Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Chuyen de mon Chinh ta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.29 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TRƯỜNG TIỂU HỌC VẠN HƯNG I KHỐI 5. Chuyên đề tổ 5 lần 2 PHƯƠNG PHÁP DẠY CHÍNH TẢ LỚP 5 Ngày báo cáo : 20/12/2012 Người báo cáo : Trần Thanh Lũy Khối 5 - Năm học 2012- 2013 A/ Một số tài liệu minh họa : - Sách GV Tiếng Việt 5 - Tạp chí Giáo dục . - Phương pháp dạy học chính tả cho HS lớp 5. B/ Nội dung chuyên đề : PHẦN MỞ ĐẦU Ngay từ đầu bậc Tiểu học, cần phải cho học sinh học phân môn chính tả một cách có khoa học, cẩn thận để các em có một ngôn ngữ viết đúng, chuẩn trong suốt những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường cũng như để vận dụng trong cuộc sống. Trên thực tế hiện nay học sinh viết sai lỗi chính tả khá phổ biến. Cụ thể, qua khảo sát trên bài viết chính tả, bài tập làm văn học sinh lớp 5 ở trường Tiểu học Vạn Hưng 1 học sinh viết sai chính tả rất nhiều. Thống kê lỗi chính tả của các em tôi thấy có 3 loại lỗi chính tả sau: +Lỗi chính tả do không nắm vững chính tự: Lỗi này thường gặp khi viết các phụ âm đầu: s/x; d/gi; ng/ngh, c/k, … +Lỗi do không nắm vững cấu trúc của âm tiết tiếng Việt: Loại lỗi này thường viết thừa, viết sai +Lỗi chính tả do viết theo lỗi phát âm địa phương hoặc do không nắm vững chính âm. Đây là lỗi sai phổ biến nhất. Loại lỗi này thường gặp khi viết tiếng có phụ âm đầu s/x; tiếng chứa vần có âm cuối n/ng, t/c; thanh hỏi, thanh ngã; tiếng có âm đệm o, u, tiếng có vần au/eo... Tìm hiểu nguyên nhân của các hiện tượng viết sai chính tả tôi nhận thấy các em thường phát âm thế nào viết thế ấy, mặt khác một số học sinh chưa thuộc các quy tắc chính tả, Chưa nắm vững chính âm. Để sửa lỗi này giáo viên cần chú trọng việc phát âm chuẩn cho học sinh trong tiết tập đọc, mặc khác giáo viên phải là một chuẩn mực để học sinh noi theo. Ngoài ra việc đổi mới, thống nhất phương pháp dạy hợp lí, cũng như xây dựng một số mẹo viết chính tả là việc làm rất cần thiết để giúp học sinh hình thành những kĩ năng, kĩ xảo chính tả, dần dần các em bỏ được thói quen phát âm sai dẫn đến viết sai. Từ thực trạng chính tả ở địa phương như trên nên, khối 5 chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu chuyên đề “Phương pháp dạy môn chính tả cho học sinh lớp 5”. Với chuyên đề này mong muốn việc dạy và học chính tả lớp 5 ở trường sẽ ngày càng tốt hơn..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> PHẦN NỘI DUNG I.MỤC TIÊU CỦA PHÂN MÔN CHÍNH TẢ Phân môn chính tả giúp học sinh: -Trang bị một số kiến thức về quy tắc chính tả tiếng Việt; rèn luyện kĩ năng nghe, kĩ năng viết chính tả một đoạn văn, bài văn. -Kết hợp rèn luyện một số kĩ năng sử dụng tiếng Việt và phát triển tư duy cho học sinh. -Mở rộng vốn hiểu biết trong cuộc sống, con người, góp phần hình thành nhân cách con người mới; thái độ cẩn thận và yêu cái đẹp trong giao tiếp bằng tiếng Việt. II.NỘI DUNG DẠY HỌC CHÍNH TẢ LỚP 5 1.Rèn luyện kĩ năng viết chính tả và kĩ năng nghe a.Chính tả đoạn, bài: Loại bài tập này học sinh nghe - viết, nhớ - viết một đoạn trích từ bài tập đọc hoặc từ các văn bản khác có nội dung phù hợp với chủ điểm học tập của mỗi tuần theo quy định (Mỗi tuần viết 1 bài). -Cần rèn học sinh viết đúng các từ ngữ dễ sai lẫn trong bài chính tả nghe - viết, nhớ viết, cụ thể: +Các từ có âm đầu ( g/gh, ng/ngh, k/c) hoặc âm chính có nhiều cách viết (iê/yê/ia/ya; uô/ua; uơ/ưa). +Các từ có vần khó (uynh, uyu, oach, uêch, oong ..) xuất hiện trong các bài chính tả. +Các từ mà phát âm của địa phương lệch so với chuẩn: Các từ lẫn lộn phụ âm đầu: s/x; d/gi, từ chứa tiếng có vần mang âm cuối n/ng; t/c, vần có âm đôi uô, yê (VD: tuổi/tủi, tuyến/tiến…), Từ chứa tiếng có vần au/eo, ăm/em (VD: màu/ mèo; tắm/ tém). +Các từ có thanh dễ lẫn (thanh hỏi, thanh ngã). -Cần rèn cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam và nước ngoài có trong bài chính tả. b.Chính tả âm, vần -Nội dung các bài tập chính tả âm, vần là ôn lại quy tắc một số chữ như c/k, g/gh, ng/ngh và tiếp tục luyện viết các từ có âm, vần, thanh dễ lẫn. dạng bài tập này được dạy sau bài tập chính tả nghe - viết , nhớ viết. -Trong nội dung bài tập có phần bắt buộc dạy cho tất cả học sinh ở các vùng miền trong cả nước, có những nội dung cho phép các trường, lớp ở từng địa phương lựa chọn để dạy cho phù hợp với đặc điểm của học sinh địa phương (ví dụ BT3 tuần 16: Điền vào ô trống tiếng bắt đầu bằng r/gi; v/d. Có thể thay bài tập khác đưa ra một đoạn văn (thơ) yêu cầu học sinh điền vào ô trống tiếng bắt đầu bằng d/gi, …). -Trong phần nội dung tự chọn là phần viết đúng các từ mà phát âm của tiếng địa phương lệch so với chuẩn trong mỗi bài học. Có trường hợp bài tập trong sách giáo khoa không phù hợp thì giáo viên cũng có thể thay thế để phù hợp lỗi chính tả địa phương (ví dụ: bài tập 2b không phù hợp vì các cặp từ báo/ báu, lao/ lau, …học sinh không sai từ (tiếng) có vần ao, có thể đổi thành: Tìm những từ chứa tiếng: Béo/báu, leo/lau,…). c.Chính tả viết hoa -Ôn luyện cách viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam và tên người, tên địa lí nước ngoài. -Bước đầu rèn luyện để có ý thức về cách viết hoa tên riêng tổ chức, danh hiệu, giải thưởng, huy chương, … 2.Rèn luyện một số kĩ năng sử dụng tiếng Việt và phát triển tư duy.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Thông qua các bài tập chính tả, học sinh được rèn luyện cách phát âm, củng cố nghĩa của từ, trau dồi về ngữ pháp tiếng Việt, góp phần phát triển một số thao tác tư duy cơ bản như so sánh, liên tưởng, ghi nhớ,… 3.Mở rộng hiểu biết, góp phần hình thành nhân cách con người mới -Thông qua nội dung các bài tập chính tả, mở rộng vốn hiểu biết về cuộc sống, con người cho học sinh. -Thông qua các tổ chức thực hiện các bài tập chính tả, bồi dưỡng cho học sinh một số đức tính và thái độ cần thiết trong công việc như: cẩn thận, chính xác, có óc thẩm mĩ, lòng tự trọng và tinh thần trách nhiệm, ... III.PHƯƠNG PHÁP VÀ CÁC BIỆN PHÁP DẠY HỌC CHÍNH TẢ LỚP 5 Để hướng dẫn học sinh viết chính tả đoạn, bài có kết quả, GV áp dụng một số phương pháp, biện pháp như sau: +Phương pháp trực quan: Thực hiện phương pháp này giáo viên cần đọc mẫu thong thả, rõ ràng , phát âm chính xác các tiếng có âm, vần, thanh mà học sinh thường mắc lỗi. Yêu cầu học sinh phân tích tiếng mắc lỗi thành âm đầu, vần, thanh, từ đó học sinh nhớ cách ghi các bộ phận của tiếng để viết đúng, sau đó giáo viên phải cho học sinh viết, phát âm lại cho đúng các tiếng (từ) đó. +Phương pháp thực hành giao tiếp: Thực hiện phương pháp này giáo viên cần cho học sinh đọc toàn bộ đoạn văn sẽ viết, nắm được hoặc nhớ được nội dung đoạn, bài cần viết, viết trước một số từ học sinh viết dễ sai. GV thực hiện đọc bài cho học sinh viết hoặc học sinh tự nhớ viết (chính tả nhớ viết). Cho học sinh đổi vở tự soát lỗi; giáo viên chấm bài, chỉ ra các lỗi trong bài, cách sửa lỗi. +Phương pháp trò chơi học tập: Thực hiện phương pháp này giáo viên cần xác định mục đích trò chơi sau đó lựa chọn trò chơi phù hợp với mục đích. GIáo viên nên lựa chọn các trò chơi có luật đơn giản, có thể dạy học nhiều hiện tượng chính tả, dễ thực hiện trong khoảng thời gian ngắn mà vẫn kích thích sự phấn khởi của học sinh. Một số biện pháp cần thực hiện để dạy chính tả là tổ chức cho học sinh thành lập nhóm học tập, các nhóm này sẽ giúp đỡ nhau trong việc ôn các quy tắt chính tả, sửa phát âm sai dẫn đến viết sai chính tả, các nhóm lập sổ tay chinh tả của nhóm. Giáo viên hướng dẫn cách ghi các lỗi chính tả mà nhóm hay mắc phải trong bài viết và cách viết đúng các từ đó. Sau khi ghi các từ mắc lỗi các em cần ghi thêm các từ tương tự có âm đầu, vần, thanh, tên riêng … tương tự để giúp các em viết đúng nhiều từ (ví dụ nhóm học sinh viết sai tiếng có vần au màu xanh/mèo xanh, cho học sinh viết thêm sáu/séo, tàu/tèo …). Với học sinh viết sai quá nhiều lỗi chính tả ngoài việc cho các em luyện viết chính tả trong nhóm giáo viên cần yêu cầu các em có sổ riêng, ghi lại nhiều lần tiếng, từ hay viết sai để các em nhớ mặt chữ và sẽ không viết sai những chữ đó ở lần sau. *Khi sử dụng phương pháp, biện pháp dạy chính tả trên giáo viên cần chú ý: -Động viên, góp ý nhẹ nhàng khi học sinh phát âm, phân tích, viết sai …, không chê trách hay tỏ ra bất mãn với những sai sót của học sinh. -Giúp học sinh sửa chữa kịp thời những lỗi sai chính tả mà em thường mắc phải. -Xây dựng một số mẹo chính tả để giúp học sinh sửa được những lỗi sai phổ biến. -Kết hợp được nhiều phương pháp (kết hợp cả phương pháp tích cực và phương pháp tiêu cực: xây dựng cái đúng, loại bỏ cái sai), hình thức tổ chức dạy học để giờ chính tả không trở thành giờ học khô khan, cứng nhắc. IV.QUY TRÌNH DẠY - HỌC: A.Kiểm tra bài cũ: (2-3’).

<span class='text_page_counter'>(4)</span> GV cho HS nghe - viết một số từ ngữ đã được luyện tập ở tiết trước+ khắc sâu. B.Dạy bài mới: 1.Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu của bài tập chính tả. 2.Hướng dẫn HS viết chính tả Chính tả nghe viết: a.Hướng dẫn chính tả (8-10’) -GV đọc toàn bài một lượt cho HS nghe trước khi HS viết. Khi đọc GV cần phát âm rõ ràng, tốc độ vừa phải, tạo điều kiện cho HS chú ý đến những hiện tượng chính tả cần chú ý. -Giúp HD hiểu nội dung bài chính tả. -Hướng dẫn HS nhận xét về các hiện tượng chính tả cần chú ý trong bài. -Tổ chức cho HS viết trước (giấy nháp, bảng con) những từ ngữ dễ viết sai chính tả (bước phát hiện và luyện viết chữ khó viết dễ sai chính tả rất quan trong giúp học sinh không mắc vào lỗi chính tả). b.Học sinh viết bài (13-15’) -Đọc cho HS viết từng câu hay từng cụm từ. Mỗi câu hoặc cụm từ đọc 2 lần: đọc lượt dầu chậm rãi cho HS nghe, đọc nhắc lại một lần cho HS kịp viết theo tốc độ viết theo quy định ở lớp 5. -Đọc toàn bài lần cuối cho HS soát lại. Chính tả nhớ - viết: (tiến hành các bước giống chính tả nghe - viết) -Tổ chức cho HS ôn loại đoạn, bài cần viết trước khi viết: một, hai HS đọc thuộc lòng trước lớp, các HS khác nhẩm theo. -Hướng dẫn HS nhận xét về các hiện tượng chính tả cần chú ý trong bài. -Tổ chức HS tập viết trước (vào giấy nháp, bảng con) những từ ngữ dễ viết sai chính tả. -Tổ chức cho HS viết theo tốc độ quy định của HS lớp 5 (được cụ thể trong từng giai đoạn) 3.Chấm và chữa bài chính tả: (4-5’) -Mỗi giờ chính tả, GV chọn chấm một số bài của HS. Đối tượng được chọn chấm bài ở mỗi giờ là: +Những HS đến lượt được chấm bài. +Những HS hay mắc lỗi, cần được chú ý rèn luyện thường xuyên. Qua chấm bài, GV có điều kiện rút ra nhận xét và nêu hướng khắc phục lỗi chính tả cho cả lớp. -Trong khi chấm bài GV có thể giúp cả lớp từ kiểm tra bài và chữa lỗi theo một trong hai cách dưới đây: +GV viết toàn bộ bài chính tả trên bảng (có thể viết trước trên bảng phụ), hướng dẫn HS rà soát bài viết của mình hoặc đổi vở cho bạn để rà soát bài (đây cũng là bước quan trọng giúp học sinh tìm ra lỗi sai của mình và của bạn để không mắc vào lỗi sai đó nữa) +GV đọc từng câu, có chỉ dẫn cách viết những chữ dễ viết sai chính tả để HS từ rà soát hoặc đổi vở cho bạn để rà soát bài. *GV có thể tổ chức cho HS soát lỗi trước sau đó GV chấm lại một số bài của HS. * Tổng kết lỗi. 4.Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả (6-8’) Đây là bước giáo viên cần lưu ý giúp học sinh rèn luyện kĩ năng chính tả. Các bước để thực hiện hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả: +Giúp HS nắm vững yêu cầu bài tập. +Giúp HS chữa một phần của bài tập làm mẫu..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> +Tổ chức HS làm bài và báo cáo kết quả. +Chữa bài. * Lưu ý: Chon bài tập theo chính tả phương ngữ của địa phương. ( Thống nhất trong toàn khối). C. Củng cố, dặn dò: (1-2’) -GV nhận xét tiết học, lưu ý trường hợp dễ viết sai trong bài chính tả, Viết từ đã viết sai mỗi từ ( Lưu ý viết cả từ, cụm từ) một dòng. -yêu cầu về nhà. PHẦN KẾT LUẬN Việc phát hiện lỗi chính tả, thống kê, tìm nguyên nhân gây lỗi, từ đó tìm ra phương pháp giảng dạy cũng như biện pháp nâng cao chất lượng phân môn chính tả cho học sinh lớp 5 là hết sức quan trọng và cần thiết. Việc sửa chữa, khắc phục lỗi chính tả cho học sinh không chỉ tiến hành trong một thời gian ngắn mà có kết quả ngay được, đây là là một quá trình lâu dài cố gắng của thầy và trò, vì vậy giáo viên phải kiên trì, biết chờ đợi sự tiến bộ của học sinh thì mới có kết quả tốt. Trên đây là phương pháp cũng như biện pháp để dạy phân môn chính tả lớp 5 mà chúng tôi nghiên cứu theo thực trạng ở đơn vị trường. Do điều kiện thời gian và trình độ có hạn nên chuyên đề chắc không khỏi những hạn chế và sai sót, rất mong sự đóng góp, ý kiến của lãnh đạo chuyên môn và đồng nghiệp. Duyệt của BGH. Vạn Hưng, ngày 20/12/2012 Khối trưởng 5. Trần Thanh Lũy.

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×