Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

CHUYEN DE DIEN PHAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>CHUYÊN ĐỀ: ĂN MÒN KIM LOẠI -ĐIỆN PHÂN ĂN MÒN KIM LOẠI : ĂN MÒN ĐIỆN HÓA *Điều kiện: -Các điện cực phải khác nhau về bản chất: kim loại với kim loại, kim loại với phi kim, kim loại với hợp kim … -Các điện cực phải tiếp xúc nhau: trực tiếp hoặc gián tiếp -Các điện cực phải cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li: *Cơ chế: -Cực âm ( anot): kim loại bị ăn mòn ( hay bị oxi hóa) M  Mn+ + ne -Cực dương (catot) : + Môi trường axit : có quá trình khử ion H+ thành H2 2H+ + 2e  H2 +Môi trường không khí ẩm, trung tính… : có quá trình khử O2 + H2O 2H2O + O2 +4e  4OHIon OH trong dung dịch kết hợp với ion kim loại tạo thành hidroxit kết tủa. Mn+ + nOH-  M(OH)n  *Bản chất : là quá trình oxi hóa khử xảy ra trên bề mặt điện cực tạo ra dòng electron chuyển dời từ cực âm sang dương do đó xuất hiện dòng điện ngược chiều lại BÀI TẬP : Câu 1 :( ĐH-KB-2008) Tiến hành bốn thí nghiệm sau : -Thí nghiệm 1 : Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl2 -Thí nghiệm 2 : Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4 -Thí nghiệm 3 : Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl2 -Thí nghiệm 4 : Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hóa là A. 1 B. 2 C. 4 D. 3 Câu 2 : ( ĐH-KA-2009) Cho các hợp kim sau : Cu-Fe (I) ; Zn-Fe (II) ; Fe-C (III) ; Sn-Fe (IV). Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe đều bị ăn mòn trước là A. I,II, và IV B. I, II, và III C. I, III, IV D. II, III, IV Câu 3: Ăn mòn hóa học là sự phá hủy kim loại do: A.Tác dụng hóa học của môi trường xung quanh B.kim loại phản ứng hóa học với chất khí hoặc hơi nước ở nhiệt độ cao C.Kim loại tác dụng với dung dịch chất điện li tạo nên dòng điện D.Cả B và C cùng xảy ra Câu 4: Nhúng hai lá kim loại Zn và Cu trong dung dịch H 2SO4 loãng rồi nối hai lá kim loại bằng một dây dẫn. Khí đó sẽ có A.Dòng electron chuyển từ lá đồng sang lá kẽm qua dây dẫn B.Dòng electron chuyển từ lá kẽm sang lá đồng qua dây dẫn C.Dòng ion H+ trong dung dịch chuyển về lá đồng D.Cả B và C cùng xảy ra Câu 5: Trường hợp nào sau đây là ăn mòn điện hóa? A.Thép bị gỉ trong không khí ẩm B.Kẽm bị phá hủy bởi khí Clo C.Kẽm nguyên chất tan trong dung dịch H2SO4 loãng D.Natri cháy trong không khí Câu 6: Để bảo vệ vỏ tàu biển phần chìm trong nước, người ta gắn vào phía ngoài vỏ tàu biển các tấm bằng A.Ba B.Zn C. Cu D. Fe Câu 7: Tiến hành năm thí nghiệm -Thí nghiệm 1: Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3 -Thí nghiệm 2: Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4 -Thí nghiệm 3: Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3 -Thí nghiệm 4: Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl -Thí nghiệm 5: Thả mẫu Bari vào dung dịch ZnSO4 Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa và số trường hợp ăn mòn hóa học là.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> A. 2 và 4 B.3 và 4 C. 3 và 5 D. 2 và 5 Câu 8 : Một sợi dây sắt nối với sợi dây đồng ở một đầu, hai đầu còn lại nhúng vào dung dịch muối ăn. Tại chỗ nối của hai kim loại xảy ra hiện tượng A.Electron di chuyển từ Fe sang Cu B.Ion Fe2+ thu thêm 2 electron để tạo ra Fe 2+ C.Ion Cu thu thêm 2 electron để tạo ra Cu D.Electron chuyển từ Cu sang Fe Câu 9 : Hợp kim nào sau đây khi để trong không khí thì Fe bị ăn mòn chậm nhất ? A.Fe-Ag B. Fe-Mg C. Fe-Zn D.Fe-Cu Câu 10: Nhận xét nào đúng khi nói về sắt tráng thiếc ( sắt tây), và sắt tráng kẽm ( tôn) trong môi trường điện li: A.Đối với cực dương sắt bị ăn mòn B.Sắt tây bền hơn tôn C.Đối với sắt tây ở cực âm sắt bị oxi hóa D.Đối với sắt tây ở cực âm Fe bị khử Câu 11: Cho hai miếng kẽm có cùng khối lượng vào cốc (1) đựng dung dịch HCl dư và cốc (2) chứa dung dịch HCl dư có thêm một ít dung dịch CuCl2 ( hai dung dịch HCl có cùng nồng độ). Hãy cho biết kết luận nào sau đây là không đúng? A.khí ở cốc 1 thoát ra nhiều hơn cốc 2 B.khí ở cốc 1 thoát ra chậm hơn cốc 2 C.khí ở cốc 1 thoát ra ít hơn cốc 2 D.cốc 1 ăn mòn hóa học và cốc 2 ăn mòn điện hóa Câu 12: Cho cặp kim loại Zn và Fe, Al và Cu. Mỗi cặp các kim loại tiếp xúc nhau, các cặp cùng nhúng trong dung dịch chất điện li mạnh khi đó hai kim loại bị ăn mòn điện hóa là A.Zn, Cu B.Fe, Cu C.Zn, Al D. Fe, Al Câu 13: Phát biểu nào sau đây là sai? A.Kẽm có ứng dụng để bảo vệ vỏ tàu biển B.Thiếc có thể dùng để phủ lên bề mặt của sắt để chống gỉ C.Chì (Pb) có ứng dụng dùng để chế tạo thiết bị ngăn cản tia phóng xạ D.Nhôm là kim loại bảo vệ vỏ tàu biển tốt hơn kẽm Câu 14: Sắt không bị ăn mòn điện hóa khi tiếp xúc với kim loại nào sau đây trong không khí ẩm? A.Sn B. Zn C. Ni D. Pb Câu 15 : Cho các dung dịch : Fe(NO3)3 và AgNO3; FeCl3; CuCl2; HCl; CuCl2 và HCl ; ZnCl2. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh sắt . Số trường hợp có thể xảy ra ăn mòn điện hóa là A. 3 B. 4 C. 5 D. 2 ĐIỆN PHÂN *ĐỊNH NGHĨA : Điện phân là quá trình oxi hóa khử xảy ra trên bề mặt của điện cực do tác dụng của dòng điện một chiều qua chất điện li dung dịch hay chất điện li nóng chảy. *CƠ CHẾ : -Cực âm ( catot) : Các cation chuyển đến catot nhận electron bị khử thành kim loại Mn+ + ne  M -Cực dương ( anot) : Các anion chuyển về anot nhường electron bị oxi hóa thành các chất tương ứng Các quá trình oxi hóa anion ( hoặc nước): Halogenua: 2X-  X2 + 2e Ion O2- : 2O2-  O2 + 4e Ion Hidroxit: 4OH-  O2 + 2H2O + 4e Nước : 2H2O  O2 + 4H+ 4e ( trong điện phân dung dịch) *CÔNG THỨC FARADAY I .t . A m= ( hiệu suất 100%) F.n I .t . A m= .H F.n Với: m: khối lượng sản phẩm I: Cường độ dòng điện T : Thời gian ( giây) F: Hằng số faraday F =96500 n: số e cho hoặc nhận ở điện cực H: Hiệu suất của quá trình điện phân.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> *CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN PHÂN Phương pháp điện phân nóng chảy: -Phương pháp điện phân nóng chảy dùng điều chế kim loại hoạt động mạnh bằng phương pháp điện phân nóng chảy muối halogenua, oxit kim loại, hoặc hidroxit -Cơ chế +Catot: Khử ion kim loại Mn+ + ne  M +Anot: oxi hóa anion Halogenua: 2X-  X2 + 2e Oxit : 2O2-  O2 + 4e Hidroxit: 4OH-  O2 + 2H2O + 4e Phương pháp điện phân dung dịch -Phương pháp điện phân dung dịch dùng điều chế kim loại có tính khử trung bình và yếu -Cơ chế:ở từng điện cực ta phải xét thêm: + Thứ tự điện phân của từng loại ion, nước ở từng điện cực Catot: Khử ion kim loại, ion có tính oxi hóa mạnh điện phân trước ( theo dãy điện hóa của kim loại) Mn+ + ne  M Đối với dung dịchchứa cation từ K+ đến Al3+thì quá trình khử là quá trình khử nước: 2H2O + 2e  H2 + 2OH=>Khi đó dung dịch sau điện phân có pH > 7 Anot: Oxi hóa anion: anion có tính khử mạnh ưu tiên điện phân trước, ta cũng xét tới sự khử của nước ở anot. Thứ tự khử các anoin ở anot như sau: I-, Br-, Cl-, RCOO-, OH-, H2O, (NO3-, SO42-…) 2X-  X2 + 2e 2RCOO- 2CO2 + R-R + 2e 4OH-  O2 + 2H2O + 4e 2H2O  O2 + 4H+ + 4e BÀI TẬP LÝ THUYẾT: Câu 1:.

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×