Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Quy định của bộ luật hình sự về một số tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.47 KB, 32 trang )

HỌC VIỆN KỸ THUẬT MẬT MÃ
KHOA AN TOÀN THÔNG TIN


BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC
PHÁP LUẬT AN TOÀN THÔNG TIN
Chủ đề số 04
QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VỀ MỘT SỐ TỘI PHẠM TRONG
LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ VIỄN THÔNG

Giảng viên: TS. Nguyễn Tuấn Anh
Nhóm 2

HÀ NỘI, 2015


Ý KIẾN CỦA GIẢNG VIÊN


MỤC LỤC

DANH MỤC KÍ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT...............................................................................
LỜI NÓI ĐẦU...............................................................................................................................
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LUẬT PHÁP AN TOÀN THÔNG TIN
.........................................................................................................................................................

1.1. Bộ luật hình sự....................................................................................................3
1.2. Thông tư.............................................................................................................3
1.3. Nghị định của chính phủ....................................................................................4
1.4. Một số chế định cơ bản của Luật hình sự...........................................................4
Chương 2. NHỮNG ĐỔI MỚI CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI PHẠM


TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ VIỄN THÔNG..................................

2.1. Bộ luật hình sự 1999...........................................................................................6
2.2. Các quy định mới của luật sửa đổi, bổ sung năm 2009......................................7
Chương 3. CÁC DẤU HIỆU PHÁP LÝ ĐẶC TRƯNG CỦA TỘI PHẠM CÔNG
NGHỆ THÔNG TIN...................................................................................................................

3.1. Một số thuật ngữ thông dụng...........................................................................11
3.2. Xác định hậu quả định tội.................................................................................12
3.3. Tội phát tán vi-rút, chương trình tin học có tính năng gây hại cho hoạt động
của mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet, thiết bị số (Điều 224).........13
3.4. Tội cản trở hoặc gây rối hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông,
mạng Internet, thiết bị số (Điều 225)......................................................................15
3.5. Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn
thông, mạng Internet (Điều 226).............................................................................17
3.6. Tội truy cập bất hợp pháp vào mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet
hoặc thiết bị số của người khác (Điều 226a)...........................................................19
3.7. Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số
thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (Điều 226b)...................................................21
Chương 4. MỘT SỐ VỤ ÁN VỀ TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN VÀ VIỄN THÔNG...............................................................................................

4.1. Chiếm đoạt tài sản bằng thẻ tín dụng giả.........................................................24
4.2. Dùng phần mềm nghe lén hơn 14.000 tài khoản di động.................................25
4.3. Trộm email của doanh nghiệp để lừa đảo chiếm đoạt tài sản..........................26
4.4. Lợi dụng sàn thương mại điện tử để lừa đảo (Vụ Công ty MB24)..................27
KẾT LUẬN.................................................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................................



DANH MỤC KÍ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT

Viết tắt

Giải thích

BLHS

Bộ luật hình sự

TTLT

Thông tư liên tịch

BCA

Bộ Công An

BQP

Bộ Quốc Phòng

BTT&TT

Bộ Thông tin và Truyền thông

VKSNDTC

Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao


TANDTC

Tòa Án Nhân Dân Tối Cao

CIO

Chief Information Officer

ISP

Internet Service Provider

QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VỀ MỘT SỐ TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN-VIỄN THÔNG

Tr.1


LỜI NÓI ĐẦU

Trong những thập kỷ qua, loài người đã và đang chứng kiến sự phát triển vượt bậc
của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Không thể phủ
nhận được vai trò của công nghệ thông tin như là một công cụ hữu hiệu trong mọi lĩnh
vực của đời sống xã hội. Nhưng cũng như bất kỳ một thành tựu khoa học nào của nhân
loại, các thành tựu do công nghệ thông tin đem lại cũng bị sử dụng vào mục tiêu phản
phát triển, bị lợi dụng để hoạt động phạm tội.
Tội phạm công nghệ cao đã và đang gây ra nhiều thiệt hại cho nền kinh tế và sự
phát triển chung của các nước trên thế giới. Trong bài viết “Cyber crime more profitable
than drugs, says Interpol” trên trang www.afr.com ông Khoo Boon Hui- Chủ tịch
Interpol cho biết tội phạm sử dụng công nghệ cao đang trở thành mối nguy hại lớn trên
thế giới với thiệt hại mỗi năm khoảng 964 tỷ USD, cao hơn số tiền mà tội phạm buôn bán

ma túy thu được và cứ 14 giây lại xảy ra 01 vụ phạm tội sử dụng công nghệ cao.
Ở Việt Nam, nếu tính thời gian Internet vào Việt Nam năm 1997 thì tới nay công
nghệ này hoạt động được 18 năm. Theo McAfee thì năm 2009, mức độ nguy hiểm của
tên miền.vn chỉ có 0,9% và đứng thứ 39 trên thế giới, mà đến năm 2010 đã nhảy vọt lên
29,4% lên hạng thứ nhất.Tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao diễn biến phức tạp,
qua từng năm loại tội phạm này tăng cả số vụ lẫn mức độ thiệt hại và phương thức ngày
càng tinh vi hơn.
Qua bài báo cáo này chúng ta sẽ tìm hiểu rõ về quy định của Bộ luật hình sự Việt
Nam quy định về các loại tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin như thế nào? Các
dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội phạm, Các chế tài áp dụng với mỗi loại tội phạm ra
sao? Qua các giai đoạn hoàn thiện thì bộ luật đã được sửa đổi bổ sung những gì?..
Hy vọng mọi người sẽ nắm rõ như thế nào là hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh
vực công nghệ thông tin và luôn luôn tuân thủ các quy định của luật hình sự Việt Nam.

QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VỀ MỘT SỐ TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN-VIỄN THÔNG

Tr.2


CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LUẬT PHÁP AN TOÀN
THÔNG TIN

1.1.

Bộ luật hình sự
Bộ luật hình sự có nhiệm vụ bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ

của nhân dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích
của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp
luật xã hội chủ nghĩa, chống mọi hành vi phạm tội; đồng thời giáo dục mọi người ý

thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.
Để thực hiện nhiệm vụ đó, Bộ luật quy định tội phạm và hình phạt đối với
người phạm tội.
1.2.

Thông tư

Quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị
quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị
định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Để áp dụng đúng và thống nhất các quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999
(sửa đổi, bổ sung năm 2009) đối với một số tội phạm trong lĩnh vực công nghệ
thông tin và viễn thông, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Bộ Thông tin
và Truyền thông, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao ban
hành Thông tư liên tịch số 10//2012/TTLT-BCA-BQP-BTT&TT-VKSNDTCTANDTC ngày 10-9-2012 hướng dẫn áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự về
một số tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông.
Đây được xem là một văn bản quan trọng giúp cho lực lượng Cảnh sát nhân
dân có đủ cơ sở để đấu tranh với các hành vi phạm tội có sử dụng công nghệ cao.

QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VỀ MỘT SỐ TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN-VIỄN THÔNG

Tr.3


1.3.

Nghị định của chính phủ
Nghị định của Chính phủ được ban hành để quy định chi tiết thi hành luật,

nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội,

lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
Vậy nghị định và thông tư có chồng chéo lên nhau khi cùng quy định chi tiết
thi hành luật? Khi nghị định và thông tư có quy định khác nhau về cùng 1 vấn đề
thì phải áp dụng văn bản nào?
Theo khoản 2, điều 83, Luật ban hành văn bản pháp luật: “ Trong trường
hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề
thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.”
Như vậy Nghị định có giá trị pháp lý cao hơn thông tư. Nhưng thông tư có
mức độ hợp lý và sát với thực tế hơn so với nghị định vì nghị định do thủ tướng
ban hành theo đề nghị của bộ trưởng ra đời trước còn thông tư do trực tiếp bộ
trưởng ban hành ra đời sau.
1.4.

Một số chế định cơ bản của Luật hình sự

1.4.1. Tội phạm
Theo Điều 8 Bộ luật Hình sự, Tội phạm là những hành vi nguy hiểm cho xã
hội, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý hình sự thực hiện, có lỗi, trái pháp
luật hình sự và bị xử lý bằng hình phạt.
1.4.2. Các loại tội phạm
Các dấu hiệu của tội phạm gồm có:
• Tính gây nguy hiểm cho xã hội.
• Tính trái pháp luật hình sự.
• Tính có lỗi.
• Tính phải chịu hình phạt.

QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VỀ MỘT SỐ TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN-VIỄN THÔNG

Tr.4



Các yếu tố cấu thành tội phạm:
• Mặt khách quan
• Mặt chủ quan
• Chủ thể
• Khách thể
Phân loại tội phạm:
• Tội phạm ít nghiêm trọng
• Tội phạm nghiêm trọng
• Tội phạm rất nghiêm trọng
• Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng

QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VỀ MỘT SỐ TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN-VIỄN THÔNG

Tr.5


CHƯƠNG 2. NHỮNG ĐỔI MỚI CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI PHẠM
TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ VIỄN THÔNG

2.1.

Bộ luật hình sự 1999
Bộ Luật Hình sự năm 1999 của nước ta đã có 3 điều luật liên quan đến lĩnh

vực công nghệ thông tin:
• Điều 224. Tội tạo ra và lan truyền, phát tán các chương trình vi- rút tin
học.
• Điều 225.Tội vi phạm các quy định về vận hành, khai thác và sử dụng
mạng máy tính điện tử.

• Điều 226. Tội sử dụng trái phép thông tin trên mạng và trong máy
tính.
Tuy nhiên, tội phạm công nghệ cao lại chỉ xuất hiện “rầm rộ” khoảng 7, 8
năm trở lại đây và ngày càng có chiều hướng gia tăng. Tính chất nguy hiểm của
loại tội phạm này chính là mối đe dọa của an ninh chính trị. Nhiều quốc gia trên
thế giới cũng đã phát hiện nhiều thông tin mật, nhạy cảm đã bị đánh cắp và nhiều
hệ thống thông tin trọng yếu đã bị tấn công hủy diệt, bởi những tác nhân bên ngoài
và bị sử dụng để tấn công phá hoại hệ thống cơ sở hạ tầng trọng yếu có liên quan.
Các điều luật trong Bộ luật Hình sự năm 1999 này chỉ mang tính nguyên tắc
chung, chưa có văn bản hướng dẫn áp dụng của cơ quan có thẩm quyền xác định
được phạm vi của “mạng máy tính” mà người phạm tội đã lan truyền, phát tán các
chương trình vi-rut hoặc đưa vào mạng máy tính những thông tin trái với quy định
của pháp luật, số lượng máy tính bị làm biến dạng, làm huỷ hoại các dữ liệu để có
thể xử lý bằng hình sự theo khoản 1 của các điều: 224, 225 và Điều 226 Bộ luật
Hình sự, hoặc như các thuật ngữ “gây hậu quả nghiêm trọng” hoặc “gây hậu quả
rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng”… để định khung truy tố, xét xử và
quyết định hình phạt. Trước sự gia tăng của loại tội phạm này, mà các quy định tại
QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VỀ MỘT SỐ TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN-VIỄN THÔNG

Tr.6


ba điều luật trên lại không bao quát hết mọi hành vi phạm tội thực hiện thông qua
sử dụng công nghệ thông tin, nhất là các hành vi phạm tội công nghệ cao đang xảy
ra một cách phổ biến mà hành lang pháp luật liên quan đến vấn đề này vẫn còn
thiếu cũng là nguyên nhân chính khiến nhiều cơ quan tố tụng phải lúng túng khi xử
lý những vụ việc này.
Ví dụ vào năm 2006, trang web moet.gov.vn của Bộ Giáo dục& Đào Tạo bị
hacker tấn công đã tháo ảnh Bộ trưởng trên trang web và thay bằng ảnh của mình.
Hacker này là em Bùi Minh Trí, 17 tuổi, học lớp 12 lý-tin, Trường THPT chuyên

Nguyễn Bỉnh Khiêm, thị xã Vĩnh Long. Tuy nhiên áp dụng Bộ luật Hình sự của
nước ta tại các điều 224, 225, 226 về trường hợp của em Bùi Minh Trí thì chưa đến
mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu áp dụng điểm K Điều 41 Nghị định
55/NĐ-CP của Chính phủ về “quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet”: “Vi
phạm các quy định về vận hành, khai thác và sử dụng máy tính gây rối loạn hoạt
động, phong toả hoặc làm biến dạng, làm hủy hoại các dữ liệu trên Internet mà
chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự”. thì với hành vi của em Bùi Minh Trí
sẽ bị xử phạt hành chính. Mức xử phạt hành chính từ 10 đến 20 triệu đồng.Tuy
vậy, với trường hợp của em Trí sẽ được xem xét tình tiết giảm nhẹ về động cơ, về
gia đình, học sinh và tuổi tác.
2.2.

Các quy định mới của luật sửa đổi, bổ sung năm 2009
Để đấu tranh có hiệu quả đối với loại tội phạm công ngệ cao, trên cơ sở dự

báo các hành vi phạm tội liên quan đến lĩnh vực công nghệ thông tin, Luật sửa đổi
bổ sung một số điều của Bộ Luật Hình sự được Quốc hội thông qua vào ngày 19-62009 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2010 đã sửa đổi, bổ sung một số điều của
Bộ luật hình sự tập trung vào việc tiếp tục hoàn thiện các quy định tại các điều 224,
225, 226 và tội phạm hóa một số hành vi thành các tội độc lập.

QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VỀ MỘT SỐ TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN-VIỄN THÔNG

Tr.7


Bộ luật sửa đổi, bổ sung đã bổ sung thêm 2 tội mới trong lĩnh vực công nghệ
thông tin:
• Điều 226a. Tội truy cập bất hợp pháp vào mạng viễn thông, mạng
máy tính, mạng Internet hoặc thiết bị số của người khác.
• Điều 226b. Tội sử dụng mạng viễn thông, mạng máy tính, mạng

Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.
Có thể thấy đây chính là những cố gắng của các cơ quan chức năng nhằm tạo
ra hành lang pháp lý ngăn chặn các nguy cơ cao từ lĩnh vực tội phạm công nghệ
thông tin. Đặc biệt Điều 224, 225 và 226 cũng có sửa đổi cơ bản về tên gọi cũng
như những hành vi khách quan trong cấu thành tội phạm của những điều luật này.
Việc sửa đổi ba điều luật nêu trên đều theo hướng thiết kế điều luật cụ thể
hơn, rõ ràng hơn, đưa thêm một số hành vi vào ngay tên gọi của các điều luật,
ngoài ra Luật sửa đổi bổ sung cũng đưa thêm vào cấu thành tăng nặng một số tình
tiết định khung, tăng nặng hình phạt tiền.
2.2.1. Điều 224, Bộ luật hình sự
Việc thay đổi tên gọi của điều luật như trước đây chỉ có quy định hành vi tạo
ra và lan truyền, phát tán các chương trình vi rút tin học một cách chung nhất, thì
Luật sửa đổi đã bổ sung thêm một cách cụ thể và quy định rõ về “tính năng gây
hại” cho cả mạng viễn thông, mạng Internet, thiết bị số.
Bổ sung một số tình tiết tăng nặng: Có tổ chức; Tái phạm nguy hiểm; Đối
với hệ thống dữ liệu thuộc bí mật nhà nước, hệ thống thông tin phục vụ an ninh,
quốc phòng; Với cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia, hệ thống thông tin điều hành
lưới điện quốc gia, hệ thống thông tin tài chính, ngân hang, hệ thống thông tin điều
khiển giao thông.
2.2.2. Điều 225, Bộ luật hình sự
Điều luật này quy định về các hành vi vi phạm các quy định về vận hành,
khai thác và sử dụng mạng máy tính điện tử. Luật sửa đổi, bổ sung đã sửa đổi và
thay bằng theo hướng cụ thể và mở rộng hơn đó là thay thế cụm từ “khai thác”, “sử

QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VỀ MỘT SỐ TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN-VIỄN THÔNG

Tr.8


dụng” bằng cụm từ “cản trở” hoặc “gây rối” không chỉ đối với mạng máy tính mà

còn cả đối với cả mạng viễn thông, mạng Internet, thiết bị số.
Một số tình tiết tăng nặng bổ sung: Lợi dụng quyền quản trị mạng máy tính,
mạng viễn thông, mạng Internet; Đối với hệ thống dữ liệu thuộc bí mật nhà nước,
hệ thống thông tin phục vụ an ninh quốc phòng; Đối với cơ sở hạ tầng thông tin
quốc gia, hệ thống thông tin điều hành lưới điện quốc gia, hệ thống thông tin tài
chính, ngân hàng, hệ thống thông tin điều khiển giao thông.
2.2.3. Điều 226, Bộ luật hình sự
Điều luật này được bổ sung thêm hành vi sử dụng trái phép thông tin trên
mạng viễn thông, mạng Internet.
Một số tình tiết tăng nặng bổ sung: Lợi dụng quyền quản trị mạng máy tính,
mạng viễn thông, mạng Internet; Thu lợi bất chính từ một trăm triệu đồng trở lên.
Hình phạt tiền là hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền
từ hai mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng.
Như vậy có thể thấy Bộ luật đã nâng mức độ nguy hiểm đối với loại tội
phạm này.
2.2.4. Điều 226a, Bộ luật hình sự
Tội truy cập bất hợp pháp vào mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng
Internet hoặc thiết bị số của người khác.
Điều luật này quy định: Người nào cố ý vượt qua cảnh báo, mã truy cập,
tường lửa, sử dụng quyền quản trị của người khác hoặc bằng phương thức khác
truy cập bất hợp pháp vào mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc
thiết bị số của người khác chiếm quyền điều khiển; can thiệp vào chức năng hoạt
động của thiết bị số; lấy cắp, thay đổi, hủy hoại, làm giả dữ liệu hoặc sử dụng trái
phép các dịch vụ
Một số tình tiết tăng nặng: Có tổ chức; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; Thu
lợi bất chính lớn; Gây hậu quả nghiêm trọng; Tái phạm nguy hiểm.

QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VỀ MỘT SỐ TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN-VIỄN THÔNG

Tr.9



Đối với hệ thống dữ liệu thuộc bí mật nhà nước; hệ thống thông tin phục vụ
an ninh, quốc phòng; Đối với cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia; hệ thống thông tin
điều hành lưới điện quốc gia; hệ thống thông tin tài chính, ngân hàng; hệ thống
thông tin điều khiển giao thông; Thu lợi bất chính rất lớn hoặc đặc biệt lớn; Gây
hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Hình phạt tiền là hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền
từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.
2.2.5. Điều 226b, Bộ luật hình sự
Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số
thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.
Điều luật này quy định: Sử dụng thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng của
cơ quan, tổ chức, cá nhân để chiếm đoạt hoặc làm giả thẻ ngân hàng nhằm chiếm
đoạt tài sản của chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ; Truy cập bất hợp pháp
vào tài khoản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chiếm đoạt tài sản; Lừa đảo
trong thương mại điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn tín dụng, mua bán và
thanh toán cổ phiếu qua mạng nhằm chiếm đoạt tài sản của cơ quan, tổ chức, cá
nhân; Hành vi khác nhằm chiếm đoạt tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Một số tình tiết tăng nặng: Có tổ chức; Phạm tội nhiều lần; Có tính chất
chuyên nghiệp; Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai
trăm triệu đồng; Gây hậu quả nghiêm trọng; Tái phạm nguy hiểm.
Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu
đồng; Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; Gây hậu quả
đặc biệt nghiêm trọng.
Hình phạt tiền là hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền
từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản,
cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm
đến năm năm.


QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VỀ MỘT SỐ TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN-VIỄN THÔNG

Tr.10


CHƯƠNG 3. CÁC DẤU HIỆU PHÁP LÝ ĐẶC TRƯNG CỦA TỘI PHẠM
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Để áp dụng một cách thống nhất các quy định bổ sung của Luật sửa đổi, bổ
sung Bộ luật hình sự năm 2009 đối với các tội phạm về công nghệ thông tin, đặc
biệt là đối với các hành vi mới được tội phạm hóa thành hai tội độc lập quy định tại
Điều 226a và 226b, Liên bộ Bộ Công an- Bộ quốc phòng- Bộ Tư Pháp- Bộ Thông
tin và truyền thông - Viện kiểm sát nhân dân tối cao- Tòa án nhân dân tối cao đã
ban hành Thông tư liên tịch số10//2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-BTT&TTVKSNDTC-TANDTC ngày 10/09/2012 Hướng dẫn áp dụng quy định của Bộ luật
hình sự về một số tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông. Đây
được xem là một văn bản quan trọng giúp cho lực lượng Cảnh sát nhân dân có đủ
cơ sở để đấu tranh với các hành vi phạm tội có sử dụng công nghệ cao.
Căn cứ vào hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 10//2012/ TTLT-BCA-BQPBTP-BTT&TT-VKSNDTC-TANDTC ngày 10/09/2012 Hướng dẫn áp dụng quy
định của Bộ luật hình sự về một số tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và
viễn thông, thì chúng ta có thể thấy các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của các tội
phạm công nghệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông.
3.1.

Một số thuật ngữ thông dụng

Chương trình tin học có tính năng gây hại: Chương trình tự động hóa xử lý
thông tin, gây ra hoạt động không bình thường cho thiết bị số hoặc sao chép, sửa
đổi, xóa bỏ thông tin lưu trữ trong thiết bị số.
Thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân: Những thông tin

thuộc sở hữu của cơ quan, tổ chức, cá nhân được pháp luật bảo vệ
Mã truy cập: Điều kiện bắt buộc đáp ứng một tiêu chí chuẩn nhất định trước
khi sử dụng, truy cập tới thiết bị, nội dung dữ liệu được bảo vệ.

QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VỀ MỘT SỐ TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN-VIỄN THÔNG

Tr.11


Quyền quản trị mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet: Quyền
quản lý, vận hành, khai thác và duy trì hoạt động ổn định hệ thống mạng máy tính,
mạng viễn thông, mạng Internet của cá nhân, tổ chức.
Hệ thống dữ liệu thuộc bí mật nhà nước: Hệ thống thông tin do cơ quan, tổ
chức quản lý có chứa những tin về vụ, việc, tài liệu, vật, địa điểm, thời gian, lời nói
có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, đối ngoại,
kinh tế, khoa học, công nghệ, các lĩnh vực khác mà Nhà nưóc không công bố hoặc
chưa công bố và nếu bị tiết lộ thì sẽ gây nguy hại cho Nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam và được bảo vệ theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật
nhà nước.
Hệ thống thông tin phục vụ an ninh: Hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức
chứa đựng những dữ liệu có liên quan đến việc bảo đảm sự ổn định, phát triển bền
vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của
Tổ quốc.
Hệ thống thông tin phục vụ quốc phòng: Hệ thống thông tin của tổ chức, cơ
quan nhà nước chứa đựng những dữ liệu có liên quan đến việc bảo vệ đất nước
Hệ thống thông tin điều hành lưới điện quốc gia: Hệ thống thông tin phục vụ
hoạt động quản lý, vận hành các công trình điện của quốc gia để truyền tải năng
lượng điện từ nơi sản xuất điện đến cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng điện.
Hệ thống thông tin điều khiển giao thông: Hệ thống thông tin của cơ quan

nhà nước phục vụ hoạt động quản lý, vận hành các công trình giao thông nhằm bảo
đảm hoạt động giao thông thông suốt, trật tự, an toàn.
Hệ thống thông tin tài chính, ngân hang: Hệ thống thông tin chứa đựng cơ sở
dữ liệu phục vụ cho một hoặc nhiều hoạt động kỹ thuật nghiệp vụ tài chính, ngân
hàng.
3.2.

Xác định hậu quả định tội
Hậu quả phải do hành vi phạm tội gây ra (có mối quan hệ nhân quả giữa

hành vi phạm tội và hậu quả đó). Hậu quả đó có thể là thiệt hại về vật chất (như
tiền, máy móc, phần mềm kỹ thuật... hoặc thiệt hại do hỏng máy móc, phần mềm
kỹ thuật dẫn đến thiệt hại về hoạt động sản xuất...) hoặc hậu quả phi vật chất như
gây ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật
QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VỀ MỘT SỐ TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN-VIỄN THÔNG

Tr.12


của Nhà nước; gây ảnh hưởng xấu về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; xâm
phạm danh dự, nhân phẩm con người, uy tín của cơ quan, tổ chức...
Việc xác định hậu quả là thiệt hại về tài sản để coi là yếu tố định tội hoặc
định khung hình phạt không được căn cứ vào giá trị tài sản bị chiếm đoạt, vì giá trị
tài sản này đã được quy định thành tình tiết định khung riêng biệt. Hậu quả phải là
thiệt hại về tài sản xảy ra ngoài giá trị tài sản bị chiếm đoạt.Thiệt hại về tài sản do
tội phạm gây ra bao gồm thiệt hại trực tiếp và thiệt hại gián tiếp.
Ví dụ:Trong bài viết ”Study: Cybercrime cost firms $1 trillion globally” trên
trang www.cnet.com cho biết: Trong một cuộc khảo sát với 800 CIO (chief
information officer) tại 8 nước Hoa Kỳ, Anh, Đức, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ,
Brazil, và Dubai, công bố hồi tháng 1/2009, công ty phần mềm an ninh McAfee

nhận thấy trong năm 2008, 800 công ty này đã mất tổng cộng 4,6 tỉ USD giá trị tài
sản trí tuệ và phải chi ra 600 triệu USD để khắc phục thiệt hại do bị tấn công.
Như vậy giá trị tài sản để định tội là 5.2 tỉ USD.

3.3.

Tội phát tán vi-rút, chương trình tin học có tính năng gây hại cho hoạt
động của mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet, thiết bị số
(Điều 224)

3.3.1. Khách thể của tội phạm
Tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông được xếp vào
chương XIX: “Các tội phạm xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng”. Do
đó, nhóm tội phạm này xâm phạm đến các quan hệ xã hội trong lĩnh vực an toàn
trật tự xã hội. Nói một cách cụ thể, tội phạm loại này xâm hại đến an toàn trong
hoạt động tin học và viễn thông, gây ra những những ách tắc, rối loạn và thiệt hại
về nhiều mặt cho đời sống xã hội.
3.3.2. Chủ thể của tội phạm
Chủ thể thực hiện tội phạm là chủ thể thường, đủ độ tuổi chịu trách nhiệm
hình sự (từ đủ 16 tuổi trở lên chịu trách nhiệm về mọi hành vi phạm tội, từ đủ 14
QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VỀ MỘT SỐ TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN-VIỄN THÔNG

Tr.13


tuổi đến dưới 16 tuổi chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố
ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng) và có năng lực trách nhiệm hình sự. Mức
hình phạt quy định tại khoản 3 Điều 224 BLHS quy định là tù từ 5 năm đến 12
năm (thuộc tội phạm rất nghiêm trọng), phạm tội thuộc khoản 1 và khoản 2 Điều
224 BLHS sẽ được xếp loại là tội phạm nghiêm trọng. Do đó, người từ đủ 16 tuổi

trở lên sẽ phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi phạm tội của Điều 224 BLHS,
người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm
tội nếu thuộc khoản 3 Điều 224 BLHS.
3.3.3. Mặt khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan của tội phạm thể hiện ở việc phát tán (cố ý lan truyền)
vi rút, chương trình tin học có tính năng gây hại (gây rối loạn hoạt động, phong
tỏa, sao chép, làm biến dạng, huỷ hoại các dữ liệu cho mạng máy tính, mạng viễn
thông, mạng internet, thiết bị số. (Điều 224 BLHS và Điều 6 Thông tư).
Chương trình tin học có tính năng gây hại là chương trình tự động hóa xử lý
thông tin, gây ra hoạt động không bình thường cho thiết bị số hoặc sao chép, sửa
đổi, xóa bỏ thông tin lưu trữ trong thiết bị số. Tội phạm có cấu thành vật chất khi
đòi hòi phải gây hậu quả nghiêm trọng (gây thiệt hại về vật chất có giá trị từ năm
mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng)thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình
sự.
3.3.4. Mặt chủ quan của tội phạm
Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý.
3.3.5. Hình phạt
Điều 224 Bộ luật hình sự quy địnhcó ba khung hình phạt:
• Khung 1: Quy định mức hình phạt tiền từ hai mươi triệu đồng đến hai
trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm, trong trường
hợp gây thiệt hại từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng.
• Khung 2: Quy định hình phạt tù từ ba năm đến bảy năm tương ứng
với một số tình tiết định khung tăng nặng của tội phạm, trong đó đáng
QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VỀ MỘT SỐ TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN-VIỄN THÔNG

Tr.14


chú ý là gây hậu quả rất nghiêm trọng (gây thiệt hại về vật chất có giá
trị từ hai trăm triệu đồng đồng đến dưới năm trăm triệu đồng) sẽ bị xử

phạt theo khoản 2 Điều 224 BLHS.
• Khung 3: Quy định hình phạt tù từ năm năm đến mười hai năm đối
với các tình tiết định khung tăng nặng.Gây hậu quả đặc biệt nghiêm
trọng quy định tại điểm c khoản 3 Điều 224 Bộ luật hình sự là gây
thiệt hại về vật chất có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên theo
khoản 4 Điều 6 Thông tư liên tịch 10//2012.
• Hình phạt bổ sung quy định mức phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm
mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm
công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
3.4. Tội cản trở hoặc gây rối hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn
thông, mạng Internet, thiết bị số (Điều 225)
3.4.1. Khách thể của tội phạm
Khách thể của tội phạm quy định tại Điều 225 BLHS là xâm phạm đến hoạt
động an toàn của hệ thống máy tính và viễn thông.
3.4.2. Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm quy định tại Điều 225 BLHS là chủ thể thường, tương
tự như chủ thể của tội phạm tại Điều 224 BLHS.
3.4.3. Mặt khách quan của tội phạm
Các dạng hành vi phạm tội có thể thuộc một trong các trường hợp sau:
• Tự ý (được hiểu là thực hiện hành vi một cách cố ý khi không có sự
đồng ý của chủ thể quản lý phần mềm, dữ liệu kỹ thuật số) xoá, làm
tổn hại hoặc thay đổi phần mềm, dữ liệu thiết bị số.
• Ngăn chặn trái phép (được hiểu là hành vi trái pháp luật được thực
hiện một cách cố ý làm gián đoạn hoặc làm cho không thực hiện

QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VỀ MỘT SỐ TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN-VIỄN THÔNG

Tr.15



được )việc truyền tải dữ liệu của mạng máy tính, mạng viễn thông,
mạng Internet, thiết bị số.
• Hành vi khác cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính,
mạng viễn thông, mạng Internet, thiết bị số. Ở đây nhà làm luật đã xây
dựng một quy định mở, theo đó các dạng hành vi khác (không liệt kê)
nếu sau này phát sinh trên thực tế mà chưa được dự liệu trước ở thời
điểm sửa đổi, bổ sung BLHS 2009 làm cản trở hoặc gây rối loạn hoạt
động của mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet và thiết bị
số sẽ có thế xem xét xử lý theo nhóm hành vi này. Thông tư có hướng
dẫn bằng cách liệt kê một số ví dụ của “hành vi khác” ở đây có thể
là đưa vào, truyền tải làm hư hỏng, xóa, làm suy giảm, thay thế hoặc
nén dữ liệu máy tính, thiết bị viễn thông hay thiết bị số. Cản trở hoặc
gây rối loạn được hiểu là hành vi cố ý trái pháp luật của người không
có thẩm quyền (trong khai thác, quản lý, vận hành) làm ảnh hưởng
đến hoạt động bình thường của mạng máy tính, mạng viễn thông,
mạng internet và thiết bị số.
3.4.4. Mặt chủ quan của tội phạm
Lỗi của người phạm tội có thể là cố ý.
3.4.5. Hình phạt
Điều 225 quy định ba khung hình phạt:
• Khung 1: Quy định hình phạt tiền từ hai mươi triệu đến hai trăm triệu
đồng hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm. Tội phạm có cấu thành
vật chất, đòi hỏi phải có hậu quả nghiêm trọng (gây thiệt hại về vật
chất có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu
đồng) nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 224 BLHS hay
Điều 226a BLHS.
• Khung 2: Quy định hình phạt tù từ ba năm đến bảy năm tương ứng
với một số tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự, trong

QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VỀ MỘT SỐ TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN-VIỄN THÔNG


Tr.16


đó đáng chú ý là điểm b khoản 2 Điều 225 BLHS “Lợi dụng quyền
quản trị mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet”. Trong
đó quyền quản trị mạng được hiểu là quyền quản lý, vận hành, khai
thác và duy trì hoạt động ổn định hệ thống mạng máy tính, mạng viễn
thông, mạng Internet.Tình tiết gây hậu quả rất nghiêm trọng quy định
tại khoản này là thiệt hại vật chất có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến
dưới năm trăm triệu đồng.
• Khung 3: Quy định hình phạt tù từ năm năm đến mười hai năm tương
ứng với một số tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự,
Hậu quả đặc biệt nghiêm trọng quy định tại khoản 3 Điều 225 BLHS
là thiệt hại vật chấtcó giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên.
• Hình phạt bổ sung: Quy định như Điều 224 BLHS.
3.5. Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng
viễn thông, mạng Internet (Điều 226)
3.5.1. Khách thể của tội phạm
Cũng giống như tội phạm Điều 224, Điều 225 BLHS, tội phạm quy định tại
Điều 226 cũng xâm phạm khách thể là sự an toàn của hoạt động trong lĩnh vực
công nghệ thông tin và viễn thông.
3.5.2. Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm là chủ thể thường.
3.5.3. Mặt khách quan của tội phạm
Hành vi phạm tội được thể hiện ở một trong các dạng sau:
• Đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet (gọi chung là
mạng) những thông tin trái pháp luật, thông tin trái pháp luật ở đây
được hiểu là những thông tin vi phạm các điều cấm của pháp luật (như
thông tin bôi xấu danh dự, nhân phẩm của người khác, các thông tin


QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VỀ MỘT SỐ TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN-VIỄN THÔNG

Tr.17


phản khoa học gây hoang mang và bức xúc trong dư luận…), hoặc vi
phạm các chuẩn mực đạo đức và thuần phong mĩ tục của dân tộc.
• Mua bán, trao đổi, tặng cho, sửa chữa, thay đổi hoặc công khai hóa
những thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác
trên mạng mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó. Đây
được hiểu là quy định mang tính chất bảo vệ quyền công dân, quyền
của cá nhân đối với hình ảnh, quyền bí mật đời tư, quyền được bảo vệ
về danh dự, nhân phẩm, uy tín được quy định trong Bộ luật dân sự
năm 2005. Đây là quyền của cá nhân, tổ chức trong việc định đoạt các
thông tin về bí mật đời tư của cá nhân, các thông tin riêng của tổ chức
mà họ là chủ sở hữu các thông tin đó. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng
đây là những thông tin riêng hợp pháp thì chủ sở hữu của những thông
tin đó mới được pháp luật bảo vệ. Theo cách hiểu thông thường thì
đây là những dạng thông tin riêng của cá nhân, tổ chức phù hợp với
quy định của pháp luật, chuẩn mực đạo đức và thuần phong mĩ tục.
• Các hành vi khác sử dụng trái phép thông tin trên mạng. Đây là một
quy định mở để truy cứu trách nhiệm hình sự những trường hợp người
không có thẩm quyền quản lý, sử dụng, khai thác thông tin trên mạng
nhưng vẫn sử dụng những thông tin đó.
3.5.4. Mặt chủ quan của tội phạm
Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý.
3.5.5. Hình phạt
Điều 226 quy định hai khung hình phạt:
• Khung 1: Quy định mức phạt tiền từ mười triệu đến một trăm triệu

đồng cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đên
ba năm.
• Khung 2: Điều 226 BLHS quy định về một số tình tiết định khung
tăng nặng trách nhiệm hình sự, đáng chú ý là tình tiết gây hậu quả rất

QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VỀ MỘT SỐ TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN-VIỄN THÔNG

Tr.18


nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, đã được hướng dẫn định
lượng cụ thể như sau: gây thiệt hại về vật chất có giá trị từ hai trăm
triệu đồng trở lên; hoặc làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ
chức, dẫn đến việc cơ quan, tổ chức bị xâm phạm giải thể hoặc phá
sản.
• Hình phạt bổ sung: phạt tiền từ hai mươi triệu đồng đến hai trăm triệu
đồng, các quy định khác giống như Điều 225.
3.6.

Tội truy cập bất hợp pháp vào mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng
Internet hoặc thiết bị số của người khác (Điều 226a)

3.6.1. Khách thể của tội phạm
Tội phạm xâm phạm đến sự an toàn trong hoạt động của lĩnh vực công nghệ
thông tin và viễn thông.
3.6.2. Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm là chủ thể thường.
3.6.3. Mặt khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan của tội phạm thể hiện ở các dạng sau:
• Truy nhập bất hợp pháp vào mạng máy tính, mạng internet, mạng viễn

thông hoặc thiết bị số của người khác để chiếm quyền điều khiển. Thủ
đoạn là vượt qua cảnh báo, mã truy cập, tường lửa, sử dụng quyền
quản trị của người khác hoặc phương thức khác. Lợi dụng quyền quản
trị mạng của người khác được hiểu là sử dụng trái phép quyền quản
lý, vận hành, khai thác và duy trì hoạt động ổn định của hệ thống
mạng và thiết bị số để thực hiện hành vi phạm tội.
• Can thiệp vào chức năng hoạt động của thiết bị số.
• Lấy cắp, thay đổi hoặc hủy hoại, làm giả dữ liệu hoặc sử dụng trái
phép dịch vụ.

QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VỀ MỘT SỐ TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN-VIỄN THÔNG

Tr.19


Tội phạm có cấu thành hình thức vì không yêu cầu hậu quả là dấu hiệu bắt
buộc. Hậu quả có thể được xem xét là tình tiết định khung tăng nặng ở khoản 2,
khoản 3 Điều 226a BLHS:
• Gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại điểm d khoản 2 Điều 226a Bộ
luật hình sự là gây thiệt hại về vật chất có giá trị từ năm mươi triệu
đồng đến dưới hai trăm triệu đồng.
• Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng quy định tại
điểm d khoản 3 Điều 226a Bộ luật hình sự (tuy tính chất, mức độ hành
vi khác nhau nhưng có cùng khung hình phạt) là gây thiệt hại về vật
chất có giá trị từ hai trăm triệu đồng trở lên.
Đáng lưu ý là trong tội danh này, thu lợi bất chính có thể được coi là tình tiết
định khung tăng nặng:
• Thu lợi bất chính lớn quy định tại điểm c khoản 2 Điều 226a Bộ luật
hình sự là thu lợi bất chính có giá trị từ hai mươi triệu đồng đến dưới
một trăm triệu đồng.

• Thu lợi bất chính rất lớn hoặc đặc biệt lớn quy định tại điểm c khoản 3
Điều 226a Bộ luật hình sự là thu lợi bất chính có giá trị từ một trăm
triệu đồng trở lên.
3.6.4. Mặt chủ quan của tội phạm
Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý.
3.6.5. Hình phạt
Điều 226a quy định ba khung hình phạt:
• Khung 1: Quy định mức phạt tiền từ phạt tiền từ hai mươi triệu đồng
đến hai trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.
• Khung 2: Điều 226a BLHS quy định về một số tình tiết định khung
tăng nặng trách nhiệm hình sự, đáng chú ý là tình tiết gây hậu quả
nghiêm trọng: gây thiệt hại về vật chất có giá trị từ năm mươi triệu
đồng đến dưới hai trăm triệu đồng và thu lợi bất chính: gây thiệt hại
QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VỀ MỘT SỐ TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN-VIỄN THÔNG

Tr.20


về vật chất có giá trị từ hai mươi triệu đồng đến dưới một trăm triệu
đồng.
• Khung 3: Một số tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự,
Thu lợi bất chính rất lớn hoặc đặc biệt lớn quy định tại điểm c khoản 3
Điều 226a Bộ luật Hình sự là thu lợi bất chính có giá trị từ một trăm
triệu đồng trở lên, Hành vi gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt
nghiêm trọng quy định tại điểm d khoản 3 Điều 226a Bộ luật Hình sự
(tuy tính chất, mức độ hành vi khác nhau nhưng có cùng khung hình
phạt) là gây thiệt hại về vật chất có giá trị từ hai trăm triệu đồng trở
lên.
• Hình phạt bổ sung: phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu
đồng, các quy định khác giống như Điều 226.

3.7.

Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết
bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (Điều 226b)

3.7.1. Khách thể của tội phạm
Tội phạm xâm phạm hoạt động bình thường trong lĩnh vực công nghệ thông
tin và viễn thông.
3.7.2. Chủ thể của tội phạm
Chủ thể phạm tội là chủ thể thường.
3.7.3. Mặt khách quan của tội phạm
Mục đích của người phạm tội là nhằm chiếm đoạt tài sản, sử dụng máy tính,
mạng viễn thông, mạng internet và thiết bị số như là công cụ phạm tội. Hành vi
khách quan của tội phạm thể hiện ở một trong những dạng sau:
• Sử dụng thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng của cơ quan, tổ chức,
cá nhân để chiếm đoạt hoặc làm giả thẻ ngân hàng nhằm chiếm đoạt
tài sản của chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hoá, dịch vụ. Trong đó, làm
giả thẻ ngân hàng là việc cá nhân không có thẩm quyền sản xuất, phát

QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VỀ MỘT SỐ TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN-VIỄN THÔNG

Tr.21


hành thẻ ngân hàng nhưng sản xuất thẻ giống như thẻ ngân hàng
(trong đó có chứa đựng thông tin, dữ liệu như thẻ của ngân hàng phát
hành).
• Truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của cơ quan, tổ chức, cá nhân
nhằm chiếm đoạt tài sản, tức là việc cố ý vượt qua cảnh báo, mã truy
cập, tường lửa hoặc sử dụng mã truy cập của người khác mà không

được sự cho phép của người đó để truy cập vào tài khoản không phải
của mình để chiếm đoạt tài sản.
• Lừa đảo trong thương mại điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn
tín dụng, mua bán và thanh toán cổ phiếu qua mạng nhằm chiếm đoạt
tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Hành vi lừa đảo ở đây thể hiện ở
việc sử dụng thủ đoạn gian dối, đưa ra những thông tin sai sự thật về
một sản phẩm, một vấn đề, lĩnh vực trong thương mại điện tử, kinh
doanh tiền tệ, huy động vốn tín dụng, mua bán và thanh toán cổ phiếu
trên mạng nhằm tạo niềm tin cho người chủ tài sản, người quản lý tài
sản, làm cho họ tưởng là thật và mua, bán hoặc đầu tư vào lĩnh vực
đó.
• Hành vi khác nhằm chiếm đoạt tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Hành vi khác ở đây có thể là gửi tin nhắn lừa trúng thưởng nhưng thực
tế không có giải thưởng để chiếm đoạt phí dịch vụ tin nhắn; quảng cáo
bán hàng trên mạng Internet, mạng viễn thông nhưng không giao hàng
hoặc giao không đúng số lượng, chủng loại, chất lượng thấp hơn hàng
quảng cáo và các hành vi tương tự.
Một số tình tiết là định khung tăng nặng của điều luật như phạm tội nhiều
lần, phạm tội có tính chất chuyên nghiệp, gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm
trọng và đặc biệt nghiêm trọng được hướng dẫn cụ thể tại các khoản 5, 6, 7, 8, 9
Điều 10 Thông tư hướng dẫn.
Cần chú ý là khi xem xét dấu hiệu hậu quả là tình tiết định khung tăng nặng
thì không được căn cứ vào giá trị tài sản bị chiếm đoạt mà phải xác định đó là thiệt
hại xảy ra ngoài giá trị tài sản bị chiếm đoạt (Điều 3 Thông tư hướng dẫn).
QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VỀ MỘT SỐ TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN-VIỄN THÔNG

Tr.22



×