Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

BÀI TẬP VÀ LỜI GIẢI CHI TIẾT KINH TẾ VĨ MÔ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (714.78 KB, 10 trang )

Nhóm 6
Kinh tế vĩ mơ

Câu 1:Hãy giải thích Bảo hiểm thất nghiệp đóng vai trị là nhân tố ổn định tự
động như thế nào. Cho ví dụ cụ thể về số liệu Bảo hiểm thất nghiệp của Việt
Nam trong đại dịch Covid.
1. Bảo hiểm thất nghiệp đóng vai trị là nhân tố ổn định tự động:
Khái niệm thất nghiệp: là tình trạng những người trong độ tuổi lao
động, có khả năng lao động, đang tích cực tìm việc làm nhưng chưa tìm được
việc làm theo nhu cầu, đã đăng ký ở các cơ sở quản lý lao động xã hội.
Khái niệm cơ chế tự ổn định: đề cập đến những thay đổi trong ngân
sách của chính phủ có tác dụng kích thích tổng cầu khi nền kinh tế lâm vào suy
thoái và cắt giảm tổng cầu khi nền kinh tế tăng trưởng q nóng mà khơng cần
bất kỳ sự điều chỉnh nào của các nhà hoạch định chính sách
Khái niệm bảo hiểm thất nghiệp:Bảo hiểm thất nghiệp là một hình
thức bảo hiểm xã hội dựa trên sự đóng góp của Nhà nước, người lao động và
người sử dụng lao nhằm bù đắp một phần thu nhập cho nguời lao động khi mất
việc làm, tạo điều kiện cho người lao động tìm được việc làm thơng qua tư vấn
và giới thiệu việc làm hoặc đào tạo lại.
Bảo hiểm thất nghiệp đóng vai trò là nhân tố ổn định tự động bởi vì:
khi hoạt động kinh tế thu hẹp, thất nghiệp tăng và bảo hiểm thất nghiệp cũng
tăng, do đó thu nhập sử dụng giảm ít hơn trường hợp khơng có trợ cấp thất
nghiệp; như vậy trợ cấp thất nghiệp kiềm chế bớt sự suy giảm của tổng cầu và
sản lượng. Điều ngược lại sẽ xảy ra khi hoạt động kinh tế mở rộng (bảo hiểm
thất nghiệp giảm). Đồng thời nó cịn tác động đến những đối tượng như sau:

Đối với ngời lao động: Bảo hiểm thất nghiệp có hai chức năng chủ
yếu: chức năng bảo vệ và chức năng khuyến khích. Trợ cấp thất nghiệp chính là
khoản đợc sử dụng để giúp ngời lao động có đợc một cuộc sống tơng đối ổn
định sau khi bị mất việc. Với chức năng khuyến khích, bảo hiểm thất nghiệp
kích thích ngời thất nghiệp tích cực tìm việc làm và sẵn sàng làm việc. Do đó,


bảo hiểm thất nghiệp vừa là cơng cụ góp phần giải quyết thất nghiệp, vừa là
một chính sách xã hội rất quan trọng.

Đối với ngời sử dụng lao động: do có bảo hiểm thất nghiệp, nên khi
thất nghiệp xảy ra; họ khơng phải tăng thêm chi phí để trả trợ cấp mất việc làm
cho ngời lao động. Hơn nữa, khi ngời lao động biết rõ việc đợc trợ cấp thất
nghiệp, họ sẽ yên tâm làm việc hơn. Điều này khuyến khích doanh nghiệp sử
1


Nhóm 6
Kinh tế vĩ mơ

dụng lao động có hiệu quả hơn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp ổn định phát
triển sản xuất.

Đối với xã∙hội: chế độ trợ cấp thất nghiệp là một chính sách xã hội.
Nếu thực hiện tốt chính sách này sẽ tạo ra sự ổn định về mặt xã hội và ngược lại
nó làm cho xã hội phát sinh nhiều tiêu cực, mất ổn định. Thất nghiệp tác động
rất lớn đến tinh thần, tâm lý. Để ngăn chặn và hạn chế những hành vi tiêu cực
có thể xảy ra khi ngời lao động bị mất việc làm, thì có lẽ khơng có biện pháp
nào phát huy tác dụng nh chính sách trợ cấp thất nghiệp. Rõ ràng với chính sách
này ngời lao động cũng yên tâm phần nào về cuộc sống để dồn sức lo tìm kiếm
một cơng việc mới, ổn định dần và tiến đến việc cải thiện đời sống của gia đình
mình trong tơng lai.

Đối với Nhà nước:bất kỳ một quốc gia nào, vào thời gian nào cũng
tồn tại một đội quân thất nghiệp với mức độ và tỷ lệ khác nhau. Thờng trong
giai đoạn hng thịnh của nền kinh tế thì tỷ lệ thất nghiệp thấp và trong giai đoạn
khủng hoảng thì tỷ lệ này sẽ cao. Nếu có bảo hiểm thất nghiệp, gánh nặng ngân

sách sẽ giảm hơn khi thất nghiệp xảy ra. Mặt khác, khi đã có trợ cấp thất
nghiệp, Nhà nước khơng cịn phải lo đối phó với các cuộc biểu tình, không phải
chi nhiều ngân sách để giải quyết các tệ nạn xã hội, tội phạm do nguyên nhân
thất nghiệp gây ra.
2. Cho ví dụ cụ thể về số liệu của bảo hiểm thất nghiệp của Việt Nam trong
đại dịch Covid:
Năm 2020, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến tất cả các mặt
của đời sống kinh tế - xã hội nói chung, trong đó có lĩnh vực của ngành BHXH.
Trong nửa đầu năm, các doanh nghiệp vơ cùng khó khăn, đặc biệt trong lĩnh
vực kinh doanh du lịch, lưu trú, dịch vụ… Trước tình hình đó, Chính phủ đã
ban hành Nghị quyết 42/NQ-CP về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó
khăn do đại dịch Covid-19. Theo đó, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch
Covid-19 đủ điều kiện theo quy định thì người lao động và chủ sử dụng lao
động được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất tối đa 12 tháng. Thêm vào
đó, số lao động thất nghiệp tăng cao, kinh tế khó khăn dẫn đến công tác thu và
phát triển đối tượng tham gia BHXH nói chung, BH thất nghiệp nói riêng gặp
nhiều khó khăn.
Tuy nhiên, với quyết tâm cao, tồn ngành BHXH Việt Nam đã hồn
thành kế hoạch Chính phủ giao trong năm 2020. Ước tính đến 31-12-2020, số
2


Nhóm 6
Kinh tế vĩ mơ

người tham gia BH thất nghiệp đạt khoảng 13,27 triệu người, với số tiền thu đạt
18.056 tỷ đồng. Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng nặng nề tới việc làm của người
lao động. Nghị quyết 42 đã tháo gỡ cho người lao động có thể nộp hồ sơ hưởng
trợ cấp thất nghiệp, khai báo thơng tin tìm kiếm việc làm dưới hình thức gián
tiếp. Đến ngày 31-12, số người thất nghiệp có quyết định hưởng trợ cấp ước đạt

khoảng 1,03 triệu, tăng 24% so cùng kỳ năm 2019; số tiền chi trả ước khoảng
16 nghìn tỷ đồng, tăng so cùng kỳ khoảng 33%; hỗ trợ học nghề giảm 50% so
cùng kỳ 2019, chỉ khoảng 21 nghìn người.
(Theo ơng Đào Duy Hiện - Phó Trưởng ban Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội
(BHXH) (BHXH Việt Nam))

Câu 2: Do đại dịch Covid-19 gây ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế,
nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng Việt Nam cần tăng chi tiêu chính phủ. Thủ
tướng Chính phủ đã chỉ đạo đẩy mạnh giải ngân gần 30 tỷ USD vốn đầu tư
công. Hãy cho biết sự thay đổi của giá cả và sản lượng quốc gia, tình trạng
thất nghiệp và lạm phát trong nền kinh tế lúc này như thế nào? Phân tích và
minh họa bằng đồ thị diễn biến trên.

Nhờ sự thay đổi chỉ tiêu mua sắm của chính phủ (Chính phủ tập trung thực
hiện các chính sách kích cầu tiêu dùng nội địa, chú ý kích cầu các mặt hàng sản
xuất trong nước, ưu tiên người Việt Nam dùng hàng Việt Nam. Thực hiện các
chính sách khuyến khích về tài khóa như miễn/giảm thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu
thụ đặc biệt hàng sản xuất trong nước; về tiền tệ như ưu đãi tiếp cận và mở rộng
hạn mức cho tín dụng tiêu dùng. Bên cạnh đó là các chính sách hỗ trợ thị trường,
hỗ trợ phiếu thực phẩm miễn phí, giảm giá sản phẩm, giảm chi phí trung gian, chi
phí lưu thơng, chi phí hành chính,
chi phí khơng chính thức…Giải
ngân vốn đầu tư cơng) . Làm cho
đường cầu dịch sang phải, giá trị
nội tệ tăng
 tốc độ tăng trưởng
tăng lên , tỉ lệ thất nghiệp cao ,
giá cả tăng , lạm phát cũng xảy
ra cao hơn.
3



Nhóm 6
Kinh tế vĩ mơ

Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2020 ước tính tăng 4,48% so với
cùng kỳ năm trước, là mức tăng thấp nhất của quý IV các năm trong giai đoạn
2011-2020[1]. Dịch Covid-19 được kiểm soát chặt chẽ, nền kinh tế từng bước hoạt
động trở lại trong điều kiện bình thường

Tỷ lệ thất nghiệp

4


Nhóm 6
Kinh tế vĩ mơ

Tính chung năm 2020, tỷ lệ thất nghiệp chung ước tính là 2,26% (quý I là
2,02%; quý II là 2,51%, quý III là 2,29, quý IV là 2,16%),

Về tỷ lệ lạm phát,
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 62020 tăng 0,66% so với tháng trước, bình quân sáu tháng đầu năm 2020, chỉ số giá
tiêu dùng tăng 4,19% so với cùng kỳ năm trước, đây cũng là mức tăng cao nhất
trong giai đoạn 2016 – 2020.

5



Nhóm 6
Kinh tế vĩ mơ

Tỷ lệ lạm phát các tháng đầu năm 2020 chưa tăng cao do một số nguyên
nhân như giá dầu thế giới xuống thấp làm cho giá xăng dầu trong nước liên tục
điều chỉnh giảm. Thu nhập người dân giảm kéo theo nhu cầu mua sắm hàng hóa
giảm và giá cả giảm. Bên cạnh đó, cịn có những nhân tố đẩy giá cả tăng, như giá
thịt lợn tăng cao, giá gạo tăng và giá xăng dầu đang có chiều hướng tăng khi Tổ
chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) đạt thỏa thuận về cắt giảm sản lượng gắn
với thực trạng một số nền kinh tế bắt đầu phục hồi trở trở lại khi các quy định giãn
cách xã hội được nới lỏng.
Câu 3: Hiệu ứng đuổi kịp nói rằng các nước có thu nhập thấp có thể tăng
trưởng nhanh hơn các nước có thu nhập cao hơn. Tuy nhiên, trong các nghiên
cứu thống kê gồm nhiều nước khác nhau, chúng ta không quan sát thấy hiệu
ứng đuổi kịp trừ khi chúng ta kiểm soát các biến khác tác động tới năng suất.
Xem xét các nhân tố quyết định năng suất, liệt kê và giải thích những lý do có
thể khiến một nước nghèo khó có thể đuổi kịp các nước giàu.
Gồm các lý do sau :
- Vốn vật chất:
+Các cơ quan viện trợ của một quốc gia giàu rót hàng triệu USD vào một
ngành cơng nghiệp mới ở một quốc gia nghèo với hy vọng thúc đẩy nền kinh tế
của quốc gia đó , nhưng nó khơng bao giờ thực sự hoạt động. Bởi vì nhà máy liên
6


Nhóm 6
Kinh tế vĩ mơ

tục dừng hoạt động do mất điện hoặc thiếu phụ tùng thay thế , nguyên liệu thô
không đến , người lao động bị ốm đau, kỹ sư di cư.Việc áp dụng vật lý của mạng

lưới và sự phức tạp vào các hệ thống kinh tế đã chỉ ra rằng quá trình quan trọng
trong việc “phát triển” từ nghèo đói sang cơng nghiệp hóa là áp dụng sản xuất phức
tạp hơn, ví dụ đi từ canh tác tự cung tự cấp, dệt may, sang điện tử. Nhưng phức tạp
hơn có nghĩa là quản lý nhiều đầu vào hơn, từ nguyên liệu thô đến lao động. Vấn
đề là ở các nước nghèo, chuỗi cung ứng có thể khơng đáng tin cậy.
- Vốn nhân lực:
+Công tác đào tạo nghề vẫn chưa đáp ứng yêu cầu, nhu cầu của các thành
phần kinh tế để có thể sẵn sàng tham gia hội nhập. Hằng năm, mặc dù với hơn 1
triệu lao động trẻ ra nhập thị trường lao động, nhưng công tác đào tạo vẫn tồn tại
nhiều yếu kém kéo dài, dẫn đến chất lượng nguồn nhân lực vẫn không được cải
thiện đáng kể, nhiều nghề xã hội có nhu cầu nhưng ít người học. Tỷ lệ thất nghiệp
của lao động qua đào tạo ở bậc đại học, cao đẳng vẫn tiếp tục gia tăng. Tỷ lệ lao
động có chun mơn kỹ thuật đáp ứng yêu cầu xã hội, nhất là đối với các KCN,
KCX thấp.
+Công tác phân luồng học sinh sau trung học nhiều năm qua vẫn yếu kém,
chưa khắc phục được tâm lý sính bằng cấp, coi nhẹ học nghề trong xã hội; các
trường đại học cao đẳng tuyển sinh và đào tạo ồ ạt, “vét” hầu hết học sinh sau khi
tốt nghiệp trung học phổ thông, làm cạn kiệt nguồn tuyển sinh học nghề. Tình
trạng thiếu hụt giáo viên dạy nghề có khả năng dạy cả lý thuyết và thực hành vẫn
phổ biến tại hầu hết các cơ sở dạy nghề, nhiều trường không tuyển sinh được nên
số giáo viên dôi dư khá nhiều. Thiết bị dạy nghề thiếu, lỗi thời, thậm trí khơng sử
dụng được trong đào tạo thực hành. Chất lượng đào tạo trong nhiều cơ sở dạy nghề
thấp, không đáp ứng yêu cầu các doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp sau khi tuyển
dụng lao động phải đào tạo lại gây tốn kém và lãng phí cho xã hội và người dân.
Công tác dự báo về nhu cầu nguồn nhân lực phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội chưa tốt, chưa sát với nhu cầu nhân lực ở từng lĩnh vực, ngành, các khu vực
kinh tế và các địa phương; việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục
và đào tạo thiếu tính khoa học.
+Hệ thống giáo dục chưa thống nhất, chia cắt đã kéo dài nhiều năm nhưng
chưa được giải quyết. Quy mơ phát triển q nóng, dẫn đến tình trạng 5 năm gần
đây không đủ nguồn tuyển vào các trường, nhiều cơ sở đào tạo nghề khơng có

người học.
7


Nhóm 6
Kinh tế vĩ mơ

+Thiếu tính liên thơng trong hệ thống giáo dục và đào tạo cũng như trong
việc công nhận trình độ; chưa có sự gắn kết hai chiều giữa các cơ sở đào tạo với
các KCN, KCX; giữa các cơ sở đào tạo nghề với các trường phổ thông; giữa giảng
dạy và nghiên cứu, phục vụ sản xuất; giữa các cơ sở đào tạo với nhau.
+Đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất còn rất nhiều hạn chế, yếu kém không
theo kịp yêu cầu của thực tế. Số lượng các chương trình mới cịn q ít, nhất là
những chương trình đạt chuẩn khu vực và thế giới; nhiều trường vẫn dạy theo
chương trình cũ chưa cập nhật kiến thức, nên không đáp ứng yêu cầu của doanh
nghiệp.
+Năng lực của các cơ quan quản lý còn yếu kém, thiếu cơ chế tương tác giữa
các cơ quan có chức năng kiểm soát, đánh giá, thẩm định chất lượng với các cơ sở
đào tạo. Công tác và cơ chế quản lý còn nhiều vướng mắc, thiếu đồng bộ, chia cắt.
Chưa kiên quyết đóng cửa các cơ sở đào tạo yếu kém và vi phạm nghiêm trọng các
quy định trong đào tạo.
+Chưa có cơ chế và cơ quan chuyên trách kiểm định chất đào tạo, cấp giấy
phép hành nghề cho lao động qua đào tạo, làm cho thị trường lao động hoạt động
thiếu lành mạnh và khó kiểm sốt chất lượng đào tạo. Chưa có khung trình độ quốc
gia theo tiêu chuẩn khu vực và quốc tế để yêu cầu các cơ sở đào tạo phải từng bước
thực hiện.
+Chính sách tài chính đối với công tác đào tạo lạc hậu, kém hiệu quả, lãng
phí, khơng tạo được mơi trường cạnh tranh lành mạnh thúc đẩy các cơ sở đào tạo
phải đổi mới toàn diện, mạnh mẽ để đáp ứng yêu cầu và nhu cầu của xã hội.
+Vai trò và trách nhiệm của tổ chức Cơng đồn trong việc bảo đảm quyền và

nghĩa vụ của người lao động ở một số KCN, KCX còn hạn chế, yếu kém, chưa
thực sự bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của công nhân, dẫn đến đời sống vật chất
và tinh thần, việc làm của công nhân gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn, quan hệ lao
động trong các doanh nghiệp nảy sinh những vấn đề phức tạp.
+Tất cả những yếu kém, bất cập nêu trên dẫn đến tỷ lệ học sinh được đào tạo
nghề vẫn còn thấp, chất lượng đào tạo nghề không bảo đảm, tỷ lệ thất nghiệp cao.
Chất lượng lao động trong các KCN, KCX vẫn cịn thấp.
- Tài ngun thiên nhiên:
+Khơng phong phú đa dạng
+ Những quốc gia có nhiều tài nguyên thiên nhiên thì lại khơng biết cách
khai thác đúng cách dẫn đến cạn kiệt tài nguyê
+ Vị trí địa lý ở những nơi có khí hậu khắc nghiệt
8


Nhóm 6
Kinh tế vĩ mơ

-

Kiến thức cơng nghệ:

+Đội ngũ cán bộ làm công tác khoa học, đặc biệt là các nhà khoa học đầu
ngành còn thiếu và yếu, thiếu các trung tâm khoa học lớn.
+Hiệu quả sử dụng các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia và kết quả
hoạt động của các khu cơng nghệ cao cịn thấp.
+Thiếu cơ chế quản lý khoa học nhất là cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm,
trọng dụng, đãi ngộ nhân tài còn nhiều hạn chế.
+Việc nâng cao số lượng và chất lượng đội ngũ làm công tác khoa học
không thể thực hiện trong thời gian ngắn mà đòi hỏi nhiều thời gian và tâm sức

cũng là những thách thức không nhỏ cho việc phát triển nền KH&CN các quốc gia
nghèo.
Câu 4: Hai nguyên lý nào trong số mười nguyên lý Kinh tế học hàm ý rằng
Ngân hàng Trung ương của một quốc gia có thể tác động sâu sắc tới nền kinh
tế? Bạn hãy đưa ra dẫn chứng về một số quốc gia có hiện tượng siêu lạm phát
trong lịch sử để phân tích.
Hai trong Mười số nguyên lí kinh tế học hàm ý rằng ngân hàng trung ương
của một quốc gia sâu sắc tới nền kinh tế là nguyên lí 9 : giá cả tăng khi chính phủ
in quá nhiều tiền và nguyên lí 10 : xã hội đối mặt với sự đánh đổi ngắn hạn giữa
lạm phát và thất nghiệp.
Các quốc giá siêu lạm phát trong lịch sử đó là :
Hungary có siêu lạm phát là (8/1945 - 7/1946) Tỷ lệ lạm phát: 207%. Thời
gian giá hàng hóa tăng gấp đôi: 15 giờ Gánh chịu sự tổn thất kinh tế bởi chiến
tranh thế giới II, 40% ngân quỹ của Hungary đã bị phá hủy. Ngoài ra, cũng thời
điểm, nước này còn việc vướng tai tiếng “quỵt” khoản nợ nhiên liệu trong sản xuất.
Khi Hungary kí hiệp ước hịa bình với quân Đồng minh vào năm 1945, nước này bị
yêu cầu trả một khoản bồi thường khổng lồ cho Liên Xô, ước tính vào khoảng 25 50% ngân sách của nhà nước Hungary trong suốt thời kì siêu lạm phát. Trong khi
đó, chính sách tiền tệ cũng đã đồng thời được lựa chọn bởi Ủy ban kiểm soát Đồng
minh. Các ngân hàng trung tâm Hungary cảnh báo rằng việc in tiền để trả hóa đơn
sẽ khơng có kết thúc tốt đẹp, nhưng Xô Viết, nơi từng cai quản ủy ban kiểm soát
cũng đã bỏ qua những lời cảnh báo này dẫn tới một số kết luận rằng lạm phát phi
mã được tạo nên để nhằm mục tiêu chính trị, mục tiêu nhằm phá hủy tầng lớp trung
lưu.
Và tiếp đó là Zimbabwe ( 3/2007 - 11/2008) Tỷ lệ lạm phát: 98% Thời gian
giá hàng hóa tăng gấp đơi: 25 giờ Lạm phát phi mã của Zimbabwe xảy ra trong
khoảng thời gian dài trước việc sụt giảm nhanh chóng sản lượng hàng hóa được
9


Nhóm 6

Kinh tế vĩ mơ

tiếp nối bởi cuộc cải cách ở vùng Robert Mugabenawm 2000-2001. Thơng qua đó,
phần lớn đất đai đã bị thu hồi từ người dân da trắng và phân phối lại cho dân da
đen. Viêc làm này dẫn tới sự phá giá 50% sản lượng trong vòng 9 năm tiếp theo.
Những cuộc cải cách chủ nghĩa xã hội và sự tốn kém khi tham gia cuộc nội chiến
Congo đã dẫn tới sự thâm hụt ngân sách quá mức của chính phủ. Cùng lúc đó, dân
số Zimbabwe cũng giảm mạnh vì phải chạy trốn. Hai yếu tố đối lập là việc tăng
tiêu dùng chính phủ và giảm cơ sở thuế đã khiến chính phủ phải sự dụng biện pháp
lưu thơng tiền để đối phó với tình trạng thâm hụt ngân sách này, hoặc một số quốc
gia khác như là Nam Tư ( 4/1992 - 1/1994) , Hy Lạp ( 5/1941 - 12/1945)
Câu 5. Trong cuộc đại khủng hoảng 1929-1933 xảy ra tại Mỹ, hàng loạt ngân
hàng bị phá sản. Điều này tác động tới lượng cung tiền như thế nào? Ngân
hàng Dự trữ Liên bang New York đã thực hiện nghiệp vụ mua trái phiếu trên
thị trường mở. Điều này có đảo ngược được sự thay đổi lượng cung tiền ở trên
và giúp được các ngân hàng không? Giải thích.
Cơ sở tiền hay lượng tiền mạnh là tổng giá trị tiền mặt dự trữ ở ngân hàng và
lượng tiền mặt lưu thông dân chúng nắm giữ.
Cung tiền phụ thuộc vào cơ sở tiền và số nhân tiền.
Cung tiền được định nghĩa là lượng tiền mặt lưu thông bên ngồi mà dân
chúng nắm giữ và tiền gửi khơng kì hạn của dân chúng trong ngân hàng.
Khi hàng loạt ngân hàng bị phá sản, lượng tiền mặt dự trữ trong các ngân
hàng bị giảm, cơ sở tiền và cung tiền giảm.
Ngân Hàng dự trữ Liên Bang New York thực hiện nghiệp vụ mua trái phiếu
trên thị trường mở, mức dự trữ của ngân hàng thương mại sẽ tăng lên. Khi các
ngân hàng cho vay ra thị trường một khoản bằng với mức gia tăng này, thì cung
tiền của nền kinh tế sẽ tăng, việc này làm ổn định lại các ngân hàng thương mại
trên thị trường và tăng cung tiền trên thị trường.

10




×