Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Nguyen Manh Tuan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.52 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Bí quyết đạt điểm cao mơn Văn - Sử - Địa</b>



<b>(Dân trí) - Đối với 3 mơn Văn - Sử - Địa, nếu biết cách làm bài, thí sinh rất dễ đạt điểm cao. </b>
<b>Dưới đây là chia sẻ của các giáo viên Trường Chuyên Hà Nội - Amsterdam về cách làm bài </b>
<b>thi 3 môn này để đạt điểm cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT.</b>


<i>Cô giáo Nguyễn Thị Ninh, giáo viên tổ Văn Trường THPT chun Hà Nội - Amsterdam:</i>
<b>Mơn Văn: Cần có kết cấu sáng tạo, từ mở bài đến kết bài</b>


Muốn đạt hiệu quả cao môn Văn trong kỳ thi tốt nghiệp, các em phải nắm chắc được kết
cấu bài thi với 2 câu nghị luận xã hội và nghị luận văn học.


Đối với câu <i>nghị luận xã hội</i>, các em phải nắm chắc kỹ năng làm nghị luận xã hội, biết tổ
chức ý trong bài. Học sinh cần chú ý cách tổ chức luận điểm khoa học, chính xác, rõ
ràng, mạch lạc, có tính hệ thống. Đặc biệt, luận điểm phải sâu sắc mới mẻ (đề̀̀ xuất được
ý kiến mới).


Sau khi có luận điểm rồi thì các em phải có dẫn chứng thực tế dựa vào vốn sống về xã
hội, trải nghiệm xã hội để thuyết phục người đọc về nguyên nhân xảy ra, thực trạng hiện
nay như thế nào, nêu các giải pháp. Các em nên dẫn chứng thực tế nhiều hơn dẫn chứng
văn học.


Phần <i>Nghị luận văn học</i>, các em phải nắm rõ xuất xứ, chủ đề tác phẩm văn học ra đời
trong hồn cảnh nào.Đối với văn xi thì nắm vững cốt truyện, nhân vật, chi tiết, nội
dung nghệ thuật, những sáng tạo độc đáo trong tác phẩm.


Nếu muốn viết được bài văn đạt điểm cao, ngoài việc tổ chức luận điểm sáng rõ mạch
lạc, còn cần có kết cấu sáng tạo, từ mở bài đến kết bài.


Ngoài ra, cũng phải chú ý việc triển khai ý khi phân tích tác phẩm văn xuôi phải mạch
lạc, lôgic, từ khái quát đến cụ thể. Các ý có sự liên kết chặt chẽ.



Phân tích sâu rồi mới mở rộng so sánh với các tác phẩm tương đồng. Nên đa dạng hóa
câu văn, kết hợp câu nghị luận với câu nghi vấn, câu khẳng định, câu biểu cảm, câu văn
giàu hình ảnh... Phải huy động vốn từ phong phú.


Đối với đề thi Văn “mở” như năm vừa qua cách ra đề mới, tạo khoảng rộng cho chủ thể
sáng tạo. Các em không nhất thiết phải theo thứ tự A,B,C giải thích vấn đề tại sao, như
thế nào. Tất nhiên, về mặt cốt lõi bên trong phải tuân theo lôgic nhưng làm mới vấn đề đó
bằng cách đặt một câu chuyện nhập vào bài luận, từ vấn đề đó mình bàn luận ra.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i>Cơ giáo Đinh Lê Thiên Nga, giáo viên môn Địa lý Trường THPT chuyên Hà Nội - </i>
<i>Amsterdam:</i>


<b>Môn Địa lý: Cuốn Atlat là “cứu tinh” gỡ điểm</b>


Cuốn Atlat là tài liệu quan trọng mà các em được mang vào phòng thi. Do vậy, các em
cần phải học, hiểu kỹ cuốn sách này vì chính kiến thức trong cuốn sách giúp các em lấy
được 50% điểm trong bài thi.


Các bài thực hành vẽ biểu đồ như biểu đồ cột, biểu đồ tròn, biểu đồ đường, biểu đồ miền
trong sách các em phải luyện thật nhuần nhuyễn để từ đó phân tích bảng số liệu, nhận xét
mối liên hệ giữa các số liệu.


Đối với những bài thi không có trong cuốn Atlat yêu cầu học sinh phải tư duy như đường
lối kinh tế, định hướng kinh tế, hướng khắc phục... ví dụ, từng bài khi sử dụng xong
Atlat, học sinh phải biết được mối quan hệ giữa các số liệu (kênh chữ, kênh hình) và đưa
ra nhận định. Câu nhận định này khó nhưng chỉ chiếm 0,5 điểm.


Trong làm bài thi các em đọc kỹ đề xem câu nào dễ làm trước, câu nào khó làm sau, để
không bị mất thời gian sa đà vào một câu hỏi.



<i>Cô giáo Nguyễn Thị Kim Dung, giáo viên dạy Lịch sử Trường THPT chuyên Hà Nội - </i>
<i>Amsterdam:</i>


<b>Lịch sử: Cần đọc kỹ đề!</b>


Để đạt điểm cao môn thi Lịch sử, khi nhận đề, các em đọc kỹ câu hỏi và trả lời thẳng vào
vấn đề, để tránh lạc đề, nhầm đề, không tràn lan giới thiệu nhiều, dài dòng, mất rất nhiều
thời gian lại khơng có điểm.


<i>Ví dụ</i>: Đề bài hỏi về Chiến dịch Việt Bắc Thu - Đơng 1947 thì học sinh phải nhớ trong
chiến dịch này thì âm mưu của Pháp là gì? Ta đối phó thế nào, chủ trương của Đảng ra
làm sao? Rồi diễn biến cuộc tiến công của nó và phản công lại của ta... kết quả, ý nghĩa.
Đề thi tốt nghiệp không bao giờ ra kiểu lắt léo, đánh đố học sinh. Tuy nhiên, để đạt điểm
cao việc đầu tiên các em phải có kiến thức, phải học thuộc bài.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×