giải trí đơn thuần…khiến cho nhiều ngành kinh tế, xã hội
và văn hoá phụ thuộc ngày càng nhiều vào các công nghệ mới của nó. Ngoài ra cuộc cách
mạng CNTT cũng hình thành một thế hệ mới, khác so với thế hệ cách họ chỉ vài chục
năm ở chỗ họ phụ thuộc nhiều vào công nghệ, họ coi máy tính, internet, thư điện tử, điện
thoại di động... là những công cụ không thể thiếu trong cuộc sống.
Cũng như bất kỳ một thành tựu khoa học nào của nhân loại, khi mà các thành tựu
càng được ứng dụng rộng rãi trong đời sống xã hội thì càng dễ bị lợi dụng hoặc trở thành
mục tiêu của giới tội phạm. Các thành tựu do CNTT đem lại cũng không nằm ngoài quy
luật đó, sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng CNTT đã hình thành nên khái niệm
về một loài tội phạm mới, đó là tội phạm trong lĩnh vực CNTT hay còn được biết đến với
các tên gọi khác nhau như: Tội phạm mạng (cyber crimes), tội phạm tin học, tội phạm sử
dụng CNTT, tội phạm liên quan đến máy tính (computer crimes) hay tội phạm công nghệ
cao trong lĩnh vực CNTT.
Thực tiễn đời sống xã hội trên thới giới cho thấy loại tội phạm này đã và đang ngày
một gia tăng, gây ra nhiều thiệt hại cho nền kinh tế, làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển
chung của các nước trên thế giới. Theo báo cáo của Interpol1 thì tội phạm trong lĩnh vực
CNTT đang trở thành mối nguy hại lớn trên thế giới gây thiệt hại mỗi năm khoảng 400 tỷ
USD, cao hơn số tiền mà tội phạm buôn bán ma túy thu được. Và cứ 14 giây lại có một
vụ liên quan đến tấn công mạng, Interpol đánh giá loại tội phạm này nguy hiểm thứ 2 sau
tội phạm khủng bố.
Còn ở nước ta, một trong những quốc gia có tốc độ phát triển cao nhất thế giới trên
lĩnh vực CNTT, với hàng chục triệu người sử dụng thường xuyên đang là một “miếng
1

Theo Wikipedia thì Interpol là từ viết tắt của cụm từ Tiếng Anh “International Criminal Police Organization” là
tên gọi thường dùng của Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế.


Đề án cuối khóa

HVTT: Nguyễn Hữu Tường
1


Tăng cường công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong lĩnh vực CNTT
mồi ngon” cho bọn tội phạm trong lĩnh vực CNTT tấn công. Thời gian gần đây, lực
lượng công an Việt Nam đã triệt phá hàng loạt các vụ án do tội phạm trong lĩnh vực
CNTT thực hiện, qua các vụ án này cho thấy loại tội phạm này ngày càng công khai, táo
tợn và tinh vi hơn. Sự gia tăng cả về số lượng, mức độ nguy hiểm của loại tội phạm này
thực sự đang rất đáng báo động.
Trong khi đó, ở nước ta ngoại trừ việc tiến hành tội phạm hóa các hành vi thành chỉ
năm quy định liên quan đến tội phạm trong lĩnh vực CNTT tại các Điều 224, 225, 226,
226a, 226b trong Bộ luật hình sự (BLHS) hiện hành ra. Thì các cơ quan bảo vệ pháp luật
vẫn còn nhiều hạn chế về trình độ đấu tranh, các trang thiết bị kỹ thuật phục vụ đấu tranh
vẫn còn thiếu, lỗi thời không theo kịp bọn tội phạm… Do đó dù thời gian qua, đã có
nhiều hành vi vi phạm được các cơ quan chức năng điều tra, phát hiện nhưng số lượng
các vụ án loại này được đưa ra xét xử rất ít. Còn trên lĩnh vực nghiên cứu thì các tài liệu,
các công trình nghiên cứu về các tội phạm trong lĩnh vực CNTT còn ít, còn thiếu.
Tất cả những vấn đề trên, đã nêu lên đòi hỏi cấp thiết cần phải tiến hành xây dựng
một đề án nghiên cứu toàn diện về loại tội phạm mới này, để tạo cơ sở pháp lý vững chắc
đấu tranh phòng chống lại chúng. Đó là lý do người viết lựa chọn đề tài “Tăng cường
công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin” để thực
hiện đề án tốt nghiệp của mình.
1.2. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ ÁN
- Đối tượng của đề án: Tập trung nghiên cứu những khái niệm cơ bản của tội phạm
trong lĩnh vực CNTT, cũng như các thực trạng, diễn biến của tội phạm này trong thời
điểm hiện tại. Những khó khăn phải đối mặt và các giải pháp để tăng cường hiệu quả

công tác đấu tranh phòng chống tội phạm này ở Việt Nam hiện nay.
- Phạm vi của đề án: Do hạn chế về thời gian, kiến thức và tài liệu liên quan nên
trong phạm vi nghiên cứu của đề án, người viết xin được phép giới hạn vấn đề nghiên
cứu tập trung trong phạm vi những quy định của BLHS Việt Nam hiện hành về tội phạm
trong lĩnh vực CNTT. Mà cụ thể là tại các Điều 224, 225, 226 226a, 226b thuộc chương
XIX các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng của BLHS hiện hành. Ngoài
ra còn tham khảo thêm các văn bản quy phạm pháp luật, tài liệu, sách báo tham khảo,
sách chuyên khảo có liên quan đến đề tài này.
- Về không gian: Đề án tập trung nghiên cứu về tình hình tội phạm và công tác đấu
tranh phòng chống tội phạm trong lĩnh vực CNTT chỉ trong phạm vi không gian là lãnh
thổ Việt Nam.
Đề án cuối khóa

HVTT: Nguyễn Hữu Tường
2


Tăng cường công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong lĩnh vực CNTT
PHẦN 2
NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN
2.1. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
2.1.1. Cơ sở khoa học, lý luận của đề án
2.1.1.1. Khái niệm tội phạm
Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 BLHS hiện hành thì: “Tội phạm là hành vi nguy
hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do người có năng lực trách nhiệm hình sự
thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn
lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng,
an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính
mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác
của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật XHCN”. Theo quy

định này thì một hành vi được cho là tội phạm khi nó hàm chứa các dấu hiệu sau:
- Thứ nhất: Là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Đây là dấu hiệu đầu tiên, tiền đề để
xác định tội phạm. Bởi nếu không có hành vi nguy hiểm cho xã hội xảy ra thì ta không
cần xem xét đến các dấu hiệu khác, nói cách khác là không có tội phạm xảy ra.
- Thứ hai: Có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện, xâm phạm
các quan hệ được pháp luật hình sự bảo vệ.
- Thứ 3: Tội phạm phải được quy định trong BLHS. Đây là dấu hiệu luật định, bởi
Điều 2 BLHS hiện hành đã quy định “Chỉ người nào phạm một tội đã được BLHS quy
định mới phải chịu trách nhiệm hình sự”.
- Thứ 4: Tội phạm phải chịu hình phạt.
2.1.1.2. Khái niệm tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin
Tội phạm trong lĩnh vực CNTT hay còn được biết đến với các tên gọi khác nhau
như: Tội phạm mạng (cyber crimes), tội phạm tin học, tội phạm sử dụng CNTT, tội phạm
liên quan đến máy tính (computer crimes) hay tội phạm công nghệ cao trong lĩnh vực
CNTT…
Theo như quy định pháp luật hình sự của một số nước trên thế giới thì: Tội phạm
CNTT là hành vi vi phạm pháp luật hình sự được thực hiện trên mạng máy tính hay tội
phạm CNTT là bất kỳ hành động phi pháp nào liên quan đến một máy vi tính hoặc một
mạng lưới máy tính. Tuy nhiên, hiện nay ở tầm quốc tế chưa có một định nghĩa chuẩn về
Đề án cuối khóa

HVTT: Nguyễn Hữu Tường
3


Tăng cường công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong lĩnh vực CNTT
tội phạm CNTT. Tuỳ thuộc vào nhận thức, thực tiễn mà khái niệm về tội phạm CNTT rất
khác nhau ở từng quốc gia, nó có thể rất rộng cũng có thể là rất hẹp và mỗi một quan
điểm lại có những khiếm khuyết nhất định. Tại cuộc họp lần thứ 10 của Đại hội đồng
Liên hợp quốc về ngăn chặn và xử lý tội phạm được tổ chức tại thành phố Viên (áo), một

cuộc hội thảo đã được tổ chức để bàn về vấn đề tội phạm CNTT, việc định nghĩa tội
phạm này đã được chia ra thành hai dạng tội phạm:
- Thứ nhất, theo nghĩa hẹp: Tội phạm CNTT được định nghĩa là các hành vi phạm
tội sử dụng máy tính và mạng máy tính với mục đích xâm phạm đến an toàn của hệ thống
máy tính và quy trình lưu trữ dữ liệu của hệ thống đó. Loại tội phạm theo định nghĩa này
có thể được hiểu là loại tội phạm mới có quan hệ trực tiếp đến máy tính, mạng máy tính,
làm ảnh hưởng và gây thiệt hại cho người sử dụng.2
Thứ hai, theo nghĩa rộng: Tội phạm CNTT được định nghĩa là các hành vi phạm tội
sử dụng máy tính hoặc các phương pháp khác có liên quan đến máy tính, mạng máy tính,
bao gồm các loại tội phạm như chiếm giữ bất hợp pháp và đe doạ hoặc làm sai lệnh thông
tin bằng phương pháp sử dụng mạng máy tính. Loại tội phạm theo định nghĩa này là rất
rộng, bao gồm nhiều loại hành vi của tội phạm truyền thống được thực hiện với sự trợ
giúp của công cụ máy tính mà phổ biến hiện nay như các hành vi lừa đảo, mạo danh. 3
Dựa các định nghĩa của thế giới về loại tội phạm này, người viết đã xây dựng một
khái niệm về tội phạm CNTT phù hợp với cách mà pháp luật hiện hành của nước ta tiếp
cận vấn đề, đó là theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp cụ thể như sau:
Tội phạm CNTT là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS có sử
dụng CNTT, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý
xâm phạm vào những quy định của Nhà nước về an toàn công cộng, trật tự công cộng,
an toàn các chương trình tin học, hoạt động tin học gây nên những thiệt hại về tài sản
của Nhà nước, của tổ chức, thiệt hại tính mạng, sức khỏe, tài sản của công dân.
Trong đó, CNTT là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ
thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số. 4
2.1.1.3. Đặc điểm của tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin
Khi tiến hành nghiên cứu về các tội phạm trong lĩnh vực CNTT ta có thể dễ dàng
nhận ra các đặc điểm cơ bản sau:
2

Phạm Văn Lợi, Tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, Nxb Tư Pháp, Hà Nội, 2007, tr. 31.
Phạm Văn Lợi, Tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, Nxb Tư Pháp, Hà Nội, 2007, tr. 32.

4
Luật công nghệ thông tin năm 2006, Điều 4, khoản 1.
3

Đề án cuối khóa

HVTT: Nguyễn Hữu Tường
4


Tăng cường công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong lĩnh vực CNTT
- Thứ nhất, là tất cả các tội phạm CNTT đều có liên quan không ít thì nhiều đến
máy tính, mạng máy tính và các thiết bị CNTT có liên quan
Nói như vậy bởi vì để thực hiện được các hành vi phạm tội, các tội phạm trong lĩnh
vực CNTT luôn cần sử dụng đến các tiến bộ của CNTT. Theo đó máy tính, mạng máy
tính vừa có thể là đối tượng của tội phạm lại vừa có thể là môi trường và công cụ đắc lực
để thực hiện hành vi tội phạm.
- Thứ hai, đây là tội phạm “tàng hình” có tính không biên giới, không hạn chế về
thời gian, không gian phạm tội và lan truyền nhanh chóng
Tội phạm trong lĩnh vực CNTT hoạt động như những kẻ "tàng hình" và không biên
giới. Bởi chúng có thể gây ra các cuộc tấn công ở bất kỳ nơi nào trên thế giới mà người
thực hiện tội phạm chỉ thao tác thông qua mạng máy tính, không cần xuất đầu lộ diện,
không phải có mặt khi tội phạm xảy ra và dấu vết để lại rất ít với thời gian gây án rất
ngắn có khi chỉ là trong một phần trăm giây.
- Thứ ba, các hành vi phạm tội có liên quan đến CNTT thường rất tinh xảo
Tội phạm CNTT phá huỷ hoạt động của các đối tượng tồn tại dưới dạng vật thể, như
chương trình máy tính hoặc dữ liệu, mà không phá huỷ máy tính hay các linh kiện của
chúng và kẻ phạm tội có thể xoá bỏ hoàn toàn các dấu vết của hành vi phạm tội với một
chương trình xoá dấu vết đã được đặt sẵn khi các lệnh phạm tội được thực hiện.
- Thứ tư chủ thể của tội phạm thường là những có trình độ cao, có hiểu biết về

CNTT, máy tính, mạng internet và đang dần “trẻ hóa”
Ban đầu đối tượng phạm tội này ở Việt Nam chỉ là một số ít người nước ngoài hoặc
Việt kiều nhưng thời gian gần đây thì người Việt Nam phạm tội tăng nhiều, phần lớn là
những người trẻ, có tri thức, hiểu biết sâu và kỹ năng thành thạo về CNTT nhưng lại
dùng vào con đường phạm tội.
- Thứ năm, đây thường là tội phạm có tổ chức
Bây giờ chúng ta không còn thấy nhiều những hacker “đơn thương độc mã” nữa mà
thay vào đó là những kẻ chỉ biết đến tiền hợp tác cùng nhau. Giới tội phạm trong lĩnh vực
CNTT ngày nay có mục đích hẳn hoi (thường là tiền) và còn biết liên kết lại để tạo thành
những mạng lưới tội phạm toàn cầu.

Đề án cuối khóa

HVTT: Nguyễn Hữu Tường
5


Tăng cường công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong lĩnh vực CNTT
2.1.2. Cơ sở chính trị, pháp lý của đề án
Để đấu tranh một các có hiệu quả với loại tội phạm này, Nhà nước ta đã ban hành
các đạo luật và một số điều luật riêng trong BLHS hiện hành quy định về các tội phạm
trong lĩnh vực CNTT cụ thể như sau:
- Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 2013
- Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999 sửa đổi, bổ
sung năm 2009, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – sự thật, Hà Nội, 2011. Cụ thể tại các
điều sau:
+ Tội phát tán vi rút, chương trình tin học có tính năng gây hại cho hoạt động của
mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet, thiết bị số (Điều 224).
+ Tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông,
mạng Internet, thiết bị số (Điều 225)

+ Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông,
mạng Internet (Điều 226).
+ Tội truy cập bất hợp pháp vào, mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet
hoặc thiết bị số của người khác (Điều 226a)
+ Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực
hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (Điều 226b).
- Luật Công nghệ thông tin năm 2006
- Luật Viễn thông năm 2009
- Nghị định số 25/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2014 quy định về phòng,
chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao
- Thông tư liên tịch số 10/2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-BTT&TT-VKSNDTCTANDTC ngày 10 tháng 9 năm 2012 Hướng dẫn áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự
về một số tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông.
2.1.3. Cơ sở thực tiễn của đề án
2.1.3.1. Nguyên nhân và điều kiện của tội phạm trong lĩnh vực CNTT
Ngoài các nguyên nhân của tội phạm nói chung thì, có nhiều nguyên nhân khác
dẫn đến sự bùng nổ về loại tội phạm trong lĩnh vực CNTT ở Việt Nam hiện nay nhưng

Đề án cuối khóa

HVTT: Nguyễn Hữu Tường
6


Tăng cường công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong lĩnh vực CNTT
chủ yếu là các nguyên nhân cơ bản sau đây dẫn đến hành vi phạm tội trong lĩnh vực
CNTT:
- Về khách quan
+ Là do tình hình tội phạm CNTT trên thế giới và các nước trong khu vực có nhiều
diễn biến phức tạp. Trong khi đó, đặc thù của loại tội phạm này là tính quốc tế và hội
nhập nhanh, do đó đã tác động mạnh đến tình hình tội phạm sử trong lĩnh vực CNTT ở

trong nước.
+ Công nghệ phát triển kèm theo sự gia tăng của tội phạm, xã hội đang đòi hỏi một
xã hội số nên tội phạm gia tăng là điều bình thường. Theo Đại tá Lê Hồng Sơn – Trưởng
phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (PC50) cho hay: Theo tính
toán, hiện nay Việt Nam có 131 triệu thuê bao điện thoại di động, 4,8 triệu thuê bao
internet băng thông rộng, 15,7 triệu thuê bao 3G. Số người dùng internet ở Việt Nam
khoảng 31 triệu (chiếm 34% so với tỷ lệ người dân, cao hơn nhiều so với mức bình quân
của thế giới), có 8,5 triệu người dùng mạng xã hội facebook…Cả nước có 14.400 máy
ATM, 116.700 điểm thanh toán tự động (POS), trên 62,4 triệu thẻ với 410 thương hiệu,
40 ngân hàng cung cấp dịch vụ Internet Banking, 09 tổ chức cung cấp hơn 1,3 triệu tài
khoản ví điện tử, có 136 doanh nghiệp đã được cấp phép trong lĩnh vực thương mại điện
tử. CNTT, viễn thông trở thành một lĩnh vực mà các đối tượng tập trung khai thác, sử
dụng để thực hiện tội phạm. Đây là những điều kiện rất thuận lợi để tội phạm sử dụng
CNTT tấn công
- Về chủ quan
+ Thứ nhất, người sử dụng máy tính chưa nhận thức và có ý thức đầy đủ về tầm
quan trọng của an ninh mạng. Hay nói cách khác, ý thức trong việc bảo mật của tổ chức,
cá nhân sử dụng máy tính ở nước ta vẫn chưa cao.
+ Thứ hai, một số người phạm tội do không hiểu biết hết về pháp luật. Đây là những
đối tượng có kỹ năng hoặc mới khám phá được các kỹ năng xâm nhập vào các webside
nhầm thể hiện sự hiểu biết của mình nhưng không biết được hậu quả cho hành vi của
mình gây ra, làm tổn hại về vật chất, lẫn uy tín của các trang wedside đó.
+ Thứ ba, lực lượng chuyên trách phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực CNTT còn
chưa đáp ứng yêu cầu về số lượng. Đội ngũ cán bộ cảnh sát phòng, chống tội phạm sử
dụng CNTT đa Số còn trẻ, chưa được đào tạo chuyên sâu về chuyên môn, kỹ thuật và
nghiệp vụ, thiếu kinh nghiệm thực tế.

Đề án cuối khóa

HVTT: Nguyễn Hữu Tường

7


Tăng cường công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong lĩnh vực CNTT
+ Thứ tư, là do hành lang pháp lý chưa hoàn thiện, chế tài quá nhẹ chưa đủ sức răn
đe, có thể kiến tội phạm coi thường.
+ Thứ năm, là do món lợi bất chính từ việc phạm tội quá lớn nên dễ khơi dậy lòng
tham, làm mờ mắt những kẻ “tham ăn biếng làm” đẩy chúng sa chân vào con đường
phạm tội.
Đó chính là những điều kiện tốt để tội phạm CNTT sinh sôi nảy nở…!
2.1.3.2. Tội phạm trong lĩnh vực CNTT với tội phạm thông thường
Ta có thể thấy 4 đặc điểm khác biệt cơ bản để phân biệt các tội phạm trong lĩnh vực
CNTT với các tội phạm truyền thống như sau:
- Khác biệt về phương tiện và hành vi phạm tội
Một điểm căn bản, tạo ra sự khác biệt giữa tội phạm CNTT và tội phạm truyền
thống chính là phương tiện phạm tội. Trong khi các tội phạm truyền thống có thể sử dụng
đa dạng các phương tiện các nhau để thực hiện hành vi phạm tội thì tội phạm trong lĩnh
vực CNTT chủ yếu sử dụng các tiến bộ của CNTT mà cụ thể như là máy tính và mạng
máy tính để làm phương tiện phạm tội.
Chính sự khác biệt về phương tiện phạm tội đã khiến cho tội phạm trong lĩnh vực
CNTT có thể thực hiện được những hành vi phạm tội mà tội phạm truyền thống không
thể làm được ví dụ như người phạm tội có thể ngồi ở Việt Nam và gây ra một vụ trộm
tiền của một người nào đó ở nước ngoài trong khoảng thời gian rất ngắn. Đồng thời mối
quan hệ từ trước giữa người phạm tội và người bị xâm hại cũng thường không tồn tài
trước như đối với các tội phạm truyền thống. Cũng bởi sử dụng CNTT để phạm tội nên
hành vi của tội phạm này cũng khác nhiều so với tội phạm cổ điển như: Tấn công trái
phép vào website để lấy đi những thông tin bí mật, thay vào đó những thông tin giả hay
phá hoại website bằng vi-rút, làm giả thẻ tín dụng, lấy cắp tài khoản cá nhân…
- Khác biệt về chủ thể của tội phạm
Đối tượng phạm tội của các tội phạm trong lĩnh vực CNTT cũng khác với tội phạm

truyền thống. Trong khi chủ thể của tội phạm truyền thống có thể là bất kỳ ai người già,
người trẻ, người có chất xám cao hay người thất học, bất cứ giai tần nào trong xã hội. Thì
một điều không thể phủ nhận được là hầu hết người phạm tội trong lĩnh vực CNTT là
những người khá thông minh và rất giỏi công nghệ. Họ thường là những người có tri
thức, có hiểu biết vững vàng về CNTT, công nghệ kỹ thuật số, máy tính và có kỹ năng
khai thác sử dụng chúng thành thạo thì mới thực hiện được hành vi phạm tội. Vì vậy, họ
Đề án cuối khóa

HVTT: Nguyễn Hữu Tường
8


Tăng cường công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong lĩnh vực CNTT
luôn thành công trong việc phạm tội và gây rất nhiều khó khăn cho các cơ quan tiến hành
tố tụng
Ví dụ: Theo Thượng tá Lê Hồng Sơn, Trưởng phòng PC50 Công an thành phố Hà
Nội cho biết, trong 14 vụ án được đơn vị khám phá trong thời gian từ tháng 8/2013 đến
nay, các đối tượng phạm tội trong lĩnh vực CNTT đều trong độ tuổi 8X, 9X, phần lớn là
học sinh, sinh viên có trình độ về CNTT. Một số đối tượng khác có trình độ cao, làm việc
tại các doanh nghiệp viễn thông, CNTT nhưng lại cố tình vi phạm pháp luật.
- Khác biệt về hậu quả của tội phạm
Các tội phạm truyền thống thường chỉ gây hậu quả xấu tới một một lĩnh vực, một
phương diện nào đó của xã hội như mạng người, tài sản…Còn hậu quả do tội phạm
CNTT gây ra thường rất nặng nề và có thể gây tác động xấu đến nhiều lĩnh vực trong đời
sống xã hội. Ví dụ như một khi các hoạt động quản lý xã hội được máy tính hoá, hệ thống
mạng, hệ thống thông tin được phổ biến rộng khắp trên tất cả các lĩnh vực của đời sống
xã hội, thì hậu quả do tội phạm này gây ra sẽ nhanh chóng ảnh hưởng tới hầu hết các lĩnh
vực của đời sống với tốc độ chóng mặt gây ra các hậu quả khôn lường về kinh tế - xã hội.
Các chuyên gia của EU cũng chỉ ra trong vài năm gần đây, những nhóm hacker có tổ
chức chuyên phá hoại và thay đổi các trang thông tin ngày càng lộng hành. Chúng không

chỉ gây tổn thất về tài chính tới hàng trăm tỉ đô la mỗi năm mà trong một số trường hợp,
còn gây hại đến tính mạng con người, chẳng hạn như việc tấn công vào các hệ thống điều
khiển bệnh viện và không lưu.
Ở Việt Nam trong những năm gần đây loại tội phạm này phát triển ngày càng mạnh
mẽ. Đã gây ra thiệt hại rất lớn, nhất là trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Rất
nhiều các phần mềm do các công ty trong nước đầu tư hàng mấy trăm triệu và hàng năm
trời nghiên cứu để sản xuất, vừa đưa ra thị trường đã bị giới hacker bẻ khoá rồi chia sẽ
công khai trên mạng hoặc sang in đĩa chương trình lậu bán với giá cực rẻ, khiến các công
ty phần mềm rất khó khăn trong việc thu hồi vốn và bảo vệ bản quyền.
- Khác biệt về mục đích của tội phạm
Tuy mục đích phạm tội của tội phạm không phải là dấu hiệu bắt buộc của các tội
phạm trong lĩnh vực CNTT. Nhưng động cơ, mục đích phạm tội cũng có thể giúp phân
biệt tội này với các tội phạm truyền thống. Có không ít người đã đặt ra câu hỏi là điều gì
đã hấp dẫn giới tội phạm CNTT, điều gì đã dẫn dắt chúng đến con đường phạm tội, bất
chấp việc chúng biết điều đang chờ đợi chúng chính là sự nghiêm minh của pháp luật.
Các chuyên gia chỉ ra rằng có nhiều động cơ, mục đích khác nhau đưa đến phạm tội
Đề án cuối khóa

HVTT: Nguyễn Hữu Tường
9


Tăng cường công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong lĩnh vực CNTT
nhưng chính mục tiêu kinh tế kiếm lợi bất chính để làm giàu nhanh chóng mà không phải
vất vả lao động mới là thứ hấp dẫn giới tội phạm CNTT nhất. Trong khi tội phạm CNTT
là những kẻ chỉ biết tới tiền thì mục đích của các tội phạm truyền thống đa dạng hơn có
thể là tư lợi, chiếm hưởng trái phép tài sản của người khác cũng có thể là để trả thù, để
hãm hại người khác…mới là mục đích chính của tội phạm truyền thống.
Ngoài bốn điểm khác biệt cơ bản kể trên, chúng ta cũng có thể thấy một số dấu hiệu
khác biệt khác của tội này so với các tội phạm thông thường như: Tính không biên giới

của loại tội phạm này, tính lan truyền nhanh chóng, tính chất ngày càng tăng về số lượng
và hậu quả, tinh vi hơn về cách thức tiến hành cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng
CNTT... Nhận biết các dấu hiệu này giúp chúng ta dễ dàng hơn trong việc xác định đúng
các loại tội danh thuộc nhóm tội phạm về CNTT để có những biện pháp ngăn ngừa và xử
lý có hiệu quả.
2.2. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
2.2.1. Quan điểm xây dựng đề án
Người viết mong muốn xây dựng một đề án với nội dung cụ thể, rỏ ràng, đi sâu bám
xác vào tình hình thực tế nhưng vẫn phải phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách
của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Đồng thời phải có khả năng ứng dụng cao, có thể
được áp dụng rộng rải, giải quyết được nhiều nhất những bức xúc trong xã hội và đem lại
nhiều đổi thay hữu ích cho xã hội.
2.2.2. Mục tiêu của đề án
2.2.2.1. Mục tiêu chung của đề án
Khi người viết xây dựng đề án này hướng đến mục tiêu chung là tăng cường công
tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong lĩnh vực CNTT của các cơ quan tiến hành tố
tụng. Góp phần thực hiện tốt hơn nhiệm vụ phòng chống tội phạm, bảo đảm an ninh trật
tự, an toàn xã hội.
2.2.2.2.Mục tiêu cụ thể của đề án
Xây dựng đề án “Tăng cường công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong
lĩnh vực công nghệ thông tin” người viết hướng đến việc tìm hiểu, phân tích nhằm làm
sáng tỏ các khái niệm cơ bản, các cơ sở pháp lý của các tội phạm trong lĩnh vực CNTT
được quy định trong BLHS Việt Nam hiện hành. Đồng thời tìm hiểu về nguyên nhân tồn
tại, thực trạng của loại tội phạm này cũng như những khó khăn trong công tác phòng
chống tội phạm trong lĩnh vực CNTT của các cơ quan tiến hành tố tụng. Và từ đó, đưa ra
Đề án cuối khóa

HVTT: Nguyễn Hữu Tường
10



Tăng cường công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong lĩnh vực CNTT
những đề xuất, giải pháp hợp lí để góp phần giúp cho công cuộc đấu tranh phòng chống
loại tội phạm nguy hiểm này ngày càng đạt được hiệu quả cao.
2.3. NỘI DUNG THỰC HIỆN CỦA ĐỀ ÁN
2.3.1. Thực trạng tội phạm trong lĩnh vực CNTT ở nước ta
2.3.1.1. Tình hình tội phạm trong lĩnh vực CNTT trên phạm vi cả nước
Tại Việt Nam, trong những năm qua bên cạnh các thành tựu về chính trị, kinh tế,
văn hóa - xã hội thì cũng xuất hiện, gia tăng các loại tội phạm và tệ nạn xã hội, trong đó
có các tội phạm trong lĩnh vực CNTT. Tội phạm trong lĩnh vực CNTT đã và đang gây
ảnh hưởng xấu đến đời sống, tài chính của từng cá nhân, gia đình, trật tự an toàn chung
cho toàn xã hội và sự phát triển của nền kinh tế cả nước về trước mắt lẫn lâu dài. Tình
hình tội phạm sử dụng công nghệ cao mà chủ yếu là trong lĩnh vực CNTT diễn biến phức
tạp, qua từng năm loại tội phạm này gia tăng nhanh chóng cả về số vụ lẫn mức độ thiệt
hại và phương thức ngày càng tinh vi hơn.
Tội phạm này xuất hiện “rầm rộ” trong khoảng 3,4 năm trở lại đây và ngày càng có
chiều hướng gia tăng. Nếu như năm 2010, Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng
công nghệ cao được thành lập, đã phát hiện, xác minh hơn 70 đầu mối vụ việc có dấu
hiệu vi phạm pháp luật (có sử dụng công nghệ CNTT). Thì năm 2011, ngành Công an
phát hiện và điều tra xử lý số vụ tội phạm này tăng lên đến 128 vụ việc, tức tăng khoản
70% gây thiệt hại 58 tỷ đồng, hơn 1 triệu đô la Mỹ, đã thu giữ 12 tỷ đồng và 235.000
đôla Mỹ. Trong 6 tháng đầu năm 2012 đã phát hiện và xử lý 111 vụ, với 232 đối tượng
đã đạt 85% tổng số vụ năm 2011.5 Theo PC50 - Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm
sử dụng công nghệ cao, công an thành phố Hà Nội, năm 2013 và năm 2014 tình hình tội
phạm sử dụng CNTT tiếp tục diễn biến phức tạp, các hành vi phát tán các loại vi - rút,
phần mềm gián điệp, mã độc ngày càng tinh vi và hiện đại hơn. Đã xuất hiện nhiều biến
thể của các loại vi rút nhằm trộm cắp tài khoản ngân hàng, các kết nối ngầm và các phần
mềm gián điệp, mã độc chuyển dùng để đánh cắp thông tin.
Nhưng đó mới chỉ là bề nổi của vấn đề, các con số về các vụ án được phát hiện,
điều tra, xử lý nêu trên quá nhỏ so với các vụ phạm tội trên thực tế. Chỉ riêng các vụ tấn

công web, theo Đại tá Mai Tiến Dũng, Phó Chánh văn phòng Interpol Việt Nam, tính
riêng trong năm 2012 đã có hơn 2.000 website của các cơ quan, doanh nghiệp tại Việt
5

Phạm Minh Tuyền, Tòa án nhân dân tối cao, Quy định của Bộ luật Hình sự và các văn bản hướng dẫ thi hành luật
sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình Sự năm 2009 trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông ở Việt Nam,
/>p_page_id=1754190&p_cateid=1751909&item_id=26779872&article_details=1 , [ngày truy cập 12-05-2016].

Đề án cuối khóa

HVTT: Nguyễn Hữu Tường
11


Tăng cường công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong lĩnh vực CNTT
Nam bị tấn công, chủ yếu thông qua các lỗ hổng trên hệ thống mạng. Hiệp hội An toàn
thông tin (ATTT) Việt Nam cho biết, năm 2012 Việt Nam xếp thứ 15 về lượng phát tán
mã độc, thứ 10 về tin rác, thứ 15 về zombie (máy tính bị mất kiểm soát). Đến năm 2013
Mỹ đứng đầu, còn Việt Nam thì xuất hiện ở vị trí thứ 8. Công tác đấu tranh với tội phạm
sử dụng CNTT diễn ra hằng ngày, hằng giờ và nhiều cam go.
Theo thống kê từ hệ thống giám sát của SecurityDaily, trong năm 2014 đã có tổng
cộng 1039 website của Việt Nam bị tấn công trong đó có đến 30 website của các cơ quan
chính phủ và 69 websites của các cơ quan giáo dục Việt Nam, 30 website .gov.vn của
chính phủ bị chiếm quyền điều khiển trong vòng gần 20 ngày, đây thực sự là một con số
đáng báo động đối với công tác an toàn bảo mật thông tin của Chính phủ. Trong năm
2015 có 4767 websites của Việt Nam đã bị tấn công, tăng gấp đôi so với các năm từ
2011-2013. Trung bình mỗi ngày có hơn 18 website của Việt Nam bị chiếm quyền điều
khiển, dự báo sẽ tiếp tục tăng.
Còn theo Báo cáo về Hiện trạng các mối đe dọa bảo mật Internet lần thứ 20 (ISTR
20) của Symantec - Tập đoàn bảo vệ bí mật máy tính quốc tế, thì đánh giá Việt Nam

đứng thứ 11 trên toàn cầu về nguy cơ bị tấn công mạng. Tăng 1 bậc so với báo cáo ISTR
19 và 9 bậc so với bản báo cáo ISTR 18.
2.3.1.2. Tình hình tội phạm trong lĩnh vực CNTT trong một số lĩnh vực và địa
phương cụ thể
Theo thống kê của Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an, hiện tội phạm trong lĩnh vực
CNTT ở nước ta đang hoạt động với các thủ đoạn rất tinh vi nhắm vào lĩnh vực kinh tế xã hội như: Tài chính, ngân hàng, thương mại điện tử và cả an ninh trật tự... Tội phạm
này tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn là Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và đang
lan ra các tỉnh, thành phố khác như: Hải Phòng, Đồng Nai, Bình Dương, Phú Yên...
* Tình hình tội phạm CNTT trong một số lĩnh vực
Lần theo các vụ án về tội phạm trọng lĩnh vực CNTT đã bị phát hiện thời gian vừa
qua, ta thấy tội phạm CNTT đã gia tăng các hoạt động phi pháp như:
- Trong lĩnh vực ngân hàng
Lĩnh vực ngân hàng đang trở thành “miếng mồi” béo bở cho bọn tội phạm về
CNTT. Theo thống kê của ngành ngân hàng, hiện nay, trên toàn quốc đang có 32 triệu thẻ
thanh toán được lưu hành do 200 thương hiệu và 49 ngân hàng phát hành, được sử dụng
trên 12.000 máy rút tiền tự động và 53.000 thiết bị ngoại vi. Thẻ thanh toán nội địa chiếm
Đề án cuối khóa

HVTT: Nguyễn Hữu Tường
12


Tăng cường công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong lĩnh vực CNTT
92,5% số lượng, còn lại là thẻ tín dụng quốc tế. Và với lượng thẻ dùng nhiều như vậy thì
nguy cơ bọn tội phạm lợi dụng để thực hiện hành vi đột nhập vào hệ thống máy tính của
các công ty, ngân hàng để đánh cắp dữ liệu khách hàng, đem rao bán trên các trang “thế
giới ngầm” hay dùng thông tin tài khoản từ đó làm giả thẻ tín dụng để rút tiền hoặc ra
lệnh giả để chuyển tiền. Điển hình như:
+ Vụ ngân hàng HSBC bị hacker đánh cắp 1 triệu USD năm 2007. Theo đó hệ
thống thanh toán trực tuyến của ngân hàng HSBC (Việt Nam) đã bị hacker chiếm quyền

điều khiển, tấn công và lấy đi số tiền trị giá 1 triệu USD.
+ Vào ngày 9/01/2014 Cục cảnh sát Phòng chống tội phạm công nghệ cao - Bộ
Công an đã phá 1 đường dây tội phạm CNTT do Huỳnh Phước và Phạm Thái Thành
đừng đầu, với 2 chuyên án mang bí số 258V và 113H. Trong ngày 9/01/2014, nhiều tổ
công tác của Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao (C50), Cục Cảnh sát
điều tra tội phạm về trật tự xã hội (C45) Bộ Công an và các cơ quan liên quan đồng loạt
thực hiện lệnh bắt khẩn cấp, khám xét nơi ở của 9 đối tượng tại TP.HCM, Đồng Nai, Đà
Nẵng, Hà Nội. Các đối tượng này bị bắt để điều tra về hành vi “Sử dụng mạng Internet
nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác” (Điều 226b). Theo đó các đối tượng này lập 2
trang web để rao bán thông tin thẻ tín dụng mà chúng trộm được và lập 2 tài khoản tại
ngân hàng Đông Á để giao dịch trên diễn đàn và phục vụ việc mua bán trái phép thông
tin tài khoản thẻ tín dụng của người khác. Để tham gia vào diễn đàn do Mẫn lập ra, mỗi
thành viên phải đóng 100USD lệ phí.
Điều này không chỉ gây thiệt hại nghiêm trọng cho chủ thẻ tín dụng mà còn gây
thiệt hại không nhỏ cho nền kinh tế và mất lòng tin của người sử dụng vào các hoạt động
ngân hàng trực tuyến. Việc đường dây làm giả thẻ ngân hàng để rút tiền, mua hàng liên
tiếp bị cơ quan chức năng bóc dỡ khiến người dân vô cùng lo lắng về sự an toàn của
những “chiếc ví điện tử” vốn hiện đại, tiện lợi nhưng luôn tiềm ẩn nguy cơ bị... lấy trộm.
- Trong lĩnh vực thương mại điện tử
Ở nước ta hiện nay, việc ngồi tại nhà lựa chọn và đặt mua một món hàng trong nước
hoặc thậm chí ở nước ngoài đã không còn xa lạ và quá khó khăn. Xu thế này đã góp phần
khiến cho hành vi lừa đảo trong mua bán hàng qua mạng ngày nhiều hơn: Tội phạm lợi
dụng đặc điểm của việc mua bán qua mạng là người mua bao giờ cũng phải trả tiền trước,
người bán chào hàng không chuyển hành hoặc giao không đúng với quảng cáo về chất
lượng, số lượng, chủng loại, mẫu mã...Điển hình như vụ:

Đề án cuối khóa

HVTT: Nguyễn Hữu Tường
13



Tăng cường công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong lĩnh vực CNTT
+ Ngày 29/01/2013, Cơ quan cảnh sát điều tra - Công an thành phố Hồ Chí Minh đã
khởi tố Nguyễn Ngọc Anh và đồng bọn về tội “sử dụng mạng Interet thực hiện hành vi
chiếm đoạt tài sản” (Điều 226b). Do Phương và đồng bọn đã tổ chức đăng tin tin quảng
cáo trên website rao vặt kèm theo số điện thoại để liên lạc mua hàng, khi khách hàng liên
hệ mua hàng Phương và đồng bọn yêu cầu khách hàng chuyển tiền vào tài khoản chỉ
định nhưng không giao hàng và hủy sim điện thoại, rút tiền chia nhau chiếm hưởng. Tổng
số tiền chúng chiếm đoạt là 167 triệu 895 nghìn đồng.
Tình hình lừa đảo trong lĩnh vực thương mại điện tử và thanh toán điện tử gia tăng,
đã làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của khách hàng xuất phát từ Việt Nam, khi nhiều trang
giao dịch trực tuyến ở nước ngoài từ chối các giao dịch có nguồn gốc, địa chỉ IP xuất
phát từ Việt Nam. Đặc biệt, hành vi này còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và hình
ảnh của Việt Nam trong lĩnh vực thương mại điện tử nói riêng và lĩnh vực kinh tế quốc tế
nói chung.
- Trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội
Trên lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội, trong vài năm trở lại đây tiếp tục được đặt “báo
động đỏ” của an ninh mạng Việt Nam với rất nhiều vụ tấn công, phá hoại, lây nhiễm vi rút, phần mềm gián điệp, mã tin học độc hại...nhằm vào hệ thống mạng của cơ quan,
doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế của Nhà nước với mức độ, tính chất ngày càng nghiêm
trọng, làm rối loạn hoạt động của hệ thống và lộ lọt thông tin.
Điển hình là vụ hệ thống mạng của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam bị tin tặc
liên tiếp tấn công bằng nhiều phương thức khác nhau, làm ngưng trệ hoạt động và xóa
sạch toàn bộ dữ liệu website. Hay vụ Công ty Cổ phần Bảo hiểm AAA tại TP. Hồ Chí
Minh bị đối tượng tấn công làm tê liệt hệ thống mạng máy tính, mã hóa dữ liệu, đe dọa
tống tiền trên 2 triệu đô la Mỹ. Và gần đây, hàng loạt báo mạng như VnMedia,
VnExpress,VietNamNet…liên tiếp bị tấn công làm tê liệt trong vài giờ.
- Trong hoạt động thanh toán thẻ, thanh toán điện tử
Gần đây, tội phạm thẻ tấn công dồn dập vào Việt Nam, chỉ tính riêng trong 6 tháng
đầu năm 2014. Cục phòng chống tội phạm công nghệ cao bộ công an (C50) đã bắt và triệt

phá gần 10 vụ liên quan đến loại tội phạm này. Tình trạng các đối tượng sử dụng CNTT
đánh cắp thông tin, làm giả thẻ tín dụng để mua vé máy bay, hàng hóa ở nước ngoài
chuyển về Việt Nam tiêu thụ tiếp tục gia tăng, gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng tiền Việt
Nam và hàng triệu đô la Mỹ cho nạn nhân.

Đề án cuối khóa

HVTT: Nguyễn Hữu Tường
14


Tăng cường công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong lĩnh vực CNTT
Điển hình như vụ, lừa mua vé máy bay cuối năm 2011, Tòa án nhân nhân thành phố
Hồ Chí Minh đã phạt Nguyễn Thái Thông ba năm tù, Nguyễn Ngọc Ánh 11 tháng hai
ngày tù về tội “sử dụng mạng Internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”, Huỳnh
Ngọc Long một năm tù treo về tội trộm cắp tài sản. Thông là sinh viên CNTT, tháng
10/2009, Thông đăng ký làm thành viên một diễn đàn chuyên cung cấp thông tin thẻ tín
dụng bị đánh cắp và làm quen với Long, Ánh. Cả ba tìm mua hoặc được các thành viên
diễn đàn cho thông tin thẻ tín dụng rồi đăng nhập vào trang web bán vé trực tuyến của
Vietnam Airlines đặt mua vé máy bay điện tử. Thu thập đủ thông tin về khách hàng, hãng
máy bay sẽ trừ tiền trên tài khoản của chủ thẻ tín dụng và gửi vé cho nhóm Thông. Tiếp
đó, Thông rao bán các vé này trên mạng với giá chỉ bằng một nửa hoặc tặng bạn bè. Chỉ
trong gần một năm, cả nhóm đã mua trót lọt 138 vé máy bay trị giá 266 triệu đồng của
Vietnam Airlines.
- Trong một số lĩnh vực khác
+ Gần đây bùng nổ hiện tượng gửi thư điện tử nhằm mục đích lừa đảo, tống tiền, đe
dọa, quấy rối, khủng bố. Không dừng lại ở việc lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong các tài
khoản thư điện tử có kết nối với thẻ tín dụng, bằng cách email ẩn danh mà khi trả lời
người dùng sẽ mất một khoản tiền lớn trong thẻ. Bọn tội phạm CNTT còn lợi lợi dụng
lòng yêu thương đồng loại, tinh thần lá lành đùm lá rách của nhân dân ta bằng cách chia

sẻ nhưng hình ảnh đồng bào bị bảo lũ, chất độc da cảm hay kêu gọi nhân bản những tin
nhắn gây quỹ từ thiện nhưng thật ra đó chỉ là một trong những chiêu lừa lọc của bọn tội
phạm, cái mà người dùng thật sự nhận được sau một cú nhấp chuột có thể là một đoạn mã
độc hay một “ổ” vi - rút máy tính. Ngoài ra chúng còn dùng thủ đoạn gửi thư điện tử
thông báo người nhận được tặng, cho một kiện hàng giá trị lớn từ nước ngoài hoặc được
thừa kế một khối tài sản lớn với điều kiện phải chuyển trước một khoản phí để làm thủ
tục.
Ví dụ: Như vụ việc mà anh Nguyễn Trọng Ninh (Đại La, Hai Bà Trưng, Hà Nội)
chia sẻ, đầu năm 2014 anh nhận được thư với gợi ý nhờ anh làm người thừa kế số tiền lên
đến 50 tỷ đồng để làm từ thiện. Thư viết: “Chúng tôi không có con cái. Chồng tôi bị mất
do một tai nạn giao thông. Người chồng quá cố để lại cho tôi một khoản trong ngân
hàng. Hiện nay, tôi bị ung thư giai đoạn cuối. Tôi không còn sống được bao lâu nữa. Vì
vậy, tôi muốn ủy quyền cho bạn thừa kế khoản tài sản trên của chồng tôi và bạn dùng
vào việc từ thiện…”. Sau một thời gian, người gửi đã chuyển cho anh Ninh tài khoản
ATM với gợi ý chuyển cho họ một khoản tiền 3 triệu đồng để thanh toán cước phí. Nghi
ngờ, anh Ninh viết thư hỏi thêm chi tiết về nhân thân người gửi, song chỉ nhận được lời
Đề án cuối khóa

HVTT: Nguyễn Hữu Tường
15


Tăng cường công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong lĩnh vực CNTT
giục nộp phí. “Đến đây thì tôi chắc chắn vụ này là lừa đảo”, anh Ninh nói. Ông Trần
Văn Hòa, Trưởng phòng Chống tội phạm công nghệ cao, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm
kinh tế, Bộ Công an (C15), cho biết “chiêu” mà bọn tội phạm áp dụng với anh Ninh được
xem là khá điển hình trong các hình thức sử dụng mạng internet thực hiện hành vi lừa
chiếm đoạt tài sản.
+ Đặc biệt, tội phạm trong lĩnh vực CNTT đã không giới hạn trong nước mà vươn
ra nước ngoài với tính chất hoạt động xuyên quốc gia. Tình trạng phổ biến hiện nay là

các đối tượng người nước ngoài (Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia và một số quốc gia
Châu Phi) nhập cảnh vào Việt Nam sử dụng thiết bị công nghệ cao để lừa đảo, đe dọa
tống tiền, làm giả thẻ tín dụng để chiếm đoạt, trộm cắp tài khoản ngân hàng xảy ra tại
nhiều địa phương. Năm 2011, cơ quan chức năng đã phát hiện, điều tra 10 vụ, chuyển cơ
quan điều tra khởi tố 11 bị can, thu giữ hàng trăm thẻ tín dụng giả do các đối tượng nước
ngoài vào Việt Nam hoạt động phạm tội. Điển hình là vừa qua trong hai ngày 25 và
26/8/2014, Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng đã mở phiên xét xử 4 bị cáo người
Trung Quốc về hành vi “sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet và
thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản” (Điều 226b). Do chỉ trong tháng 3-2013,
4 đối tượng người Trung Quốc Xiong Jie, Lin Wei, Lin Jia Jun, Lin Li Hua đã rút ruột
gần 4 tỷ đồng tiền từ các ngân hàng Việt Nam, bằng số thẻ cào làm giả. Sau khi xem xét các tình
tiết vụ án và thẩm vấn công khai tại phiên tòa, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt án tù dành cho các
bị cáo. Cụ thể, bị cáo Xiong Jie bị tuyên phạt 17 năm tù, Lin Wei bị tuyên 14 năm tù, Lin Jia Jun
bị tuyên phạt 12 năm tù và Lin Li Hua bị tuyên phạt 14 năm tù.

* Tình hình tội phạm tại một số thành phố lớn
Trong những năm gần đây, lực lương công an đã phát hiện điều tra, tòa án nhân dân
các cấp đã xét xử nhiều vụ án về tội phạm trong lĩnh vực CNTT. Đặc biệt tại các thành
phố lớn như:
- Thành phố Hà Nội
Dù hiện nay chưa có thống kê cụ thể, nhưng có thể nói Hà Nội đứng đầu cả nước về
số vụ tội phạm trong lĩnh vực CNTT. Là thủ đô Hà Nội của nước ta, là một trong những
trung tâm kinh tế, tài chính hàng đầu của đất nước, với rất nhiều trụ sở chính của các
ngân hàng lớn, cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, hệ thống CNTT và Internet phổ biến,
nơi tập trung của rất nhiều người có trình độ cao về CNTT…cũng chính vì thế mà thành
phố này trở thành đích ngấm “ưa thích” của bọn tội phạm trong lĩnh vực CNTT. Hầu hết
các vụ án lớn, phức tạp về CNTT đều xảy ra hoặc có xuất phát điểm tại Hà Nội, các chiêu
thức, thủ đoạn mới nhất của bọn tội phạm CNTT đều được “thí điểm” tại thủ đô trước
Đề án cuối khóa


HVTT: Nguyễn Hữu Tường
16


Tăng cường công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong lĩnh vực CNTT
chúng tiến hành tại các nơi khác. Hiện nay, dù sự hình thành của Phòng Cảnh sát phòng
chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (PC50)- Công an thành phố Hà Nội đã góp phần
phát hiện và xử lý rất nhiều vụ án trong lĩnh vực này nhưng trên địa bàn thành phố các vụ
tội phạm liên quan đến CNTT vẫn liên tiếp xảy ra.
+ Điển hình là ngày 24/1/2014, TAND thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ
thẩm 2 bị cáo: Trần Hoàng (35 tuổi, trú tại quận Cầu Giấy, Hà Nội) và Phạm Lâm Ngọc
(anh họ của Hoàng), tuyên phạt mỗi bị cáo 5 tháng 10 ngày tù (bằng với thời gian tạm
giam) về tội “Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, Internet, hoặc thiết bị số chiếm
đoạt tài sản” (Điều 226b).
+ Ngày 12/7, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử bị cáo
Quách Công Sơn, sinh năm 1986, quê ở Đắk Lắk, về tội “Sử dụng mạng máy tính, mạng
viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản” Tòa đã
tuyên
- Thành phố Hồ Chí Minh
Cũng như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, tài chính số một
Việt Nam. Thành phố năng động này cũng đang “đau đầu” đối mặt với vấn đề tội phạm
trong lĩnh vực CNTT. Trong khoảng hai năm từ 2012 đến 2014, các cơ quan tiến hành tố
tụng thành phố Hồ Chí Minh đã khởi tố 46 vụ với 142 bị can, truy tố 23 vụ với 79 bị can,
xét xử 19 vụ với 70 bị can trong các vụ án có liên quan đến tội phạm trong lĩnh vực
CNTT. Mà phổ biến nhất trong 05 tội thuộc nhóm tội phạm trong lĩnh vực CNTT là tội
“sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành
vi chiếm đoạt tài sản” (Điều 226b). Một số ví dụ điển hình như:
+ Tháng 9/2011, Tòa án nhân nhân thành phố Hồ Chí Minh đã tuyên phạt Nguyễn
Chí Toàn sáu năm tù giam về tội “sử dụng mạng máy tính thực hiện hành vi chiếm đoạt
tài sản” theo Điều 226b BLHS. Toàn là nhân viên một công ty CNTT, tháng 6/2009 Toàn

được công ty cử đến một ngân hàng khắc phục sự cố trong quá trình sử dụng phần mềm
quản trị thẻ ATM nên phát hiện ra mật mã truy cập vào hệ thống cơ sở dữ liệu thẻ của
ngân hàng. Toàn bèn dùng CMND giả đăng ký thẻ ATM rồi truy cập vào hệ thống cơ sở
dữ liệu thẻ, ghi khống 700 triệu đồng vào tài khoản một khách hàng, chỉnh sửa số thẻ cho
trùng với số thẻ của Toàn để rút tiền qua máy ATM. Từ ngày 10/1 đến 18/2/2011, Toàn
đã 114 lần rút tổng cộng 329,5 triệu đồng. Tháng 2/2011, Toàn lại ghi khống 1,5 tỉ đồng
vào tài khoản của khách hàng trên nhằm tiếp tục rút tiền thì bị mất thẻ. Khi Toàn thông
báo việc này, ngân hàng kiểm tra và phát hiện vụ việc.
Đề án cuối khóa

HVTT: Nguyễn Hữu Tường
17


Tăng cường công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong lĩnh vực CNTT
- Thành phố Đà Nẵng

Gần đây thành phố Đà Nẵng nổi lên với hình ảnh một đô thị hiện đại, thành phố
đáng sống nhất Việt Nam. Với cơ sở hạ tầng tốt, thực hiện số hóa việc quản lý nhà nước,
sự phổ biến của hệ thống CNTT và mức sống người dân cao. Cũng chính những điều
tuyệt vời trên đã thu hút bọn tội phạm trong lĩnh vực CNTT đến với thành phố này.
+ Sau đó, ngày 26/8/2013, Tòa án nhân nhân thành phố Đà Nẵng đã đưa ra xét xử
nhóm tội phạm người nước ngoài gồm Wong Kar Wai (1982), Ling Seng Koey (1989),
Chong Kon Hoi (1965, đều mang quốc tịch Malaysia) cũng về tội danh “sử dụng mạng
máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt
tài sản”(Điều 226b) như trên, tuyên phạt các bị cáo từ 3 năm 6 tháng đến 5 năm 6 tháng
tù…
2.3.2. Thực trạng về công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong lĩnh vực
CNTT ở nước ta
Mặc dù BLHS năm 1999 đã quy định ba điều luật về các tội phạm trong lĩnh vực

CNTT là Điều 224, 225, 226 và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS 2009 đã tội
phạm hóa một số hành vi thành các tội độc lập, quy định tại Điều 226a và 226b. Song ta
có thể thấy, thực tiễn các vụ án trong lĩnh vực CNTT được đưa ra xét xử rất ít. Như năm
2009 trở về trước, theo thống kê các vụ án hình sự xét xử trên phạm vi cả nước thì tội
phạm trong lĩnh vực CNTT không có vụ án nào, năm 2010 có 1 vụ với 1 bị cáo, năm
2011 có 4 vụ với 12 bị cáo.6 Số lượng các vụ án thuộc lĩnh vực CNTT không được đưa ra
xét xử nhiều là do đây là một loại tội phạm mới phát sinh, có nhiều tính chất đặc thù, phi
truyền thống, khả năng hoạt động phạm tội tương đối rộng, đối tượng phạm tội có tính
chất xuyên quốc gia…nên trong quá trình giải quyết những vụ án hình sự do tội phạm
trong lĩnh vực CNTT thực hiện, các cơ quan chức năng có liên quan thường gặp rất nhiều
khó khăn, vướng mắc cụ thể như sau:
- Thứ nhất, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của nước ta liên quan đến đấu
tranh, xử lý tội phạm trong lĩnh vực CNTT còn ít, chưa theo kịp tình hình thực tế.
Một trong những khó khăn trong việc ứng phó với tội phạm trong lĩnh vực CNTT
hiện này là vấn đề hành lang pháp lý liên quan đến tội này vẫn còn thiếu, khiến nhiều cơ
quan tố tụng phải lúng túng trong quá trình xử lý. Điển hình là khi nghiên cứu năm điều
6

Phạm Minh Tuyền, Tòa án nhân dân tối cao, Quy định của Bộ luật Hình sự và các văn bản hướng dẫn thi hành
luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình Sự năm 2009 trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông ở Việt Nam,
/>p_page_id=1754190&p_cateid=1751909&item_id=26779872&article_details=1 , [ngày truy cập 12-5-2016].

Đề án cuối khóa

HVTT: Nguyễn Hữu Tường
18


Tăng cường công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong lĩnh vực CNTT
luật quy định về tội phạm trong lĩnh vực CNTT trong BLHS hiện hành cho thấy, các quy

định chỉ mang tính nguyên tắc chung, còn ít, chỉ được quy định tại năm điều luật, nên
không bao quát hết mọi hành vi phạm tội thực hiện thông qua việc sử dụng CNTT. Trước
sự bùng nổ của tội phạm này trong giai đoạn hiện nay, thì tính kịp thời của các quy định
về tội phạm này trong BLHS vẫn chưa đáp ứng được, bởi vì có nhiều hành vi khác tấn
công trái phép vào máy tính, mạng máy tính, cơ sở dữ liệu...đã xuất hiện hoặc phổ biến
được hầu hết các nước phát triển coi là hành vi phạm tội nhưng chưa được BLHS Việt
Nam điều chỉnh. Còn đối với những tội có quy định trong BLHS thì chế tài răn đe kẻ
phạm tội cũng chưa đủ nghiêm khắc. Ngoài ra, các quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực này cũng còn thiếu hoặc chưa đủ sức răn đe, có thể khiến tội phạm coi
thường.
Bên cạnh đó, các quy định trong BLHS về loại tội phạm trong lĩnh vực CNTT ban
hành từ năm 1999, cho đến năm 2009 có bổ sung thêm một số tội danh mới, sau khoảng
thời gian dài kể từ khi ban hành cho đến năm 2012 mới có văn bản hướng dẫn thi hành,
nên dễ dẫn tới việc hiểu điều luật chưa thống nhất và bỏ lọt tội phạm. Hay như việc quy
định về khái niệm chứng cứ điện tử, trình tự, thủ tục thu thập, bảo quản, phân tích, phục
hồi, giám định loại chứng cứ này chưa được đề cập trong Bộ luật Tố tụng Hình sự. Ngoài
ra, hành lang pháp lý của Việt Nam quy định về loại tội phạm này vừa thiếu, lại vừa có
nhiều điểm bất cập. Ví như các quy định về pháp luật đang bắt Cơ quan điều tra chứng
minh quá nhiều. Trong một vụ án sử dụng mạng máy tính chiếm đoạt tài sản chẳng hạn,
có thể có tới hàng trăm người bị hại ở khắp các nơi trên thế giới nhưng luật quy định cơ
quan điều tra phải xác minh, ghi lời khai của tất cả ngần ấy người thì yêu cầu đó vượt quá
khả năng của Cơ quan điều tra.
Chính những khe hở, những khó khăn về pháp lý này gây khó khăn cho lực lượng
chức năng khi phối hợp với các nước phòng chống tội phạm Việt Nam tấn công mục tiêu
ở nước ngoài và ngược lại, đồng thời cũng là những điểm yếu dễ bị tội phạm lợi dụng.
- Thứ hai, là khó khăn về trình độ nguồn nhân lực phục vụ công tác đấu tranh
phòng chống tội phạm
Trình độ, khả năng về CNTT của đội ngũ điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán
các cấp còn rất hạn chế. Phần lớn lực lượng cán bộ này hiện nay có trình độ chuyên môn
nghiệp vụ pháp lý sâu và cũng đã được đào tạo về tin học cơ bản. Nhưng kiến thức về tin

học cơ bản đó chủ yếu chỉ để sử dụng trang thiết bị CNTT, phục vụ cho hoạt động nghiệp
vụ và văn phòng. Còn kiến thức chuyên sâu để có thể thực hiện nhiệm vụ phát hiện, điều

Đề án cuối khóa

HVTT: Nguyễn Hữu Tường
19


Tăng cường công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong lĩnh vực CNTT
tra, truy tố, xét xử các tội phạm trong lĩnh vực CNTT như các tội danh được quy định
trong BLHS hiện hành là rất hạn chế.
Hầu hết đội ngũ cán bộ, cảnh sát, trinh sát phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực
CNTT còn trẻ, không qua trường, lớp đào tạo chuyên ngành, cũng chưa được đào tạo
chuyên sâu về chuyên môn, kỹ thuật và nghiệp vụ về phòng, chống tội phạm CNTT, nên
các từ ngữ chuyên môn, kỹ thuật có đôi khi hóc búa cần trợ giúp từ các chuyên gia trên
lĩnh vực này, ngoài ra họ còn thiếu kinh nghiệm thực tế.
Ngoài ra, chúng ta cũng còn thiếu nhân lực cho công tác bảo mật và đảm bảo an
ninh mạng. Tại một số trường đại học của nước ta chưa có hệ chính quy bậc đại học và
sau đại học để đào tạo nguồn nhân lực cho công tác bảo mật hoặc an ninh mạng. Những
người có khả năng trong lĩnh vực này hầu như là tự học hỏi, tự rèn luyện từ công việc
thực tế và những người có chứng chỉ bảo mật CNTT học từ nước ngoài còn quá ít và
chưa hẳn đã đáp ứng được yêu cầu công việc cụ thể trên hệ thống CNTT, mạng máy tính
trong nước.
- Thứ ba, là khó khăn về trang thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác đấu tranh phòng
chống tội phạm
Sự chênh lệch khá lớn về tiềm lực kinh tế, trình độ khoa học – kỹ thuật, trang thiết
bị công nghệ đã tạo ra những khó khăn trong công tác đấu tranh với tội phạm trong lĩnh
vực CNTT. Hầu hết những giải pháp công nghệ của ta đều chưa theo kịp sự phát triển của
hệ thống hạ tầng viễn thông, Internet hiện nay của các nhà cung cấp dịch vụ tại Việt Nam

cũng như sự phát triển nhanh chóng của các loại hình dịch vụ Internet trên thế giới, công
nghệ lạc hậu so với thế giới, thiếu nhiều thiết bị chuyên dụng phục vụ cho công tác
nghiệp vụ.
Trang thiết bị kỹ thuật của cơ quan bảo vệ pháp luật còn quá lạc hậu so với các
phương tiện phạm tội của bọn tội phạm CNTT. Thực tế hiện nay, về mặt công nghệ,
phương tiện kỹ thuật, trang thiết bị thì các cơ quan bảo vệ pháp luật thường thua kém tội
phạm trong lĩnh vực CNTT từ 5 năm đến 10 năm, trong khi các phương thức, cộng cụ
phạm tội của bọn tội phạm thì được đổi mới, hiện đại lên từng ngày, từng giờ. Nên các
trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật phục vụ cho công tác đấu tranh phòng chống tội phạm
này ở nước ta mặc dù đã được quan tâm đầu tư, nhưng vẫn còn thiếu, lạc hậu chưa theo
kịp sự thay đổi liên tục của lĩnh vực CNTT. Dẫn đến gặp nhiều khó khăn trong triển khai
các biện pháp nghiệp vụ để phát hiện, thu thập, bảo quản tài liệu, chứng cứ. Gây ảnh
hưởng rất lớn đến kết quả điều tra, xử lý bọn tội phạm này. Đặc biệt, là khi có yêu cầu
Đề án cuối khóa

HVTT: Nguyễn Hữu Tường
20


Tăng cường công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong lĩnh vực CNTT
trưng cầu giám định, bởi nội dung giám định về cơ bản là xác định tính năng kỹ thuật của
các thiết bị, phương tiện mà đối tượng sử dụng để phạm tội. Điều này đòi hỏi cán bộ làm
công tác giám định phải am hiểu chuyên môn và có thiết bị kỹ thuật hiện đại để thực thi
công việc.
- Thứ tư, lực lượng chuyên trách đấu tranh chống tội phạm trong lĩnh vực CNTT ra
đời khá muộn, thiếu kinh nghiệm đấu tranh, lại không đồng bộ ở các địa phương
Tội phạm trong lĩnh vực CNTT chưa có lực lượng chuyên tranh để đấu tranh, phòng
chống nhưng nó được gộp vào án công nghệ cao nói chung và giao cho lực lượng chuyên
trách phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (mà tội phạm trong lĩnh vực CNTT
là lĩnh vực cơ bản của loại tội này) đảm nhiệm. Trong khi lực lượng này còn chưa đáp

ứng yêu cầu về số lượng. Đến nay, lực lượng này mới chỉ được thành lập ở Bộ Công an
và Công an ở một số địa phương như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Cần Thơ...Các địa phương
còn lại chưa có đầu mối chuyên trách cho công tác này.
- Thứ năm, việc tham gia hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống các hành vi
phạm pháp luật nói chúng và tội phạm trong lĩnh vực CNTT nói riêng vẫn còn nhiều khó
khăn, hạn chế
Hiện nay do tác động mạnh mẽ của quá trình giao lưu quốc tế trên nhiều lĩnh vực, đặc
biệt là lĩnh vực CNTT nên cuộc đấu trong chống lại loại tội phạm này không còn là vấn
đề riêng của mỗi quốc gia, mỗi khu vực mà trở thành vấn đề toàn cầu. Cuộc đấu tranh
này nếu chỉ tiến hành đơn lẻ, không có sự hợp tác quốc tế chặt chẽ thì khó có thể đem lại
hiệu quả cao. Bởi vì, tội phạm công nghệ cao nói chung và CNTT nói riêng có tội có tính
chất quốc tế đòi hỏi các lực lượng đấu tranh chống tội phạm phải liên kết trên phạm vi
toàn cầu.
Nhưng do nhiều nguyên nhân nên việc nước ta tham gia các quy định pháp luật quốc
tế trong lĩnh vực sử dụng CNTT còn nhiều hạn chế. Dẫn đến hợp tác quốc tế trong
phòng, chống tội phạm công nghệ cao nói chung và CNTT nói riêng với Cảnh sát các
nước còn nhiều khó khăn, hạn chế... Những khó khăn thường trực đó là, pháp luật mỗi
nước về tội phạm này quy định khác nhau nên kết quả hợp tác giữa Việt Nam và một số
nước chưa đạt được kết quả tích cực. Còn theo Văn phòng Interpol Việt Nam, do nhiều
hạn chế của hiệp định tương trợ tư pháp hình sự và rào cản luật pháp giữa các nước về
nhân quyền nên các yêu cầu xác minh địa chỉ IP, mạo danh cá nhân đánh cắp tài khoản
ngân hàng... của Cảnh sát Việt Nam trao đổi với Cảnh sát nước ngoài vẫn chưa thể đạt
được kết quả như mong muốn. Đó cũng là lý do vì sao, công tác đòi hỏi sự hợp tác quốc
Đề án cuối khóa

HVTT: Nguyễn Hữu Tường
21


Tăng cường công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong lĩnh vực CNTT

tế khác như tương trợ tư pháp, ủy thác tư pháp, ở nước ta kết quả còn hạn chế, nhiều vụ
ủy thác tư pháp hầu như không có kết quả hoặc rất chậm trả lời.
Ví dụ: Như tại một số nước khi ta yêu cầu hợp tác, nhưng họ vì nhiều lý do (điển
hình như pháp luật nước họ không cho phép trao đổi hay vi phạm quyền riêng tư của
công dân nước họ…) nên họ không muốn hoặc không thể cung cấp đầy đủ thông tin để
phục vụ công tác tiến hành điều tra tại Việt Nam, làm cho thời gian trao đổi và đề nghị bổ
sung thông tin rất dài. Các đề nghị bổ sung thêm thông tin thường không có kết quả vì
các cơ quan nước ngoài cũng không có nhiều thông tin cụ thể.
- Sáu là, hiểu biết và ý thức pháp luật của người dân trong lĩnh vực CNTT còn thấp
Thực tế hiện nay có rất nhiều người dân do thiếu hiểu biết về các quy định pháp luật
trong lĩnh vực CNTT, nên khi thực hiện hành vi phạm tội, họ nghĩ rằng hành vi của mình
không phải là tội phạm, nhưng thực chất theo qui định pháp luật thì hành vi đó là phạm
pháp và vì thế họ vướng vào vòng lao lý một cách đáng tiếc. Ví dụ như là những đối
tượng có kỹ năng hoặc mới khám phá được các kỹ năng xâm nhập vào các webside nhầm
thể hiện sự hiểu biết của mình nhưng không biết được hậu quả cho hành vi của mình gây
ra, làm tổn hại về vật chất, lẫn uy tín của các trang wedside đó.
Ngoài ra, người sử dụng máy tính chưa nhận thức và có ý thức đầy đủ về tầm quan
trọng của an ninh mạng. Hay nói cách khác, ý thức trong việc bảo mật của tổ chức, cá
nhân sử dụng máy tính ở nước ta vẫn chưa cao. Vì nhiều người hoặc nhiều doanh nghiệp
cho rằng webside của mình chỉ cần có firewall (bức tường lửa) là đảm bảo an toàn tuyệt
đối. Nhưng thật ra, tính năng của bức tường lửa cũng chỉ đảm bảo được một phần nào
mức độ an toàn của hệ thống mạng, bức tường lửa có thể được ví như một chiếc ổ khóa
của ngôi nhà nhiều cửa. Cửa chính có thể đang được đóng kín, khóa cẩn thận nhưng “kẻ
trộm” có thể đột nhật từ các cửa phụ, cửa sổ và thậm chí là từ lỗ thông hơi của ngôi nhà.
2.3.3. Nội dung cụ thể đề án cần thực hiện
Đề án cấn thực hiện các nội dung cụ thể sau:
- Thứ nhất: Tập trung tìm hiểu, nắm bắt và thống kê cụ thể, chi tiết tình hình tội
phạm và công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trên phạm vi cả nước.
- Thứ hai: Phải thông qua việc nghiên cứu và tìm hiểu về thực trạng tình hình tội
phạm và thực tiễn công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong lĩnh vực CNTT ở nước

ta. Để từ đó tìm ra các giải pháp góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong

Đề án cuối khóa

HVTT: Nguyễn Hữu Tường
22


×