Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Tiểu luận nghiên cứu nguyên tắc tranh tụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.3 KB, 18 trang )

MỤC LỤC

1


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLTTHS
CHXHCN
HĐXX
KSV
VKS
TAND

Bộ luật tố tụng hình sự
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Hội đồng xét xử
Kiểm sát viên
Viện kiểm sát
Tòa án nhân dân

2


MỞ ĐẦU
Với thẩm quyền là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp, nhiệm vụ của
của Tòa án là bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền cơng dân, bảo vệ
chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích nhà nước, lợi ích cá nhân, tổ chức. Để nhiệm vụ
này được thực hiện tốt nhất, nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử được
ghi nhận trong BLTTHS năm 2015. Việc quy định như vậy đã giúp tranh tụng
trong các phiên tịa hình sự có những chuyển biến tích cực hơn, tuy nhiên quá
trình thực hiện nguyên tắc trên thực tế vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định.


Hiểu được điều này, người viết nghiên cứu “Đề 11: Nguyên tắc “Tranh tụng
trong xét xử được bảo đảm” trong tố tụng hình sự và điều kiện bảo đảm thực
hiện.” để có thể tìm hiểu sâu hơn về vấn đề lý luận, quy định pháp luật thể hiện
nguyên tắc tranh tụng, qua đó đề xuất một số giải pháp nằm nâng cao hiệu quả
thực hiện nguyên tắc này.
NỘI DUNG
1. Một số vấn đề lý luận và quy định của pháp luật hiện hành về
nguyên tắc tranh tụng trong xét xử các vụ án hình sự
1.1. Khái niệm, ý nghĩa của việc bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong
xét xử các vụ án hình sự
Thứ nhất, về khái niệm tranh tụng. Về nguồn gốc, tranh tụng là hình thức
tố tụng được áp dụng từ thời kỳ Hy Lạp cổ đại, sau đó được áp dụng rộng rãi ở
La Mã với tên gọi “thủ tục hỏi đáp liên tục.” 1 Trong khoa học pháp lý Việt Nam,
thuật ngữ “tranh tụng” đã được biết đến từ lâu, tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều
quan điểm, cách hiểu khác nhau xung quanh khái niệm này.
Theo từ điển luật học, tranh tụng được hiểu là các hoạt động tố tụng được
thực hiện bởi các bên tham gia tố tụng (bên buộc tội và bên bị buộc tội) có
quyền bình đẳng với nhau trong việc thu thập, đưa ra những chứng cứ để bảo vệ
các quan điểm và lợi ích của mình phản bác lại các quan điểm và lợi ích của phe
1 Nhà Pháp luật Việt – Pháp (2002), Một số nội dung về nguyên tắc tố tụng xét hỏi và tranh tụng. Kinh nghiệm
của Pháp trong việc tuyển chọn, bồi dưỡng, bổ nhiệm quản lí thẩm phán, Hà Nội, tr.8.

3


đối lập.2 Theo định nghĩa này, tranh tụng được nhìn nhận như một hoạt động của
tố tụng hình sự.
Quan điểm khác cho rằng, tranh tụng là quá trình tranh luận của các bên tại
phiên tòa sau khi đã nghiên cứu đầy đủ và toàn diện các chứng cứ trên cơ sở
đảm bảo sự độc lập, bình đẳng với nhau và tách riêng ba chức năng buộc tội,

biện hộ và phán xét vụ án.3
Thứ hai, về khái niệm tranh tụng trong TTHS. Tranh tụng trong TTHS tồn
tại một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của nhà làm
luật. Khi tranh tụng là một nguyên tắc, nó phải thể hiện tính dân chủ, cơng khai,
minh bạch, khách quan và bình đẳng cho tất cả các hoạt động tố tụng hình sự,
đặc biệt là trong phiên tịa xét xử vụ án hình sự vì mục đích cuối cùng của tranh
tụng là giải quyết tranh chấp giữa bên buộc tội và bên gỡ tội tại tòa án.
Tranh tụng tạo điều kiện tối đa cho các bên tham gia tố tụng sử dụng các
phương pháp để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Ngun tắc
tranh tụng đề cao vai trò của người luật sư, của cá nhân và đề cao các quyền cơ
bản của con người. Thẩm phán chỉ đóng vai trị là trọng tài khách quan và công
minh để đưa ra phán quyết dựa trên các chứng cứ mà các bên chứng minh tại
phiên tòa. Nguyên tắc tranh tụng yêu cầu việc chứng minh phải được thể hiện
cơng khai ngay tại phiên tịa dưới sự giám sát của tịa án và ln phải chịu sức
ép từ bên đối lập.4
Có thể nói, việc ghi nhận nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm
có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thể hiện sự thừa nhận quy luật tất yếu khách
quan là tính tranh tụng giữa hai nhóm chủ thể có lợi ích đối lập nhau trong
TTHS. Nguyên tắc tranh tụng định hướng cho tất cả chủ thể khi tham gia hoạt
động tố tụng được tranh tụng trên cơ sở bình đẳng bằng lý lẽ dựa trên những
chứng cứ, quy định của pháp luật. Các bên thực hiện chức năng buộc tội hoặc
chức năng bào chữa, Tòa án giữ vai trò trung tâm, độc lập và đưa ra phán quyết.
2 Viện khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học, Nxb. Từ điển bách khoa, Hà Nội, tr.807 - 808.
3 Lê Cảm (2003), “Nguyên tắc tranh tụng trong hệ thống các nguyên tắc cơ bản của Luật tố tụng hình sự”, Tạp
chí Luật học, số đặc san về bộ luật tố tụng hình sự năm 2003/2004, tr.3 – 8.
4 Nguyễn Thị Thùy Dương (2017), Tranh tụng tại phiên tịa sơ thẩm vụ án hình sự, Luận văn thạc sĩ luật học, Hà
Nội, tr.10.

4



1.2. Nội dung nguyên tắc tranh tụng trong xét xử các vụ án hình sự
Điều 26 BLTTHS quy định nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo
đảm với nội dung cụ thể như sau:
“1. Trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, Điều tra viên, Kiểm
sát viên, người khác có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người bị buộc tội, người
bào chữa và người tham gia tố tụng khác đều có quyền bình đẳng trong việc
đưa ra chứng cứ, đánh giá chứng cứ, đưa ra yêu cầu để làm rõ sự thật khách
quan của vụ án.
2. Tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án do Viện kiểm sát chuyển đến Tòa án
để xét xử phải đầy đủ và hợp pháp. Phiên tòa xét xử vụ án hình sự phải có mặt
đầy đủ những người theo quy định của Bộ luật này, trường hợp vắng mặt phải vì
lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan hoặc trường hợp khác do Bộ
luật này quy định. Tòa án có trách nhiệm tạo điều kiện cho Kiểm sát viên, bị
cáo, người bào chữa, những người tham gia tố tụng khác thực hiện đầy đủ
quyền, nghĩa vụ của mình và tranh tụng dân chủ, bình đẳng trước Tòa án.
3. Mọi chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vơ tội, tình tiết tăng
nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, áp dụng điểm, khoản, điều của Bộ
luật hình sự để xác định tội danh, quyết định hình phạt, mức bồi thường thiệt
hại đối với bị cáo, xử lý vật chứng và những tình tiết khác có ý nghĩa giải quyết
vụ án đều phải được trình bày, tranh luận, làm rõ tại phiên tịa.
4. Bản án, quyết định của Tòa án phải căn cứ vào kết quả kiểm tra, đánh
giá chứng cứ và kết quả tranh tụng tại phiên tòa.”
Mặc dù được ghi nhận lần đầu tiên trong BLTTHS Việt Nam, nguyên tắc
tranh tụng trong xét xử các vụ án hình sự đã thể hiện những nội dung cốt lõi,
tiến bộ của nguyên tắc tranh tụng theo quy định của pháp luật quốc tế cụ thể là:
Thứ nhất, tranh tụng được diễn ra trong suốt quá trình tố tụng, bắt đầu từ
giai đoạn khởi tố và xuyên suốt đến giai đoạn xét xử. Như vậy, tranh tụng không
chỉ tồn tại ở giai đoạn xét xử - nơi có sự hiện diện đầy đủ của ba bên buộc tội,
gỡ tội và xét xử, mà còn xuất hiện từ giai đoạn khởi tố. Có thể thấy, để tranh

tụng có hiệu quả yêu cầu các bên phải có thời gian và điều kiện cần thiết để thu
5


thập các chứng cứ, tài liệu và các tình tiết của vụ án trước khi vụ án được xét xử.
Ở mỗi giai đoạn khác nhau, sự thể hiện của tranh tụng cũng khác nhau, ở các
giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố thì nguyên tắc này được thể hiện tương đối
mờ nhạt, nhưng tranh tụng được thể hiện rõ ràng nhất ở giai đoạn xét xử, đặc
biệt là trong phần tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm.
Thứ hai, tranh tụng trong xét xử được bảo đảm bằng việc quy định và thực
hiện quyền bình đẳng của các chủ thể tố tụng (bên buộc tội và gỡ tội) trong việc
đưa ra chứng cứ, đánh giá chứng cứ, đưa ra yêu cầu trong quá trình tố tụng (đặc
biệt là ở phiên tòa xét xử, trước hội đồng xét xử). Một trong các điều kiện quan
trọng để bảo đảm nguyên tắc tranh tụng là bên buộc tội và bên bào chữa phải
thực sự bình đẳng và Tịa án phải độc lập, trung lập, khách quan, đảm bảo cho
hai bên có các điều kiện như nhau khi thực hiện chức năng của mình.
Trước hết, nguyên tắc tranh tụng yêu cầu pháp luật TTHS phải đảm bảo
cho các bên tranh tụng có đầy đủ các phương tiện cần thiết để thực hiện được
chức năng của mình. Phương tiện của các bên phải tương xứng với nhau và phải
phù hợp với mục đích thực hiện các chức năng tương ứng của từng bên, từ đó
mới tạo ra cơ hội ngang bằng trong việc đưa ra chứng cứ đưa ra yêu cầu giữa
các bên tranh thủ trước tịa án. Để tranh tụng có hiệu quả, các chủ thể tố tụng
phải được bình đẳng trong việc tìm kiếm thu thập các tài liệu, chứng cứ liên
quan đến vụ án cũng như cung cấp các tài liệu, chứng cứ đó cho cơ quan, người
có thẩm quyền tiến hành tố tụng đưa vào hồ sơ vụ án để tòa án khi xét xử có cơ
sở thực hiện chức năng xét xử của mình. BLTTHS năm 2015 đã tạo ra cơ chế để
thực hiện nội dung này bằng việc quy định và tạo điều kiện thuận lợi cho cả hai
bên, Viện kiểm sát và Người bào chữa quyền thu thập chứng cứ, đồ vật, tài liệu
phục vụ cho buộc tội và bào chữa.5
Thứ ba, các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án do Viện kiểm sát chuyển

đến Tòa án phải đầy đủ và hợp pháp. Các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án do
Viện kiểm sát chuyển đến Tòa án án để xét xử là kết quả của quá trình điều tra
5 Vũ Gia Lâm (2017), “Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử của bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 và việc triển
khai thực hiện”, Tạp chí kiểm sát, (21), tr.18 – 23.

6


truy tố, đồng thời sẽ là cơ sở quan trọng để tòa án thực hiện được chức năng xét
xử của mình. Để tịa án có thể đạt được mục đích là xét xử đúng người, đúng tội
và áp dụng đúng pháp luật thì các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ phải đầy đủ và
hợp pháp. Quy định này xác định trách nhiệm của cả cơ quan có thẩm quyền
điều tra và Viện kiểm sát khi kiểm sát điều tra, nghiên cứu hồ sơ điều tra để
quyết định việc truy tố.
Khi tiến hành điều tra, Cơ quan điều tra phải thu thập cả chứng cứ buộc tội,
chứng cứ gỡ tội. Khi kiểm sát hoạt động điều tra, Viện kiểm sát phải tôn trọng
nguyên tắc xác định sự thật vụ án để: i) Tiến hành kiểm tra, giám sát chặt chẽ
các hoạt động điều tra, thu thập chứng cứ của cơ quan điều tra; ii) Bảo đảm hồ
sơ vụ án phải có cả chứng cứ buộc tội, chứng cứ gỡ tội, các chứng cứ này được
thu thập đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của BLTTHS.
BLTTHS năm 2015 đã quy định mở rộng quyền thu thập chứng cứ cho cả những
người tham gia tố tụng, đặc biệt là người bào chữa cũng như quy định khi
nghiên cứu hồ sơ vụ án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử nếu xác định cần xem
xét thêm những chứng cứ quan trọng (thiếu chứng cứ quan trọng) đối với vụ án
mà Tịa án khơng thể bổ sung tại phiên tịa được hoặc trường hợp xác định có vi
phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng thì Thẩm phán phải ra quyết định trả hồ sơ
cho Viện kiểm sát yêu cầu điều tra bổ sung.
Thứ tư, Tịa án có trách nhiệm bảo đảm và tạo điều kiện cho các chủ thể
tranh tụng thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ của mình nhằm xác định sự thật của
vụ án một cách khách quan, toàn diện, đầy đủ. Nguyên tắc tranh tụng phân định

rõ chức năng của các bên tranh tụng và Tòa án trong tố tụng hình sự, chức năng
xét xử của Tịa án phải tách khỏi chức năng buộc tội và chức năng bào chữa. Toà
án phải thực sự là người trọng tài công minh khi phân xử. Để thực hiện chức
năng là người trọng tài đứng giữa hai bên để phân xử tịa án phải có thái độ thật
sự khách quan vơ tư và công minh. Nguyên tắc tranh tụng một mặt bảo đảm
quyền bình đẳng giữa hai bên trong quá trình tham gia phiên tòa, mặc khác
khẳng định và đề cao vai trò quan trọng của tòa án trong việc bảo đảm thực hiện
7


quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia tranh tụng và giải quyết đúng đắn vụ án,
cụ thể là:
Một là, Tòa án phải bảo đảm tại phiên tòa xét xử (sơ thẩm và phúc thẩm) có
mặt đầy đủ những chủ thể tố tụng tham gia vào quá trình tranh tụng tại phiên
tòa. Tòa án chỉ xét xử vắng mặt những chủ thể tranh tụng (thuộc diện người
tham gia tố tụng) trong trường hợp bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan
mà BLTTHS đã quy định, tuy nhiên cần hạn chế bớt những trường hợp xét xử
vắng mặt bị cáo, bị hại như quy định hiện nay tại các Điều 290, 292 của bộ luật
này.
Hai là, Tịa án có trách nhiệm tạo điều kiện cho KSV, bị cáo, người bào
chữa, những người tham gia tố tụng khác thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ của
mình. Trong giai đoạn xét xử, Tịa án đứng giữa các bên, có trách nhiệm tạo điều
kiện thuận lợi cho các chủ thể tranh tụng, người tham gia tố tụng khác thực hiện
đầy đủ, đúng đắn quyền và nghĩa vụ của họ; khơng có bất kỳ sự thiên vị nào.
Tòa án, cụ thể là thẩm phán, phải có trách nhiệm đảm bảo việc đối đáp giữa
kiểm sát viên, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác; tôn trọng,
tạo điều kiện để quyền bào chữa của bị can, bị cáo, và quyền bảo vệ của các
đương sự được thực hiện nghiêm chỉnh. Sự chun biệt hố vai trị của thẩm
phán với tư cách là người trọng tài giúp họ thực hiện chức năng của mình tốt
hơn và đánh giá chứng cứ một cách khách quan hơn.

Ba là, Tịa án có trách nhiệm bảo đảm việc tranh tụng đạt được mục đích là
xác định được sự thật của vụ án khách quan, toàn diện, đầy đủ. Mọi chứng cứ
xác định có tội, vơ tội; chứng cứ xác định tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ
trách nhiệm hình sự; chứng cứ áp dụng điều luật của bộ luật hình sự để xác định
tội danh quy định hình phạt, mức bồi thường thiệt hại đối với bị cáo, xử lý vật
chứng và những tình tiết khác có ý nghĩa giải quyết vụ án đều phải được trình
bày, làm rõ tại phiên tịa. Tại phiên tịa, HĐXX không chỉ điều khiển việc xét
hỏi, tranh luận, làm rõ chứng cứ đã thu thập trong các giai đoạn tố tụng trước đó
mà cịn phải xem xét, đánh giá cả chứng cứ mới được các bên đưa ra tại phiên
8


tòa. Các chứng cứ do hai bên đưa ra, kể cả bên bào chữa và bên buộc tội đều
được xem xét đánh giá một cách cơng bằng, liêm chính.
Thứ năm, bản án, quyết định của Tòa án phải căn cứ vào kết quả tranh
tụng tại phiên tịa. Các tình tiết liên quan đến việc giải quyết vụ án đều phải
được trình bày, tranh luận và làm rõ tại phiên tịa và bản án, quyết định của Tòa
án phải căn cứ vào kết quả kiểm tra, đánh giá chứng cứ và kết quả tranh tụng tại
phiên tòa. Đây là một trong những điểm mới, tiến bộ được ghi nhận trong bộ
luật tố tụng hình sự năm 2015 trên cơ sở thể chế hóa chủ trương của Đảng "...lấy
kết quả tranh tụng tại tòa làm căn cứ quan trọng để phán quyết bản án, coi đây
là khâu đột phá để nâng cao chất lượng hoạt động tư pháp” 6. Quy định này bảo
đảm hiệu quả thực tế của quá trình tranh tụng giữa các bên trong tố tụng hình sự,
bởi lẽ việc tranh tụng chỉ là hình thức nếu kết quả tranh tụng không được thể
hiện trong bản án, quyết định của Tòa án.
2. Thực trạng khi thực hiện nguyên tắc tranh tụng trong xét xử các vụ
án hình sự
2.1. Những kết quả đạt được
a. Đối với chủ thể là tòa án nhân dân
Trong những năm gần đây, HĐXX đã tạo điều kiện thuận lợi cho người bào

chữa tranh tụng, đặc biệt là ở phần tranh luận. HĐXX tập trung lắng nghe, ghi
nhận kết quả tranh luận. Khi nghị án, HĐXX đã căn cứ vào các chứng cứ, tài
liệu đã được thẩm tra tại phiên tịa, cùng với đó xem xét tồn diện ý kiến của
KSV, bị cáo, người bào chữa và người tham gia tố tụng khác tại phiên tịa. Nhờ
đó, tình trạng án oan, án sai giảm bớt; bảo vệ quyền và lợi ích của bị hại, bị cáo.
b. Đối với chủ thể là Viện kiểm sát nhân dân
Các bản sơ thẩm thụ lý và giải quyết của VKSND ngày càng tăng cả về số
lượng và chất lượng. Tỷ lệ bình quân vụ án được giải quyết trên số vụ thụ lý
trong 10 năm (2005 – 2014) đạt 97, 7%; trong đó số vụ án truy tố trên số vụ
được giải quyết trong 10 năm cũng chiếm tỷ lệ rất cao trên 99%; riêng năm 2015
6 Nghị quyết số 08 – NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị “Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp
trong thời gian tới.”

9


VKSND các cấp thụ lý giải quyết 9778 vụ/18036 bị can, thực hành quyền công
tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm 12054 vụ/22829 bị cáo. 7 Điều đó chứng minh
ngành kiểm sát đang không ngừng cố gắng, nỗ lực để thực hành quyền công tố.
Chất lượng thực hành quyền cơng tố và kiểm sát xét xử tại phiên tịa ngày càng
được nâng cao rõ rệt. Các KSV tích cực nghiên cứu hồ sơ, chuẩn bị đề cương
xét hỏi, chủ động đặt câu hỏi để bảo vệ quan điểm truy tố. Chất lượng bản luận
tội có những chuyển biến tích cực.8
c. Đối với chủ thể là người bào chữa
Chất lượng tham gia tranh tụng tại phiên tòa của người bào chữa ngày càng
được nâng lên cả về số lượng và chất lượng. Theo báo cáo của Liên đoàn luật sư
Việt Nam, từ tháng 05/2009 đến ngày 18/4/2015 luạt sư tham gia bào chữa, bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp, cung cấp dịch vụ pháp lý cho các tổ chức, cá nhân
là 77129 vụ án hình sự. Sự tham gia của luật sư trong vụ án hình sự được đánh
giá là chú trọng bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng,

bảo đảm quyền có người bào chứa của đối tượng được hưởng trợ giúp pháp lý.
Nhiều người bào chữa đưa ra câu hỏi và lập luận sắc bén, quan điểm của người
bào chữa đã làm sáng tỏ mâu thuẫn trong các tình tiết, giúp HĐXX tuyên án
khách quan hơn.
2.2. Những hạn chế, vướng mắc
a. Hạn chế từ phía hội đồng xét xử
Hiện nay, trong nhiều phiên tòa, thẩm phán vừa là người tiến hành xét hỏi
vừa là người phân xử, còn mang trách nhiệm chung là chứng minh tội phạm,
giống như kiểm sát viên. Trong phiên tồ, họ là người đóng vai trị quan trọng và
tích cực trong việc thẩm vấn, xét hỏi bị cáo, nhân chứng và nghiên cứu các
chứng cứ, đôi khi họ làm thay cả phần việc của KSV. Khi tiến hành xét hỏi,
nhiều thẩm phán thường chỉ tập trung vào các chứng cứ buộc tội đối với bị cáo.
Thẩm phán quan tâm đến chứng cứ trong hồ sơ hơn là chứng cứ được đưa ra tại
phiên toà.
7 Báo cáo số 11/BC – VKSTC ngày 19/01/2015 “Báo cáo tổng kết thực tiễn 10 năm thi hành Bộ luật tố tụng
hình sự 2003” của VKSNDTC.
8 Nguyễn Ngọc Kiện (2017), Thủ tục tranh tụng tại phiên tịa hình sự sơ thẩm, Nxb. Tư pháp, tr.214.

10


Tại phiên toà, một số thẩm phán – chủ toạ phiên toà cũng chưa quan tâm
nhiều tới việc tranh luận, đa số muốn xử cho nhanh gọn chứ không muốn tranh
cãi nhiều và lật lại chứng cứ. Luật sư cứ bào chữa, thậm chí cịn tranh luận với
kiểm sát viên rất hùng hồn và tồ cứ tun, vì vụ án đã được duyệt rồi. Thực tiễn
xét xử các vụ án hình sự ở nước ta trong những năm qua cho thấy các thẩm phán
chủ toạ điều khiển phiên toà thường dành phần lớn thời gian cho việc xét hỏi mà
không quan tâm đến việc tranh tụng tại phiên toà, thậm chí có những phiên tồ
người tham gia tố tụng cịn bị tước quyền tranh tụng.9
Cá biệt có trường hợp, các thành viên hội đồng xét xử thiếu nghiêm túc

trong quá trình xét xử. Họ nói chuyện với nhau, nghe điện thoại hoặc làm những
việc khác trong khi luật sư đang trình bày quan điểm bào chữa. Có trường hợp,
thẩm phán không tôn trọng người bào chữa, coi sự tham gia của họ chỉ để “cho
đúng thủ tục” mà không phải để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bị cáo. Tại
TAND huyện Phúc Thọ (Hà Nội), trong phiên tòa xử nguyên nhà báo Phạm
Đình Huy cưỡng đoạt tài sản, vị Chủ tọa – Thẩm phán Đặng Thị Bích Loan đã
nghe điện thoại nhiều lần, phớt lờ những trình bày của luật sư, đương sự.10
b. Hạn chế từ phía kiểm sát viên
Kiểm sát viên là người trực tiếp thực hiện hai chức năng quan trọng của
VKS là chức năng thực hành quyền công tố và chức năng kiểm sát các hoạt
động tư pháp, có trách nhiệm chứng minh tội phạm. Tuy nhiên, q trình thực
hiện chức năng này vẫn cịn xảy ra tình trạng bỏ sót, bỏ lọt tội phạm hoặc khởi
tố tràn lan khơng đúng pháp luật, có nhiều trường hợp bị khởi tố, điều tra, truy
tố, xét xử oan, sai khi chưa đầy đủ dấu hiệu của tội phạm, gây ra nhiều hậu quả
đáng tiếc, làm ảnh hưởng tới quyền lợi ích hợp pháp của cơng dân.
Trong rất nhiều vụ án, đại diện VKS không tham gia đối đáp cùng luật sư
bào chưa, chỉ cương quyết “im lặng”, hoặc chỉ nói là “giữ nguyên quan điểm
như trong cáo trạng”. Nguyên nhân chính việc này do BLTTHS năm 2015 mới
chỉ quy định đối đáp là trách nhiệm, là quyền của kiểm sát viên, mà khơng quy
9 Hồng Thị Minh Sơn (2008), “Những hạn chế trong việc thực hiện quyền bào chữa của người bị tạm giữ, tạm
giam và bị cáo”, Tạp chí Luật học, (10), Hà Nội, tr.46.
10 />
11


định đó là nghĩa vụ. Do đó, ta khơng có chế tài xử lý việc KSV khơng tích cực
tham gia hoạt động tranh luận với luật sư. Trong quá trình tranh tụng tại phiên
tịa, việc kiểm sát viên khơng đối đáp chỉ bảo lưu ý kiến làm cho nguyên tắc
tranh tụng bị vơ hiệu và khơng cịn ý nghĩa. Do đó, ta cần thiết quy định đối đáp
là nghĩa vụ của kiểm sát viên để nâng cao trách nhiệm tại phiên tịa.

Thêm vào đó, nội dung tranh luận, đối đáp của Kiểm sát viên với bị cáo,
Luật sư còn nhiều lí lẽ thiếu sắc bén, chưa khoa học, chưa sử dụng hiệu quả tài
liệu, chứng cứ khách quan kết hợp với việc viện dẫn điều luật áp dụng để lập
luận, chứng minh bảo vệ quan điểm của mình. Mặt khác, năng lực chuyên môn,
kiến thức pháp luật và kinh nghiệm thực tế của KSV hiện còn chưa đồng đều.
c. Hạn chế từ phía người bào chữa
Như đánh giá ở trên, trong những năm gần đây, người bào chữa tham gia
phiên tịa hình sự đạt được kết quả tiến bộ rõ rệt. Tuy nhiên, luật sư chỉ định khi
tham gia bào chữa cịn mang tính hình thức; hoạt động bào chữa tại phiên tòa
của luật sư chưa đảm bào chất lượng, như việc xét hỏi vòng vo, lặp lại, tranh
luận dài dòng bị HĐXX ngắt lời. Mặt khác, nhiều trường hợp người bào chữa
khơng nắm được tình tiết vụ án, khơng rõ đâu là tình tiết tăng nặng, đâu là tình
tiết giảm nhẹ. Do đó, nhiều luật sư phản biện thiếu cơ sở, hoặc không đúng cơ
sở pháp lý, không thuyết phục được HĐXX và người tham dự phiên tịa. Có
nhiều cuộc tranh luận, ban đầu luật sư cho rằng bị cáo khơng phạm tội, sau lại
xin giảm nhẹ hình phạt, vì lẽ đó việc đưa ra tình tiết, lập luận thiếu nhất quán,
mâu thuẫn với nhau.11
d. Hạn chế từ phía bị cáo và những người tham gia tố tụng khác
Trong q trình tố tụng, ít thấy các bị cáo và người tham gia tố tụng khác
đề nghị HĐXX hỏi và họ ít khi tham gia tranh luận, ít đưa ra yêu cầu, đề nghị.
Nếu có người bào chữa, chủ yếu người này tham gia vào hoạt động xét hỏi và
tranh luận. Nhiều trường hợp, bị hại cố tình khơng tham gia phiên tòa, do họ ở
xa trụ sở xét xử hoặc trước khi xét xử họ đã được bên bị cáo bồi thường thiệt
hại, khắc phục hậu quả, do đó khơng muốn tham gia phiên tịa theo nghĩa vụ,
11 Nguyễn Ngọc Kiện (2017), tldd, tr. 232.

12


Điều này gây khó khăn cho q trình xét xử. Người làm chứng khơng muốn đến

phiên tịa do lo sợ bị trả thù, sợ pháp luật không thể bảo vệ họ đầy đủ.
3. Một số giải pháp bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử các vụ
án hình sự
Từ góc độ lý luận cũng như thực tiễn cho thấy, để bảo đảm nguyên tắc
tranh tụng trong xét xử các vụ án hình sự, cần có những tiền đề pháp lý nhất
định như có sự tách bạch về các chức năng cơ bản của TTHS; mỗi bên chủ thể
hoặc nhóm chủ thể chỉ thực hiện một trong các chức năng cơ bản là buộc tội,
bào chữa và xét xử; phải thừa nhận tư cách “các bên tranh tụng” giữa các chủ
thể thực hiện chức năng buộc tội, chức năng bào chữa và đảm bảo sự bình đẳng
về mặt pháp lý giữa các chủ thể này, đồng thời, đảm bảo sự độc lập của Tòa án
với tư cách là chủ thể thực hiện chức năng xét xử.
a. Tiếp tục hoàn thiện pháp luật nhằm bảo đảm nguyên tắc tranh tụng
trong xét xử các vụ án hình sự
Thứ nhất, phải có các quy định pháp luật thể hiện một cách đầy đủ, nhất
quán, rõ ràng trong phân định thẩm quyền và trách nhiệm, nghĩa vụ của các chủ
thể tham gia tố tụng: các cơ quan điều tra, kiểm sát viên, thẩm phán, luật sư phù
hợp với vị trí, vai trị theo u cầu tranh tụng. Cần có quy định đầy đủ, hợp lý về
địa vị tố tụng của các bên tham gia tố tụng để họ có đủ điều kiện, khả năng thực
hiện các nội dung tranh tụng theo chức năng, nhiệm vụ hoặc lợi ích của mình:
chủ động thu thập, kiểm tra chứng cứ, được đưa ra các yêu cầu, xét hỏi người
làm chứng và đưa ra quan điểm phản bác đối phương.
Thứ hai, các quy định thủ tục tố tụng bình đẳng, đặc biệt là tại phiên tịa
tạo điều kiện để các bên tham gia tố tụng được xét hỏi, tranh luận một cách
khách quan cơng bằng và bình bằng; mở rộng phạm vi các vụ án có sự tham gia
bắt buộc của luật sư. Bảo đảm sự bình đẳng tại mọi giai đoạn Tố tụng nhằm
hướng tới mục tiêu đạt hiệu quả tranh tụng thực sự. Thủ tục tố tụng cần quy định
trong trường hợp chứng cứ chưa rõ ràng hoặc những chứng cứ, lập luận, sự xuất
hiện của nhân chứng mới cần được xác định phải tạm hoãn phiên tòa trong
13



khoảng thời gian thích hợp để các bên chứng minh hoặc bác bỏ chứng cứ của
nhau.
Thứ ba, quy định về quyền khiếu nại, kháng cáo bản án, quyết định của các
bên có hiệu lực như nhau.
b. Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất phục vụ phiên tòa
Phòng xử án phải có cấu trúc phù hợp với mơ hình tranh tụng với đầy đủ
âm thanh, ánh sáng, hệ thống thông tin liên lạc. Hiện nay, nhiều phiên tòa được
tổ chức thiếu tính trang nghiêm, chật hẹp, quá tải, thiếu cơ sở vật chất và
phương tiện để thực hiện việc cách ly bị cáo, cách ly người làm chứng, giảm
chất lượng, hiệu quả tranh tụng. Do đó, cơ quan nhà nước kịp thời xây dụng trụ
sở tòa án với thiết kế phịng xử án đủ rộng, có phịng nghị án, phịng lưu trữ vật
chứng và phòng chờ xét xử (với mục đich cách ly bị cáo, cách ly người làm
chứng).
Cách bố trí, sắp xếp vị trí của các bên tại phiên tịa cũng là một yếu tố
khơng thể thiếu trong việc bảo đảm sự bình đẳng, khách quan, tạo điều kiện để
các bên dễ dàng tiếp xúc trong quá trình tố tụng. Thực tế, các phiên tòa trước
đây đều được bố trí theo mơ hình VKS ngồi ngang hàng với HĐXX, cao hơn
chỗ ngồi của Luật sư. Có thể nói, cách bố trí chỗ ngồi như vậy thể hiện sự bất
bình đẳng giữa KSV và Luật sư. Xét dưới góc độ quan hệ pháp lí, Luật sư và
KSV đều làm những cơng việc tương tự trước HĐXX, nên có địa vị pháp lí
ngang nhau. Xét về địa vị xã hội, Luật sư đại diện cho nhân dân thực hiện quyền
bào chữa, cịn KSV là cơng chức, đại diện cho nhà nước thực hiện quyền cơng
tố. Theo đó, Điều 257 BLTTHS 2015 quy định: “Phịng xử án phải được bố trí
thể hiện sự trang nghiêm, an tồn, đảm bảo sự bình đẳng giữa người thực hành
quyền công tố và luật sư, người bào chữa khác.” Dựa theo quy định này, nhiều
phòng xử án được bố trí để vị trí ngồi của Luật sư ngang bằng với KSV, tạo điều
kiện thuận lợi cho việc tranh luận giữa hai bên.
c. Nâng cao đạo đức nghề nghiệp, chuyên môn nghiệp vụ và đào tạo các
chức danh thẩm phán và kiểm sát viên

14


Các cơ quan tư pháp trung ương liên tịch cần ban hành quy tắc ứng xử tại
phiên tòa đối với KSV, HĐXX và người bào chữa, trong đó nghiêm cấm cách
ứng xử phát ngơn và có hành vi thiếu văn minh tại phiên tị. Nếu vi phạm thì tùy
mức độ, ta xử lý theo kỷ luật của ngành và theo quy chế nghề nghiệp. Đồng thời
để nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ kiểm sát viên và thẩm phán, nhà
nước nên đổi mới công tác đào tạo các chức danh tư pháp theo hướng đào tạo
bài bản chuyên trách gắn với công việc chuyên môn đảm nhiệm. Do đó, kiểm sát
viên và thẩm phán nên được đào tạo theo lĩnh vực chuyên môn, cụ thể như đào
tạo kiểm sát viên trong lĩnh vực kiểm sát điều tra, kiểm sát án dân sự, kiểm sát
giam giữ, cải tạo và thi hành án hình sự; đào tạo thẩm phán giải quyết vụ án hình
sự, giải quyết vụ án dân sự, giải quyết án hành chính,... Việc đào tạo chuyên
trách từng lĩnh vực giúp cho kiểm sát viên và thẩm phán đạt được chuyên môn
sâu và vững vàng trong nghề nghiệp, đồng thời khắc phục thực trạng kiểm sát
viên và thẩm phán được đào tạo một cách dàn trải, do vậy mà khi ra trường
nhiều người làm công tác thực tiễn mắc sai sót trong việc vận dụng pháp luật.
Trong cơng tác đào tạo cán bộ tư pháp, ta không những phải bảo đảm vững về
chuyên môn pháp lý mà cần phải chú ý đào tạo cả đạo đức nghề nghiệp, đạo đức
cách mạng, kiến thức cơ bản về các lĩnh vực xã hội.
d. Nâng cao nhận thức của các chủ thể tham gia tranh tụng cũng như hội
đồng xét xử
Việc nhận thức đúng đắn về đường lối cải cách tư pháp và việc đổi mới
theo hướng tranh tụng có ý nghĩa hết sức quan trọng. Bởi vì chỉ khi nhận thức
đúng đắn và tích cực đổi mới tư duy, hoạt động tố tụng mới khách quan, công
tâm hơn, tránh được định kiến buộc tội và thiên vị lẫn nhau trong hoạt động
tranh tụng. Bên cạnh đó, cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng
trong đó thẩm phán và kiểm sát viên phải nâng cao ý thức trách nhiệm của mình
trong việc giải quyết các vụ án hình sự, làm cho hoạt động thực tiễn tránh khỏi

sự lạm quyền, tùy tiện. Khi tranh tụng tại phiên tòa, KSV cần phải chủ động xét
hỏi và tích cực tranh luận, không đùn đẩy trách nhiệm xét hỏi cho hội đồng xét
xử và tránh việc không đối đáp đầy đủ các ý kiến tranh luận của người bào chữa
15


và của bị cáo. Kiểm sát viên thực hành quyền cơng tố, thực hiện việc buộc tội
phải là người tích cực trong các hoạt động chứng minh tại phiên tòa. Hội đồng
xét xử nên tập trung nhiều hơn vào việc điều khiển phiên tòa và ra bản án, tránh
tư tưởng định kiến buộc tội và thiên vị kiểm sát viên.
e. Bảo đảm về phát huy vai trò chủ động của luật sư
Góp phần đạt hiệu quả, chất lượng cao trong hoạt động tranh tụng, yếu tổ
chủ động của luật sư đóng vai trị quan trọng. Luật sư chủ động xét hỏi, đưa ra
chứng cứ, cơ sở pháp lý và lập luận để tranh luận với KSV; kịp thời trong việc
đưa ra yêu cầu, kiến nghị tại phiên tòa. Luật sư khơng những phải tích cực,
chính xác hơn trong việc đưa ra ý kiến lập luận bào chữa mà ý kiến đó dựa trên
tinh thần phối hợp với HĐXX và KSV. Các bên tranh tụng trên tinh thần hợp tác
phối hợp và thể hiện sự văn minh, văn hóa pháp lý tại phiên tòa. Muốn vậy luật
sư cần chuẩn bị chứng cứ tài liệu và nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án trước khi ra
tranh tụng. Các luật sư cần tự rèn luyện mình, học hỏi trau dồi kinh nghiệm, kỹ
năng nghiệp vụ. Để có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động nghề nghiệP, luật sư
phải chủ động thu thập, tìm kiếm chứng cứ, ví dụ như chủ động gặp cơ quan
điều tra và VKS để tham dự, chứng kiến một số hoạt động điều tra thay vì chỉ
thụ động dựa vào các tài liệu có trong hồ sơ vụ án.
KẾT LUẬN
Xét từ góc độ lý luận hay thực tiễn, nguyên tắc bảo đảm tranh tụng khơng
chỉ tác động đối với tịa án mà cịn tác động đến cả q trình tố tụng. Nguyên tắc
bảo đảm tranh tụng khẳng định vai trò tài phán của tòa án, đề cao vai trò của
Luật sư ngang bằng với Viện kiểm sát trong tất cả giai đoạn tố tụng. Việc thực
hiện triệt để nguyên tắc tranh tụng đem lại nhiều ý nghĩa: phát huy tối đa tinh

thần dân chủ trong hoạt động tố tụng; thể hiện bản chất nhân đạo, bảo vệ vững
chắc các quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân trong hoạt động tư pháp;
khuyến khich người dân tìm hiểu quy định pháp luật để tự bảo vệ quyền lợi hợp
pháp của mình.
16


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Văn bản pháp luật
1. Hiến pháp năm 2013
2. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003
3. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
4. Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017
Nghị quyết, báo cáo
5. Nghị quyết số 08 – NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị “Về một số
nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới.”
6. Báo cáo số 11/BC – VKSTC ngày 19/01/2015 “Báo cáo tổng kết thực tiễn 10
năm thi hành Bộ luật tố tụng hình sự 2003” của VKSNDTC
Tài liệu khác
7. Lê Cảm (2003), “Nguyên tắc tranh tụng trong hệ thống các nguyên tắc cơ bản
của Luật tố tụng hình sự”, Tạp chí Luật học, số đặc san về bộ luật tố tụng hình
sự năm 2003/2004.
8. Nguyễn Thị Thùy Dương (2017), Tranh tụng tại phiên tịa sơ thẩm vụ án hình
sự, Luận văn thạc sĩ luật học, Hà Nội.
9. Nguyễn Ngọc Kiện (2017), Thủ tục tranh tụng tại phiên tịa hình sự sơ thẩm,
Nxb. Tư pháp.
10. Vũ Gia Lâm (2017), “Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử của bộ luật tố tụng
hình sự năm 2015 và việc triển khai thực hiện”, Tạp chí kiểm sát, (21), tr.18 –
23.
11. Nhà Pháp luật Việt – Pháp (2002), Một số nội dung về nguyên tắc tố tụng xét

hỏi và tranh tụng. Kinh nghiệm của Pháp trong việc tuyển chọn, bồi dưỡng, bổ
nhiệm quản lí thẩm phán, Hà Nội.

17


12. Hoàng Thị Minh Sơn (2008), “Những hạn chế trong việc thực hiện quyền
bào chữa của người bị tạm giữ, tạm giam và bị cáo”, Tạp chí Luật học, (10), Hà
Nội.
13. Nguyễn Hoàng Thịnh (2018), “Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo
đảm tại Điều 26 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015”, Tạp chí Dân chủ và
pháp luật, (3).
14. Viện khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học, Nxb. Từ điển bách khoa,
Hà Nội.
Trang Web
15.

/>
nhin-tu-an-oan-ong-chan.html

18



×