Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Cong dung tuyet voi cua san day

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.46 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Công dụng tuyệt vời của sắn dây</b>



Sắn dây là một loài dây leo nhiệt đới mọc nhiều nơi trên Trái Đất và có rất nhiều cơng
dụng hữu ích trong cuộc sống. Sắn dây có tên khoa học Pueraria thomsoni Benth. Đây là
một loài dây leo nhiệt đới mọc nhiều nơi trên trái đất. Nó cịn gọi là cát căn, cam cát căn,
phấn cát căn, củ sắn dây, bạch cát, bẳn mắm kéo (cách gọi của người Thái), và khau cát
(cách gọi của người Tày).


<b>Bộ</b> <b>phận</b> <b>dùng</b>


Rễ củ, được gọi là cát căn (nghĩa là “rễ sắn”) được dùng làm thuốc. Thông thường rễ
được thu hoạch vào mùa đông, xuân. Rễ đào rửa sạch đất cát, bỏ lớp vỏ ngồi, cắt khúc
hoặc thái lát, sau đó phơi hoặc sấy khô.


Củ sắn dây cũng thường được mài lấy bột để sử dụng, gọi là bột sắn dây. Củ được sơ
chế sạch, xay nhuyễn cùng với nước, lọc để tinh bột sắn dây lắng xuống sau đó đem
phần bột này phơi khô, bẻ miếng nhỏ và cất dùng dần.


<b>1. Dây sắn dây</b>


Dùng dây sắn dây đốt chưa cháy hoàn toàn rồi đem tán bột, uống với nước. Tác dụng:
Trị viêm họng, viêm thanh quản cấp tính.


<b>2. Hoa sắn dây</b>


Dùng 20-40 gr hoa sắn dây (loại khô) đem nấu nước uống. Tác dụng thanh nhiệt, giải
độc, nhất là giải rượu.


<b>3. Củ sắn dây</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Củ sắn dây nướng vàng, rồi sắc hoặc tán bột dùng có tác dụng trị tiêu chảy khó tiêu.



Ngồi ra, củ sắn dây tươi đem rửa sạch, luộc mềm, ăn sẽ tốt cho tỳ vị và mát cơ thể.



<i>Sắn dây - Vị thuốc quanh ta.</i>
<b>4. Bột sắn dây</b>


Bột củ sắn dây đem pha với nước lọc, đường, chanh trị chứng cảm nắng đau đầu, khô
mũi, tiểu vàng. Bột sắn dây còn trị được kiết lỵ do ăn nhiều thức ăn cay, nóng – bằng
cách hịa bột với nước cho tan đều, thêm vào một ít đường, rồi bắc lên bếp, khuấy đều
tay đến khi dung dịch này đặc lại là dùng được.


<b>5. Một số ứng dụng cụ thể khác</b>


 Chảy máu mũi suốt ngày không ngừng, tâm thần phiền muộn: Củ sắn dây tươi


giã nát, vắt lấy nước cốt, uống mỗi lần một chén con.


 Rắn cắn: Giã lá sắn dây tươi vắt lấy nước uống, bã đắp lên nơi rắn cắn.
 Vết thương chảy nhiều máu: Dùng lá sắn dây tươi giã nát, đắp vào vết thương.
 Viêm ruột, đau bụng đi ngoài giống kiết lỵ, cồn cào, buồn bực, nôn ọe do uống


nhầm các thứ thuốc quá nóng: Dùng bột sắn dây quấy đường uống; hoặc dùng lá
sắn dây 30 g, rau má 20 g giã nát, chế thêm nước, vắt lấy nước cốt uống trong
ngày.


 Trẻ sơ sinh miệng mím chặt, sùi bọt mép, không bú được: Lấy một đoạn dây sắn


dây đốt thành than, nghiền mịn, dùng khoảng 3-5 g bột hòa với sữa mẹ, nhỏ vào
miệng trẻ. Làm như vậy vài lần trẻ sẽ mở miệng và bú được.


 Ngực nóng, thổ huyết không ngừng: Củ sắn dây tươi giã nát, vắt lấy 500 ml



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

nước, mụn nhọt. Củ sắn dây có thể chế biến chín để ăn trực tiếp. Bột sắn dây
thường để pha nước uống, nấu chè…


<b>6. Một số đơn thuốc có củ sắn dây</b>


 Chữa cảm mạo sốt cao: Củ sắn dây 8g, ma hoàng 5g, quế chi 4g, đại táo 5g,


thược dược 4g, sinh khương 5g, cam thảo 4g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia
3 lần uống trong ngày.


 Bột rắc những nơi mồ hôi ẩm ngứa: Bột sắn dây 5g, thiên hoa phấn 5g, hòa


thạch 20g, trộn đều, tán nhỏ, rắc những nơi ẩm ngứa.


 Chữa trẻ sốt: Củ sắn dây 20g, thêm 200ml nước sắc còn 100ml, cho trẻ uống


trong ngày.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×