Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

KHẢO SÁT BỆNH CÓ BIỂU HIỆN TRÊN ĐƯỜNG TIÊU HÓA CỦA CHÓ ĐƯỢC KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI PHÒNG KHÁM THÚ Y KIM THANH, QUẬN 9 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (668.46 KB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
********

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT BỆNH CÓ BIỂU HIỆN TRÊN ĐƯỜNG TIÊU
HÓA CỦA CHÓ ĐƯỢC KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI PHÒNG
KHÁM THÚ Y KIM THANH, QUẬN 9
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Giáo viên hướng dẫn :
ThS. Nguyễn Thị Thu Năm

Tháng 8/2012

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên: Đặng Quỳnh Như.
Tên đề tài: “Khảo sát bệnh có biểu hiện trên đường tiêu hóa của chó được
khám và điều trị tại phòng khám Thú y Kim Thanh, quận 9, Thành phố Hồ
Chí Minh”.
Đã hoàn thành khóa luận theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến nhận
xét, đóng góp của Hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa ngày

/

/ 2012.


Giáo viên hướng dẫn

ThS. Nguyễn Thị Thu Năm

ii


LỜI CẢM TẠ
Xin cám ơn ba má, người đã sinh thành, nuôi dưỡng, dạy dỗ, cho con ăn học
nên người.
Chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí
Minh, Ban chủ nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y và tập thể quý thầy cô trường Đại
học Nông Lâm đã hết lòng giúp đỡ, truyền đạt kiến thức cho em trong những năm
qua.
Chân thành cảm ơn ThS. Nguyễn Thị Thu Năm và ThS. Phạm Ngọc Kim
Thanh đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực tập để hoàn
thành luận văn tốt nghiệp.
Chân thành cám ơn các anh chị tại phòng khám thú y Kim Thanh đã hết lòng
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập.
Cuối cùng xin cảm ơn các bạn thân và tập thể lớp DH07TY đã hỗ trợ và giúp
đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như trong thời gian thực hiện đề tài.

iii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Trong thời gian từ 1/1/2012 đến ngày 1/7/2012 chúng tôi đã tiến hành thực
hiện đề tài “khảo sát bệnh có biểu hiện bệnh trên đường tiêu hóa của chó được
khám và điều trị tại phòng khám Thú y Kim Thanh, quận 9, Thành Phố Hồ
Chí Minh” với kết quả như sau: chúng tôi tiến hành tiếp nhận 1055 trường hợp chó

đem đến khám và điều trị tại phòng khám. Qua chẩn đoán lâm sàng chúng tôi ghi
nhận có 560 trường hợp chó có biểu hiện bệnh trên đường tiêu hóa, chiếm tỷ lệ
53,08%. Qua kết quả khảo sát chúng tôi ghi nhận được:
Về nghi bệnh chia làm 6 nhóm nghi bệnh chính với tỷ lệ như sau: nghi bệnh
do Carré 24,82%; nghi bệnh do Parvovirus chiếm 11,25%; nghi bệnh do vi khuẩn
20,53%, nghi bệnh do kí sinh trùng 30,72%, ngộ độc 3,57%, nghi do bệnh ghép
9,1%.
Tần suất các triệu chứng bệnh thường gặp: chỉ có ói 22,85%, chỉ có tiêu chảy
30,17%, ói + tiêu chảy 46,96%.
Yếu tố tiêm phòng và tẩy giun: có tiêm phòng 11,04%, không tiêm phòng
71,13%, có tẩy giun sán 19,4%, không tẩy giun sán 68,75%.
Biểu hiện bệnh theo tuổi: dưới 2 tháng 36,19%, từ 2-6 tháng 68,62%, từ 6-12
tháng 45,94% và trên 12 tháng 36,41%.
Biểu hiện bệnh theo giống: chó nội 58,57%, chó ngoại 46,13%
Hiệu quả điều trị: tỷ lệ chó khỏi bệnh có triệu chứng bệnh trên đường tiêu hóa
là 76,25%. Trong đó: nghi bệnh Carré 64,74%; nghi bệnh do Parvovirus 53,96%;
nghi bệnh do vi khuẩn 97,39%; nghi do kí sinh trùng 98,25%; ngộ độc 45%, nghi
bệnh ghép 25,49%.

iv


MỤC LỤC
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP................................................................................. i
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ............................................... ii
LỜI CẢM TẠ ..................................................................................................... iii
TÓM TẮT LUẬN VĂN .................................................................................... iv
DANH SÁCH CÁC HÌNH ................................................................................ ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG ............................................................................... xi
DANH SÁCH BIỂU ĐỒ .................................................................................. xii

CHƯƠNG 1 ........................................................................................................ 1
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề. ................................................................................................

1

1.2. Mục đích....................................................................................................... 2
1.3 Yêu cầu.......................................................................................................... 2
CHƯƠNG 2 ........................................................................................................ 3
TỔNG QUAN ..................................................................................................... 3
2.1 Đặc điểm sinh lý chó ..................................................................................... 3
2.1.1 Thân nhiệt đo ở trực tràng .......................................................................... 3
2.1.2 Tần số hô hấp ............................................................................................. 3
2.1.3 Mạch ........................................................................................................... 3
2.1.4 Tuổi thành thục và thời gian mang thai. .................................................... 3
2.1.5 Số con trong lứa và tuổi cai sữa ................................................................. 3
2.1.6 Chu kì động dục và thời gian động dục. .................................................... 3
2.1.7 Thời gian phối giống. ................................................................................. 4
2.1.8 Một vài chỉ tiêu về sinh trưởng phát triển : ............................................... 4
2.1.9 Sự mọc răng ở chó ..................................................................................... 4
2.2 Các phương pháp cầm cột và cố định chó .................................................... 5

v


2.2.1 Nắm chặt gáy.............................................................................................. 5
2.2.2 Buộc mõm .................................................................................................. 5
2.2.3 Banh mõm .................................................................................................. 5
2.2.4 Cố định cho truyền dịch ............................................................................. 6
2.2.5 Cố định chó mèo trên bàn mổ .................................................................... 6

2.2.6 Cố định chó bằng vòng đeo cổ ................................................................... 6
2.3 Phương pháp điều trị bệnh ............................................................................ 6
2.3.1 Điều trị triệu chứng .................................................................................... 6
2.3.2. Điều trị dựa vào nguyên nhân gây bệnh ................................................... 6
2.3.3 Các biện pháp bổ trợ điều trị ...................................................................... 7
2.4 Sơ lược về hệ tiêu hóa ................................................................................... 7
2.4.1 Một vài triệu chứng bệnh trên đường tiêu hóa ........................................... 7
2.4.1.1 Ói mửa ..................................................................................................... 7
2.4.1.2 Tiêu chảy ................................................................................................. 8
2.5 Một số bệnh có triệu chứng trên đường tiêu hóa .......................................... 8
2.5.1 Bệnh Carré ................................................................................................. 8
2.5.1.1 Dịch tễ học và cách sinh bệnh ................................................................. 9
2.5.1.2 Triệu chứng và bệnh tích....................................................................... 10
2.5.1.3 Chẩn đoán.............................................................................................. 11
2.5.1.4 Điều trị và phòng bệnh .......................................................................... 12
2.5.2 Bệnh do Parvovirus.................................................................................. 12
2.5.2.1 Dịch tễ học và cách sinh bệnh ............................................................... 13
2.5.2.2 Triệu chứng và bệnh tích....................................................................... 13
2.5.2.3.Bệnh tích ............................................................................................... 14
2.5.2.4 Chẩn đoán.............................................................................................. 14
2.5.2.5 Điều trị và phòng bệnh .......................................................................... 15
2.5.3 Bệnh do vi khuẩn ..................................................................................... 16
2.5.3.1 Bệnh do Salmonella spp ........................................................................ 16
2.5.3.2 Bệnh do Escherichia coli....................................................................... 17

vi


2.5.4 Bệnh do ký sinh trùng đường ruột ........................................................... 19
2.5.4.1 Bệnh do giun móc ................................................................................. 19

2.5.3.2 Bệnh do giun đũa .................................................................................. 21
2.5.3.3 Bệnh do giun tóc ................................................................................... 22
2.5.3.4 Bệnh do sán dây .................................................................................... 23
2.5.5 Ngộ độc .................................................................................................... 24
Chương 3 ........................................................................................................... 25
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC TẬP .............................................. 25
3.1 Thời gian và địa điểm khảo sát ................................................................... 25
3.2 Đối tượng khảo sát ...................................................................................... 25
3.3 Nội dung khảo sát........................................................................................ 25
3.4 Dụng cụ và vật liệu ..................................................................................... 25
3.5 Các phương pháp tiến hành ......................................................................... 26
3.5.1 Lập bệnh án theo dõi bệnh ....................................................................... 26
3.5.2 Khám lâm sàng ......................................................................................... 26
3.5.3 Một số phương pháp tiến hành khác…………………………………….28
3.5.4 Phương pháp điều trị ................................................................................ 28
3.6 Theo dõi cách điểu trị và hiệu quả điều trị. ................................................. 32
3.7 Các chỉ tiêu khảo sát ................................................................................... 33
3.8.Các công thức tính....................................................................................... 33
3.9 Phương pháp xử lý số liệu........................................................................... 33
Chương 4 ........................................................................................................... 33
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................................... 34
4.1 Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng trên đường tiêu hóa. ................................... 34
4.2 Một số các nhóm nghi bệnh có biểu hiện bệnh trên đường tiêu hóa .......... 35
4.3 Tần suất các triệu chứng bệnh thường gặp ................................................. 41
4.3.1 Tần suất biểu hiện các dạng phân : .......................................................... 42
4.3.2 Tần suất biểu hiện các dạnh ói mửa ......................................................... 43
4.4 Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến các bệnh trên đường tiêu hóa................. 43

vii



4.4.1 Yếu tố tiêm phòng và tẩy giun sán định kì .............................................. 43
4.4.2 Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng bệnh trên đường tiêu hóa theo tuổi ......... 44
4.4.3 Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng trên đường tiêu hóa theo giống ............... 46
4.5 Hiệu quả điều trị .......................................................................................... 48
Chương 5 ........................................................................................................... 50
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................... 50
5.1 Kết luận ....................................................................................................... 50
5.2 Đề nghị ........................................................................................................ 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 52
PHỤ LỤC .......................................................................................................... 55

viii


CÁC TỪ VIẾT TẮT

IV (intravenous): tiêm tĩnh mạch
IM (intramuscular): tiêm bắp
SC (subcutaneous): tiêm dưới da
PO: đường uống

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 4.1 Chó tiêu chảy và chảy dịch mũi trong nghi bệnh Carré .................... 36
Hình 4.2 Chó nổi mụn mủ ở bụng và sừng hóa gan bàn chân trong nghi bệnh Carré
........................................................................................................................... 37

Hình 4.3 Chó tiêu chảy ra máu và ói trong nghi bệnh do Parvovirus .............. 37
Hình 4.4 Hạch màng treo ruột xuất huyết và lách có dạng không đồng nhất trong
nghi bệnh do Parvovirus ................................................................................... 38
Hình 4.5 Chó tiêu chảy phân nhầy có máu lẫn giun......................................... 39
Hình 4.6 Chó tiêu chảy và ói trong nghi viêm ruột do vi khuẩn .................... 39

x


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Một vài chỉ tiêu sinh trưởng phát triển :.............................................. 4 
Bảng 4.1 Tỉ lệ các nhóm bệnh trong các bệnh có triệu chứng trên đường tiêu hóa.
........................................................................................................................... 35 
Bảng 4.2 Kết quả thử kháng sinh đồ của Escherichia coli ............................... 40 
Bảng 4.3 Tần suất các triệu chứng bệnh thường gặp........................................ 42 
Bảng 4.4 Tần suất xuất hiện của các dạng phân: .............................................. 42 
Bảng 4.5 Tần suất xuất hiện của các dạng ói mửa ........................................... 43 
Bảng 4.6 Ảnh hưởng của yếu tố tiêm phòng và tẩy giun sán định kì đến tỷ lệ bệnh
trên đường tiêu hóa : ......................................................................................... 43 
Bảng 4.7 Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng trên đường tiêu hóa theo tuổi ........... 45 
Bảng 4.4 Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng trên đường tiêu hóa theo giống ........ 46 
Bảng 4.5 Kết quả điều trị các bệnh có triệu chứng trên đường tiêu hóa của chó47

xi


DANH SÁCH BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1 Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng bệnh trên đường tiêu hóa.............. 34 

xii



Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề.
Chó là người bạn tuyệt vời. Tình yêu của nó đối với chúng ta là vô điều kiện
và tuyệt đối nên không có gì ngạc nhiên nếu chúng ta xem chó là người bạn thân
thiết, một thành viên trung thành của gia đình. Điều nhỏ nhất chúng ta có thể làm là
cho chó hưởng sự chăm sóc cần thiết mà nó xứng đáng được hưởng.
Chó không những là một trong những động vật trung thành mà còn rất thông
minh, tình cảm. Chó không chỉ được nuôi để giữ nhà mà còn là người bạn thân thiết
chia sẻ những buồn vui trong cuộc sống cùng với con người. sau một ngày làm việc
căng thẳng hay học tập, nghiên cứu mệt mỏi và đón bạn khi trở về nhà là chú chó
đáng yêu đang vẫy chiếc đuôi xinh xắn để chào mừng bạn, đó là khoảnh khắc mà
mệt mỏi lo âu được giảm đi rất nhiều.
Một nghiên cứu mới đây vào năm 2010 đã chỉ ra rằng khi tiếp xúc và “nói
chuyện” với một con thú cưng nuôi trong nhà, chúng ta có điều kiện để phát triển
khả năng quan tâm chăm sóc đến người khác trong xã hội.
Ngoài là thú cưng trong gia đình, chúng còn được huấn luyện với các chuyên
gia để phục vụ trong y học như dẫn dắt người khiếm thị; trong an ninh như phát
hiện thuốc nổ, ma túy, hàng cấm; là diễn viên trong các bộ phim.
Trong những thập niên trước đây do đời sống vật chất của đất nước còn nhiều
khó khăn, khoa học kỹ thuật lạc hậu nên việc quan tâm đến sức khoẻ vật nuôi trong
nhà chưa được chú trọng và chăm sóc sức khỏe của thú cưng còn rất hạn chế.
Ngày nay kinh tế đất nước đã phát triển hơn, đời sống người dân được nâng
cao thì nhu cầu nuôi chó để làm cảnh, bầu bạn, huấn luyện cũng ngày một tăng lên,

1



do đó có rất nhiều giống chó có nguồn gốc từ nước ngoài đã được nhập vào nước ta
thông qua việc mở rộng giao lưu với các nước và việc kinh doanh thú cảnh. Cùng
với sự gia tăng về số lượng cũng như chủng loại chó đã dẫn đến một số bệnh gây
nguy hiểm đến tính mạng và sức khỏe cho chó. Trong các bệnh đó, bệnh đường tiêu
hóa chiếm một tỉ lệ cao 40 – 50% ở TP. Hồ Chí Minh (Huỳnh Tấn Phát, 2001) và
59% ở Hà Nội (Ngô Huyền Thúy, 1994), với những biểu hiện như: bỏ ăn, ói mửa,
tiêu chảy (đôi khi có máu), còi cọc, suy nhược cơ thể rất dễ tử vong.
Để góp phần vào việc nghiên cứu các bệnh có biểu hiện trên đường tiêu hóa
của chó, được sự đồng ý của khoa Chăn Nuôi – Thú Y trường Đại Học Nông Lâm
thành phố Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn của ThS. Nguyễn Thị Thu Năm và
ThS. Phạm Ngọc Kim Thanh, chúng tôi đã thực hiện đề tài:“Khảo sát bệnh có biểu
hiện trên đường tiêu hóa của chó được khám và điều trị tại phòng khám Thú y
KimThanh, quận 9, TP. Hồ Chí Minh”.
1.2. Mục đích
Khảo sát các bệnh có triệu chứng trên đường tiêu hóa của chó đến khám và
điều trị tại phòng khám Thú y Kim Thanh, quận 9, TP.HCM, từ đó nâng cao sự hiểu
biết và tích lũy thêm kinh nghiệm trong công tác chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh
trên chó.
Đề ra những khuyến cáo trong việc chăm sóc và phòng ngừa bệnh trên chó.
1.3 Yêu cầu
Theo dõi và ghi nhận những ca bệnh có biểu hiện trên đường tiêu hóa.
Theo dõi một số yếu tố có liên quan đến bệnh ( tuổi, giống, giới tính).
Ghi nhận bệnh tích đại thể trên một số chó chết có triệu chứng bệnh trên
đường tiêu hóa.
Theo dõi và ghi nhận kết quả điều trị.

2


Chương 2

TỔNG QUAN
2.1 Đặc điểm sinh lý chó
2.1.1 Thân nhiệt đo ở trực tràng
Chó: 38-390C.
2.1.2 Tần số hô hấp
Chó: 10-40 lần/phút.

Chó con:15-35 lần/phút.

2.1.3 Mạch
Chó:60-160 lần/phút.

Chó con trên 200 lần/phút.

2.1.4 Tuổi thành thục và thời gian mang thai.
Chó đực: 7-10 tháng.

Chó cái:6-15 tháng .

Thời gian mang thai trên chó: 57-63 ngày.
Sự thành thục sinh dục thường xuất hiện sớm ở những giống chó nhỏ và muộn
ở những giống chó lớn.
2.1.5 Số con trong lứa và tuổi cai sữa
Thông thường từ 3-14 con/lứa.
Chó mẹ từ 2-3,5 năm tuổI thường có số con đẻ ra trong lứa và số chó con nuôi
sống tốt nhất.
Cai sữa trên chó tốt nhất lúc 8-9 tuần tuổi.
2.1.6 Chu kì động dục và thời gian động dục.
Chó thường động dục 2 lần/năm và thời gian động dục từ 10-20 ngày.


3


2.1.7 Thời gian phối giống.
Chó phối từ ngày lên giống thứ 9 đến 13 kể từ khi có biểu hiện đầu tiên (hành
kinh).
2.1.8 Một vài chỉ tiêu về sinh trưởng phát triển :
Bảng 2.1 Một vài chỉ tiêu sinh trưởng phát triển :
Loài

Mở mắt

Mọc răng

Thay răng

Tuổi thọ

Chó

15 ngày

4 Tuần

4-5 tháng

10-14 năm

2.1.9 Sự mọc răng ở chó
Theo Phan Quang Bá (2004) thì các thời điểm mọc răng như sau:

Sự mọc răng sữa
Chó con mới sinh ra chưa mọc răng, 21 ngày tuổi mọc răng nanh, 25 ngày mọc
răng gốc, 28 ngày mọc răng giữa và 30 ngày mọc răng cặp.
Các răng cửa mòn rất nhanh, theo thứ tự từ trong ra ngoài. Các răng mòn có
mặt nhai bằng phẳng (thay vì có dạng hình nón như ban đầu).
Răng cặp mòn lúc 45 ngày tuổi.
Răng giữa mòn lúc 3 tháng tuổi.
Răng gốc mòn lúc 4 tháng tuổi.
Sự thay răng
Sự thay răng có thứ tự từ trong ra ngoài.
Răng cặp thay lúc 4 tháng tuổi.
Răng giữa thay lúc 4,5 tháng tuổi.
Răng gốc thay lúc 5 tháng tuổi.
Sau 7 tháng tuổi tất cả các răng của 2 hàm được thay thế bằng răng trưởng
thành.
Sự mòn răng
Một năm tuổi, các răng cửa hầu như chưa mòn.
15 tháng tuổi, các răng cặp hàm dưới bắt đầu mòn.

4


18 tháng tuổi các răng cặp hàm dưới mòn phẳng, các răng giữa hàm dưới bắt
đầu mòn.
2,5 – 3 tuổi, răng giữa hàm dưới mòn phẳng, các răng cặp hàm trên bắt đầu
mòn.
3,5 – 4 năm tuổi, các răng cặp hàm trên mòn phẳng, tất cả các răng trở nên
vàng.
4 – 5 tuổi, các răng giữa hàm trên mòn phẳng.
Sau 5 năm tuổi, các răng cửa rất thưa và ngắn.

2.2 Các phương pháp cầm cột và cố định chó
Đây là một biện pháp cần thiết để thuận lợi cho bác sĩ thú y trong quá trình
chẩn đoán bệnh và ngăn ngừa sự tấn công của chó.
Tùy theo tình trạng bệnh và đặc điểm của từng con mà ta áp dụng các biện
pháp cầm cột khác nhau.
2.2.1 Nắm chặt gáy
Nhằm phòng ngừa chó quay lại cắn khi khám, đo thân nhiệt, sờ nắn vùng đau,
tiêm chích. Áp dụng đối với những chó hung dữ và không có chủ bên cạnh.
Cần lưu ý đối với những giống chó mõm ngắn, mắt lồi (Bắc Kinh, Chihuahua)
vì có thể làm tổn thương mắt chúng.
2.2.2 Buộc mõm
Nhằm tránh sự tấn công của chó hung dữ hoặc khi làm đau thú. Nên kết hợp cả
buộc mõm và nắm gáy.
2.2.3 Banh mõm
Áp dụng khi cần khám bên trong miệng, tìm dị vật ở vùng hầu họng và để
tránh việc chó kháng cự khi ta đưa dụng cụ vào. Buộc hai dây vào hàm trên và hàm
dưới rồi dùng hai dây kéo hai hàm về hai phía.

5


2.2.4 Cố định cho truyền dịch
Nhằm cung cấp các chất điện giải, vitamin, thuốc qua đường tĩnh mạch. Cần
lưu ý giữ chân thẳng khi cố định để tránh tình trạng phù.
2.2.5 Cố định chó mèo trên bàn mổ
Có thể buộc thú trên bàn mổ ở các tư thế nằm sấp, nằm ngửa hoặc nằm
nghiêng tùy theo vị trí mổ.
2.2.6 Cố định chó bằng vòng đeo cổ
Dùng trong các trường hợp như: ngăn ngừa chó liếm vào vết mổ sau phẫu
thuật sẽ dễ gây đứt chỉ hoặc ngăn chó liếm vào lông khi bôi thuốc trị ngoại kí sinh.

Có thể dung vòng Elizabet hoặc làm bằng tấm bìa cứng ở giữa cắt một vòng tròn
băng cổ chó.
2.3 Phương pháp điều trị bệnh
2.3.1 Điều trị triệu chứng
Nhằm giảm kịp thời các triệu chứng có khả năng đe dọa tính mạng thú.
Ưu điểm: Chấm dứt triệu chứng.
Khuyết điểm: Không trị hết căn bệnh. Khi thuốc hết tác dụng, triệu chứng sẽ
xuất hiện trở lại.
Ví dụ khi chó tiêu chảy, ói mửa cần dung thuốc cầm tiêu chảy, se niêm mạc
ruột và thuốc giảm ói để tránh chó chết vì mất nước. Khi chó bị viêm phổi cần dùng
các thuốc giảm co thắt khí quản, long đờm, giảm tiết dịch để tránh chó chết vì ngạt
thở.
2.3.2. Điều trị dựa vào nguyên nhân gây bệnh
Ưu điểm: Hiệu quả điều trị rất cao, hiếm tái phát nhưng phải xác định nguyên
nhân gây bệnh chính xác.
Khuyết điểm: Rất khó chẩn đoán nguyên nhân. Do đó trong các trường hợp
phức tạp nên thu thập càng nhiều dữ kiện để có cơ sở loại trừ các nguyên nhân
không liên quan.

6


Ví dụ: giun tim Dirofilaria immitis (Leidy 1856) trên chó có thể xác định khi
dùng các test thử giun tim hay xét nghiệm máu tìm ấu trùng.Điều trị ấu trùng bằng
Levarmisol hoặc Ivermectin khá hiệu quả.
2.3.3 Các biện pháp bổ trợ điều trị
Các biện pháp bổ trợ rất quan trọng trong điều trị bệnh nhằm nâng cao khả
năng chống chịu đề kháng với bệnh đặc biệt trong các bệnh do virus.
Ví dụ: Bệnh Carré ở chó ngoài điều trị bằng kháng sinh cần phải cấp nước, các
chất điện giải, hạ sốt giảm co giật, trợ hô hấp,cung cấp các vitamin để nâng cao sức

đề kháng. Ngoài ra còn cần để chó nơi thông thoáng, yên tĩnh, cho ăn thức ăn dễ
tiêu, ngon và bổ dưỡng.
2.4 Sơ lược về hệ tiêu hóa
Hệ tiêu hóa bắt đầu từ miệng với các bộ phận như: môi, răng, lưỡi và tuyến
nước bọt; kế đến là thực quản và dạ dày; rồi đến ruột non và ruột già; sau cùng là
hậu môn. Ngoài ra còn có các cơ quan khác như gan, túi mật, tụy tạng.
Hệ tiêu hóa của động vật có xương sống gồm một ống tiêu hóa và được phân
chia thành các bộ phận:
- Miệng và hầu để lấy thức ăn.
- Thực quản đưa thức ăn xuống dạ dày.
- Dạ dày tiêu hóa sơ bộ thức ăn
- Ruột non tiêu hóa và hấp thu thức ăn
- Ruột già tập trung các chất thải
- Trực tràng lưu giữ chất thải
- Hậu môn đưa chất thải ra ngoài môi trường
2.4.1 Một vài triệu chứng bệnh trên đường tiêu hóa
2.4.1.1 Ói mửa
Là một phản ứng có tính bảo vệ của cơ thể, làm cho những chất có hại đi vào
dạ dày được thải ra ngoài. Trong vài trường hợp, đó là biểu hiện bệnh lý.

7


Có 3 giai đoạn:
- Buồn nôn: thú nhỏ dãi, ngáp, hay nhép môi, biểu hiện mệt mỏi.
- Nôn ọe.
- Ói mửa: chất nôn ra trộn lẫn với dịch dạ dày nên nhầy nhụa, có thể có màu
nâu đậm ( nếu có máu), nâu hơi xanh hoặc vàng (nếu trộn lẫn với dịch mật).
Nguyên nhân: do thú bị rối loạn hệ thống tiêu hóa, từ các bệnh: kí sinh trùng,
ngộ độc…

2.4.1.2 Tiêu chảy
Tiêu chảy là đi tiêu nhiều lần và có nhiều nước trong phân. Đó là một phản
ứng có lợi cho cơ thể để tống nhanh chất độc ra ngoài nhưng nếu tiêu chảy quá mức
thì cơ thể sẽ bị mất nước nhiều và có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Nguyên nhân: thú ăn phải thức ăn không phù hợp khi thay đổi thức ăn hoặc
thức ăn bị nhiễm khuẩn, nấm, kí sinh trùng, thuốc và độc tố. Do lồng ruột hay tắc
nghẽn ruột, rối loạn trao đổi chất (trong trường hợp thú bị bệnh gan), viêm tụy tạng,
bệnh truyền nhiễm.
2.5 Một số bệnh có triệu chứng trên đường tiêu hóa
2.5.1 Bệnh Carré
Đây là bệnh truyền nhiễm gây ra do virus thuộc họ Paramyxoviridae, giống
Morbillivirus, kích thướt 100-300 nm, có vỏ với tua gai xù xì, ARN 1 sợi có đặc
điểm gây chết với tử số cao trên chó, đặc biệt là chó non.
Sức đề kháng: rất dễ bị phá hủy, vô hoạt ở môi trường ngoài, ở nhiệt độ 560C


hoạt

2-3

phút,

450C

trong

10

phút,


370C

trong

1

giờ.

Đặc điểm của bệnh là lây lan rất mạnh với các biểu hiện sốt hai pha, viêm
phổi, viêm ruột, nổi những mụn mủ ở vùng da ít lông. Ở giai đoạn cuối của bệnh
thường xuất hiện triệu chứng thần kinh.
Bệnh sẽ trầm trọng hơn khi có sự kế phát của các vi khuẩn gây bệnh ở đường
hô hấp, tiêu hoá.

8


2.5.1.1 Dịch tễ học và cách sinh bệnh
Dịch tễ học
Chất chứa căn bệnh: virus có trong dịch tiết ở mũi, nước mắt, nước bọt, nước
tiểu và phân của chó bệnh. Theo Trần Thanh Phong (1996), vào ngày thứ 7 sau khi
cảm nhiễm virus được chó bệnh bài thải ra ngoài cơ thể.
Loài vật mắc bệnh: tất cả giống chó đều cảm thụ nhưng mẫn cảm nhất là chó
chăn cừu, chó Berger... Trong tự nhiên, bệnh xảy ra ở chó 2 – 12 tháng tuổi và đặc
biệt mẫn cảm với bệnh là chó ở lứa tuổi từ 3 – 4 tháng. Những chó còn bú ít bị
nhiễm bệnh hơn, có thể do được miễn dịch truyền qua sữa mẹ (Trần Thanh Phong,
1996).
Đường xâm nhập: chủ yếu qua đường hô hấp dưới dạng những giọt khí dung
hay giọt nước nhỏ hoặc có thể gián tiếp qua đường tiêu hoá. Theo Trần Thanh
Phong (1996), việc truyền qua nhau thai đã được ghi nhận.

Cách lây lan: chó có thể hít phải virus trực tiếp qua những hạt khí dung. Mặt
khác có thể nhiễm gián tiếp qua thức ăn, nước uống, phân nước tiểu,…nhưng hiếm
khi xảy ra vì virus không bền ở môi trường bên ngoài.
Cách sinh bệnh
Theo Trần Thanh Phong (1996):
Sau khi xâm nhập bằng đường khí dung, virus nhân lên đầu tiên trong những
đại thực bào và những tế bào lympho của đường hô hấp và những hạch bạch huyết.
Sau 6 – 9 ngày sau khi cảm nhiễm, virus vào máu và lan rộng đến tất cả cơ quan
sinh lympho (lách, hung tuyến, hạch bạch huyết, tuỷ xương) rồi đến những cơ quan
khác và những tế bào biểu mô.
Nếu kháng thể trung hoà được tổng hợp trong vòng 10 ngày sau khi cảm
nhiễm thì biểu hiện lâm sàng sẽ không rõ ràng và virus sẽ ít phân tán vào các cơ
quan. Nếu không có kháng thể, virus sẽ xâm lấn tất cả cơ quan, nhất là não, tạo
những biểu hiện lâm sàng và gây chết.

9


2.5.1.2 Triệu chứng và bệnh tích
Triệu chứng
Thời gian nung bệnh biến đổi từ 3 – 8 ngày có thể xuất hiện những triệu chứng
như viêm kết mạc mắt, viêm xoang mũi lúc đầu chảy nhiều dịch lỏng sau đặc dần
rồi có mủ. Ở thời kỳ này có thể thấy giảm bạch cầu đặc biệt là bạch cầu lympho
(Trần Thanh Phong, 1996).
Thể cấp tính
Thường biểu hiện bằng sốt hai pha. Chó bắt đầu sốt 400C – 40,50C vào ngày
thứ 3 đến thứ 6 sau khi cảm nhiễm và kéo dài trong 2 ngày. Sau đó sốt giảm dần sau
vài ngày trước khi xuất hiện đợt sốt thứ 2 xảy ra và kéo dài cho đến chết (Trần
Thanh Phong, 1996).
Triệu chứng hô hấp: thở khò khè, âm rale ướt, dịch mũi có khi lẫn cả máu,

chảy nước mũi đục như mủ, ho, viêm kết mạc mắt chảy nhiều ghèn.
Triệu chứng tiêu hoá: đi phân lỏng, có thể lẫn máu hoặc lẫn niêm mạc ruột bị
bong tróc, nôn mửa do viêm dạ dày ruột.
Nổi mụn mủ ở những vùng da mỏng.
Xáo trộn thần kinh như đi xiêu vẹo, mất định hướng, co giật, hôn mê. Những
biểu hiện này thường xuất hiện sau các triệu chứng trên.
Thể bán cấp tính
Những biểu hiện hô hấp và tiêu hoá có thể thầm lặng kéo dài 2 – 3 tuần, trước
khi xuất hiện những biểu hiện thần kinh, thường xuất hiện trên những chó có chứng
sừng hoá gan bàn chân. Những biểu hiện thần kinh bao gồm: chó nhai giả, nhép
miệng, co giật nhóm cơ vùng chân, mặt, ngực, liệt, nhất là phần sau, chó mất thăng
bằng cơ thể, chảy nước bọt và hôn mê, sau một thời gian ngắn thì chết.
Một con chó có thể có tất cả các triệu chứng trên hay chỉ xuất hiện vài triệu
chứng. Quá trình diễn biến bệnh có thể ngắn trong khoảng 10 ngày nhưng cũng có
thể kéo dài vài tuần hay vài tháng. Sự hồi phục thường xảy ra rất chậm (Clarence
M. Fraser và các cộng sự, 1991 – trích dẫn bởi Nguyễn Minh Tuấn, 2006).

10


Phần lớn chó đều chết khi xuất hiện triệu chứng thần kinh, nếu còn sống thì có
thể bị co giật suốt đời. Chó 2-5 tháng tuổi thì biểu hiện bệnh rõ nhất trên đường tiêu
hóa, chó 6-12 tháng tuổi và chó trưởng thành thì biểu hiện rõ nhất trên đường hô
hấp.
Bệnh tích
Bệnh tích đại thể
Không có bệnh tích đại thể mang tính chất chỉ thị bệnh ( Trần Thanh Phong,
1996). Sự teo hung tuyến thường thấy khi khám tử, có thể sừng hoá ở gan bàn chân.
Tuỳ theo mức độ phụ nhiễm vi khuẩn, có thể thấy viêm phế quản – phổi, viêm
ruột, mụn mủ ở da.

2.5.1.3 Chẩn đoán
Chẩn đoán lâm sàng
Dựa vào các triệu chứng như: sốt hai pha, chảy nhiều chất tiết ở mắt và mũi.
Triệu chứng hô hấp: ho, khó thở, viêm phổi.
Triệu chứng tiêu hóa: ói mửa, tiêu chảy có thể có máu.
Sừng hoá ở mõm và gan bàn chân, có thể nổi mụn ở những vùng da mỏng,
xáo trộn thần kinh ở giai đoạn cuối của bệnh (co giật hoặc liệt).
Chẩn đoán phân biệt
Bệnh do Parvovirus: tiêu chảy ói mửa dữ dội, ít khi kèm theo triệu chứng hô
hấp. Viêm cơ tim, gây chết cao trên chó non.
Bệnh viêm gan truyền nhiễm: sốt, tiêu chảy, ói mửa, sung huyết niêm mạc, đặc
biệt ở vùng miệng, gan sưng to dễ vỡ, đục giác mạc, hoàng đản.
Bệnh viêm ruột do Coronavirus: chó có những biểu hiện viêm dạ dày ruột
nhưng ở mức độ thấp hơn, phân nâu, bệnh phát triển chậm và tỷ lệ chết thấp.
Bệnh do Leptospira: viêm loét miệng hơi thở hôi thối và thường gây xuất
huyết, vàng da và niêm mạc.
Bệnh do giun: viêm dạ dày ruột xuất huyết ở thể cấp tính, thường không sốt,
bụng to, có khi ói ra giun hoặc tiêu chảy trong phân có giun.

11


Ngộ độc: miệng chảy nhiều nước bọt, khó thở, co giật toàn thân, không thể
đứng vững và chết nhanh chóng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
2.5.1.4 Điều trị và phòng bệnh
Điều trị
Việc điều trị chỉ nhằm hạn chế sự phát triển của vi trùng phụ nhiễm, cung cấp
chất điện giải và kiểm soát những biểu hiện thần kinh (Trần Thanh Phong, 1996).
Chống mất nước và duy trì sự cân bằng điện giải bằng các dung dịch như
Lactate Ringer’S, Glucose 5%.

Chống ói bằng Primperan (metoclopramide).
Cầm tiêu chảy (loperamid), bảo vệ niêm mạc dạ dày ruột (Phosphalugel).
Giảm ho (bromhexin), hạ sốt (Anazin C).
Sử dụng B-complex và vitamine C để trợ sức cho thú.
Trong trường hợp thú có biểu hiện thần kinh dùng diazepam, acepromazine để
chống co giật.
Có thể sử dụng các kháng sinh như để chống phụ nhiễm như: septotryl, Baytril
(enrofloxacine) 1ml/10kgP.
Phòng bệnh
Để phòng bệnh cho chó, ta cần có chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng và vệ sinh thật
chu đáo kết hợp với việc phòng bệnh định kỳ bằng vaccine.
Cách ly chó khỏe với chó bệnh.Chó mới mua về cần có thời gian cách ly theo
dõi, sau đó tiêm phòng vaccine định kỳ. Các vaccine phòng bệnh Carré như
Canigen, Vanguard, Fort Dodge. Khi chó được 2 tháng tuổi tiêm lần thứ nhất, sau 1
tháng tiêm nhắc lại lần thứ hai, sau đó tái chủng mỗi năm 1 lần.
2.5.2 Bệnh do Parvovirus
Là bệnh truyền nhiễm do virus thuộc họ Parvoviridae, giống Parvovirus. Type
2 gây bệnh ở chó với đặc điểm là tiêu chảy phân lẫn máu, giảm số lượng bạch cầu,
tử số cao trên chó con còn bú. Type 1 không gây bệnh.

12


Theo Nguyễn Như Pho (2003), bệnh thường gây chết trên chó con với tỷ lệ
có thể thay đổi từ 50 – 100%.
2.5.2.1 Dịch tễ học và cách sinh bệnh
Dịch tễ học
Nguồn bệnh: thú bệnh thải virus qua phân là nguồn lây nhiễm chủ yếu.
Loài mắc bệnh: bệnh chỉ xảy trên họ chó (chó nhà và chó sói), thường biểu
hiện ở lứa tuổi từ 6 tuần đến 6 tháng tuổi. Chó trên 6 tháng tuổi thường đề kháng tự

nhiên với Parvovirus, nhiều con trong số này chỉ biểu hiện tiêu chảy thoáng qua.
Chó 1-2 năm tuổi có thể bị bệnh nhưng thường rất nhẹ và không đáng chú ý. Chó
con từ 6 đến 10 tuần tuổi dễ cảm thụ với bệnh nhất do lượng kháng thể mẹ truyền
qua sữa đầu đã giảm hết (Trần Thanh Phong, 1996).
Cách lây lan: chủ yếu là lây trực tiếp từ chó bệnh sang chó khỏe hoăc do chó
khỏe tiếp xúc với môi trường bị vấy nhiễm phân chứa căn bệnh qua đường miệng,
thức ăn, nước uống.
Cách sinh bệnh
Đầu tiên, virus sẽ nhân lên trong những mô lympho ở vùng hầu họng và vào
máu gây nhiễm trùng huyết từ ngày 3 – 5 ngày sau khi cảm nhiễm. Theo tuần hoàn,
virus đến nhiều mô và cơ quan. Virus nhân lên trong những tế bào lympho và tế bào
tủy xương dẫn đến giảm thiểu số lượng bạch cầu, hậu quả là làm suy giảm miễn
dịch. Virus nhân lên trong tế bào ruột dẫn đến hoại tử biểu mô ruột gây viêm ruột,
giảm hấp thu và tiêu chảy rồi chết (Trần Thanh Phong ,1996).
2.5.2.2 Triệu chứng và bệnh tích
Triệu chứng
Thời gian nung bệnh: 3 – 5 ngày và chấm dứt bằng những triệu chứng ngủ lịm
hay liệt, đôi khi kết hợp với ói mửa. Chó ủ rũ, bỏ ăn, sốt vừa (39,50C), thông thường
sốt kéo dài đến khi triệu chứng tiêu chảy xuất hiện, thân nhiệt chỉ giảm khi chó suy
nhược. Bệnh được chia làm 2 thể.

13


×