Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

De Thi HSG TX Huong Tra Van 9 Moi 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.25 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯƠNG TRÀ ––––––––––––––– ĐỀ THI CHÍNH THỨC. ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THỊ XÃ NĂM HỌC 2012-2013 MÔN: NGỮ VĂN 9. Thời gian làm bài: 150 phút ––––––––––––––––––. Câu 1 (4 điểm): Đây là lời của một người mẹ Việt Nam (trong thời kì kháng chiến chống Mĩ) nói với con trai mình: “Con là lửa ấm quanh đời mẹ mãi Con là trái xanh mùa gieo vãi Mẹ nâng niu. Nhưng giặc Mĩ đến nhà Nắng đã chiều ... vẫn muốn hắt tia xa!” (Trích bài thơ Mẹ, Phạm Ngọc Cảnh) Hãy chỉ ra và nêu giá trị của các yếu tố hình thức nghệ thuật trong khổ thơ trên. Câu 2 (4 điểm): Viết bài văn (dài không quá hai trang giấy thi) nêu suy nghĩ của em về ý kiến sau đây: " ưa nay, cái đẹp bao giờ cũng đi đôi với cái giản dị, nhất là phù hợp với môi X trường”. (Băng Sơn, Giao tiếp đời thường, Ngữ văn 9, tập hai) Câu 3 (12 điểm): Có ý kiến cho rằng: "Văn nghệ nối sợi dây đồng cảm kì diệu giữa nghệ sĩ với bạn đọc thông qua những rung động mãnh liệt, sâu xa của trái tim.” (Dẫn theo Ngữ văn 9, tập hai) Em có suy nghĩ gì về ý kiến trên? Hãy làm sáng tỏ suy nghĩ đó bằng cách chọn và phân tích một tác phẩm (một bài thơ hoặc một truyện ngắn) được học trong chương trình Ngữ văn lớp 9..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯƠNG TRÀ ––––––––––––––– Câu hỏi. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI THỊ XÃ NĂM HỌC 2012-2013. MÔN: NGỮ VĂN 9. –––––––––––––––––– Nội dung trả lời. Câu 1 (4.0 điểm). Câu 2 (4.0 điểm). 1. Hãy chỉ ra và nêu giá trị của các yếu tố hình thức nghệ thuật trong khổ thơ trên.  Học sinh chỉ ra và phân tích được một số ý sau: - Về các yếu tố hình thức nghệ thuật: + Từ ngữ, hình ảnh: Sử dụng từ ngữ gợi hình, gợi cảm xúc (lửa ấm, trái xanh, nắng chiều) + Phép tu từ nổi bật: So sánh, ẩn dụ (con là lửa ấm, con là trái xanh). Hình ảnh ẩn dụ (nắng đã chiều, hắt tia xa). + Dấu câu có giá trị tu từ: Dấu ba chấm giữa câu, dấu chấm câu giữa câu thơ (thứ ba) và từ “nhưng” tách hai ý của khổ thơ (2 ý như là đối lập), dấu chấm than (!). - Về giá trị của các yếu tố hình thức nghệ thuật: + Con là lửa ấm, con là trái xanh, con là cuộc sống, là hạnh phúc của mẹ, mẹ nâng niu giữ gìn. + Giặc đến nhà, tuy tuổi cao sức yếu, mẹ vẫn muốn đóng góp một phần sức lực cho cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc: Động viên con trai lên đường đánh giặc. + Đặc biệt câu thơ thứ tư: Hình ảnh ẩn dụ “nắng đã chiều” chính là hình ảnh bà mẹ. Nhưng mẹ lại hết lòng vì nước: “vẫn muốn hắt tia xa”… + Khổ thơ này có hai ý đối lập nhau, nhưng ý 1 làm nền cho ý 2. Vì mẹ càng yêu quý nâng niu đứa con trai của mình bao nhiêu, thì càng thấy rõ lòng yêu nước, sự hi sinh lớn lao của mẹ bấy nhiêu khi mẹ động viên con trai đi đánh giặc cứu nước. 2. Viết bài văn (dài không quá hai trang giấy thi) nêu suy nghĩ của em về ý kiến sau đây: " Xưa nay, cái đẹp bao giờ cũng đi đôi với cái giản dị, nhất là. Điểm. 0.5 0.5. 0.5. 0.5 0.5. 0.5 1.0. 0.5.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> phù hợp với môi trường.” ♦ Yêu cầu về kĩ năng: - Bài viết có kết cấu ba phần: Mở bài - Thân bài - Kết bài; dài không quá hai trang giấy thi; có văn phong nghị luận xã hội, có lí lẽ và dẫn chứng xác đáng. ♦ Yêu cầu về kiến thức: (Cho điểm kết hợp với yêu cầu kĩ năng) - Học sinh có thể làm bài theo nhiều hướng. Sau đây là những gợi ý : + Đây là lời bàn luận về cái đẹp (của con người, sự vật hay hiện tượng ...) gắn liền với quan niệm không chỉ của một cá nhân mà còn là của cả cộng đồng. + Cái đẹp vốn là yếu tố chỉ hình thức thẩm mĩ bên ngoài, nhưng cũng thường được gắn liền với các giá trị bên trong. Cái giản dị là sự biểu hiện ra bên ngoài của một phẩm chất bên trong, đó là sự đơn giản một cách tự nhiên. “Xưa nay, cái đẹp bao giờ cũng đi đôi với cái giản dị” chính là đề cập đến sự kết hợp vẻ đẹp bên ngoài với phẩm chất bên trong một cách có ý thức. + Ý kiến “cái đẹp bao giờ cũng đi đôi với cái giản dị, nhất là phù hợp với môi trường” nhằm nhấn mạnh sự hài hòa giữa con người, sự vật hay hiện tượng với hoàn cảnh cuộc sống xung quanh. Câu nói vừa khẳng định giá trị khách quan của vẻ đẹp ở con người, sự vật hay hiện tượng, vừa nhấn mạnh vai trò và ý nghĩa to lớn của ý thức trong việc gắn bó cái đẹp với môi trường và cộng đồng xung quanh.. 0.5 1. 5 (lập luận: 1đ; dẫn chứng 0,5đ) 1. 5 (lập luận: 1đ; dẫn chứng 0,5đ). Câu 3 (12 điểm) ♦ Yêu cầu về kĩ năng - Bài có kết cấu ba phần: Mở bài - Thân bài - Kết bài; có văn phong nghị luận văn học, có thể kết hợp các phương thức biểu đạt; học sinh biết cách giải thích, phân tích, chứng minh…để làm sáng tỏ vấn đề. - Bài có bố cục hợp lí, chặt chẽ; diễn đạt trôi chảy; bài sạch, chữ rõ; khuyến khích những bài viết sáng tạo và độc đáo. ♦ Yêu cầu về kiến thức (Cho điểm kết hợp với yêu cầu kĩ năng).

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Học sinh có thể tách biệt hay lồng ghép hai yêu cầu của đề. Sau đây là một số gợi ý 1. Giải thích nhận định (4 điểm) Nhận định:“Văn nghệ nối sợi dây đồng cảm kì diệu giữa nghệ sĩ với bạn đọc thông qua những rung động mãnh liệt, sâu xa của trái tim.” khẳng định nội dung và con đường văn nghệ đến với người đọc (Phương thức tác động của văn nghệ). - Mỗi nghệ sĩ phải tự quan sát thế giới hiện thực bằng con mắt tinh đời rồi bằng cảm hứng mãnh liệt, trí tưởng tượng phong phú, tài năng thực sự…để tái tạo một đời sống riêng trong tác phẩm của mình. Tác phẩm nghệ thuật là đứa con tinh thần được tạo nên bởi những rung động sâu xa, mãnh liệt của trái tim người nghệ sĩ, là nơi nghệ sĩ gửi gắm cảm hứng và khát vọng của mình về con người và cuộc sống. - Tác phẩm- đến lượt mình – lại đưa đời sống cá biệt ấy đến với cuộc đời chung, đến với mọi người, tạo ra sự tiếp nhận phong phú, đa dạng; giúp tác giả tìm thấy tiếng nói tri âm, tri kỷ trong lòng các thế hệ độc giả để từ đó khơi dậy trong trí óc ta những vấn đề suy nghĩ. Tác phẩm văn nghệ lay động cảm xúc, đi vào nhận thức, tâm hồn chúng ta qua con đường tình cảm (từ trái tim à trái tim). Nghệ thuật đốt lửa trong lòng chúng ta… - Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm, tác động tới mỗi con người qua những rung cảm sâu xa từ trái tim. Để có thể tìm thấy tiếng nói tri âm, tri kỷ mỗi thế hệ độc giả phải biết lắng nghe, đón nhận bằng cả trái tim mình… 2. Phân tích tác phẩm tự chọn (8 điểm) - Thông qua việc phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm ( thơ hoặc truyện ngắn ; văn học Việt Nam hoặc văn học nước ngoài) trong chương trình Ngữ văn lớp 9, học sinh nói về cảm hứng và khát vọng mà nhà văn hoặc nhà thơ gửi gắm, về tài năng sáng tạo đời sống riêng trong tác phẩm, về tiếng nói tri âm tri kỷ mà tác giả tìm thấy trong các thế hệ độc giả… - Đặc biệt, bài viết cần thể hiện sức lay động cảm xúc, tiếng nói tri âm, tri kỷ, những vấn đề suy nghĩ của cá nhân người viết với tác giả khi tiếp nhận tác phẩm một cách cụ thể, thiết thực, chân thành, sâu sắc.  Cho điểm phần 2 : - Điểm 8: Bài làm đáp ứng tốt các yêu cầu ở trên, nắm chắc vấn đề và phương pháp, giải quyết đúng hướng, rõ trọng tâm; văn giàu chất suy tư, xúc cảm, có nhiều phát hiện tinh tế, sâu sắc, sáng tạo. - Điểm 6: Bài tỏ ra hiểu yêu cầu đề, giải quyết đúng hướng, có những phân tích và phát hiện khá tốt, tuy nhiên chưa sâu sắc. - Điểm 4 : Bài tỏ ra hiểu vấn đề tuy nhiên chưa đầy đủ, giải quyết chưa toàn diên. - Điểm 2: Bài làm tỏ ra chưa hiểu yêu cầu đề, sa vào phân tích tác phẩm thuần túy. - Điểm 1: Bài làm lạc xa vấn đề hoàn toàn. * Lưu ý: - Thang điểm chi tiết của tất cả các câu, tổ chấm thảo luận, thống nhất để chấm. - Giám khảo cần nắm bắt được nội dung được thể hiện trong bài để đánh giá một cách tổng quát năng lực của thí sinh: năng lực tái hiện, vận dụng, sáng tạo kiến thức và khả năng tạo lập văn bản. - Chủ động, vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm, cân nhắc từng trường hợp cụ thể để cho điểm: nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản hoặc có những kiến giải một cách mới mẻ, thuyết phục, giám khảo vẫn cho điểm tối đa. - Khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo, tránh việc đếm ý cho điểm. - Điểm của toàn bài không làm tròn.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

×