Tải bản đầy đủ (.docx) (63 trang)

BỆNH VIÊM VÚ TRÊN BÒ SỮA VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI TRẠI TRÌNH DIỄN VÀ THỰC NGHIỆM CHĂN NUÔI BÒ SỮA CÔNG NGHỆ CAO MÔ HÌNH ISRAEL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 63 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
KHOA NÔNG NGHIỆP – THỦY SẢN

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
BỆNH VIÊM VÚ TRÊN BÒ SỮA VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ
TẠI TRẠI TRÌNH DIỄN VÀ THỰC NGHIỆM CHĂN NI
BỊ SỮA CƠNG NGHỆ CAO MƠ HÌNH ISRAEL

Giảng viên hướng dẫn: TS. NGUYỄN VĂN VUI
Sinh viên thực hiện: VÕ TRỌNG NGHĨA
Mã số sinh viên: 143217024
Lớp
: DE17TY801
Khoá : 2017

Trà Vinh, tháng 01 năm 2021

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
KHOA NÔNG NGHIỆP – THỦY SẢN


TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
BỆNH VIÊM VÚ TRÊN BÒ SỮA VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI
TRẠI TRÌNH DIỄN VÀ THỰC NGHIỆM CHĂN NI BỊ SỮA
CƠNG NGHỆ CAO MƠ HÌNH ISRAEL

Giảng viên hướng dẫn: TS NGUYỄN VĂN VUI
Sinh viên thực hiện: VÕ TRỌNG NGHĨA
Mã số sinh viên: 143217024
Lớp
: DE17TY801


Khoá : 2017

Trà Vinh, tháng 01 năm 2021

2

2


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực tập: VÕ TRỌNG NGHĨA
Tên luận văn “Bệnh viêm vú trên bò sữa và hiệu quả điều trị tại trại
Trình diễn và Thực nghiệm Chăn ni bị sữa cơng nghệ cao mơ hình
Israel”.
Đã hồn thành tiểu luận theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và
các ý kiến nhận xét, đóng góp của Hội Đồng Chấm Thi Tốt Nghiệp Bộ môn
Chăn nuôi Thú y ngày………………………..
Giáo viên hướng dẫn

TS. Nguyễn Văn Vui

3

3


LỜI CẢM ƠN
Mãi khắc ghi công ơn Cha - Mẹ
Cha mẹ đã che chở cho con trước biết bao sóng gió để con có được một cuộc
sống bình n, hạnh phúc. Và ngày hôm nay con đã trưởng thành. Với lịng biết ơn

vơ vàn, con cầu mong cha mẹ ln vui khỏe và sống đời với con.
Biết ơn sâu sắc
Thầy Nguyễn Văn Vui đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ dạy cho em
nhiều điều trong suốt thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Trân trọng cảm ơn
Ban Giám Hiệu nhà trường, Bộ môn Chăn nuôi Thú y cùng tồn thể q thầy
cơ và cán bộ cơng nhân viên Trường Đại học Trà Vinh đã tận tình giảng dạy, truyền
đạt kinh nghiệm, kiến thức quý báu và tạo mọi điều kiện tốt cho em trong suốt quá
trình học tập.
Chân thành cảm ơn
Các cán bộ, công nhân viên và ban giám đốc Trại Trình diễn và Thực nghiệm
Chăn ni bị sữa cơng nghệ cao mơ hình Israel đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện
thuận lợi cho em trong thời gian qua để hoàn thành tốt đề tài này.
Thành thật cảm ơn
Tất cả người thân và bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian qua.
Sinh viên

Võ Trọng nghĩa

4

4


TĨM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Bệnh viêm vú trên bị sữa và hiệu quả điều trị tại trại
Trình diễn và Thực nghiệm Chăn ni bị sữa cơng nghệ cao mơ hình Israel” được
thực hiện tại Trại trình diễn và thực nghiệm chăn ni bị sữa cơng nghệ cao mơ
hình Israel thuộc xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh từ
ngày 5/12/2020 đến ngày 3/01/2021.

Thí nghiệm đã tiến hành theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên 1 yếu tố với 3 nhóm
lứa đẻ trên 141 con bị đang cho sữa ở lơ A2 tại trại trong đó có 90 con ở nhóm lứa
đẻ từ 1 - 2, 35 con ở nhóm lứa đẻ từ 3 - 4 và 16 con ở nhóm lứa đẻ từ 5 - 6. Thí
nghiệm tiến hành 3 tháng trên các nhóm bị sữa đang cho sữa tại trại.
Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ bị bị viêm vú lâm sàng trung bình hàng tháng
khá cao (4,10%), dao động từ 1,96% đến 7,00%. Bệnh viêm vú lâm sàng gia tăng
theo lứa đẻ; cụ thể là bò bị viêm vú lâm sàng thấp nhất ở lứa đẻ 1 - 2 chiếm 6,67%,
kế đến là lứa 3 - 4 chiếm 14,29% và cao nhất là bò đẻ ở lứa 5 - 6 chiếm 43,75% ( P
< 0,001). Bệnh viêm vú lâm sàng có xu hướng tăng theo giai đoạn cho sữa trong
một chu kỳ sữa; cụ thể tỷ lệ bò bị viêm vú lâm sàng thấp nhất ở giai đoạn 3 tháng
sữa đầu là 7,58%, kế đến là tháng thứ 4 đến tháng thứ 6 là 14,00%, tháng thứ 7 đến
tháng thứ 9 là 31,82% và cao nhất là trên 9 tháng sữa chiếm 39,47% (P < 0,001).
Việc điều trị viêm vú lâm sàng có tỷ lệ khỏi bệnh khả quan (100,00%). Hiệu quả
điều trị bằng kháng sinh dưới dạng tiêm càng cao khi thời gian điều trị kéo dài; cụ
thể tỷ lệ bò khỏi bệnh thấp nhất là 11,11% ở thời gian 2 - 3 ngày, kế đến là 22,22%
ở thời gian 3 - 5 ngày và cao nhất là 67,67% ở thời gian điều trị trên 5 ngày ( P <
0,05).

5

5


MỤC LỤC
Trang

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt


Nguyên văn

Nghĩa tiếng Việt
Con lai giữa bò HF thuần với
bò cái lai Sind
Con lai giữa bò HF thuần với
bò cái F1
Con lai giữa bò HF thuần với
bò cái F2

F1
F2
F3
HF
FAO

Holstein Friesian
6
Food and Agriculture
Organization Tổ chức Lương thực và Nông
of the United Nations
nghiệp Liên Hợp Quốc

6


ctv
FMD
IBR


Cộng tác viên
Foot and Mouth Disease
Infectious Bovine Rhinotracheitis

BRSV

Bovine Respiratory Syncytial Virus

BVD
CMT
TMR

Bovine Viral Diarrhoea
California Mastitis Test
Total Mixed Ration

Bệnh lở mồm long móng
Bệnh viêm thanh khí quản
truyền nhiễm
Virus hợp bào gây bệnh hơ hấp
ở bị
Bệnh tiêu chảy do virus ở bị
Khẩu phần hỗn hợp hoàn chỉnh

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người ở một số quốc gia năm
2017…….13
Bảng 2.2 Số lượng và năng suất sữa đàn bị cái vắt sữa qua các năm………………
15

Bảng

2.3

10

tỉnh

chăn

ni

bị

sữa

lớn



Việt

Nam

năm

2018……………………...15
Bảng 2.4 Cơ cấu đàn bò HF của trại…………………………………………….....20
Bảng 2.5 Sự gia tăng số lượng vi khuẩn theo thời gian…………………………....36
Bảng 2.6 Cách phát hiện bệnh lý khi kiểm tra sờ nắn đầu vú……………………..40

Bảng 2.7 Cách đọc phản ứng và ghi chú…………………………………………..41
Bảng 2.8 Giải thích kết quả CMT………………………………………………….41
Bảng 2.9 Phân loại các nhóm kháng sinh……...................................................…..43
7
Bảng 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm………………………………………………….45

Bảng 4.1 Tỷ lệ viêm vú lâm sàng từ ngày tháng 10 đến tháng 12 năm 2020……48

7


Bảng 4.2 Tỷ lệ viêm vú lâm sàng theo lứa đẻ………………………………….….49
Bảng 4.3 Tỷ lệ viêm vú lâm sàng theo giai đoạn cho sữa trong chu kỳ sữa………50
Bảng 4.4 Kết quả điều trị viêm vú lâm sàng…………………………………..…..51

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình

2.1



đồ

bố

trí

tổng


thể

của

trại.......................................................................16
Hình 2.1 Chuồng ni của trại………………......................................................
….17
Hình 2.2 Khu làm mát trước khi vắt sữa…………………………………..
………..18
Hình 2.4 Hố ủ chua thức ăn………………………………………………………19
Hình 2.5 Khu vắt sữa………………………………..........................…………….21
Hình 2.6 Khu điều trị và cạn sữa có cảm biến hồng ngoại…………...……………22
Hình 2.7 Bị Holstein Friesian (HF)……………………………………….………23
Hình 2.8 Bị Jersey……………………………………………………..………….24
Hình 2.9 Brown Swiss…………………………........................................………..25
Hình 2.10 Sơ đồ lai tạo bị sữa ở Việt Nam………………………………………..27
Hình 2.11 Cỏ voi…………………………………………………………..………28
8

Hình 2.12 Cỏ sả lá lớn……………………………………………………….…….28
Hình 2.13 Cỏ Ruzi……………………..........................................................……..29

8


Hình 2.14 Nang tuyến và hệ thống ống dẫn phân tiết sữa……………………..…..31
Hình 2.15 Biến chứng của bệnh viêm vú………………………………………….39

9


9


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Đặt vấn đề

Việt Nam được biết đến là một nước nông nghiệp. Nước ta là một nước có
khí hậu nhiệt đới gió mùa, thuận lợi cho việc trồng trọt và chăn nuôi gia súc, gia
cầm. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế
trong nước, chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng được nâng cao. Vì vậy,
nhu cầu tiêu thụ thực phẩm sạch, chất lượng, ngon và bổ càng được chú trọng.
Ngành chăn ni có một vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế nước nhà. Đây là
nguồn cung cấp thực phẩm sạch chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể con người
đặc biệt là các sản phẩm giàu dinh dưỡng từ sữa.
Ngày nay, nhu cầu về sữa của người tiêu dùng ngày càng tăng. Dự báo nhu
cầu tiêu dùng sữa bình quân đầu người của nước ta theo phương án cơ sở năm 2015
bình quân đầu người là 20,8 lít; năm 2020 bình qn đầu người là 27,3 lít, sản xuất
trong nước đạt 1 triệu lít, đáp ứng 38% nhu cầu tiêu thụ trong nước (Bùi Hải
Nguyên, 2018).
Nhu cầu tiêu thụ sữa bò ngày càng tăng thúc đẩy ngành chăn ni bị sữa
phát triển từ quy mơ nhỏ lẻ, hộ gia đình sang chăn ni theo hướng công nghiệp áp
dụng những trang thiết bị hiện đại vào sản xuất. Do đó vấn đề kỹ thuật chăn nuôi
phải được chú trọng để đem lại hiểu quả kinh tế cho người chăn ni. Trong đó,
bệnh viêm vú là một trong những thách thức cần giải quyết để chăn ni bị sữa đạt
hiệu quả. Viêm vú rất dễ mắc bệnh, lây lan nhanh và gây thiệt hại rất lớn về kinh tế
vì nó làm giảm sản lượng sữa và chất lượng sữa. Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh
viêm vú ở bị có thể kể đến như do vi khuẩn xâm nhập, điều kiện chăm sóc vệ sinh
và ni dưỡng kém, phương pháp và kỹ thuật vắt sữa không đúng, sự thay đổi khẩu

phần ăn quá nhanh, tỷ lệ thức ăn tinh trong khẩu phần ăn quá nhiều nhưng thiếu
vitamin và khống chất hay bị bị stress nhiệt (Nguyễn Thanh Hải, 2018). Vì vậy
cần tìm hiểu nguyên nhân, phát hiện sớm bệnh viêm vú và từ đó có biện pháp điều
10

trị kịp thời, có hiệu quả hạn chế thiệt hại kinh tế do bệnh viêm vú từ bò sữa gây ra.

10


Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự đồng ý của Bộ môn Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Trà Vinh, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu: “Bệnh
viêm vú trên bò sữa và hiệu quả điều trị tại Trại trình diễn và thực nghiệm
chăn ni bị sữa cơng nghệ cao mơ hình Israel”.
1.2 Mục tiêu và yêu cầu
1.2.1 Mục tiêu

Đánh giá ảnh hưởng của lứa đẻ, giai đoạn cho sữa đến bệnh viêm vú và hiệu
quả điều trị trên đàn bò sữa đang vắt sữa tại trang trại.
Đồng thời, cũng tìm hiểu quy trình phịng và cách phát hiện bệnh viêm vú.
1.2.2

Yêu cầu
Theo dõi và thu thập những số liệu liên quan đến số cá thể bị viêm vú, lứa đẻ

và giai đoạn cho sữa của từng cá thể, số ngày cũng như các loại thuốc điều trị, cách
tính phân loại, đánh giá các chỉ tiêu theo dõi.

11

11



Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Tình hình chăn ni bị sữa hiện nay trên thế giới
Một trong những chỉ tiêu đánh giá sự phát triển ngành chăn ni trâu bị sữa
nói chung và bị sữa nói riêng là khối lượng sữa tính trên đầu người.
Bảng 2.1 Mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người ở một số quốc gia năm 2017
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Tên nước
Tiêu thụ sữa (kg/người/năm)
Phần Lan
361,19
Thụy Điển
355,86
Hà Lan
320,15
Thụy Sĩ
315,78

Hy Lạp
314,69
Montenegro
305,87
Lithuania
303
Đan Mạch
295,62
Albania
281,17
Romania
266,19
FAO, 2017
Trong ba thập kỷ qua, sản lượng sữa thế giới đã tăng hơn 58%, từ 522 triệu
tấn năm 1987 lên 828 triệu tấn trong năm 2017. Ấn Độ là nhà sản xuất sữa lớn nhất
thế giới, với 21% sản lượng toàn cầu, tiếp theo là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Pakistan và
Brazil. Kể từ những năm 1970, hầu hết việc mở rộng sản xuất sữa là ở Nam Á, là
động lực chính cho tăng trưởng sản xuất sữa ở các nước đang phát triển. Sản xuất
sữa ở Châu Phi đang tăng chậm hơn so với các khu vực đang phát triển khác, vì
nghèo đói và ở một số quốc gia điều kiện khí hậu bất lợi. Các quốc gia có sản lượng
sữa cao nhất là New Zealand, Hoa Kỳ, Đức, Pháp, Úc và Ireland. Các quốc gia có

12

12


thâm hụt sữa cao nhất là Trung Quốc, Ý, Liên bang Nga, Mexico, Algeria và
Indonesia (FAO, 2017).
Sản lượng sữa bò chiếm 82,2% trong tổng số sản lượng sữa trên thế giới.

Tăng 0,5% lên 678 triệu tấn vào năm 2016, chậm hơn tốc độ tăng trưởng 2,2% vào
năm 2015 (Gilles Froment Chair and Nico van Belzen, 2017).
2.2 Tình hình chăn ni bị sữa hiện nay ở Việt Nam
Ngành chăn ni bị sữa Việt Nam đã có trên nửa thế kỷ. Với rất nhiều khó
khăn, trải qua nhiều sóng gió của thị trường lúc lên, lúc xuống nhưng chăn ni bị
sữa Việt Nam vẫn phát triển theo hướng tích cực. Từ chỗ khơng có bị sữa, đến nay,
đàn bị sữa Việt Nam đã có 294.382 con (Số liệu thống kê 01/10/2018). Trong đó,
bị cái vắt sữa là 196.671 con. Đàn bị sữa nêu trên được nuôi ở 28.695 hộ nông dân
với quy mơ bình qn 9,86 con/hộ; 1.717 trại, quy mơ trung bình 37,4 con/trại và
một số trang trại quy mơ lớn từ 2.000; 3.000; 4.000 đến vài chục ngàn con (Tổng
cục Thống Kê, 2016). Sản lượng sữa tươi từ đàn bò trên sản xuất được gần một
triệu tấn (936.003 ngàn tấn), đáp ứng 39 - 40% nhu cầu tiêu thụ sữa của người Việt
Nam (Sữa quy đổi bình quân/đầu người (2018) là 26kg, trong đó sữa tươi gần
10,0kg, (trong khi bình quân thế giới sữa tươi là 103 - 104kg). Hơn 60% lượng sữa
tiêu dùng còn lại, Việt Nam phải nhập từ bên ngoài. Theo số liệu của Tổng Cục Hải
Quan, năm 2013, 2014, nước ta phải chi hơn 1 tỷ USD để nhập sữa, từ năm 2015
đến nay con số này là dưới 1 tỷ (800 - 900 triệu USD). Năm 2018, số tiền nhập
khẩu sữa của nước ta gần 963 triệu USD, riêng 3 tháng đầu năm 2019, gần 260 triệu
USD để nhập sữa (Tâm An, 2019).
Giai đoạn 2011 - 2016, đàn bò sữa nước ta đã tăng gần 2 lần, từ 142.700 con
lên 283.990 con. Năm 2016, sản lượng sữa tươi nguyên liệu đạt gần 800.000 tấn.
Trong đó, những “đại gia” về chăn nuôi và chế biến sữa của Việt Nam có thể kể đến
như TH True Milk với đàn bò 45.000 con; Vinamilk 27.000 con (thu mua từ
120.000 con bị của nơng dân); Mộc Châu 20.000 con; Hoàng Anh Gia Lai 11.000
13

con; Freshland Campina Vietnam 3.000 con (Tâm An, 2017).

13



Bảng 2.2 Số lượng và năng suất sữa đàn bò cái vắt sữa qua các năm
Năm
2012
2013
2014
2015
2016
2017
2018

Số bò cái vắt sữa
Năng suất sữa
Tổng sản lượng sữa
(*1000 con)
(kg/con/năm)
(tấn)
98
3.881
381.741
103
4.411
456.390
125
4.406
549.553
157
4.606
723.153
178

4.423
795.144
186
4.742
881.270
197
4.759
936.003
Thống kê chăn nuôi Việt Nam, 2018

Bảng 2.3 10 tỉnh chăn ni bị sữa lớn ở Việt Nam năm 2018
STT Tỉnh ni bị sữa
Cả nước

Số lượng bị sữa (con)

Sản lượng sữa (tấn)

294.382

936.003

1

TP. Hồ Chí Minh

81.280

297.460


2

Nghệ An

63.130

220.796

3

Sơn La

24.559

90.433

4

Lâm Đồng

20.827

80.269

5

Long An

17.597


33.254

6

Tây Ninh

11.646

34.248

7

Vĩnh Phúc

11.512

23.993

8

Sóc Trăng

9.623

17.502

9

Thanh Hóa


7.286

18.892

10

Bình Dương

4.260
Thống kê chăn nuôi Việt Nam, 2018

11.276

Khoa học kỹ thuật cùng công nghệ cao dùng trong chăn ni bị sữa ngày
càng phát triển đã hạn chế được một phần bất lợi của điều kiện sinh thái, thời tiết,
khí hậu, đồng thời phát huy được tiềm năng, năng suất đàn bò. Dự báo, tới năm
2020, đàn bò sẽ tăng lên 500.000 con và sản lượng sữa tươi nguyên liệu đạt 1 triệu
tấn. Tất cả sẽ là địn bẩy giúp cho ngành cơng nghiệp sữa phát triển mạnh mẽ hơn
nữa (Tâm An, 2017).

14

14


2.3 Tổng quan về trại bò sữa
2.3.1 Điều kiện tự nhiên
2.3.1.1 Vị trí địa lý
Trại trình diễn thực nghiệm chăn ni bị sữa cơng nghệ cao Israel (DDEF)
hay cịn được gọi tắt là Trại bò sữa Israel thuộc Trung Tâm Quản Lý Và Kiểm Định

Giống, Cây Trồng và Vật Nuôi. Trại được tọa lạc ở đường Thanh Niên, ấp 4, xã
Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh.

Hình 2.1 Sơ đồ bố trí tổng thể của trại
Trại có diện tích 9.8ha, trong đó khu chuồng ni rộng 4ha và được xây dựng
theo kiểu công nghiệp, chia làm 2 dãy chuồng, mỗi dãy được chia ra các khu khác
nhau: khu nuôi bê sơ sinh đến 4,5 tháng tuổi, từ 4,5 tháng đến 7 tháng, 7 đến 12
tháng, khu bò tơ, khu bò mang thai nhỏ, khu bò lấy sữa sản lượng cao và khu bò sản
lượng thấp, khu chờ đẻ. Đồng cỏ rộng 6ha, khu nhà kho gồm các kho chứa thức ăn,
hố ủ.
2.3.1.2 Điều kiện khí hậu
Nhiệt độ trung bình là 29,5, cao nhất là tháng 5 lên đến 37, thấp nhất là tháng
2 với nhiệt độ 23. Độ ẩm khơng khí cao nhất trong tháng 7 - 11 (cao hơn trung bình
15

năm từ 5 - 9%). Ngược lại, trong các tháng mùa khô, nhất là tháng 1 - 6 độ ẩm thấp

15


nhất trung bình từ 9 - 10%, thậm chí 14 - 15%. Độ ẩm cao nhất trung bình là 94,6%
và độ ẩm thấp nhất trung bình là 51,3%.
Nhìn chung khí hậu mang rõ nét của khí hậu miền Đơng Nam Bộ, do ảnh
hưởng của gió mùa nhiệt đới nên có hai mùa mưa, nắng rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ
tháng 5 đến tháng 11, chiếm 90% lượng mưa cả năm. Mùa khô bắt đầu từ tháng 12
đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình năm là 1.979mm.(trạm Tân Sơn Nhất).
2.3.2 Điều kiện chăn nuôi
2.3.2.1 Chuồng trại
Chuồng nuôi được thiết kế với chiều cao ở phần cuối mái là 5m, chỗ cao nhất
là 12,75m, mở thành 2 mái. Khoảng cách giữa 2 mái là 2m giúp cho sự đối lưu

khơng khí, thốt nhiệt và giảm sự ơ nhiễm trong chuồng ni tốt nhất.

Hình 2.3 Chuồng ni của trại
Bị sữa được ni nhốt trong chuồng theo từng nhóm sản xuất, ở giữa có các
vách ngăn di động để mở rộng hay thu hẹp diện tích tùy số lượng bị trong nhóm.
Mái chuồng được làm bằng tole tản nhiệt, sơn phủ 1 lớp màu xanh lá tác
dụng giảm bức xạ nhiệt của mặt trời. Độ dốc của mái hiên là 20 0 - 300 so với mặt
đất giúp cho việc đối lưu khơng
16 khí trong chuồng.

16


Nền chuồng là lớp đất được nén chặt. Chất độn chuồng chính là mùn cưa,
giúp cho sự hút ẩm và hạn chế ảnh hưởng đến chân móng so với nền chuồng bằng
bê tơng.
Bên trong chuồng bố trí hệ thống làm mát cho bị gồm hệ thống quạt gió hoạt
động 24/24. Đây là yêu cầu rất cần thiết để cải thiện bầu tiểu khí hậu trong chuồng
ni và cũng là biện pháp làm mát trực tiếp, làm giảm hiện tượng stress nhiệt trên
con bị sữa ở những thời điểm nắng nóng, đặc biệt đối với bò năng suất càng cao,
sản sinh nhiệt càng nhiều và cần được làm mát cơ thể thường xun.
Chuồng ni bê con là dạng chuồng cũi (kích thước 1,2m x 2,4m x 1,2m/1ơ),
chất liệu là sắt, có thể di chuyển được. Bê con từ 0 - 2 tháng được nuôi trong cũi,
đặt cao hơn mặt đất 10 - 20cm.

Hình 2.4 Khu làm mát trước khi vắt sữa
Khu vắt sữa được chia làm 3 khu vực gồm khu chờ vắt sữa (khu làm mát),
khu vắt sữa và khu chứa sữa (bồn chứa). Khu chờ vắt sữa có bố trí hệ thống làm mát
cho bị. Khu vắt sữa được bố trí 16 ơ vắt, tương ứng 16 con/1 lần vắt, bò được sử
dụng chip gắn ở chân để nhận biết số hiệu và sản lượng sữa của từng cá thể. Hệ

thống máy vắt sữa được kết nối với hệ thống máy tính để ghi nhận kết quả năng
suất sữa của từng cá thể. Khu chứa sữa gồm có bồn chứa sữa và hệ thống giữ
17

lạnh.Khu chuồng điều trị là khu cách ly và điều trị gia súc bệnh, được bố trí khoảng

17


giữa 2 khu vực chuồng nuôi và khu vắt sữa. Những con bị được hệ thống vi tính
ghi nhận có những bất thường trong quá trình vắt sữa sẽ được đưa về khu chuồng
này qua cửa tự động để cán bộ thú y theo dõi và điều trị.
Ở khu xử lý chất thải, chất thải rắn được thu gom hàng ngày tập trung vào 2
hố chứa ở đầu dãy chuồng ni và được xe chở ra ngồi. Chất thải lỏng theo hệ
thống cống thốt được bố trí dọc theo chuồng nuôi, tập trung về khu vực xử lý bằng
hầm biogas và sau khi xử lý được bơm ra đồng cỏ.

Hình 2.4 Hố ủ chua thức ăn
Khu dự trữ thức ăn gồm có nhà kho, khu dự trữ thức ăn tinh, khu ủ chua thức
ăn và dự trữ thức ăn thô. Đây được xem như là nhà máy cung cấp nguyên liệu để
tổng hợp khẩu phần thức ăn phù hợp với nhu cầu từng giai đoạn sinh trưởng và sản
xuất của bò sữa bằng phương pháp TMR (Total Mixel Ration). Lượng thức ăn hằng
ngày sẽ đượv ghi nhận và lưu trữ bằng phần mềm AFIFARM, đây là một trong
những cơ sở để đánh giá tình trạng sức khỏe của đàn bị. Khu này được vệ sinh sạch
sẽ hàng ngày nhằm tạo điều kiện tốt nhất để bảo quản thức ăn.
18

18



2.3.2.2 Xử lý chất thải
Chất thải rắn được thu gom hằng ngày tập trung vào 2 hố chứa ở dãy chuồng
ni và được xe chở ra ngồi. Chất thải lỏng theo hệ thống cống thốt được bố trí
dọc theo chuồng nuôi, tập trung về khu vực xử lý hầm biogas.
2.3.2.3 Vệ sinh, phịng bệnh
Cơng tác sát trùng chuồng ni được thực hiện định kỳ hàng tháng bằng các
dung dịch sát trùng như Biodine, Bioxide. Ngoài ra định kỳ hàng quý bị được phun
thuốc ngừa ký sinh trùng ngồi da tổng đàn.
Cơng tác tiêm phịng dịch bệnh thực hiện theo quy định của Chi cục Thú y
Thành Phố, đối với Tụ huyết trùng tiêm 1 lần/năm, FMD 2 lần/năm. Tiêm phòng
vaccine CattleMaster 4+ L5 hàng năm phòng ngừa IBR, BRSV, BVD và 5 chủng
Leptospira là L. canicola, L. hardjo, L. icterohaemorrhagiae, L. grippotyphosa và
L. Pomona. Khi bò đủ chỉ tiêu để chuyển từ nhóm này qua nhóm kia thì sẽ được các
bác sĩ thú y ở trại tiêm phòng ký sinh trùng bằng thuốc Ivermectin.
2.3.2.4 Cơ cấu đàn bò sữa
Bảng 2.4 Cơ cấu đàn bò HF của trại
Tháng khảo sát

Đơn vị tính

Tháng 10

Tháng 11

Tháng 12

Bị khai thác sữa

Con


102

100

90

Bị chờ đẻ
Bị cạn sữa
Bị tơ mang thai

Con
Con
Con
Con

15
29
13

15
19
18

18
28
19

27

25


21

Con
Con
Con
Con
Con
Con

17
23
8
10
57

25
14
9
8
59

29
17
7
6
54

301


292

289

Nhóm bị

Bị hậu bị >12 tháng
Bị tơ từ 7 - 12 tháng tuổi
Bê tơ lỡ từ 4,5 - 7 tháng tuổi
Bê cái từ 2 - 4,5 tháng tuổi
Bê sơ sinh đến 60 ngày tuổi
Bò đực
Tổng đàn

19

19


2.3.2.5 Quy trình vắt sữa
Đàn bị khai thác sữa hiện tại được vắt 3 lần/ngày, sáng từ 6h - 7h15, chiều từ
14h - 15h15, tối từ 21h - 22h15. Việc vắt sữa được công nhân và kỹ thuật thực hiện
theo đúng quy trình.
Trước khi vắt 40 phút, đàn bị sữa được đưa lên làm mát và sau đó được đưa
vào khu vắt sữa. Quy trình vắt sữa như sau. Bước 1, nhúng vú bị với dung dịch
Apol first, có tác dụng làm sạch và diệt khuẩn. Bước 2, sau 1 - 2 phút lau vú với
khăn khô và sạch, chỉ sử dụng 1 khăn/lần/bò. Bước 3, sau 1 - 2 phút thì bắt đầu vắt
sữa. Bước 4, nếu sau khi vắt xong mà hệ thống báo sản lượng sữa giảm hoặc có khả
năng viêm vú tiềm ẩn thì cần kiểm tra bầu vú cịn sữa hay khơng và số lượng sữa
được ghi nhận trên hệ thống, nếu bò còn sữa thì cần vắt lại. Bước 5, sau khi vắt

xong, nhúng vú bằng dung dịch Dermasept Extra, có tác dụng tạo màng bọc bao
quanh bầu vú tránh nhiễm khuẩn và sau đó cho bị về chuồng có sẵn thức ăn cho bò.
Đối với bò tiêm kháng sinh, viêm vú, bò mới đẻ sẽ được vắt riêng.

Hình 2.5 Khu vắt sữa
20

20


2.3.2.6 Quy trình cạn sữa
Tiến hành cạn sữa đối với bò mang thai trên 220 ngày (gọi là cạn sữa sinh
lý), bị có sản lượng trung bình 7 ngày < 10kg (gọi là cạn sữa do sản lượng sữa
thấp), bò bị bệnh nặng (nhiễm ký sinh trùng máu, đau chân nặng cần cạn sữa để
khỏe lại). Trang trại áp dụng phương pháp cạn sữa tức thì. Nghĩa là ngừng ngay
việc vắt sữa khi cần cạn sữa. Ở lần vắt cuối cùng, nhân viên kỹ thuật sẽ vắt kiệt sữa
trong bầu vú và sẽ bơm 1 tuýp Mamifort secado cho 1 núm vú. Mamifort cecado là
hỗn hợp kháng sinh dạng keo, 1 tuýp 8g gồm Cloxacillin (500mg) và Ampicillin
(250mg). Bò cạn sữa được buộc chân bằng găng tay khám bò màu đỏ để nhân viên
chăn nuôi nhận biết và tách về lơ bị cạn sữa theo dõi. Những con bị này sẽ được
theo dõi 3 - 5 ngày, nếu cạn sữa thành cơng sẽ chuyển bị về lơ bị cạn sữa mang
thai.

Hình 2.6 Khu điều trị và cạn sữa có cảm biến hồng ngoại.
2.4 Tổng quan về một số bò cho sữa thường ni tại Việt Nam
2.4.1 Bị Holstein Friesian (HF)
Giống bò chuyên sữa21nổi tiếng thế giới bắt nguồn từ bò đen và trắng của
Batavian và Friezians từ Hà Lan. Bò HF có 3 dạng màu lơng chính là lang trắng đen

21



(chiếm ưu thế), lang trắng đỏ (ít), và tồn thân đen riêng đỉnh trán và chót đi
trắng. Các điểm trắng đặc trưng là điểm trắng ở trán, vai có vệt trắng kéo xuống
bụng, 4 chân và chót đi trắng.
Về hình dáng, bị HF có thấn dạng hình nêm đặc trưng của bò sữa. Đầu con
cái dài, nhỏ, thanh; đầu con đực thơ. Sừng nhỏ, ngắn, chỉa về phía trước. Trán
phẳng hoặc hơi lõm. Cổ thanh, dài vừa phải, khơng có yếm. Vai - lưng - hông mông thẳng hàng. Bốn chân thẳng, đẹp, hai chân sau doãng. Bầu vú rất phát triển;
tĩnh mạch vú nổi rõ.
Tầm vóc bị HF khá lớn có khối lượng sơ sinh khoảng 35 - 45kg, lúc trưởng
thành đạt 500 - 800 kg/cái, 800 - 1.100 kg/đực. Bị này thành thục sớm, có thể phối
giống lúc 15 - 20 tháng tuổi. Khoảng cách lứa đẻ khoảng 12 - 13 tháng.
Năng suất sữa trung bình khoảng 6.000 - 8.800 kg/chu kỳ (305 ngày), tỷ lệ
mỡ sữa thấp, bình quân 3,5 - 4%. Năng suất sữa biến động nhiều tuỳ theo điều kiện
ni dưỡng và thời tiết khía hậu, cũng như kết quả chọn lọc của từng nước.
Đây là giống bị có sản lượng sữa cao nhất và được ni với tỷ lệ cao nhất
trong các giống bị sữa hiện nay nhờ thích nghi khá rộng rãi với nhiều điều kiện khí
hậu (Nguyễn Thanh Hải, 2018).

Hình 2.7 Bị Holstein Friesian (HF)
22 (Katie Pike, 2018)

22


2.4.2 Bị Jersey
Giống bị chun sữa có nguồn gốc từ Anh. Bò Jersey là kết quả tạp giao
giữa giống bò Bretagne (giống bò của Pháp) với bò địa phương, về sau có bổ sung
thêm giống bị Normandie (Pháp).
Tầm vóc của bò Jersey tương đối bé, nhỏ con, khối lượng bò đực trưởng

thành từ 500 - 700 kg/con, bò cái là từ 350 - 450 kg/con, như vậy nặng trung bình
khoảng 400kg với chiều cao hơn 125cm. Bị có màu vàng xám hoặc sẫm, màu lơng
của bị Jersey thay đổi từ màu xám nhạt hay màu lông chuột đến màu nâu tối hầu
như là đen. Có những con có đốm trắng ở bụng, chân và đầu, đầu, vai và mơng có
màu lơng tối hơn phần khác.

Hình 2.8 Bị Jersey
(Chi cục thú y Hồ Chí Minh, 2019)
Bị có kết cấu ngoại hình đẹp, thân hình chữ nhật. Lưng và cổ tạo thành một
đường thẳng, đầu nhẹ, mặt cong, mắt lồi, cổ thành dài và có yếm khá phát triển. Vai
cao và dài. Ngực sâu, xương sườn dài. Lưng dài, rộng. Mông dài, rộng và phẳng.
Bụng to, tròn. Bốn chân mảnh, khoảng cách giữa hai chân rộng. Đuôi nhỏ. Bầu vú
phát triển tốt cả phía trước và phía sau, tĩnh mạch vú to và dài. Nhìn chung, bị có
kết cấu ngoại hình đẹp, đặc thù của bò hướng sữa.
23

23


Ưu điểm cuả bò Jersey là trưởng thành sinh dục khá sớm, con cái từ 12 - 14
tháng tuổi có thể phối giống lần đầu, có khả năng để 1 năm 1 lứa. Bị đực
giống phát triển tốt có thể lấy tinh lúc 12 tháng tuổi. Năng suất sữa bình quân đạt
3.000 - 5.000 kg/chu kỳ 305 ngày, trung bình khoảng khoảng 4500 kg/chu kỳ, năng
suất sữa đạt tối đa 8.000kg, thời gian giữa 2 kỳ mang thai của bò Jersey là 402 ngày,
thời gian cho sữa là 90% tương đương 2.434 kg sữa/năm. Đặc biệt bị Jersey cho
sữa có nhiều chất béo và nhiều protein có tỷ mỡ sữa rất cao (5 - 5,4%), mỡ sữa màu
vàng, hạt to thích hợp cho việc chế biến bơ (Nguyễn Thanh Hải, 2018).
2.4.3 Bị Brown Swiss (Bị nâu Thụy Sĩ)
Giống bị có nguồn gốc từ Thụy Sĩ do nhân thuần từ bò địa phương theo
hướng kiêm dụng sữa - thịt. Giống bò này có tính bảo thủ di truyền cao về ngoại

hình và sức sản xuất sữa.
Bị nâu Thụy Sĩ có màu nâu nhạt, một số ít màu sáng đậm hay nâu xám. Đầu
ngắn, trán dài và rộng, mồm rộng, sừng ngắn, cong, gốc sừng trắng. Thân hình dài,
ngực nở, sâu, rộng, sườn bụng thon. Bốn chân chắc chắn khoẻ mạnh, tư thế vững
vàng, móng đen.

24Hình 2.9 Brown Swiss

(Bovinosgando, 2018)

24


Đây là giống bị có tầm vóc lớn, cho thịt cao hơn các giống khác, có khả
năng tăng trọng nhanh, phẩm chất thịt ngon. Thể trọng lúc sơ sinh khoảng 31 37kg, khối lượng trưởng thành của bò cái là 650 - 750 kg/con và bò đực là 750 1.000 kg/con. Tỷ lệ thịt xẻ 59 - 60%. Năng suất sữa bình quân 5.000 kg/chu kỳ, tỷ
lệ mỡ sữa trung bình khoảng 4% (Nguyễn Thanh Hải, 2018).
2.4.4 Nhóm bị lai Holstein Friesian F1, F2, F3
Bò sữa lai Holstein Friesian F1: Là kết quả lai đời 1 giữa bò cái Lai Sind với
bò đực Hà Lan (Holstein Friesian) hoặc tinh của nó. Bị lai F1 có 1/2 (50%) máu bị
Hà Lan. Bị lai F1 Hà Lan khơng có u, thường có màu lông đen tuyền (đôi khi đen
xám, đen nâu), tầm vóc lớn hơn bị lai Sind, bầu vú phát triển, đơi khi có vết lang
trắng rất nhỏ ở dưới bụng, bốn chân, khấu đi và trên trán, thích nghi tốt với điều
kiện chăn nuôi nước ta. Khối lượng cơ thể con cái là 300 - 400kg, con đực là 500 550kg. Bê sơ sinh nặng 25 - 30kg. Năng suất sữa trung bình một ngày là 10 - 13kg
(ngày cao nhất có thể đạt 15 - 18kg, khoảng 2.500 - 3.000 kg/chu kỳ). Tỷ lệ mỡ sữa
là 3,6 - 4,2%. Ưu điểm của bò lai F1 là thành thục sinh dục sớm và mắn đẻ (động
dục lần đầu bình quân lúc 17 tháng tuổi), chịu đựng tương đối tốt với điều kiện ni
dưỡng kém, khí hậu nóng ẩm và ít bệnh tật, có thể ăn nhiều cỏ xanh nên khơng đòi
hỏi nhiều thức ăn tinh (Lê Văn Phong, 2016).
Bò sữa lai Holstein Friesian F2: Là con lai giữa bò đực thuần chùng HF của
Hà Lan với bò cái F1. Bò lai F2 có tỉ lệ máu bị HF là ¾ (75%). Từ đó đàn cái lai 3

máu sản xuất sữa (bò Vàng Việt Nam, bò Red Sindhi và bò Holstein Friesian). Bị
thích nghi tốt với điều kiện chăn ni nước ta. Bị sữa F2 có ngoại hình giống bị
HF như có hình cái nêm, có gốc vng ở mơng, nhưng tầm vóc khá hơn bị F1, có
lang trắng đen, đen nhiều hơn trắng. Bò đực trưởng thành cân nặng 600 - 700kg. Bị
cái trưởng thành nặng trung bình 400 - 450kg. Bê sơ sinh cân nặng 30 - 35kg. Sản
lượng sữa trung bình 3.000 - 3.500 kg/chu kỳ. Tỷ lệ mỡ sữa 3,2 - 3,8% (Lê Văn
Phong, 2016).
25
Bò sữa lai Holstein Friesian
F3: Là con lai giữa bò đực HF và bị cái F2
(F2). Bị lai F3 có tỉ lệ máu bị HF là 7/8. Bị sữa F3 có tầm vóc lớn hơn bò sữa F1

25


×