Tải bản đầy đủ (.docx) (61 trang)

“Khảo sát một số bệnh thường gặp về da trên chó và hiệu quả điều trị tại Phòng khám Thú Y Cún Cưng”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 61 trang )

“Khảo sát một số bệnh thường gặp về da trên
chó và hiệu quả điều trị tại Phòng khám Thú
Y Cún Cưng”

i


TÓM TẮT TIỂU LUẬN
Đề tài nghiên cứu: “Khảo sát một số bệnh thường gặp về da trên chó và
hiệu quả điều trị tại Phòng khám Thú Y Cún Cưng” được thực hiện tại Phòng
khám Thú Y Cún Cưng số 7, Quang Trung, quận 9, Tp.HCM. Từ ngày 13/01/2021
đến ngày 25/03/2021.
Với mục đích khảo sát tình hình bệnh về da trên chó nhằm đưa ra những
khuyến cáo cho người chăn ni có biện pháp chăm sóc, ni dưỡng và phịng bệnh
hợp lý, chúng tôi đã tiến hành khảo sát trên 256 con chó đến khám và điều trị tại
Phịng khám Thú Y Cún Cưng. Kết quả thu được như sau:
Trong số 256 ca chó được mang đến khám và điều trị có 29 ca mắc bệnh ngồi
da chiếm (11,33%). Trong đó 10 ca nhiễm nấm (34,48%), 2 ca bệnh da do dị ứng
(6,9%), có 9 ca bệnh da do vi khuẩn (31,03%), 4 ca nhiễm Demodex (13,79%), 1 ca
nhiễm Sarcoptes (3,45%), 2 ca nhiễm ve (6,9%) và 1 ca nhiễm bọ chét ( 3,45%).
Tỷ lệ bệnh về da bị ảnh hưởng bởi yếu lứa tuổi, sai biệt có ý nghĩa về mặt
thống kê. Tỷ lệ bệnh về da không phụ thuộc vào giới tính, nguồn gốc.
Kết quả định danh: 100 % ve thuộc họ Ixodidae
Tỷ lệ điều trị khỏi bệnh là: 100% đối với ve, bọ chét và Sarcoptes, 90% đối
với nấm, 89% đối với viêm da, 75% đối với Demodex, 50% đối với dị ứnng.
Tỷ lệ tái nhiễm là: 40% đối với nấm, 33,3% đối với viêm da, 25% đối với
Demodex, khơng có trường hợp tái nhiễm đối với Sarcoptes, dị ứng, ve và bọ chét.


MỤC LỤC


Chương 1. MỞ ĐẦU.......................................................................................1
1.1.

Đặt vấn đề..........................................................................................1

1.2.

Mục đích và yêu cầu.......................................................................... 2

1.2.1.

Mục đích........................................................................................2

1.2.2.

Yêu cầu..........................................................................................2

Chương 2. TỔNG QUAN............................................................................... 3
2.1.

Cấu tạo và sinh lý da chó...................................................................3

2.1.1.

Hình thái của da.............................................................................3

2.1.2.

Chức năng của da..........................................................................3


2.1.3.

Cấu tạo da chó...............................................................................4

2.1.4.

Sự tuần hồn và hệ thống thần kinh của da...................................5

2.1.5.

Sản phẩm của da............................................................................5

2.2.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến bệnh về daError!

Bookmark

not

defined.
2.2.1. Môi trường..................................Error! Bookmark not defined.
2.2.2.

Dinh dưỡng....................................................................................8

2.2.3.

Rối loạn hormone..........................................................................9


2.3.

Bệnh da do vi khuẩn.......................................................................... 9

2.3.1.

Hệ vi khuẩn bình thường trên da...................................................9

2.3.2.

Một số bệnh do vi khuẩn.............................................................10


2.4.

Bệnh da do nấm............................................................................... 13

2.4.1.

Phân loại nấm học....................................................................... 13

2.4.2.

Hình dáng khuẩn lạc và bào tử của các loại nấm........................14

2.4.3.

Triệu chứng và bệnh tích.............................................................16

2.4.4.


Chẩn đốn....................................................................................17

2.4.5.

Điều trị.........................................................................................17

2.5.

Bệnh da do ngoại ký sinh trùng.......................................................18

2.5.1.

Demodex canis (mị lơng bao).....................................................18

2.5.2.

Sarcoptes scabiei canis................................................................21

2.5.3.

Otodectes cynotis.........................................................................23

2.5.4. Ve.................................................................................................24
2.5.5.

Rận (Phithiraptrera)....................................................................26

2.5.6. Bọ chét (Siphonaptera)...............................................................28
2.5.7. Tác hại của ve, rận, bọ chét.........................................................29

2.5.8.

Phòng trừ ve, rận, bọ chét trên chó............................................. 29

Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT...........................31
3.1.

Địa điểm và thời gian khảo sát........................................................ 31

3.2.

Đối tượng khảo sát...........................................................................31

3.3.

Nội dung khảo sát............................................................................ 31

3.4.

Phương tiện khảo sát........................................................................31

3.4.1.

Dụng cụ....................................................................................... 31

3.4.2.

Vật liệu thí nghiệm......................................................................31

3.5.


Phương pháp khảo sát......................................................................32

3.5.1.

Đăng ký hỏi bệnh........................................................................ 32


3.5.2.

Chẩn đốn lâm sàng....................................................................32

3.5.3.

Chẩn đốn phịng thí nghiệm......................................................33

3.5.4.

Chỉ tiêu theo dõi..........................................................................33

3.5.5.

Ghi nhận triệu chứng và bệnh tích của các bệnh về da..............34

3.5.6.

Ghi nhận liệu pháp và hiệu quả điều trị......................................34

Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................................35
4.1.


Tình trạng bệnh da trên chó tại Phịng khám Thú y Cún Cưng.....35

4.1.1.

Tỷ lệ bệnh da so với các bệnh khác............................................35

4.2.

Phân loại bệnh ngoài da trên tổng số chó khảo sát.........................36

4.3.

Tỷ lệ chó bệnh ngồi da theo giống, lứa tuổi, giới tính..................39

4.3.1. Tỷ lệ chó bệnh ngồi da theo nguồn gốc trên tổng số chó khảo sát.........39
4.3.2.

Tỷ lệ chó bệnh về da theo lứa tuổi trên tổng số chó khảo sát....40

4.3.3.

Tỷ lệ chó bệnh về da theo giớ tính trên tổng số chó khảo sát....40

4.3.4.

Ghi nhận triệu chứng và bệnh tích về da....................................41

4.4.


Khảo sát liệu pháp và hiệu quả điều trị bệnh về da tại Phòng khám

Thú y Cún Cưng......................................................................................................43
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................... 49
5.1.

Kết luận............................................................................................49

5.2.

Đề nghị............................................................................................ 49

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 52


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Tỷ lệ bệnh về da so với các bệnh khác...........................................35
Bảng 4.2. Tỷ lệ chó nhiễm các nguyên nhân gây bệnh về da.........................36
Bảng 4.3. Tỷ lệ chó nhiễm ghép theo nguyên nhân gây bệnh về da..............37
Bảng 4.4. Tỷ lệ chó bệnh về da theo nhóm nguồn gốc...................................39
Bảng 4.5. Tỷ lệ chó bệnh về da theo lứa tuổi..................................................40
Bảng 4.6. Tỷ lệ chó bệnh về da theo giới tính.................................................40
Bảng 4.7. Một số triệu chứng và bệnh tích......................................................41
Bảng 4.8. Khảo sát kết quả điều trị tại Phòng khám Thú Y Cún Cưng..........43


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Cấu tạo da chó.............................................................................4

Hình 2.2. Chó bị viêm mủ nếp gấp ở mơi..................................................11
Hình 2.3. Chó bị viêm mủ nếp gấp ở âm hộ..............................................11
Hình 2.4. Bào tử nấm Microsporum canis...............................................14
Hình 2.5. Bào tử nấm Microsporum gypseum..........................................15
Hình 2.6. Bào tử nấm Trichophyton mentagrophytes................................16
Hình 2.7. Vịng đời, vị trí kí sinh và sự truyền lây của Demodex.............19
Hình 2.8. Vịng đời của Sarcoptes..............................................................22
Hình 2.9. Vịng đời của ve.........................................................................26
Hình 2.10. Vịng đời của ve 3 ký chủ.........................................................26
Hình 2.11. vịng đời của rận.......................................................................28
Hình 2.12. Vịng đời của chét.....................................................................29
Hình 4.1. Chó ngoại bị nhiễm nấm............................................................43
Hình 4.2. Chó nội bị nhiễm nấm................................................................44
Hình 4.3. Chó nhiễm Sarcoptes và viêm da...............................................45
Hình 4.4. Chó ngoại nhiễm Demodex........................................................46
Hình 4.5. Ký sinh trùng Demodex chụp dưới kính hiển vi.........................47



Chương 1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Từ xa xưa con người đã bắt đầu ni chó để giữ nhà. Ngày nay, khi đất nước
ngày càng phát triển và nhu cầu vật chất của người dân ngày càng được nâng cao, thì
việc ni thú cảnh trong nhà ngày càng phổ biến và đặc biệt là lồi chó. Vì chó là con
vật rất trung thành và gần gũi với con người. Bên cạnh đó chó cịn tham gia vào cơng
tác nghiệp vụ điều tra, làm xiếc….
Do nhu cầu ni chó của con người ngày càng cao nên hiện nay có rất nhiều
lồi chó được nhập từ nước ngồi vào như: Boxer, Nhật, Chihuahua, Doberman…
Cùng với sự gia tăng về số lượng và chủng loại các giống chó thì tình hình sức khỏe
của chó cũng đang được con người quan tâm. Bên cạnh các bệnh truyền nhiễm nguy

hiểm như: bệnh Carré, bệnh do Parvovirus, bệnh do xoắn khuẩn Leptospira... thì bệnh
ngồi da cũng khơng kém phần quan trọng. Mặc dù bệnh có tỷ lệ chết khơng cao nhưng
sẽ làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của thú cưng, cũng như sức khỏe của thú… Chính
vì thế, địi hỏi các chủ ni cần phải vệ sinh chăm sóc và kịp thời điều trị để làm giảm
tỷ lệ bệnh ngoài da ở thú cưng.
Đứng trước thực trạng trên cũng như để hiểu biết thêm về các bệnh ngồi da
trên chó, góp phần chăm sóc sắc đẹp và sức khỏe cho chó, được sự đồng ý của Viện
Khoa Học Ứng Dụng-Trường Đại học Công Nghệ Tp – HCM và dưới sự hướng dẫn
của TS. Nguyễn Vũ Thụy Hồng Loan, chúng tôi tiến hành đề tài “ Khảo sát một số
bệnh thường gặp về da trên chó và hiệu quả điều trị tại phòng khám thú y Cún Cưng”.

1


1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
-

Ghi nhận các loại bệnh về da và các triệu chứng thường gặp trên chó.

-

Phân loại bệnh da và phương pháp chẩn đốn đối với từng loại bệnh.

-

Theo dõi kết quả điều trị.

1.2.2. Yêu cầu
Khảo sát tỷ lệ nhiễm bệnh về da trên chó. Khảo sát tỷ lệ nhiễm bệnh da thường

gặp ở chó do, vi khuẩn, Demodex, Sarcoptes, Otodectes, ve, rận, bọ chét và nấm da
trên chó theo nguồn gốc, tuổi, giới tính. Theo dõi và đánh giá hiệu quả điều trị các bệnh
về da do ngoại ký sinh trùng và nấm trên chó tại phịng khám Thú Y Cún Cưng.


Chương 2. TỔNG QUAN
2.1. Cấu tạo và sinh lý da chó
2.1.1. Hình thái của da
Da ở lưng, bụng, các chi dày hơn da ở mơi, mí mắt; các lỗ tự nhiên (miệng,
hậu môn, âm hộ...) da rất bền nên bảo vệ cơ ở bên trong, vì thế trong nhiều trường
hợp cơ ở bên trong bị tổn thương mà da không bị rách.
Da có màu sắc khác nhau do có tế bào sắc tố. Ngồi ra, da cịn có lơng, màu
lơng cũng khác nhau tùy lồi gia súc (Nguyễn Đình Nhung và Nguyễn Minh Tâm,
2005).
2.1.2. Chức năng của da
Mọi động vật đa bào đều được bao phủ một màng bao bọc gọi là da, gồm
một hay nhiều lớp tế bào. Đó là một cơ quan quan trọng của cơ thể và đảm nhận
nhiều chức năng:
Bảo vệ cơ thể tránh những ảnh hưởng của yếu tố bên ngoài: cơ học như cọ
xát, đè nén, các vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh, hóa chất, tia tử ngoại...
Duy trì tính chất khơng đổi của mơi trường bên trong cơ thể nhờ da có tính
khơng thấm nước và ngăn cản sự thốt hơi nước từ bên trong cơ thể ra mơi trường
bên ngồi. Nhờ có lớp mỡ dưới da, da sẽ hoạt động như một tác nhân điều hịa
thân nhiệt.
Da tham gia q trình trao đổi chất: hô hấp và bài xuất nhờ mạng lưới mao
mạch, các tuyến nằm ở da.
Da chứa những đầu dây thần kinh cảm giác giúp cơ thể nhận cảm được áp
lực nhiệt độ, cảm giác đau (Lâm Thị Thu Hương, 2005).



2.1.3. Cấu tạo da chó
2.1.3.1. Biểu bì
Biểu bì là lớp ngồi cùng của da, gồm nhiều tế bào biểu mơ dẹp hóa keratin
mạnh. Tầng tế bào biểu mơ ngồi cùng là những tế bào chết đã hóa sừng. Tầng tế bào
trong cùng là những tế bào sống hình đa giác, có khả năng sinh trưởng khơng ngừng.
Trong lớp tế bào biểu bì khơng có mạch máu tới, dinh dưỡng thực hiện nhờ sự thẩm
thấu từ các mao mạch bên dưới (Lâm Thị Thu Hương, 2005).
Lớp này có tác dụng
-

Lóp mặt ngồi và bảo vệ cơ thể nhờ sừng hóa

-

Chứa sắc tố bào, là những tế bào tạo ra sắc tố có tác dụng chống tia bức xạ

-

Do khơng chứa mạch máu nên ngăn cản vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể

Hình 2.1. Cấu tạo da chó


2.1.3.2. Chân bì
Là lớp mơ liên kết sợi vững chắc nằm dưới lớp biểu bì, chứa nhiều mạch máu
và thần kinh, kết cấu gồm (98%) sợ keo và (1,5%) sợi đàn hồi. Lớp này quyết định tính
bền và đàn hồi của da. Chân bì gồm 3 lớp: lớp nhú, lớp hình diện, lớp dạng gân.
2.1.3.3. Hạ bì
Hạ bì chủ yếu là mơ liên kết có chứa nhiều tiểu động mạch, tiểu tĩnh mạch,
mạch bạch huyết, các sợ thần kinh và các đầu mút thần kinh.

2.1.4. Sự tuần hoàn và hệ thống thần kinh của da
2.1.4.1. Mạch máu
Động mạch và tĩnh mạch của da nối với nhau bằng lưới mao mạch chạy song
song với bề mặt của da. Chính vì vậy mà da đảm nhận nhiều chức năng. Hệ động mạch
và tĩnh mạch tạo thành 2 lưới mạch máu: lưới mạch máu nông và lưới mạch máu sâu.
2.1.4.2. Mạch bạch huyết
Mạch bạch huyết có nguồn gốc từ những mao mạch kín nằm trong nhú chân bì
sau đó đổ vào lưới mao mạch bạch huyết dưới nhú đến tầng sâu của chân bì tạo thành
lưới bạch huyết trong chân bì. Từ lưới này lại đổ vào tĩnh mạch bạch huyết rồi xuyên
qua hạ bì để đến tĩnh mạch bạch huyết dưới da.
2.1.4.3. Thần kinh
Những nhánh thần kinh của da có hai nguồn gốc: giao cảm và não tủy. Những
nhánh thần kinh này đan với nhau tạo thành đám rối nằm ở hạ bì.
2.1.5. Sản phẩm của da
Theo Lâm Thị Thu Hương (2005), sản phẩm của da gồm các thành phần sau


2.1.5.1. Lơng
Là sự biến dạng của lớp biểu bì. Biểu bì chạy lồng vào lớp bì và tế bào của
nó bị hóa sừng. Lơng có hình trụ dài, cắm sâu vào trong da và gồm có hai phần thân
lơng và chân lông.
Thân lông: chồi lên trên mặt da, gồm ba lớp:
Tủy lơng: ở chính giữa trục lơng, chứa những tế bào chưa hóa sừng, cịn nhân,
nếu ở gia súc lơng lớn và có màu sắc thì tế bào có những hạt sắt tố. Giữa những tế
bào có khoang chứa khơng khí, nhờ vậy lơng có tính khơng dẫn nhiệt.
Màng vỏ lông: cấu tạo bởi những tế bào dẹp xếp thành lớp đã hóa sừng,
khơng có nhân, khơng có sắc tố. Hình thái và cách sắp xếp của màng này tùy loại gia
súc.
Áo ngoài: là một lớp tế bào sinh ra từ những tế bào nằm trên sườn của nhú
lông, ngay ở ngồi những tế bào sinh vỏ lơng.

Chân lơng: nằm sâu trong da, đó là vùng sinh trưởng dinh dưỡng của lơng.
Phần tận cùng của chân lơng phình to gọi là củ lơng, cắt dọc chân lơng thì ngồi
cùng là bao sợi liên kết, trong là bẹ lông là phần kéo dài của biểu bì da. Lớp sừng
của da sẽ tạo thành màng vỏ bẹ.
2.1.5.2. Nang lông
Nang lông gồm biểu mơ trong, biểu mơ ngồi và bao xơ.
Biểu mơ trong có nguồn gốc từ những tế bào biểu bì nằm ở đáy rãnh vịng
quanh nhú lơng. Những tế bào ấy dần được đẩy lên rồi bị sừng hóa và thải trừ ra ngồi
cùng chất bài xuất bởi tuyến bã
Biểu mơ ngoài được tạo thành những sợi keo và sợi chun nối với nhau
chung quanh nang lơng.
Bao xơ ở phía đáy lồi lên khỏi mơ liên kết và có nhiều mạch máu, khối ấy
gọi là nhú lông.


2.1.5.3. Móng
Móng được phát sinh từ da, mơ liên kết và xương của vùng đốt cuối cùng
của chi. Nó tạo thành các miếng sừng bọc các đầu chi. Từ ngoài vào trong, móng gồm
ba lớp: lớp ngồi (lớp mái), lớp giữa và lớp trong. Các lớp này có độ dày và cách sắp
xếp hơi khác nhau tùy theo loài gia súc.
2.1.5.4. Tuyến da
Tuyến da gồm tuyến nhờn, tuyến mồ hôi và tuyến sữa.
Tuyến nhờn: là tuyến nang nằm trong lớp chân bì. Tuyến này mở ra ở
phần chân lơng tiết chất nhờn vào túi thượng bì ở gốc lơng, chỗ nào khơng có
lơng thì tuyến nhờn đỗ ra mặt da. Chất nhờn có tác dụng làm cho da mềm mại, tránh
khô nứt và tránh thấm nước.
Tuyến mồ hôi: là tuyến ống đầu phía dưới cuộn lại thành túi nằm trong
tầng lưới của lớp chân bì. Đầu phía trên vịng xoắn ốc xun qua biểu bì và đổ ra mặt
ngồi da. Tuyến mồ hơi có tác dụng bài tiết chất độc ra khỏi cơ thể, thải nhiệt và tạo
mùi đặc trưng cho từng lồi. Lồi chó hầu như khơng có tuyến mồ hôi.

Tuyến sữa: là loại tuyến mồ hôi biến đổi để thích ứng chức phận tạo sữa, chỉ
thấy trên thú cái. Tuyến sữa là một khối trịn dẹp nằm ngồi hạ bì đẩy da phồng lên.
2.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến bệnh về da
Mọi động vật đa bào đều được bao phủ bằng một màng bọc gọi là da, gồm một
hay nhiều lớp tế bào. Đó là một cơ quan quan trọng của cơ thể và đảm nhận nhiều
chức phận (Lâm Thị Thu Hương, 2005). Vì vậy, cơ quan này cần phải được
bảo vệ, nếu cơ quan này bị tổn thương sẽ ảnh hưởng xấu đến tình hình sức khỏe.


2.2.1. Môi trường
Môi trường là yếu tố cần được quan tâm, nên ni chó nhốt trong chuồng sạch
sẽ và thống mát.
Mơi trường xung quanh có thẻ là nguồn lây nhiễm các loại ngoại ký sinh trùng.
Điều này thấy rõ ở nơi ni nhốt chó có mật độ cao. Từ đó, tạo điều kiện tốt cho sự
xâm nhập các ngoại ký sinh.
2.2.2. Dinh dưỡng
2.2.2.1. Thiếu đạm
Việc mọc lơng bình thường và hóa sừng mặt trên của da cần 25 - 30% lượng
đạm cung cấp hằng ngày. Thiếu đạm sẽ nhanh chóng dẫn đến tổn thương da nhất là
với thú đang lớn.
2.2.2.2. Thiếu acid béo
Thường gặp trên thú chỉ nuôi bằng thức ăn hộp, thức ăn khô bảo quản kém hay
quá hạn sử dụng, mỡ hư sẽ làm hư vitamin D, E, biotine.
Thiếu sẽ làm lơng khơ bạc màu, da dày có vảy nhẹ. Lâu ngày da tiết nhiều bã
nhờn dễ dẫn đến viêm da có mủ, làm giảm sức đề kháng của da.
2.2.2.3. Thiếu vitamin A
Việc cung cấp thiếu hay thừa vitamin A cũng dẫn đến hậu quả như nhau trên lâm
sàng như tăng sừng hóa bề mặt biểu mơ, tăng chất sừng ở các tuyến bã làm tắt đường
dẫn và ngưng bài tiết. Có thể thấy thú có nhiều nốt mẫn đỏ, lông bạc màu rụng lông
từng mảng dễ dẫn tới bị viêm nhiễm.

2.2.2.4. Thiếu vitamin E
Làm da dễ bị sừng hóa, tăng tiết bã nhờn, rối loạn sinh lý da.
2.2.2.5. Thiếu vitamin nhóm B
Thường thì hiếm khi gặp. Chủ yếu là thiếu biotine, B2, Niacine.


Biotine có thể bị vơ hoạt trong khẩu phần có q nhiều trứng sống vì có chứa
avidine, khi kết hợp với biotine sẽ làm mất tác dụng. Điều trị bằng kháng sinh cho
uống kéo dài cũng làm thiếu biotine. Dấu hiệu đặc trưng nhất là rụng lơng vịng trịn
quanh mặt và mắt. Nặng hơn sẽ thấy đóng vẩy bất kỳ nơi nào trên da đi đôi với việc
ngủ lịm, tiêu chảy, gầy.
Thiếu B2 sẽ dẫn tới viêm da bã nhờn khô quanh mắt và bụng. Niacine chỉ thiếu
trong khẩu phần ít đạm, nhiều lúa mì. Lúa mì chứa ít Tryptophane, tiền chất của
Niacine. Nếu thiếu thú sẽ có biểu hiện: tiêu chảy, gầy, viêm da, ngứa chi sau và bụng.
2.2.2.6. Thiếu đồng, kẽm
Thiếu đồng
Chỉ khi khẩu phần chứa quá nhiều kẽm, làm thiếu sắc tố của lơng, da sừng hóa,
nang lơng cũ và khơ.
Thiếu kẽm
Khi thú nhận khẩu phần có chứa nhiều Ca, ngũ cốc (chứa nhiều phytase) hay
tiêu chảy mãn tính sẽ dẫn đến kém hấp thu kẽm.
2.2.3. Rối loạn hormone
Sự rối loạn hormon (estrogen, thyroxin, adrenalin) thường dẫn đến tình trạng
viêm da, rụng lơng trên chó, lớp da ngồi dày lên, màu da khác thường, da tróc vẩy có
thể rụng lơng thành từng đốm sau vài tháng. Thường xuất hiện ở ngực, cổ, hông, đùi.
2.3. Bệnh da do vi khuẩn
2.3.1. Hệ vi khuẩn bình thường trên da
Hệ vi khuẩn bình thường trên da gồm hai dạng, một dạng sống cư trú và một
dạng sống tạm thời. Vi khuẩn sống trên da thì thích hợp với mơi trường mà môi trường
này đối lập với sự tồn tại của các loài vi khuẩn khác. Staphylococcus, Streptococcus

là những loài vi khuẩn chủ yếu sống cư trú trên da.


Các lồi vi khuẩn này có khả năng tạo ra chất kháng khuẩn nhằm ngăn cản các
vi khuẩn khác xâm nhập vào da bằng tác nhân gây bệnh của chúng và giúp duy trì
hệ sinh vật cân bằng trên da. Hệ vi khuẩn sống tạm thời xuất hiện khi môi trường
sống của con vật hoặc da lông bị nhiễm khuẩn. Chúng có thể gây ra các bệnh kế phát
sau những tổn thương trên da hoặc do các nguyên nhân khác. Staphylococcu
intermedius, Staphylococcus aureus có thể phát triển gây bệnh lên đến 90% trên da
lơng chó. Các lồi vi khuẩn sống tạm thời chủ yếu tìm thấy trên da chó bao gồm:
Escherichia ecoli, Proteus mirabilis, Pseudomonas spp và các loài Bacillus (P.J. Quinn
và cộng sự., 1997).
2.3.2. Một số bệnh do vi khuẩn
2.3.2.1. Bệnh viêm mủ nếp gấp
Viêm da nếp gấp thường xảy ra ở những chổ có nếp gấp sâu như nếp mơi
sâu, hay nếp gấp âm hộ ở những chó quá mập. Các trường hợp này thường do
viêm da ở bề mặt (Nguyễn Văn Biện, 2007).
Ngun nhân:
Tùy vị trí mơi hay ở âm hộ. Ở môi nếp gấp môi trên phủ sâu lớp môi dưới hiện
diện trên một số giống chó, làm cho thức ăn, nước dãi đọng lại, đồng thời làm cho
sự cọ xát giữa 2 nếp tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mà chủ yếu là
Staphylococcus intermedius và Staphylococcus aureus gây viêm.
Ở âm hộ: nếp gấp âm hộ bị hai bên háng đè lên thường thấy ở chó mập nhất là
chó cái thiến. Chỗ này thường xuyên đọng nước tiểu cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn
phát triển gây viêm.
Triệu chứng:
Ở chỗ môi trên phủ môi dưới bị ẩm ướt, thức ăn, nước bọt đọng lại gây viêm
đỏ có mủ, có mùi hơi. Khi chỗ viêm sinh mủ sẽ kích thích con vật liếm, cọ, chà hoặc
cắn vào chỗ viêm gây cho bệnh tích trầm trọng thêm. Âm hộ bị đọng nước tiểu viêm
đỏ có khi có mủ, mùi hơi.



Hình 2.2. Chó bị viêm mủ nếp gấp ở mơi
(Nguồn: />
Hình 2.3. Chó bị viêm mủ nếp gấp ở âm hộ
(Nguồn: />
Điều trị:
Phương pháp tạm thời: là cắt lông rửa sạch vùng viêm, bôi corticoide, uống
một trong các loại kháng sinh sau:
Amoxycillin và clavulanic acid với liều 12,5- 20 mg/kg P ngày uống 3 lần


Enrofloxacine với liều 2,5 mg/kg P ngày uống 2 lần.
Cephalexin với liều 22- 30 mg/kg P ngày uống 2-3 lần. Clindamycin với liều
11mg/kg ngày uống ba lần.
2.3.2.2. Bệnh tróc lỡ
Tróc lở là hiện tượng nhiễm vi khuẩn trên bề mặt da, đặc trưng bởi nốt mủ
xuất hiện ở vùng da khơng có lơng ở chó con. (P.J. Quinn và ctv.., 1997).
Nguyên nhân
Do vi khuẩn staphylococcus và Streptococcus gây ra nhiễm trùng kế phát,
chế độ dinh dưỡng thấp, môi trường sống dơ bẩn ẩm ướt hay do những ký sinh trùng.
Triệu chứng
Nốt mủ mọc ở vùng có ít lơng mọc hoặc khơng có lơng như ở bẹn, bụng và
nách. Da tạo nhiều vảy nhỏ hoặc lớp biểu bì da xuất hiện nhiều vòng tròn nhỏ
sưng đỏ. Con vật bị ngứa nhẹ, nốt mủ dễ vở và khơ, đơi khi có dịch màu vàng
chảy ra.
Điều trị
Dùng các dạng cream kháng khuẩn bôi lên vùng da tổn thương.
Dùng xà phịng tắm chó có chứa chlohexidine hoặc ethyl lactate tắm từ 1-2
lần/tuần.

2.3.2.3. Viêm da tổn thương
Viêm da tổn thương xảy ra ở mô liên kết dưới da do da bị tổn thương
hoặc do các vết cắn có sự hiện diện của vi khuẩn sinh mủ. Bệnh thường ở dạng
viêm da sâu. (P.J. Quinn và ctv, 1997).
Nguyên nhân:
Do các vi khuẩn kỵ khí Clostridium perfringens type A, Staphylococcus,
Streptococcus, Ecoli.


Triệu chứng
Chó bị sốt, biếng ăn, ủ rủ, hạch bạch huyết sưng to. Hình thành các xoang
chứa mủ trên bề mặt da. Các ổ áp xe có thể tìm thấy ở cổ, vai, chân và ở góc tai.
Các vi khuẩn sinh mủ tạo phản ứng viêm cục bộ. Da hoại tử có màu sẫm, dịch
tiết có mùi hơi, lớp da này có thể tróc ra.
Điều trị
Làm sạch vùng lơng quanh vết thương, sử dụng các thuốc sau:
Cephalosporin với liều 20mg/kgP ngày 2 lần
Prednisolone với liều 2,2 mg/kg P trong 3 ngày.
Dẩn lưu ổ áp xe bằng phẩu thuật.
2.4. Bệnh da do nấm
Nấm da là một nhóm liên kết chặt chẽ với nhau, sử dụng keratin cho sự sinh
trưởng (P.J. Quinn, 1994).
Nấm da gây bệnh cho chó thường thuộc 2 giống: Microporium



Trichophyton (Tơ Minh Châu và Trần Thị Bích Liên, 2001).
Nấm da trên chó thường gồm 4 loại sau: Microsporum canis; Microsporum
gypseum; Trychophyton erinacei, Trychophyton mentagrophytes. Trong đó lồi
Trychophyton erinacei phân bố ở Anh, Pháp, Newzealand (Quinn và ctv, 1994).

2.4.1. Phân loại nấm học
Ngành: Ascomycota
Lớp: Ascomycerster
Lớp phụ: Pyronomycetes
Bộ: Plectascales
Họ: Gymnoasceae
Giống: Microsporum


Loài: Microsporum canis
Microsporum gypseum

Ngành: Ascomycota
Lớp:Ascomycerstes
Lớp phụ: Pyronomycetes
Bộ: Plectascales
Họ: Gymnoasceae
Giống: Trichophyton
Loài: Trichophyton erinacei
Trichophyton mentagrophytes
2.4.2. Hình dáng khuẩn lạc và bào tử của các loại nấm
Microsporum canis
Sợi nấm sinh trưởng nhanh. Bề mặt khuẩn lạc trắng và dạng tơ ở giữa với
vùng ngoài sáng. Mặt sau màu vàng sáng hoặc cam. Bào tử đính lớn dạng hình thoi và
bào tử trưởng thành giới hạn trong những chỗ phình riêng. Khoảng 6 – 15 ơ, kích
thước 8 – 20 µm x 40 – 150 µm.

Hình 2.4. Bào tử nấm Microsporum canis
(Nguồn: />


Microsporum gypseum
Phát triển khá nhanh. Khuẩn lạc dẹp dạng bột, với một viền tua xung quanh.
Mặt trước màu vàng da bị tới màu nâu quế và vùng mặt lưng có màu vàng đến nâu
nhạt. Bào tử đính lớn dạng thuyền với đường viền trịn, thành dày và xù xì, có 4 - 6 ơ,
kích cỡ 8 – 12 µm x 30 – 50 µm.

Hình 2.5. Bào tử nấm Microsporum gypseum
(Nguồn: />Trichophyton mentagrophytes
Có 2 dạng khuẩn lạc: dạng hạt và dạng đồi
Dạng hạt mịn và dạng hạt khô, màu kem đến màu da bò sáng ở mặt trên. Mặt
dưới thay đổi từ màu rám da bò đến màu nâu tối.
Dạng đồi có dạng len và trắng với những cụm nấm già sẽ trở nên màu rạm
kem. Mặt trên biến đổi màu từ vàng trắng trong đến nâu đỏ.
Bào tử đính lớn dạng cigar, thành mỏng, có 3 - 7 ơ và kích thước 6 x 35 µm.


Hình 2.6. Bào tử nấm Trichophyton mentagrophytes
(Nguồn: />2.4.3. Triệu chứng và bệnh tích
Nấm da thủy phân keratin, có thể gây tổn thương lớp biểu bì và nang lơng.
Microsporum canis thường gặp ở chó và mèo, thường ký sinh trên vùng lông ở
vùng đầu, chân, đuôi và một số nơi khác của cơ thể. Bề mặt bệnh tích khơng có lơng
được bao trùm bởi những vảy xám. Trường hợp bệnh nặng da có thể trở nên đỏ, chảy
dịch, lơng bị nhiễm Microsporum canis sẽ phát huỳnh quang.
Microsporum gypseum thường ký sinh ở chó, mèo, ngựa. Thường ký sinh ở
vùng đầu, cổ, chân. Vùng da bệnh hình trịn, khơng có lơng với bề mặt phủ lớp vảy có
màu xám.
Trichophyton mentagrophytes thường gặp ở lồi gậm nhấm, chó, ngựa, thỉnh
thoảng gặp trên những thú khác và người, chúng thường phân lập từ da khơng lơng, da
mịn. Trong giai đoạn đầu, bệnh tích là những nốt sần sùi, mụn nước, mụn mủ, sau đó
phát triển thành vẩy cứng màu vàng, trường hợp nặng vết thương đỏ, sưng tấy.



2.4.4. Chẩn đốn
Trong phịng thí nghiệm dùng hai phương pháp chẩn đoán: trực tiếp và gián tiếp
Xét nghiệm trực tiếp
Quan sát trên kính hiển vi tìm sợi nấm, bào tử nấm, tế bào nấm ký sinh. Bệnh
phẩm là lông, vẩy, tóc đặt lên lame kính, nhỏ vài giọt dung dịch KOH 10% hay NaOH
10% sau đó hơ nhẹ trên lửa cồn để làm trong tổ chức, soi kính. Cũng có thể nhuộm
nấm bằng lactophenol amann. Nếu bệnh phẩm là mẫu cũng nhỏ vài giọt KOH 10% để
làm tan tế bào mủ, đậy lamelle soi kính tìm hạt nấm. Bệnh phẩm là các chất dịch thì ly
tâm lấy cặn soi kính tìm nấm men hay bào tử nấm mốc.
Phương pháp gián tiếp
Cấy bệnh phẩm lên môi trường Sabouraud hay môi trường cho nấm da. Để
370C trong vài ngày. Nấm da mọc sau 6 – 15 ngày. Để diệt tạp khuẩn cho vào môi
trường chất kháng sinh như chloramphenicol, actidion... Nuôi cấy nấm trong mơi
trường canh, sau đó gây nhiễm cho động vật thí nghiệm.
2.4.5. Điều trị
Điều trị bằng kháng sinh
Griseofulvine ức chế sự phân bào của nấm, tạo sợi nấm đa nhân. Uống
20 - 50 mg/kg/ngày dùng liên tục 3 - 4 tuần. Ngồi ra, cũng có thể dùng các loại thuốc
trị nấm khác như Amphotericin B, Nystatin… Không dùng các kháng sinh trị vi
khuẩn để điều trị nấm phải dùng các kháng sinh đặc trị cho nấm.
Điều trị bằng hóa chất
Iod: có tác dụng kích thích những phản ứng phản vệ của cơ thể và diệt nấm.
Dung dịch gồm cồn iod 2% bôi lên da cục bộ, các loại pommat iod 25%.
Axit caprylic 15%, axit propionic 5 – 10 %, axit salicylic 10%. Các axit này
được pha trong hỗn hợp với axeton dùng trị nấm da.



×