Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.74 KB, 3 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>CHUYÊN ĐỀ Một số phương pháp giúp học sinh học tốt môn Tập đọc I/ Đặt vấn đề: Tập đọc là phân môn quan trọng trong chương trình Tiếng Việt ở bậc Tiểu học nói chung và lớp Một nói riêng . Dạy tốt phân môn này không những rèn luyện cho học sinh về kĩ năng đọc mà còn phát triển ở các em vốn từ ngữ Tiếng Việt phong phú, mở rộng hiểu biết về cuộc sống, phát triển tư duy, tạo điều kiện để học các phân môn khác .Tuy nhiên, so với yêu cầu đặt ra, chất lượng học tập môn Tiếng Việt nói chung và chất lượng phân môn tập đọc nói riêng của học sinh chưa cao . Điều đó đòi hỏi cần phải có các biện pháp để các em luyện đọc tốt, qua đó nâng cao chất lượng học tập phân môn tập đọc lớp Một . II/ Nguyên nhân: Một trong những điều trăn trở đối với giáo viên Tiểu học, nhất là giáo viên dạy lớp Một là tình trạng học sinh phát âm không đúng, giọng đọc không chuẩn xác. Đối với học sinh mới vào lớp Một việc đọc và viết sai là điều không thể tránh khỏi, điều đó buộc giáo viên lớp Một ngay từ đầu năm học phải tìm ra nguyên nhân để khắc phục và uốn nắn kịp thời cho các em. Lớp tôi phụ trách chỉ có một số em phát âm tương đối chính xác. Còn lại hầu hết các em phát âm chưa đúng. Tôi đã tìm ra nguyên nhân cơ bản sau: * Về mặt khách quan: Đa số các em học sinh là con em của những người nông dân nên các bậc phụ huynh của các em có nhiều người phát âm mang nặng cách phát âm địa phương, thiếu chính xác trong cách đọc, cách viết nên đã có tác động đến trực tiếp giọng nói của các em. * Về mặt chủ quan: Có nhiều bậc phụ huynh ít quan tâm đến cách phát âm của các em nên lúc ấu thơ đã không uốn nắn cho các em để cho các em tự phát triển theo hướng tự nhiên hoặc bởi ảnh hưởng của cộng đồng nên cách phát âm của các em thiếu chính xác và khó sửa. Từ thực trạng như vậy tôi đã băn khoăn tự hỏi “ Làm thế nào để các em phát âm đúng ? ”. Trong quá trình giảng dạy tôi đã thực hiện các biện pháp nhằm giúp các em phát âm chính xác tiếng mẹ đẻ . III/ Một số phương pháp học tốt môn Tập đọc đã dược áp dụng: 1. Sử dụng nhiều cách đọc trong phần luyện đọc Trong phần luyện đọc tôi dành thời gian cho học sinh đọc thầm bằng mắt kết hợp mấp máy môi 1 – 2 lần trước khi chuyển đọc chính thức . Điều này có hiệu quả rõ rệt . Khi đọc chính thức các em bớt lúng túng 2.. Không tách rời việc luyện đọc từ khó với quá trình luyện đọc cúa học sinh 3. Coi trọng việc luyện cho học sinh những câu văn dài Thông thường những câu văn dài trong bài tập đọc thường gây cho học sinh không ít lúng túng, các em đọc ê a, đọc đứt đoạn, đọc sai . Tôi hướng dẫn cho các em ngắt, nghỉ hơi hợp lí . Nhờ vậy các em đọc mạch lạc, diễn đạt được ý nghĩa của câu văn mà không bị mất sức hoặc đứt hơi..
<span class='text_page_counter'>(2)</span> 4. Sử dụng hợp lí các trò chơi luyện đọc Tâm lý học sinh lớp Một luôn luôn hiếu động, thích thi đua, thích tham gia vào các hoạt động mang tính tập thể . Để tạo không khí vui tươi, hồn nhiên, nhẹ nhàng, sinh động trong giờ tập đọc “ học mà chơi, chơi mà học ” tôi hướng dẫn các em tham gia vào các trò chơi luyện đọc a. Đối với những bài tập đọc học thuộc lòng, tôi hướng dẫn trò chơi “ Đọc nhanh, thuộc giỏi ” Ví dụ: Ở bài “ Cái bống ” tôi làm 4 băng giấy bằng bìa cứng ghi 4 câu thơ của bài ( mỗi băng ghi một câu ) Tôi đặt 4 băng giấy ở 4 vị trí trên mặt bàn ( băng giấy đã xáo trộn thứ tự và úp mặt có chữ xuống bàn, vị trí đặt không qua gần nhau, 4 học sinh tham gia trò chơi đứng ở 4 vị trí đặt 4 băng giấy ) . Sau khi các em đã chuẩn bị xong, tôi hô hiệu lệnh “ bắt đầu ”. Các em lật băng đọc và xếp đúng thứ tự các câu thơ trong bài, cả lớp cùng theo dõi và đánh giá kết quả ai xếp nhanh nhất, đúng yêu cầu trò chơi . Trò chơi đem lại hiệu quả tích cực, các em thuộc bài một cách thực chất, tránh được lối học vẹt, đồng thời rèn luyện kĩ năng nhanh nhẹn . b.Đối với những bài tập đọc còn lại Tôi hướng dẫn các em thực hiện trò chơi “ Thi đọc tiếp sức ” Trước đó, tôi chuẩn bị một đồng hồ để tính thời gian đọc của mỗi nhóm . Dự kiến số nhóm tham gia thi ( mỗi nhóm có số học sinh bằng nhau ) dựa vào thời gian cho phép ghi trong tiết học và khoảng thời gian đọc ( ước tính ) của mỗi nhóm . Mỗi học sinh trong nhóm có một cuốn sách giáo khoa để đọc . Sau đó tôi cho từng nhóm thi ( mỗi em cầm một quyển sách đã mở sẵn trong đó có bài tập đọc thi để theo dõi ) . Khi các em đã chuẩn bị xong tôi hô lệnh “ bắt đầu ”. Em số 1 ( đầu hàng bên trái ) phải đọc câu số 1 của bài một cách rõ ràng, chính xác và nhanh, dứt tiếng cuối cùng của câu thứ nhất, em số 2 ( cạnh số 1 ) mới đọc tiếp câu thứ hai …cứ như vậy đến em cuối cùng trong nhóm . Nếu chưa hết bài câu tiếp theo lại đến em số 1 đọc tiếp, em thứ hai đọc …..cho đến hết bài hoặc đoạn giáo viên qui định thì dừng lại. Nếu học sinh phạm các trường hợp sau sẽ bị trừ điểm, đọc sai, đọc thiếu hoặc thừa tiếng trong câu, đọc tiếp câu văn sau khi người đọc câu văn trước chưa xong, đọc quá một câu theo qui định . Giáo viên tính và ghi thời gian đọc của mỗi nhóm . Kết thúc trò chơi, tôi cùng cả lớp nhận xét, chọn và tuyên dương nhóm đọc tiếp sức nhanh nhất, giỏi nhất, gợi ý học sinh rút kinh nghiệm những lần sau . * Những bài tập đọc học thuộc lòng cũng có thể tổ chức trò chơi “Thi đọc tiếp sức” theo cách trên nhưng tôi không cho học sinh nhìn sách giáo khoa nhằm khuyến khích các em thuộc bài ngay tại lớp . 5. Giúp học sinh luyện phát âm các từ dễ nhằm lẫn phụ âm đầu và vần Trong luyện đọc, tôi nhận thấy học sinh thường lúng túng trong việc phát âm các phụ âm đầu s/x , gi/d, v/d…hoặc các vần an/ang, ac/at, un/uân . Do vậy, trong mỗi bài tập đọc, tôi cho học sinh tìm ra một số từ ngữ mà các em khó phát âm ..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> IV/ Kết luận: Dạy phân môn tập đọc nói chung và luyện đọc cho học sinh lớp Một nói riêng không hề đơn giản, nó đòi hỏi phải có thời gian và nhiều yếu tố khác trong đó trách nhiệm và kinh nghiệm của người giáo viên rất quan trọng . Từ đó rút ra được những biện pháp thiết thực nhất là góp phần vào việc nâng cao chất lượng và hiệu quả luyện đọc cho học sinh lớp Một . IV/ Qui trình lên lớp của môn Tập đọc: * Tiết 1: 1. Kiểm tra bài cũ 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài b. Luyện đọc bài trên bảng lớp - Giáo viên đọc mẫu - Hướng dẫn cách đọc - Học sinh đọc thầm toàn bài và tìm tiếng, từ khó - Hướng dẫn học sinh đọc tiếng ( phân tích tiếng) đọc từ giáo viên kết hợp giảng từ - Luyện đọc câu: ( Đọc từng câu, đọc nối tiếp câu ) - Luyện đọc đoạn (Đọc từng đoạn, đọc nối tiếp đoạn) - Học sinh đọc toàn bài, đồng thanh - Thi đọc theo đoạn - Làm bài tập * Tiết 2: 1. Kiểm tra bài tiết 1 2. Luyện đọc bài SGK - Giáo viên đọc mẫu - Học sinh đọc nối tiếp câu - Học sinh đọc nối tiếp đoạn - Học sinh đọc cá nhân toàn bài, đồng thanh 3. Tìm hiểu bài 4. Thi đọc diễn cảm 5. Luyện nói 6. Củng cố - Dặn dò - Nhận xét tiết học Đại Quang, ngày, 20 tháng 3 năm 2013 Người viết Phan Thị Tường Vi.
<span class='text_page_counter'>(4)</span>