Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Cac bai van cho HS on HKII

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.51 KB, 9 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>KHI CON TU HÚ</b>


_Tố Hữu_



Trong bóng tối mịt mờ chốn lao tù, dường như sự sống đã
chấm dứt hẳn, bởi lạnh giá, bởi cô độc. Vậy mà, giữa những
âm thanh khơ khốc, chói tai của tiếng xiềng xích, vẫn vang
lên nhịp tim thổn thức, rạo rực của một hồn thơ trẻ tha thiết
yêu đời, yêu người. Tố Hữu, bằng cảm xúc chân thật của
mình, đã cất lên tiếng nói tâm tình tha thiết của người chiến
sĩ cộng sản suốt đời chiến đấu cho lí tưởng và tâm hồn khát
khao tự do đến cháy bỏng trong bài thơ “Khi con tu hú”.
Nhan đề bài thơ là một sự diễn đạt chưa trọn ý một cách kì
lạ. Kì lạ bởi chính chỗ chưa trọn vẹn đó đã mở ra bao nhiêu
liên tưởng. Giờ đây, người ta khơng cịn thấy bóng dáng cô
đơn, nặng nề của người tù Tố Hữu mà chỉ nghe tiếng lòng
nhà thơ đang rộn ràng, ngân vang khi đón nhận lấy tiếng
chim tu hú từ xa rộn về. Tu hú gọi bầy là âm thanh hết sức
quen thuộc ở chốn làng quê Việt Nam, báo hiệu cho sự
chuyển mình của sự sống – mùa hè về. Lúc này, khi con tu
hú gọi bầy, trong hoàn cảnh tách biệt với cuộc sống bên
ngoài, người chiến sĩ cách mạng càng cảm thấy ngột ngạt
hơn, tù túng hơn, vì vậy mà càng thêm khát khao cháy bỏng
hướng đến cuộc sống tự do tươi đẹp bên ngoài:


“Khi con tu hú gọi bầy


Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân


Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao



Đôi con diều sáo lộn nhào tầng khơng.”


Mười chín tuổi, cịn trẻ trung, bồng bột, người thanh niên Tố
Hữu đã tìm thấy cho mình lí tưởng cao đẹp cuộc đời. Những
bước đi không mỏi mệt trên chặng đường chông gai, phút
chốc phải dừng đột ngột, bị bó buộc tù hãm khiến cho Tố
Hữu khơng khỏi có lúc thốt lên chua xót: “Cơ đơn thay là
cảnh thân tù”. Nhưng rồi phút giây ấy cũng nhanh chóng đi
qua, nhường chỗ cho khơng gian cảnh vật tràn trề nhựa


sống: những bông luá chín, hạt bắp vàng, ánh nắng đào, trời
xanh rộng, đơi sáo diều, tiếng ve ngân… Phải có một sự


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

cảnh mùa hè sống động đến vậy. Thiên nhiên hiện lên tuyệt
đẹp kia không phải là hiện thực, tất cả chỉ là sự tưởng tượng
của một tâm hồn mơ mộng khi căng tất cả các giác quan để
nghe, để nhìn, để ngửi, để cảm nhận khơng khí hè qua tiếng
gọi bầy của tu hú. Chỉ bằng vài đường nét, màu sắc, âm


thanh, nhà thơ đã phơi bày một bức tranh đầy nhựa sống với
cánh đồng lúa chiêm quen thuộc của quê hương đã bao lần
đi vào thơ Tố Hữu:


“Đây từng ô mạ xanh mơn mởn
(…)


Ôi ruộng đồng quê hương thương nhớ ơi!”


Giờ đây lại hiện về trong trạng thái căng đầy nhất, viên mãn


nhất, lúa ngả vàng, ngả sang màu niềm vui, là màu vàng rực
rỡ của mùa hè, của mồ hơi kết tinh thành hạt thóc.


Với một tâm hồn lãng mạn tinh tế, Tố Hữu đã cảm nhận sự
thay đối của màu nắng với nhiều góc độ: từ ánh nắng của
“đôi ánh lạt ban chiều” (Tâm tư trong tù), ánh nắng yếu ớt dễ
bóp nghẹt bởi bóng tối tới một “ánh nắng đào” giữa mùa hè,
lấp đi dấu ấn của “vườn râm”. Câu thơ là một khơng gian
thoải mái với sắc hồng kì lạ. Đó là thứ ánh sáng êm dịu, hiền
hậu, vỗ về cho con người trước những mất mát, đau khổ
trong cuộc đời. Có lẽ từ chính sự gặp gỡ tuyệt diệu của
chàng thanh niên trẻ tuổi:


“Từ ấy trong tơi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim”


đã khiến cho ánh nắng mùa hè có sự thay đổi tinh tế đến
vậy. Và sự xuất hiện của bầu trời trong vắt như mặt nước yên
bình nâng tầm bay cho các cánh diều đã đẩy tầm nhìn, tầm
nhận thức của nhà thơ lên đến độ sâu nhất, xa nhất, cao
nhất:


“Trời xanh càng rộng càng cao


Đôi con diều sáo lộn nhào từng không”


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

hết, và mất tự do.


Khơng ngẫu nhiên mà bài thơ có sự bổ đôi của hai câu thơ
lục bát. Nhà thơ diễn tả bức tranh mùa hè sống động đối lập


với cảnh mùa đông trong ngục tối đã làm nổi bật lên khát
vọng cháy bỏng của người chiến sĩ trên con đường tìm đến tự
do. bốn câu thơ kết đã lắng lại cho tiếng lòng náo nức bật
lên:


“Ta nghe hè dậy bên lòng


Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết mất thôi


Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu”


Khổ thơ là lời bộc lộ trực tiếp cho tâm tư con người. Bốn câu
cảm thán là sự dồn nén những cảm xúc mãnh liệt của một
trái tim đau khổ, uất hận vì mất tự do. Nhà thơ nghe hè, cảm
nhận hè chỉ qua tiếng chim tu hú gọi bầy. Hè đã đến, ba
tháng trong ngục tối cũng đã trơi qua, lịng người thanh niên
đầy nhiệt huyết càng trỗi dậy mạnh mẽ hơn tiếng gọi lên
đường, tiếng gọi của tự do. Từ trong sâu thẳm tâm tư mình,
người tù đã nhận ra tất cả cuộc sống náo nức, vui tươi bên
ngồi lúc chỉ là tưởng tượng, bởi đó là tất cả những hình ảnh
tồn tại trong trí nhớ của nhà thơ. Đó là những cánh đồng,
những vườn cây trái, những vườn râm. Còn hiện tại, kẻ thù
đang giày xéo quê hương, đã biến bao đồng quê thành
hoang mạc và thực chất không gian tự do mà nhà thơ khát
khao bên ngoài kia cũng chỉ là một không gian tù hãm, một
cái lồng to giam chí lớn, như chụp lên cuộc sống con người,
lên quê hương. Cho nên, khổ thơ là sự bừng tiûnh của lí trí, là
tâm trạng uất ức, ngột ngạt muốn đạp bỏ tất cả, tìm đến
khơng gian tự do, tự tại thật sự. Bằng cách ngắt nhịp mạnh


kết hợp với những từ ngữ mạnh mẽ: “đạp tan”, “chết uất”,
câu thơ đã tập trung cao độ tinh thần yêu đời, yêu người
cháy bỏng.


Tiếng kêu tu hú cứ day đi day lại cả bài thơ, như thúc giục,
như lời thơi thúc người tù vượt thốt cảnh giam cầm, tìm về
với tự do. Có lẽ vì vậy mà ba năm sau, Tố Hữu đã vượt ngục
và quay về đội ngũ, để làm tròn ước nguyện cống hiến tất cả
cuộc đời cho cách mạng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

trầm buồn. Với tâm hồn dân tộc, ngòi bút linh hoạt, mềm
mại, Tố Hữu xứng đáng với danh hiệu con chim đầu đàn
trong nền thơ ca cách mạng Việt Nam.


Suy nghĩ của em về nhân vật chị Dậu qua đoạn


trích “Tức nước vỡ bờ” (tiểu thuyết Tắt đèn của


Ngơ Tất Tố)



Chị Dậu phải dứt tình “bán con gái đầu lịng cùng đàn chó”
để nộp sưu cho chồng, nào ngờ chị cịn phải đóng thêm một
suất sưu của chú Hợi- em chồng đã chết từ năm ngoái. Anh
Dậu vẫn bị trói, đánh cho chết đi sống lại nhiều lần và bọn
chúng đem trả cho chị Dậu trong tình cảnh “thập tử nhất
sinh”. Sáng hơm sau, vừa tỉnh lại một lát. Run rẩy vừa kề bát
cháo đến miệng thì bọn cai lệ, người nhà lý trưởng hùng hổ
xơng vào định trói anh Dậu giải ra đình. anh hốt hoảng “lăn
đùng ra khơng nói được câu gì”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

tiếp thêm nghị lực cho chị để chị chiến thắng kẻ thù áp bức
chị.



Hình ảnh chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” trong
tiểu thuyết Tắt đèn đã làm sáng tỏ điều đó. Phải thấy rõ rằng
chị Dậu là một phụ nữ rất yêu thương chồng. Trong hoàn
cảnh chồng bị đau ốm, vừa tỉnh lại đã bị cai lệ và người nhà
lý trưởng đến bắt, tình thế hiểm nguy, tính mạng chồng bị đe
doạ chị đã hết lời van xin “hai ơng làm phúc nói với ơng lý
cho cháu khất”. Chị tự kiềm chế, nín chịu, dằn lịng xuống để
cầu khẩn thiết tha: “Xin ông dừng lại, cháu van ông, ông tha
cho, ...” nhưng bọn chúng không chút động lịng, một mực
khơng bng tha, chạy sầm sập đến trói anh Dậu.


Tức q, khơng thể chịu được nữa, chị Dậu liều mạng cự lại:
“chồng tôi đau ốm khơng được phép hành hạ”. Tình thế ấy
buộc người đàn bà quê mùa, hiền lành như chị Dậu phải
hành động để bào vệ tính mạng chồng, bảo vệ cuộc sống
của chính mình và các con. Chị dùng lí lẽ đanh thép để cự lại,
cách xưng hơ đã thay đổi, tỏ thái độ ngang hàng, kiên quyết
sau khi đã chịu đựng, nhẫn nhục đến cùng. Bị dồn vào thế
chân tường, khơng cịn con đường nào khác, chị phải đánh
trả lại bọn chúng - cai lệ và người nhà lí trưởng.


Cái tát giáng vào mặt chị như lửa đổ thêm dầu, làm bừng lên
ngọn lửa căn hờn, chị nghiến hai hàm răng: “ Mày trói chồng
bà đi, bà cho mày xem!”. Chị vụt đứng lên trong tư thế của
kẻ đầy tự tin, chị “túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa... “ làm hco
hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất. Khi người nhà lí trưởng
bước đến giơ gậy chực đánh, nhanh như cắt, chị Dậu nắm lấy
gậy hắn, chỉ hai bàn tay không, người đàn bà con mọn ấy
đứng thẳng dậy tuyên chiến với kẻ thù. Một trận đấu không


cân sức nhưng chị đã chiến thắng bằng chính sức mạnh của
tình u và lịng căn thù “chị túm lấy tóc, lẳng một cái làm
cho nó ngã nhào ra thềm”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Trong tình cảnh bị áp bức quá sức chịu đựng, chị đã đứng dậy
chống lại thế lực thống trị, áp bức tàn bạo, giành lại quyền
sống. Cho dù sự phản kháng ấy hoàn toàn là sự đấu tranh tự
phát, chưa giải quyết được tận cùng những mâu thuẩn đối
kháng để rồi cuối cùng chị Dậu vẫn phải “chạy ra ngoài trời,
trời tối như mực, như cái tiền đồ của chị Dậu” (Đoạn cuối tác
phẩm).


Đoạn trích này miêu tả lại cảnh chị Dậu đánh lại tên cai lệ và
người nhà lí trưởng, dám chống lại kẻ ác vẫn khiến cho người
đọc hả hê.


Có thể nói, Ngơ Tất Tố qua cách miêu tả thái độ phản kháng
quyết liệt của nhân vật chị Dậu, nhà văn đã khẳng định sức
mạnh phản kháng của người nông dân bị áp bức là tất yếu.
Từ đó góp phần thổi bùng lên ngọn lủa đấu tranh cách mạng
của người nông dân ta chống lại kẻ thù xâm lược và tay sai
phong kiến sau này nhất là tư khi có Đảng lãnh đạo mà trong
“Tắt đèn” chưa có ánh sáng của Đảng rọi chiếu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Số phận và tính cách của lão Hạc trong truyên ngắn “ Lão


Hạc” của nhà văn Nam Cao



Viết về số phận của người nông dân trước cách mạng tháng
8, Lão Hạc là một truyện ngắn đặc sắc của Nam Cao. Truyện
ngắn chưa chan tình người, lay động bao nỗi xót thương


trước cuộc đời bất hạnh và cái chết đau đớn của một lão
nông dân nghèo khổ. Nhân vật lão Hạc đã để lại cho chúng
ta bao ám ảnh về số phận của con người, đặc biệt là người
nông dân trong xã hội cũ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

chết thật dữ dội. Số phận một con người, một kiếp người như
lão Hạc thật đáng thương. Ôi! Bao niềm xót xa, thương cảm
đối với những con người nghèo khổ, bế tắc phải tìm đến cái
chết như Chí Phèo tự sát bằng mũi dao, Lang Rận thắt cổ tự
tử và lão Hạc đã kết thúc cuộc đời mình bàng bả chó. “ Nếu
kiếp người đau khổ nốt thì ta nên làm gì cho thật sướng”.
Câu nói đó đã thể hiện cái đau khổ tột cùng của lão Hạc.
Nhưng lão Hạc có bao phẩm chất tốt đẹp, là một con người
hiền lành, chất phác, nhân hậu, là một người cha có trách
nhiệm. Lão đau đớn khi đứa con trai độc nhất đi phu đồn
điền cao su và lão khóc “ Hình của nó người ta dữ, ảnh của
nó người ta chụp, nó là con người ta rồi chứ đâu phải con
tôi”. Ba sào vườn là của vợ lão đã thắt lưng buộc bụng để lại
trước khi mất. Lão thà chết chứ không chịu bán đi một sào,
nhất quyết để lại cho đứa con, một sự hi sinh thầm lặng to
lớn, tất cả vì con, mãi dành cho con những gì tơt nhất của
cuộc đời. Lòng nhân hậu của lão được thể hiện sâu sắc đối
với con chó vàng. Chính nó là chỗ dựa tinh thần, là niềm an
ủi, nguồn động viên, khích lệ lão trong những tháng ngày cơ
đơn, tuyệt vọng nhất. Lão coi nó chư đứa con, đưa cháu, như
một thành viên trong gia đình. Lão cho nó ăn cơm trong bát
sứ như nhà giàu, lão bắt rận, tắm rửa cho nó. Lão trị chuyện
với nó “ Cậu vàng của ông ngoan lắm, ông để ông ni…” ,
lão ăn gì cũng cho cậu vàng ăn. Và cậu vàng đã góp phần
toả sáng tâm hồn và làm sáng lên bản tính tốt đẹp của lão,


nó là một phần của cuộc đời lão. Vậy nên sau khi bán chó,
lão đã tự tử cũng chính bằng bả chó như để tự trừng phat
mình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

thơm”. Nhà văn Nam Cao đã khéo léo đưa Binh Tư- một kẻ
chuyên đánh bả chó ở cuối truyện để làm nổi bật lòng tự
trọng, trong sạch của lão nơgn dân nghèo khổ. Ơng giáo đã
nói “ Đối với những người ở quanh ta, nếu ta khơng hiểu họ
thì ta cho rằng họ gàn gở, ngu ngốc và bần tiện”.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×