Tải bản đầy đủ (.ppt) (49 trang)

Chuyen de GDCD tich hop moi truong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 49 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO HƯNG HÀ. Gi¸o viªn : Lª ThÞ Thanh HuyÒn Trêng THCS Bïi H÷u Diªn.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Chuyên đề : TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN GDCD CẤP THCS. `.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Chuyên đề : TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN GDCD CẤP THCS Phần I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG I. Mét sè kiÕn thøc c¬ b¶n vÒ m«i trêng: ii. t×nh h×nh m«i trêng viÖt nam hiÖn nay: III. Mét sè biÖn ph¸p gi÷ g×n, b¶o vÖ, c¶i thiÖn vµ x©y dùng m«i trờng xanh - sạch - đẹp. `. IV. Một số vấn đề về giáo dục bảo vệ môi trờng. V . CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC, CỦA NGÀNH GD&ĐT VỀ CÔNG TÁC GIÁO DỤC BVMT:. Website : Lê Thị Thanh Huyền THCS Chí Hòa Môn GDCD.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Chuyên đề : TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN GDCD CẤP THCS Phần II: GIÁO DỤC BVMT TRONG MÔN GDCD CẤP THCS I .Những địa chỉ tích hợp giáo dục BVMT trong chương trình GDCD cấp THCS ( NGHIÊN CỨU TÀI LiỆU) `. II, Mục tiêu tích hợp giáo dục BVMT trong chương trình GDCD cấp THCS.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> VỀ KIẾN THỨC - Hiểu những chuẩn mực đạo đức và một số quy định của pháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ môi trường. - Hiểu các yếu tố của môi trường và vai trò của môi trường. - Biết các biện pháp để bảo vệ môi trường..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> VỀ KĨ NĂNG, HÀNH VI: *Biết phân tích và đánh giá cách ứng xử đối với môi trường của những người xung quanh. *Có kĩ năng cần thiết để bảo vệ, giữ gìn môi trường xung quanh và phòng tránh những tác động xấu của môi trường. *Thực hiện những quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. *Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> VỀ THÁI ĐỘ, TÌNH CẢM *Trân trọng giá trị của môi trường, quan tâm đến vấn đề môi trường, có ý thức sống thân thiện, hoà hợp với môi trường, thiên nhiên. *Tôn trọng và ủng hộ những quy định của nhà nước, của địa phương về bảo vệ môi trường. *Ủng hộ những việc làm bảo vệ môi trường, phản đối những việc làm gây tác động xấu đến môi trường..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Chuyên đề : TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN GDCD CẤP THCS Phần II: GIÁO DỤC BVMT TRONG MÔN GDCD CẤP THCS I .Những địa chỉ tích hợp giáo dục BVMT trong chương trình GDCD cấp THCS II, Mục tiêu tích hợp giáo dục BVMT trong chương trình GDCD cấp THCS III, Các yêu cầu chung của việc tích hợp giáo dục BVMT trong chương trình GDCD cấp THCS `.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> III. CÁC YÊU CẦU CHUNG • Giáo dục BVMT không chỉ cung cấp kiến thức về môi trường mà quan trọng là hình thành thái độ tích cực và làm thay đổi hành vi của HS. • Phải tạo những cơ hội để HS được tự do bày tỏ, trao đổi quan điểm, tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề mà bài học đặt ra và lựa chọn cách ứng xử đúng đắn, tối ưu bằng cách sử dụng các phương pháp cùng tham gia như động não, giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, phân tích xử lí tình huống, sắm vai......

<span class='text_page_counter'>(10)</span> III. CÁC YÊU CẦU CHUNG • Sử dụng kết hợp một cách hợp lí và khéo léo các phương pháp dạy học, phát triển những phong cách và nghệ thuật giảng dạy khác nhau, đa dạng. • Tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học làm tăng tính hấp dẫn của giờ học và sử dụng ĐDDH như một phương tiện nhằm kích thích HS suy nghĩ, tìm tòi..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> III. CÁC YÊU CẦU CHUNG Lồng ghép GDMT vào mỗi bài học GDCD chủyếu là GV xây dựng các tình huống gắn với nội dung bài học, trong đó có nội dung GDMT để HS tự đánh giá, xử lí các tình huống. Sau đó GV đưa ra kết luận để giáo dục học sinh các chuẩn mực đạo đức hoặc pháp luật liên quan đến bài học và ý thức bảo vệ môi trường..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG. 1. Phương pháp thảo luận nhóm. 2. Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình. 3. Phương pháp động não (Kích thích tư duy). 4. Phương pháp giải quyết vấn đề (xử lí tình huống). 5. Phương pháp đóng vai. 6. Phương pháp trò chơi. 7. Phương pháp dự án..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> V. CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC: • • • • • • • • •. Học trong lớp Học ở sân trường, học ngoài trời Học ở địa điểm tham quan Học theo lớp Học theo nhóm-tổ Học cá nhân Học trong hoạt động Đoàn- Đội Học trong sinh hoạt tập thể ..................

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Chuyên đề : TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN GDCD CẤP THCS. Phần III. Một số ví dụ về lồng ghép giáo dục môi trường vào các bài học của bộ môn GDCD. `.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Bài: “Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể” • Tình huống Để tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân, nghe lời mẹ dặn, sáng nào An cũng súc miệng nước muối để bảo vệ răng. Nhưng cứ mỗi lần súc miệng là An lại nhổ ra sân. Em có nhận xét gì về hành vi của An ? • Trả lời Việc súc miệng nước muối vào buổi sáng để bảo vệ răng là việc làm thể hiện đức tính tự chăm sóc bảo vệ sức khỏe. Nhưng hành vi nhổ nước súc miệng ra sân là một hành vi thiếu văn hóa, làm ô nhiễm môi trường. • Kết luận Tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân là việc làm cần thiết, nhưng việc bảo vệ môi trường, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người cũng là việc làm thiết thực, không kém phần quan trọng..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Bài : “Siêng năng kiên trì” • Tình huống Một số hộ gia đình thường xuyên đổ rác ra bãi đất trống ven đường cạnh nhà Nam. Mặc dù Nam đã nhiều lần lựa lời ngăn cản nhưng họ vẫn không nghe. Từ đó ngày nào Nam cũng giành một ít thời gian để gom tất cả rác bỏ vào một cái bao lớn rồi để trước cửa nhà mình chờ xe rác tới mang đi . Cảm phục trước việc làm của Nam, mọi người đều bảo nhau không vứt rác bừa bãi ra vệ đường nữa . -Theo em, việc làm của Nam thể hiện đức tính gì và có tác dụng ra sao?.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Bài : “Siêng năng kiên trì” Trả lời: Việc làm của Nam thể hiện đức tính siêng năng, kiên trì, góp phần làm sạch đẹp đường phố, bảo vệ môi trường . Kết luận: Rác thải bị phân hủy tạo ra các loại khí độc hại. Khí độc hại trong rác bay hơi và khuyếch tán trong không khí, làm ô nhiễm môi trường không khí, ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe con người . Vì vậy chúng ta không nên xả rác bừa bãi ra đường vừa làm ô nhiễm môi trường, vừa làm mất vẻ mĩ quan đường phố..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Bài : “ Tiết kiệm” • Tình huống Nhà Tuấn nuôi rất nhiều lợn, nhưng cứ mỗi lần nấu cơm, có cơm dư là Tuấn lại bỏ cơm vào bọc ni lông rồi vứt ra ngoài đường. - Em có nhận xét gì về hành vi của Tuấn? • Trả lời Hành vi của Tuấn thể hiện sự lãng phí : Lẽ ra Tuấn có thể gom cơm thừa để tận dụng nấu cho lợn. Bỏ cơm vào bọc ni lông rồi vứt ra đường là việc làm thiếu văn hóa, gây ô nhiễm môi trường..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Bài : “ Tiết kiệm” -Kết luận: Trong cuộc sống, cần phải biết tiết kiệm, không lãng phí và không làm ô nhiễm môi trường, đặc biệt không được vứt bao ni lông ra đường. Bởi vì : bao ni lông có thể lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh,cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn. Bao ni lông có thể làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị vào mùa mưa. Sự tắc nghẽn hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh v. v….

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Bài : “ Tôn trọng kỉ luật” • Tình huống Trong giờ ra chơi, Hằng và một số bạn khác ra ngoài mua đồ ăn thức uống lên lớp để ăn uống với nhau rồi xả rác bừa bãi trong lớp. -Hành vi của Hằng và một số bạn đã vi phạm điều gì? Tác hại của nó ?.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> Bài : “ Tôn trọng kỉ luật” Trả lời Hằng và các bạn đã vi phạm nội quy nhà trường(không tôn trọng kỉ luật): xả rác bừa bãi trong lớp làm mất vẻ mĩ quan và gây ô nhiễm môi trường lớp học.Ngoài ra, nước đổ xuống nền có thể gây trượt ngã, xảy ra tai nạn. Kết luận: Ở bất cứ nơi đâu, lúc nào mọi người đều phải có ý thức tôn trọng kỉ luật, không gây ô nhiễm môi trường..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> Bài : “ Sống chan hòa với mọi người” • Bài tập trắc nghiệm Trong các phương án sau đây, phương án nào vưà thể hiện đức tính sống chan hòa với mọi người vừa thể hiện ý thức bảo vệ môi trường ? a/ Lan cùng các bạn tham gia phong trào làm xanh, xạch, đẹp đường phố. b/ Hùng không góp ý cho ai cả vì sợ làm mất lòng người khác. c/ Tuấn luôn cởi mở, vui vẻ với mọi người . d/ Mai luôn chia sẻ với bạn bè những khi gặp khó khăn ..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> Bài : “ Sống chan hòa với mọi người” Trả lời: a/ Lan cùng các bạn tham gia phong trào làm xanh, sạch, đẹp đường phố . Kết luận: Sống chan hòa với mọi người là sống vui vẻ, hòa hợp với mọi người và sẵn sàng tham gia vào những hoạt động chung có ích, trong đó có hoạt động bảo vệ môi trường ..

<span class='text_page_counter'>(24)</span> Bài: “ Đạo đức và kỉ luật” • Tình huống: Thành là một học sinh cá biệt trong lớp. Giờ ra chơi, Thành thường đem quà vào lớp ăn và châm lửa đốt các túi ni lông đựng quà. Khói ni lông bị đốt bay mù trong lớp học. Nhiều bạn chịu không được ho sặc sụa. Em có nhận xét gì về hành vi của Thành ? • Trả lời: Nội quy của nhà trường là cấm học sinh mang quà lên lớp ăn, cấm xả rác, đốt rác trong lớp học. Như vậy hành vi của Thành chứng tỏ Thành là người thiếu đạo đức và thiếu tính kỉ luật. Hành vi của Thành còn thể hiện ý thức kém trong việc bảo vệ môi trường..

<span class='text_page_counter'>(25)</span> Bài: “ Đạo đức và kỉ luật” • Kết luận: Các bao bì ni lông bị đốt sẽ tạo ra các loại khí độc, đặc biệt là chất đi-ô-xin có thể gây ngộ độc, gây ngất, khó thở, nôn ra máu, ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các di tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh . Chính vì vậy chúng ta cần phải có trách nhiệm tuyên truyền cho những người xung quanh ta hiểu được tác hại của bao ni lông, hạn chế sử dụng nó và đặc biệt không được đốt bao ni lông một cách tùy tiện . Học sinh cần phải thường xuyên rèn luyện đạo đức và tính kỉ luật (GV đọc điều 9- LBVMT : Nghiêm cấm mọi hành vi làm suy thoái môi trường, gây ô nhiễm môi trường, gây sự cố môi trường).

<span class='text_page_counter'>(26)</span> Bài: “ Xây dựng gia đình văn hóa” • Tình huống Cô giáo hỏi Nam : - Em có dự kiến sẽ làm gì để góp phần xây dựng gia đình văn hóa ? Nam trả lời: - Em sẽ cố gắng học tập và rèn luyện đạo đức thật tốt , biết kính trọng và giúp đỡ ông ba, cha mẹ, thương yêu anh chị em, không xả rác, đổ nước thải hoặc vứt xác động vật chết ra đường, luôn giữ gìn nhà cửa, đường phố sạch đẹp. Em có nhận xét gì về dự định của Nam ?.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> Bài: “ Xây dựng gia đình văn hóa” Trả lời: Những dự định của Nam đều góp phần xây dựng gia đình văn hóa, đồng thời cũng thể hiện ý thức bảo vệ môi trường. Kết luận: Học sinh chúng ta cần phải góp phần xây dựng gia đình văn hóa bằng cách chăm ngoan, học giỏi, biết kính trên nhường dưới, không đua đòi ăn chơi, không làm điều gì tổn hại đến danh dự gia đình, phải có ý thức bảo vệ môi trường ở gia đình cũng như ở khu phố, lối xóm..

<span class='text_page_counter'>(28)</span> Bài: “Tôn trọng lẽ phải”. • Tình huống Trên đường đi học về, Hùng thấy một bác nông dân đang định vứt mấy con gà chết xuống sông. Thấy vậy Hùng liền chạy đến can ngăn và giải thích cho bác hiểu tác hại của việc làm này, nhưng bác ấy không nghe vẫn cố tình vứt tất cả xác gà chết xuống sông. – Em có nhận xét gì về hành vi trên đây của bác nông dân ?.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> Bài: “Tôn trọng lẽ phải”. Trả lời: Hành vi của bác nông dân chứng tỏ rằng bác ấy đã không tôn trọng lẽ phải và không có ý thức bảo vệ môi trường . Xác chết động vật sẽ làm ô nhiễm môi trường nước , ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mọi người. Kết luận: Trách nhiệm bảo vệ môi trường là trách nhiệm chung của tất cả mọi người chứ không phải riêng ai . Trong mọi lúc mọi nơi, chúng ta cần phải tôn trọng lẽ phải, ủng hộ, tuân theo vàbảo vệ những điều đúng đắn, biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực ..

<span class='text_page_counter'>(30)</span> ( GV đọc điều 15 Luật BVMT : Tổ chức cá nhân phải bảo vệ nguồn nước, hệ thống cấp thoát nước, cây xanh, công trình vệ sinh, thực hiện các quy định về vệ sinh công cộng ở đô thị, nông thôn, khu dân cư, khu du lịch, khu sản xuất).

<span class='text_page_counter'>(31)</span> Bài: “Liêm khiết” • Tình huống Ông A là giám đốc lâm trường, ông đã lợi dụng chức quyền của mình cấu kết với bọn lâm tặc để kiếm lợi . ? Em có nhận xét gì về hành vi của ông A ?.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> Bài: “liêm khiết” Trả lời: Ông A đã cấu kết với bọn lâm tặc xâm phạm nguồn tài nguyên thiên nhiên , gây hại đến môi trường : Chặt phá rừng làm cạn kiệt nguồn tài nguyên rừng, gây xói mòn, lũ lụt, mất cân bằng sinh thái . Hành vi của ông A là hành vi hám lợi , thể hiện lối sống không trong sạch. -Hành vi này trái với đức tính gì mà chúng ta vừa học ? - Trái với đức tính liêm khiết . Kết luận: Cần phải rèn luyện lối sống liêm khiết để con người được thanh thản, nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người, góp phần làm cho xã hội trong sạch tốt đẹp hơn ..

<span class='text_page_counter'>(33)</span> (GV đọc điều 12: Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ các giống, loài thực vật, động vật hoang dã, bảo vệ tính đa dạng sinh học, bảo vệ rừng, biển, các hệ sinh thái… Điều 52 : Tổ chức cá nhân có hành vi vi phạm PL về bảo vệ môi trường , gây thiệt hại cho nhà nước, tổ chức cá nhân thì ngoài việc bị xử ly theo quy định tại điều 50 và 51 của luật này còn phải bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật).

<span class='text_page_counter'>(34)</span> Bài: “ Tôn trọng người khác” • Tình huống Trên xe buýt đông người, một thanh niên thản nhiên hút thuốc lá. Hành khách trên xe ngột ngạt vì khói thuốc. -Em có nhận xét gì về hành vi của anh thanh niên đó ?.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> Bài: “ Tôn trọng người khác” Trả lời: Anh thanh niên đó đã không có ý thức tôn trọng khác. Hành vi của anh ta còn gây ô nhiễm môi trường, lảm ảnh hưởng tới sức khỏe của những người xung quanh. Kết luận: Hút thuốc lá rất có hại cho sức khỏe của bản thân, vả lại hút thuốc nơi đông người còn gây hại đến người khác. Vì thế chúng ta không nên hút thuốc lá dù ở bất cứ nơi nào . Tôn trọng người khác và bảo vệ môi trường cũng chính là tôn trọng và bảo vệ chính mình ..

<span class='text_page_counter'>(36)</span> Bài: “Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại” Bổ sung nội dung thứ nhất của bài học: Tác hại của tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại. SGK chỉ nói đến tác hại gây tổn thất lớn về người và tài sản . GV cần phân tích thêm để học sinh thấy được tác hại thứ hai : Gây ô nhiễm môi trường. Ví dụ : • Đánh bắt cá bằng thuốc nổ -> Ô nhiễm môi trường nước. • Các tai nạn cháy nổ khác -> Ô nhiễm bầu không khí. • Các chất độc hại ( phun thuốc trừ sâu cho rau quả, cây cối ) -> Ô nhiễm nguồn thực phẩm, ô nhiễm đất và không khí . ( GV kết hợp đưa tranh ảnh minh họa).

<span class='text_page_counter'>(37)</span> 03-08-2009. ĐTDĐ: 0979156178. 37.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> • Khi tìm hiểu mục 2 : Các quy định của nhà nước – GV đọc điều 23 cho HS nghe : Tổ chức cá nhân sản xuất, vận chuyển, buôn bán, sử dụng, cất giữ, hủy bỏ các chất độc hại, chất dễ cháy, nổ phải tuân theo quy định về an toàn cho người, sinh vật, không gây suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường ).

<span class='text_page_counter'>(39)</span> Bài: “ Chí công vô tư”. • Tình huống: Ông Minh là tổ trưởng dân phố, nhưng vợ ông Minh lại buôn bán lấn chiếm mặt đường và thường xuyên đổ nước thải ra đường. Ông Minh vẫn làm lơ trước những việc làm của vợ mình. Em nghĩ thế nào về việc làm của vợ chồng ông Minh?.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> Bài: “ Chí công vô tư”. Trả lời : -Vợ ông Minh buôn bán lấn chiếm mặt đường là vi phạm luật an toàn giao thông. Việc bà thường xuyên đổ nước thải ra đường sẽ làm giảm lực ma sát gây tai nạn cho người đi đường đồng thời làm ô nhiễm môi trường. -Ông Minh làm lơ trước việc làm sai trái của vợ mình chứng tỏ rằng ông thiếu đức tính chí công vô tư ..

<span class='text_page_counter'>(41)</span> Bài : “ Bảo vệ hòa bình”. Tìm hiểu phần ĐVĐ, GV nêu câu hỏi: Em hãy cho biết chiến tranh đã để lại hậu quả gì ? HS nêu các hậu quả, GV bổ sung hậu quả : -Gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. GV cho học sinh đưa ví dụ để phân tích : • Khói súng và các loại chát nổ như bom mìn , cháy nhà, cháy rừng…  Ô nhiễm bầu không khí . • Chất độc hóa học ( đặc biệt là chất độc màu da cam ), chất phóng xạ từ bom nguyên tử  Ô nhiễm môi trường không khí, đất và nước..

<span class='text_page_counter'>(42)</span> Bài : “ Bảo vệ hòa bình”. ( GV cung cấp thêm thông tin : Ở Việt Nam có tới hơn 2 triệu người bị nhiễm chất độc màu da cam, hơn 500 ngàn trẻ em bị dị tật vì hậu quả của loại chất độc này) Xác chết của người và động vật chưa được chôn cất kịp thời  Gây dịch bệnh . -GV : Chiến tranh đã gây ra bao hậu quả vô cùng nghiêm trọng , vậy trách nhiệm của chúng ta là phải làm gì ? -HS : Phải bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh..

<span class='text_page_counter'>(43)</span> Bài : “ Tình hữu nghị của các dân tộc trên thế giới” GV cung cấp cho học sinh những thông tin về viện trợ của các nước trên thế giới cho Việt Nam, trong đó có cả việc viện trợ kinh phí để bảo vệ môi trường. Qua đó giúp HS thấy vấn đề môi trường không chỉ riêng một quốc gia nào mà đó là sự quan tâm đặc biệt của toàn thế giới ..

<span class='text_page_counter'>(44)</span> Bài : “ Tình hữu nghị của các dân tộc trên thế giới” • ( GV đọc điều 45 : Nhà nứớc Việt Nam thực hiện các điều ước quốc tế đã kí kết hoặc tham gia có liên quan đến môi trường, tôn trọng các điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường trên nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích của nhau.

<span class='text_page_counter'>(45)</span> Bài : “ Tình hữu nghị của các dân tộc trên thế giới” •Điều 46 : Nhà nước Việt Nam có chính sách ưu tiên đối với các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức, cá nhân nước ngoài trong việc đào tạo cán bộ nghiên cứu khoa học về môi trường, áp dụng công nghệ sạch, xây dựng và thực hiện các dự án cải thiện môi trường , khắc phục sự cố môi trường, ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, các dự án xử lí các chất thải ở Việt Nam.).

<span class='text_page_counter'>(46)</span> Bài : “ Năng động sáng tạo” GV cho HS sưu tầm những tấm gương năng động sáng tạo trong việc tìm ra các giải pháp bảo vệ môi trường đã được đăng trên sách báo hoặc các phương tiện thông tin đại chúng khác . (GV đọc điều 49 : Tổ chức, cá nhân có thành tích trong hoạt động bảo vệ môi trường, phát hiện sớm và báo cáo kịp thời các dấu hiệu sự cố môi trường, khắc phục sự cố môi trường, ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, ngăn chặn các hành vi phá hoại mơi trường thì được khen thưởng).

<span class='text_page_counter'>(47)</span> Bài : “ Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” GV mở rộng : Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta đang diễn ra mạnh mẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Đó là sự phát triển đáng mừng. Tuy nhiên, khu công nghiệp mọc lên, đô thị phát triển thu hút người lao động cũng đồng nghĩa với việcchúng ta phải đối mặt với các vấn đề nghiêm trọng của môi trường như : gia tăng mức độ ô nhiễm ở các khu công nghiệp , các đô thị, làm suy giảm tài nguyên môi trường ( do công nghiệp là ngành tiêu thụ năng lượng và nguyên liệu nhiều nhất Việt Nam, công nghiệp cũng thải ra các chất độc hại và bụi )..

<span class='text_page_counter'>(48)</span> Trách nhiệm bảo vệ môi trường là trách nhiệm chung của mọi người, của toàn xã hội, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ của chúng ta. Chính vì vậy mà việc lồng ghép giáo dục môi trường trong các bài học GDCD là vô cùng quan trọng . Có thể xem đây là việc làm thường xuyên, liên tục và không thể thiếu ở mỗi trường học , mỗi cấp học Chúng tôi hi vọng rằng, qua đợt tập huấn này chúng ta sẽ có nhận thức đầy đủ hơn về môi trường, có được hướng đi tốt trong việc lồng ghép GDMT vào mỗi bài học GDCD giúp các em có nhận thức sâu sắc về môi trường, có ý thức trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của trái đất ..

<span class='text_page_counter'>(49)</span> 03-08-2009. ĐTDĐ: 0979156178. 49.

<span class='text_page_counter'>(50)</span>

×