Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

skkn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (619.37 KB, 22 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>+. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN ĐỊNH TRƯỜNG THCS ĐỊNH TÂN. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. TÊN ĐỀ TÀI:. “ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG CHO HỌC SINH LỚP 6 TRONG DẠY HỌC SINH HỌC”. Người thực hiện : Trịnh Thị Toàn Chức vụ : Giáo viên Đơn vị công tác :Trường THCS Định Tân SKKN thuộc môn : Sinh học. YÊN ĐỊNH NĂM 2013.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> A. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ngày nay, nhiều thành tựu khoa học và công nghệ xuất hiện một cách hết sức bất ngờ và đổi mới một cách cực kỳ nhanh chóng. Theo đó hệ thống giáo dục cũng. đặt ra những yêu cầu cần phải đổi mới. Từ việc thi thố tài năng bằng sự. thuộc lòng những tri thức "uyên thâm", quan điểm về chuẩn mực của người giỏi là "thông tin bác cổ" hiểu biết "thiên kinh vạn quyển" đã dần được thay đổi bằng năng lực chuyên môn, năng lực giải quyết vấn đề, đưa ra những quyết định sáng tạo, mang lại hiệu quả cao, thích ứng với đời sống xã hội. Trước những đòi hỏi của thực tiễn, đòi hỏi giáo dục phổ thông phải phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Do đó, công tác giáo dục trong nhà trường không chỉ trang bị cho học sinh những kiến thức đã có của nhân loại mà còn phải bồi dưỡng, hình thành ở học sinh tính năng động, óc tư duy sáng tạo và kỹ năng thực hành áp dụng, tức là đào tạo những người lao động không chỉ có kiến thức mà phải có năng lực hành động, kỹ năng thực hành. Tuy nhiên, việc dạy học hiện nay ở một số giáo viên vẫn còn mang nặng kiểu truyền thụ kiến thức, thiên về lý thuyết, xa rời thực tiễn, tập trung dạy và ôn luyện kiến thức nhằm đáp ứng kiểm tra, thi cử, chưa thực sự quan tâm đến việc hình thành thói quen tự học, tự khám phá kiến thức, phát triển tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề… cho người học. Điều đó, đã đưa các em đến thói học thụ động, e dè, nhút nhát, không tự tin khi giải quyết các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống… Là một giáo viên, chúng ta cần tạo mọi điều kiện để các em có cơ hội phát triển toàn diện cả năng lực nhận thức lẫn năng lực hành động. Mà năng lực luôn gắn liền với các kỹ năng. Do đó tôi chọn đề tài này để nghiên cứu..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận: Trong chương trình giáo dục cấp THCS, mục tiêu bài học bao giờ cũng gồm có 3 mặt: kiến thức, kỹ năng và thái độ. Kỹ năng là sự bộc lộ dễ thấy của năng lực hành động, là khả năng vận dụng những tri thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tiễn. Trong dạy học giáo viên phải tạo cơ hội thuận lợi để học sinh tập dượt, rèn luyện, phát triển các kỹ năng và phẩm chất hoạt động trí tuệ nhằm nâng cao hiệu quả nhận thức. Để học sinh được rèn luyện các thao tác, kỹ năng, kỹ xảo hoạt động chân tay, xây dựng thói quen vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Nhiệm vụ nói trên được gọi tắt là nhiệm vụ phát triển. Về mặt tâm lý học, quá trình nhận thức gồm 2 giai đoạn: - Nhận thức cảm tính đòi hỏi các kỹ năng : quan sát, chú ý, ghi nhớ. - Nhận thức lý tính là tư duy trừu tượng đòi hỏi các kỹ năng : so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, cá biệt hóa, trừu tượng hóa, cụ thể hóa. Những kỹ năng này là cần thiết để thực hiện có hiệu quả quá trình nhận thức mà bản chất là thu nhập, xử lý, lưu trữ, sử dụng các thông tin. Năng lực nhận thức còn đòi hỏi một mặt nữa quan trọng hơn đó là phẩm chất tư duy. Phẩm chất của năng lực tư duy biểu hiện ở tính tích cực, độc lập là tiền đề để tạo nên tính sáng tạo. Trong quá trình dạy học, nhiệm vụ phát triển bao gồm 2 mặt liên quan chặt chẽ: Phát triển năng lực nhận thức và phát triển năng lực hành động. Năng lực hành động biểu hiện ở tính tích cực, độc lập, sáng tạo trong học tập, nghiên cứu công tác, ở thói quen tổ chức lao động hợp lý, đặc biệt là năng lực tự học, tự nghiên cứu, tự tu dưỡng, năng lực phát hiện kịp thời và giải quyết hợp lý những vấn đề nảy sinh trong thực tế. Nâng cao tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh trong hoạt động nhận thức và trong hành động thực tiễn là yêu cầu cơ bản hiện nay của nhiệm vụ phát.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> triển trong quá trình dạy học, đảm bảo mục tiêu đào tạo những người công dân làm chủ, những người lao động sáng tạo. II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu: Để tìm hiểu về thực trạng của vấn đề nghiên cứu , tôi đã tiến hành điều tra , thăm dò một số giáo viên thuộc bộ môn sinh học ở các trường lân cận và 20 em học sinh lớp 6A được chọn ngẫu nhiên theo danh sách lớp cắt ngang 1) Điều tra giáo viên: Hình thức : phát phiếu điều tra trắc nghiệm. Vòng 1: Mục tiêu bài học bao gồm : Kiến thức, kĩ năng, thái độ. Vậy, đồng chí đã thường xuyên quan tâm đến việc rèn kĩ năng cho học sinh chưa ? a. Rất thường xuyên. b. Thỉnh thoảng. c. Không bao giờ. Kết quả : Số người chọn a chiếm 8%, số người chọn b chiếm 87%, số người chọn c chiếm 5% Với những giáo viên chọn a (Rất thường xuyên) tôi tiếp tục tiến hành điều tra vòng 2. Nội dung như sau : Đồng chí vui lòng cho biết qui trình dạy kĩ năng sinh học cho học sinh mà đồng chí đang vận dụng ? Kết quả: 100% có câu trả lời là không theo qui trình nào cả. 2) Điều tra học sinh: Câu hỏi : Em hãy trình bày các bước làm tiêu bản hiển vi tạm thời tế bào thực vật ? Kết quả : Số em có câu trả lời chính xác : 12 em chiếm 60% Số em có câu trả lời chưa chính xác : 5 em chiếm 25% Số em có câu trả lời sai 2 em chiếm 15% Với những học sinh có câu trả lời chính xác các bước tiến hành tôi tiếp tục yêu cầu các em tiến hành làm một tiêu bản tạm thời tế bào vảy hành để quan sát dưới kính hiển vi quang học ..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Kết quả : có 3 em làm thành công theo yêu cầu số còn lại tiêu bản không thể thấy rõ tế bào do lấy mẫu quá dày. Tôi hỏi thêm: Vì sao em biết cách làm tiêu bản nhưng lại không làm thành công được ? Các em cười và trả lời rằng : “ Nói thì dễ nhưng làm thì khó quá cô ạ ” Như vậy, qua điều tra sơ bộ một bộ phận nhỏ giáo viên và học sinh cùng với thực tế tôi dự giờ của đồng nghiệp ở Trường THCS Định Tân tôi thấy vấn đề phát triển tư duy cho học sinh đặc biệt là học sinh lớp 6 như sau ; Một là : Phần lớn giáo viên chỉ quan tâm đến việc dạy kiến thức mà gần như xem nhẹ việc rèn luyện những kĩ năng cần thiết cho học sinh. Do đó, nhiều em tỏ ra nhút nhát, e dè khi phải đối diện với những tình huống xảy ra trong thực tế. Hai là : Một số giáo viên khác tuy đã quan tâm đến việc dạy kĩ năng cho các em thế nhưng lại dạy một cách ngẫu nhiên, tự do mà không tuân theo một qui trình nào cả vì vậy chất lượng chưa cao . Ba là : Học sinh do chưa được quan tâm nhiều đến việc phát triển kĩ năng qua từng bài học nên khi vận dụng thực hành còn gặp nhiều khó khăn. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên nên tôi đã chọn đề tài này để nghiên cứu. III. Giải pháp và tổ chức thực hiện: 1. Những kỹ năng cần rèn luyện cho học sinh trong dạy học sinh học. Trước hết, muốn phát triển kỹ năng cho học sinh thì giáo viên phải xác định được những kỹ năng nào cần phải rèn luyện cho học sinh. Theo tôi, trong quá trình dạy học sinh học ở trường THCS, giáo viên cần quan tâm trước hết đến việc phát triển những kỹ năng nhận thức sau: a. Kỹ năng quan sát. - Biết quan sát tinh tường, đi sâu vào chi tiết, tập trung vào những chi tiết quan trọng nhất của đối tượng là kỹ năng cần có đầu tiên để tự tìm hiểu các sự vật, hiện tượng trong sinh giới. - Từ quan sát các mẫu vật tự nhiên (mẫu tươi, bản mổ, mẫu ngâm, tiêu bản ép khô…) đến các vật tượng hình (mô hình, ảnh chụp, tranh vẽ), các vật tượng trưng.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> (sơ đồ, biểu đồ, đồ thị), từ quan sát các hiện tượng ổn định đến theo dõi các quá trình dài ngày. - Kèm theo quan sát là sự phát triển kỹ năng mô tả. Lúc đầu làm bằng ngôn ngữ thông thường rồi tiếp đến sử dụng các thuật ngữ sinh học ngày càng phong phú và chính xác hơn. - Muốn có đối tượng để quan sát trong học tập, sinh học phải được tập dượt các kỹ năng thu lượm mẫu vật, nhận dạng, phân loại (ở mức đơn giản) cố định các mẫu sống để thuận tiện quan sát. Làm những bộ sưu tập các nhóm thực vật, động vật là một hoạt động tạo được hứng thú của trẻ ở lứa tuổi THCS, trong đó giáo viên cần quan tâm bồi dưỡng ý thức bảo vệ môi trường. b. Kỹ năng làm thí nghiệm: - Muốn nghiên cứu sâu vào bản chất, cơ chế các hiện tượng sinh học, người ta phải làm thí nghiệm. Các hiện tượng sinh học thường xảy ra đồng thời, trong các mối quan hệ rất phức tạp. Để phát hiện tính quy luật của hiện tượng, người ta phải tổ chức các thí nghiệm, trong đó chủ thể nhận thức chủ động đề xuất giả thuyết rồi trên cơ sở đó tách ra từng hiện tượng để nghiên cứu cho đơn giản hơn, sau đó lại đặt nó vào hệ thống vốn có của sự vật để cuối cùng có nhận thức đầy đủ. Trong chương trình THCS, học sinh đã có thể lắp đặt một số thí nghiệm đơn giản, tập dượt các kỹ năng đề xuất giả thuyết, bố trí thí nghiệm, thay đổi đối tượng và điều kiện thí nghiệm, phân tích kết quả thí nghiệm bằng cách so sánh thực nghiệm với đối chứng kiểm tra giả thuyết đã đề ra và kết luận. Giờ học bằng thí nghiệm bao giờ cũng sinh động , cuốn hút nhận thức tích cực của trẻ ở độ tuổi này. Tuy nhiên đòi hỏi ở giáo viên sự chuẩn bị công phu và năng lực tổ chức tốt. Học sinh được xem thí nghiệm do giáo viên biểu diễn đã là tốt nhưng sẽ còn tốt hơn nhiều nếu đa số các thí nghiệm trong chương trình được do chính tay học sinh làm, điều này đòi hỏi phải có đủ phương tiện, thiết bị, phòng thực hành. c. Kỹ năng suy luận quy nạp..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Các kiến thức do quan sát và thí nghiệm đem lại chỉ là những kiến thức sự kiện, cụ thể, riêng lẻ, chúng chỉ thực sự có ý nghĩa khoa học khi được khái quát hóa, trừu tượng hóa thành những kiến thức lý thuyết (khái niệm, học thuyết, định luật…) học sinh có thể được hướng dẫn để tự lực thực hiện điều đó bằng suy luận quy nạp. Kết luận rút ra từ suy luận quy nạp chỉ có giá trị khái quát khi đã dựa trên một số lượng sự kiện đủ lớn. Trong dạy học, người ta được phép dùng quy nạp đơn cử, nghĩa là chỉ dựa trên một vài hiện tượng, một vài thí nghiệm để rút ra kết luận chung. Đó là vì những kiến thức đem ra giảng dạy đã được các nhà khoa học kiểm nghiệm nhiều lần, thời gian của tiết học lại có hạn. Trong khi sử dụng phép quy nạp đơn cử, giáo viên chú ý không để cho học sinh ấn tượng sai lầm là các kiến thức khoa học đó được hình thành quá đơn giản. Nói chung, suy luận quy nạp cần cho quá trình hình thành các kiến thức khái niệm, quy luật, khi vận dụng các khái niệm quy luật đã biết vào trường hợp cụ thể lại cần đến suy luận diễn dịch. Quy nạp và diễn dịch bổ sung cho nhau, đều cần cho quá trình vận động của tư duy. Tuy nhiên, do đặc điểm của sinh học và đặc điểm của quá trình nhận thức của học sinh THCS, giáo viên cần chú ý trọng tâm là phát triển tư duy thực nghiệm quy nạp trên cơ sở rèn luyện kỹ năng quan sát và thí nghiệm. 2. Phương pháp dạy các kỹ năng . Việc hình thành một kỹ năng, dù là lao động chân tay hay lao động trí óc, đều đòi hỏi phải có cơ hội thực hành luyện tập để tích lũy kinh nghiệm hành động thì mới có hiệu quả. Nhưng làm thế nào để kỹ năng được hình thành bằng con đường ngắn nhất mọt cách chắc chắn, theo đúng chuẩn mực ? Điều này còn phụ thuộc vào từng kỹ năng, mức độ phức tạp của kỹ năng, vị trí của kỹ năng đó trong mục tiêu đào tạo. Dựa vào nhận thức và kinh nghiệm thực tế giảng dạy của bản thân. Để dạy các kỹ năng cho học sinh cần thực hiện quy trình gồm các bước sau: Bước 1: Giải thích..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Giáo viên giúp cho học sinh hiểu vì sao cần có kỹ năng đó. Vị trí của kỹ năng đó trong hoạt động nghề nghiệp tương lai? Kỹ năng đó liên quan đến những kiến thức lý thuyết nào đã học? Có thể kiểm tra thăm dò xem học sinh đã biết chút ít gì về kỹ năng sắp xếp hay chưa. Bước 2: Làm chi tiết Học sinh được xem trình diễn mẫu một cách chi tiết, chính xác để có một mô hình bắt chước làm theo. Mẫu này có thể cho giáo viên trình diễn hoặc học sinh được xem bằng hình. Ở bước này, giáo viên cần tạo cơ hội cho học sinh nắm bắt những chi tiết mấu chốt của kỹ năng như: Cho băng hình quay chậm hoặc dừng lại vì giáo viên đặt câu hỏi gợi mở để học sinh phát hiện ra những chi tiết quan trọng nhất. Bước 3: Sử dụng kinh nghiệm mới học. Học sinh thử làm theo mẫu đã xem . Bước 4. Kiểm tra và hiệu chỉnh. Tốt nhất là tạo cơ hội để học sinh tự kiểm tra, phát hiện những chỗ làm sai của chính mình và biết cần hiệu chỉnh những chỗ nào. Để tránh học sinh lặp lại những cách làm sai thành thói quen khó sửa. giáo viên cần giám sát, giúp đỡ nếu học sinh không tự phát hiện được. Nhất là đối với những kỹ năng khó, phức tạp. Bước 5: Hỗ trợ trí nhớ. Học sinh cần có những phương tiện giúp đỡ ghi nhớ những điểm then chốt như: Phiếu ghi tóm tắt, sơ đồ thao tác, băng ghi âm, ghi hình. Bước 6: Ôn tập và sử dụng lại. Đây là việc làm cần thiết để củng cố những kỹ năng đã được học. Bước 7. Đánh giá. Sau khi học sinh thực hiện các kỹ năng vừa học được giáo viên cần xem xét học sinh đã đạt yêu cầu chưa. Việc đánh giá có thể được tiến hành một cách chính thức hay kín đáo nhưng phải phát hiện đúng những người đã đạt yêu cầu để cả người dạy và người học đều an tâm với kết quả đào tạo, đồng thời phải xác định đúng những người chưa đạt yêu cầu để tiếp tục bổ sung..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Bước 8. Thắc mắc Nếu học sinh có nhu cầu làm sáng tỏ những điều chưa hiểu. Các em có thể nêu câu hỏi vào bất kỳ lúc nào trong quá trình học. Có khi một số học sinh hay e thẹn, không dám hỏi trước mặt các bạn cùng lớp. Giáo viên cần tạo cơ hội cho học sinh hỏi khi chỉ có một thầy một trò. Cơ hội tốt nhất là ở giai đoạn "tập sử dụng kỹ năng". Khi đó giáo viên nên đi lại trong lớp, kiểm tra các thao tác thực hành kỹ năng của học sinh và trả lời thắc mắc của các em- cũng có thể đến cuối cùng học sinh mới nêu những thắc mắc mà bản thân và bạn bè chưa giải đáp các thắc mắc của học sinh. Ví dụ: Dạy cho học sinh kỹ năng sử dụng kính hiển vi (bài 5 chương trình sinh học 6). Để giúp học sinh bước đầu hình thành kỹ năng sử dụng kính hiển vi để nhìn rõ tiêu bản. Giáo viên có thể thực hiện các bước như sau: Bước 1: Để học sinh hiểu vì sao cần phải có kỹ năng sử dụng kính hiển vi. Giáo viên có thể giới thiệu cho học sinh biết, chương trình sinh học lớp 6 các em được nghiên cứu về hình dạng, cấu tạo của tế bào thực vật. Tuy nhiên, kích thước của nhiều loại tế bào rất nhỏ bé, mắt thường ta không thể nhìn thấy được. Vì vậy, muốn biết rõ hình dạng, cấu tạo tế bào chúng ta phải quan sát tế bào dưới kính hiển vi. Bước : Làm chi tiết. Giáo viên có thể kết hợp vừa trình bày các thao tác sử dụng kính hiển vi. Đồng thời tiến hành làm mẫu thật chậm, chính xác, các thao tác để học sinh quan sát như sau; - Trước hết đưa vật kính có độ phóng đại nhỏ nhất vào thị trường kính bằng cách xoay từ từ bàn xoay để vật kính này vào rãnh trục kính (khi nào nghe thấy tiếng "tách" nhẹ là được). - Hướng gương về phía nguồn sáng và điều chỉnh gương sao cho ánh sáng vào kính tối đa. Nên làm đi làm mại vài lần cho học sinh rõ..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> - Đặt tiêu bản hiển vi lên bàn kính sao cho phần cần quan sát ở chính giữa lỗ của bàn kính, sau đó: + Nhìn ngoài từ 1 phía cửa kính, tay phải vặn nhẹ ốc to để vật kính từ từ lại gần tiêu bản (cách vài mm thì dừng lại). + Nhìn vào kính, tay phải vặn nhẹ ốc to lên chiều ngược lại để vật kính từ từ xa tiêu bản cho đến khi nhìn thấy vào kính, tay phải vặn ốc nhỏ để vi chỉnh sao cho tiêu bản hiện rõ nhất sau đó điều chỉnh mẫu tiêu bản vào chính giữa thị trường để quan sát. + Sau đó, có thể quan sát tiêu bản ở bội giác lớn hơn theo cách làm như trên. Bước 3: Sử dụng kinh nghiệm mới học. Giáo viên yêu cầu 2-3 học sinh tập làm lại các thao tác trên cho cả lớp quan sát. Bước 4: Kiểm tra và hiệu chỉnh. Trong khi học sinh tập làm các thao tác. Trên bàn làm mẫu, học sinh khác quan sát và nhận xét xem bạn thực hiện thao tác đã chính xác chưa. Nếu chưa chính xác yêu cầu các em thực hiện lại. Bước 5: Hỗ trợ trí nhớ. Khi học sinh tập làm các thao tác, giáo viên có thể cho các em xem lại phiếu ghi tóm tắt nội dung tiến hành hoặc cho các em xem băng ghi hình các thao tác làm mẫu để các em bắt chước. Bước 6:. Ôn tập và sử dụng lại. Giáo viên yêu cầu học sinh thực hành quan sát tiêu bản trên kính hiển vi. Bước 7: Đánh giá. Trong khi học sinh thực hiện các kỹ năng, giáo viên cần quan sát để xem các em đã thực hiện đúng yêu cầu chưa. Đồng thời cần chỉ ra những em đã làm đúng và những em còn sai sót. Chú ý chỉnh sửa ngay những thoa tác chưa đúng. Bước :. Sau khi các em đã được tập dượt các kỹ năng vừa học được, giáo viên cần hỏi học sinh xem các em còn thắc mắc chỗ nào chưa hiểu, hoặc còn gặp khó khăn gì. Sau đó giáo viên giải đáp thắc mắc và giúp đỡ các em..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> 3. Biện pháp thực hiện Đối với học sinh lớp 6 ở cấp THCS, kinh nghiệm sống của các em còn nghèo nàn. Do đó, việc phát triển kỹ năng cho các em cần phải lưu ý những vấn đề sau : - Một bài hoc có thể rèn cho học sinh được nhiều kĩ năng khác nhau, nhưng chúng ta không nên tham lam bắt học sinh học hết những kĩ năng đó mà nên xác định rõ kỹ năng nào cần phải rèn luyện cho các em trong mỗi bài học sao cho phù hợp. Ví dụ: Những bài học về kiến thức giải phẫu nên ưu tiên rèn kỹ năng quan sát . Khi dạy kiến thức về sinh lý thì nên đi sâu vào các kỹ năng: thí nghiệm, quan sát, phân tích, tổng hợp. - Khi tiến hành trình diễn mẫu phải thật chi tiết, chính xác để các em bắt chước, làm theo. Đặc biệt những chi tiết mấu chốt của kỹ năng phải tạo cơ hội cho các em nắm bắt chắc chắn. - Cần cho học sinh ôn tập và sử dụng lại những kỹ năng đã học được. Tạo cơ hội cho các em hình thành năng lực hành động. - Sinh học là khoa học thực nghiệm. Các kỹ năng sinh học chủ yếu bao gồm: Quan sát và thí nghiệm. Vì vậy, người giáo viên buộc phải có kế hoạch chuẩn bị các thiết bị vật tư cần thiết phục vụ cho từng bài dạy. Thông qua việc chuẩn bị mẫu vật để quan sát, thí nghiệm giáo viên cần kết hợp giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường. IV. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM ĐỀ TÀI. Sau khi hoàn chỉnh đề tài. Tôi tiến hành thực nghiệm tại trường THCS Định Tân đối với học sinh khối 6. Trong đó lớp 6A là lớp thực nghiệm còn lớp 6C có chất lượng đại trà tương đương làm lớp đối chứng. Trước khi thực nghiệm đề tài, tôi tiến hành khảo sát chất lượng ở cả 2 lớp. Sau đó chọn ra mỗi lớp 10 em để làm đối tượng theo dõi. Trong đó Giỏi (1 em), khá (3 em), trung bình (5 em ), yếu (1 em). Sau một thời gian thực nghiệm từ tháng 9/2012 đến ngày 18/3/2013 tôi tiến hành kiểm tra 10 học sinh đã được chọn theo dõi ở mỗi lớp theo nội dung sau:.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> 1. Về hình thức kiểm tra : Bốc thăm thi vấn đáp và thực hành. 2. Nội dung kiểm tra : a) Câu hỏi: Câu 1: Trình bày các bước sử dụng kính hiển vi? Sử dụng kính hiển vi để quan sát tiêu bản cố định tế bào vảy hành. Câu 2. Quan sát 2 sơ đồ câm: sơ đồ lát cắt ngang qua miền hút của rễ cây và sơ đồ cấu tạo trong của thân non. Hãy chỉ ra điểm giống và khác nhau về cấu tạo giữa chúng? Câu 3: Quan sát gân lá của: lá Gai, lá Rẻ quạt, lá Ngô, lá Địa liền, lá Dâu, lá Bàng rồi phân loại chúng thành các nhóm? Gọi tên kiểu gân lá ở mỗi nhóm? Câu 4. Chiết cành là gì? Thực hiện các thao tác chiết cành Hồng xiêm ? Câu 5. Hãy thiết kế một thí nghiệm để giải thích về tác dụng của muối khoáng đối với cây trồng? b. Biểu điểm (Tháng điểm 10) Câu 1: Trình bày đủ 5 bước sử dụng kính hiển vi (4 điểm) - Thao tác chính xác, quan sát rõ tế bào vảy hành trên tiêu bản (6 điểm) Câu 2. - Nêu đúng các đặc điểm giống và khác nhau (5 điểm) - Chỉ đúng trên tranh (5 điểm) Câu 3: - Phân loại đúng kiểu gân của 6 lá (6 điểm) - Gọi tên kiểu gân lá đúng (4 điểm) Câu 4: - Nêu đúng khái niệm chết cành (3 điểm) - Thao tác chính xác kỹ thuật chiết cành (7 điểm) Câu 5. - Thiết kế đúng thí nghiệm - Giải thích vai trò của loại muối khoáng trong thí nghiệm (4 điểm).

<span class='text_page_counter'>(13)</span> 3. Kết quả thu được như sau: Lớp 6A. Lớp 6B. SL Giỏi: 4 em. % 40%. SL Giỏi: 2 em. % 20%. Khá: 3 em. 30%. Khá: 3 em. 30%. TB: 3em. 30%. TB: 4em. 40%. Yếu: 0 em. 0%. Yếu : 1em. 10%. Từ kết quả trên cho thấy, khi học sinh được rèn luyện kỹ năng theo quy trình bài bản sẽ giúp các em hình thành tương đối tốt năng lực giao tiếp và hành động cũng như khả năng thực hành . Ngoài ra, các em còn tỏ ra linh hoạt và nhạy bén hơn khi gặp các tình huống cụ thể. Các em bộc lộ khả năng độc lập, sáng tạo hơn . Đây là cơ sở để phát triển nhân cách cho các em sau này. Trên đây là những kinh nghiệm mà bản thân đã đúc rút được trong quá trình giảng dạy và thực nghiệm thành công ở trường THCS Định Tân. Xin mời bạn đọc cùng tham khảo và cho ý kiến đóng góp..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> C. KẾT LUẬN 1. Tác dụng của việc phát triển kỹ năng cho học sinh trong dạy học sinh học. - Khi giáo viên dạy các kỹ năng cho học sinh theo một quy trình khoa học sẽ tạo cơ hội thuận lợi để các em được tập dượt, rèn luyện, phát triển các kỹ năng và phẩm chất hoạt động trí tuệ nhằm nâng cao hiệu quả nhận thức. Để học sinh được rèn luyện các thao tác, kỹ năng, kỹ xảo hoạt động chân tay, xây dựng thói quen vận dụng kiến thức đã học vào thực iteenx. - Việc hình thành các kỹ năng sinh học cho học sinh ngay từ lớp đầu cấp học THCS là cần thiết để thực hiện có hiệu quả quá trình nhận thức mà bản chất là thu thập, xử lý, lưu trữ, sử dụng các thông tin. Từ đó kích thích tính tích cực, độc lập cho học sinh làm tiêu đề để tạo nên tính sáng tạo trong học tập, công tác, giải quyết hợp lý những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. - Phát triển tốt các kỹ năng cho học sinh cũng góp phần vào công tác đổi mới dạy học ở trường THCS. Giảm tính lý thuyết, hàn lâm tăng tính thực hành, vận dụng, đáp ứng tốt nhiệm vụ phát triển ở học sinh các năng lực nhận thức và hành động. 2. Bài học kinh nghiệm. - Năng lực của học sinh được thể hiện qua hoạt động trí tuệ hoặc cơ bắp và gắn liền với những kỹ năng cụ thể. - Giáo viên cần hình thành ở học sinh các kỹ năng nhận thức, các kỹ năng hành động, kỹ năng học tập và kỹ năng thực hành. - Trong dạy học sinh học ở cấp THCS, giáo viên cần đặc biệt chú ý hình thành phát triển ở học sinh các kỹ năng quan sát và thí nghiệm phát triển tư duy thực nghiệm- quy nạp. - Việc rèn luyện các kỹ năng phải được thực hiện dựa trên cơ sở giảng dạy các kiến thức có hệ thống của chương trình môn học và phải tuân thủ một quy trình hợp lý, phù hợp với từng loại kỹ năng, mức độ phức tạp của từng kỹ năng, vị trí của kỹ năng trong mục tiêu đào tạo..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> 3. Kiến nghị và đề xuất. a) Đối với sở Giáo dục: Nên có kế hoạch tổ chức triển khai lại chuyên đề bồi dưỡng giáo viên đi sâu vào phương pháp dạy học tích cực. Trong đó có phương pháp dạy kỹ năng cho học sinh. b. Đối với phòng giáo dục: Cần tổ chức các đợt hội thảo mang tính chuyên sâu vào phương pháp dạy học mới ở trường THCS và cần chú ý quan tâm hơn nữa về phương pháp dạy kỹ năng cho học sinh. c. Đối với nhà trường. - Cần tăng cường hơn nữa việc sinh hoạt chuyên môn theo các chủ đề về phương pháp dạy học tích cực trong đó cần ưu tiên phương pháp rèn các kỹ năng sinh học. - BGH cần tham mưu tốt với địa phương để cùng phối hợp mua sắm các thiết bị, đồ dùng cần thiết để tạo điều kiện cho giáo viên tổ chức tốt cho học sinh tập dượt các thao tác thực hành, thí nghiệm, quan sát. Để hoàn chỉnh đề tài này, bản thân tôi đã rất cố gắng. Tuy nhiên, với nhận thức của cá nhân chắc chắn sẽ còn nhiều hạn chế, thiếu sót. Rất mong được sự góp ý chân thành từ phía các thầy cô đi trước cũng như bạn bè, đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn! Cuối cùng, tôi xin cam đoan đề tài này là do tôi xây dựng và hoàn chỉnh. Không sao chép của người khác. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm . Định Tân, ngày 01 tháng 4 năm 2013 Người thực hiện. Trịnh Thị Toàn.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> D. PHỤ LỤC 1. Một số giáo án ứng dụng qui trình phát triển kĩ năng cho học sinh : Bài 6: QUAN SÁT TẾ BÀO THỰC VẬT ( Chương trình sinh học 6) I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Hs phải tự làm được tiêu bản về tế bào TV (vảy hành, thịt quả cà chua chính…). 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng quan sát mẫu vật dưới kính hiển vi. 3. Thái độ: - Giáo dục hs yêu thích bộ môn, tính cẩn thận khi thực hành. II. Phương pháp: Trực quan , thực hành III. Phương tiện: - Gv: Chuẩn bị kính hiển vi, tiêu bản vảy hành, tiêu bản thịt quả cà chua chín. - Hs: Chuẩn bị dao lam, cà chua, củ hành. IV. Tiến trình lên lớp: 1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số HS 2/ Kiểm tra bài cũ: H: Trình bày cấu tạo kính hiển vi và cách sử dụng? 3/ Giảng bài mới: Vào bài: Bài trước chúng ta đã tìm hiểu cấu tạo và cách sử dụng kính lúp và kính hiển vi. Để hiểu rõ hơn các thao tác sử dụng kính hiển vi như thế nào, các em cùng tìm hiểu qua tiết học hôm nay. GV: Ghi tên bài lên bảng Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoat động 1: 1. Yêu cầu: (sgk). -Gv: Yêu cầu hs đọc phần yêu cầu ở sgk… . -Gv: Nêu yêu cầu: +Làm được tiêu bản vảy hành… +Biết cách sử dụng kính hiển vi. +Vẽ được hình sau khi quan sát. -Gv: Phát dụng cụ cho hs (Mỗi nhóm 1 kính hiển vi…). -Gv : Thao tác: Giới thiệu mẫu vật đã chuẫn bị trước  Cho hs quan sát… Hoạt động 2: -Hs: Tiến hành các bước thực hành quan. 2. Nội dung thực hành: - Quan sát tế bào vảy hành. - Quan sát tế bào thịt quả cà chua. 3.Chuẩn bị dụng cụ ,mẫu vật: (sgk) 4. Tiến hành: a. Quan sát tế bào biểu bì vảy hành.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> sát tế bào biểu bì vảy hành dưới kính hiển vi. GV: Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS yếu kém. Gv lưu ý cho hs: Phải cắt mỏng mẫu vật mới q.sát rõ… -Gv: Sau khi Hs hoàn thành mẫu vật  GV kiểm tra  Cho hs quan sát chéo mẫu vật của nhau. -Hs: quan sát, nhận xét, bổ sung cho nhau. _Gv: Yêu cầu hs vẽ hình quan sát được vào vở. -Hs: Vẽ hình…. dưới kính hiển vi. - Bóc vảy hành tươi, dùng kim mũi mác rạch 1 ô vuông, dùng kim khẽ lột ô vuông cho vào đĩa đồng hồ có nước cất. - Lấy 1 bản kính sạch đã nhỏ sẵn giọt nước, đặt mặt ngoài vảy hành sát bản kính, đậy lá kính lại. - Đặt và cố định tiêu bản trên bàn kính. - Điều chỉnh để quan sát.. Hs: Tiến hành các bước thực hành quan sát tế bào thịt quả cà chua chín. HS: Nêu các bước tiến hành GV: Hướng dẫn HS thực hành HS: Tiến hành thực hành theo nhóm GV: Theo dõi, giúp đỡ HS yếu kém. HS: Thực hành xong . GV yêu cầu HS vẽ hình vào vở. b.Quan sát tế bào thịt quả cà chua chín. - Cắt đôi quả cà chua, cạo 1 ít thịt quả cà chua. - Đưa tế bào cà chua tan đều trong giọt nước trên bản kính, đậy lá kính. - Điều chỉnh để quan sát. - Vẽ hình.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> /Củng cố: - Gv: Nhận xét sự chẩn bị của các nhóm và thao tác trong thực hành. +Lấy điểm các nhóm thực hanh tốt +Phê bình nhóm không chuẩn bị , thực hành không dúng yêu cầu. +Cho hs dọn vệ sinh lớp học. 5/ Hướng dẫn học ở nhà: Hs: Tiếp tục hoàn thành hình vẽ vào vở. Chuẩn bị bài mới. V. Rút kinh nghiệm:. Bài 11 : SỰ HÚT NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG CỦA RỄ ( Chương trình sinh học 6) I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Hs q.sát nghiên cứu kết quả thí nghiệm để xác định được vai trò của nước và một số loại muối khoáng chính đối với cây. - Xác định con đường hút nước và muối khoáng hòa tan. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kĩ năng quan sát, so sánh , phân tích. 3. Thái độ: - Giáo dục hs ý thức chăm sóc cây. II. Phương pháp: - Trực quan, so sánh, phân tích. III. Phương tiện: - Gv: Chuẩn bị tranh H:11.1 - bảng phụ. - Hs: Làm trước thí nghiệm ở nhà dựa vào bài tập (sgk/t.33). IV. Tiến trình lên lớp: 1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số HS 2/ Kiểm tra bài cũ: H: Nêu cấu tạo và chức năng phần vỏ ở miền hút của rễ ? H: Nêu cấu tạo và chức năng của phần trụ giữa ? 3/ Giảng bài mới: Vào bài: Rễ không những giúp cây bám chặt vào đất mà còn giúp cây hút nước và muối khoáng hoà tan từ đất, vậy cây cần nước và muối khoáng như thế nào? GV: Ghi tên bài lên bảng Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoat động 1: Tìm hiểu nhu cầu cần nước của I.Cây cần nước và muối khoáng. cây. 1. Nhu cầu nước của cây. -Gv: Yêu cầu hs tìm hiểu TN 1. a. Thí nghiệm: 1, 2. (SGK) H: Bạn Minh làm T.N trên nhằm mụch đích gì.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> ? H: Hãy dự đoán kết quả và giải thích ? -Hs: Trả lời . -Gv: Nhân xét, bổ sung:(Theo dự đoán cây chậu B sẽ bị héo, vì thiếu nước)... -Gv: Yêu cầu hs tìm hiểu thí nghiệm 2(T.N làm trước ở nhà): H: Hãy báo cáo kết quả T.N đã làm trước ở nhà về lượng nước chứa trong các loại hạt ? -Hs: trả lời: Hạt (rau) trước khi phơi khô có lượng nước nặng hơn (nhiều hơn) hạt sau khi phơi khô... -Gv: Nhận xét, bổ sung... H: Vậy cây cần nước như thế nào? -Hs: Trả lời, chốt nội dung. b. Kết luận: Nước rất cần cho cây, nhưng cần ít hay nhiều phụ thuộc vào từng loại cây, các giai đoạn sống, các bộ phận khác nhau của cây. 2. Nhu cầu cần muối khoáng của cây. Hoat động 2: Tìm hiểu nhu cầu cần muối khoáng của cây. -Gv: Treo tranh H:11.1, giới thiệu T.N 3 cho hs tìm hiểu: H: Theo em bạn Tuấn làm T.N trên để làm gì ? -Hs:  Để chứng minh cây cần muối khoáng. -Gv: Cho hs quan sát bảng phụ thông tin sgk thảo luận: H: Em hiểu thế nào về vai trò của muối khoáng đối với cây ? H: Qua kết quả thí nghiệm cùng với bảng số liệu trên giúp em khẳng định điều gì ? H: Hãy lấy VD chứng minh nhu cầu cần m.khoáng của các loại cây không giống nhau? -Hs: Trả lời, chốt nội dung 4/Củng cố: Hs: Đọc phần ghi nhớ sgk, phần “Em có biết”. - GV: Cây cần nước như thế nào? - HS: - Nước rất cần cho cây.. a. Thí nghiệm 3:. (SGK). b. Kết luận: Rễ cây chỉ hấp thụ muối khoáng hòa tan trong đất, cây cần 3 loại muối khoáng chính: Đạm, Lân, Kali.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> - Nước cần nhiều hay ít còn phụ thuộc vào từng loại cây, các giai đoạn sống, các bộ phận khác nhau của cây. - GV: Cây cần những loại muối khoáng nào? a/ Đạm b/ Lân c/ Kali d/ Cả a, b, c đều đúng - HS: d 5/ Hướng dẫn học ở nhà: - Học bài theo nội dung ghi. - Trả lời các câu hỏi SGK/ tr37. - Đọc phần “Em có biết”. - Đọc bài 11 tiếp theo và trả lời các câu hỏi: + Bộ phận nào của rễ làm nhiệm vụ chủ yếu hút nước và muối khoáng hoà tan. + Những điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của cây? V. Rút kinh nghiệm.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> 2) Danh mục tài liệu tham khảo: TT. Tên tài liệu. Tác giả - Nhà xuất bản. 1. Dạy học ngày nay. Geofey Petty (1998). 2. Tài liệu hướng dẫn sử dụng thiết bị dạy. Bộ Giáo dục – Đào tạo. học môn Sinh học 6 3. SGK Sinh học 6. 4. Định hướng đỏi mới phương pháp dạy học Sách lưu hành nội bộ - Bộ Sinh học ở THCS. Nhà xuất bản Giáo dục Giáo dục.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> MỤC LỤC A. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI....................................................................................1 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ...................................................................................2 I. Cơ sở lý luận:.................................................................................................2 II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:...........................................................3 1) Điều tra giáo viên:....................................................................................3 2) Điều tra học sinh:....................................................................................3 III. Giải pháp và tổ chức thực hiện:................................................................4 1. Những kỹ năng cần rèn luyện cho học sinh trong dạy học sinh học....4 2. Phương pháp dạy các kỹ năng ...............................................................6 3. Biện pháp thực hiện................................................................................10 IV. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM ĐỀ TÀI....................................................10 C. KẾT LUẬN....................................................................................................13 1. Tác dụng của việc phát triển kỹ năng cho học sinh trong dạy học sinh học....................................................................................................................13 2. Bài học kinh nghiệm...................................................................................13 3. Kiến nghị và đề xuất...................................................................................13 D. PHỤ LỤC.......................................................................................................14 1. Một số giáo án ứng dụng qui trình phát triển kĩ năng cho học sinh :. . .15 2) Danh mục tài liệu tham khảo:...................................................................20.

<span class='text_page_counter'>(23)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×