Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Nghiên cứu giải pháp phục hồi sinh kế của hộ dịch vụ du lịch biển bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển 2016 tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 94 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ ĐẠM THỦY

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP PHỤC HỒI SINH KẾ CỦA HỘ DỊCH VỤ
DU LỊCH BIỂN BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG BIỂN 2016
TẠI THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ NƠNG NGHIỆP
Chun ngành: Phát triển nơng thơn

HUẾ- 2018

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ ĐẠM THỦY

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP PHỤC HỒI SINH KẾ CỦA HỘ DỊCH VỤ
DU LỊCH BIỂN BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG BIỂN 2016
TẠI THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ NƠNG NGHIỆP
Chun ngành: Phát triển nơng thơn
Mã số: 8620116

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


PGS.TS. TRƯƠNG VĂN TUYỂN

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

………………………………………..

HUẾ- 2018

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


i

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên
cứu trong khóa luận do tơi tự tìm hiểu, số liệu được phân tích một cách trung thực,
khách quan và phù hợp với thực tiễn địa phương. Các kết quả nghiên cứu này chưa
từng được cơng bố trong bất kì nghiên cứu nào.

Giáo viên hướng dẫn

Học viên

Trương Văn Tuyển

Nguyễn Thị Đạm Thủy

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma



ii

LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian dài dành thời gian cơng sức và tâm huyết nghiêm túc làm việc,
khóa luận của tơi đã hồn thành đúng tiến độ. Và để hồn thành khóa luận tốt nghiệp
này, khơng thể khơng có sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cơ, đồng nghiệp, sự quan
tâm giúp đỡ của chính quyền địa phương và người dân trên địa bàn nghiên cứu. Đó là
động lực giúp bản thân tơi hồn thành khóa luận ngày hơm nay.
Để hồn thành được luận văn thạc sĩ Phát triển nông thôn này, trước tiên tôi xin
chân thành cám ơn PGS.TS. Trương Văn Tuyển đã tận tâm hướng dẫn, truyền đạt
những kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Đồng thời, tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến các cơ quan trực thuộc Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Cơ quan trực thuộc UBND tỉnh Quảng Bình, cán bộ,
người dân địa phương thực hiện nghiên cứu là xã Bảo Ninh và xã Quang Phú đã tận
tình cung cấp mọi thơng tin có thể để tơi có đủ căn cứ thực hiện nghiên cứu này.
Cám ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm và tạo điều kiện cho tôi vừa
học tập vừa làm việc để hoàn thành một lúc nhiều nhiệm vụ được giao.
Chính nhờ sự giúp đỡ của những người quan tâm đến tôi mà bản thân vượt qua
sự hạn chế về sự hiểu biết, kiến thức, kỹ năng làm nghiên cứu để có được kết qủa
ngày hơm nay. Tuy đã cố gắng hết sức nhưng khóa luận cịn nhiều hạn chế, rất mong
nhận được sự phản biện để tơi hồn thiện khóa luận này.

Thừa Thiên Huế, tháng 11 năm 2018
Học viên

Nguyễn Thị Đạm Thủy

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma



iii

TĨM TẮT
Từ tháng 6/2016 khi sự cố mơi trường biển xảy ra, tỉnh Quảng Bình gặp phải
thiệt hại nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến 65 xã/phường/thị trấn thuộc 07
huyện/thành phố/thị xã của tỉnh với 8.050 tàu cá, 1.472 ha nuôi trồng thủy sản, 48.338
m3 nuôi lồng bè, 76,9 ha sản xuất muối, 138.000 lao động bị ảnh hưởng. Giá trị thiệt
hại theo theo Quyết định số 1880/QĐ-TTg ngày 29/9/2016 và Quyết định số 309/QĐTTg ngày 09/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ là 3.124,785 tỷ đồng. Sau 2 năm sự cố
xảy ra, tình hình hoạt động sinh kế của người dân đi vào ổn định nhưng trên thực tế,
trước và sau sự cố mơi trường biển xảy ra, nhóm hộ DVDL đã gặp phải những thiệt
hại, khó khăn gì, những lao động này đã làm gì để vượt qua giai đoạn này, những hỗ
trợ từ chính quyền địa phương và các bên liên quan đã giúp đỡ gì cho nhóm lao động
trên và người dân cần làm gì tiếp theo để phát triển sinh kế hộ một cách bền vững. Đó
là những ngun nhân tơi chọn đề tài “Nghiên cứu giải pháp phục hồi sinh kế của hộ
dịch vụ du lịch biển bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển 2016 tại thành phố
Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình” làm đề tài nghiên cứu tốt nghiệp Thạc sĩ nông nghiệp
Phát triển nông thôn.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là:
+ Tìm hiểu tác động sinh kế của sự cố mơi trường biển 2016 do Fomusa gây ra
đối với hộ dịch vụ du lịch biển tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
+ Nghiên cứu giải pháp phục hồi sinh kế của hộ dịch vụ du lịch biển bị ảnh
hưởng bởi sự cố mơi trường biển 2016.
+ Đánh giá q trình và kết quả phục hồi sinh kế của hộ dịch vụ du lịch biển chịu
tác động của sự cố môi trường biển năm 2016.
Đề tài nhằm thống kê thiệt hại của hộ lao động DVDL biển và đề xuất các hình
thức sinh kế phù hợp và bền vững cho người lao động.
Sau khi tham khảo các tài liệu tham khảo có liên quan và sử dung nhiều phương
pháp nghiên cứu phù hợp, nghiên cứu chỉ ra rằng:

Hoạt động DVDL biển tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình dựa nhiều vào
tính truyền thống và kinh nghiệm làm du lịch cũ, ít có hoạt động dịch vụ mới lạ hấp dẫn
khách du lịch, và tập trung vào các hoạt động ăn uống, cho thuê đồ tắm biển, trông dữ
xe, bán một số đồ chơi trẻ em, nghỉ dưỡng. Hoạt động dịch vụ du lịch cũ thu hút nhiều
người sử dụng dịch vụ nhưng giá trị mang lại không cao. Một số hoạt động dịch vụ du
lịch mới như dù lượn, xe lội nước, lặn biển tuy mới nhưng không thu hút được nhiều
người sử dụng dịch vụ do giá thành cao không phù hợp với phần đông khách du lịch.
Chủ và ngay cả người làm thuê trong mảng DVDL thiếu đào tạo bài bản về dịch
vụ, trung bình 5 lao động làm dịch vụ chỉ có 1 lao động được đào tạo trên trung cấp.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


iv

Tài sản và trang thiết bi sản xuất kinh doanh của hộ là vốn sinh kế có giá trị nhất của
hộ,theo quan sát những vốn vật chất này khó quy ra vốn tài chính bởi giá trị sử dụng
thấp và thời hạn sử dụng còn rất ngắn. Tại cả 2 xã người làm dịch vụ cần tân trang,
thay mới các phương tiện sản xuất kinh doanh; nhưng nhìn chung tổng giá trị vật chất
tại Bảo Ninh lớn hơn Quang Phú.
Ngay sau khi sự cố môi trường biển xảy ra, dù ngắn hoặc dài, tất cả các hoạt
động DVDL bị ngừng hoạt động, thời gian phục hồi tùy vào sự vận dụng các vốn sinh
kế của hộ.
Cho đến nay, trung bình 78,40% lao động DVDL đã khôi phục hoạt động làm
việc DVDL của mình và các lao động tốn 21 tháng để khơi phục mọi hoạt động. Cịn
lại các lao động đã chuyển hẳn sang mảng ngành nghề khác không liên quan DVDL.
Về thiệt hại tài chính, bình qn mỗi lao động DVDL thiệt hại 36,84 triệu đồng
trong thời gian bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển, cao gấp đơi theo phương pháp
thống kê quy định Nhà nước.
Trong tình trạng thiệt hại về dịch vụ lẫn ngành nghề khác, hộ đã áp dụng nhiều

giải pháp để phục hồi sinh kế, trung bình mối hộ áp dụng từ 2-4 giải pháp và mức độ
hiệu quả tùy hộ nhưng nghiên cứu đã thống kê được các giải pháp có hiệu quả cao.
Giải pháp được áp dụng nhiều nhất là thay đổi thực đơn và chủng loại hàng hóa bn
bán với 36,36% các hộ áp dụng, chuyển sang hoạt động buôn bán khác với 13,33% số
hộ, trong thời kì khó khăn, 21,67% hộ phải vay mượn hoặc bán tài sản để phục hồi
sinh kế. Hoạt động quảng bá du lịch được địa phương khuyến khích khơng những
khơng mang lại hiệu quả mà còn mang lại những phản ứng trái chiều từ dư luận. Tỷ lệ
áp dụng các biện pháp với tỉ lệ đánh giá tính hiệu quả của giải pháp.
Sau thời kì suy thối và phục hồi của hoạt động DVDL thì sinh kế của người dân
được hồi phục dần và cho đến nay thu nhập đã khôi phục đến 98,99% ( chưa tính các
khoản nợ phát sinh để phục hồi sinh kế), thời gian cần để phục hồi 100% hoạt động sinh
kế và trả hết các khoản nợ phát sinh trung bình là 34 tháng tại điểm nghiên cứu.
Cho đến nay các hoạt động sinh kế DVDL đã khôi phục cơ bản nhưng vấn đề về
phát triển du lịch bền vững vẫn là bài tốn khó đối với hộ DVDL.
Nghiên cứu đề xuất các hoạt động phát triển sinh kế bền vững dựa vào cộng
đồng, duy trì những nét đẹp du lịch cũ của thành phố Đồng Hới, phát triển các hoạt
động dịch vụ du lịch như câu mực, câu cá biển đêm, thực đơn đa dạng hấp dẫn,quản lý
vệ sinh bãi biễn tốt hơn, phát triển các sản phẩm lưu niệm phù hợp với thị hiếu khách
du lịch. Cần tham gia các lớp tập huấn nâng cao năng lực phục vụ khách.
Đối với chính quyền càn tập trung xây dựng chính sách phát triển du lịch tạo cơ
chế thu hút nhà đầu tư, ngoài các khu nghĩ dưỡng chất lượng cao cũng cần chú ý đến
các hoạt động nghĩ dưỡng dành cho khách tầm trung.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


v

MỤC LỤC


LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
MỤC LỤC ................................................................................................................... v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................ ix
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ ...................................................................................... x
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................................... 1
2. MỤC ĐÍCH, MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ......................................... 2
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ............................................................... 2
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN...................................................... 3
1.1. SINH KẾ .............................................................................................................. 3
1.1.1. Khái niệm .......................................................................................................... 3
1.1.2. Các nguồn vốn sinh kế ....................................................................................... 4
1.1.3. Kết quả sinh kế .................................................................................................. 5
1.2. HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ DU LỊCH BIỂN ........................................................... 5
1.2.1. Khái niệm dịch vụ du lịch biển ........................................................................... 5
1.2.2. Phân loại dịch vụ du lịch .................................................................................... 6
1.2.3. Đặc điểm của hoạt động ..................................................................................... 7
1.2.4. Đặc điểm của hộ dịch vụ du lịch biển ................................................................. 7
1.3. NĂNG LỰC CHỐNG CHỊU ................................................................................ 8
1.3.1. Khái niệm năng lực chống chịu .......................................................................... 8
1.3.2. Ý nghĩa .............................................................................................................. 9
1.3.3. Cách đánh giá năng lực chống chịu .................................................................... 9
1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng năng lực chống chịu ...................................................... 10
1.3.5. Giải pháp chống chịu ....................................................................................... 10

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma



vi

1.4. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ NĂNG LỰC CHỐNG CHỊU TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở
VIỆT NAM ............................................................................................................... 11
1.4.1. Các nghiên cứu về năng lực chống chịu trên thế giới........................................ 11
1.4.2. Các nghiên cứu về năng lực chống chịu ở Việt Nam ........................................ 16
1.5. VỀ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG BIỂN ...................................................................... 16
1.5.1. Q trình ảnh hưởng của sự cố mơi trưởng đến người dân tỉnh Quảng Bình..... 16
1.5.2. Mức độ ảnh hưởng của sự cố môi trường biển đến người dân tỉnh Quảng Bình....... 18
1.5.3. Các chính sách liên quan đến sự cố môi trường biển ........................................ 19
1.6. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ SỰ CỐ ........................................................................ 22
1.7. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ GIẢI PHÁP PHỤC HỒI SINH KẾ CỦA CÁC ĐỊA
PHƯƠNG BỊ ẢNH HƯỞNG KHÁC......................................................................... 23
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................. 27
2.1. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI .................................... 27
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................... 27
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 27
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................... 27
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: ...................................................................... 28
2.3.1. Phương pháp chọn điểm ................................................................................... 28
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................... 28
2.3.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ............................................................ 28
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................... 29
3.1. HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ DU LỊCH BIỂN TẠI TP ĐỒNG HỚI VÀ CỦA HỘ
NGHIÊN CỨU .......................................................................................................... 29
3.1.1. Đặc điểm và tiềm năng du lịch biển TP Đồng Hới............................................ 29
3.1.2. Đặc điểm nhân khẩu, lao động của hộ dịch vụ du lịch ..................................... 31
3.1.3. Tài sản và phương tiện SXKD của hộ DVDL ................................................... 32
3.2. QUÁ TRÌNH ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ CỐ FORMOSA ĐỐI VỚI CÁC HỘ

DỊCH VỤ DU LỊCH BIỂN ........................................................................................ 34
3.2.1 Quá trình ảnh hưởng HĐ dịch vụ du lich của hộ................................................ 35
3.2.2 Thiệt hại của hộ dịch vụ du lich do ảnh hưởng của sự cố ................................... 36

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


vii

3.3. GIẢI PHÁP PHỤC HỒI SINH KẾ CỦA HỘ..................................................... 38
3.3.1. Giải pháp giúp phục hồi sinh kế của chính quyền địa phương .......................... 38
3.3.2. Tình hình thực hiện các giải pháp phục hồi ...................................................... 40
3.3.3 Tiếp cận hỗ trợ nguồn lực thực hiện các giải pháp phục hồi .............................. 44
3.4. ĐÁNH GIÁ PHỤC HỒI SINH KẾ CỦA HỘ VÀ CỘNG ĐỒNG SAU SỰ CỐ. . 47
3.4.1 Hiện trạng phục hồi HĐ DVDL của hộ (thời điểm NC- Tháng 4/2018) ............. 48
3.4.2 Hiện trạng phục hồi Thu nhập của hộ (thời điểm NC- Tháng 4/2018) ............... 50
3.4.3 Hiện trạng phục hồi HĐ DVDL của cộng đồng (thời điểm NC- Tháng 4/2018) ..... 51
3.5. PHỤC HỒI CHI TIÊU ĐỜI SỐNG (THỜI ĐIỂM NC- THÁNG 4/2018) ........... 52
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................... 54
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 54
KIẾN NGHỊ .............................................................................................................. 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 60
PHỤ LỤC . ................................................................................................................ 62

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


viii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


DVDL

Dịch vụ du lịch

UBND

Ủy ban nhân dân

BQC

Bình qn chung

BTC

Bộ tài chính

CS

Chính sách

CT

Chương trình

ĐVT

Đơn vị tính

HĐ - DVDL


Hoạt động dịch vụ du lich

HTX

Hợp tác xã

LK

Liên kết

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


ix

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu về nhân khẩu hộ gia đình được nghiên cứu ........................ 31
Bảng 3.2: Tài sản và trang thiết bị sản xuất kinh doanh của hộ .................................. 33
Bảng 3.3: Quá trình ảnh hưởng thời gian hoạt động dịch vụ du lịch của hộ ................ 35
Bảng 3.4: Thiệt hại của hộ DVDL do ảnh hưởng của sự cố ........................................ 37
Bảng 3.5: Giải pháp phục hồi sinh kế của hộ ............................................................. 41
Bảng 3.6: Mức độ quan trọng của từng giải pháp đối với phục hồi sinh kế hộ ............ 42
Bảng 3.7: Xếp hạng đánh giá tính khả thi của các giải pháp phục hồi ........................ 43
Bảng 3.8: Đánh giá hiệu quả kinh tế của các giải pháp phục hồi ................................ 44
Bảng 3.9: Tỷ lệ hộ tiếp cận hỗ trợ .............................................................................. 45
Bảng 3.10: Mức độ tiếp cận hỗ trợ ............................................................................. 46
Bảng 3.11: Hiện trạng phục hồi hoạt động DVDL ..................................................... 49
Bảng 3.12: Hiện trạng phục hồi thu nhập của hộ ........................................................ 51

Bảng 3.13: Hiện trạng phục hồi hoạt động DVDL của cộng đồng .............................. 52
Bảng 3.14: Mức độ phục hồi trong chi tiêu đời sống hộ tại thời điểm nghiên cứu ...... 53

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


x

DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.2: Khung phân tích “khả năng chống chịu – đời sống” .................................... 9
Sơ đồ 1.2: Ứng phó với sự cố mơi trường biển........................................................... 10
Hình 3.1. Bản đồ hành chính thành phố Đồng Hới ..................................................... 29

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


1

MỞ ĐẦU

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Quảng Bình có chiều dài bờ biển 116,04 km với 05 cửa sông đổ ra biển và 06
huyện/thành phố/thị xã tiếp giáp biển. Sự cố ô nhiễm môi trường biển đã ảnh hưởng
trực tiếp đến 65 xã/phường/thị trấn thuộc 07 huyện/thành phố/thị xã của tỉnh với 8.050
tàu cá, 1.472 ha nuôi trồng thủy sản, 48.338 m3 nuôi lồng bè, 76,9 ha sản xuất muối,
138.000 lao động bị ảnh hưởng. Giá trị thiệt hại theo theo Quyết định số 1880/QĐTTg ngày 29/9/2016 và Quyết định số 309/QĐ-TTg ngày 09/3/2017 của Thủ tướng
Chính phủ là 3.124,785 tỷ đồng.
Trong 6 tháng đầu năm 2016, do ảnh hưởng của sự cố môi trường biển ở miền
Trung, lượng khách du lịch đến Quảng Bình sụt giảm nghiêm trọng. “Tình hình kinh

doanh của các doanh nghiệp du lịch, lữ hành, khách sạn, nhà hàng trên địa bàn gặp rất
nhiều khó khăn, ngành Du lịch Quảng Bình bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tác động lớn
đến đời sống của hơn 4.000 lao động trực tiếp và 7.300 lao động gián tiếp”
Do ảnh hưởng của sự cố môi trường biển, năm 2017, GRDP của tỉnh chỉ đạt
5,5% năm, chủ yếu giảm tăng trưởng trong 02 lĩnh vực như nông, lâm nghiệp, thủy sản
và dịch vụ; 8.050 tàu cá, trong đó có 1.294 tàu có cơng suất máy chính từ 90cv trở lên
khai thác xa bờ bị ảnh hưởng; tồn tỉnh có khoảng 6.756 tàu cá dưới 90cv động cơ
trong khu vực từ 20 hải lý trở vào phải nằm bờ, nhiều thuyền viên khơng có việc làm;
tàu trên 90cv vẫn hoạt động khai thác hải sản bình thường tại các vùng biển xa bờ và
vùng biển xa bị giảm nhiều so với năm trước. Ngoài ra, hơn 1.472 ha nuôi trồng thủy
sản; 48.338 m3 nuôi lồng bè, trong đó có trên 1.060 ha ni trồng thủy sản, 34.800 m3
ni cá lồng có đối tượng ni bị chết hoàn toàn hoặc chết từ 70% trở lên; số cịn lại bị
ảnh hưởng do khơng thả ni mơi trường nuôi suy giảm do chất lượng nước bị ô
nhiễm nên tôm chậm lớn, xuất hiện dịch bệnh; 76,9 ha sản xuất muối và nhiều lao
động làm việc trong lĩnh vực nghề muối bị ảnh hưởng. Việc tiêu thụ sản phẩm thủy
sản bị ảnh hưởng nên giá bán các sản phẩm hải sản giảm trung bình so với cùng kỳ.
Đặc biệt, việc tiêu thụ sản phẩm hải sản trên thị trường của tỉnh bị ảnh hưởng giảm sút
nghiêm trọng, khó tiêu thụ.
Sau 2 năm sự cố môi trường biển xảy ra, cuộc sống của người dân dần ổn định
theo một mức nào đó. Từ khi sự cố xảy ra, sinh kế của người dân bị xáo trộn và có
nhiều thay đổi, đối với nhóm hộ dịch vụ du lịch biển, họ có thể ngừng hoạt động kinh
doanh hoặc chuyển đổi hoạt động ngành nghề, phối hợp và sử dụng các vốn sinh kế
khác trước đây để phát triển hoạt động tạo thu nhập của hộ; vấn đề đặt ra là: trong q
trình sự cố mơi trường biển xảy ra, nhóm hộ thuộc hộ dịch vụ du lịch biển gặp sự cố
như thế nào, họ mất những khoản thu nhập nào đồng thời, trong q trình đó, nhóm hộ

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


2


được hỗ trợ từ ai, bằng hình thức nào, tác động của sự hỗ trợ này đến sinh kế của hộ
như thế nào. Đối với nhóm hộ dịch vụ du lịch phải ngừng hoạt động dịch vụ du lịch thì
họ đã là gì để khơi phục hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nghiên cứu cho thấy tình hình của hoạt động sinh kế của các hộ hoạt động dịch vụ
du lịch của hộ trước và sau thời điểm sự cố môi trường biển như thế nào và kiến nghị
những giải pháp phù hợp để khôi phục và phát triển hoạt động sinh kế hộ DVDL biển.
Đó chính là những ngun nhân tôi chọn đề tài “Nghiên cứu giải pháp phục hồi
sinh kế của hộ dịch vụ du lịch biển bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển 2016 tại
thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình” làm đề tài luận văn thạc sĩ nông nghiệp
chuyên ngành Phát triển nông thôn.
2. MỤC ĐÍCH, MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
*Mục đích nghiên cứu
Xác định được ảnh hưởng của sự cố môi trường biển đến đời sống và việc làm của
lao động dịch vụ, du lịch biển, từ đó đề xuất được giải pháp thích ứng nhằm cải thiện
phục hồi đời sống và việc làm của ngư dân bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển năm
2016 tại ven biển miền Trung đối với người dân ven biển thành phố Đồng Hới.
*Mục tiêu nghiên cứu
+ Tìm hiểu tác động sinh kế của sự cố môi trường biển 2016 do Fomosa gây ra
đối với hộ dịch vụ du lịch biển tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
+ Nghiên cứu giải pháp phục hồi sinh kế của hộ dịch vụ du lịch biển bị ảnh
hưởng bởi sự cố môi trường biển 2016.
+ Đánh giá quá trình và kết quả phục hồi sinh kế của hộ dịch vụ du lịch biển
chịu tác động của sự cố môi trường biển năm 2016.
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1. Ý nghĩa khoa học
Thống kê và đánh giá mức thiệt hại của hộ có lao động dịch vụ du lịch biển thông
qua các phương pháp phù hợp và thiết thực đối với người dân. Đánh giá được mức độ
quay trở lại của các hoạt động sinh kế của người dân sau sự cố môi trường biển.
2. Ý nghĩa thực tiễn

Đề xuất được các hình thức sinh kế phù hợp cho người lao động và các hộ dịch
vụ du lịch biển sau sự cố môi trường biển.

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


3

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. SINH KẾ
1.1.1. Khái niệm
Có khá nhiều khái niệm về sinh kế. Đề tài này sử dụng khái niệm về sinh kế theo
Bộ Phát triển quốc tế Vương quốc Anh và tác giả Chambers & Conway(1992).
Tác giả Chambers & Conway (1992) cho rằng: “Sinh kế bao gồm năng lực, tài
sản (dự trữ, nguồn lực, yêu cầu và tiếp cận) và các hoạt động cần có để bảo đảm
phương tiện sinh sống Sinh kế chỉ bền vững khi nó có thể đương đầu với và phục hồi
sau các cú sốc, duy trì hoặc cải thiện năng lực và tài sản, và cung cấp các cơ hội sinh
kế bền vững cho các thế hệ kế tiếp; và đóng góp lợi ích rịng cho các sinh kế khác ở
cấp độ địa phương hoặc toàn cầu, trong ngắn hạn và dài hạn”.
Chiến lược sinh kế là cách mà hộ gia đình, nhằm sử dụng các tài sản sẵn có để
đáp ứng những nhu cầu của cuộc sống.
Một hộ gia đình có thể có nhiều nguồn cung cấp thực phẩm hoặc thu nhập, do
một số thành viên nào đó đảm nhiệm. Các hoạt động có thể thay đổi theo mùa, theo
thời gian hoặc bị tác động bởi những sự kiện như bão lũ hoặc những thời kỳ thiếu đói
(giáp hạt). Tất cả các hoạt động này cấu thành nên phương thức kiếm sống. Cần hiểu
rằng các nhóm dân cư khác nhau trong cộng đồng cũng có những đặc trưng riêng biệt
về mặt kinh tế - xã hội và quyền tài sản. Do vậy, họ cũng có những vấn đề, sự lựa chọn
và chiến lược sinh kế khác nhau.
Các hoạt động tạo thu nhập bổ sung hoặc thay thế thường được định nghĩa là các

hoạt động có thể thay thế, hoặc bổ sung cho những hoạt động tạo thu nhập truyền
thống được coi là không bền vững ở các mức độ hiện tại: “Ý tưởng về sinh kế thay thế
là các hoạt động này có thể tạo ra động lực cho người dân để họ chấm dứt những họat
động sinh kế thiếu bền vững đang được áp dụng, và theo đuổi những loại hình khác có
tính bền vững hơn. Để đạt kết quả, phương án thay thế cần phải đem lại lợi ích kinh tế.
Tuy nhiên… khả năng sinh lợi không phải là một nhân tố duy nhất. Thái độ đối với
việc giải quyết rủi ro, việc tiếp cận quyền tài sản, bối cảnh gây thương tổn và những
ảnh hưởng về thể chế sẽ tạo ra những tác động tới quá trình ra quyết định của người
dân. Do vậy, khái niệm về các phương án thay thế trở nên phức tạp hơn nhiều. Mục
đích của sinh kê thay thế khơng chỉ là tìm ra hoạt động thay thế mà trên lý thuyết có
thể đưa ra một sự lựa chọn nào đó và dự kiến sẽ thúc đẩy tính bền vững… Trên thực
tế, mục đích đó là tìm ra các giải pháp phù hợp với các chiến lược sinh kế hiện tại của
người dân, và nhờ đó sẽ tạo ra tác động tích cực đến sinh kế của họ cũng như đến việc
khai thác - sử dụng tài nguyên thiên nhiên”

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


4

1.1.2. Các nguồn vốn sinh kế
Thành phần cơ bản của khung phân tích sinh kế gồm các nguồn vốn (tài sản),
tiến trình thay đổi cấu trúc, ngữ cảnh thay đổi bên ngoài, chiến lược sinh kế và kết quả
của chiến lược sinh kế đó.
Nguồn vốn hay tài sản sinh kế: Là toàn bộ năng lực vật chất và phi vật chất mà
con người có thể sử dụng để duy trì hay phát triển sinh kế của họ. Nguồn vốn hay tài
sản sinh kế được chia làm 5 loại vốn cơ chính: vốn nhân lực, vốn tài chính, vốn vật
chất, vốn xã hội và vốn tự nhiên
- Vốn nhân lực (Human capital): Vốn nhân lực là khả năng, kỹ năng, kiến thức
làm việc và sức khỏe để giúp con người theo đuổi những chiến lược sinh kế khác nhau

nhằm đạt được kết quả sinh kế hay mục tiêu sinh kế của họ. Với mỗi hộ gia đình vốn
nhân lực biểu hiện ở trên khía cạnh lượng và chất về lực lượng lao động ở trong gia
đình đó. Vốn nhân lực là điều kiện cần để có thể sử dụng và phát huy hiệu quả bốn loại
vốn khác.
- Vốn tài chính (Financial capital): Vốn tài chính là các nguồn tài chính mà
người ta sử dụng nhằm đạt được các mục tiêu trong sinh kế. Các nguồn đó bao gồm
nguồn dự trữ hiện tại, dòng tiền theo định kỳ và khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín
dụng từ bên ngồi như từ người thân hay từ các tổ chức tín dụng khác nhau.
- Vốn tự nhiên (Natural capital): Vốn tự nhiên là các nguồn tài nguyên thiên
nhiên như đất, nước,… mà con người có được hay có thể tiếp cận được nhằm phục vụ
cho các hoạt động và mục tiêu sinh kế của họ. Nguồn vốn tự nhiên thể hiện khả năng
sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên để tạo ra thu nhập phục vụ cho các mục tiêu
sinh kế của họ. Đây có thể là khả năng ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến chất
lượng cuộc sống của con người từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nguồn vốn tự
nhiên thể hiện qui mô và chất lượng đất đai, qui và chất lượng nguồn nước, qui mô và
chất lượng các nguồn tài ngun khống sản, qui mơ và chất lượng tài ngun thủy sản
và nguồn khơng khí. Đây là những yếu tố tự nhiên mà con người có thể sử dụng để
tiến hành các hoạt động sinh kế như đất, nước, khoáng sản và thủy sản hay những yếu
tố tự nhiên có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến cuộc sống của con người như
khơng khí hay sự đa dạng sinh học.
- Vốn vật chất (Physical capital): Vốn vật chất bao gồm cơ sở hạ tầng cơ bản và
hàng hóa vật chất nhằm hỗ trợ việc thực hiện các hoạt động sinh kế. Nguồn vốn vật
chất thể hiện ở cả cấp cơ sở cộng đồng hay cấp hộ gia đình. Trên góc độ cộng đồng, đó
chính là cơ sở hạ tầng nhằm hỗ trợ cho sinh kế của cộng đồng hay cá nhân gồm hệ
thống điện, đường, trường, trạm, hệ thống cấp nước và vệ sinh môi trường, hệ thống
tưới tiêu và hệ thống chợ. Đây là phần vốn vật chất hỗ trợ cho hoạt động sinh kế phát
huy hiệu quả. Ở góc độ hộ gia đình, vốn vật chất là trang thiết bị sản xuất như máy

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma



5

móc, dụng cụ sản xuất, nhà xưởng hay các tài sản nhằm phục vụ nhu cầu cuộc sống
hàng ngày như nhà cửa và thiết bị sinh hoạt gia đình.
- Vốn xã hội (Social capital): Vốn xã hội là một loại tài sản sinh kế. Nó nằm
trong các mối quan hệ xã hội (hoặc các nguồn lực xã hội) chính thể và phi chính thể
mà qua đó người dân có thể tạo ra cơ hội và thu được lợi ích trong q trình thực thi
sinh kế. Nguồn vốn sinh kế khơng chỉ thể hiện ở trạng thái hiện tại mà còn thể hiện
khả năng thay đổi trong tương lai. Chính vì thế khi xem xét vốn, con người không chỉ
xem xét hiện trạng các nguồn vốn sinh kế mà cần có sự xem xét khả năng hay cơ hội
thay đổi của nguồn vốn đó như thế nào ở trong tương lai.
- Tiến trình và cấu trúc (Structure and processes). Đây là yếu tố thể chế, tổ chức,
chính sách và luật pháp xác định hay ảnh hưởng khả năng tiếp cận đến các nguồn vốn,
điều kiện trao đổi của các nguồn vốn và thu nhập từ các chiến lược sinh kế khác nhau.
Những yếu tố trên có tác động thúc đẩy hay hạn chế đến các chiến lược sinh kế. Chính
vì thế sự hiểu biết các cấu trúc, tiến trình có thể xác định được những cơ hội cho các
chiến lược sinh kế thơng qua q trình chuyển đổi cấu trúc (Adger, 2006).
1.1.3. Kết quả sinh kế
Thành phần quan trọng thứ ba của khung sinh kế là kết quả của sinh kế
(livelihood outcome). Đó là mục tiêu hay kết quả của các chiến lược sinh kế. Kết quả
của sinh kế nhìn chung là cải thiện phúc lợi của con người nhưng có sự đa dạng về
trọng tâm và sự ưu tiên. Điều đó có thể cải thiện về mặt vật chất hay tinh thần của con
người như xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập hay sử dụng bền vững và hiệu quả tài
nguyên thiên nhiên. Cũng tùy theo mục tiêu của sinh kế mà sự nhấn mạnh các thành phần
trong sinh kế cũng như những phương tiện để đạt được mục tiêu sinh kế giữa các tổ chức,
cơ quan sẽ có những quan niệm khác nhau.
Cuối cùng là ngữ cảnh dễ bị tổn thương. Đó chính là những thay đổi, những xu
hướng, tính mùa vụ. Những nhân tố này con người hầu như khơng thể điều khiển được
trong ngắn hạn. Vì vậy trong phân tích sinh kế khơng chỉ nhấn mạnh hay tập trung lên khía

cạnh người dân sử dụng các tài sản như thế nào để đạt mục tiêu mà phải đề cập được ngữ
cảnh mà họ phải đối mặt và khả năng họ có thể chống chọi đối với những thay đổi trên hay
phục hồi dưới những tác động trên.
1.2. HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ DU LỊCH BIỂN
1.2.1. Khái niệm dịch vụ du lịch biển
Du lịch biển là một trong những loại hình du lịch diễn ra nhằm thỏa mãn nhu cầu
về với thiên nhiên của con người. Thiên nhiên ở đây là các cảnh quan vùng biển đảo,
các bãi tắm và bãi cát, các hệ sinh thái biển, khí hậu và thế giới sinh vật trong lòng đại
dương như: các loại san hô, tảo, hải quỳ, các loại cá, sinh vật phù du…

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


6

Du lịch biển đáp ứng được nhu cầu nguyện vọng mong muốn quay về với tự
nhiên gần gũi với thiên nhiên của con người. Mục đích chính của du lịch biển là để
thỏa mãn nhu cầu nghi ngơi thư giãn vui chơi giải trí, tìm hiểu khám phá làm cho cuộc
sống thêm phong phú lấy lại cảm giác vui vẻ thoải mái cho con người sau những ngày
làm việc căng thẳng.
Du lịch nghỉ biển rất phù hợp cho việc nghỉ cuối tuần và được nhiều du khách
lựa chọn vì đây là loại hình mang tính tổng hợp đa dạng về các hoạt động vui chơi giải
trí, phong phú về sản phẩm dịch vụ. Lựa chọn du lịch biển, du khách sẽ được tham
quan cảnh biển và tham gia các hoạt động thể thao biển như: tắm biển, lăn biển, khám
phá lịng đại dương, lướt ván… và các loại hình giải trí khác.
Khai thác du lịch biển sẽ khai thác được lợi thế về tài nguyên du lịch tự nhiên.
Du lịch biển kết hợp với du lịch văn hóa vùng ven biển tạo ra sự đa dạng về sản phẩm
du lịch đáp ứng được nhu cầu của khách. Do vậy du lịch biển có tốc độ phát triển
nhanh và là một trong những loại hình thu hút được đơng nhất số lượng khách tham
gia so với loại hình du lịch khác.

1.2.2. Phân loại dịch vụ du lịch
Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hịa trong giáo trình kinh tế du lịch ( 2014)
đã phân loại dịch vụ du lịch như sau:
Phân loại tổng qt
Du lịch sinh thái, cịn có nhiều tên gọi khác nhau:
- Du lịch thiên nhiên
- Du lịch dựa vào thiên nhiên
- Du lịch môi trường
- Du lịch đăc thù
- Du lịch xanh
- Du lịch thám hiểm
- Du lịch bản xứ
- Du lịch có trách nhiệm
- Du lịch nhạy cảm
- Du lịch nhà tranh
- Du lịch bền vững

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


7

Phân loại cụ thể các loại hình du lịch
Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ
Căn cứ vào nhu cầu đi du lịch của du khách
Căn cứ vào phương tiện giao thông
Căn cứ theo phương tiện lưu trú
Căn cứ vào thời gian đi du lịch
Căn cứ vào đặc điểm địa lý của điểm du lịch
+ Du lịch miền biển

+ Du lịch núi
+ Du lịch đô thị
+ Du lịch đồng quê
Căn cứ vào hình thức tổ chức du lịch
Căn cứ vào thành phần của du khách
Căn cứ vào phương thức ký kết hợp đồng đi du lịch[13]
1.2.3. Đặc điểm của hoạt động
Có tính thời vụ: Đối với những vùng biển có khí hậu 4 mùa rõ rệt thì du lịch biển
thường phát triển mạnh mẽ nhất vào mùa hè, thời điểm này lượng khách đến với du
lịch biển rất đông, dẫn đến sự quá tải, gây ô nhiễm môi trường, chất lượng dịch vụ
không đảm bảo, không thỏa mẵn được nhu cầu tiêu dùng của khách du lịch. Ngược lại
về mùa đông khách đến với loại hình du lịch này khơng nhiều, nguồn nhân lực phục
vụ lao động khơng có việc làm, các cơ sở vật chất kỹ thuật bị bỏ không một thời gian
dài. Gây nên tình trạng lẵng phí nguồn tài nguyên, làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất
lượng của các cơ sở vật chất khỹ thuật.
Phụ thuộc rất lớn vào khí hậu, thời tiết: Du lịch biển gắn với tự nhiên, cảnh
quan vùng biển đảo, các bãi biển. Do vậy các hiện tượng thời tiết bất thường có ảnh
hưởng rất lớn đến các hoạt động du lịch như: gió bão, sóng thần, hạn hán…làm ảnh
hưởng đến tâm lý khách du lịch, kìm hãm sự phát triển du lịch, gây ra những tổn thất
nặng nề về cơ sở vật chất kỹ thuật đây là kết luận của Nguyễn Văn Đính và Trần Thị
Minh Hòa ( 2004).
1.2.4. Đặc điểm của hộ dịch vụ du lịch biển
Các cộng đồng cư dân ven biển của các quốc gia có bờ biển dài nói chung có tỷ
lệ người sống dưới mức nghèo cao hơn so với mức trung bình quốc gia (Whittingham
et al., 2003). Sự phụ thuộc cao vào tài nguyên thiên nhiên khiến các cộng đồng này

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


8


đặc biệt dễ bị tổn thương trước những thay đổi của các điều kiện nguồn lực (Pomeroy
et al., 2006). Tác động tiêu cực của thiên tai và những cú sốc lớn nhất đối với người
sống phụ thuộc vào tài nguyên, đặc biệt là người nghèo sống ven biển, vì họ có ít tài
ngun nhất và khả năng phục hồi của họ là yếu nhất (Birkmann & Fernando, 2008).
Trong khi một số người đã có thể thích ứng và chuyển sang các sinh kế khác sau
những cú sốc đó, thì nhiều người tình hình của họ trở nên tồi tệ hơn. Những nghiên
cứu gần đây trong cộng đồng ven biển ở các nước Đông Nam Á cho rằng, đặc điểm
sinh kế của cộng đồng cư dân ven biển bao gồm đa dạng, thích ứng, ưu đãi và dễ bị
tổn thương (Plummer & Armitage, 2007; Pomeroy et al., 2006). Bên cạnh đó, hạn chế
về các nguồn vốn sinh kế cũng được xem là một trong những đặc điểm rõ ràng tại
cộng đồng cư dân ven biển (Kebe et al., 2009). Do vậy, phục hồi sinh kế ven biển sau
những cú sốc cần phải nhìn xa hơn một sự trở lại nguyên trạng và giải quyết nguyên
nhân gốc rễ của tính dễ tổn thương của cộng đồng cư dân ven biển (Campbell &
Beckford, 2009). Với những đặc điểm sinh kế của cộng đồng cư dân ven biển đòi hỏi
phải xây dựng cả hai khả năng phục hồi để đối phó với mối đe dọa và khả năng khai
thác cơ hội trong tương lai (Cinner et al., 2012). Bên cạnh đó, hiểu biết về sự đa dạng
trong các hoạt động tạo thu nhập của người dân và cộng đồng ven biển, đặc biệt là
trong vấn đề liên quan đến chiến lược sinh kế của họ đòi hỏi phải hiểu các phương tiện
mà các hộ gia đình và cộng đồng ở đó thích ứng và đối phó với những cú sốc và rủi ro
của họ, các ưu đã thúc đẩy các quyết định của người dùng tài nguyên và nguồn dễ bị
tổn thương của họ trước những căng thẳng và cú sốc (Cinner et al., 2010; Cinner et al.,
2012; Maguire & Hagan, 2007; Pomeroy et al., 2006).
1.3. NĂNG LỰC CHỐNG CHỊU
1.3.1. Khái niệm năng lực chống chịu
Khái niệm “khả năng hay năng lực chống chịu” (resilience) được phát triển dựa
trên ý tưởng là con người có thể vượt qua “sốc và stress” và phục hồi trở lại (Adger et
al., 2005). Khả năng chống chịu phản ánh mức độ mà một hệ thống phức tạp có thể
thích nghi, có khả năng tự tổ chức (so với thiếu tổ chức hoặc tổ chức bị ép buộc bởi
các yếu tố bên ngoài) và mức độ mà hệ thống có thể xây dựng năng lực cho việc học

và thích nghi (Allenby & Roitz, 2003; Roitz et al., 2005). Khả năng chống chịu là khái
niệm giúp hiểu rõ hơn mối liên hệ giữa cú sốc, ứng phó sốc và phục hồi như là kết quả
phát triển. Nhiều định nghĩa đã được xây dựng thể hiện nhiều chuyên ngành khác nhau
có thể vận dụng. Liên quan đến vấn đề xã hội, khả năng chống chịu xã hội được hiểu
là khả năng của các nhóm xã hội và cộng đồng để phục hồi hoặc phản ứng tích cực với
các cuộc khủng hoảng (Maguire & Hagan, 2007). Theo kết quả nghiên cứu của Adger
et al. (2002), nhóm tác giả này định nghĩa khả năng chống chịu xã hội là “khả năng
cộng đồng hấp phụ, thay đổi do áp lực bên ngoài trong khi vẫn duy trì khả năng bền
vững về sinh kế”. Khái niệm này có trọng tâm về sinh kế của hộ và đã trở thành nội

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


9

dung trọng tâm trong lập kế hoạch và thực hiện các chương trình phát triển khác nhau,
bao gồm hoạt động nhân đạo (DFID, 2011), giảm thiểu thiên tai (Klein et al., 2003),
thích ứng biến đổi khí hậu (Boyd et al., 2008), và an sinh xã hội (World Bank, 2011).
Nghiên cứu “khả năng chống chịu” đã cụ thể hóa và xác định ba loại hình hay chiến
lược ứng phó được cộng đồng vận dụng khi đối diện với sự cố cực đoan hay khủng
hoảng, gồm: (i) chịu đựng; (ii) thích ứng; và (iii) chuyển đổi. Nghiên cứu về khả năng
chống chịu cũng cho thấy mối liên hệ đến khía cạnh khác, là “đời sống trong quan hệ
với người khác” (social wellbeing). Khái niệm này giúp hiểu rõ hơn việc các hộ lựa
chọn chiến lược ứng phó và phục hồi như thế nào (Béné et al. 2014). Do vậy, nghiên
cứu khoa học xã hội cho thấy rằng, khả năng chống chịu xã hội là một phản ứng “tự
nhiên nổi lên” với thiên tai. Kế hoạch quản lý khẩn cấp phải thừa nhận và xây dựng
năng lực cho cá nhân (nông hộ) hay cộng đồng (tổ chức) và xác định các chỉ số cải
thiện khả năng chống chịu xã hội sẽ là một lĩnh vực ưu tiên cho nghiên cứu trong
tương lai.( DFID, 2001)
1.3.2. Ý nghĩa

1.3.3. Cách đánh giá năng lực chống chịu
Tiến trình đánh giá năng lực chống chịu dựa theo phương pháp tiếp cận “khả
năng chống chịu – phục hồi đời sống” (Resilience – wellbeing: Béné et al 2016) và
phân tích “vốn sinh kế” (livelihood capitals: DFID) để thực hiện các nội dung nghiên
cứu của đề tài.

Sự cố

Bối cảnh thủy sản và
thay đổi toàn cầu

gây sốc
Tác động gây hại

Đặc điểm sinh kế
và đời sống

Thời điểm
bắt đầu sự cố

Ứng phó:
thích ứng,
chuyển đổi

Kết quả
thực hiện
ứng phó

Kết quả chống
chịu, phục hồi

sinh kế và
đời sống

Thời điểm
quan trắc

Sơ đồ 1.2: Khung phân tích “khả năng chống chịu – đời sống”
(Resilience – wellbeing framework: after Béné et al 2016)

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


10

Xác định chiến lược ứng phó sự cố: Là xác định các giải pháp, thay đổi đã được
lựa chọn và áp dụng, trọng tâm nghiên cứu là giải pháp ứng phó, thích ứng (VD: thay
đổi trong các hoạt động sinh kế đã có) và chuyển đổi (VD: Đa dạng hóa và phát triển
hoạt động sinh kế thay thế). Phân tích giải pháp lựa chọn và thực hiện các giải pháp
trong mối quan hệ với đặc điểm, điều kiện của hộ và tác động của sự cố
Phân tích kết quả thực hiện các giải pháp thích ứng và chuyển đổi: là đánh giá
kết quả thực hiện các giải pháp thích ứng và chuyển đổi, đồng thời xem xét vai trò
(ảnh hưởng) của các yếu tố về vốn xã hội và dịch vụ hạ tầng.đối với việc thực hiện các
giải pháp thích ứng và chuyển đổi
Phân tích năng lực chống chịu và mức độ phục hồi: là đánh giá quá trình phục
hồi sinh kế và đời sống của hộ so với mức độ thiệt hại và tác động sinh kế do sự cố
gây ra, đồng thời xem xét vai trò các giải pháp thích ứng và chuyển đổi củng như mối
quan hệ giữa khả năng chống chịu với đời sống
1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng năng lực chống chịu
1.3.5. Giải pháp chống chịu
Thích ứng với sự cố mơi trường biển là một q trình, trong đó có những giải

pháp được triển khai và thực hiện nhằm giảm nhẹ hoặc đối phó với các sự kiện thiên
nhiên và lợi dụng những mặt thuận lợi của chúng ( IPCC, 2007).
Thích ứng với sự cố môi trường biển là một chiến lược ở tất cả các quy mơ, có
vai trị bổ trợ quan trọng trong chiến lược giảm nhẹ sự cố môi trường biển. Nhiều giải
pháp thích ứng cũng góp phần giảm nhẹ sự cố mơi trường biển.

Sự cố mơi trường biển

Tác động
Thích ứng

Giảm nhẹ
Ứng phó

Sơ đồ 1.2: Ứng phó với sự cố mơi trường biển
Đường liền chỉ ảnh hưởng hoặc phản ứng trực tiếp. Đường gián đoạn chỉ ảnh hưởng
hoặc phản ứng gián tiếp ( Theo Smit 1993) Adapting to Climate Change: An
International Perspective, Springer 1996)

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


11

Thích ứng với sự cố mơi trường biển là q trình lâu dài, địi hỏi sự quan tâm và
bền bỉ khơng ngừng hồn thiện, đồng thời có mối quan hệ tương hỗ với chiến lược
giảm nhẹ sự cố môi trường. Khơng có một chiến lược nào là chung nhất cho tất cả các
vùng và lĩnh vực nhằm ứng phó với sự cố môi trường mặc dù nhiều nơi đã áp dụng
nhiều biện pháp riêng lẻ và đem lại hiệu quả tích cực.
Theo Bộ tài ngun và Mơi trường, các giải pháp thích ứng được phân chia theo

phương thức thực hiện. Cụ thể:
· Các giải pháp tăng cường năng lực bao gồm: 1) Nâng cao nhận thức, 2) Nâng
cao năng lực xã hội, 3) Nâng cao năng lực thể chế.
· Các giải pháp mang tính điều chỉnh bao gồm: 1) Can thiệp hoặc điều chỉnh kế
hoạch chính sách đang thực hiện.
· Các giải pháp công nghệ bao gồm việc đưa ra áp dụng các công nghệ, kỹ thuật
và năng lượng (mới và sạch).
· Các giải pháp về cơ chế chính sách
· Các giải pháp đầu tư cơ sở hạ tầng
· Các giải pháp sinh thái
· Các giải pháp kinh tế
1.4. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ NĂNG LỰC CHỐNG CHỊU TRÊN THẾ GIỚI VÀ
Ở VIỆT NAM
1.4.1. Các nghiên cứu về năng lực chống chịu trên thế giới
Hội chữ thập đỏ Úc 2012 đã có nghiên cứu vấn đề quan hệ: áp dụng vốn xã hội
vào năng lực chống chịu thảm họa. Báo cáo bàn tròn về năng lực chống chịu thảm họa
quốc gia đã nêu rõ: Việc thúc đẩy năng lực chống chịu đã trở thành một phần chìa
khóa của chính sách quản lý khẩn cấp và thực hành ở Úc trong nhiều thập kỷ qua.
Giáo sư Daniel Aldrich thuộc đại học Purdue ở Mỹ nêu bật tầm quan trọng của khái
niệm vốn xã hội là yếu tố then chốt trong việc giúp mọi người chuẩn bị và chống chịu
trong trường hợp khẩn cấp.
Ngay từ đầu, áp dụng vốn xã hội vào năng lực chống chịu thảm họa để người dân
và cộng đồng bị ảnh hưởng bởi thiên tai để đảm bao rằng bất kì cuộc thảo luận cũng
được căn cứ vào kinh nghiệm của mọi người.
Nghiên cứu năng lực chống chịu: vốn xã hội trong khả năng chống chịu sau
khủng hoảng của Adger đã chỉ ra: Thảm họa là một trong những sự kiện quan trọng
nhát ảnh hưởng đến cư dân và cộng đồng của họ, điều đó khiến nhiều người mất mạng
hơn vấn đề nổi bật như khủng bố. Không may, các chương trình khắc phục thảm họa

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma



12

do Mỹ và chính phủ nước ngồi điều hành đã không cập nhật những kiến thức mới về
bản chất thiết yếu của vốn xã hội và mạng lưới xã hội. cần tái định hướng các chương
trình chống chịu và chống chịu thảm họa ở tất cả mọi tầng lớp xã hội, tập trung vào cơ
sở hạ tầng đối với tất cả mọi người nhằm tập trung vào cơ sở hạ tầng, và hạ tầng xã
hội. Các tổ chức xã hội và sự tin tưởng giữa các công dân trong cộng đồng bị ảnh
hưởng bởi thiên tai có thể giúp chúng ta hiểu tại sao một số khu phố ở các thành phố
như như Kobe, Nhật Bản, Tamil Nadu, Ấn Độ và New Orleans, Louisiana thể hiện khả
năng chống chịu. Vốn xã hội – động cơ chống chịu – có thể được làm sâu sắc hơn
thông qua các sáng kiến địa phương và các can thiệp từ các cơ quan nước ngồi.
Ayers trong nghiên cứu Thích ứng dựa vào cộng đồng đối với biến đổi khí hậu:
Tăng cường chống chịu thơng qua phát triển.
Các nỗ lực quốc tế để giảm thiểu CO2 và các khí nhà kính khác vẫn chưa làm
chậm tốc độ nóng lên tồn cầu. Báo cáo đánh giá lần thứ tư của Hội đồng liên chính
phủ về biến đổi khí hậu dự đốn những thay đổi nhanh chóng về khí hậu ngay cả khi
khí phát thải và khí nhà kính giảm nhanh và những phát hiện gần đây cho thấy những
dự báo này đã bị đánh giá thấp. Kết quả là những nhu cầu hỗ trợ thích ứng ở các nước
đang phát triển cực kỳ cấp bách.
Mô tả các thích ứng trong các điều chỉnh của hệ thống tự nhiên hoặc con người
để ứng phó với các tác động của biến đổi khí hậu. Cho đến gầy đây, sự thích ứng là
một chủ đề gây tranh cãi trong các cuộc tranh luận về chính sách biến đổi khí hậu,
nhiều ý kiến cho rằng sự thích nghi với các thích ứng được coi là tập trung tại địa
phương, trong thời gian ngắn hạn thì khơng gây tốn kém có thể làm giảm các nỗ lực
giảm thiểu sự tốn kém cho thế giới. Thủy triều đang lên do tiến trình giảm nhẹ cùng
với các bằng chứng về tác động lớn hơn và nhanh hơn của biến đổi khí hậu so với
những dự báo trước đây của IPCC, sự thích nghi là vững chắc trong chương trình nghị
sự của chính sách quốc tế bị thiếu hụt trong biến đổi khí hậu. Báo cáo về sự thay đổi

này, Gore đã nêu trong một cuộc phỏng vấn gần đây với tờ Economist “ Tơi từng nghĩ
rằng thích ứng được giảm đi trong nỗ lực phịng chống của chúng tơi, chúng tơi đồng ý
rằng các nước nghèo rất dễ bị tổn thương và cần sự giúp đỡ của chúng tôi.”
Một số đề xuất phát triển kêu gọi cách tiếp cận dựa vào cộng đồng để thích ứng.
sự thích ứng dựa vào cộng đồng hoạt động ở cấp địa phương trong các cộng đồng dễ bị
ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu. Nó xác định, hỗ trợ và thực hiện các hoạt động phát
triển dựa vào cộng đồng để tăng cường năng lực của người dân địa phương để thích
ứng với cộng đồng để tăng cường năng lực của người dân địa phương để thích ứng với
cuộc sống trong mơi trường ít rủi ro và ít có thê dự đốn trước được. Hơn nữa, thích
ứng dựa vào cộng đồng tạo ra các chiến lược thích ứng thơng qua các chương trình có
sự tham gia, liên quan đến các bên liên quan tại địa phương và các nhân viên phát triển

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma


13

và giảm nhẹ rủi ro thiên tai. Điều đó xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn văn hóa hiện có
và giải quyết mối quan tâm phát triển địa phương khiến người dân dễ bị ảnh hưởng bởi
biến đổi khí hậu ngay từ đầu. Hội nghị quốc tế về thích ứng dựa vào cộng đồng đã
được các tổ chức quốc tế tổ chức và nghĩ tới từ năm 2005, với các nhà hoạch định
chính sách, các nhà nghiên cứu và các tổ chức phát triển trong số những người tham
dự. Các dự án thích ứng dựa vào cộng đồng đang hoạt động tại các cộng đồng dễ bị
tổn thương trong việc phát triển tại các nước phát triển.
Tuy nhiên những thách thức cơ ban và sự không chắc chắn về việc giải thích
chính sách thích ứng, từ đó ảnh hương đến việc thực hiện thích ứng dựa vào cộng
đồng. Thích ứng với biến đổi khí hậu là gì? Ai hoặc điều gì thích nghi và làm thế nào?
Việc thích ứng với quy mô lớn hơn như thế nào? Cuộc tranh luận ban đầu về thích ứng
dựa vào cộng đồng và thích ứng nói chung đang vật lộn với câu hỏi này. Ngồi ra, các
ví dụ ở các cộng đồng dễ bị tổn thương ở Bangladesh giúp làm sáng tỏ vai trò và giá

trị thích ứng dựa vào cộng đồng, những hạn chế của nó, và tiềm năng của nó có thể
giúp tích hợp những lo ngại về tính dễ bị tổn thương và phát triển vào chính sách biến
đổi khí hậu rộng hơn.
Trong nghiên cứu của mình vào năm 2012, Béné và cộng sự đưa ra giả thuyết:
Khả năng chống chịu là không tưởng trong nghiên cứu “Xác định lại tiềm năng và
giới hạn của khái niệm khả năng chống chịu liên quan đến các chương trình giảm lỗ
hổng” . Khả năng chống chịu đang trở nên có ảnh hưởng trong các lĩnh vực phát triển
và giảm thiểu rủi ro như bảo vệ xã hội, giảm thiểu rủi ro thiên tai và thích ứng với biến
đổi khí hậu. Các nhà hoạch định chính sách, các nhà tài trợ và các cơ quan phát triển
quốc tế hiện đang ngày càng đề cập đến thuật ngữ này. Trong bối cảnh đó, mục tiêu
của bài báo này là để đánh giá một cách quan trọng những lợi thế và hạn chế khả năng
chống chịu. Trong khi đánh giá nêu bật một số yếu tố tích cực - đặc biệt là khả năng
của thuật ngữ để thúc đẩy tiếp cận tích hợp giữa các ngành - nó cũng cho thấy khả
năng chống chịu có những hạn chế quan trọng. Đặc biệt nó khơng phải là một khái
niệm vì người nghèo, và mục tiêu của giảm nghèo không thể đơn giản được thay thế
bằng xây dựng khả năng chống chịu.
Còn trong nghiên cứu “Khả năng chống chịu, nghèo đói và phát triển”, ơng
khẳng định :Khả năng chống chịu đã trở nên nổi bật trong nghiên cứu nơi nó được sử
dụng như một khn khổ trung tâm trong các lĩnh vực như sinh thái học, thích ứng với
biến đổi khí hậu hoặc quy hoạch đơ thị. Các nhà hoạch định chính sách và các cơ quan
phát triển quốc tế cũng ngày càng đề cập đến nó. Mục tiêu của bài viết này là để đánh
giá những ưu điểm và giới hạn của khả năng chống chịu trong bối cảnh phát triển. Mặc
dù đánh giá nêu bật một số yếu tố tích cực — ví dụ, khả năng thúc đẩy một cách tiếp
cận tích hợp — nó cũng cho thấy khả năng chống chịu có những hạn chế quan trọng.
Đặc biệt, nó khơng phải là một khái niệm vì người nghèo, theo nghĩa nó khơng chỉ áp

PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma



×