Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 59 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tuần 30 Tiết:30. Thứ tư ngày 10 tháng 4 năm 2013 Bài 30 : Xem tranh thiếu nhi đề tài sinh hoạt. I. Mục tiêu -Học sinh làm quen, tiếp xúc với tranh vẽ của thiếu nhi. -HS tập cách quan sát, mô tả hình ảnh màu sắc trên tranh.Chỉ ra bức tranh mình thích. *HS khá, giỏi: Có cảm nhận ban đầu về nội dung vẻ đẹp của bức tranh. II-Đồ dùng dạy học * Giáo viên - Một số tranh vẽ thiếu nhi *Học sinh - Vở tập vẽ 1 III-Các hoạt động dạy - học chủ yếu 1-ổn định tổ chức 2-Bài mới : Giới thiệu bài - ghi bảng Hoạt động của giáo viên Họat động của học sinh Hoạt động 1: Quan sát - nhận xét - GV giới thiệu một số tranh gợi ý: +Cảnh sinh hoạt có ở đâu? Hoạt động 2: Hướng dẫn xem tranh -G/t tranh và gợi ý: +Chủ đề của bức tranh ? +Trong tranh có những hình ảnh nào ? +Hình ảnh nào là chính trong bức tranh ? +Em có thể cho biết hoạt động trên tranh đang diễn ra ở đâu ? +Những màu có trong bức tranh ? +Chọn màu nào em thích nhất? *GV : Đề tài sinh hoạt là một đề tài gần gũi. Mỗi bạn có thể chọn cho mình một thể loại để vẽ. Hoạt động 3 : Đánh giá - nhận xét - Nhận xét chung tiết học - Động viên, khuyến khích những HS có ý kiến nhận xét tranh *Củng cố dặn dò. - HS quan sát nhận xét. +Cảnh sinh hoạt trong gia đình, vui chơi ở trường ... - HS quan sát và trả lời. + Tranh sinh hoạt +Các bạn đang chăm sóc cây +Trên sân trường +Xanh, đỏ......... - HS trả lời theo cảm nhận riêng. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe nhận xét, đánh giá.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> - GV dặn dò HS về nhà sưu tầm các tranh - HS lắng nghe dặn dò. vẽ về sinh hoạt của thiếu nhi..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Tiết:31 Tuần 31. Thứ tư ngày 17 tháng 4 năm 2013 Bài 31. : Vẽ cảnh thiên nhiên đơn giản. I. Mục tiêu - Học sinh biết quan sát, nhận xét thiên nhiên. -Biết cách vẽ và tập vẽ được cảnh thiên nhiên đơn giản. *HS khá, giỏi:Vẽ đươch cảnh thiên nhiên có hình ảnh, màu sắc phù hợp. II.Đồ dùng dạy học *Giáo viên - Tranh, ảnh phong cảnh : nông thôn, miên núi… *Học sinh :Vở tập vẽ ,bút chì, tẩy, màu vẽ . III.Các hoạt động dạy - học chủ yếu 1-ổn định tổ chức 2-Bài mới : Giới thiệu bài - ghi bảng Hoạt động của giáo viên Họa động của học sinh Hoạt động 1: Quan sát - nhận xét - GV giới thiệu tranh để HS nhận biết sự - HS quan sát và trả lời. phong phú của cảnh thiên nhiên - Cảnh bãi biển +Cảnh bãi biển có những gì ? +Bãi cát, du khách... - Cảnh nông thôn +Cảnh nông thôn có những h. ảnh nào ? +Cây dừa, bãi cát, …Đường làng, nhà, cây .. +Màu sắc trong tranh ntn? +Hài hoà có sáng, tối +Kể lại phong cảnh quê em hoặc những -HS kể .............. nơi có phong cảnh đẹp. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ - Gợi ý cho HS nêu cách vẽ: + HS trả lời. +Vẽ các hình ảnh chính trước +Vẽ thêm những hình ảnh phụ cho tranh sinh động hơn +Tìm màu thích hợp để vẽ vào tranh -GVTóm ý. - HS lắng nghe Hoạt động 3 : Thực hành -Cho xem bài năm trước - Xem tranh -GV gợi ý giúp HS chọn phong cảnh - HS vẽ phong cảnh theo ý thích mình thích để vẽ - GV quan sát hướng dẫn HS thực hành.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> Hoạt động 4 : Đánh giá - nhận xét - Giáo viên chọn một số bài và gợi ý HS nhận xét. - GV bổ sung đánh giá *Dặn dò - Về nhà quan sát cảnh thiên nhiên ở xung quanh chúng em.. - HS nhận xét chọn bài đẹp, về: +Hình vẽ và cách sắp xếp +Màu sắc và cách vẽ màu - HS lắng nghe dặn dò..
<span class='text_page_counter'>(5)</span> Tiết:32 Tuần 32. Thứ tư ngày 24 tháng 4 năm 2013 Bài 32 : Vẽ trang trí đường diềm trên áo, váy. I. Mục tiêu - Học sinh nhận biết được vẻ đẹp của trang phục có trang trí đường diềm - Biết cách vẽ đường diềm đơn giản trên váy áo - Vẽ được đường diềm trên áo, váy và vẽ màu theo ý thích . II/ Chuẩn bị * Giáo viên - Một số đồ vật, ảnh in hoa văn trên váy, áo - Hình vẽ trang trí đường diềm *Học sinh :Vở tập vẽ 1 ,màu vẽ III-Các hoạt động dạy - học chủ yếu 1-ổn định tổ chức 2-Bài mới : Giới thiệu bài - ghi bảng Hoạt động của giáo viên Họa động của học sinh Hoạt động 1: Quan sát - nhận xét - GV cho HS quan sát đồ vật, tranh có trang trí đường diềm trên áo - HS quan sát nhận xét: +Đường diềm được trang trí ở đâu ? +Cổ áo , ống tay… +Trang trí đường diềm làm cho váy, áo +Đẹp hơn đẹp hơn không ? +Trong lớp có váy áo của bạn nào có - + HS trả lời theo cảm nhận riêng. trang trí đường diềm ? -Kết luận chung - HS lắng nghe. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ -Hỏi gợi ý cho HS nêu lại cách vẽ trang trí đường diềm . + HS trả lời. -Nhắc lại cách trang trí đường diềm -Vẽ hình +Chia khoảng cách +Vẽ theo nhiều cách khác nhau -Vẽ màu +Vẽ màu vào đường diềm theo ý thích +Vẽ màu nền của đường diềm - HS quan sát. -GV vẽ phác nét ở bảng Hoạt động 3 : Thực hành -Xem bài các bạn rút kinh nghiệm học.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> -Cho xem 1 số bài vẽ của HS. - GV hướng dẫn HS làm bài - Theo dõi giúp đỡ HS chia khoảng cách, vẽ hình và chọn màu Hoạt động 4 : Đánh giá - nhận xét -Chọn 1 số bài và hướng dẫn HS nhận xét -GV bổ sung đánh giá. tập - Thực hành vẽ vào vở.. - HS nhận xét chọn bài đẹp, về: +Hình vẽ , hoạ tiết +Màu vẽ -Chọn bài vẽ hoàn thành tốt. - HS lắng nghe.. -Nhận xét chung tiết học *Dặn dò: -Về quan sát thêm các đường - HS lắng nghe dặn dò. diềm trên áo, váy....
<span class='text_page_counter'>(7)</span> Tiết:33 Tuần 33. Thứ tư ngày 1 tháng 5 năm 2013 Bài 33. Vẽ tranh Bé và hoa I-Mục tiêu - Học sinh nhận biết được nội dung đề tài Bé và hoa - Biết cách vẽ và tập vẽ được bức tranh theo đề tài Bé và hoa. *HS khá, giỏi: Biết cách sắp xếp hình vẽ cân đối,vẽ màu phù hợp. II-Đồ dùng dạy học * Giáo viên -Tranh, ảnh về đề tài bé và hoa. - Tranh minh hoạ hoàn chỉnh. * Học sinh - Vở tập vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ. III-Các hoạt động dạy - học chủ yếu 1-ổn định tổ chức 2-Bài mới : Giới thiệu bài - ghi bảng Hoạt động của giáo viên Họa động của học sinh Hoạt động 1: Quan sát - nhận xét GV treo tranh mẫu, gợi ý: - HS quan sát trả lời câu hỏi + Trong tranh vẽ hình ảnh gì? + Em bé đang làm gì? + Trang phục của em bé như thế nào? + Hình dáng màu sắc của hoa? + Em đã được ra vườn hoa bao giờ chưa? * GV tóm ý: Đề tài bé và hoa rất gần gũi với với sinh hoạt vui chơi của các em. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ -Hỏi gợi ý: Muốn vẽ ta vẽ h.ảnh nào trước? ........................................................ + Vẽ em bé trong vườn hoa +em bé đang chơi đùa..... +Rực rỡ,đáng yêu.... +Đỏ ,cam,vàng..... + HS trả lời theo cảm nhận riêng - HS lắng nghe. + HS trả lời. +Vẽ hình ảnh chính trước: Vẽ bé trai hoặc bé gái, và hoa. +Vẽ thêm hình ảnh phụ: Cây cối, lối đi, chim, bướm... +Vẽ màu theo ý thích..
<span class='text_page_counter'>(8)</span> -Gv nhận xét -GV vẽ phác hoạ lên bảng. Hoạt động 3 : Thực hành - G/t bài vẽ của các bạn năm trước. - GV gợi ý HS thực hành. Vẽ hình và màu như bước đã hướng dẫn. Chú ý HS vẽ hình vừa với khổ giấy, màu sắc tươi sáng. Hoạt động 4 : Đánh giá - nhận xét - Chọn 1 số hướng dẫn HS nhận xét về bố cục, hình ảnh và màu sắc.. - HS lắng nghe. - HS quan sát -Xem bài các bạn rút kinh nghiệm học tập -Thực hành vẽ tranh Bé và hoa *HS khá, giỏi: Biết cách sắp xếp hình vẽ cân đối,vẽ màu phù hợp. - HS nhận xét chọn bài đẹp, về: +Bố cục,hình vẽ ,màu vẽ -Chọn bài vẽ hoàn thành tốt. - HS lắng nghe.. - GV bổ sung đánh giá *GD vẻ đẹp của vườn hoa và biết bảo vệ cây hoa. *Dặn dò: Hoàn thành bài vẽ Bé và hoa. - HS lắng nghe dặn dò..
<span class='text_page_counter'>(9)</span> Tiết:34 Tuần 34. Thứ tư ngày 8 tháng 5 năm 2013 Bài 34. Vẽ tự do I-Mục tiêu - HS biết chọn đề tài phù hợp. - Biết cách vẽ hình, vẽ màu, cách sắp xếp. - Tập vẽ được tranh đơn giản có nội dung và vẽ màu theo ý thích. *HS khá, giỏi:Sắp xếp hình vẽ cân đối, vẽ màu phù hợp. II-Đồ dùng dạy học *Giáo viên Một số tranh của hoạ sĩ, của HS vẽ về phong cảnh, chân dung, tĩnh vật, sinh hoạt... *Học sinh - Vở tập vẽ,bút chì, tẩy, màu vẽ. III-Các hoạt động dạy - học chủ yếu 1-ổn định tổ chức 2-Bài mới : Giới thiệu bài - ghi bảng Hoạt động của giáo viên Họa động của học sinh Hoạt động 1: Quan sát - nhận xét - GV treo tranh mẫu, hướng dẫn HS xem tranh để nhận biết : - HS quan sát nhận xét: + Xung quanh ta có nhiều nội dung đề tài có thể vẽ thành tranh. -GV cho HS xem thêm một số tranh, để các em phân biệt các loại tranh: phong - HS quan sát nhận xét,nhận biết các canh, tĩnh vật,sinh hoạt, chân dung... đề tài khác nhau Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ -Hỏi gợi ý và y/c HS tự nêu đề tài mình sẽ chọn : -HS tự chọn đề tài theo ý thích. -GV nhắc lại một số yêu cầu về cách - HS lắng nghe chọn hình ảnh, cách sắp xếp hình ảnh, cách vẽ màu đối với bài vẽ tranh để HS nhớ trước khi vẽ. -Y/c HS nêu lại các bước vẽ đã học? -HS nêu lại các bước vẽ- lớp nhận xét bổ sung..
<span class='text_page_counter'>(10)</span> Hoạt động 3 : Thực hành -Cho xem vài đề tài tranh năm trước -GV hướng dẫn HS thực hành -Quan sát giúp đỡ HS hờan thành bài. Hoạt động 4 : Đánh giá - nhận xét -Chọn 1 số bài, hướng dẫn HS nhận xét. -Xem tranh - HS vẽ tranh theo ý thích. *HS khá, giỏi:Sắp xếp hình vẽ cân đối, vẽ màu phù hợp. -HS nhận xét chọn bài tiêu biểu, về: Cách thể hiện đề tài, cách sắp xếp hình ảnh,màu sắc của tranh... -Chọn bài vẽ đẹp.. - GV bổ sung đánh giá *GD về vẻ đẹp của cảnh thiên nhiên quê hương. *Dặn dò -Dặn dò : Hoàn thành bài vẽ,vẽ thêm một số tranh theo ý thích. - - HS lắng nghe - HS lắng nghe.
<span class='text_page_counter'>(11)</span> Tiết:35 Tuần 35. Thứ tư ngày 15 tháng 5 năm 2013 Bài 35 :. Tổng kết năm học. Trưng bày kết quả học tập I. Mục tiêu: - GV và HS cần thấy được kết quả, dạy- học mĩ thuật trong năm học. - GV rút kinh nghiệm cho dạy- học ở những năm tiếp theo. II.Hình thức tổ chức - GV và HS chọn các bài vẽ đẹp ở các phân môn: Vẽ theo mẫu, Vẽ trang trí, Vẽ tranh đề tài.(vẽ ở lớp và vẽ ở nhà, nếu có). - Dán bài vẽ vào bảng hoặc giấy A0. - Trưng bày ở nơi thuận tiện trong trường cho nhiều người xem. - Chú ý: + Dán theo loại bài học. + Có đầu đề. Ví dụ: ( Vẽ trang trí…….) - Lớp ....., năm học………. Có thể trình bày từng phân môn……………………. - GV tổ chức cho học sinh xem và trao đổi để nâng cao nhận thức, cảm thụ về cái đẹp, giúp cho việc dạy- học mĩ thuật có hiệu qủa hơn ở những năm sau. III. Đánh giá - Tổ chức cho học sinh xem và gợi ý các em nhận xét, đánh giá. - Khen ngợi những học sinh có nhiều bài vẽ đẹp và tập thể lớp học tốt..
<span class='text_page_counter'>(12)</span>
<span class='text_page_counter'>(13)</span> Tiết:30 Tuần 30. Thứ sáu ngày 12 tháng 4 năm 2013 Bài 30: Vẽ tranh Đề tài :Vệ sinh môi trường. I/ Mục tiêu - Học sinh hiểu về đề tài vệ sinh môi trường - Biết cách vẽ và tập vẽ được tranh đơn giản về đề tài vệ sinh môi trường. *HS khá, giỏi:Sắp xếp hình vẽ cân đối, rõ nội dung đề tài, màu sắc phù hợp. II/ Chuẩn bị GV: - Một số tranh, ảnh về vệ sinh môi trường. - Tranh của học sinh về đề tài vệ sinh môi trường và tranh phong cảnh. HS : - Bút chì, màu vẽ, vở tập vẽ III/ Hoạt động dạy – học -KT sĩ số HS, dụng cụ học tập của HS. -Giơí thiệu bài, ghi đề. Hoạt động của giáo viên Họa động của học sinh Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét -G/thiệu ảnh, tranh p/cảnh và gợi ý để học sinh thấy được :. -Cho học sinh xem tranh của học sinh. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ : - Giáo viên gợi ý học sinh nêu cách vẽ tranh;. -Thực hành thao tác phác nét ở bảng. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: - Giáo viên cho học sinh xem một số tranh của họa sĩ, của hs vẽ về đề tài này. - HS quan sát. + Vẻ đẹp của môi trường xung quanh. + Sự cần thiết phải giữa gìn môi trường xanh - sạch- đẹp:Trồng cây xanh, nhặt rác bỏ vào đúng nơi quy định... - HS quan sát và lắng nghe. - HS trả lời. -Chọn nội dung định vẽ: + Vẽ hình ảnh chính trước (có thể vẽ to, ở giữa tranh) + Vẽ các hình ảnh phụ sau cho rõ nội dung tranh. + Vẽ màu tươi, trong sáng. - HS quan sát và lắng nghe. -Quan sát tranh, học tập..
<span class='text_page_counter'>(14)</span> để tạo hứng thú cho HS. -Thực hành vẽ cá nhân. -Cho thực hành -Quan sát, giúp đỡ HS. Hoạt động 4: Nhận xét,đánh giá.- Giáo viên chọn một số bài vẽ đẹp và hướng dẫn các em nhận xét về:+ Nội dung tranh: Vẽ về hoạt động nào? + Những hình ành trong tranh, bố cục, màu sắc trong tranh... - Gv y/cầu học sinh tìm ra những bài vẽ mà các em thích và giải thích vì sao. - Gv chỉ ra bài vẽ đẹp. Động viên, khen ngợi tinh thần học tập và sáng tạo của hs. * Dặn dò: hoàn thành bài vẽ,quan sát đồ vật hình vuông có trang trí (gạch bông........).
<span class='text_page_counter'>(15)</span> Tiết:31 Tuần 31. Thứ sáu ngày 19 tháng 4 năm 2013 Bài 31:. Vẽ trang trí. Trang trí hình vuông I/ Mục tiêu - HS hiểu cách trang trí hình vuông - Biết cách trang trí hình vuông đơn giản - Trang trí hình được hình vuông và vẽ màu theo ý thích. *HS khá, giỏi; Vẽ được hoạ tiết cân đối, tô màu đều, phù hợp. II/ Chuẩn bị GV: - Một số bài trang trí hình vuông- Một số họa tiết rời để sắp xếp vào hình vuông. HS : -Vở tập vẽ - Bút chì, tẩy, thước kẻ, màu vẽ. III/ Hoạt động dạy – học -KT sĩ số HS, dụng cụ học tập của HS. -Giơí thiệu bài, ghi đề. Hoạt động của giáo viên Họa động của học sinh Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét -Gợi ý để tìm các đồ vật h.vuông có tr/trí.. -Viên gạch lát nền, cái khăn, tấm…. - HS quan sát và trả lời.. -G/thiệu các bài tr/trí h.vuông và gợi ý…. +Họa tiết là hoa, lá, các con vật, + H.vuông được trang trí bằng họa tiết gì? hình vuông, tam giác, ... + Sắp xếp đối xứng. + Các họa tiết được sắp xếp như thế nào ? + Họa tiết to (chính) thường ở giữa, họa tiết nhỏ (phụ) ở 4 góc và xung +Tìm họa tiết chính, phụ... quanh. + Đơn giản, ít màu, họa tiết giống + Màu sắc trong các bài trang trí như thế nhau vẽ cùng một màu. - HS lắng nghe. nào? -Tóm ý. - HS quan sát tranh và trả lời câu Hoạt động 2: H/dẫn cách trang trí hỏi - G/t hình gợi ý và đặt câu hỏi gợi ý các bước. - HS lắng nghe. - GV tóm tắt.
<span class='text_page_counter'>(16)</span> - + Chọn họa tiết trang trí thích hợp... + Chia hình vuông thành các phần bằng nhau. + Vẽ họa tiết chính vào giữa hình vuông. + Vẽ họa tiết phụ ở bốn góc. + Họa tiết giống nhau cần vẽ bằng nhau và vẽ màu giống nhau. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành -Xem bài vẽ -Cho xem bài các bạn năm trước -Thực hành vẽ. -Cho HS thực hành vào vở . *HS khá, giỏi; Vẽ được hoạ tiết cân -Quan sát, giúp đỡ HS. đối, tô màu đều, phù hợp. Hoạt động 4: Nhận xét,đánh giá. - Giáo viên chọn 1 số bài và gợi ý nhận xét về ; mảng chính, phụ, hoạ tiết, vẽ màu...yêu cầu học sinh chọn ra các bài tốt, trung bình, chưa đạt. - Giáo viên nhận xét về giờ học, khen một số bài vẽ đẹp. * Dặn dò: - Sưu tầm một số tượng. Tiết:32.
<span class='text_page_counter'>(17)</span> Tuần 32. Thứ sáu ngày 26 tháng 4 năm 2013 Bài 32: Thường thức mĩ thuật Tìm hiểu về tượng. I/ Mục tiêu - Học sinh bước đầu tiếp xúc, tìm hiểu các thể loại tượng. - Có ý thức yêu mến,giữ gìn những tác phẩm điêu khắc *HS khá, giỏi:Chỉ ra các bức tượng mà mình yêu thích. II/ Chuẩn bị GV: - Sưu tầm một số tượng đài, tượng cổ, tượng chân dung có khuôn khổ lớn và đẹp để giới thiệu cho học sinh.- Tìm một vài tượng thật để học sinh quan sát. HS : - Vở tập vẽ 2 III/ Hoạt động dạy – học -KT sĩ số HS, dụng cụ học tập của HS. -Giơí thiệu bài, ghi đề. Hoạt động của giáo viên Họa động của học sinh Hoạt động 1: Tìm hiểu về tượng -Y/cầu q/sát 3 pho tượng trong vtvẽ 2 - HS quan sát và trả lời. đặt câu hỏi hướng dẫn HS q/sát tượng. *Tượng vua Quang Trung -Hình dáng tượng vua * Vua Quang Trung trong tư thế nhìn Quang Trung như thế nào? về phía trước, hiên ngang. (tư thế đứng, dáng vẻ...) + Mặt ngẩng, mắt nhìn thẳng. + Tay trái cầm đốc kiếm. + Tượng trên bệ cao trông rất oai phong. - Giáo viên tóm ý: *Tượng phật "Hiếp - tôn - giả" -Giáo viên gợi ý học sinh : +Hình dáng, tư thế của pho tượng. - HS lắng nghe. * Phật đứng ung dung,thư thái. + Nét mặt đăm chiêu, s/nghĩ. + Hai tay đặt lên nhau.. -Giáo viên tóm tắt: SGV (176). - HS lắng nghe.. *Tượng Võ Thị Sáu - Giáo viên gợi ý (như tượng trên):. * Chị đứng tư thế hiên ngang. + Mắt nhìn thẳng..
<span class='text_page_counter'>(18)</span> + Tay nắm chặt, biểu hiện…... - Giáo viên tóm tắt: SGV - HS lắng nghe. (177) Hoạt động 2: Nhận xét,đánh giá. -Giáo viên nhận xét khen ngợi những học sinh phát biểu ý kiến. *Giáo dục về giá trị mĩ thuật của tượng, bảo vệ giữ gìn các tác phẩm nghệ thuật... -Tổng kết tiết học. * Dặn dò: - Xem tượng ở công viên, ở chùa...Sưu tầm ảnh về các loại tượng trên. Tiết:33 Tuần 33. Thứ sáu ngày 3 tháng 5 năm 2013.
<span class='text_page_counter'>(19)</span> Bài 33:. Vẽ theo mẫu. Vẽ cái bình đựng nước (Vẽ hình) I/ Mục tiêu - Học sinh nhận biết được hình dáng, màu sắc của bình đựng nước. - Biết cách vẽ và vẽ được cái bình đựng nước theo mẫu. *HS khá, giỏi:Sắp xếp hình vẽ cân đối ,hình vẽ gần với mẫu. II/ Chuẩn bị GV: - Cái bình đựng nước (có thể tìm vài kiểu khác nhau) - Hình minh hoạ hướng dẫn cách vẽ- Một vài bài vẽ của học sinh. HS : -Vở tập vẽ- Bút chì, tẩy, màu vẽ. III/ Hoạt động dạy – học -KT sĩ số HS, dụng cụ học tập của HS. -Giơí thiệu bài, ghi đề. Hoạt động của giáo viên Họa động của học sinh Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét -G/t mẫu và gợi ý để học sinh nhận biết: - HS quan sát nhận xét: +Hình dáng chung? + Có nhiều loại bình đựng nước khác nhau. +Các phần + Bình đựng nước gồm có nắp, miệng, thân, đáy và tay cầm. +Màu sắc, trang trí? +Phong phú.................. +Chất liệu +Nhựa,... -Tóm ý - HS lắng nghe Hoạt động 2: H /dẫn cách vẽ -G/T hình gợi ý cách vẽ- hỏi để HS tìm -Quan sát và trả lời- lớp bổ sung ra cách vẽ: +Quan sát mẫu và ước lượng chiều cao ngang và chiều cao của cái bình để vẽ khung hình và vẽ trục. + Sau đó tìm vị trí các bộ phận + Vẽ hình toàn bộ bằng nét phác thẳng mờ. + Nhìn mẫu vẽ hoàn chỉnh +Vẽ màu, trang trí. - HS quan sát -GV vẽ minh họa các bước lên bảng. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: -Xem bài các bạn -Cho xem bài các bạn năm trước -Bài tập: Vẽ cái bình đựng nước. - Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập:.
<span class='text_page_counter'>(20)</span> + Sau khi hoàn thành bài vẽ, học sinh tự trang trí - Giáo viên gợi ý học sinh làm bài:. *HS khá, giỏi:Sắp xếp hình vẽ cân đối ,hình vẽ gần với mẫu.. Hoạt động 4: Nhận xét,đánh giá. - Gv chọn và h/dẫn nhận xét về bố cục,hình dáng, vẽ màu. -HS nhận xét, lớp bổ sung. -Chọn ra bài vẽ hoàn thành tốt. -GV tuyên dương, tổng kết tiết học. *GD ích lợi của cái bình đựng nước. * Dặn dò: - Quan sát ,sưu tầm tranh ảnh phong cảnh.. Tiết:34 Tuần 34. Thứ sáu ngày 10 tháng 5 năm 2013.
<span class='text_page_counter'>(21)</span> Bài 34:. Vẽ tranh. Đề tài Phong cảnh đơn giản I/ Mục tiêu - Học sinh hiểu đề tài vẽ tranh phong cảnh. - Biết cách vẽ tranh phong cảnh và tập vẽ được một bức tranh phong cảnh thiên nhiên đơn giản. *HS khá, giỏi;Sắp xếp hình vẽ cân đối, rõ nội dung, màu sắc phù hợp. *GD tình cảm yêu quí phong cảnh thiên nhiên. II/ Chuẩn bị GV: - Sưu tầm tranh phong cảnh và một vài bức tranh về đề tài khác (c/dung, s/hoạt, ...) HS : - Giấy vẽ hoặc Vở tập vẽ- Bút chì, tẩy, màu vẽ. III/ Hoạt động dạy – học -KT sĩ số HS, dụng cụ học tập của HS. -Giơí thiệu bài, ghi đề. Hoạt động của giáo viên Họa động của học sinh Hoạt động 1: Hướng dẫn chọn nội dung đề tài - Giáo viên giới thiệu tranh, ảnh và gợi ý: - HS quan sát nhận xét: + Tranh phong cảnh thường vẽ gì: + Nhà, cây, cổng làng, con đường, ao hồ ... (những hình ảnh có ngoài thiên nhiên). +GV bổ sung: Tranh phong cảnh có thể vẽ - HS lắng nghe thêm người hoặc các con vật, nhưng cảnh vật là chính. *GD tình cảm yêu mến phong cảnh thiên - HS lắng nghe nhiên... Hoạt động 2: H/dẫn cách vẽ tranh . phong cảnh -GV gợi ý học sinh nêu cách vẽ tranh: + HS trả lời. + Nhớ lại những cảnh đẹp xung quanh nơi ở, hoặc đã nhìn thấy. + Hình ảnh chính vẽ trước, vẽ to, rõ vào khoảng giữa phần giấy định vẽ. + Hình ảnh phụ vẽ sau, sao cho nổi rõ h.ảnh chính. + Vẽ màu theo ý thích. - Giáo viên yêu cầu học sinh: + Tìm ra cảnh định vẽ (đường phố, công + HS trả lời theo cảm nhận riêng..
<span class='text_page_counter'>(22)</span> viên, trường học hay cảnh làng quê, núi đồi, sông biển,.. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành -Cho xem bài các bạn năm trước. -Xem bài các bạn -Cho HS thực hành vẽ vào vở + Bài tập: Vẽ tranh phong cảnh quê -Giáo viên gợi ý, động viên, khích lệ để em và vẽ màu theo ý thích. các em mạnh dạn vẽ theo cách nhìn, cách *HS khá, giỏi;Sắp xếp hình vẽ cân nghĩ riêng: đối, rõ nội dung, màu sắc phù hợp. + Gv nhắc HS không nên vẽ hình cân đối quá. Hoạt động 4: Nhận xét,đánh giá - Gv chọn 1 số bài vẽ h/d nhận xét về: Nội dung, bố cục, hình ảnh, vẽ màu. - Học sinh tự nhận xét bài vẽ của bạn . -Lớp bổ sung. - Giáo viên bổ sung nhận xét của học sinh và chỉ ra một số bài vẻ đẹp. *GD về cảnh đẹp thiên nhiên chung quanh. * Dặn dò: -Về nhà quan sát sưu tầm tranh phong cảnh quê hương. Tiết:35 Tuần 35. Thứ sáu ngày 17 tháng 5 năm 2013.
<span class='text_page_counter'>(23)</span> Bài 35 : Trưng bày kết quả học tập --------------------I/ Mục đích - Giáo viên, học sinh thấy được kết quả giảng dạy, học tập trong năm. - Học sinh yêu thích, môn mĩ thuật. II/ Hình thức tổ chức - Chọn bài vẽ đẹp ở các loại bài. - Trưng bày ở nơi thuận tiện cho nhiều người xem. Lưu ý: Vẽ. + Dán vào giấy cờrôki (hay bảng) các bài vẽ theo loại bài học : Vẽ theo mẫu,. trang trí, Vẽ tranh đề tài….. + Trình bày đẹp, có đầu đề. * kết quả dạy – học mĩ thuật lớp 2….Năm học…… * Vẽ tranh…. * Tên bài vẽ, tên học sinh. III/ Đánh giá - Tổ chức cho học sinh xem và gợi ý để các em có nhận xét, đánh giá về các bài vẽ. - GV hướng dẫn HS xem và tổng kết. - Tuyên dương học sinh có bài vẽ đẹp. __________________________________________________________________ ____.
<span class='text_page_counter'>(24)</span> Tiết:30 Tuần 30. Thứ hai ngày 8 tháng 4 năm 2013 Bài 30: Vẽ theo mẫu.
<span class='text_page_counter'>(25)</span> cái ấm pha trà I/ Mục tiêu - Học sinh nhận biết được hình dáng và các bộ phận của cái ấm pha trà - Biết cách vẽ và vẽ được cái ấm pha trà theo mẫu. *HS khá, giỏi: Sắp xếp hình cân đối, gần với mẫu. II/Chuẩn bị GV: - Chuẩn bị một vài cái ấm pha trà khác nhau về kiểu, về cách trang trí. - Một vài bài vẽ của học sinh các năm trước. HS : - Giấy vẽ, vở tập vẽ 3, bút chì,tẩy,màu. III/Hoạt động dạy-học chủ yếu 1.Kiểm tra sĩ số, đồ dùng. 2.Giới thiệu- ghi bài. Hoạt động của giáo viên Họa động của học sinh Hoạt động 1: Quan sát,nhận xét -G/ thiệu một số mẫu thật đã chuẩn bị: - HS quan sát và trả lời. + Hình dáng cái ấm pha trà?. + Các bộ phận của ấm pha trà? + Cách trang trí và màu sắc? - G/viên gợi ý để hs nhận ra sự khác nhau của các loại ấm pha trà về h/dáng, màu sắc, cách trang trí.. Hoạt động 2: Cách vẽ -G/t hình gợi ý. + Hình cầu gần tròn +Nắp, miệng, thân, đáy... +Nhiều cách - HS lắng nghe. -HS nêu lại các bước + Phác kh/hình cái ấm , phác trục. + Phác nét tỉ lệ các bộ phận... + Vẽ nét chính. + Vẽ hình chi tiết. + Có thể trang trí như cái ấm hoặc theo ý thích,. - HS quan sát. GV vẽ minh hoạ Lưu ý HS: Ước lượng chiều cao, chiều ngang và vẽ khung hình vừa với phần giấy; Hoạt động 3: Thực hành: - Giới thiệu với hs một vài bài vẽ của -Xem bài của các năm trước học sinh các năm trước.
<span class='text_page_counter'>(26)</span> -Bày mẫu cho HS thực hành -Quan sát giúp HS.. -Vẽ vào vở tập vẽ 3 *HS khá, giỏi: Sắp xếp hình cân đối, gần với mẫu.. Hoạt động 4: Nhận xét,đánh giá. - Giáo viên chọn 1 số bài và hướng dẫn nhận xét về: + Bố cục(vừaphần giấy) + Hình cái ấm (rõ đặc điểm so với mẫu); + Trang trí (có nét riêng). - HS tìm bài vẽ mà mình thích (nêu lý do vì sao - Giáo viên động viên chung và khen ngợi các em có bài vẽ đẹp. *GD về ích lợi , sử dụng...của cái ấm pha trà. * Dặn dò: Quan sat một số con vật.. Tiết:31 Tuần 31. Thứ hai ngày 15 tháng 4 năm 2013 Bài 31:. Vẽ tranh.
<span class='text_page_counter'>(27)</span> Đề tài: các con vật I/ Mục tiêu - Nhận biết được hình dáng, đặc điểm và màu sắc của một số con vật quen thuộc. - Biết cách vẽ các con vật. Tập Vẽ được tranh con vật và vẽ màu theo ý thích. - Có ý thức chăm sóc và bảo vệ các con vật. *HS khá, giỏi:Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp. II/Chuẩn bị GV: - Sưu tầm tranh, ảnh (trong sách báo) về một số con vật. - Một số bài vẽ các con vật của học sinh các năm trước. HS : -Vở tập vẽ 3, bút chì,tẩy,màu. III/Hoạt động dạy-học chủ yếu 1.Kiểm tra sĩ số, đồ dùng. 2.Giới thiệu- ghi bài. Hoạt động của giáo viên Hoạt động 1: Quan sát,nhận xét - Giáo viên giới thiệu tranh, ảnh, học sinh quan sát để nhận xét về các con vật theo các yêu cầu sau:. Họa động của học sinh - HS quan sát và trả lời.. + Tranh vẽ con gì?. + Nêu tên các con vật. + Con vật đó có dáng thế nào? (tư thế: đứng, nằm, đang đi, đang ăn .... + Học sinh mô tả về hình dáng, đặc điểm của các bộ phận, tư thế phù hợp với hoạt động của các con vật và màu sắc của chúng.. - Yêu cầu học sinh chọn con vật định vẽ. Hoạt động 2: Cách vẽ -Gợi ý cho HS nêu lại các bước vẽ. - HS trả lời theo cảm nhận riêng.. + HS trả lời. +Vẽ hình dáng con vật (vẽ một hoặc hai con vật có các dáng khác nhau). +Vẽ cảnh vật phù hợp với nội dung cho tranh sinh động hơn (cây, nhà, sông, ...) +Vẽ màu:theo ý thích.
<span class='text_page_counter'>(28)</span> -Vẽ minh hoạ lên bảng Hoạt động 3: Thực hành: -Cho xem bài accs bạn năm trước -Nêu yêu cầu thực hành -Giáo viên quan sát và góp ý cho học sinh cách vẽ hình.. - HS quan sát. Xem bài vẽ -Thực hành vẽ vào vở *HS khá, giỏi:Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.. Hoạt động 4: Nhận xét,đánh giá. - GV giới thiệu một số bài của học sinh đã hoàn thành và tổ chức để các em nhận xét về + Bố cục, Các con vật được vẽ như thế nào? + Màu sắc của các con vật và cảnh vật ở tranh? - Học sinh tự liên hệ với tranh của mình và tìm ra các bài vẽ đẹp theo ý thích. -Nhận xét chung, tuyên dương. *GD ý thức yêu quí, chăm sóc bảo vệ các con vật * Dặn dò:. Sưu tầm tranh, ảnh về các hình dáng khác nhau của con người.. Tiết:32 Tuần 32. Thứ hai ngày 22 tháng 4 năm 2013 Bài 32 Tập nặn tạo dáng tự do.
<span class='text_page_counter'>(29)</span> Nặn hoặc vẽ, xé dán hình dáng người đơn giản I/ Mục tiêu - HS nhận biết được hình dáng của người đang hoạt động. - Biết cách nặn hoặc vẽ, xé dán hình dáng người- Nặn hoặc vẽ, xé dán được hình dáng người đang hoạt động. *HS khá, giỏi: Hình vẽ cân đối, tạo được dáng hoạt động. II/Chuẩn bị GV: - Sưu tầm tranh, ảnh về các hình dáng khác nhau của con người. - Một số bài tập nặn (hoặc tranh vẽ, xé dán) của học sinh các năm trước. HS : - Giấy vẽ, vở tập vẽ 3, bút chì,tẩy,màu. III/Hoạt động dạy-học chủ yếu 1.Kiểm tra sĩ số, đồ dùng. 2.Giới thiệu- ghi bài. Hoạt động của giáo viên Họa động của học sinh Hoạt động 1: Quan sát,nhận xét -G/t tranh, ảnh và gợi ý hs nhận xét: - HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi +Các nhân vật đang làm gì? +Động tác của từng người như thế nào? -Yêu cầu hs làm mẫu một vài dáng đi, chạy, nhảy, đá bóng…để các em thấy được các tư thế …. - +Nêu dáng hoạt động. +Đứng, chạy,... (đầu, thân, tay, chân). +Thực hành trước lớp.. Hoạt động 2:Cách nặn hoặc vẽ, xé...: a.Cách nặn: -Cho HS nêu lại cách nặn:Có thể thực hiện theo một trong hai cách. + Chỉnh sửa các bộ phận, chi tiết hoàn chỉnh,tạo dáng,khi nặn các chi tiết, có thể chọn màu sắc theo ý thích. b- Cách xé dán:. + HS trả lời. +Nặn từng bộ phận rồi gắn để tạo thành hình người. + Nặn từ khối đất thành h/dáng người theo ý muốn. -Như cách nặn từng bộ phận. + Lưu ý:Khi xé giấy, mép giấy.
<span class='text_page_counter'>(30)</span> không cần sắc gọn,…. -c- Cách vẽ:. -Như đã học: Vẽ bộ phận chính- phụhoàn thành.. -Vẽ từng bước như đã h/dẫn ở các bài vẽ trước.. Hoạt động 3: Thực hành: -Xem tranh -Cho hs xem h/dáng người đang -Vẽ hoặc xé dán vào vở tập vẽ 3 hoạt động ở tranh, hoặc bài bạn năm *HS khá, giỏi: Hình vễ cân đối, tạo trước... được dáng hoạt động. -GV q/sát và gợi ý giúp hs hoàn thành bài tập. Hoạt động 4: Nhận xét,đánh giá. -Thu một số bài vẽ, gợi ý để học sinh q/sát, nhận xét về :Bố cục, hình dáng... + Hình dáng người đang làm gì? + HS tả dáng người ở bài tập theo cách nghĩ …. - Giáo viên kết luận, nhận xét tiết học. * Dặn dò:. chuẩn bị bài sau. Tiết:33 Tuần 33. Thứ hai ngày 29 tháng 4 năm 2013 Bài 33:. Thường thức mĩ thuật.
<span class='text_page_counter'>(31)</span> Xem tranh thiếu nhi thế giới I/ Mục tiêu - HS tìm hiểu nội dung các bức tranh. - Nhận biết được vẻ đẹp của các bức tranh qua bố cục, đường nét, tập mô tả hình ảnh màu sắc trên tranh. II/Chuẩn bị GV: -Tranh ở vở tập vẽ. - Một vài bức tranh của thiếu nhi Việt Nam và thế giới có cùng đề tài. HS : - Vở tập vẽ 3, bút chì,tẩy,màu. III/Hoạt động dạy-học chủ yếu 1.Kiểm tra sĩ số, đồ dùng. 2.Giới thiệu- ghi bài. Hoạt động của giáo viên Hoạt động 1: Xem tranh:. Hoạt động của h/sinh. *Tranh Mẹ tôi của Xvét-ta Ba- la nô -HS quan sát trả lời câu hỏi va + Trong tranh có những hình ảnh gì? + Hình ảnh nào được vẽ nổi bật nhất ? +Tình cảm của mẹ đối với em bé biểu hiện như thế nào? + Tranh vẽ cảnh diễn ra ở đâu? + Màu sắc? + Tranh được vẽ bằng chất liệu gì? -GV tóm tắt chung.(SGV) b) Tranh cùng giã gạo của Xa-raugiu Thê Pxông Krao: + Tranh vẽ cảnh gì? + Các dáng của những người giã gạo có giống nhau không? + Hình ảnh chính trong tranh? +Trong tranh còn có các h.ảnh nào khác? + Trong tranh có những màu nào? -GV gọi 1 vài em nêu cảm nghĩ của. .+ Mẹ và con... + Mẹ +Ôm con vào lòng... +Trong nhà +Tươi sáng +Màu bột *Hoạt động nhóm 2- trình bày- lớp nhận xét bổ sung + Gĩa gạo + Mỗi người ở một dáng khác nhau. + Những người giã gạo + Nhà,suối... +HS nêu + HS trả lời..
<span class='text_page_counter'>(32)</span> mình về bức tranh. - Củng cố: Muốn thưởng thức được vẻ đẹp của những bức tranh cần tìm hiểu kỹ nội dung đề tài, hình ảnh, màu sắc, đồng thời tự nêu ra những câu hỏi liên quan đến nội dung tranh rồi nhận xét theo ý mình.. - HS lắng nghe. Hoạt động 2: Nhận xét,đánh giá. - Giáo viên nhận xét chung giờ học, khen ngợi những học sinh, nhóm tích cực phát biểu và tìm ra những ý hay trong tranh. * Dặn dò: - Sưu tầm các tranh của thiếu nhi và nhận xét,chuẩn bị bài sau. Tiết:34 Tuần 34. Thứ hai ngày 6 tháng 5 năm 2013 Bài 34:. Vẽ tranh.
<span class='text_page_counter'>(33)</span> Đề tài Mùa hè I/ Mục tiêu -HS hiểu được nội dung đề tài - Biết cách vẽ và tập vẽ được tranh và vẽ màu theo ý thích. *HS khá, giỏi:Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp. II/Chuẩn bị GV: - Một số tranh, ảnh về đề tài mùa hè- Tranh vẽ của học sinh các lớp trước HS : - Giấy vẽ, vở tập vẽ 3, bút chì,tẩy,màu. - Sưu tầm tranh,ảnh về mùa hè III/Hoạt động dạy-học chủ yếu 1.Kiểm tra sĩ số, đồ dùng. 2.Giới thiệu- ghi bài. Hoạt động của giáo viên Hoạt động 1:Tìm,chọn nội dung đề tài: - GV g/thiệu tranh và gợi ý hs tìm hiểu về mùa hè: + Tiết trời mùa hè như thế nào? + Cảnh vật mùa hè thường có những màu sắc nào? + Con vật nào kêu báo hiệu mùa hè đến? + Cây nào chỉ nở hoa vào mùa hè? - Gợi ý về những h/động trong ngày hè: * Giáo viên kết luận: Chủ đề về mùa hè rất phong phú. Hoạt động 2:. Họa động của học sinh. HS quan sát và nêu nhận xét: -Nóng,nắng chói chang.... +Màu vàng, sáng của nắng... + Con ve +Cây phượng vĩ + Vui chơi, du lịch,thăm ông bà... . - HS lắng nghe. Cách vẽ tranh :. -Hỏi gợi cho HS nêu lại: + Nhớ lại những hoạt động tiêu biểu về mùa hè để vẽ (có nhiều người tham gia không? Diễn ra ở đâu? Những hoạt động cụ thể nào? ...).. + HS trả lời. + Chọn một chủ đề cụ thể để vẽ. + Vẽ hình ảnh chính trước, vẽ to, rõ để nêu bật nội dung; + Vẽ hình ảnh phụ sau +Vẽ màu theo ý thích làm nổi cảnh.
<span class='text_page_counter'>(34)</span> sắc mùa hè. -Lớp nhận xét bổ sung - HS lắng nghe -Xem tranh. +GV bổ sung: -Cho xem tranh các năm trước Hoạt động 3: Thực hành: -Cho HS thực hành vẽ - Nhắc nhở học sinh: Vẽ thay đổi các hình dáng người để bài vẽ sinh động.. - Vẽ vào vở tập vẽ 3 *HS khá, giỏi:Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.. Hoạt động 4: Nhận xét,đánh giá. - Giáo viên chọn một số bài vẽ và gợi ý các em nhận xét, đánh giá về: Nội dung tranh;Các hình ảnh ,màu sắc trong tranh.Lớp bổ sung. - Khen ngợi, tuyên dương những hs có bài vẽ đẹp. *GD cho HS về mùa hè vui, khoẻ và bổ ích. * Dặn dò:- Hoàn thành bài thực hanh. Tiết:35 Tuần 35. Thứ hai ngày 13 tháng 5 năm 2013 Bài 35. I. Mục tiêu:. Trưng bày kết quả học tập.
<span class='text_page_counter'>(35)</span> - GV và HS cần thấy được kết quả, dạy- học mĩ thuật trong năm học. - GV rút kinh nghiệm cho dạy- học ở những năm tiếp theo. II.Hình thức tổ chức - GV và HS chọn các bài vẽ đẹp ở các phân môn(vẽ ở lớp và vẽ ở nhà, nếu có). - Dán bài vẽ vào bảng hoặc giấy A0. - Trưng bày ở nơi thuận tiện trong trường cho nhiều người xem. - Lưu ý: Bài có bo, nẹp , dây treo; Có tên tranh, tên học sinh, tên lớp ở dưới mỗi Có thể trình bày từng phân môn……………………. - Bày các bài tập nặn vào khay, có tên bài nặn, có tên học sinh. - GV tổ chức cho học sinh xem và trao đổi để nâng cao nhận thức, cảm thụ về cái đẹp, giúp cho việc dạy- học mĩ thuật có hiệu qủa hơn ở những năm sau. III. Đánh giá - Tổ chức cho học sinh xem và gợi ý các em nhận xét, đánh giá. - Khen ngợi những học sinh có nhiều bài vẽ đẹp và tập thể lớp học tốt. __________________________________________________________________ ____.
<span class='text_page_counter'>(36)</span> Tiết:30 Tuần 30. Thứ hai ngày 8 tháng 4 năm 2013 Bài 30: Tập nặn tạo dáng Đề tài tự chọn.
<span class='text_page_counter'>(37)</span> I/ Mục tiêu - Học sinh biết chọn đề tài phù hợp. - Học sinh biết cách nặn và nặn được 1-2 hình người hoặc con vật, tạo dáng theo ý thích. *HS khá, giỏi: Hình nặn cân đối thể hiện rõ hoạt động. II/ Chuẩn bị GV: - Một số tượng nhỏ: người, con vật bằng thạch cao, sứ ... (nếu có). HS :- Giấy vẽ, vở tập vẽ 4, chì, tẩy,màu sáp III/ Hoạt động dạy - học Kiểm tra dụng cụ học tập. Giới thiệu- ghi bài. Hoạt động của giáo viên Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét: - Giới thiệu những hình ảnh đã chuẩn bị và gợi ý học sinh nhận xét: +Các bộ phận chính của người hoặc con vật?. Họa động của học sinh. HS quan sát và trả lời. + Đầu, thân, chân, tay…….. +Các dáng: đi, đứng, ngồi, nằm, .... + Các dáng khác nhau….. -Giáo viên cho học sinh xem các hình nặn người và con vật.. - HS quan sát. Hoạt động 2:. Cách nặn:. - Cho HS thảo luận nêu các bước. - HS thảo luận. . + Nặn từng bộ phận: đầu, thân, chân, ... +Nặn thêm chi tiết phụ cho hình đúng và sinh động hơn.. -GV Kết luận- làm mẫu Hoạt động 3: Thực hành:. (Tạo dáng phù hợp với hoạt động: đi, cúi, chạy, ... ) - Có thể nặn hình bằng đất một màu hay nhiều màu. - HS quan sát và lắng nghe..
<span class='text_page_counter'>(38)</span> Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành -Quan sát giúp đỡ HS.. -Thực hành nặn cá nhân*HS khá, giỏi: Hình nặn cân đối thể hiện rõ hoạt động.. Hoạt động 4: Nhận xét,đánh giá. - Giáo viên 1 số bài gợi ý nhận xét về: +Hình (rõ đặc điểm). + Sắp xếp (rõ nội dung). + Dáng (sinh động, phù hợp với các hoạt động) - GV bổ sung, đ/viên HS và có thể thu 1 số bài đẹp có thể làm đồ dùng dạy học. -GV nhận xét chung- tuyên dương. * Dặn dò:. - Về nhà thực hành nặn theo nhóm về từng chủ đề.. Tiết:31 Tuần 31 Bài 31:. Thứ hai ngày 15 tháng 4 năm 2013 Vẽ theo mẫu.
<span class='text_page_counter'>(39)</span> Mẫu có dạng hình trụ và hình cầu I/ Mục tiêu - Học sinh hiểu cấu tạo, hình dáng và đặc điểm của mẫu có dạng hình trụ và hình cầu. - Học sinh biết cách vẽ và vẽ được hình gần giống mẫu. *HS khá, giỏi:Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu. II/ Chuẩn bị GV: - Mẫu vẽ- Bài tập vẽ của học sinh các lớp trước. HS : - Vở tập vẽ 4, bút chì, tẩy, màu sáp . III/ Hoạt động dạy - học Kiểm tra dụng cụ học tập. Giới thiệu- ghi bài. Hoạt động của giáo viên Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét: - GV bày mẫu và gợi ý học sinh nhận xét: - + Tên và hình dáng của vật mẫu? + Vị trí của từng mẫu? + So sánh tỉ lệ của 2 mẫu? + Độ đậm nhạt của mẫu? - Giáo viên bổ sung và nhận xét chung. Hoạt động 2: Cách vẽ -G/t hình gợi ý và cho HS nêu các bước. Họa động của học sinh. - HS quan sát và trả lời. + Hình trụ và hình cầu. + Hình trụ đứng trước hình cầu.... + Hình cầu to hơn hình trụ. ................................... - HS lắng nghe.. + HS trả lời. + Ước lượng chiều cao, chiều ngang để vẽ phác khung hình chung cho cân đối với khổ giấy. + Vẽ phác khung hình riêng của từng vật mẫu. + Nhìn mẫu, vẽ các nét chính. + Vẽ nét chi tiết..
<span class='text_page_counter'>(40)</span> + Vẽ đậm nhạt hoặc vẽ màu. - HS quan sát. -GV Vẽ phác nét lên bảng Hoạt động 3: Thực hành: -G/t bài vẽ các bạn năm trước -Giới thiệu mẫu vẽ -Giáo viên gợi ý học sinh về cách ước lượng tỉ lệ chung, tỉ lệ từng vật mẫu, cách vẽ hình.. -Xem bài vẽ -Thực hành vẽ cá nhân. *HS khá, giỏi:Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu.. Hoạt động 4: Nhận xét,đánh giá. - Giáo viên gợi ý học sinh nhận xét một số bài đã hoàn thành về: Bố cục,hình vẽ, vẽ đậm nhạt .... Học sinh nhận xét và xếp loại theo ý mình. -GV nhận xét chung, tuyên dương. * Dặn dò: - Sưu tầm tranh,ảnh một số loại chậu cảnh đẹp; ảnh chậu cảnh và cây cảnh. Tiết:32 Tuần 32. Thứ hai ngày 22 tháng 4 năm 2013 Bài 32: Vẽ trang trí.
<span class='text_page_counter'>(41)</span> Tạo dáng và trang trí chậu cảnh I/ Mục tiêu - H/sinh hiểu được hình dáng và cách trang trí của chậu cảnh. - Học sinh biết cách tạo dáng,trang trí và thực hành trang trí được chậu cảnh. *HS khá, giỏi:Tạo được dáng chậu, chọn và sắp xếp hoạ tiết cân đối phù hợp... II/ Chuẩn bị GV: - Tranh,ảnh một số loại chậu cảnh đẹp; ảnh chậu cảnh và cây cảnh. - Bài vẽ của học sinh các lớp trước. HS : - Vở tập vẽ 4, bút chì, tẩy, màu sáp . III/ Hoạt động dạy - học Kiểm tra dụng cụ học tập. Giới thiệu- ghi bài. Hoạt động của giáo viên Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét:. Họat động của học sinh. - Giới thiệu các hình ảnh đã chuẩn - HS quan sát và trả lời. bị: + Hình dáng của chậu cảnh? + Hoạ tiết trang trí? + Màu sắc? -GV y/c HS tìm ra chậu cảnh đẹp và nêu lí do: Vì sao? -Tóm ý: Hoạt động 2: Cách tạo dáng và tr/trí: -Cho quan sát hình gợi ý và SGK nêu các bước thực hiện + Phác kh.hình của chậu +Vẽ trục đối xứng +Tìm tỉ lệ các bộ phận của chậu +Phác nét thẳng đề tìm h.dáng chung. +Có nhiều loại chậu cảnh khác nhau +Hoa,lá, các hình... +.............................................. -Nêu nhận xét của mình............. - HS lắng nghe. - HS quan sát và trả lời..
<span class='text_page_counter'>(42)</span> +Vẽ nét chi tiết tạo dáng chậu. +Vẽ h.mảng trang trí, vẽ họa tiết vào... +Vẽ màu -Kết luận, vẽ phác họa trên bảng. Hoạt động 3: Thực hành: -Cho xem bài các năm trước -Giáo viên hướng dẫn học sinh: -Gợi ý và giúp học sinh làm bài:. - HS lắng nghe. -Xem bài vẽ -HS làm bài. *HS khá, giỏi:Tạo được dáng chậu, chọn và sắp xếp hoạ tiết phù hợp.... Hoạt động 4: Nhận xét,đánh giá. - GV chọn 4-5 bài HS và gợi ý n/xét một số bài về:+ Hình dáng chậu (đẹp, mới lạ)+ Trang trí (độc đáo về bố cục,hài hòa về màu sắc) - Học sinh chọn bài vẽ hoàn thành tốt theo ý thích. - GV bổ sung, chọn các bài đẹp làm tư liệu và khen ngợi những cá nhân HS, nhóm HS hoàn thành bài và có bài đẹp. *GD biết vận dụng vào đời sống thực tiễn. * Dặn dò: - chuẩn bị bài sau. Tiết:33 Tuần 33. Thứ hai ngày 29 tháng 4 năm 2013 Bài 33:. Vẽ tranh.
<span class='text_page_counter'>(43)</span> Đề tài vui chơi trong mùa hè I/ Mục tiêu - Học sinh hiểu nội dung đề tài về mùa hè. - Học sinh biết cách vẽ và tập vẽ được tranh một hoạt động vui chơi trong mùa hè. *HS khá, giỏi:Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp. II/ Chuẩn bị GV:- Sưu tầm tranh, ảnh về hoạt động vui chơi của thiếu nhi trong mùa hè. - Bài vẽ của học sinh các lớp trước. HS : -Vở tập vẽ 4, bút chì, tẩy, màu sáp . III/ Hoạt động dạy - học Kiểm tra dụng cụ học tập. Giới thiệu- ghi bài. Hoạt động của giáo viên Họa động của học sinh Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài -Cho HS quan sát tranh đã chuẩn bị và - HS quan sát và nêu nhận xét: đặt câu hỏi gợi ý: +Những hoạt động đang diễn ra trong tranh? + Thăm ông bà,thả diều, ... +Hoạt động đó đang diễn ra ở đâu? +Bãi biển, quê nhà... +Những hoạt động vui chơi nào thường diễn ra vào mùa hè? +Tắm biển, thả diều... - GV nhận xét và tóm tắt chung. - HS lắng nghe Hoạt động 2: Cách vẽ tranh: -Y/C quan sát SGK nêu cách vẽ: -Gv chia nhóm,y/c các nhóm thảo luận và trình bày. -HS làm việc theo nhóm. Đại diện nhóm trình bày +Vẽ các hình ảnh chính làm rõ nội dung +Vẽ các hình ảnh phụ cho tranh sinh động hơn + Màu tươi sáng cho đúng với cảnh sắc mùa hè.
<span class='text_page_counter'>(44)</span> +GV bổ sung:. -Lớp nhận xét. -GV vẽ minh họa các bước lên bảng. Hoạt động 3: Thực hành: -G/t vài bài vẽ năm trước. - HS quan sát. -Nêu y/c bài tập. -Quan sát, giúp đỡ HS.. -Xem tranh các bạn -Thực hành vẽ tranh cá nhân *HS khá, giỏi:Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.. Hoạt động 4: Nhận xét,đánh giá. - GV chọn một số bài vẽ và gợi ý các em nhận xét, xếp loại theo tiêu chí sau: + Đề tài (rõ nội dung) + Bố cục (có hình ảnh chính, hình ảnh phụ) + H.ảnh (phong phú, sinh động) + Màu sắc (tươi sáng, đúng với cảnh sắc mùa hè) - Giáo viên bổ sung nhận xét của học sinh. -Nhận xét tiết học. * Dặn dò:. - Về nhà luyện vẽ.Sưu tầm tranh vẽ các đề tài khác nhau. Tiết:34 Tuần 34. Thứ hai ngày 6 tháng 5 năm 2013 Bài 34:. Vẽ tranh.
<span class='text_page_counter'>(45)</span> Đề tài tự do I/ Mục tiêu - Học sinh hiểu cách tìm và chọn đề tài tự do - Học sinh biết cách vẽ và tập vẽ được tranh đề tài tự do theo ý thích. *HS khá, giỏi:Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp. II/ Chuẩn bị GV: - Sưu tầm hình ảnh về các đề tài khác nhau để so sánh. - Bài vẽ của học sinh các lớp trước HS : - Tranh, ảnh về đề tài lễ hội- Giấy vẽ, vở tập vẽ 4, bút chì, tẩy,màu sáp . III/ Hoạt động dạy - học Kiểm tra dụng cụ học tập. Giới thiệu- ghi bài. Hoạt động của giáo viên Họa động của học sinh Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài - HS quan sát và nêu nhận xét: - Giới thiệu hình ảnh, gợi ý học sinh nhận xét để các em nhận ra: + HS trả lời. + Tranh vẽ về đề tài gì? + Em thích vẽ về đề tài nào? - Giáo viên yêu cầu một vài học sinh chọn nội dung và nêu lên các hình ảnh chính, phụ sẽ vẽ ở tranh.. + HS trả lời theo cảm nhận riêng. -Nêu nội dung, hình ảnh đề tài mình chọn.. Hoạt động 2: Cách vẽ tranh: + HS trả lời. -Cho HS nêu lại các bước vẽ tranh theo đề + Tìm chọn nội dung đề tài định tài đã chọn vẽ. - Có thể vẽ một hoặc nhiều hoạt động của + Vẽ phác các hình ảnh chính phụ đề tài. + Vẽ hoàn chỉnh + Vẽ màu sao cho nổi bật trọng tâm bài vẽ. -HS quan sát để học tập - GV cho HS xem một vài tranh về các đề tài của họa sĩ, HS các lớp trước để các em h/tập cách vẽ. Hoạt động 3: Thực hành:. + Bài tập: Vẽ một bức tranh theo.
<span class='text_page_counter'>(46)</span> - Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành: -Quan sát, giúp đỡ HS.. ý thích. *HS khá, giỏi:Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.. Hoạt động 2: Nhận xét,đánh giá. - GV chọn 1 số bài gợi ý học sinh nhận xét về: Nội dung,bố cục, hình ảnh, vẽ màu. +HS nhận xét cá nhân- lớp bổ sung - Giáo viên khen ngợi, động viên những học sinh học tập tốt. *GD về vẻ đẹp của cảnh thiên nhiên quê hương mà HS chọn vẽ. * Dặn dò: Hoàn thành bài vẽ,chuẩn bị bài sau. Tiết:35 Tuần 35. Thứ hai ngày 13 tháng 5 năm 2013 Bài 35 : Tổng kết năm học.
<span class='text_page_counter'>(47)</span> Trưng bày các bài vẽ, bài nặn đẹp I. Mục tiêu: - GV rút kinh nghiệm cho dạy- học ở những năm tiếp theo. - HS thấy rõ những gì đã đạt được và có ý thức phấn đấu trong các năm học tiếp theo II.Hình thức tổ chức - GV và HS chọn các bài vẽ đẹp ở các phân môn(vẽ ở lớp và vẽ ở nhà, nếu có). - Dán bài vẽ vào bảng hoặc giấy A0. - Trưng bày ở nơi thuận tiện trong trường cho nhiều người xem. Có thể trình bày từng phân môn……………………. - Bày các bài tập nặn vào khay, có tên bài nặn, có tên học sinh. - GV tổ chức cho học sinh xem và trao đổi để nâng cao nhận thức, cảm thụ về cái đẹp, giúp cho việc dạy- học mĩ thuật có hiệu qủa hơn ở những năm sau. III. Đánh giá - Tổ chức cho học sinh xem và gợi ý các em nhận xét, đánh giá. - Khen ngợi những học sinh có nhiều bài vẽ đẹp và tập thể lớp học tốt..
<span class='text_page_counter'>(48)</span> Tuần 30 Tiết:30. Thứ tư ngày 10 tháng 4 năm 2013 Bài 30: Vẽ trang trí.
<span class='text_page_counter'>(49)</span> TRANG TRÍ ĐẦU BÁO TƯỜNG I-MỤC TIÊU: - HS hiểu ý nghĩa của báo tường - HS biết cách trang trí và tập trang trí được đầu báo của lớp đơn giản *HS khá, giỏi: Trang trí được đầu báo đơn giản, phù hợp với nội dung. II-THIẾT BỊ DẠY-HỌC: GV: - SGK,SGV. Sưu tầm 1 số đầu báo (báo Hoa học trò,Nhi đồng,...) - Bài vẽ của HS lớp trước.Hình ngợi ý cách vẽ. HS: - Vở thực hành,bút chì,tẩy, màu vẽ,... III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC: -KT sĩ số HS, dụng cụ học tập. -Giới thiệu –ghi bài. Hoạt động của giáo viên Họa động của học sinh HĐ1: Hướng dẫn quan sát,nhận xét: -Cho HS xem 1số tờ báo và giới - HS quan sát và trả lời. thiệu: + Các phần của tờ báo? +Đầu báo, thân báo + Báo tường thường ra vào dịp nào ,... +Lễ, tết... -G/t 1 số đầu báo tường ,đặt câu hỏi - HS quan sát và trả lời. + Đầu báo tường thường có yếu tố nào? - GV tóm tắt: HĐ2:Trang trí đầu báo tường: - GV y/c HS nêu cách trang trí đầu báo:. - GV vẽ phác nét minh hoạ bảng và hướng dẫn. HĐ3:Hướng dẫn HS thực hành: - Cho xem 1 số bài của HS năm trước - GV nêu y/c vẽ bài. - GV bao quát lớp,nhắc nhở HS sắp. + Gồm có: -Tên tờ báo, -chủ đề tờ báo -tên đơn vị, -hình minh hoạ,... - HS lắng nghe. - HS quan sát và trả lời. + Sắp xếp các mảng hình. + Phác kiểu chữ , hình minh hoạ. + Kẻ chữ và vẽ hình. + Vẽ màu. - HS quan sát. -Xem bài của năm trước để học tập -Trang trí 1 đầu báo tường của lớp *HS khá, giỏi: Trang trí được đầu báo.
<span class='text_page_counter'>(50)</span> xếp bố cục cho cân đối, tên tờ báo chữ to, rõ, nổi bật . HĐ4: Nhận xét, đánh giá: - GV chọn 4 đến 5 bài để n.xét. - GV gọi 2 đến 3 HS nhận xét.. đơn giản, phù hợp với nội dung. - HS đưa bài lên để nhận xét. - HS nhận xét về đặc điểm, hình dáng, màu sắc,...và chọn ra bài vẽ đẹp nhất. - HS quan sát và lắng nghe.. - GV nhận xét, đánh giá bổ sung. *GD cho HS vai trò của việc làm báo tường HS lắng nghe dặn dò: * Dặn dò: - sưu tầm tranh về đề tài Ước mơ của em và 1 số đề tài khác. Tiết:31 Tuần 31. Thứ tư ngày 17 tháng 4 năm 2013 Bài 31:. Vẽ tranh.
<span class='text_page_counter'>(51)</span> ĐỀ TÀI ƯỚC MƠ CỦA EM I- MỤC TIÊU - HS hiểu về nội dung đề tài.Biết cách chọn hoạt động. - HS vẽ được tranh về ước mơ của bản thân. *HS khá, giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp. II- THIẾT BỊ DẠY-HỌC: GV: - sưu tầm tranh về đề tài Ước mơ của em và 1 số đề tài khác. - Hình gợi ý cách vẽ: HS: vở thực hành, bút chì, tẩy, màu,... III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC -KT sĩ số HS, dụng cụ học tập. -Giới thiệu –ghi bài. Hoạt động của giáo viên Họat động của học sinh HĐ1: Tìm và chọn nội dung đề tài - GV treo 1 số bức tranh có nội dung - HS quan sát và trả lời. khác nhau và gợi ý. +Bức tranh nào có nội dung về ước + Học giỏi,trở thành kỹ sư,bác sĩ,... mơ ? - GV tóm tắt: - Có rất nhiều những ước - HS lắng nghe. mơ:Trở thành nhà giáo, hoạ sĩ,...ước mơ giúp chúng ta hướng về tương lai với những điều tốt đẹp............. - GV y/c HS nêu ước mơ của mình. - HS trả lời theo cảm nhận riêng. -Tóm ý HĐ2:Hướng dẫn HS cách vẽ tranh - GV y/c HS nêu các bước tiến hành vẽ + HS trả lời. tranh. B1: Tìm và chọn nội dung đề tài. B2: Vẽ hình ảnh chính, hình ảnh phụ B3: Vẽ chi tiết. B4: Vẽ màu. - HS quan sát và lắng nghe. -Tóm ý, vẽ phác nét ở bảng. HĐ3: Hướng dẫn HS thực hành. -Xem tranh, - Cho xem tranh các bạn năm trước - HS vẽ bài. - GV nêu y/c vẽ bài. - Tìm và chọn nội dung theo cảm nhận - GV bao quát lớp,nhắc nhở HS chọn riêng.Vẽ màu theo ý thích,.... hình ảnh đặc trưng nhất để vẽ,...vẽ màu *HS khá, giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, theo ý thích. biết chọn màu, vẽ màu phù hợp..
<span class='text_page_counter'>(52)</span> - GV giúp đỡ 1 số HS yếu, động viên HS khá giỏi,... * Lưu ý: Không được dùng thước,... HĐ4:Nhận xét, đánh giá: - GV chọn 4 đến5 bài để n.xét về bố cục, hình ảnh, vẽ màu.... - GV nhận sét bổ sung,tuyên dương. *GD cho các em về ước mơ tươi sáng ngày mai. * Dặn dò: Hoàn thành bài vẽ. - HS đưa bài lên để nhận xét. - HS nhận xét về đặc điểm, hình dáng, màu sắc,...và chọn ra bài vẽ đẹp nhất. - HS quan sát và lắng nghe.. - HS lắng nghe dặn dò..
<span class='text_page_counter'>(53)</span> Tiết:32 Tuần 32. Thứ tư ngày 24 tháng 4 năm 2013 Bài 32: Vẽ theo mẫu VẼ TĨNH VẬT (vẽ màu). I- MỤC TIÊU: - HS biết cách quan sát so sánh và nhận ra đặc điểm của mẫu. - HS tập vẽ được hình quả và lọ hoa và vẽ màu theo mẫu *HS khá, giỏi:Sắp xếp hình vẽ cân đối, màu sắc phù hợp. II- THIẾT BỊ DẠY-HỌC: GV: - Mẫu vẽ: lọ, hoa, quả,... - 1 số tranh tĩnh vật của hoạ sĩ.1 số bài vẽ lọ ,hoa,quả, của HS lớp trước. HS: - Giấy vẽ hoặc vở thực hành. Bút chì,tẩy,màu hoặc giấy màu, hồ dán,... III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: -KT sĩ số HS, dụng cụ học tập. -Giới thiệu –ghi bài. Hoạt động của giáo viên Họat động của học sinh HĐ1: Hướng dẫn quan sát,nhận xét: -GV cho HS xem 1 số tranh tĩnh vật và đặt câu hỏi: - HS quan sát và trả lời. + Tranh vẽ những đồ vật nào ? + Tranh vẽ lọ, hoa ,quả, ấm,bát,... + Thế nào là tranh tĩnh vật ? + Tranh vẽ các vật ở trạng thái tĩnh - GV tóm tắt: - HS lắng nghe. - GV bày mẫu vẽ và đặt câu hỏi: + Vị trí của các vật mẫu ? + Hình dáng, màu sắc của lọ, hoa, quả ? -GV kết luận. HĐ2: Hướng dẫn HS cách vẽ: - GV nêu y/c nêu các bước tiến hành vẽ theo mẫu?. - GV vẽ minh họa lên bảng. HĐ3: Hướng dẫn HS thực hành.. - HS quan sát và nhận xét: + vị trí các vật mẫu................. + Hình dáng, màu sức của từng vật,... -HS lắng nghe. + HS trả lời. B1: Ước lượng chiều cao,chiều ngang của mẫu. B2: Phác KH của lọ, hoa,quả,... B3:Tìm tỉ lệ các bộ phận,vẽ hình. B4: Vẽ màu. - HS quan sát. -Quan sát bài vẽ.
<span class='text_page_counter'>(54)</span> -G/t bài vẽ của các năm trước - G/t mẫu vẽ,nêu y/c vẽ bài: - GV bao quát lớp, nhắc nhở HS * Lưu ý: Không được dùng thước để kẻ - GV giúp đỡ 1 số HS yếu, động viên HS khá, giỏi,... HĐ4: Nhận xét, đánh giá: - GV chọn 4 đến 5 bài để n.xét về bố cục, hình dáng, vẽ màu - GV nhận xét bổ, đánh giá bổ sung. * Dặn dò: - -Quan sát các vật ở nhà hoặc các tranh tĩnh vật.. -Thực hành vẽ -HS nhìn mẫu để vẽ,...vẽ màu theo ý thích. *HS khá, giỏi:Sắp xếp hình vẽ cân đối, màu sắc phù hợp. - HS đưa bài lên để nhận xét. - HS nhận xét về đặc điểm, hình dáng, màu sắc,...và chọn ra bài vẽ đẹp nhất. - HS quan sát và lắng nghe. - HS lắng nghe dặn dò..
<span class='text_page_counter'>(55)</span> Tiết:33 Tuần 33. Thứ tư ngày 2 tháng 5 năm 2013 Bài 33: Vẽ trang trí TRANG TRÍ CỔNG TRẠI HOẶC LỀU TRẠI THIẾU NHI. I- MỤC TIÊU: - HS hiểu vai trò và ý nghĩa của trại thiếu nhi. - HS biết cách trang trí và tập trang trí được cổng hoặc lều trại theo ý thích. *HS khá, giỏi: Trang trí phù hợp với nội dung hoạt động. II- THIẾT BỊ DẠY-HỌC: GV: - Ảnh chụp cổng trại và lều trại,... - Bài vẽ cúa HS ở lớp trước. Hình gợi ý cách vẽ HS: -Vở thực hành, bút chì, tẩy, thước, màu,... III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC: -KT sĩ số HS, dụng cụ học tập. -Giới thiệu –ghi bài. Hoạt động của giáo viên Họa động của học sinh HĐ1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét: - HS quan sát và nêu nhận xét: - GV giới thiệu 1 số hình ảnh về trại và + Vào dịp lễ, Tết, ngày 26-3,... đặt câu hỏi: + Gồm: Cổng trại và lều trại. + Hội trại thường tổ chức vào dịp nào? + Vật liệu:Tre,nứa, lá, vải ,giấy ... + Trại gồm có những phần nào? - HS lắng nghe. + Những vật liệu cần thiết để dựng trại? *Biết được cách trang trí. - GV tóm tắt và bổ sung. HĐ2: Hướng dẫn HS cách trang trí: 1- Trang trí cổng trại: + Nêu các bước tiến hành trang trí cổng + HS dựa vào SGK trả lời. trại? + Vẽ hình cổng, hàng rào,... + Vẽ hình trang trí. + Vẽ màu. - GV vẽ minh hoạ bảng và hướng dẫn. 2- Trang trí lều trại: + Nêu cách trang trí lều trại?. - HS quan sát và lắng nghe. -Thảo luận N2 ,trình bày -Lớp bổ sung + Vẽ hình lều trại . + Trang trí ,lều trại theo ý thích..
<span class='text_page_counter'>(56)</span> - GV vẽ minh hoạ bảng và hướng dẫn.. HĐ3: Hướng dẫn HS thực hành. -Cho xem bài năm trước - GV nêu y/c bài tập. - GV bao quát lớp,nhắc nhở HS tìm hình dáng chung cho cổng trại hoặc lều trại,... - GV giúp dỡ HS yếu, động viên HS .... - HS quan sát và lăng nghe.. -Xem bài vẽ - HS vẽ bài: Vẽ cổng trại hoặc lều trại theo cảm nhận riêng, trang trí theo ý thích,... *HS khá, giỏi: Trang trí phù hợp với nội dung hoạt động.. HĐ4: Nhận xét, đánh giá: -Chọn 4 đến 5 bài(K,G, Đ,CĐ) để n.xét: Bố cục,hình ảnh, vẽ màu - GV y/c 2 đến3 HS nhận xét. - GV nhận xét, đáng giá bổ sung,... * Dặn dò: - Sưu tầm tranh vẽ các đề tài khác nhau. - HS nhận xét. -Lớp bổ sung nhận xét - HS lắng nghe. - HS lắng nghe dặn dò..
<span class='text_page_counter'>(57)</span> Tiết:34 Tuần 34. Thứ tư ngày 8 tháng 5 năm 2013 Bài 34: Vẽ tranh ĐỀ TÀI TỰ CHỌN. I-MỤC TIÊU: - HS hiểu nội dung đề tài, biết cách tìm,chọn nội dung đề tài. - HS biết cách vẽ và tập vẽ được tranh theo đề tài tự chọn. *HS khá, giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp, rõ đề tài. II- THIẾT BỊ DẠY-HỌC: GV: - Sưu tầm tranh của hoạ sĩ về các đề tài khác nhau. - Bài vẽ của HS lớp trước. HS: - Giấy vẽ hoặc vỡ thực hành. Bút chì,tẩy,màu,... III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC: -KT sĩ số HS, dụng cụ học tập. -Giới thiệu –ghi bài. Hoạt động của giáo viên Họa động của học sinh HĐ1:Tìm và chọn nội dung đề tài. - GV giới thiệu 1 số bức tranh và gợi ý. - HS quan sát và nêu nhận xét: + Nội dung đề tài gì? + Phong cảnh quê hương, trường em, thiếu nhi vui chơi,... + Hình ảnh chính,hình ảnh phụ ? + HS trả lời. + Màu sắc ? + Màu sắc phù hợp với quang cảnh và phong cảnh,... - GV tóm tắt. - HS lắng nghe. - GV y/c HS nêu 1 số nội dung mà - HS trả lời theo ý của mình:phong em thích. cảnh,sinh hoạt... HĐ2: Hướng dẫn HS cách vẽ. - GV y/c HS nêu các bước tiến hành - HS thảo luận N2 ,trả lời vẽ tranh. B1: Tìm và chọn nội dung đề tài B2: Vẽ hình ảnh chính, hình ảnh phụ. B3: Vẽ chi tiết. B4: Vẽ màu -Lớp bổ sung -GV vẽ minh họa các bước lên bảng. - HS quan sát - Cho xem tranh của các năm trước. -HS xem tranh.
<span class='text_page_counter'>(58)</span> HĐ3: Hướng dẫn HS thực hành - GV nêu y/c vẽ bài. - GV bao quát lớp,nhắc nhớ HS tìm và chọn nội dung đề tài em thích để vẽ.Vẽ hình ảnh nổi bật được nội dung,...Vẽ màu theo ý thích. HĐ4: Nhận xét, đánh giá. - GV chọn 4 đến 5 bài h/d nhận xét về: nội dung, bố cục, hình ảnh, vẽ màu - Y/C HS nhận xét. * - HS vẽ - Vẽ hình ảnh theo cảm nhận riêng, vẽ màu theo ý thích,... *HS khá, giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp, rõ đề tài.. - HS nhận xét. - Lớp bổ sung -GV đánh giá, tuyên dương các bài vẽ - HS lắng nghe. đẹp *GD về phong cảnh đẹp quê hương qua các bài vẽ HS chọn. * Dặn dò: -Hoàn thành các bài thực hành - HS lắng nghe dặn dò..
<span class='text_page_counter'>(59)</span> Tiết:35 Tuần 35. Thứ tư ngày 8 tháng 5 năm 2013 Bài 35: Tổng kết năm học TRƯNG BÀY CÁC BÀI VẼ ,BÀI NẶN ĐẸP. I-MỤC TIÊU: - Đây là năm học cuối của bậc Tiểu học,GV và HS cần thấy được kết quả dạy-học Mĩ thuật trong năm học,... - GV rút kinh nghiệm cho dạy- học ở những năm tiếp theo. - HS thấy rõ những gì đã đạt được và có ý thức phấn đấu trong năm học tiếp theo ở bậc THCS II-HÌNH THỨC TỔ CHỨC: - GV và HS chọn các bài vẽ đẹp ở các phân môn. - Dán bài vẽ vào giấy rô ki . - Trình bày đẹp: có bo, có nẹp, có tên tranh, tên HS , tên lớp ở dưới mỗi bài. + Trình bày theo từng phân môn:Vẽ trang trí; Vẽ theo mẫu, Vẽ tranh,... - GV tổ chức cho HS xem và trao đổi để nâng cao thêm nhận thức,cảm thụ về cái đẹp,...giúp cho việc dạy - học Mĩ thuật có hiệu quả hơn ở những năm sau. III- ĐÁNH GIÁ: - Tổ chức cho HS xem và gợi ý các em nhận xét, đánh giá. - Biểu dương những HS có nhiều bài vẽ đẹp và những tập thể lớp học tốt./..
<span class='text_page_counter'>(60)</span>