Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Kiem tra hoc ky I su 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.85 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Trường THCS cao kỳ</b>


<b>Đề thi học kỳ I </b>
<b>Môn: Lịch sử, lớp 9</b>
<i>( Thời gian làp bài 45 phút)</i>
<b>Câu1: (2,5đ)</b>


Hãy nêu những nét nổi bật của châu á từ sau 1945?
<b>Câu2: (2,5đ)</b>


Nêu những nét chính về sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước châu Phi?
Theo em hiện nay nhân dân châu Phi đang gặp những khó khăn gì trong cơng
cuộc phát triển kinh tế - xã hội đất nước?


<b>Câu 3: (3,5đ)</b>


Hãy nêu nội dung cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897- 1914) của thực
dân Pháp và phân tích sự chuyển biến cơ cấu xã hội Việt Nam do cuộc khai thác
này tác động?


<b>Câu 4: (1,5đ)</b>


Nêu điểm mới của xu hướng cứu nước đầu thế kỉ XX?


<b>Đáp án – Biểu điểm </b>
<b>Câu 1:</b>


- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cao trào đấu tranh giải phóng dân tộc bùng nổ
mạnh mẽ. Đến cuối những năm 50 phần lớn các nước châu á đã giành được độc
lập (0,5đ)



- Gần suốt nửa sau thế kỉ XX: Tình hình châu á không được ổn định bởi đã diễn
ra nhiều cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc, nhất là ở khu vực
Đông Nam á và Tây á (0,5đ)


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

khủng bố dã man (như giữa ấn độ và Pa-ki-xtan, hoặc Xli-lan-ca, Philippin,
Inđonễia..) (0,5đ)


- Nhiều nước châu á đã đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế như :
Nhật Bản, Trung Quốc, Xin- ga- po, Ma- lai- xi- a, Thái Lan. (0,5đ)


- Sau khi giành được độc lập ấn Độ đạt được nhiều thành tựu trong phát triển
kinh tế- xã hội. (0,5đ)


<b>Câu 2:</b>


- Sau khi giành được độc lập các nước châu Phi bắt tay vào xây dựng đất nước,
phát triển kinh tế - xã hội và đã thu được hiều thành tựu bước đầu (0,25đ)


- Song những thành tựu ấy chưa đủ sức làm thay đổi một cách căn bản bộ mặt
châu Phi (0,25đ)


- Nhiều nước châu Phi vẫn đang ở trong tình trạng đói nghèo, lạc hậu.(0,25đ)
- Từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX, tình hình châu Phi ngày càng khó khăn
và khơng ổn định đó là: các cuộc xung đột, nội chiến, tình trạng đói nghèo, nợ
nần, dịch bệnh…(0,5đ)


=> Tất cả những điều đó đã và đang là thách thức lớn đối với nhân dân châu
Phi.


- Trong những năm gần đây, cùng với sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế các


nước châu Phi đã tích cực tìm kiếm giải pháp, đề ra cải cách nhằm giải quyết
các xung đột, khắc phục những khó khăn về kinh tế, thành lập các tổ chức liên
minh khu vực. (0,5đ)


* Hiện nay nhân dân châu Phi đang gặp những khó khăn là:


- Ln trong tình thế bất ổn: xung đột nội chiến, đói nghèo, nợ nần chồng chất
và bệnh tật (từ năm 1987-> 1997 có tới 14 cuộc xung đột và nội chiến ở
Run-an-đa có tới 800 nghìn người chết và 1,2 triệu người phải lang thang) (0,25đ)
- Hiện nay châu Phi có 57 quốc gia nhưng 32 nước xếp vào nhóm những nước
nghèo nhất thế giới, 1/4 dân số đói ăn kinh niên.(0,25đ)


- Tỉ lệ tăng dân số cao nhất thế giới (Run-an-đa 5,2%/ 1 năm)


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- Đầu thập kỉ 90, châu Phi nợ 300 tỉ USD
<b>Câu 3 : </b>


Nội dung cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897- 1914) của thực dân Pháp
<b>a. Về chính trị</b>


- Bộ máy cai trị được tổ chức chặt chẽ, từ Trung Ương đến địa phương. Nhận
được sự chi phối của Pháp kết hợp giữa nhà nước thực dân và quan lại phong
kiến. Thuận lợi cho mục đích quản lí và bóc lột về kinh tế của Pháp. Pháp thành
lập liên bang Đông Dương, gồm Việt Nam, Campuchia và Lào đứng đầu là viên
toàn quyền người Pháp (0,25đ)


Việt Nam bị chia làm 3 xứ với chế độ cai trị khác nhau: Bắc kì là xứ nửa bảo
hộ, Trung kì theo chế độ bảo hộ, Nam kì theo chế độ thuộc địa. Mỗi xứ gồm
nhiều tỉnh, đứng đầu xứ và tỉnh là các viên quan người Pháp. Dưới tỉnh là Phủ,
Huyện, Châu. đơn vị hành chính cơ sở Việt nam vẫn là làng xã do các chức dịch


địa phương cai quản (0,25đ)


<b>b.Về kinh tế </b>


- Nông nghiệp: Cướp đoạt ruộng đất của nông dân
- Công nghiệp: Tập trung khai thác than và kim loại, xây dựng các nhà máy,
(0,25đ)


xí nghiệp để sản xuất xi măng, gạch, ngói, diêm, đường, rượu, giấy…


- Thương nghiệp: Độc chiếm thị trường Việt Nam. Đánh thuế nặng đối với các
mặt hàng của nước khác vào nước ta. Đánh thuế nhẹ hoặc không đánh thuế đối
với các mặt hàng của nước Pháp khi vào nước ta (0,25đ)


- Giao thông vận tải: Xây dựng hệ thống GTVT để tăng cường việc bóc lột kinh
tế và đàn áp các phong trào đấu tranh của nhân dân (0,25đ)


- Tài chính: Đánh các thứ thuế mới, chồng lên các thứ thuế cũ đã có từ trước.
Nặng nhất là thuế muối, thuế rượu, thuế thuốc phiện. Ngồi ra chúng cịn bắt
phu đắp đường, đào sông, xây cầu. (0,25đ)


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>c. Về văn hoá giáo dục: </b>


- Duy trì giáo dục chế độ thời phong kiến. Mở một số trường học mới cùng một
số cơ sở văn hoá, y tế (0,25đ)


Hệ thống giáo dục phổ cập chia làm 3 bậc (0,25đ).
- Bậc ấu học ở xã, thôn (dạy chữ Hán và chữ Quốc ngữ)


- Bậc tiểu học ở phủ, huyện ( dạy chữ Hán và chữ Quốc ngữ, chữ Pháp làm môn


tự nguyện )


- Bậc trung học ở tỉnh (dạy chữ Hán và chữ Quốc ngữ, chữ Pháp là bắt buộc)
* Nhận xét: Ta thấy chính sách văn hố giáo dục của Pháp khơng phải đem lại
văn minh cho người việt mà chỉ muốn nô dịch, tạo ra một lớp người chỉ biết
phục tùng làm tay sai cho Pháp, thực hiện chính sách “Ngu dân” để chúng dễ bề
cai trị.


* Tác động của chính sách khai thác thuộc địa:
<b>Về xã hội: </b>


+ Xuất hiện một số giai cấp, tầng lớp mới: Tư sản, tiểu tư sản, công nhân.
(0,25đ).


+ Đời sống của nông dân ngày càng nghèo khổ khơng có lối thốt. ( 0,25đ).
+ Đa số các địa chủ đầu hàng, làm tay sai cho Pháp. Một số các địa chủ nhỏ và
vừa vẫn có tinh thần yêu nước. (0,25đ).


+ Xuất hiện nhiều đô thị…(0,25đ).
<b>Câu 4: </b>


Trong lúc xã hội Việt Nam có sự phân hố sâu sắc thì vào những năm đầu thế kỉ
XX, các tư tưởng dân chủ tư sản ở châu âu được truyền bá vào nước ta qua sách
báo của Trung quốc (0,5đ).


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Với lòng yêu nước nồng nàn và sự hiểu biết mới, những trí thức nho học tiến bộ
Việt Nam lao vào cuộc vận động cứu nước theo con đường dân chủ tư sản với
tất cả nhiệt tình của tuổi trẻ.(0,5đ).


<b>Người biên soạn</b>



<b>Nguyễn Thị Liên</b>


<b>Hiệu trưởng</b>


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×