Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.23 KB, 3 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>SỞ GD & ĐT KIÊN GIANG Trường THPT Thoại Ngọc Hầu (Đề chính thức). Họ, tên thí sinh: .................................................. Lớp: ......................... BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II – LỚP 10 THPT Môn: Sinh Học Ngày thi: 07 tháng 05 năm 2013 Thời gian làm bài: 45 phút; (30 câu trắc nghiệm). Mã đề thi 357. * Chú ý: thí sinh ghi đáp án đúng bằng chữ cái in hoa vào phiếu trả lời ở II - Phần Trả Lời. I - Phần Câu Hỏi: Câu 1: Virus là thực thể chưa có cấu tạo …….. , có kích thước siêu nhỏ (đo bằng nm) và có cấu tạo rất đơn giản, chỉ gồm 1 loại …….. được bao bởi vỏ … Các cụm từ thích hợp: 1 – bào quan; 2 – tế bào; 3 – protein; 4 – acid nucleic; A. 2, 1 và 3. B. 1, 3 và 4. C. 1, 4 và 3. D. 2, 4 và 3. Câu 2: Khi nói về miễn dịch đặc hiệu thì nhận xét có nội dung không chính xác là: A. Miễn dịch thể dịch là miễn dịch sản xuất ra kháng nguyên. B. Kháng nguyên phản ứng đặc hiệu với kháng thể, khớp với nhau như khóa với chìa. C. Miễn dịch tế bào là miễn dịch có sự tham gia của các tế bào T độc. D. Miễn dịch đặc hiệu đòi hỏi phải có sự tiếp xúc trước với kháng nguyên. Câu 3: Trong các kì của quá trình giảm phân, cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng tồn tại ở các kì nào sau đây? 1/ Kì sau I. 2/ Kì cuối I. 3/ Kì đầu II. 4/ Kì đầu I. 5/ Kì giữa I. 6/ Kì sau II. 7/ Kì giữa II. 8/ Kì cuối II. Đáp án đúng là: A. 4, 5 và 6. B. 1, 5 và 6. C. 5, 6 và 8. D. 2, 3 và 7. Câu 4: Người ta sử dụng vi sinh vật để xử lí rác thải, bã thải làm thức ăn cho vật nuôi nhờ chúng có thể tiết ra hệ enzim A. Amilaza. B. Xenlulaza. C. Lipaza. D. Prôtêaza. Câu 5: Chu trình nhân lên của virus trong tế bào của gồm các giai đoạn lần lượt là: A. Sự hấp phụ, xâm nhập, sinh tổng hợp, lắp ráp và phóng thích. B. Sự hấp phụ, sinh tổng hợp, xâm nhập, phóng thích và lắp ráp. C. Sự hấp phụ, sinh tổng hợp, xâm nhập, lắp ráp và phóng thích. D. Sự hấp phụ, xâm nhập, sinh tổng hợp, phóng thích và lắp ráp. Câu 6: Trong nuôi cấy không liên tục, vi sinh vật có quá trình trao đổi chất mạnh mẽ nhất ở pha nào? A. Pha tiềm phát. B. Pha cân bằng. C. Pha suy vong. D. Pha luỹ thừa. 4 Câu 7: Người ta cho vào bình nuôi cấy 10 tế bào. Số tế bào trong quần thể sau 2 giờ nuôi cấy là bao nhiêu? Biết thời gian 1 thế hệ là 20 phút, thời gian của pha tiềm phát là 20 phút. A. 104.26. B. 104.25. C. 104.23. D. 104.24. Câu 8: Ở gà có bộ NST 2n = 78. Một tế bào sinh dục đực sơ khai nguyên phân liên tiếp một số lần, tất cả các tế bào con tạo thành đều tham gia giảm phân tạo giao tử. Tổng số NST đơn trong tất cả các giao tử là 4992. Tế bào sinh dục sơ khai đó đã nguyên phân với số lần là A. 4. B. 7. C. 5. D. 6. Câu 9: Chu kỳ tế bào bao gồm các pha theo trình tự A. S, G1, G2, nguyên phân. B. G1, S, G2, nguyên phân..
<span class='text_page_counter'>(2)</span> C. G2, G1, S, nguyên phân.. D. G1, G2, S, nguyên phân.. Câu 10: Con đường nào sau đây không lây truyền HIV? A. Qua sữa mẹ. B. Qua đường máu. C. Qua hô hấp. D. Qua đường tình dục. Câu 11: Tụ cầu vàng sinh trưởng được trong môi trường chứa nước, muối khoáng, nước. thịt. Đây là loại môi trường A. tự nhiên. B. tổng hợp. C. bán tổng hợp. D. cả A, B và C. Câu 12: Một tế bào nguyên phân liên tiếp 3 lần, cần môi trường nội bào cung cấp 322 nhiễm sắc thể (NST) đơn. Vậy bộ NST của loài đó là A. 2n = 78. B. 2n = 54. C. 2n = 28. D. 2n = 46. Câu 13: Nuôi cấy liên tục là loại nuôi cấy A. bổ sung thường xuyên các chất dinh dưỡng và không lấy đi các sản phẩm chuyển hóa. B. không bổ sung chất dinh dưỡng và không lấy đi các sản phẩm chuyển hóa. C. bổ sung thường xuyên các chất dinh dưỡng và lấy đi các sản phẩm chuyển hóa sinh ra. D. không có sự bổ sung các chất dinh dưỡng và thường xuyên lấy đi các chất dinh dưỡng. Câu 14: Thành phần cấu tạo nào của tế bào thực vật ngăn cản virus tự xâm nhập vào tế bào? A. Thành tế bào. B. Thụ thể bề mặt của tế bào. C. Màng tế bào. D. Glicoprotein. Câu 15: Một chủng vi khuẩn E.coli chỉ có thể phát triển được trong môi trường có triptôphan. Chủng vi khuẩn này thuộc loại: A. Bình thường. B. Nguyên dưỡng. C. Khuyết dưỡng. D. Cả A, B và C. Câu 16: Nguồn chất hữu cơ được xem là nguyên liệu trực tiếp của 2 quá trình hô hấp và lên men là A. Prôtêin. B. Axít béo. C. Cacbonhyđrat. D. Photpholipit. Câu 17: Virus nào sau đây tự nó không thể xâm nhập vào tế bào chủ? A. Virus đậu mùa. B. Virus hecpet. C. Virus đốm thuốc lá. D. Virus sởi. Câu 18: Hiện tượng các nhiễm sắc thể kép co xoắn cực đại ở kì giữa nhằm chuẩn bị cho hoạt động nào sau đây? A. Trao đổi chéo nhiễm sắc thể. B. Nhân đôi nhiễm sắc thể. C. Tiếp hợp nhiễm sắc thể. D. Phân chia nhiễm sắc thể. Câu 19: Trong một chu kì tế bào thời gian dài nhất là của: A. Kì cuối. B. Kì đầu. C. Kì trung gian. D. Kì giữa. Câu 20: Sự phân chia vật chất di truyền trong quá trình nguyên phân thực sự xảy ra ở A. Kì giữa. B. Kì sau. C. Kì đầu. D. Kì cuối. Câu 21: Không thể tiến hành nuôi virut trong môi trường nhân tạo giống như vi khuẩn được vì A. virus không có hình dạng đặc thù. B. virus kích thước của nó vô cùng nhỏ bé. C. hệ gen chỉ chứa một loại axit nuclêic. D. virus là kí sinh nội bào bắt buộc. Câu 22: Ba giai đoạn phát triển của bệnh AIDS theo thứ tự là: 1 – Giai đoạn sơ nhiễm hay giai đoạn cửa sổ. 2 – Giai đoạn biểu hiện triệu chứng AIDS. 3 – Giai đoạn không triệu chứng. 4 – Giai đoạn cuối. Đáp án chính xác là: A. 1, 2 và 3. B. 1, 2 và 4. C. 2, 3 và 4. D. 1, 3 và 4..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Câu 23: Miễn dịch tế bào là miễn dịch A. sản xuất ra kháng sinh. B. của tế bào. C. sản xuất ra kháng thể. D. có sự tham gia của tế bào T độc Câu 24: Miễn dịch đặc hiệu là miễn dịch A. mang tính bẩm sinh. B. không đòi hỏi sự tiếp xúc với tác nhân gây bệnh C. xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập D. Cả A, B và C đúng. Câu 25: 10 tế bào nguyên phân liên tiếp 4 lần rồi tất cả tế bào con đều chuyển sang vùng. chín và bước vào quá trình giảm phân tạo giao tử. Số tinh trùng tạo ra là: A. 640. B. 320. C. 1280. D. 200. Câu 26: Nuôi cấy số tế bào vi khuẩn trong một bình nón chứa 50ml dung dịch dinh dưỡng, không bổ sung thêm các chất trong suốt quá trình nuôi cấy. Quá trình sinh trưởng của vi khuẩn trong bình thuộc loại: A. Sinh trưởng ngắt quãng. B. Sinh trưởng có giới hạn. C. Sinh trưởng liên tục. D. Sinh trưởng không liên tục. Câu 27: Câu nào sau đây có nội dung không chính xác? A. Vật chất di truyền ở virus gồm ADN và ARN. B. Vật chất di truyền ở vi khuẩn gồm ADN và ARN. C. Vật chất di truyền ở động vật gồm ADN và ARN. D. Vật chất di truyền ở thực vật gồm ADN và ARN. Câu 28: Vi sinh vật hoá tự dưỡng cần nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu từ A. ánh sáng và chất hữu cơ. B. chất vô cơ và CO2. C. ánh sáng và CO2. D. chất hữu cơ. Câu 29: Phagơ là virus gây bệnh cho A. động vật. B. vi sinh vật. C. người. D. thực vật. Câu 30: “Ở các loài động vật, qua quá trình giảm phân, từ 1 tế bào sinh tinh sẽ tạo ra ... (1); từ 1 tế bào sinh trứng sẽ tạo ra ... (2).” Các cụm từ thích hợp điền vào (1) và (2) lần lượt là: A. (1) 4 tinh trùng; (2) 1 tế bào trứng. B. (1) 4 tinh trùng; (2) 4 tế bào trứng. C. (1) 2 tinh trùng; (4) 1 tế bào trứng. D. (1) 1 tinh trùng; (2) 4 tế bào trứng. -----------------------------------------------. ----------- HẾT ---------II - Phần Trả Lời:. Câu: Đáp án:. 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. 13. 14. 15. Câu: Đáp án:. 16. 17. 18. 19. 20. 21. 22. 23. 24. 25. 26. 27. 28. 29. 30.
<span class='text_page_counter'>(4)</span>